- 1Quyết định 1587/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, vùng lân cận giai đoạn 2010 - 2020 và định hướng phát triển sau năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2Quyết định 1108/QĐ-BGTVT năm 2013 phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng Đường thủy nội địa khu vực phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Thông tư 18/2013/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 2753/QĐ-BGTVT năm 2013 phê duyệt Quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên quốc lộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 64/2014/QĐ-UBND quy định về giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015-2019
- 6Quyết định 214/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 2288/QĐ-BGTVT năm 2015 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Luật Đường sắt 2005
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 4Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5Luật giao thông đường bộ 2008
- 6Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 7Thông tư 02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh do Bộ Giao thông vận tải - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 8Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 9Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 10Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11Thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 11/2010/NĐ-CP về quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 12Nghị quyết 40/2016/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 615/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 03 tháng 3 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15/06/2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường sắt ngày 14/06/2005;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/09/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT ngày 17/01/2012 của Bộ Giao thông vận tải - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị Quyết số 40/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa IX - kỳ họp thứ 3 thông qua Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Thực hiện Văn bản số 14145/BGTVT-KHĐT ngày 29/11/2016 của Bộ Giao thông vận tải về việc tham gia ý kiến Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1645/TTr-SGTVT ngày 17/01/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH
1. Quan điểm
a) Quy hoạch giao thông vận tải phải đi trước một bước, làm tiền đề phát triển kinh tế - xã hội;
b) Quy hoạch giao thông vận tải xây dựng trên nền tảng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và toàn vùng, phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội,...;
c) Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh để phát triển hợp lý, bền vững hệ thống giao thông vận tải nhằm tạo đột phá, tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;
d) Tăng cường kết nối kết cấu hạ tầng giao thông, tập trung giải quyết các “nút thắt” kết nối hạ tầng giữa các phương thức vận tải (đường bộ, đường sắt, đường biển, hàng không và đường thủy nội địa), đẩy mạnh phát triển giao thông đô thị.
đ) Gắn với công tác quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
e) Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; tăng cường công tác đảm bảo hành lang an toàn giao thông; kiềm chế tiến tới giảm thiểu tai nạn giao thông.
2. Mục tiêu
Hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai hợp lý, liên thông với mạng giao thông vùng, quốc gia; tăng cường kết nối giữa các phương thức vận tải đường sắt, đường biên, hàng không, đường thủy nội địa với năng lực lưu thông tốt, tiến tới giao thông thông minh và an toàn cao. Đa dạng các loại hình vận tải và phương tiện vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách với chất lượng ngày càng cao.
1. Quy hoạch phát triển vận tải:
a) Quy hoạch hệ thống vận tải:
- Vận tải hàng hóa:
+ Luồng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ thông qua các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51, Quốc lộ 56, đường tỉnh ĐT.769, ĐT.768, ĐT.767, 319, Chất thải rắn, ĐT. 765, ĐT.766, ĐT.761...
+ Luồng hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy thông qua các tuyến đường thủy nội địa chính yếu và luồng hàng hải như: Sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu, sông Thị Vải,....
+ Tái cơ cấu ngành giao thông vận tải hàng hóa liên tỉnh đến năm 2020: Đường bộ đạt khoảng 76 - 80%, đường thủy nội địa đạt khoảng 4 - 6%, đường biển đạt 14 - 16%, đường sắt 2-3%. Đến 2030: Đường bộ đạt khoảng 70 - 74%, đường thủy nội địa đạt khoảng 6 - 8%, đường biển đạt 16 -18%, đường sắt 4 - 5%, đường hàng không 1%.
- Vận tải hành khách:
+ Vận tải hành khách đường bộ: Trên các tuyến giao thông quan trọng nối các trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị sẽ là những luồng tuyến vận tải chủ yếu trong tương lai có lượng hành khách và hàng hóa lớn và ổn định. Các tuyến liên tỉnh quan trọng nhất trong các năm sắp tới như: từ Đồng Nai đi Tp.Hồ Chí Minh; các tỉnh trong Vùng Đông Nam bộ; các tỉnh Miền Tây như: Đồng Nai - Đồng Tháp, Đồng Nai - Trà Vinh, Đồng Nai - Cần Thơ, Đồng Nai - An Giang, Đồng Nai - Bến Tre,...; và đi một số tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên.
+ Vận tải hành khách đường thủy: Tái cơ cấu ngành giao thông vận tải hành khách liên tỉnh đến năm 2020: Đường bộ đạt khoảng 90 - 92%, đường thủy nội địa đạt khoảng 3 - 4%, đường biển đạt 1 - 2%, đường sắt 4 - 6%. Đến 2030: Đường bộ đạt khoảng 82 - 85%, đường thủy nội địa đạt khoảng 4 - 5%, đường biển đạt 1%, đường sắt 8 - 10%, đường hàng không 1%.
b) Quy hoạch tuyến vận tải đường bộ:
- Tuyến vận tải liên tỉnh: Thực hiện theo Quyết định số 2288/QĐ-BGTVT ngày 26/6/2015 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 2548/QĐ-BGTVT ngày 16/8/2016 của Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh bổ sung quy hoạch chi tiết vận tải hành khách cố định liên tỉnh toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 5228/QĐ-SGTVT ngày 06/10/2016 của Sở Giao thông vận tải công bố biểu đồ chạy xe các tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Tuyến vận tải nội tỉnh:
+ Duy trì hoạt động 04 tuyến hiện hữu hiện có và nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đảm bảo tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.
+ Tiến hành hoàn thiện cơ sở hạ tầng, lắp đặt các biển báo đón, trả khách trên tuyến.
c) Quy hoạch mạng lưới tuyến buýt:
Thực hiện theo Quyết định 1587/QĐ-UBND ngày 27/6/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các vùng lân cận giai đoạn 2010-2020 và định hướng phát triển sau năm 2020.
d) Quy hoạch taxi:
Thực hiện theo Quyết định 3293/QĐ-UBND ngày 12/11 /2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030.
2. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông:
a) Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ:
- Hệ thống đường Quốc gia
+ Các tuyến cao tốc:
● Cao tốc Bắc - Nam (phía Đông): Toàn tuyến dài 1.814 km, điểm đầu Cầu Giẽ; điểm cuối thành phố Cần Thơ. Đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai gồm các tuyến sau:
● Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết: Tổng chiều dài 98 km, điểm đầu tại Km43+125,64 cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; điểm cuối giao đường từ Quốc lộ 1 đi Thạnh Mỹ (Ba Bàu - Bình Thuận), cách Quốc lộ 1 khoảng 2,58 km. Tuyến được đầu tư theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc 120 km/giờ, với quy mô 4 - 6 làn xe. Giai đoạn một sẽ xây dựng 4 làn xe; giai đoạn 2 xây dựng quy mô 6 làn xe cơ giới. Đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài 50,0 km, dự kiến khởi công xây dựng vào quý I - 2017.
● Cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây: Chiều dài toàn tuyến 55 km, điểm đầu nút giao thông An Hòa - Quận 2; điểm cuối nút giao thông Dầu Giây. Đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài 42,3 km. Quy mô toàn tuyến được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A TCVN 5729 - 97, mặt cắt ngang 4 - 8 làn xe, vận tốc thiết kế 120km/giờ, riêng cầu Long Thành tốc độ thiết kế 100km/h. Tháng 02/2015 đã thông xe giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, giai đoạn 2 sẽ nâng cấp mở rộng tuyến theo quy hoạch.
● Cao tốc Bến Lức - Long Thành: Toàn tuyến dài 58 km, điểm đầu giao cao tốc Hồ Chí Minh - Trung Lương ở xã Mỹ Yên - huyện Bến Lức; điểm cuối giao cao tốc Biên Hòa - Phú Mỹ - Vũng Tàu xã Phước Thái - huyện Long Thành. Tuyến được đầu tư theo tiêu chuẩn TCVN 5729 - 97, là đường cao tốc loại A, vận tốc 100 km/giờ, với quy mô 4 - 8 làn xe. Đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài 28,7 km, quy mô 4 làn xe lưu thông và hai làn dừng khẩn cấp. Do điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp, tuyến đường phải xây dựng hơn 20 km cầu và cầu cạn. Trong đó có 2 cầu dây văng lớn là Bình Khánh và Phước Khánh (Vượt sông Soài Rạp và Lòng Tàu).
● Cao tốc Biên Hòa - Phú Mỹ - Vũng Tàu: Điểm đầu giao tuyến tránh Biên Hòa (Đường Võ Nguyên Giáp), cách nút giao giữa tuyến tránh và Quốc lộ 51 khoảng 1,5km. Điểm cuối kết nối đến 2 vị trí: Điểm cuối 1 nối ra khu vực cụm cảng Thị Vải - Cái Mép (Km46+800), điểm cuối 2 tại khoảng Km71+600 Quốc lộ 51C. Chiều dài toàn tuyến là 77,6km, trong đó tuyến cao tốc dài 69,7km và đoạn nối Phú Mỹ - Quốc lộ 51 dài 7,9km. Quy hoạch tuyến như sau: Loại đường: Đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120km/h. Mặt cắt ngang: Đoạn Biên Hòa (Km0+00) - Phú Mỹ (Km46+800) quy mô 6 làn xe; đoạn từ nút giao với cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (Km 16+800) tới nút giao với cao tốc Bến Lức - Long Thành (Km29+440) quy mô 8 làn xe. Đoạn Phú Mỹ - Vũng Tàu quy mô 4 làn xe.
Đoạn đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai dài 34,6km, hiện nay đã có chủ trương đầu tư xây dựng đoạn Biên Hòa - Phú Mỹ với quy mô 6 làn xe trong giai đoạn 1.
● Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương - Đà Lạt: Tổng chiều dài 208km, bao gồm cả 140m trong nút giao với Quốc lộ 1 thuộc cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và 4 tuyến nhánh. Điểm đầu giao Quốc lộ 1 (khoảng Km 1829+850) trùng với Km54+794 cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây. Điểm cuối giao đường cao tốc Liên Khương - Prenn, tỉnh Lâm Đồng. Xây dựng đạt quy mô đường cao tốc 2 - 4 làn xe, chiều rộng nền đường 22m (đối với đoạn có đoạn có Vtk=80km/h đi qua đèo Chuối và đèo Bảo Lộc) và 24,75m (đoạn có Vtk=100-120km/h), giải phân cách giữa bằng bê tông xi măng. Giai đoạn trước năm 2020 sẽ đầu tư trước 2 làn xe, nền rộng 16,75m. Đoạn qua địa bàn tỉnh dài 70km.
+ Các tuyến vành đai:
● Đường vành đai 3: Tổng chiều dài 89km, điểm đầu tại Km38+500 lý trình đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, điểm cuối giao với đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Trung Lương và cao tốc Bến Lức - Long Thành. Đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100km/giờ; mặt cắt ngang 6 - 8 làn xe cao tốc, có đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật, dự trữ mở rộng. Tổng chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất khoảng 121,5m. Một số vị trí đặc biệt có thể thu hẹp phần dải dự trữ.
Đối với đường song hành quy mô ít nhất 2 làn xe. Đường song hành sẽ được đầu tư phân kỳ tùy thuộc nhu cầu vận tải, sự phát triển các đô thị hai bên và sẽ được tính toán, hoạch định cụ thể trong giai đoạn lập dự án đầu tư.
● Đường vành đai 4: Toàn tuyến dài khoảng 198km, điểm đầu khoảng Km40+000 (lý trình đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu), huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; điểm cuối tuyến nối với trục Bắc - Nam tại khu vực cảng Hiệp Phước, thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100 km/giờ. Với quy mô mặt cắt ngang 6-8 làn xe cao tốc có đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật, dự trữ mở rộng. Tổng chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất khoảng 121,5m. Một số vị trí đặc biệt có thể thu hẹp phần dải dự trữ.
Đối với đường song hành quy mô ít nhất 2 làn xe. Đường song hành sẽ được đầu tư phân kỳ tùy thuộc nhu cầu vận tải, sự phát triển các đô thị hai bên và sẽ được tính toán, hoạch định cụ thể trong giai đoạn lập dự án đầu tư.
Đoạn qua Đồng Nai dài khoảng 47,0km, trong đó đoạn từ Quốc lộ 1 đi Vũng Tàu hoàn thành trước 2020, đoạn từ Quốc lộ 1 đi Quốc lộ 13 hoàn thành trước 2025.
+ Các tuyến Quốc lộ:
● Quốc lộ 1 : Dài 127,2km, quy hoạch chung toàn tuyến đầu tư quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp với chiều rộng nền đường 20,5m, có dải phân cách cứng giữa hai chiều xe chạy. Đối với các đoạn tuyến đi qua đô thị quy hoạch chi tiết như sau:
Đoạn qua thị trấn Gia Ray quy hoạch như sau: Mặt đường chính rộng 48m (mặt đường 20m, giải cây xanh 2 bên rộng 14m mỗi bên); đường song hành 2 bên rộng 34m (mỗi bên 17m gồm mặt đường 7m và vỉa hè 2 bên rộng 5m mỗi bên). Lộ giới 82m.
Đoạn qua thị xã Long Khánh:
ü Đối với đoạn hiện hữu vừa đảm nhận là đường đối ngoại vừa là đường trục chính đô thị, đầu tư theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị, lộ giới 46m (đường chính rộng 16m, đường song hành rộng 7m mỗi bên, dải phân cách đường chính và đường song hành rộng 2m mỗi bên, hè đi bộ và hành lang kỹ thuật rộng 6m mỗi bên). Sau khi tuyến tránh thị trấn được xây dựng xong sẽ chuyển đoạn hiện hữu thành đường đô thị.
ü Đối với đoạn tránh thị xã Long Khánh dài 6,2km, từ Km1816+00 Quốc lộ 1 (ngã 3 Tân Phong) đến giao Quốc lộ 1 tại Km1826+200 (xã Suối Cao); Và đoạn Quốc lộ 1 hiện hữu từ giáp ranh Xuân Lộc đến ngã ba Tân Phong được đầu tư cùng cấp. Quy mô tuyến như sau: Mặt đường rộng 23,5m (10,5m mỗi bên và dải phân cách giữa rộng 2,5m), lề gia cố rộng 2,5m mỗi bên, hành lang bảo vệ mỗi bên 20m, lộ giới 68,5m.
Đoạn qua thị trấn Dầu Giây:
ü Đối với đoạn hiện hữu: Đoạn từ Km 1829+700 đến Km1837+840 được đầu tư theo tiêu chuẩn đường đô thị, lộ giới 60m. Mặt cắt ngang như sau: Mặt đường chính rộng 26m (12m mỗi bên và dải phân cách giữa 2m), mặt đường song hành 8m mỗi bên, dải phân cách đường chính và đường song hành rộng 4m mỗi bên, hè đi bộ và hành lang kỹ thuật rộng 5m mỗi bên. Sau khi tuyến tránh thị trấn được xây dựng xong sẽ chuyển đoạn hiện hữu thành đường đô thị.
ü Đối với đoạn tránh thị trấn: Dài 7 km, mở mới về phía Nam và cặp song song với đường sắt, tạo thành hành lang giao thông phía Nam, kết hợp giao thông đường bộ và ga đường sắt. Quy hoạch mặt đường rộng 32m (15m mỗi bên và dải phân cách giữa rộng 2m), lộ giới 45m.
Đoạn qua trung tâm thị trấn Trảng Bom dài 3,4km quy hoạch như sau: Gồm tuyến chính ở giữa có chiều rộng mặt đường 16,0m, lề đường và mương thoát nước mỗi bên 3,0m, dải ngăn cách hai bên với đường song hành (đường gom) rộng 9,0m, mặt đường song hành mỗi bên rộng 9,0m, vỉa hè mỗi bên rộng 5,0m, lộ giới 78m.
Đoạn đi qua thành phố Biên Hòa: Đoạn từ ranh huyện Trảng Bom đến cầu Hang (cầu Sập) dài 4,2km, quy hoạch mặt đường rộng 22m (10,5m mỗi bên và giải phân cách giữa rộng 1m), lộ giới 32m. Đoạn từ cầu Hang (cầu Sập) đến cầu Đồng Nai (qua KCN Biên Hòa 1 và 2) dài 8,4km, quy hoạch mặt đường rộng 39m (đường chính rộng 8m mỗi bên, giải phân cách giữa rộng 1m, đường song hành rộng 11m mỗi bên), lộ giới 105 - 117m.
Đường Võ Nguyên Giáp: Dài 12,2km, điểm đầu tại Km1851+714 (Quốc lộ 1) tại xã Bình Minh - Trảng Bom; điểm cuối tại Km5+00 (Quốc lộ 51). Tuyến vừa được xây dựng với quy mô 6 làn xe, lộ giới 77m, trong thời gian tới duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
● Quốc lộ 1K: Đoạn đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài 5,6km, từ ngã ba Vườn Mít đến giáp ranh tỉnh Bình Dương. Xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp I đô thị, 8 làn xe.
● Quốc lộ 20: Đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài 75,6 km. Trong thời gian tới, duy tu bảo dưỡng thường xuyên theo tiêu chuẩn cấp III. Đối với các đoạn tuyến đi qua trung tâm huyện được xây dựng với quy mô như sau:
Đoạn qua thị trấn Dầu Giây: Vừa đảm nhận là trục giao thông đối ngoại vừa là trục chính đô thị, lộ giới 79m. Trong đó, chiều rộng mặt cắt ngang như sau: Vỉa hè đường song hành 5m + lòng đường song hành 8m + 4m giải phân cách biên + mặt đường chính 12m x 2 bên + giải phân cách giữa 2m + 14m giải phân cách biên + lòng đường song hành 12m + vỉa hè đường song hành 10m.
Đoạn qua thị trấn Định Quán chia làm 03 đoạn như sau:
ü Đoạn từ chợ Định Quán đến ranh phía Bắc: Mặt đường chính rộng 12m, đường song hành 2 bên rộng 7m+7m, dải phân cách phía Tây và Đông là 15m+3m, vỉa hè phía Tây và Đông là 6m+8m, lộ giới 58m.
ü Đoạn từ bến xe dự kiến đến chợ Định Quán: Mặt đường chỉnh rộng 12m, đường song hành 2 bên rộng 7m+7m, dải phân cách hai bên rộng 5m+5m, vỉa hè hai bên rộng 6m+6m, lộ giới 48m.
ü Đoạn từ ranh phía Nam đến đường N10: Mặt đường rộng 16m, vỉa hè hai bên rộng là 16m+16m, lộ giới 48m.
Đoạn qua thị trấn Tân Phú: Xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị, mặt đường chính rộng 12m, đường song hành 7m x 2 bên, giải phân cách đường chính và đường song hành 8m x 2 bên, lề đường rộng 5m x 2 bên, lộ giới 52m.
● Quốc lộ 51: Toàn tuyến dài 72,7 km từ ngã tư Vũng Tàu - TP. Biên Hòa đến vòng xoay 51B - 51C thành phố Vũng Tàu. Đoạn đi qua địa bàn tỉnh dài 37,4 km, từ ngã tư Vũng Tàu - thành phố Biên Hòa đến km 37+402 giáp ranh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đoạn tuyến vừa được thi công xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp I, rộng 32,9m (6 làn xe cơ giới + 2 làn xe hỗn hợp, có dải phân cách giữa và dải an toàn, lề đất). Định hướng đến 2030 duy tu bảo dưỡng thường xuyên. Đối với đoạn tuyến đi qua đô thị quy mô như sau:
Đối với đoạn tuyến qua thành phố Biên Hòa: Đoạn từ ngã tư Vũng Tàu đến giao đường Võ Nguyên Giáp được đầu tư theo tiêu chuẩn đường đô thị, trong đó mặt đường chính 11mx2 bên, dải phân cách giữa 2m, đường bên 8mx2 bên, dải phân cách đường chính và đường bên 10m+2m, lộ giới 64m. Đoạn từ giao đường Võ Nguyên Giáp đến giáp ranh huyện Long Thành đường chính 11mx2, đường bên 8mx2, dải phân cách 2mx2mx2m, lộ giới 56m.
Đối với đoạn tuyến qua Long Thành: Đoạn từ mũi tàu phía Bắc đến giao ĐT.769 được đầu tư theo tiêu chuẩn đường trục chính khu trung tâm đô thị, lộ giới 62m (Phần đường chính rộng 24m, đường bên 7m x 2 bên, giải phân cách 2m x 2 bên, hành lang an toàn 10m x 2 bên). Đoạn từ giao ĐT.769 đến mũi tàu phía Nam lộ giới 46m (mặt đường 12m x 2 bên, giải phân cách 2m, hành lang an toàn 10m x 2 bên).
● Quốc lộ 56: Dài 18,0km, điểm đầu giao Quốc lộ 1 tại ngã 3 Tân Phong; điểm cuối giáp ranh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong thời gian tới duy tu bảo dưỡng thường xuyên đạt tiêu chuẩn cấp III, quy mô 2 làn xe. Đối với đoạn qua khu Trung tâm thị trấn Long Giao đầu tư theo tiêu chuẩn đường đô thị, lộ giới 50m (đường chính rộng 15m, đường bên 6m x 2 bên, giải phân cách 1,5m x 2 bên, hành lang an toàn 10m x 2 bên).
● Đường liên cảng Cái Mép Thị Vải: Từ cảng tổng hợp Container Cái Mép Hạ (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đến cảng Phước An (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai). Toàn tuyến dài 21,3km, đầu tư đạt quy mô 6 làn xe. Đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài 1,5km.
+ Định hướng chung:
● Định hướng quy hoạch đến năm 2030 nâng cấp, mở mới các tuyến đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III - ĐB, nền rộng 12m, mặt bê tông nhựa rộng 2x3,5m và 2 lề gia cố 2 x 2m, lộ giới 45m.
● Đối với giai đoạn đến 2020 và 2021 - 2025, khi nguồn vốn còn khó khăn, nhu cầu chưa cao có thể xây dựng trước mặt đường theo tiêu chuẩn cấp IV - V.
● Đối với những đoạn tuyến đi qua khu vực đô thị, sẽ được đầu tư theo quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt.
+ Đối với các tuyến hiện hữu:
● ĐT.760: Dài 9,3 km, điểm đầu cầu Ông Tiếp (ranh Bình Dương); điểm cuối cầu Tân Vạn (ranh Bình Dương). Tuyến đang được xây dựng theo hình thức BOT, trong thời gian tới duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
● ĐT.761: Dài 37,3 km, điểm đầu giao ĐT.767, điểm cuối km37+300. Quy hoạch tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III, lộ giới 45m. Lộ trình đầu tư như sau: Giai đoạn đến 2020 đầu tư nhựa hóa 2 km đường đất, duy tu bảo dưỡng thường xuyên đoạn còn lại. Giai đoạn sau 2025, nâng cấp toàn tuyến đạt cấp quy hoạch.
● ĐT.762: Dài 20,5km, điểm đầu tại Km6+900 Quốc lộ 20 - xã Quang Trung, huyện Thống Nhất; điểm cuối giao ĐT.767 tại thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cữu. Quy hoạch tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III, lộ giới 45m. Lộ trình đầu tư như sau: Giai đoạn đến 2020: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên. Giai đoạn 2021 - 2025: Nâng cấp, mở rộng tuyến đạt cấp III. Giai đoạn sau 2025: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên. Riêng đối với đoạn đi qua thị trấn Vĩnh An từ đường N9 đến ĐT.767 được xây dựng theo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị với quy mô mặt bê tông nhựa, rộng 11m, vỉa hè rộng 7m x 2, lộ giới 25m.
● ĐT.763: Dài 29,4km, điểm đầu tại Km1802+000 Quốc lộ 1, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc; điểm cuối tại Km22+600 Quốc lộ 20, xã Phú Túc, huyện Định Quán; Quy hoạch tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III - ĐB, lộ giới 45m. Lộ trình đầu tư như sau: Giai đoạn đến 2020 đầu tư nâng cấp mở rộng tuyến theo quy hoạch. Giai đoạn 2021 - 2030: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
● ĐT.764; Dài 18,7km, điểm đầu giao Quốc lộ 56 tại Km16 + 100; điểm cuối giáp ranh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Quy hoạch tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III, lộ giới 45m. Lộ trình đầu tư như sau: Giai đoạn đến 2025: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên. Giai đoạn 2026 - 2030: Nâng cấp, mở rộng tuyến đạt cấp III.
● ĐT.765: Dài 28,3km, điểm đầu giao Quốc lộ 1 tại Km1800+900; điểm cuối giáp ranh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cầu Gia Hoét). Quy hoạch tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III-ĐB, lộ giới 45m. Lộ trình đầu tư như sau: Giai đoạn đến 2020: Tiến hành nâng cấp mở rộng đoạn Km1+526 đến Km5+500 đạt cấp quy hoạch. Giai đoạn 2021 - 2025: Nâng cấp đoạn còn lại đạt cấp quy hoạch; Giai đoạn sau 2025: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
● ĐT.766: Dài 15km (gồm 11,8km hiện hữu và 3,2km mở mới tuyến tránh thị trấn Gia Ray), điểm đầu giao Quốc lộ 1, xã Xuân Hiệp; điểm cuối cầu Gia Huynh - giáp ranh tỉnh Bình Thuận. Quy hoạch tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III - ĐB, lộ giới 45m. Lộ trình đầu tư như sau: Giai đoạn đến 2020: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên; Giai đoạn 2021 - 2025: Tiến hành mở mới tuyến tránh về phía Tây thị trấn Gia Ray dài 3,2 km đạt cấp quy hoạch; Giai đoạn 2026 - 2030: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên;
● ĐT.767: Dài 22,7km, điểm đầu tại Km1815+300 Quốc lộ 1, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom; điểm cuối ĐT.761, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu. Quy hoạch chung toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III - ĐB, lộ giới 45m. Lộ trình đầu tư như sau: Giai đoạn đến 2020: Tiến hành nâng cấp mở rộng đoạn từ Km 16+754 đến ĐT.761, duy tu bảo dưỡng đoạn còn lại; Giai đoạn 2021 - 2030: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
Riêng đối với đoạn đi qua thị trấn Vĩnh An được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị với quy mô như sau: Đoạn từ điểm giao với đường vào trường THCS Vĩnh An đến trung tâm dịch vụ du lịch xây dựng theo quy mô đường chính đô thị, mặt bê tông nhựa, rộng 7,5m x 2 bên, vỉa hè rộng 6,5m x 2 bên, giải phân cách giữa 5m, lộ giới 33m. Đoạn từ ngã tư trung tâm hành chính đến hết ranh thị trấn xây dựng theo quy mô đường chính khu vực, mặt bê tông nhựa, rộng 12m, vỉa hè 5m x 2 bên, lộ giới 22m.
● ĐT.768: Dài 37,9km, điểm đầu tại ngã 3 Gạc Nai; điểm cuối giao với ĐT.767 tại thị trấn Vĩnh An. Quy hoạch tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp III, lộ giới 45m. Đối với đoạn từ ngã ba Gạc Nai đến cầu Thủ Biên đầu tư theo tiêu chuẩn đường đô thị, lộ giới 24m. Lộ trình đầu tư như sau: Giai đoạn đến 2020: Tiến hành nâng cấp mở rộng đoạn từ cầu Thủ Biên đến giao với ĐT.767 dài 21 km đạt cấp quy hoạch (theo BOT), duy tu bảo dưỡng đoạn còn lại; Giai đoạn 2021 - 2030: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
● ĐT.769: Điểm đầu giao Quốc lộ 1 tại Km 1833+000 thị trấn Dầu Giây; điểm cuối giao Quốc lộ 51B, trong đó nắn chỉnh hướng tuyến tại vị trí UBND xã Lộc An đến nghĩa trang xã Bình An. Chiều dài tuyến sau khi điều chỉnh dài 29,8km, Gồm các đoạn như sau: Đoạn 1: Từ giao QL.1 đến nghĩa trang Bình An dài 18,2km; Đoạn 2: Từ nghĩa trang Bình An đến đường Đội 3 - Nông trường Long Thành dài 11,8km; Đoạn 3: Từ đường Đội 3- Nông trường Long Thành đến QL.51B dài 3,2km; Đoạn 4 (nắn chỉnh hướng tuyến): Từ nghĩa trang Bình An đến Ủy ban xã Lộc An.
Quy hoạch tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III, lộ giới 45m. Lộ trình đầu tư như sau:
ü Giai đoạn đến 2020: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên;
ü Giai đoạn 2021 - 2025: Đoạn 1: Nâng cấp mở rộng đạt tiêu chuẩn quy hoạch; Đoạn 2: Chuyển về huyện quản lý sau khi hoàn thành mở mới đoạn 4; Đoạn 3: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên; Đoạn 4: Mở mới đoạn nắn chỉnh hướng tuyến từ nghĩa trang xã Bình An đến UBND xã Lộc An dài 8,4km đạt cấp quy hoạch. Khi đoạn mở mới 8,4km được xây dựng xong sẽ chuyển đoạn 2 về huyện quản lý. Chiều dài tuyến sau khi điều chỉnh dài 29,8km.
ü Giai đoạn 2026 - 2030: Duy tu bảo dưỡng toàn tuyến;
Đối với đoạn đi qua khu vực thị trấn Dầu Giây quy mô theo, quy hoạch xây dựng đô thị, lộ giới 45m.
● ĐT.769B: Điểm đầu giao phà Cát Lái; điểm cuối giao Quốc lộ 51A dài 29,4km. Tuyến đi qua khu vực thị trấn Long Thành và đô thị Nhơn Trạch nên được đầu tư xây dựng theo quy hoạch đô thị. Cụ thể như sau: Đoạn đi qua thị trấn Long Thành: Từ giao Quốc lộ 51A đến ranh Nhơn Trạch đầu tư mặt bê tông nhựa, rộng 12m, hành lang an toàn 10m x 2 bên, lộ giới 32m. Đoạn đi qua đô thị Nhơn Trạch: Đầu tư xây dựng mặt bê tông nhựa, rộng 15m, hành lang an toàn 10m x 2 bên, lộ giới 35m.
- Giai đoạn đến 2020: Tiếp tục xây dựng tuyến đạt theo cấp quy hoạch;
- Giai đoạn 2021 - 2030: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
Trên tuyến dự kiến xây dựng cầu Cát Lái nhằm thay thế phà Cát Lái hiện hữu, vị trí theo hướng TP. HCM - Nhơn Trạch như sau: Theo đường Nguyễn Thị Định qua trường Trung học Hải Quân rẽ phải (tránh phà hiện hữu) vượt sông Đồng Nai, sau đó nối vào ĐT.769B (đường Lý Thái Tổ) tại vị trí giao với đường Phạm Văn Đáng (cách bến phà phía Nhơn Trạch khoảng 560m).
● ĐT.770 (Suối Tre - Bình Lộc): Dài 11,3km, điểm đầu tại Km1823+800 Quốc lộ 1, xã Suối Tre - thị xã Long Khánh; điểm cuối giao Quốc lộ 20 tại xã Quang Trung, huyện Thống Nhất. Quy hoạch tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III, lộ giới 45m. Lộ trình đầu tư như sau: Giai đoạn đến 2025: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên; Giai đoạn 2026 - 2030: Nâng cấp, mở rộng tuyến đạt cấp III;
Riêng đối với đoạn đi qua thị xã Long Khánh được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị với quy mô: Mặt bê tông nhựa, rộng 12m, nền 15m, hành lang bảo vệ 15m x 2, lộ giới 45m.
● ĐT.769C (25B): Dài 14,5km, điểm đầu giao Quốc lộ 51 tại Km23+900; điểm cuối giao đường Quách Thị Trang tại xã Phú Thạnh. Quy hoạch tuyến theo tiêu chuẩn đường đô thị, lộ giới 80m. Lộ trình đầu tư như sau: Giai đoạn đến 2020 nâng cấp, mở rộng tuyến đạt cấp quy hoạch; Giai đoạn 2021 - 2030, duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
● ĐT.771 (Biên Hòa - Long Thành - Nhơn Trạch): Toàn tuyến dài 24,5km (gồm 7,0km ĐT.319 hiện hữu và mở mới 17,5km còn lại), điểm đầu giao Quốc lộ 51 (gần bến xe An Hòa); điểm cuối vòng xoay (giao với đường Nguyễn Văn Cừ). Quy hoạch tuyến như sau: Đoạn 1: Mở mới 9,0km từ giao Quốc lộ 51 (gần bến xe An Hòa) đến ranh huyện Long Thành. Xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị với quy mô: Mặt bê tông nhựa, đường chính rộng 1,5m x 2, dải phân cách giữa rộng 3m, đường gom song hành 2 bên rộng 6m x 2, dải phân cách đường chính và đường gom bên phải rộng 10m - bên trái rộng 2m, vỉa hè rộng 10m x 2, lộ giới 70m. Đoạn 2: Mở mới 3,5km đoạn đi ngang qua KCN Long Thành sẽ được xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp. Đoạn 3: Dài 4,9km từ KCNT Long Thành đến giao ĐT.769 đầu tư xây dựng mặt bê tông nhựa, đường chính rộng 15m x 2 bên, dải phân cách giữa rộng 7m, đường song hành 2 bên rộng 10,5m x 2 bên, dải phân cách đường chính và đường gom bên phải rộng 12m, hành lang an toàn rộng 9m x 2 bên, lộ giới 100m, Đoạn 4 (qua KDC xã Phước Thiền): Dài 1,2 km, mặt rộng 30m (15m mỗi bên), dải phân cách giữa rộng 3m, vỉa hè mỗi bên rộng 14m x 2 bên, lộ giới 61m. Đoạn còn lại dải 5,8km vừa được thi công xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị, lộ giới 100m.
Lộ trình đầu tư như sau: Giai đoạn đến 2020 nâng cấp mở rộng đoạn 4 theo quy hoạch. Duy tu bảo dưỡng các đoạn còn lại; Giai đoạn 2021 - 2025: Mở mới đoạn từ giao Quốc lộ 51 đến giao ĐT.769 theo quy hoạch; Giai đoạn 2026 - 2030: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
● ĐT.322B: Dài 2,6km, điểm đầu giao ĐT.761: điểm cuối giao ĐT.761. Chuyển về huyện quản lý giai đoạn đến 2020.
● ĐT.772 (Trảng Bom - Xuân Lộc): Dài 50km (gồm 16,7km hiện hữu và. 33,3km mở mới), điểm đầu giao với ĐT.766 tại xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc; điểm cuối giao ĐT.767, huyện Trảng Bom. Quy hoạch tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, nền rộng 11m, mặt bê tông nhựa rộng 3,5m x 2 và 2 lề gia cố 2m x 2, lộ giới 45m. Lộ trình đầu tư như sau: Giai đoạn đến 2020 nâng cấp mở rộng 16,7km hiện hữu theo quy hoạch. Giai đoạn 2021 - 2025, đầu tư mở mới 33,3km. Giai đoạn 2026 - 2030 duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
Đối với đoạn qua thị xã Long Khánh đầu tư theo quy hoạch đô thị Long Khánh, mặt rộng 12m, lề gia cố 1,5m x 2 bên, hành lang an toàn 15m x 2 bên, lộ giới 45m. Đối với đoạn từ nút giao đường mở mới và đường hiện hữu đến đường Ngô Quyền xây dựng theo quy mô đường chính thị xã, mặt rộng 10,5m, vỉa hè rộng 5m x 2 bên, lộ giới 20,5m.
● ĐT.773 (Long Thành - Cẩm Mỹ - Xuân Lộc): Dài 57,0km. Điểm đầu giao Quốc lộ 1 (thuộc xã Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc); điểm cuối giao ĐT.769 (xã Bình An). Quy hoạch tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III - ĐB, lộ giới 45m. Đối với đoạn đi qua thị trấn Long Giao đầu tư theo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị, lộ giới 80m. Hướng tuyến như sau: Đoạn 1 (mở mới 24,6km): Từ giao Quốc lộ 1 - huyện Xuân Lộc đến giao Quốc lộ 56 - thị trấn Long Giao. Đoạn 2 (hiện hữu 12,5km): Từ giao Quốc lộ 56 - thị trấn Long Giao đến giao Đường Suối Quýt - huyện Long Thành. Đoạn 3 (hiện hữu 9,4km): Từ giao Đường Suối Quýt đến giao ĐT.769 xã Bình Sơn. Đoạn 4. (mở mới 10,5km): Từ giao Đường Suối Quýt đến giao ĐT.769 (xã Bình An).
Lộ trình đầu tư như sau:
- Giai đoạn đến 2020:
+ Giai đoạn này, khi sân bay Long Thành chưa triển khai thi công xây dựng, sẽ duy trì hiện trạng 9,4km từ giao Đường Suối Quýt đến giao ĐT.769, xã Bình Sơn.
+ Nâng cấp đoạn từ Km13+650 đến Km19+040 dài 5,4km và duy tu bảo dưỡng đoạn hiện hữu còn lại.
+ Mở mới đoạn 1 đạt cấp quy hoạch (đầu tư theo hình thức BOT).
- Giai đoạn 2021 - 2030, khi sân bay Long Thành được xây dựng sẽ xóa bỏ 9,4 km từ giao Đường Suối Quýt đến giao ĐT.769-xã Bình Sơn dành quỹ đất cho sân bay. Mở mới đoạn 1 đạt cấp quy hoạch và duy tu bảo dưỡng thường xuyên các đoạn còn lại.
● ĐT.774 (30/4): Dài 4,7km, điểm đầu giao Quốc lộ 20 tại Km67+00 thuộc xã Phú Bình, huyện Tân Phú, điểm cuối giáp ranh tỉnh Bình Thuận. Đây là trục giao thông kết nối huyện Tân Phú với tỉnh Bình Thuận, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển. Quy hoạch tuyến đạt cấp IV - ĐB, mặt bê tông nhựa, rộng 7m, nền 9m, lộ giới 32m. Lộ trình đầu tư như sau: Giai đoạn đến 2020: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên. Giai đoạn 2021 - 2025: Nâng cấp, mở rộng toàn tuyến đạt cấp quy hoạch. Giai đoạn 2026 - 2030: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
● ĐT.774B (Tà Lài - Trà Cổ): Tuyến hình thành trên cơ sở nâng cấp từ Đường Trà Cổ; Đường Tà Lài; Đường Núi Tượng - Nam Cát Tiên; Đường 600A và mở mới một số đoạn tuyến với tổng chiều dài 53,7km. Quy hoạch tuyến đạt cấp IV - ĐB, mặt bê tông nhựa, rộng 7m, nền 9m, lộ giới 32m. Lộ trình đầu tư như sau: Giai đoạn đến 2020: Đầu tư nâng cấp toàn tuyến đạt cấp quy hoạch. Giai đoạn 2021 - 2030: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
Đối với đoạn đi qua thị trấn Tân Phú được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị với quy mô: Mặt bê tông nhựa, rộng 9m, vỉa hè rộng 6m x 2, lộ giới 21m.
● ĐT.775 (Cao Cang): Dài 13,3km, điểm đầu giao Quốc lộ 20 tại Km46+950, điểm cuối giáp ranh tỉnh Bình Thuận. Quy hoạch tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III, lộ giới 45m. Lộ trình đầu tư như sau: Giai đoạn đến 2020 tiến hành đầu tư xây dựng 5km đường đất mặt bê tông nhựa rộng 2 x 3,5m, nền rộng 9m. Giai đoạn 2021 - 2025: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên. Giai đoạn sau 2025: Nâng cấp, mở rộng tuyến đạt cấp III.
Riêng đối với đoạn đi qua thị trấn Định Quán được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị với quy mô: Mặt bê tông nhựa, rộng 7,5m x 2, vỉa hè rộng 7,5m x 2, lộ giới 30m.
● ĐT.776 (Xuân Bắc - Thanh Sơn): Dải 54,4km, điểm đầu giao ĐT.763 tại Km 15+150 thuộc xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc; điểm cuối giáp ranh xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cữu. Quy hoạch tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV - ĐB, nền rộng 9m, mặt bê tông nhựa rộng 2 x 3,5m và 2 lề gia cố 2 x 1m, lộ giới 32m. Thực hiện đầu tư nâng cấp, mở rộng trong giai đoạn đến 2020.
● ĐT.777 (Chất Thải Rắn): Dài 26,0km (gồm 16km hiện hữu và 10km mở mới), điểm đầu giao Quốc lộ 1 (thị trấn Trảng Bom); điểm cuối giao đường Hương lộ 2 nối dài (tại Km9+560). Quy hoạch tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III, lộ giới 45m. Lộ trình đầu tư như sau: Giai đoạn đến 2020 duy tu bảo dưỡng thường xuyên. Giai đoạn 2021 - 2025: Mở mới 10km và nâng cấp đoạn còn lại đạt cấp quy hoạch, đoạn hiện hữu còn lại chuyển thành đường đô thị. Giai đoạn sau 2025: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
Đối với đoạn đi qua thị trấn Trảng Bom được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị với quy mô: Mặt bê tông nhựa, rộng 7,5m x 2, vỉa hè rộng 5m x 2, hành lang an toàn đường bộ rộng 10m x 2, lộ giới 45m.
● Đường Đồng Khởi: Dải 6,1km, điểm đầu ngã tư Amata, điểm cuối giao ĐT.768. Hiện nay đoạn từ Ngã tư Amata đến ngã tư Tân Phong đã được đầu tư đạt chuẩn đường đô thị, bàn giao cho UBND thành phố Biên Hòa quản lý.
Đoạn tỉnh quản lý dài 5,7km, từ ngã tư Tân Phong tới giao đường tỉnh ĐT.768. Đầu tư tuyến theo tiêu chuẩn đường đô thị kết nối trung tâm thành phố Biên Hòa với vùng ngoại vi, đặc biệt là khu đô thị Thạnh Phú, lộ giới 30m.
● Đường Đoàn Văn Cự (nhà máy nước Thiện Tân): Dài 6,3km, điểm đầu giao Quốc lộ 1; điểm cuối giao ĐT.768. Đầu tư tuyến theo tiêu chuẩn đường đô thị, lộ giới 32m.
+ Đối với các tuyến mới:
● ĐT.765B (Xuân Định - Lâm San): Tuyến hình thành trên cơ sở nâng cấp đường huyện hiện hữu với tổng chiều dài 27km, điểm đầu giao Quốc lộ 1 (xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc); điểm cuối giao ĐT.765 (xã Lâm San, huyện Xuân Lộc). Quy hoạch tuyển đạt tiêu chuẩn cấp IV, mặt bê tông nhựa rộng 3,5m x 2 và 2 lề gia cố 1mx2, lộ giới 32m. Lộ trình đầu tư như sau: Giai đoạn đến 2025: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên, Giai đoạn sau 2025: Nâng cấp, mở rộng tuyến đạt cấp IV - ĐB.
● ĐT.771B (Hương lộ 2): Toàn tuyến dài 17,8km, điểm đầu giao Quốc lộ 51 (gần UBND phường An Hòa); điểm cuối giao đường vào làng đại học (xã Long Tân). Quy hoạch tuyến như sau: Đoạn qua thành phố Biên Hòa dài 8,8km, điểm đầu giao Quốc lộ 51; điểm cuối ranh Long Thành được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị với quy mô: Mặt bê tông nhựa, rộng 30m, vỉa hè rộng 15m, lộ giới 60m; Đoạn đi qua huyện Long Thành quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III - ĐB, nền rộng 12m, lộ giới 45m; Đoạn đi qua đô thị Nhơn Trạch xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị, lộ giới 35m.
Giai đoạn 2021 - 2025: Mở mới đạt tiêu chuẩn quy hoạch.
● ĐT.769D (25C): Toàn tuyến dài 25,8km, điểm đầu sân bay Long Thành; điểm cuối giao đường Liên cảng Nhơn Trạch. Quy hoạch chung toàn tuyến là đường phố chính chủ yếu, cấp I, mặt cắt ngang rộng 37m (16+5+16), đường gom song hành mỗi bên rộng 10,5m, giải phân cách đường chính và đường song hành rộng 8m x 2, kết cấu mặt đường bê tông nhựa nóng, lộ giới 100m. Lộ trình thực hiện như sau: Giai đoạn đến 2020: Tiếp tục đầu tư xây dựng đoạn từ đường số 9 đến Hương lộ 19 đạt cấp quy hoạch. Giai đoạn 2021 - 2025: Mở mới đoạn từ sân bay Long Thành đến giao đường Hùng Vương và đoạn từ đường Vành đai 3 đến đường liên cảng dài 7,9km. Duy tu bảo dưỡng đoạn còn lại. Giai đoạn 2026 - 2030: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
● ĐT.768B: Toàn tuyến dài 11,6km, điểm đầu giao ĐT.768 (xã Bình Hòa) sau đó chạy theo hướng Bắc cặp sát ranh Khu đô thị thương mại Thạnh Phú - KCN Thạnh Phú đến giao với đường Đồng Khởi (ranh Biên Hòa - Vĩnh Cửu), sau đó đi qua địa bàn phường Trảng Dài đến điểm cuối giao Đường Đoàn Văn Cự. Quy hoạch giai đoạn 2021 - 2025 xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị, mặt bê tông nhựa, rộng 14m, vỉa hè rộng 8m x 2, lộ giới 30m, Sau 2025, duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
● ĐT.778 (Bắc Sơn - Long Thành): Dài 20,4km, điểm đầu giao Quốc lộ 1 tại Km1854+200 (xã Bắc Sơn); điểm cuối giao ĐT.769 (thuộc xã Bình Sơn). Quy hoạch tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, nền rộng 12m, mặt bê tông nhựa nóng rộng 7m, bề rộng phần xe thô sơ 2m x 2, lề đất mỗi bên rộng 0,5m X 2, lộ giới 45m. Thực hiện trong giai đoạn trước 2020.
● ĐT.779 (Xuân Tâm - Xuân Đông): Toàn tuyến dài 11,1km, điểm đầu giao Quốc lộ 1 (xã Xuân Tâm-huyện Xuân Lộc); điểm cuối giao ĐT.765 (xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ). Quy hoạch giai đoạn 2021 - 2025 xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III, nền rộng 12m, mặt bê tông nhựa nóng rộng 7m, bề rộng phần xe thô sơ 2mx2, lề đất mỗi bên rộng 0,5m, lộ giới 45m. Sau 2025 duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
● Đường liên cảng Nhơn Trạch: Dài 14,7km, điểm đầu khu bến cảng Phước Lương (Cát Lái); điểm cuối giáp KCN Ông Kèo. Đây là tuyến đường chuyên dụng phục vụ các cảng dọc sông Lòng Tàu và sông Nhà Bè, quy mô mặt đường rộng 15m x 2 bên, giải phân cách 3m, nền 33m, lộ giới 61m. Đầu tư trong giai đoạn đến 2020.
● Đường Vành đai 3 nối dài: Dài 2,3km, điểm đầu tại cầu Vành đai 3 giao với cao tốc Bến Lức - Long Thành, điểm cuối giao Đường vào KCN ông Kèo. Đầu tư tuyến theo tiêu chuẩn đường đô thị, lộ giới 48m.
● Đường ra cảng Phước An: Toàn tuyến dài 11,1km, điểm đầu vòng xoay ĐT.319 - Đường Nguyễn Văn Cừ; điểm cuối cảng Phước An. Quy hoạch đến 2020 đạt tiêu chuẩn đường đô thị, lộ giới 42m.
● Đường nối Quận 2 - Nhơn Trạch: Dài 8,5km, điểm đầu giao cao tốc Bến Lức- Long Thành; điểm cuối phà Cát Lái, Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường phố chính cấp I, mặt cắt ngang gồm: Mặt đường 16m x 2 bên, dải phân cách giữa rộng 5m, đường song hành rộng 10,5m x 2 bên, dải phân cách giữa đường chính và đường song hành rộng 8m x 2 bên, vỉa hè rộng 13m x 2 bên, lộ giới 100m. Đầu tư xây dựng giai đoạn trước 2020.
● Đường chuyên dùng vận chuyển vật liệu xây dựng: Tuyến được đầu tư theo dự án BOT tại xã Phước Tân và xã Tam Phước, TP.Biên Hòa. Tuyến dài 7,4km, điểm đầu giao Quốc lộ 51; điểm cuối giáp ranh mỏ đá của Công ty cổ phần xây dựng và vật liệu xây dựng Đồng Nai. Tuyến được xây dựng theo tiêu chuẩn đường chuyên dùng, mặt đường chính rộng 7,5m được xây dựng bằng bê tông cốt thép đảm bảo cho xe có tải trọng trục là 12 tận; mặt đường phụ rộng 6m, lề đường được đắp bằng đất nền mỗi bên rộng 1 m. Tuyến đường này có một cầu được xây dựng bằng bê tông cốt thép có chiều dài 33m bắc qua sông Buông.
- Hệ thống đường huyện: Hệ thống đường huyện bao gồm tất cả các tuyến đường hiện hữu và mở mới đến 2020 và định hướng đến 2030. Quy hoạch đến năm 2030, như sau:
+ Về lộ giới quy hoạch: Định hướng chung đối với hệ thống đường huyện đến 2030 đạt tối thiểu là cấp IV, mặt bê tông nhựa, rộng 7,0m, nền 9,0m, hành lang an toàn mỗi bên 9m, đất bảo vệ, bảo trì đường bộ mỗi bên 1m, lộ giới tối thiểu là 32m. Một số tuyến quan trọng sẽ được nâng cấp đạt cấp III, mặt bê tông nhựa, rộng 7-11m, nền 12,0m, hành lang an toàn mỗi bên 13m, đất bảo vệ, bảo trì đường bộ mỗi bên 2m, lộ giới là 45m.
+ Trong giai đoạn đến 2020 và định hướng đến 2025: Tập trung cứng hóa các tuyến mặt đường đất và cấp phối sỏi đỏ, các tuyến mặt nhựa và bê tông xi măng chất lượng tốt thì duy tu bảo dưỡng thường xuyên. Khi nguồn vốn còn nhiều khó khăn và hạn chế thì các tuyến đường huyện sẽ được đầu tư trước cấp V, mặt nhựa (BTXM), rộng 5,5m, nên 7,5m và cấp VI, mặt nhựa (bê tông xi măng), rộng 3,5m, nền 6,5m.
+ Kết cấu mặt đường: Bê tông nhựa; cầu trên tuyến có tải trọng từ 0,5HL93 đến 0,65HL93 và bề rộng toàn cầu từ 7,0m đến 9,0m.
(Chi tiết được thể hiện trong Phụ lục 1 kèm theo)
- Hệ thống đường xã quản lý:
+ Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới đường bộ Quốc gia - đường tỉnh - đường huyện, sẽ phát triển mạng lưới đường xã đủ về số lượng, đạt quy mô, đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội - toàn tỉnh (chủ yếu là nhu cầu đi lại và vận tải nhẹ).
+ Quy hoạch đến 2030, các tuyến đường xã đạt tiêu chuẩn cấp V, mặt nhựa hoặc bê tông xi măng, rộng 5,5m, nền 7,5m, hành lang an toàn mỗi bên 9m, phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ mỗi bên 1m, lộ giới tối thiểu 29m. Trong giai đoạn đến 2020, khi nguồn vốn còn nhiều khó khăn và hạn chế thì các tuyến đường xã sẽ được đầu tư trước cấp VI, mặt nhựa (bê tông xi măng), rộng 3,5m, nền 6,5m. Riêng lộ giới cắm trước theo tiêu chuẩn cấp V là 29m.
- Hệ thống đường đô thị: Hệ thống đường đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sẽ được đầu tư phát triển theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 104 : 2007 về Đường đô thị - yêu cầu thiết kế trên cơ sở quy hoạch xây dựng các khu đô thị, thị trấn, thị tứ đã được phê duyệt.
- Quy hoạch công trình cầu:
+ Các công trình cầu trên địa bàn tỉnh được xây mới có kết cấu bê tông cốt thép hoặc bê tông dự ứng lực: cầu đường tỉnh: Tải trọng tối thiểu là HL93; Cầu đường huyện: Tải trọng tối thiểu là 0,5HL93.
+ Tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư các cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối giao thông và phát triển kinh tế - khu vực như: Cầu thay thế phà Cát Lái, cầu nối Quận 2 và Nhơn Trạch, cầu trên tuyến tránh Biên Hòa kết nối với Bình Dương, cầu An Hảo, cầu đường từ Quận 9 qua Nhơn Trạch (tuyến Vành đai 3), cầu Tà Lài,...
- Hệ thống bến xe: Bến xe cần phải đảm bảo diện tích tối thiểu và các bộ phận phục vụ cần thiết theo tiêu chuẩn của từng loại bến xe theo “Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 6/8/2013 của Bộ Giao thông Vận tải Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ”.
(Chi tiết theo Phụ lục 2 kèm theo).
- Hệ thống bãi đỗ xe: Xây dựng 21 điểm đỗ xe với diện tích tối thiểu mỗi bãi đổ khoảng 1.000m2; Trong đó xây dựng gara cao tầng tại các trung tâm khu đô thị, bãi đậu xe tại các khu du lịch, trung tâm thương mại tại TP. Biên Hòa và đô thị Long Thành.
- Tổng kho trung chuyển: Theo Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 12/01/2011 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 Khu vực Tổng kho trung chuyển Miền Đông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Hệ thống cảng ICD: Cập nhật theo Quyết định số 1140/QĐ-UBND ngày 24/4/2014 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch mạng lưới hệ thống kho cảng ICD trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Hệ thống trạm dừng chân: Đối với trạm dừng chân trên Quốc lộ cập nhật theo Quyết định số 2753/QĐ-BGTVT ngày 10/9/2013 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên Quốc lộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Đối với trạm dừng chân trên đường tỉnh: Khi ĐT. Long Thành - Cẩm Mỹ - Xuân Lộc được xây dựng xong, xem xét bố trí 01 trạm dừng chân trên tuyến nhằm phục vụ dòng phương tiện lưu thông.
b) Quy hoạch giao thông đường sắt
- Tuyến đường sắt Bắc - Nam: (Cập nhật theo Quyết định 214/QĐ-TTg ngày 10/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ) Nâng cấp, hiện đại hóa để đạt tốc độ chạy tàu bình quân đạt 80 - 90km/h với tàu khách và 50 - 60km/h đối với tàu hàng.
- Tuyến đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng (Sài Gòn): Tuyến dài 41 km, điểm đầu Ga Trảng Bom (Km 1678+644 theo lý trình của đường sắt Thống Nhất hiện hữu) thuộc xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai; Điểm cuối Ga Sài Gòn (Km 1724+712 tương ứng với Km 1726+200 lý trình của đường sắt thống nhất hiện hữu) thuộc phường (9, 10), quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng đoạn từ ga Trảng Bom đến ga Dĩ An đường sắt đôi, điện khí hóa, khổ 1.435mm; đoạn từ ga Dĩ An đến ga Sài Gòn, đoạn đi theo hướng tuyến của đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh đường sắt đôi, khổ 1.435mm.
- Tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu: Tuyến dài 107km, điểm đầu, đối với vận chuyển hàng hóa tại ga Trảng Bom (tương ứng Km 1677+886 đường sắt Thống Nhất) thuộc xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom; đối với vận chuyển hành khách tại ga Biên Hòa mới (Km0+00) thuộc xã An Hòa. Điểm cuối tại ga Thị Vải (Km45+540) thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đầu tư quy mô đường sắt đôi, điện khí hóa, khổ 1435mm, thực hiện trong giai đoạn từ nay đến 2020.
- Tuyến đường sắt cao tốc Hồ Chí Minh - Nha Trang: Từ ga Thủ Thiêm, phường An Phú, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh; kết thúc tại ga Nha Trang (Khánh Hòa). Chiều dài toàn tuyến là 366km, quy mô đường sắt đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa.
- Tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Sân bay Quốc tế Long Thành: Tuyến dài 37,35km, điểm đầu ga Thủ Thiêm (Km0+00) thuộc phường An Phú, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh; điểm cuối ga Cảng hàng không Quốc tế Long Thành (được bố trí tích hợp trong nhà ga hàng không). Quy mô, xây dựng đường sắt đôi, khổ 1.435mm, đường sắt trên cao, điện khí hóa, hoàn thành trước 2020.
- Tuyến đường sắt liên cảng kết nối các khu công nghiệp đô thị Nhơn Trạch: Theo quy hoạch xây dựng đô thị Nhơn Trạch, tuyến chạy song song đường Liên cảng Nhơn Trạch kết nối các cảng trên sông Nhà Bè, Sông Đồng Tranh và sông Thị Vải ra tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu.
- Xây dựng đường sắt đô thị:
+ Tuyến kết nối thành phố Biên Hòa với thành phố Hồ Chí Minh: Hiện nay, TP.Hồ Chí Minh đang xây dựng tuyến Metro số 1 từ Bến Thành đến Suối Tiên, vì vậy nghiên cứu kéo dài tuyến Metro số 1 thêm khoảng 13,5km từ ga Suối Tiên đến ngã 3 Chợ Sặt.
+ Tuyến dọc theo Sông Cái - Sông Đồng Nai tại TP.Biên Hòa: Tuyến bắt đầu từ khu vực cầu Hóa An (Quốc lộ 1K) chạy dọc theo sông Cái đến ngã tư Vũng Tàu, sau đó chạy dọc theo sông Đồng Nai đến ranh Biên Hòa và Long Thành rẽ trái đi song song với ĐT.777 (Chất Thải Rắn) đến giao Quốc lộ 51.
c) Quy hoạch giao thông đường thủy nội địa
- Mạng lưới tuyến do Trung ương quản lý
- Hệ thống đường thủy nội địa trên địa bàn của tỉnh do Trung ương quản lý gồm có 4 tuyến với tổng chiều dài là 128,8km. (quy hoạch chi tiết xem trong Phụ lục 3 kèm theo).
- Mạng lưới tuyến do tỉnh quản lý
Hệ thống đường thủy nội địa do tỉnh quản lý gồm 13 tuyến với tổng chiều dài 114,8km. Quy hoạch cải tạo luồng tuyến duy trì đạt tiêu chuẩn cấp III.
(Chi tiết Phụ lục 3 kèm theo)
- Luồng tuyến vận tải nội địa
Tuyến cảng Sài Gòn - Hiếu Liêm (sông Đồng Nai), dài khoảng 90km. Tiếp tục phá đá ngầm và thanh thải chướng ngại vật trên luồng, thay thế các cầu đường bộ có tĩnh không chưa tương ứng với cấp sông quy hoạch; đạt cấp III.
Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), dài khoảng 53km, tiêu chuẩn cấp I cho sông Đồng Nai và cấp II cho sông Sài Gòn.
Kênh Chợ Gạo, dài khoảng 28,5km từ sông Vàm Cỏ (tỉnh Đồng Nai) đến sông Tiền (tỉnh Tiền Giang). Hoàn thành nâng cấp, cải tạo, nạo vét lòng sông cấp II.
- Quy hoạch cảng thủy nội địa
Căn cứ theo Quyết định 1108/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2013 của Bộ Giao thông Vận tải về phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng Đường thủy nội địa khu vực phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch bến thủy nội địa
Đối với khu vực huyện Vĩnh Cửu: Đây là khu vực tập trung nguồn vật liệu xây dựng chính của tính nên phát triển các bến thủy nội địa chuyên về vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện;
Đối với khu vực TP. Biên Hòa, Long Thành và Nhơn Trạch: Chủ yếu phục vụ vận chuyển hàng hóa của các khu, cụm công nghiệp, phát triển các bến thủy nội địa chuyên về thu gom tập kết và luân chuyển hàng hóa khu - cụm công nghiệp;
Đối với các khu vực còn lại: Do điều kiện khó khăn về địa hình và dòng chảy nến sẽ tùy theo nhu cầu thực tế sẽ bố trí các bến thủy nội địa phù hợp với địa hình và nhu cầu của mỗi nơi nhằm tăng khả năng phục vụ hàng hóa trên địa bàn tỉnh.
d) Quy hoạch cảng hàng không
Cảng hàng không quốc tế Long Thành (cửa ngõ đường hàng không vào Việt Nam cho khu vực Đông Nam Á và thế giới); Diện tích đất sân bay vào khoảng 5.000 ha thuộc địa phận huyện Long Thành. Xây dựng cảng hàng không quốc tế đạt cấp 4F (4F theo phân cấp của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO)), có khả năng tiếp nhận 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm, và các loại máy bay lớn A380-800, A380F. Dự án được xây dựng trong 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 đến năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.
đ) Quy hoạch các cảng biển, luồng hàng hải
- Luồng vào cảng: Nghiên cứu chỉnh trị và cải tạo nâng cấp hệ thống luồng hàng hải đảm bảo cho tàu ra vào thuận lợi và đồng bộ với quy mô cảng bến.
- Quy hoạch cảng biển:
Cập nhật theo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (nhóm 5), Điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt;
(Chi tiết theo Phụ lục 4 đính kèm).
e) Quy hoạch nút giao
Việc bố trí nút giao phải phù hợp với thiết kế tuyến và địa hình khu vực tuyến đi qua, đảm bảo phương tiện lưu thông thuận lợi và an toàn.
(Chi tiết theo Phụ lục 5 kèm theo).
3. Quỹ đất dành cho giao thông
Quỹ đất dành cho phát triển giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai theo Quy hoạch đến năm 2030 như sau:
Bảng 3.1. Quỹ đất dành cho xây dựng giao thông
Stt | Tổng hợp quỹ đất | Đơn vị | Tổng đến 2030 |
1 | Đường bộ | Ha | 14.315,60 |
2 | Đường thủy | Ha | 846,37 |
3 | Bến bãi đường bộ | Ha | 173,80 |
4 | Cảng bến đường thủy | Ha | 1.290,30 |
5 | Bến, bãi đỗ xe | Ha | 27,99 |
6 | Đường sắt | Ha | 891,58 |
7 | Sân bay | Ha | 5.000,00 |
| Tổng quỹ đất | Ha | 22.545,64 |
Bảng 3.2. Quỹ đất dành cho xây dựng giao thông theo giai đoạn
Stt | Công trình | Hiện trạng | Bổ sung | Tổng quỹ đất (ha) | |
Đến 2020 | Đến 2030 | ||||
1 | Đường bộ | 7.029,59 | 4.957,56 | 2.328,45 | 14.315,60 |
2 | Đường thủy | 846,37 |
|
| 846,37 |
3 | Cảng bến đường bộ | 112,97 |
| 60,83 | 173,80 |
4 | Cảng bến đường thủy | 838,70 |
| 451,61 | 1.290,30 |
5 | Bãi đỗ xe | 9,30 | 8,91 | 9,78 | 27,99 |
6 | Đường sắt | 238,40 | 188,61 | 464,58 | 891,58 |
7 | Sân bay | - | 5.000,00 |
| 5.000,00 |
| Tổng quỹ đất | 9.075,32 | 10.155,08 | 3.315,24 | 22.545,64 |
4. Nhu cầu vốn và phân kỳ vốn đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển theo quy hoạch giao thông vận tải của tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 khoảng 32.304,3 tỷ đồng. Cụ thể như sau:
Bảng 4.1 Tổng hợp nguồn vốn đầu tư đến 2030
Stt | Hạng mục | Tổng (Tỷ) |
| Tổng | |
Đến 2020 | 2021-2025 | 2026-2030 |
| ||
A | Đường bộ | 5.952,5 | 8.017,3 | 5.542,4 | 19.512,1 |
1 | Hệ thống đường tỉnh | 2.005,5 | 3.091,4 | 780,2 | 5.877,1 |
1.1 | Ngân sách tỉnh | 706,7 |
|
|
|
1.2 | BOT | 1.298,8 |
|
|
|
2 | Hệ thống đường huyện | 2.306,0 | 2.882,0 | 3.047,5 | 8.235,5 |
3 | Hệ thống cầu | 264,8 | 945,2 | 1.006,1 | 2.216,1 |
4 | GPMB | 1.114,5 | 724,4 | 405,7 | 2.244,6 |
5 | Bến xe | 258,0 | 372,0 | 300,0 | 930,0 |
6 | Cắm mốc lộ giới | 3,7 | 2,2 | 2,8 | 8,7 |
B | Công trình khác | 5.486,0 | 4.649,8 | 2.656,5 | 12.792,2 |
1 | Hệ thống ĐTNĐ | 370,5 | 463,1 | 555,7 | 1.389,3 |
2 | Hệ thống cảng bến đường thủy | 990,0 | 1.237,5 | 1.138,5 | 3.366,0 |
3 | GPMB đường sắt | 70,73 | 87,11 | 87,11 | 244,9 |
4 | GPMB hàng không | 4.054,75 | 2.862,07 | 875,21 | 7.792,0 |
| Tổng | 11.438,4 | 12.667,0 | 8,198,9 | 32.304,3 |
Ghi chú: Kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng được tính toán sơ bộ dựa trên Quyết định số 64/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Quy định về giá các loại đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015-2019.
Trong đó:
a) Giai đoạn đến 2020
- Đối với hệ thống đường tỉnh: Nâng cấp mở rộng và kéo dài các tuyến đường tỉnh hiện hữu lần lượt là 245,8km và 56,0km.
- Đối với hệ thống đường huyện: Khối lượng nâng cấp và mở mới theo quy hoạch lần lượt là 435,3km và 118,0km.
- Đối với hệ thống bến xe: Đầu tư xây dựng các bến xe đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp VI;
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư: Khoảng 11.438,4 tỷ đồng, trung bình hàng năm cần khoảng 2.287,7 tỷ đồng.
b) Giai đoạn 2021 - 2025
- Đối với hệ thống đường tỉnh: Nâng cấp mở rộng và kéo dài các tuyến đường tỉnh hiện hữu lần lượt là 105,3km và 107,0km.
- Đối với hệ thống đường huyện: Khối lượng nâng cấp và mở mới theo quy hoạch lần lượt là 309,5km và 220,6km.
- Đối với hệ thống bến xe: Đầu tư xây dựng các bến xe đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp VI;
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư: Khoảng 12.667,0 tỷ đồng, trung bình hàng năm cần khoảng 2.533,4 tỷ đồng.
c) Giai đoạn 2026 - 2030
- Đối với hệ thống đường tỉnh: Nâng cấp mở rộng các tuyến đường tỉnh là 162,0km.
- Đối với hệ thống đường huyện: Khối lượng nâng cấp và mở mới theo quy hoạch lần lượt là 560,0km và 169,9km.
- Đối với hệ thống bến xe: Đầu tư xây dựng các bến xe đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp VI;
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư: Khoảng 8.198,9 tỷ đồng, trung bình hàng năm cần khoảng 1.639,8 tỷ đồng.
5. Danh mục công trình ưu tiên: (Chi tiết Phụ lục 6 kèm theo)
1. Giải pháp, chính sách quản lý quy hoạch
a) Căn cứ quy hoạch được duyệt, Sở Giao thông vận tải sẽ xây dựng kế hoạch ngắn và trung hạn cho việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh.
b) Cần thiết triển khai công tác quy hoạch giao, thông trên địa bàn các huyện, thành phố để đảm bảo khả năng nối kết và giao thông thông suốt từ tỉnh đến huyện, từ huyện đến xã; phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển các ngành kinh tế - xã hội của tỉnh;
c) Ngành Giao thông vận tải cần phối hợp chặt chẽ với các ban ngành chức năng của tỉnh trong quá trình đầu tư mạng lưới đường bộ đặc biệt là các tuyến đường ở khu vực ven rừng phòng hộ, khu vực sinh thái…
2. Giải pháp, chính sách về vốn
Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư: Vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, vốn ODA, vốn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác. Khuyến khích các cá nhân, tổ chức, thành phần kinh tế triển khai thực hiện các dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP.
3. Giải pháp, chính sách đảm bảo trật tự, an toàn giao thông
Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật an toàn giao thông, bảo vệ công trình giao thông. Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm theo các quy định hiện hành. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo lưu thông.
4. Giải pháp, chính sách về khoa học công nghệ mới
a) Những tuyến đường được nâng cấp, xây dựng mới phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định tại TCVN 4054-2005;
b) Sử dụng vật liệu tại chỗ là chính, chú trọng áp dụng vật liệu mới, công nghệ mới phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương;
c) Áp dụng các công nghệ thi công hiện đại (thi công cầu BTDƯL bằng công nghệ đúc hẫng, công nghệ cọc khoan nhồi đường kính lớn,..,);
d) Tích cực và mạnh dạn áp dụng các công nghệ khoa học tiên tiến trong công tác nâng cấp, cải tạo cầu đường, làm đường mới, xử lý những nơi nền đường, mặt đường hay bị lũ, xử lý chống sụt ta luy đường.
5. Giải pháp, chính sách phát triển nguồn nhân lực:
a) Thực hiện chương trình và mở rộng hình thức đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân lành nghề;
b) Mở rộng các hình thức đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài, đào tạo theo trường lớp và tự đào tạo;
c) Áp dụng chế độ tuyển dụng công khai thông qua thi tuyển, thử việc;
d) Thực hiện việc áp dụng chế độ ưu đãi đối với người lao động duy tu bảo dưỡng kết cấu hạ tầng giao thông ở các vùng sâu, vùng xa....;
6. Giải pháp, chính sách về tổ chức quản lý, cải cách hành chính:
a) Sắp xếp lại các đơn vị quản lý theo mô hình chức năng, phân định rõ chức năng quản lý của từng đơn vị.
b) Đổi mới quản lý hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải bằng phương pháp ứng dụng tin học và tiêu chuẩn quốc tế (ISO); tăng cường công tác quản lý quy hoạch giao thông vận tải.
Điều 2. Các mục tiêu, quy mô xác định trong Quy hoạch này là căn cứ để UBND tỉnh và các ngành chức năng xem xét, cụ thể hóa trong các kế hoạch 05 năm và hàng năm của địa phương.
Điều 3. Giao trách nhiệm cho các Ngành liên quan và địa phương
1. Sở Giao thông vận tải
a) Chịu trách nhiệm công bố và triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
b) Là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành tổ chức thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
c) Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành liên quan trong tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện các loại quy hoạch tiếp theo trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành liên quan rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai.
b) Tranh thủ nguồn vốn Trung ương và ưu tiên các nguồn vốn địa phương để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông kết nối liên vùng.
c) Lập danh mục các dự án, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong nước và quốc tế để thu hút huy động các nguồn lực để xây dựng hạ tầng phát triển vùng.
3. Sở Tài Nguyên và Môi Trường
a) Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 phải tích hợp Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai, Quy hoạch chung các đô thị được phê duyệt.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường đô thị, các khu công nghiệp; theo dõi, kiểm tra, giám sát các dự án đảm bảo các quy định về môi trường.
4. Sở Xây dựng
a) Lập quy hoạch xây dựng vùng và các trung tâm đô thị phải tích hợp Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai và Quy hoạch chung các đô thị được phê duyệt.
b) Chủ trì, phối hợp các Sở ngành liên quan trong tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện các loại quy hoạch xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đẩy nhanh quá trình hình thành đô thị, điểm dân cư nông thôn.
5. Sở Công Thương
a) Triển khai lập quy hoạch phát triển điện lực, thương mại, khu, cụm công nghiệp, xăng dầu... của tỉnh dựa trên Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai được duyệt để đảm bảo đủ nhu cầu điện trong tương lai.
b) Tập trung chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư khu công nghiệp đẩy nhanh tiến độ thi công hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.
6. Các Sở, ngành khác:
Triển khai, thực hiện các quy hoạch của ngành trên cơ sở tính toán đến Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai đã được duyệt.
7. UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa:
a) Triển khai Quy hoạch giao thông vận tải cấp huyện để cụ thể hóa Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh, làm cơ sở quản lý quy hoạch và kêu gọi đầu tư trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.
b) Triển khai điều chỉnh quy hoạch chung và quy hoạch mới các đô thị mới trên địa bàn huyện phù hợp với tính chất, quy mô dân số Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai.
c) Phối hợp với các ngành tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, tuyên truyền, quảng bá, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế tham gia thực hiện quy hoạch.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tài chính, Xây dựng, Công Thương; thủ trưởng các sở, ban ngành có liên quan và chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 15/2022/NQ-HĐND về điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
- 2Quyết định 2728/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động tại Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc
- 3Quyết định 875/QĐ-UBND năm 2023 về điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 (Điều chỉnh cục bộ quy hoạch)
- 1Luật Đường sắt 2005
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 4Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5Luật giao thông đường bộ 2008
- 6Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 7Quyết định 1587/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, vùng lân cận giai đoạn 2010 - 2020 và định hướng phát triển sau năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 8Thông tư 02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh do Bộ Giao thông vận tải - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 9Quyết định 1108/QĐ-BGTVT năm 2013 phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng Đường thủy nội địa khu vực phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Thông tư 18/2013/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 11Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 12Quyết định 2753/QĐ-BGTVT năm 2013 phê duyệt Quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên quốc lộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 13Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 14Quyết định 64/2014/QĐ-UBND quy định về giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015-2019
- 15Quyết định 214/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 17Quyết định 2288/QĐ-BGTVT năm 2015 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 18Thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 11/2010/NĐ-CP về quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 19Nghị quyết 40/2016/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 20Nghị quyết 15/2022/NQ-HĐND về điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
- 21Quyết định 2728/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động tại Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc
- 22Quyết định 875/QĐ-UBND năm 2023 về điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 (Điều chỉnh cục bộ quy hoạch)
Quyết định 615/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và định hướng chiến lược phát triển đến năm 2030
- Số hiệu: 615/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/03/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Trần Văn Vĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực