Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6982/1998/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 12 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND THÀNH PHỐ
VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 1999 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994; từ năm 1998 đến 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến,
- Căn cứ Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07/01/1998 về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay;
- Căn cứ Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07/01/1998 về ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giáo dục pháp luật ;
- Để thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn thành phố;
- Theo đề nghị của Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 1999 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Căn cứ kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 1999 của thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện ; các sở-ngành và các đoàn thể thành phố xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 1999 của cơ quan, đơn vị mình.
Điều 3. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra các quận-huyện, sở- ngành và các đoàn thể thành phố thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong năm 1999.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện, Thủ trưởng các sở-ngành và các đoàn thể thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 1999 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
(Ban hành kèm theo quyết định số 6982 /1998/QĐ-UB-NC ngày 24 -12-1998 của Ủy ban nhân dân thành phố).
I.- MỤC ĐÍCH:
1- Nhằm phổ biến các kiến thức pháp luật cơ bản hiện hành cho các đối tượng được áp dụng luật nhất là các quy định có liên quan đến đời sống của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của mọi đối tượng, góp phần tăng cường trật tự kỷ cương, ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn dân cư và các cơ quan, đơn vị.
3- Xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác phổ biến và giáo dục pháp luật giữa các sở-ngành, giữa các tổ chức đoàn thể để đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào nề nếp, lâu dài và có hiệu quả, tiến tới xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
II.- YÊU CẦU:
1- Trong công tác phổ biến và giáo dục pháp luật cần chỉ đạo tập trung có trọng tâm trọng điểm, phù hợp với nhiệm vụ và tình hình đặc điểm của từng địa phương, đơn vị, phục vụ thiết thực cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ ở địa phương.
2- Công tác phổ biến pháp luật cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, rộng khắp cho các đối tượng nhất là các đối tượng là cán bộ, công chức, thanh thiếu niên, học sinh, cán bộ công nhân viên cơ sở, người lao động trong các doanh nghiệp.
3- Trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần phân loại đối tượng, có hình thức, biện pháp tuyên truyền phù hợp, giáo dục pháp luật cần gắn liền với việc giáo dục đạo đức, lối sống và nếp sống văn minh đô thị.
4- Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cần gắn liền với quy chế về dân chủ cơ sở, đảm bảo cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
III.- NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT:
A.- Về nội dung, đối tượng cần phổ biến, giáo dục pháp luật:
Trên cơ sở các văn bản qui phạm pháp luật đã được các cơ quan có thẩm quyền ban hành trong những năm trước đây ; ban hành trong năm 1998-1999, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần tập trung vào một số nội dung sau:
1- Đối với nhân dân trên địa bàn dân cư (tổ dân phố, khu phố, tổ hòa giải, hộ dân):
- Các quy định của Bộ luật Dân sự nhất là các phần quy định về tài sản, quyền sở hữu; các loại hợp đồng dân sự thông dụng, phần thừa kế theo di chúc, theo pháp luật và các quy định về chuyển quyền sử dụng đất.
- Bộ luật hình sự cần tập trung ở các phần: những quy định chung, phần sửa đổi bổ sung về các tội phạm tham nhũng, ma túy, lạm dụng tình dục đối với trẻ em.
- Luật Đất đai cần tập trung vào các nội dung: quản lý sử dụng đất, phân loại đất, thẩm quyền giao đất, hạn điền, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, các quy định về đền bù giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, xây dựng các công trình công cộng, v.v... các Nghị định về xử phạt hành chánh trong quản lý sử dụng đất đai.
- Luật Hôn nhân-Gia đình và các quy định về đăng ký hộ tịch (Nghị định số 83/1998) nhất là các nội dung khai sinh, kết hôn, khai tử, nhận con nuôi, giám hộ.
- Các quy định về xử phạt, xử lý vi phạm hành chánh cần tập trung vào các nội dung như: các hình thức xử phạt xử lý hành chánh, thẩm quyền xử phạt hành chánh và một số Nghị định quy định về xử phạt hành chánh trong các lĩnh vực như: an ninh trật tự, đăng ký quản lý hộ khẩu, quốc phòng, Nghị định số 19/CP về giáo dục tại xã-phường, v.v...
- Ngoài những văn bản quy phạm pháp luật nêu trên tùy thực tế của từng địa phương để tuyên truyền phổ biến các nội dung về an toàn giao thông, phòng chống AIDS, công tác hòa giải cơ sở, các quy tắc về quản lý đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
2- Đối với cán bộ công chức cấp cơ sở, cấp trên cơ sở:
- Đối với cán bộ công chức ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, trong bệnh viện, trường học, cán bộ nhân viên phường-xã và các cơ quan hành chính sự nghiệp khác cần được tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật chung như : Bộ luật Dân sự, Bộ luật hình sự, Luật Giáo dục, Luật khiếu nại tố cáo... Trong năm 1999 cần tập trung tuyên truyền phổ biến các pháp lệnh: cán bộ công chức, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành 3 Pháp lệnh này; Nghị định số 38/CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí...; Nghị định số 71/CP ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan.
- Đối với một số cơ quan, tổ chức có các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chuyên ngành của mình thì Thủ trưởng các đơn vị đó căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật đó.
3- Đối với học sinh, sinh viên:
Ngoài những kiến thức pháp luật đã được quy định trong sách giáo khoa do Bộ Giáo dục-Đào tạo phát hành, các em học sinh (nhất là cấp 2, 3) cần được tổ chức học tập ngoại khóa các quy định cơ bản chủ yếu về an toàn giao thông, các tội phạm liên quan đến ma túy ; các quy định về Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS, các quy định về Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, các quy tắc quy định về quản lý đô thị về xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
4- Đối với người lao động trong các loại hình doanh nghiệp:
Cần tập trung phổ biến sâu rộng Bộ luật lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động, nhất là các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, quy định về Hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi, chế độ lao động nữ, chế độ bảo hiểm và các quy định về đình công của người lao động. Ngoài Bộ luật Lao động như đã nêu trên người lao động trong các doanh nghiệp còn phải được phổ biến Luật Công đoàn, Pháp lệnh trình tự giải quyết các tranh chấp lao động, Nghị định 38/CP quy định việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động.
5- Đối với thanh niên, phụ nữ:
Đối với đối tượng thanh niên, phụ nữ ngoài các quy định của pháp luật cần được phổ biến nêu trên, trong năm 1999 cần được tập trung phổ biến Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Hôn nhân gia đình, Pháp lệnh dân quân tự vệ, Pháp lệnh dự bị động viên và các kiến thức khác về an toàn giao thông, về phòng chống HIV/AIDS.
B- Hình thức và biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật:
Căn cứ vào các nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật và các đối tượng tuyên truyền phổ biến, dựa vào điều kiện tình hình đặc điểm, trình độ nhận thức của các đối tượng các quận- huyện, sở-ngành cần nghiên cứu áp dụng các hình thức và biện pháp sau đây:
1- Có kế hoạch phối hợp giữa các sở-ngành đoàn thể, giữa các tổ chức, đơn vị để tổ chức các buổi tuyên truyền phổ biến tập trung theo các chuyên đề pháp luật đã được lựa chọn phù hợp với đối tượng.
2- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua báo đài, qua bản tin, qua hệ thống loa truyền thanh.
3- Biên soạn các loại tờ gấp, tờ bướm tuyên truyền theo các chuyên đề để phổ biến trong các cuộc họp của nhân dân hoặc cấp phát cho các đối tượng tuyên truyền.
4- Tổ chức các hình thức thi tìm hiểu pháp luật cho các đối tượng vào các dịp lễ, ngày kỷ niệm...
5- Tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn giao lưu pháp luật trong cán bộ công chức học sinh, sinh viên để hiểu biết pháp luật và thi hành pháp luật.
6- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật bằng các hình thức băng rôn, cờ, khẩu hiệu, pa nô, áp phích, nhân các đợt hành động theo kế hoạch chung của thành phố.
7- Xây dựng và phát huy hiệu quả của tủ sách pháp luật tại xã-phường, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp.
8- Tăng cường các hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí ở các Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, ở các tổ hòa giải và ở các cộng tác viên trợ giúp pháp lý thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước-thành phố Hồ Chí Minh.
9- Thực hiện các biện pháp phối hợp để đưa chương trình giáo dục pháp luật vào học sinh cấp 2, 3 trên địa bàn thành phố trong dịp hè và năm học 1999-2000.
IV.- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1- Căn cứ vào kế hoạch này, kết hợp việc tổ chức tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 1998 Ủy ban nhân dân các quận-huyện, các sở- ngành chủ động chỉ đạo cho Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở cấp mình có kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 1999.
2- Tổ chức, xây dựng mạng lưới báo cáo viên pháp luật ở cơ quan đơn vị, quản lý có hiệu quả hoạt động của báo cáo viên và tuyên truyền viên ở cơ sở (phường-xã, thị trấn).
3- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan đơn vị, duy trì chế độ sinh hoạt hàng quý của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở cấp mình để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng.
4- Các tổ chức chính trị xã hội thành phố có kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật của tổ chức mình.
5- Hàng quý các quận-huyện, sở-ngành có báo cáo riêng về tiến độ và kết quả hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị mình cho Ủy ban nhân dân thành phố qua Bộ phận Thường trực của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật thành phố (Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh, số 143, đường Pasteur, quận 3)./.
- 1Quyết định 49/2009/QĐ-UBND công bố văn bản hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Kế hoạch 689/KH-UBND năm 2018 về thực hiện đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2018 - 2021" do tỉnh Kon Tum ban hành
- 4Kế hoạch 815/KH-UBND thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên” năm 2018 trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 1Luật nghĩa vụ quân sự 1981
- 2Bộ luật Hình sự 1985
- 3Luật Hôn nhân và gia đình 1986
- 4Luật Công đoàn 1990
- 5Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 1991
- 6Luật Đất đai 1993
- 7Bộ luật Lao động 1994
- 8Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 9Pháp lệnh phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 1995
- 10Bộ luật Dân sự 1995
- 11Pháp lệnh dân quân tự vệ năm 1996
- 12Nghị định 19-CP năm 1996 ban hành Quy chế giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với những người vi phạm pháp luật
- 13Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996
- 14Nghị định 38/CP năm 1996 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động
- 15Pháp lệnh Lực lượng Dự bị động viên năm 1996
- 16Chỉ thị 02/1998/CT-TTg về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 03/1998/QĐ-TTg về kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 19Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998
- 20Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998
- 21Nghị định 38/1998/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- 22Nghị định 71/1998/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan
- 23Nghị định 83/1998/NĐ-CP về việc đăng ký hộ tịch
- 24Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 25Luật Giáo dục 1998
- 26Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 27Kế hoạch 689/KH-UBND năm 2018 về thực hiện đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2018 - 2021" do tỉnh Kon Tum ban hành
- 28Kế hoạch 815/KH-UBND thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên” năm 2018 trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Quyết định 6982/1998/QĐ-UB về Kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 1999 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 6982/1998/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/12/1998
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Thanh Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/12/1998
- Ngày hết hiệu lực: 07/07/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra