Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 747/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 09 tháng 05 năm 2013 |
ĐỔI TÊN CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH THÀNH CHI CỤC TRỒNG TRỌT - BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH BÌNH PHƯỚC
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 2272/QĐ-BNN-KH ngày 09/8/2007 của Bộ Nông nghiệp về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước ngành trồng trọt giai đoạn 2007-2015”;
Căn cứ Quyết định số 2729/QĐ-UBND ngày 26/11/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về trồng trọt và bảo vệ thực vật giai đoạn 2011-2015”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 46/TTr-SNN ngày 27/3/2013 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 469/TTr-SNV ngày 22/4/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tổ chức và hoạt động của Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật được thực hiện theo bản Quy chế kèm theo Quyết định này và thay thế bản Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước ban hành kèm theo Quyết định số 1083/QĐ-UBND ngày 04/5/2009 của UBND tỉnh.
2. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
| CHỦ TỊCH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI CỤC TRỒNG TRỌT - BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 747/QĐ-UBND ngày 09/5/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh)
1. Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước (sau đây gọi tắt là Chi cục) là cơ quan quản lý hành chính chuyên ngành trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Giám đốc Sở) tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật tại địa phương.
2. Chi cục có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu riêng, được dự toán kinh phí hoạt động và có tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
3. Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện về tổ chức, biên chế và hoạt động của Giám đốc Sở; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Trồng trọt và Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về chuyên ngành trồng trọt - bảo vệ thực vật.
2. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về chuyên ngành trồng trọt - bảo vệ thực vật đã được phê duyệt.
3. Về công tác trồng trọt
a) Tham mưu Giám đốc Sở: Chỉ đạo thời vụ sản xuất, quy trình kỹ thuật canh tác các loại cây trồng chính; ban hành các văn bản về nghiệp vụ quản lý, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thuộc chuyên ngành trồng trọt;
b) Quản lý Nhà nước về giống cây trồng (kiểm tra giống, vườn nhân giống, khảo nghiệm giống, công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng ...);
c) Tham gia thẩm định quy hoạch, xây dựng kế họach sử dụng đất các dự án quy hoạch cây trồng;
d) Tham mưu, thẩm định thủ tục, hồ sơ đề nghị cấp và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất giống cây trồng nông nghiệp, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau, quả an toàn và phân bón trên địa bàn tỉnh; tổ chức chứng nhận sản phẩm trồng trọt; thẩm định và đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận giống cây trồng mới, phân bón mới và bảo hộ giống cây trồng mới;
e) Chỉ đạo việc thực hiện cơ cấu sản suất, quy trình kỹ thuật trồng trọt; thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; đề xuất các biện pháp khắc phục thiên tai, dịch hại trong sản xuất trồng trọt; các biện pháp chống thoái hóa đất nông nghiệp;
f) Quản lý, xây dựng hệ thống thông tin lưu trữ về tư liệu sản xuất trong trồng trọt. Quản lý và tổ chức thực hiện công tác khảo nghiệm, trình diễn giống cây trồng mới, phân bón mới, chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào lĩnh vực trồng trọt;
g) Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính trong lĩnh vực trồng trọt;
h) Thống kê báo cáo tiến độ sản xuất, sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình sản xuất hàng vụ, hàng năm.
4. Tổ chức công tác Bảo vệ thực vật
a) Thực hiện điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo thời gian phát sinh, phạm vi và mức độ gây hại của những sinh vật gây hại chính trên một số cây trồng chủ yếu; thông báo kịp thời tình hình diễn biến của sinh vật gây hại;
b) Đề xuất chủ trương và hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng, chống và khắc phục hậu quả sinh vật gây hại tài nguyên thực vật;
c) Thực hiện cập nhật, lưu trữ và khai thác thông tin về bảo vệ thực vật phục vụ cho công tác chỉ đạo;
d) Thực hiện công tác khảo nghiệm nông dược trên các cây trồng chính; xác định tính năng tác dụng của thuốc bảo vệ thực vật đối với sâu bệnh và các loại cây trồng;
e) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên Bảo vệ thực vật cấp xã, những người làm công tác bảo vệ thực vật trong các đơn vị kinh tế và nông dân nhằm đảm bảo sản xuất có hiệu quả;
f) Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các đơn vị trực thuộc Chi cục đặt trên địa bàn cấp huyện, xã.
5. Công tác phân tích giám định chuyên ngành.
a) Phân tích hàm lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng phân bón, kim loại nặng, Nitrat, vi sinh vật trên rau, củ, quả, các loại hàng thực vật (trong nông sản);
b) Phân tích thành phần kết cấu, hàm lượng các loại khoáng đa, trung, vi lượng trong đất và nước;
c) Phân lập, phân tích, xác định tác nhân gây bệnh hại trên cây trồng và định danh các loài nấm, vi khuẩn, vi rút gây hại trên thực vật;
d) Định danh các côn trùng, nhện, tuyến trùng ... gây hại trên thực vật các hàng nông sản như: sâu, mọt, bọ… nhằm phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật xâm nhập vào địa bàn tỉnh và kiểm dịch thực vật nội địa;
e) Thử nghiệm hiệu quả của thuốc bảo vệ thực vật đối côn trùng, nấm bệnh; thử nghiệm khả năng gây hại của côn trùng, nấm bệnh đối với thực vật;
f) Kiểm tra vòng đời của côn trùng trong phòng thí nghiệm.
6. Giúp Giám đốc Sở quản lý và dự trữ địa phương về giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư hàng hoá thuộc lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.
7. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định quản lý nhà nước về: Trồng trọt, giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.
8. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở hướng dẫn Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thị xã thực hiện công tác quản lý nhà nước về trồng trọt, bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật trên địa bàn huyện, thị xã.
9. Thực hiện khảo sát, thực nghiệm và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật công nghệ chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của địa phương.
10. Tổ chức và thực hiện công tác kiểm dịch thực vật trên địa bàn tỉnh bao gồm: Công tác kiểm dịch thực vật nội địa; công tác kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu của tỉnh qua các cửa khẩu biên giới trên địa bàn tỉnh và các đầu mối giao thông khác có trao đổi hàng hoá là thực vật, sản phẩm thực vật trong phạm vi hai tỉnh biên giới theo phân cấp và hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật; thực hiện một số khâu của công tác kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu quốc gia và quá cảnh qua các cửa khẩu địa phương hoặc cửa khẩu quốc gia theo ủy nhiệm của cơ quan kiểm dịch thực vật Trung ương.
11. Tổ chức và quản lý công tác khử trùng sản phẩm thực vật bảo quản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
12. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện công tác chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định, các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp có liên quan đến bảo vệ thực vật theo sự phân công của Giám đốc Sở.
13. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định quản lý Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật; hoạt động của các hội, tổ chức phi Chính phủ; hoạt động sự nghiệp và dịch vụ bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện và chịu trách nhiệm về cấp, thu hồi giấy phép làm dịch vụ bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng sản phẩm thực vật theo ủy quyền của Giám đốc Sở; được thu lệ phí và phí tổn về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.
15. Tổ chức và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về việc chấp hành Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật (Pháp lệnh Giống cây trồng, Pháp lệnh Phân bón) của các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ thực vật và trồng trọt trên địa bàn tỉnh.
16. Thực hiện hợp đồng và quản lý nhân viên kỹ thuật cấp cơ sở theo quy định của pháp luật.
17. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên kỹ thuật cấp xã, những người làm công tác bảo vệ thực vật trong các đơn vị kinh tế và nông dân có hoạt động trồng trọt và kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các đơn vị trực thuộc Chi cục đặt trên địa bàn cấp huyện, cấp xã.
18. Thực hiện quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất của cơ quan; quản lý cán bộ công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Giám đốc Sở; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ thực vật và trồng trọt cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc ngành theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh.
19. Thực hiện chế độ báo cáo tình hình công tác thuộc ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và các hoạt động khác có liên quan ở địa phương định kỳ và đột xuất theo quy định của ngành.
20. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở phân công.
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
1. Lãnh đạo Chi cục
a) Chi cục do Chi cục trưởng điều hành và có không quá 02 Phó Chi cục trưởng giúp Chi cục trưởng;
b) Chức vụ Chi cục trưởng do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở. Chức vụ Phó Chi cục trưởng do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ.
2. Cơ cấu tổ chức của Chi cục
a) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
- Phòng Hành chính Tổng hợp;
- Phòng Trồng trọt;
- Phòng Bảo vệ thực vật;
- Phòng Phân tích và Giám định mẫu;
- Phòng Thanh tra.
Mỗi phòng có Trưởng phòng và có từ 01 đến 02 Phó Trưởng phòng. Chức vụ Trưởng phòng do Chi cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có văn bản thống nhất của Giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chức vụ Phó Trưởng phòng do Chi cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm.
b) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
- Các Trạm Trồng trọt - Bảo vệ thực vật đặt tại các huyện, thị xã (được đổi tên từ Trạm Bảo vệ thực vật huyện, thị xã);
- Trạm Kiểm dịch thực vật tỉnh gồm: Trạm Kiểm dịch thực vật nội địa và Trạm Kiểm dịch thực vật cửa khẩu (thực hiện công tác kiểm dịch thực vật theo ủy quyền của Cục Bảo vệ thực vật).
3. Nhiệm vụ cụ thể của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, Trạm kiểm dịch thực vật do Chi cục trưởng quy định. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Trạm Trồng trọt - Bảo vệ thực vật cấp huyện do Giám đốc Sở quy định theo văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Biên chế của Chi cục thuộc biên chế hành chính, sự nghiệp được UBND tỉnh giao hàng năm, trong đó:
a) Biên chế hành chính của Chi cục gồm: Chi cục trưởng, các Phó Chi cục trưởng, biên chế các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Chi cục;
b) Biên chế sự nghiệp của Chi cục gồm biên chế các Trạm Trồng trọt - Bảo vệ thực vật cấp huyện; Trạm Kiểm dịch thực vật nội địa, Trạm Kiểm dịch thực vật cửa khẩu.
1. Chi cục làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chi cục trưởng quyết định mọi vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục và là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục, đồng thời chịu trách nhiệm trước Cục Bảo vệ thực vật và Cục Trồng trọt về các lĩnh vực công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Chi cục. Các Phó Chi cục trưởng được Chi cục Trưởng phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác. Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng, đồng thời cùng Chi cục trưởng liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về phần việc được phân công phụ trách.
2. Trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ, Trưởng Trạm Kiểm dịch thực vật chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về toàn bộ công việc được giao.
3. Trưởng Trạm Trồng trọt - Bảo vệ thực vật cấp huyện chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Trạm trước Chi cục trưởng và Chủ tịch UBND cấp huyện nơi Trạm trú đóng.
4. Chi cục tổ chức họp giao ban theo định kỳ, đồng thời tổ chức các cuộc họp bất thường để triển khai nhiệm vụ đột xuất do Giám đốc Sở và UBND tỉnh giao.
1. Đối với Cục Bảo vệ thực vật và Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chi cục chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và thanh tra về công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Bảo vệ thực vật và Cục Trồng trọt. Chi cục trưởng có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác chuyên môn, nghiệp vụ của ngành tại địa phương với Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật và Cục trưởng Cục Trồng trọt theo định kỳ và yêu cầu đột xuất.
2. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Giám đốc Sở. Chi cục Trưởng phải thường xuyên báo cáo công tác với Giám đốc Sở theo quy định và yêu cầu đột xuất. Khi thực hiện nhiệm vụ của các Bộ, ngành Trung ương giao có liên quan đến chủ trương, kế hoạch chung của tỉnh, Chi cục Trưởng phải xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Sở.
3. Đối với sở, ban, ngành:
Chi cục xây dựng mối quan hệ phối hợp với các sở, ban, ngành, các đơn vị trực thuộc Sở trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, có quyền đề nghị các Sở, ban, ngành, các đơn vị trực thuộc Sở cung cấp số liệu, những vấn đề có liên quan đến các lĩnh vực bảo vệ thực vật và trồng trọt bằng văn bản hoặc trực tiếp trao đổi để triển khai nhiệm vụ được giao.
4. Đối với UBND các huyện, thị xã:
Chi cục tăng cường mối quan hệ với UBND các huyện, thị xã trong việc thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật, cùng nhau giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Trường hợp có những vấn đề chưa nhất trí thì Chi cục trưởng có trách nhiệm báo cáo Giám đốc Sở để xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, Chi cục trưởng tham mưu, đề xuất Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ đề nghị UBND tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung bản Quy chế này cho phù hợp./.
- 1Quyết định 01/2011/QĐ-UBND về đổi tên và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do tỉnh Nam Định ban hành
- 2Quyết định 08/2009/QĐ-UBND đổi tên Chi cục và ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình
- 3Quyết định 09/2009/QĐ-UBND đổi tên Chi cục và ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Phát triển nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình
- 4Quyết định 1482/QĐ-UBND năm 2008 về Đổi tên Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thành Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh
- 5Quyết định 23/2009/QĐ-UBND Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Phúc
- 6Quyết định 15/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang
- 7Quyết định 2172/QĐ-UBND năm 2008 về thành lập Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Quyết định 56/2015/QĐ-UBND về thành lập Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 1Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004
- 2Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 01/2011/QĐ-UBND về đổi tên và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do tỉnh Nam Định ban hành
- 5Quyết định 08/2009/QĐ-UBND đổi tên Chi cục và ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình
- 6Quyết định 09/2009/QĐ-UBND đổi tên Chi cục và ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Phát triển nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình
- 7Quyết định 2729/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về trồng trọt và bảo vệ thực vật giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 8Quyết định 1482/QĐ-UBND năm 2008 về Đổi tên Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thành Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh
- 9Quyết định 23/2009/QĐ-UBND Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Phúc
- 10Quyết định 15/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang
- 11Quyết định 2172/QĐ-UBND năm 2008 về thành lập Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế
- 12Quyết định 56/2015/QĐ-UBND về thành lập Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Quyết định 747/QĐ-UBND năm 2013 về đổi tên Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh thành Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước
- Số hiệu: 747/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/05/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Nguyễn Văn Trăm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra