Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/CP | Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 1996 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Võ Văn kiệt (Đã ký) |
GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI VI PHẠM PHÁP LUẬT
(Ban hành kèm theo Nghị định số 19/CP ngày 06 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ)
Điều 2. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với những đối tượng sau đây:
1/ Người từ đủ 12 tuổi đến 16 tuổi thực hiện những hành vi có các dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, nhưng xét nhân thân, hoàn cảnh gia đình của người đó chưa đến mức cần thiết phải đưa vào Trường Giáo dưỡng;
2/ Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhiều lần có hành vi càn quấy, trộm cắp vặt, cờ bạc, gây rối trật tự công cộng, đã được chính quyền và nhân dân địa phương giáo dục mà chưa chịu sửa chữa, nhưng xét nhân thân, hoàn cảnh gia đình của người đó chưa đến mức cần thiết phải đưa vào Trường Giáo dưỡng hoặc cơ sở giáo dục;
3/ Người mại dâm, người nghiện ma tuý đã được gia đình, chính quyền và đoàn thể địa phương nhắc nhở, giáo dục mà chưa chịu sửa chữa, nhưng xét nhân thân và hoàn cảnh gia đình của người đó chưa đến mức cần thiết phải đưa vào Cơ sơ chữa bệnh.
Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không áp dụng đối với người dưới 12 tuổi.
THỦ TỤC QUYẾT ĐỊNH BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN. HÌNH THỨC VÀ TRÌNH TỰ ÁP DỤNG.
Đề nghị có thể làm bằng văn bản gửi Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp xã hoặc trình bày trực tiếp với đại diện của Uỷ ban Nhân dân cấp xã; trong trường hợp trình bày trực tiếp, thì phải được ghi thành biên bản.
Nội dung của văn bản đề nghị hoặc biên bản phải ghi rõ địa điểm lập biên bản, ngày, tháng, năm đề nghị; họ tên, địa chỉ của người đề nghị hoặc tên của cơ quan, tổ chức đề nghị; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú nhân thân của người được đề nghị giáo dục tại xã, phường, thị trấn và lý do đề nghị; văn bản hoặc biên bản phải có chữ ký của người đề nghị, biên bản phải ghi rõ họ tên, chức vụ và có chữ ký của người ghi biên bản.
Văn bản đề nghị và biên bản phải tuân theo mẫu quy định.
Tại cuộc họp, người đề nghị trình bày lý do, nêu những vi phạm pháp luật của người được đề nghị giáo dục tại xã, phường, thị trấn, những biện pháp giúp đỡ, giáo dục đã áp dụng đối với người đó (nếu có). Trong trường hợp cần thiết người được đề nghị giáo dục có thể yêu cầu được có mặt và được trình bày ý kiến của mình. Các đại biểu tham gia cuộc họp phát biểu ý kiến, thảo luận về việc áp dụng biện pháp giáo dục đối với người được đề nghị.
Nội dung cuộc họp phải được ghi thành biên bản.
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp xã giao cho Trưởng công an cùng cấp xác minh làm rõ những hành vi vi phạm pháp luật của người được đề nghị giáo dục.
Quyết định được gửi cho người được giáo dục, gia đình người đó và Tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục.
Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn có nội dung theo quy định tại Điều 58 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Người được phân công giúp đỡ phải thường xuyên gặp gỡ người được giáo dục; thông qua gia đình, bạn bè tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn người đó đến vi phạm pháp luật và tân tư nguyện vọng của người được giáo dục; giúp người đó làm bản cam kết sửa chữa sai phạm và theo dõi việc thực hiện bản cam kết đó;
Khi người được phân công giúp đỡ không còn điều kiện giúp đỡ thì tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục phải kịp thời phân công người khác thay thế và báo cáo với Chủ tịch Uỷ Nhân dân cấp xã.
Tuỳ từng đối tượng được giáo dục, Tổ chức được giao mời đại diện của các cơ quan, tổ chức hữu quan ở cơ sở như Mặt trận Tổ quốc, Công an, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, đơn vị dân cư, đại diện gia đình, dòng họ, những người láng giềng tham dự cuộc họp kiểm điểm người được giáo dục. Người được giáo dục phải tự mình đọc bản kiểm điểm trước cuộc họp. Các đại biểu tham dự cuộc họp phân tích những sai phạm của người được giáo dục và góp ý kiến xây dựng, giúp đỡ người đó sửa chữa để tiến bộ.
Đối với người mại dâm thì việc kiểm điểm được thực hiện trước đại diện tổ chức phụ nữ ở cơ sở, người được phân công trực tiếp giúp đỡ và đại diện gia đình của người đó.
Bản cam kết phải có ý kiến của người được phân công giúp đỡ, người được giáo dục phải trực tiếp đưa bản cam kết của mình cho Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp xã.
a) Trong trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú đến 10 ngày, thì phải xin phép Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp xã nơi cư trú;
b) Trong trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú từ trên 10 ngày đến 1 tháng, thì phải làm đơn xin phép kèm theo ý kiến của người được phân công giúp đỡ trực tiếp; đối với người dưới 16 tuổi thì phải có ý kiến của bố mẹ hoặc người giám hộ và được Chủ tịch uỷ ban Nhân dân cấp xã nơi cư trú cho phép. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp xã nơi người được giáo dục cư trú có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp xã nơi người đó đến tạm trú để phối hợp quản lý, giáo dục. Khi hết thời hạn cho phép tạm trú, người được giáo dục phải làm bản kiểm điểm có xác nhận của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp xã nơi tạm trú.
Thời gian người được giáo dục vắng mặt tại nơi cư trú được tính vào thời gian chấp hành quyết định nếu người đó không vi phạm pháp luật tại địa phương nơi đến tạm trú; nếu có vi phạm thì thời gian vắng mặt không được tính vào thời gian chấp hành quyết định;
c) Trong trường hợp vì các lý do chính đáng như thay đổi nơi cư trú, đi học hoặc có việc làm ổn định ở địa phương khác thì người được giáo dục phải làm đơn đề nghị và có ý kiến của người được phân công giúp đỡ trực tiếp, có sự xác nhận của Uỷ ban Nhân dân cấp xã và cơ quan, tổ chức nơi người đó sẽ đến cư trú, học tập hoặc làm việc. Căn cứ vào đơn đề nghị và các ý kiến xác nhận đó, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp xã nơi người được giáo dục cư trú cho phép, đồng thời thông báo bằng văn bản và gửi toàn bộ hồ sơ của người được giáo dục cho Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp xã nơi người đó sẽ đến cư trú và thông báo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó sẽ làm việc để tiếp tục quản lý, giáo dục.
a) Sơ yếu lý lịch;
b) Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục;
c) Biên bản cuộc họp về việc đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục; bản xác minh của Trưởng công an cấp xã quy định tại đoạn 4 Điều 8 Quy chế này (nếu có);
d) Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp xã về áp dụng biện pháp giáo dục;
đ) Biên bản các cuộc họp kiểm điểm, các báo cáo hàng tháng của Tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục;
e) Các bản kiểm điểm, bản cam kết sửa chữa sai phạm của người được giáo dục;
g) Các giấy chứng nhận đã chấp hành xong hoặc quyết định thôi áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của người được áp dụng biện pháp này.
Hồ sơ về giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được quản lý chặt chẽ theo chế độ về quản lý hồ sơ, tài liệu, công văn của Nhà nước.
Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp xã gửi giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được áp dụng biện pháp này, lưu 1 bản tại hồ sơ, đồng thời thông báo cho tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục và gia đình người được giáo dục.
Kinh phí phải được sử dụng đúng mục đích cho việc: lập hồ sơ, cho vay vốn, hỗ trợ làm ăn sinh sống, điều trị, chữa bệnh cho người được giáo dục; phụ cấp cho người được phân công giúp đỡ trực tiếp và các công việc khác phục vụ cho công tác giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Đối với người nghiện ma tuý, người mại dâm, gia đình của người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc bản thân người đó có trách nhiệm đóng góp một phần chi phí cho việc điều trị, chữa bệnh; trong trường hợp thực sự có khó khăn thì họ làm đơn đề nghị Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp xã xem xét, quyết định được miễn, giảm.
Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thu, chi và quản lý kinh phí nói trên.
Trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người được giáo dục có tiến bộ rõ rệt thì Tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục làm văn bản đề nghị và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp xã ra quyết định thôi áp dụng biện pháp giáo dục đối với người đó. Việc ban hành quyết định nói trên được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Quy chế này.
Trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nếu người được giáo dục lại vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính ở mức cao hơn hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nghị định 19-CP năm 1996 ban hành Quy chế giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với những người vi phạm pháp luật
- Số hiệu: 19/CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 06/04/1996
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 14
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra