Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2728/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 12 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI VĨNH PHÚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23/11/2009;

Căn cứ các Nghị quyết ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII: Nghị quyết số 19/NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường công tác dân số trong tình hình mới;

Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 10/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2035;

Căn cứ Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 11/3/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2035;

Căn cứ Thông báo số 275/TB-UBND ngày 28/12/2022 của UBND tỉnh thông báo kết quả phiên họp UBND tỉnh tháng 12/2022;

Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 250/TTr-SYT ngày 23/12/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động tại Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc”.

Điều 2. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Bảo hiểm xã hội tỉnh, UBND huyện Bình Xuyên; Giám đốc Bệnh viện Giao thông vận tải và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Việt Văn

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2728/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

Phần thứ nhất

CƠ SỞ VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở Chính trị

Nghị quyết số 18/NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;

Nghị quyết số 19/NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác dân số trong tình hình mới;

Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 10/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2035.

2. Cơ sở Pháp lý

Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới;

Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập;

Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý, viên chức;

Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện các dịch vụ theo gói dịch vụ Y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở;

Thông tư 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám – chữa bệnh;

Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Quyết định số 4888/QĐ-BYT ngày 18/10/2019 của Bộ Y tế ban hành đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019 – 2025;

Căn cứ Quyết định số 3213/QĐ-UBND ngày 24/11/2021 của UBND tỉnh về việc tiếp nhận Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc;

Căn cứ Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 11/3/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2035;

Căn cứ Quyết định số 2220/QĐ-UBND ngày 22/11/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao đời sống công nhân, người lao động trong các cụm, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022-2026”.

3. Cơ sở thực tiễn

Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1967, trải qua 55 năm hình thành và phát triển với nhiều tên gọi và chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, năm 2021, Bệnh viện đã được bàn giao về tỉnh Vĩnh Phúc quản lý, trực thuộc Sở Y tế Vĩnh Phúc, thực hiện chức năng nhiệm vụ theo chỉ đạo của tỉnh cùng ngành y tế tỉnh Vĩnh Phúc trong công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân.

Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc là Bệnh viện hạng III, quy mô 210 giường bệnh kế hoạch, với 15 khoa, phòng. Hiện có 178 cán bộ (60% là cán bộ viên chức). Trong đó, số cán bộ có trình độ sau đại học chiếm 11,2%; số cán bộ có trình độ đại học chiếm 37,6%; số cán bộ cao đẳng chiếm 38,8%; còn lại 12% cán bộ trung cấp và trình độ khác.

Bệnh viện có vị trí nằm ở phía Đông Nam huyện Bình Xuyên, giáp ranh ba địa bàn huyện, thành phố: Phúc Yên, Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Mê Linh của thành phố Hà Nội. Tổng dân số của ba vùng này khoảng 500.000 người. Đây cũng là khu vực tập trung các khu công nghiệp lớn của tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội, nơi có một lượng lớn người lao động từ các tỉnh khác và người lao động nước ngoài sinh sống và làm việc. Bên cạnh đó, Bệnh viện Giao thông vận tải có vị trí địa lý tiếp giáp với khu đô thị Việt Đức Legend City, với diện tích 63ha, dự kiến năm 2024 bắt đầu có dân cư sinh sống tại đây với tổng số khoảng 8.000 người, bao gồm đủ các lứa tuổi và có mức sống tương đối cao. Do vậy, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân tại khu vực quanh Bệnh viện là rất lớn, yêu cầu chất lượng dịch vụ y tế cao và đa dạng, không chỉ trong công tác khám chữa bệnh thông thường mà còn về khám chữa bệnh y học cổ truyền và phục hồi chức năng.

Bệnh viện hiện đang hoạt động tại 3 cơ sở: Khu trung tâm Bệnh viện với diện tích 12.104,5 m2, diện tích sàn sử dụng 4.162 m2, gồm nhà làm việc hành chính và các khoa điều trị, nằm trên địa bàn thị trấn Đạo Đức – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc, thuộc trục đường chính của huyện Mê Linh; Khoa khám bệnh cơ sở 1 là toà nhà 03 tầng với diện tích 230 m2, nằm sát mặt đường Quốc lộ 2 khu vực phường Tiền Châu, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; khoa khám bệnh cơ sở 2 đặt tại thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

Hầu hết các hạng mục cơ sở hạ tầng của Bệnh viện đều được đầu tư, xây dựng từ những năm 1990, khi đó còn là Bệnh viện Điều dưỡng, vì vậy thiết kế khoa phòng theo chức năng hiện tại không còn phù hợp với mô hình của Bệnh viện đa khoa. Qua quá trình sử dụng, nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng. Từ trước năm 2021, Bệnh viện được Bộ Giao thông vận tải cấp một phần nhỏ kinh phí để duy tu, sửa chữa, tuy nhiên nguồn kinh phí này không đáp ứng đủ nhu cầu cải tạo cơ sở vật chất của đơn vị. Mặt khác, do đặc thù khoa khám bệnh có vị trí tách rời khuôn viên bệnh viện nên công tác khám ban đầu, thu dung điều trị bệnh nhân nội trú gặp rất nhiều khó khăn. Trang thiết bị của bệnh viện nghèo nàn nhưng phải bố trí phân tán tại nhiều cơ sở, gây hạn chế trong việc triển khai thực hiện danh mục kỹ thuật theo phân tuyến. Do đó, Bệnh viện cần có quy hoạch, được đầu tư xây dựng tổng thể, đảm bảo phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh cho nhân dân.

II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức lại Cục Giao thông vận tải thuộc Bộ Giao thông vận tải, điều chuyển 16 cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh về địa phương quản lý. Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc đã được bàn giao về tỉnh Vĩnh Phúc quản lý từ tháng 11 năm 2021.

Bệnh viện có quy mô 210 giường bệnh với 178 cán bộ, phần lớn cán bộ của Bệnh viện có hộ khẩu tại tỉnh Vĩnh Phúc. Công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện ngày càng được cải thiện, trung bình mỗi ngày khám 350-450 lượt bệnh nhân, số bệnh nhân điều trị nội trú khoảng 180-250 bệnh nhân/ngày, công suất sử dụng giường bệnh trung bình đạt 100-120%. Các bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện phần lớn là người dân thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng thu của Bệnh viện trung bình đạt từ 50-67 tỷ đồng/năm, trong đó thu từ khám – chữa bệnh chiếm khoảng 70-75%, thu dịch vụ khác chiếm khoảng 25-30%. Như vậy, tổng thu của Bệnh viện còn cao hơn một số Trung tâm Y tế tuyến huyện, thậm chí gấp đôi tổng thu của Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên và Tam Đảo. Chênh lệch thu chi đạt trung bình trên 10 tỷ đồng mỗi năm. Nhờ vậy, Bệnh viện đã thực hiện tự chủ 100% chi thường xuyên từ năm 2017 đến nay. Ngoài đảm bảo thu nhập theo hệ số lương nhà nước, Bệnh viện còn chi trả hỗ trợ thu nhập tăng thêm cho cán bộ trung bình 2 – 2,5 triệu đồng/tháng. Bệnh viện đã tạo việc làm và ổn định cuộc sống cơ bản cho các cán bộ nhân viên y tế.

Đặc biệt, do vị trí địa lý cách xa 02 Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 15km, nên bệnh nhân các khu vực Bình Xuyên, Phúc Yên, Hà Nội đều ưu tiên lựa chọn Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc để đến khám và điều trị các bệnh lý về Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng. Hiện tại, số giường bệnh kế hoạch của 02 khoa này là 60 giường, số giường thực kê là 90 giường, chiếm gần 30% tổng số giường kế hoạch của Bệnh viện. Công suất sử dụng giường bệnh hai khoa này trung bình đạt 120 – 130%; tổng thu bình quân của khoa Y học cổ truyền đạt 4,5 tỷ đồng/năm, khoa Phục hồi chức năng đạt 3,8 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, song song với phát triển kinh tế, đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì ngành y tế lại đứng trước những thách thức mới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì một số bệnh có nguy cơ mắc cao ở Việt Nam như: bệnh lý chuyển hoá không lây nhiễm, bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, thận – tiết niệu, cơ xương khớp, chấn thương, mắt, rối loạn tâm thần kinh và một số bệnh hiểm nghèo như: các loại ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vú, ung thư dạ dày... có xu hướng tăng dần. Nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ giúp giảm chi phí và gánh nặng cho xã hội. Các thống kê cũng cho thấy, một số bệnh lý chuyển hóa ngày cảng trẻ hóa tuổi đời mắc phải. Vì vậy, ngoài nhiệm vụ nâng cao chất lượng điều trị thì vai trò của việc nâng cao sức khỏe, phòng bệnh tốt và phục hồi chức năng trong công tác chăm sóc sức khỏe ngày càng quan trọng. Đặc biệt khu vực Phúc Yên – Bình Xuyên – Mê Linh là khu vực đông dân số và tập trung các khu công nghiệp lớn, độ tuổi người lao động chiếm hơn 70% nên nhu cầu nâng cao sức khỏe và phòng bệnh, sàng lọc bệnh lớn, đồng thời cũng có yêu cầu cao về tính chất lượng – đa dạng – tiện tích trong tiếp cận dich vụ khám – chữa bệnh. Để phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại đây, cần xây dựng hệ thống phòng bệnh vững chắc đi đôi với hệ thống khám, chữa bệnh. Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc là đơn vị đã hoạt động lâu năm, có truyền thống, năng lực chăm sóc sức khỏe cho người lao động của khu vực này. Mỗi năm Bệnh viện thực hiện 30.000 – 40.000 lượt khám, là đối tác nhiều năm của một số tập đoàn, công ty quy mô lớn, có trụ sở tại nhiều tỉnh như Toyota, Honda, Piaggo,... Do đó cần tận dụng cơ hội – lợi thế, đầu tư và phát triển bệnh viện góp phần phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc nói chung cũng như của khu vực thành phố Phúc Yên và huyện Bình Xuyên nói riêng.

Bên cạnh đó, bệnh viện có vị trí giáp ranh với thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 30 – 40 km. Đây là vị trí thuận lợi để triển khai mô hình bệnh viện vệ tinh, thu dung số lượng lớn bệnh nhân sau điều trị cấp tính ở các Bệnh viện tuyến trên, chuyển về điều trị và phục hồi chức năng ở Bệnh viện tuyến dưới. Từ đó, giảm thiểu chi phí và thời gian điều trị cho bệnh nhân, đồng thời giảm gánh nặng cho các Bệnh viện tuyến trên.

Hiện nay, trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước cũng như địa phương đã chỉ đạo và có nhiều chủ trương, chính sách đổi mới phát triển y tế. Quan điểm chỉ đạo của UBND tỉnh trong Đề án “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Vĩnh Phúc gia đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2035” nêu rõ việc cần phải phát triển hệ thống y tế đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chủ trương đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng, công nghệ số và công nghệ thông tin; thu hút và đào tạo, đào tạo lại nhân lực trong giai đoạn đầu, tạo điều kiện thuận lợi, tạo đà để những năm tiếp theo thuận lợi phát triển, giai đoạn sau đầu tư củng cố sâu và phát triển các hoạt động chuyên môn kỹ thuật đã triển khai đạt mục tiêu đề ra mức khá, 10 năm sau mức tốt. Mục tiêu chung là nâng cao sức khỏe cả về sức khỏe thể chất, tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người dân. Xây dựng hệ thống phòng bệnh vững chắc đi đôi với hệ thống khám – chữa bệnh. Trong đó, bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc thuộc nhóm chỉ tiêu phát triển quy mô, mạng lưới cơ sở khám – chữa bệnh do tỉnh quản lý.

Từ những căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn nêu trên, việc ban hành Đề án “Phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động tại Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc” để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân và công nhân lao động thuộc các doanh nghiệp là rất cần thiết, làm tăng thêm lợi thế cạnh tranh để thu hút các nhà đầu tư, đúng với sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh về việc tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI VĨNH PHÚC

I. THỰC TRẠNG BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI VĨNH PHÚC

1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

1.1. Vị trí chức năng:

Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc là Bệnh viện đa khoa hạng III, là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Vĩnh Phúc, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế Vĩnh Phúc, có chức năng khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được hưởng các chế độ theo quy định của Pháp luật, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của Pháp luật, có trụ sở đặt tại xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (cơ sở chính) và phường Tiền Châu, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (khoa khám bệnh cơ sở 1).

1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

1.2.1. Xây dựng trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm, các chương trình, dự án của bệnh viện.

1.2.2. Tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ và các nhiệm vụ khác của bệnh viện sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.2.3. Tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, các quy chế quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ y tế; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ thuộc thẩm quyền.

1.2.4. Khám bệnh - Chữa bệnh

a. Thực hiện cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo quy định của cấp có thẩm quyền và giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cho các trường hợp bệnh nhân tự đến, bệnh nhân được chuyển tuyến, bệnh nhân do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chuyển về để tiếp tục theo dõi điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng; thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phục vụ cho hoạt động chuyên môn, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện và nhu cầu của người bệnh; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm và an toàn bức xạ theo quy định.

Tổ chức chuyn tuyến bệnh nhân lên tuyến trên với những trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của bệnh viện.

b. Tổ chức khám sức khỏe và cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và khám cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho người lái xe theo quy định của Pháp luật.

c. Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám định pháp y khi Hội đồng Giám định y khoa địa phương hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

d. Tập trung các nguồn lực đổi mới tổ chức, đổi mới hình thức cung cấp dịch vụ y tế phù hợp để cung cấp những dịch vụ y tế chất lượng cao theo nhu cầu của xã hội.

1.2.5. Phục hồi chức năng - Vật lý trị liệu

a. Tổ chức Phục hồi chức năng cho những người mắc bệnh mạn tính, bệnh nghề nghiệp, người sức khoẻ yếu sau khi điều trị cấp tính và những người có nhu cầu phục hồi chức năng khác.

b. Lựa chọn các phương pháp điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng thích hợp, kết hợp dinh dưỡng, sử dụng thuốc hợp lý và có đủ các chỉ số đánh giá về chức năng cho người bệnh khi vào và ra viện.

1.2.6. Công tác y tế dự phòng

a. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ lao động và môi trường trên các lĩnh vực: Quản lý, xây dựng mạng lưới y tế cơ sở; xây dựng kế hoạch quản lý vệ sinh lao động, vệ sinh dịch tễ, quản lý bệnh nghề nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Kiểm định môi trường lao động, vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, tiêm vắc xin phòng bệnh, phun thanh khiết môi trường. Thực hiện các chương trình y tế cho các tổ chức, đơn vị có nhu cầu.

b. Phối hợp với Trung tâm Giám định y khoa của tỉnh khám giám định bệnh nghề nghiệp, thương tật, tai nạn lao động để lập hồ sơ bệnh án trong các lĩnh vực bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, suy giảm sức khỏe để trình Hội đồng giám định y khoa tỉnh Vĩnh Phúc xem xét giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn và các đối tượng khác khi có yêu cầu.

c. Triển khai thực hiện các dự án, chương trình y tế ở địa phương theo phân công, phân cấp của Sở Y tế. Thực hiện công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về y tế; tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe về y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.

1.2.7. Đào tạo cán bộ y tế.

a. Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học y tế. Là cơ sở thực hành chuyên môn trong đào tạo khối ngành sức khỏe và hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

 b. Thực hiện đào tạo liên tục cho đội ngũ viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định. Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn trong bệnh viện.

1.2.8. Nghiên cứu khoa học.

a. Tổ chức thực hiện, đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học tại Bệnh viện. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

b. Tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học về khám chữa bệnh, về y học dự phòng và các chuyên ngành có liên quan cấp tỉnh và cấp cơ sở.

c. Nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp điều trị theo hướng kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc khác.

1.2.9. Chỉ đạo tuyến: Lập kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị y tế cơ sở, thực hiện các chương trình y tế và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các đơn vị trên địa bàn và các tổ chức khác khi có nhu cầu.

1.2.10. Hợp tác quốc tế

Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về lĩnh vực y tế theo quy định của pháp luật.

1.2.11. Quản lý kinh tế y tế - Tài chính.

a. Thực hiện việc quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả Ngân sách Nhà nước cấp, tài sản được giao và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.

b. Thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán công tác tài chính của đơn vị theo hướng tự chủ đảm bảo kinh phí chi thường xuyên, tiến tới tự chủ kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư theo lộ trình của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật.

c. Tạo thêm nguồn kinh phí để đầu tư nâng cấp Bệnh viện từ các nguồn vốn vay, xã hội hoá y tế và các nguồn dịch vụ y tế hợp pháp khác theo quy định của Pháp luật.

1.2.12. Công tác tổ chức

a. Trình Giám đốc Sở Y tế quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các khoa, phòng thuộc Bệnh viện.

b. Quản lý tổ chức bộ máy, sử dụng biên chế được duyệt theo quy định; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Bệnh viện.

1.2.13. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm đối với cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền của Bệnh viện. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực y tế đối với các khoa, phòng trong Bệnh viện.

1.2.14. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.

1.2.15. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Giám đốc Sở Y tế và theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức bộ máy, nhân lực, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị:

2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân lực:

a. Các phòng chức năng:

(1) Phòng Kế hoạch tổng hợp

(2) Phòng Tổ chức - Hành chính

(3) Phòng Tài chính kế toán

(4) Phòng Điều dưỡng

b. Các khoa chuyên môn:

(1) Khoa Khám bệnh.

(2) Khoa Khám bệnh cơ sở 2

(3) Khoa Hồi sức cấp cứu - Lọc máu

(4) Khoa Nội tổng hợp

(5) Khoa Ngoại tổng hợp

(6) Khoa Phụ sản

(7) Khoa Nhi

(8) Liên chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Răng - Hàm - Mặt, Mắt

(9) Khoa Y học cổ truyền

(10) Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng

(11) Khoa Dược và Trang thiết bị y tế

c. Nhân lực:

Tổng số viên chức và lao động hợp đồng của đơn vị hiện có là 178 người:

*Viên chức: 108 người, trong đó:

Viên chức hạng II: 03 người

Viên chức hạng III: 46 người

Viên chức hạng IV: 59 người

*Lao động hợp đồng: 70 người, trong đó

Hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP: 16 người

Hợp đồng lao động làm chuyên môn nghiệp vụ: 54 người

* Về trình độ cán bộ:

+ Trình độ sau đại học: 20 người, chiếm tỷ lệ 11,23% trong tổng số (02 bác sĩ chuyên khoa II; 02 thạc sĩ, 12 bác sĩ chuyên khoa I, 01 dược sĩ chuyên khoa I, 01 thạc sĩ công nghệ thông tin, 01 thạc sĩ tài chính kế toán, 01 thạc sĩ quản lý kinh tế);

+ Trình độ đại học: 67 người, chiếm tỷ lệ 37,64% (27 bác sĩ, 04 dược sĩ, 21 điều dưỡng, 07 kỹ thuật viên, 08 người chuyên ngành khác);

+ Cao đẳng: 69 người, chiếm tỷ lệ 38,76% (51 điều dưỡng, 09 dược sĩ, 04 kỹ thuật viên, 05 chuyên ngành khác);

+ Trung cấp: 13 người, chiếm tỷ lệ 7,3% (02 y sĩ, 05 điều dưỡng, 03 nữ hộ sinh, 01 kỹ thuật viên);

+ Khác: 09 người, chiếm tỷ lệ 5,05%.

* Về chuyên ngành chuyên môn:

+ Bác sỹ: 43 người, chiếm tỷ lệ 24,16%

+ Dược sỹ: 10 người, chiếm tỷ lệ 5,61%

+ Y sỹ: 03 người, chiếm tỷ lệ 1,68%

+ Điều dưỡng: 75 người, chiếm tỷ lệ 42,13 %.

+ Hộ sinh: 03 người, chiếm tỷ lệ 1,68%.

+ Kỹ thuật viên: 12 người, chiếm tỷ lệ 6,74%.

+ Chuyên ngành khác: 32người, chiếm tỷ lệ 17,97%.

(Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo)

2.2. Cơ sở hạ tầng:

Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc có diện tích 15.934,5 m2; diện tích sàn sử dụng 4.992,22 m2. Bao gồm: Cơ sở chính là khu điều trị trung tâm thuộc huyện Bình Xuyên với diện tích 12.104,5 m2; khu khám bệnh cơ sở 1 nằm trên trục đường quốc lộ 2 thuộc thành phố Phúc Yên có diện tích 230m2.       Hầu hết các hạng mục cơ sở hạ tầng nhà cửa của bệnh viện đều được đầu tư, xây dựng từ những năm 1990, đến nay đã hơn 30 năm. Qua quá trình khai thác, sử dụng đã xuống cấp, hư hỏng. Từ trước năm 2021, Bệnh viện được ngân sách nhà nước cấp một phần kinh phí để cải tạo, sửa chữa nhưng kinh phí được cấp hạn chế, chỉ thực hiện cải tạo, sửa chữa nhỏ. Mặt khác, hệ thống các hạng mục công trình Bệnh viện được xây dựng theo mô hình cơ sở Điều dưỡng - Phục hồi chức năng, không phù hợp với mô hình Bệnh viện đa khoa, do đó Bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn trong công tác khám chữa bệnh, triển khai các kỹ thuật y tế cũng như đáp ứng nhu cầu người bệnh và theo kịp sự phát triển của các đơn vị y tế trong tỉnh Vĩnh Phúc.

Do vậy, để đảm bảo công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện, việc đầu tư xây mới các hạng mục đã xuống cấp để phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân là rất cần thiết.

(Chi tiết thực trạng cơ sở hạ tầng tại Phụ lục 02 kèm theo)

2.3. Trang thiết bị

Trong một thời gian dài, hệ thống y tế thuộc Cục y tế Giao thông vận tải chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức để phát triển. Từ năm 2017, các đơn vị y tế Giao thông vận tải trong đó có Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc đã thực hiện tự chủ 100% chi thường xuyên. Giai đoạn 2011-2020, Bệnh viện chỉ được cấp một phần kinh phí rất hạn chế cho đầu tư mua sắm, máy móc, trang thiết bị y tế thiết yếu, thông dụng, chủ yếu phục vụ cho công tác khám chữa bệnh thông thường theo mô hình Bệnh viện đa khoa hạng III. Mặt khác, các trang thiết bị hiện có của Bệnh viện qua nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, hỏng hóc thường xuyên, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh. Vì vậy, Bệnh viện hiện còn thiếu nhiều trang thiết bị, đặc biệt là các trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân.

(Chi tiết tại Phụ lục 03 kèm theo)

3. Kết quả hoạt động của Bệnh viện

Biểu 1. Kết quả thực hiện công tác khám chữa bệnh tại đơn vị:

Năm

Giường KH

Lượt khám

Điều trị nội trú (lượt người)

Công suất GB (%)

Kết quả chấm điểm chất lượng BV

2017

130

88.364

5.242

115.98

3.55

 

2018

170

106.550

7.134

106.46

3.58

 

2019

200

107.725

7.935

103.51

3.56

 

2020

200

103.348

7.439

93.91

3.57

 

2021

210

86.750

5.640

70.00

3.51

 

Ước cả năm 2022

210

104.463

7.000

85.00

3.52

 

 

Biểu 2. Kết quả thực hiện công tác Y học lao độngY tế dự phòng:

Năm

Khám SK định kỳ (lượt người)

Khám SK lái xe (lượt người)

Phun thanh khiết môi trường (m2)

Tiêm phòng vaccine (liều)

2017

20.904

695

110.000

13.959

2018

24.074

655

65.240

13.580

2019

31.571

720

107.504

13.938

2020

22.235

1.543

2.826.762

16.809

2021

26.687

1.243

256.071

613

Ước cả năm 2022

40.136

2.500

569.729

15.046

 

Biểu 3.Kết quả hoạt động tài chính của bệnh viện 5 năm gần đây:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Thu từ hoạt động khám – chữa bệnh

Thu khác (KSK, dịch vụ y tế)

Tổng thu

Tổng chi

Trích lập Quỹ PTSN của đơn vị

2017

34.365

11.308

45.673

33.681

3.563

2018

39.196

12.885

52.081

43.873

2.389

2019

41.928

14.999

56.927

51.825

2.461

2020

44.024

23.658

67.682

62.137

2.518

2021

45.124

9.445

54.569

47.876

3.404

Ước cả năm 2022

48.739

11.761

60.500

49.574

2.732

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được:

Sau khi được chuyển đổi mô hình hoạt động từ Bệnh viện Điều dưỡng – Phục hồi chức năng sang Bệnh viện đa khoa (năm 2006), mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Bệnh viện đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực hàng năm tăng dần theo yêu cầu, nhiệm vụ, quy mô hoạt động của đơn vị. Đội ngũ viên chức quản lý của đơn vị 100% có trình độ đại học và sau đại học, 100% lãnh đạo và cán bộ chủ chốt được đào tạo về lý luận chính trị và quản lý nhà nước, chuyên môn phù hợp chức danh nghề nghiệp vị trí việc làm. Bệnh viện rất chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tuyển dụng nhân lực, tăng từ 10 bác sỹ (năm 2011) lên 43 bác sỹ (năm 2021), trong đó có gần 40% bác sỹ có trình độ sau đại học. Đời sống của cán bộ, viên chức của Bệnh viện từng bước được cải thiện, đã có các bác sỹ trẻ mới ra trường xin về Bệnh viện làm việc. Từ năm 2015 đến năm 2020, Bệnh viện đã thành lập thêm 5 khoa, phòng mới để từng bước hoàn thiện mô hình Bệnh viện đa khoa hạng III và tiến tới nâng lên Bệnh viện đa khoa hạng II.

Chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nâng lên, Bệnh viện đã triển khai các kỹ thuật mới trong khám và điều trị bệnh, việc thực hiện các thủ thuật, xét nghiệm, cận lâm sàng ngày càng tăng.

Hệ thống khám chữa bệnh ngày càng được cải thiện, công tác khám chữa bệnh được củng cố và tăng cường cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực. Dịch vụ y tế được mở rộng và phát triển đa dạng, có chất lượng, người dân tiếp cận với dịch vụ y tế ngày càng thuận lợi hơn.

Về công tác tài chính: trong điều kiện hạn chế về kinh phí, cơ sở hạ tầng xuống cấp, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn còn thiếu nhiều nhưng đơn vị đã từng bước khắc phục khó khăn, xác định hướng phát triển của đơn vị trong từng giai đoạn, đầu tư có trọng điểm những lĩnh vực là thế mạnh của đơn vị, tạo nguồn thu cho đơn vị đảm bảo đời sống cán bộ nhân viên và kinh phí phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư, mua sắm thêm các trang thiết bị thiết yếu nhằm nâng cao hơn chất lượng khám, chữa bệnh. Trong 5 năm gần đây, nguồn thu sự nghiệp của đơn vị tăng dần qua từng năm, năm 2016 mức thu đạt 33,128 tỷ, năm 2020 mức thu đạt 67,682 tỷ (tăng 204% so với năm 2016). Năm 2021, do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, nguồn thu của bệnh viện giảm sút nhiều so với 2020, đạt 54,569 tỷ đồng, tuy nhiên đơn vị vẫn duy trì đảm bảo tiền lương và các chế độ ngoài lương cho người lao động.

2. Hạn chế, nguyên nhân:

2.1 Hạn chế:

- Cơ sở hạ tầng tại khoa khám bệnh chật hẹp, xuống cấp, lượng bệnh nhân đến khám đông, không có chỗ để phương tiện đi lại cho người bệnh, thiếu phòng để triển khai tăng số bàn khám. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh điều trị nội trú gặp một số hạn chế như thiếu tính liên hoàn giữa các khoa, buồng bệnh chật hẹp, nhiều chỗ ẩm mốc..., thiếu cơ sở hạ tầng để phát triển thêm các khoa, phòng mới. Do đặc thù về vị trí địa lý, cơ sở khám và cơ sở điều trị cách xa nhau, nên sự phối hợp giữa hoạt động khám – điều trị bệnh nhân còn gặp khó khăn. Đồng thời, trang thiết bị y tế không đồng bộ, nhiều thiết bị đã hết khấu hao, hỏng hóc liên tục làm ảnh hưởng tới quá trình khám chữa bệnh, Bệnh viện còn thiếu các trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Cơ sở vật chất nói chung và cơ sở để thực hiện khám – chữa bệnh, y học cổ truyền, phục hồi chức năng nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, chưa phát huy hết các lợi thế về vị trí địa lý, quang cảnh.

- Trong lĩnh vực y học lao động và y học dự phòng, Bệnh viện mới trang bị được các trang thiết bị, phương tiện cơ bản, chưa đủ để thực hiện khám sức khỏe toàn diện cho người lao động và khám bệnh nghề nghiệp cho cả 05 nhóm bệnh. Hiện tại, bệnh viện vẫn đang phải thuê trang thiết bị, phương tiện và nhân lực để thực hiện, đặc biệt trong các đợt cao điểm về khám sức khỏe, việc này làm giảm nguồn thu từ hoạt động khám y tế lao động, chưa phát huy tối đa lợi thế là đối tác chiến lược nhiều năm của các công ty, tập đoàn lớn.

- Nguồn nhân lực thực hiện khám, chữa bệnh: Thiếu cả về số lượng, chất lượng, mất cân đối giữa các khoa, phòng. Đội ngũ cán bộ viên chức Bệnh viện còn thiếu kiến thức chuyên sâu và kỹ năng quản lý hiện đại, như kiến thức phân tích, dự báo tình hình... Mặt khác, tinh thần tự học tập, rèn luyện, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ lý luận chính trị của một số cán bộ còn chưa cao, chưa thường xuyên, liên tục, thiếu tư duy và tác phong làm việc công nghiệp hiện đại.

- Công tác đào tạo, thu hút, đãi ngộ cho cán bộ y tế về làm việc tại đơn vị còn hạn chế, đặc biệt là nhân lực có trình độ cao.

- Công tác cải tiến và tổ chức quy trình khám bệnh, đảm bảo tính thuận lợi, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh vẫn chưa được làm tốt; Chưa có giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh ngay từ khâu tiếp đón. Thời gian chờ khám, chờ xét nghiệm còn kéo dài, chất lượng công tác xét nghiệm chưa cao.

- Công tác chăm sóc người bệnh toàn diện, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn chưa tốt.

- Tỷ lệ thực hiện dịch vụ kỹ thuật theo phân tuyến còn thấp.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại bệnh viện chưa được triển khai hiệu quả đồng đều. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành công tác khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế. Theo thông tư 54/2017/TT-BYT, về nhóm tiêu chí hạ tầng, bệnh viện mới đạt mức 1; về nhóm tiêu chí phần mềm quản lý điều hành, bệnh viện đạt mức cơ bản; về nhóm tiêu chí hệ thống thông tin bệnh viện (HIS), bệnh viện đạt mức 2; bệnh viện chưa triển khai hệ thống truyền tải hình ảnh RIS-PACS; về nhóm tiêu chí hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS), bệnh viện đạt mức nâng cao; về nhóm tiêu chí phi chức năng, bệnh viện đã đạt tính khả dụng, hiệu năng, tính hỗ trợ, bảo hành – bảo trì, nhân lực, hỗ trợ người dùng, độ tin cậy, bản quyền và cơ chế giám sát – cập nhật phần mềm; nhóm tiêu chí bảo mật và an toàn thông tin đang ở mức cơ bản; về tiêu chí bệnh án điện tử, bệnh viện đạt mức cơ bản.

- Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân khu vực đã có tiến bộ nhưng chưa đa dạng, phong phú về hình thức, nội dung, chưa đáp ứng được thực tiễn dân trí nâng cao.

2.2. Nguyên nhân

- Nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng cao, số lượng bệnh nhân vượt quá quy mô thiết kế nên Bệnh viện phải tận dụng các cơ sở hạ tầng vốn đã xuống cấp để cải tạo làm nơi phục vụ người bệnh.

- Nguồn kinh phí của bệnh viện được cấp và mức thu phí còn chưa hợp lý. Mức thu phí các dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế hiện nay mới chỉ được tính 4/7 yếu tố cấu thành giá viện phí, trong khi bệnh viện đã phải thực hiện tự chủ chi thường xuyên.

- Nhận thức, hành động về quản lý chất lượng bệnh viện còn rất khác nhau giữa các cán bộ và các khoa, phòng. Chưa thật sự xem người bệnh là trung tâm phục vụ, còn tư duy ban phát, người bệnh phải nhờ vả nhân viên y tế.

Phần thứ ba

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP, KINH PHÍ, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động tại Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc sau khi được bàn giao về tỉnh quản lý, góp phần cùng với hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện đạt các chỉ tiêu giao của Trung ương và Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Phát triển Bệnh viện theo hướng toàn diện, khai thác lợi thế, tiềm năng về vị trí địa lý, tiếp giáp với các khu công nghiệp lớn, khu đô thị đông dân cư. Phát huy lợi thế, thế mạnh vốn có của bệnh viện trong công tác chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là thế mạnh trong công tác tác khám chữa bệnh y học cổ truyền, phục hồi chức năng và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Tập trung chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là đối tượng người lao động và người cao tuổi ở các xã thuộc vùng Đông Nam của huyện Bình Xuyên, thành phố Phúc Yên và huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, tạo sự thuận tiện cho người dân khu vực xung quanh Bệnh viện, giảm quá tải cho các Bệnh viện tuyến trên.

2. Mục tiêu cụ thể:

* Nâng quy mô và chất lượng quản trị Bệnh viện

- Phấn đấu đến năm 2030: Nâng hạng Bệnh viện thành Bệnh viện đa khoa hạng II với quy mô 210 giường bệnh và thực hiện tự chủ 100% chi thường xuyên và chi đầu tư theo hướng dẫn của Trung ương.

- Phấn đấu đến năm 2030: 100% các trưởng, phó khoa phải có trình độ bác sỹ chuyên khoa I, thạc sỹ trở lên, Điều dưỡng trưởng khoa phải có trình độ cử nhân. 100% viên chức làm công tác quản lý cấp khoa, phòng phải được đào tạo đầy đủ về lý luận chính trị và quản lý Nhà nước, quản lý y tế. Nhân lực làm công tác kế hoạch tài chính được đào tạo về công tác hạch toán kinh tế y tế.

* Phát triển, nâng cao chất lượng công tác khám – chữa bệnh

- Giai đoạn 2022 – 2025: tăng số lượt khám bệnh đạt trên 200% so với hiện tại; giai đoạn 2026 – 2030: phấn đấu đạt số lượt khám bệnh đạt 250% so với hiện tại.

- Công suất sử dụng giường bệnh đạt 100%.

- Giai đoạn 2022 – 2025 thành lập thêm 5 khoa: Dinh dưỡng, Y học lao động, Y tế dự phòng, Kiểm soát nhiễm khuẩn và Truyền nhiễm.

- Giai đoạn 2025 – 2030: thành lập khoa Lão khoa.

- Đến năm 2030: đảm bảo triển khai thực hiện tỷ lệ danh mục kỹ thuật theo phân tuyến đạt trên 50%. Trong đó, đặt mục tiêu khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng thực hiện tỷ lệ danh mục kỹ thuật tại tuyến đạt trên 80%, vượt tuyến đạt 20%.

- Phấn đấu đến năm 2025: đạt số lượt khám sức khỏe lao động chiếm 20% số lượng người lao động trong khu vực (khoảng 50.000 người). Sau đầu tư, phấn đầu đến năm 2030, đạt số lượt khám sức khỏe lao động chiếm 30 – 40% số lượng người lao động; thực hiện khám sức khỏe toàn diện cho người lao động và khám bệnh nghề nghiệp cho cả 05 nhóm bệnh.

- Trong giai đoạn 2022-2025 thực hiện ít nhất 02 chuyên đề truyền thông giáo dục sức khỏe đến người lao động tại các khu công nghiệp.

- Tiếp tục duy trì hoạt động khoa khám bệnh cơ sở 2 tại thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo giấy phép hoạt động số 290/BYT-GPHĐ ngày 15/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế nhằm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và thực hiện công tác khám Y tế lao động cho 1 số công ty tại các khu công nghiệp nhằm tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên, tăng nguồn thu sự nghiệp cho Bệnh viện. Mục tiêu đến năm 2030 đạt số lượt khám là 700 lượt khám/ngày.

* Công tác quản lý chất lượng Bệnh viện

- Đến năm 2023, hoàn thiện ứng dụng bệnh án điện tử trong khám – chữa bệnh và quản lý hồ sơ bệnh án.

- Phấn đấu đến năm 2030, đạt tiêu chí bệnh viện thông minh Việt Nam: hạ tầng đáp ứng mức 6; HIS đáp ứng mức 6; LIS đáp ứng mức nâng cao; PACS đáp ứng mức nâng cao, thay thế tất cả các phim; EMR đáp ứng mức cơ bản; quản lý điều hành đáp ứng mức nâng cao; tiêu chí phi chức năng đáp ứng mức nâng cao; bảo mật và an toàn thông tin đáp ứng mức nâng cao; cho phép truy cập thông tin đáp ứng điện tử về người bệnh; kho dữ liệu lâm sàng tập trung; điện tử hóa tất cả các biểu mẫu ghi chép trong hồ sơ; quản lý thuốc theo quy trình khép kín; quản lý toàn bộ chỉ định dịch vụ của bệnh nhân nội trú; bác sỹ có thể ra chỉ định trên môi trường điện; hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng (CDSS).

- Khảo sát hài lòng người bệnh: Phấn đấu tất cả các tiêu chí đều được người bệnh đánh giá từ mức 4 trở lên, không có tiêu chí nào bị đánh giá mức 2.

- Đánh giá bệnh viện an toàn: Phấn đấu đạt tổng điểm 90% điểm tối đa, không có tiêu chí nào ở mức 0.

- Phấn đấu đạt điểm đánh giá chất lượng bệnh viện đạt mức 4, trong đó không có tiêu chí nào đạt mức 2, hoàn thành các tiêu chí về đón tiếp và phục vụ người bệnh ở mức 5.

- Tiêu chí bệnh viện xanh – sạch – đẹp: phấn đấu đến năm 2025 đạt mức 4, đến năm 2030 đạt mức 5.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Điều chỉnh tên Bệnh viện

Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc đã được bàn giao về tỉnh Vĩnh Phúc quản lý, trực thuộc Sở Y tế Vĩnh Phúc. Để phát huy truyền thống, thế mạnh sẵn có của đơn vị, đồng thời tiếp nhận, thích ứng với đổi mới - phát triển của ngành y tế tỉnh Vĩnh Phúc, chủ trương đổi tên Bệnh viện thành Bệnh viện Giao thông - Công nghiệp để phù hợp và thống nhất cùng ngành y tế của tỉnh phát triển đồng bộ.

Việc đổi tên Bệnh viện nhằm thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ là Bệnh viện đa khoa, đồng thời thể hiện được thế mạnh và nhiệm vụ chính trị của Bệnh viện, đó là chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nói chung và tập trung nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe công nhân, người lao động trong và ngoài các khu công nghiệp của tỉnh nói riêng. Ngoài ra, tên gọi của Bệnh viện còn giúp duy trì, phát huy các thế mạnh sẵn có để các đối tác sử dụng dịch vụ hiện tại (Công ty TOYOTA, Công ty PIAGGIO,…) tin tưởng và tiếp tục hợp tác, sử dụng dịch vụ của Bệnh viện, góp phần đem lại nguồn thu lớn cho đơn vị thực hiện phương án tự chủ trong thời gian qua và tiếp tục phát huy trong thời gian tới.

2. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Xây dựng tiêu chí tiêu chuẩn hoá đội ngũ viên chức, nhất là viên chức quản lý và cân đối nhu cầu nhân lực y tế, đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu, chất lượng theo từng chuyên khoa, từng giai đoạn cụ thể.

- Cử cán bộ đi đào tạo chuyên khoa theo định hướng phát triển của bệnh viện đặc biệt tập trung vào các chuyên ngành xác định mũi nhọn, ưu tiên cán bộ trẻ, cán bộ có năng lực. Bao gồm các lĩnh vực: y học lao động, y học cổ truyền và phục hồi chức năng. Trước tiên là các nội dung về phục hồi chức năng cho bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, âm ngữ trị liệu, chuyên môn y tế lao động, phối hợp y học hiện đại và y học cổ truyền. Bên cạnh đó, đào tạo cán bộ nâng cao năng lực cấp cứu ban đầu để kịp thời chăm sóc bệnh nhân và nhân dân.

- Thực hiện đào tạo cán bộ chuyên khoa theo mô hình bệnh viện đa khoa tạo nền tảng trong khám, chữa bệnh. Tăng cường cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo dài hạn, ngắn hạn trong nước, ngoài nước nhằm phát triển các dịch vụ y tế kỹ thuật cao mà bệnh viện hướng đến. Ngoài ra, Bệnh viện thực hiện đào tạo cán bộ tại chỗ hướng đến chất lượng và nhu cầu cấp thiết phục vụ công tác khám chữa bệnh.

- Xây dựng cơ chế chính sách, cơ chế đãi ngộ thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao về công tác tại đơn vị.

- Hàng năm có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật thông tin, kiến thức mới cho CBCNV để nâng cao chất lượng hoạt động.

- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng và đẩy mạnh phong trào thi đua, đặc biệt là việc xây dựng các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trong bệnh viện. Tạo lòng tin và sự gắn bó lâu dài trong CBCNV, hạn chế tối đa hiện tượng "chảy máu chất xám".

- Kết nối các bệnh viện hạt nhân để nhận đào tạo theo mô hình bệnh viện vệ tinh, đẩy nhanh sự phát triển tay nghề chuyên môn cho cán bộ.

- Tập huấn, đào tạo cho cán bộ để đa nhiệm hóa chức năng, sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh cũng như các trường hợp biến cố.

- Tập huấn, đào tạo kỹ năng làm việc nhóm cũng như làm việc cá nhân cho cán bộ nhằm tăng hiệu suất, hiệu quả làm việc.

3. Nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động chuyên môn

- Thực hiện tốt việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ của viên chức và người lao động.

- Các khoa lâm sàng làm tốt việc chăm sóc người bệnh theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2007/TT-BYT và Quy chế Bệnh viện của Bộ Y tế. Đảm bảo thực hiện lấy người bệnh làm trung tâm, xây dựng chương trình và cải thiện chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện quy trình khám chữa bệnh, xây dựng các quy trình kỹ thuật, chăm sóc phù hợp với điều kiện bệnh viện, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và sự tiến bộ của y học. Từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật 4.0 vào mọi hoạt động của Bệnh viện.

- Xây dựng các chương trình tập huấn chăm sóc sức khỏe cho người lao động trong các doanh nghiệp của khu vực.

- Đa dạng hóa hình thức chăm sóc sức khỏe người dân, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh. Nghiên cứu hình thức khám – chữa bệnh từ xa, triển khai thực hiện mô hình chăm sóc và điều tri bệnh nhân tại nhà nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả và giảm quá tải bệnh viện.

- Thực hiện quản lý chất lượng theo hướng dẫn tại Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 của Bộ Y tế về việc quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện.

- Phát huy hiệu quả hoạt động của Hội đồng Thuốc - Điều trị bệnh viện, tăng cường kiểm soát kê đơn, sử dụng thuốc hợp lý, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm. Chỉ định xét nghiệm, cận lâm sàng hợp lý, hạn chế tối đa việc lạm dụng thuốc và các chỉ định cận lâm sàng không cần thiết.

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và giảm các tai biến, sai sót chuyên môn, đảm bảo an toàn cho người bệnh.

- Công tác phòng bệnh: Song song với công tác khám, chữa bệnh, chú trọng công tác phòng bệnh. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khoẻ, tư vấn cho bệnh nhân biết cách phòng bệnh. Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án đối phó với dịch bệnh, nhất là đại dịch Covid-19, vấn đề y học thảm họa và các dịch bệnh đột biến, nguy hiểm khác.

- Chú trọng và nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học, áp dụng hiệu quả vào hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện.

- Tập trung, tăng cường nguồn lực để phát triển các khoa, lĩnh vực mũi nhọn lên một tầm cao mới nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra như: lĩnh vực y học cổ truyền, phục hồi chức năng, công tác Y học lao động, Y tế dự phòng.

- Triển khai dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng, lập hồ sơ sức khỏe điện tử theo hộ gia đình, chuyên sâu cho các dịch vụ có nhu cầu cao, chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tại nhà.

4. Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn

- Tập trung đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại để đủ khả năng thực hiện được các kỹ thuật theo phân tuyến, đảm bảo người dân được thuận lợi tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe về mặt địa lý.

- Tập trung đầu tư trang thiết bị để thực hiện các lĩnh vực mũi nhọn: Y học lao động, Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng.

- Đầu tư trang thiết bị y tế, đảm bảo danh mục trang thiết bị tối thiểu để thực hiện các danh mục kỹ thuật theo phân tuyến của Bộ Y tế. Căn cứ định mức thiết bị tại Quyết định của UBND tỉnh để đầu tư, bổ sung thiết bị đáp ứng công tác chuyên môn tại bệnh viện.

(Chi tiết tại Phụ lục 04 kèm theo)

5. Xây mới cơ sở hạ tầng Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc

Đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng của Bệnh viện Giao thông vận tải trong giai đoạn 2022-2025, bố trí sắp xếp các khoa, phòng để đảm bảo hoạt động thường xuyên của Bệnh viện trong thời gian xây dựng. Quy hoạch tổng thể, xây mới cơ sở hạ tầng thay thế các tòa nhà đã hết giá trị sử dụng. Đồng thời, khai thác tối đa vị trí của Bệnh viện tiếp giáp với sông Cà Lồ, quy hoạch, xây dựng, kiến trúc không gian môi trường cảnh quan đẹp, phù hợp cho người bệnh khi đến điều trị tại Bệnh viện. Các hạng mục dự kiến đầu tư như sau:

- Đầu tư xây dựng Cơ sở chính của Bệnh viện tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, quy mô 210 giường bệnh, bao gồm:

+ Các hạng mục chính: Nhà kỹ thuật nghiệp vụ và điều hành; Nhà điều trị nội trú; Nhà khoa truyền nhiễm; Nhà kiểm soát nhiễm khuẩn.

+ Các hạng mục phụ trợ đầu tư đồng bộ: Hệ thống xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng y tế, công trình phụ trợ chống sạt lở đảm bảo tiêu chuẩn Quốc gia về môi trường,…

- Đầu tư cơ sở tại phường Tiền Châu, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc làm Khoa Y học lao động và Khoa Y tế dự phòng.

6. Nâng cao năng lực quản trị y tế

- Xây dựng và thực hiện Đề án “Phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động tại Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc” phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước; xu thế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, định hướng phát triển của ngành y tế tỉnh Vĩnh Phúc.

- Xây dựng các chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể của đơn vị theo từng giai đoạn, lên kế hoạch để thực hiện, bám sát mục tiêu.

- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng khoa, phòng và người đứng đầu trong đơn vị.

- Bám sát chỉ đạo của các Sở, ban, ngành; đồng thời chỉ đạo kịp thời, xử lý tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao y đức, tinh thần thái độ phục vụ và trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên y tế, đặc biệt là các quản lý cấp trung.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện các vướng mắc, vấn đề sai phạm. Từ đó có phương án hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết vấn đề.

- Phát triển Bệnh viện theo hướng đa khoa, trong đó đẩy mạnh hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người lao động, tận dụng lợi thế vị trí gần các khu công nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh và khai thác tối đa tiềm năng tại khu đô thị hiện đại, đông dân cư.

7. Phát triển quy mô bệnh viện

Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc hiện có 210 giường bệnh với 15 khoa, phòng. Trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại các khoa và số giường bệnh hiện có của Bệnh viện, phát triển tăng quy mô khoa Y học cổ truyền, Phục hồi chức năng và thành lập 05 khoa mới trong giai đoạn 2022-2025, thành lập 01 khoa mới trong giai đoạn 2026-2030, cụ thể như sau:

- Năm 2023, thành lập Khoa Dinh dưỡng khi đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; đồng thời phổ biến kiểm soát dinh dưỡng, phối hợp với điều trị để tăng chất lượng chăm sóc người bệnh trong Bệnh viện.

- Năm 2024, thành lập khoa Y học lao động và Y tế dự phòng, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn khi đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

- Năm 2025, thành lập Khoa Truyền nhiễm khi đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, dự kiến quy mô 10 giường bệnh.

- Năm 2027, thành lập Khoa Lão khoa dự kiến quy mô 10 giường bệnh khi đáp ứng các tiêu điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

- Năm 2030, tăng quy mô Khoa Y học cổ truyền lên 45 giường bệnh; tăng quy mô khoa Phục hồi chức năng lên 45 giường bệnh.

(Chi tiết phân bổ giường bệnh tại Phụ lục 08 kèm theo)

8. Ứng dụng công nghệ thông tin

- Trong năm 2023, tăng cường đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong đơn vị để ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng hệ thống y tế thông minh; đưa ứng dụng RIS-PACS vào quản lý hệ thống chẩn đoán hình ảnh trong bệnh viện.

- Giai đoạn 2022 – 2025: xây dựng hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động và hệ thống cảnh báo, nhắc nhở các vấn đề sức khỏe theo hình thức cá thể hóa.

- Phấn đấu đến năm 2025 hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và trang thiết bị triển khai và quản lý hồ sơ bệnh nhân toàn bộ bằng bệnh án điện tử; chuẩn bị để đưa hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng (CDSS) vào trong khám, chữa bệnh.

- Tăng cường việc quản lý bệnh viện bằng công nghệ thông tin, từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật 4.0 vào công tác KCB và mọi hoạt động của bệnh viện nhằm tiết kiệm tối đa nguồn nhân lực cũng như phát sinh tài chính.Triển khai hồ sơ bệnh án điện tử nhằm quản lý chặt chẽ sức khỏe người bệnh và từng bước hiện đại hóa công tác KCB, tiến tới sử dụng hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng (CDSS) vào trong khám, chữa bệnh.

- Thu hút và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin có trình độ chuyên môn cao về làm việc tại đơn vị. Đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị trong nước và quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ về nguồn lực, mô hình, kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế.

- Tăng cường công tác truyền thông và ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thông y tế nhằm mở rộng phạm vi cung cấp các dịch vụ y tế.

III. TỔNG KINH PHÍ VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tổng kinh phí dự toán: 542.000 triệu đồng

(Bằng chữ: Năm trăm bốn mươi hai tỷ đồng chẵn).

Trong đó:

- Giai đoạn 2022-2025: 368.000 triệu đồng

- Giai đoạn 2026-2030: 174.000 triệu đồng

2. Lộ trình thực hiện Đề án

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung

Nguồn ngân sách tỉnh

Nguồn quỹ PTHĐSN của Bệnh viện

Tổng cộng

Tổng NSNN

Nguồn chi sự nghiệp

Nguồn vốn đầu tư công

I

NĂM 2022-2025

 355.000

 55.000

 300.000

 13.000

 368.000

1

Xây mới đồng bộ cơ sở hạ tầng của Bệnh viện

 300.000

 -

 300.000

 

 300.000

2

Mua sắm trang thiết bị, phương tiện

 55.000

 55.000

 -

 11.000

 66.000

3

Đào tạo, chuyển giao kỹ thuật

 -

 -

-

 2.000

 2.000

II

NĂM 2026 -2030

 130.000

 130.000

 

 44.000

 174.000

1

Mua sắm trang thiết bị, phương tiện

 130.000

 130.000

 -

 41.000

 171.000

2

Đào tạo, chuyển giao kỹ thuật

 -

 -

 -

 3.000

 3.000

 

Tổng cộng (I+II)

 485.000

 185.000

 300.000

57.000

 542.000

IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

1. Hiệu quả về mặt xã hội

Đề án “Phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc” được triển khai là phù hợp với quan điểm, chính sách của Đảng cũng như của tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển y tế cơ sở. Đề án được triển khai sẽ cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Xây dựng và phát triển Bệnh viện Giao thông vận tải hiện đại, đồng bộ góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân và người lao động trong các khu công nghiệp.

Đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Giao thông vận tải góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sinh sống và làm việc trên địa bàn được hưởng chế độ, chính sách chăm sóc sức khỏe, giúp người dân giảm chi phí chăm sóc sức khỏe, giảm chi phí khám, chữa bệnh, kịp thời phát hiện bệnh lý để quản lý, dự phòng bệnh tốt hơn, tăng chất lượng sống và tuổi thọ.

Đề án được triển khai sẽ tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế tại bệnh viện, nâng cao thu nhập. Tạo môi trường công tác chuyên nghiệp, tạo cơ hội để các cán bộ y tế được phát huy hết năng lực chuyên môn, đóng góp hiệu quả hơn cho đơn vị và cộng đồng. Sẽ nâng cao nhận thức của viên chức y tế về tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân,chất lượng điều trị ngày càng tốt hơn, các kỹ thuật cao được chuyển giao cho các bác sĩ tại bệnh viện giúp cho người bệnh, nhất là người bệnh nghèo được sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao với giá cả hợp lý. Nâng cao lòng tin của nhân dân và người bệnh vào hệ thống khám, chữa bệnh tại cơ sở và cả hệ thống y tế, giúp ngành y tế thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân tại cộng đồng.

2. Hiệu quả về mặt kinh tế

Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, năng lực cán bộ y tế được nâng cao sẽ thu hút bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Dự kiến khi Đề án được phê duyệt và triển khai, số lượt bệnh nhân khám sẽ tăng trên 200% vào năm 2025, điều trị nội trú đạt chỉ tiêu giường bệnh kế hoạch trên 100%, góp phần tăng nguồn thu từ công tác khám chữa bệnh của Bệnh viện. Đồng thời giúp người dân giảm bớt chi phí điều trị, chi phí đi lại, người bệnh được tiếp cận với dịch vụ y tế gần nhất, thuận tiện nhất, giảm dần lượng người bệnh chuyển tuyến điều trị.

Việc nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh giúp cho Lãnh đạo đơn vị quản lý toàn diện, chặt chẽ và hiệu quả các hoạt động của bệnh viện, trên cơ sở đánh giá giúp cho lãnh đạo đơn vị quyết định những giải pháp phù hợp cho giai đoạn tiếp theo đảm bảo cân đối giữa nguồn nhân lực, tài chính và hoạt động chuyên môn với phương châm “Tất cả vì người bệnh”.

Chất lượng dịch vụ chẩn đoán và điều trị được nâng cao sẽ làm giảm thời gian nằm viện của bệnh nhân, vừa có thể góp phần làm giảm quá tải bệnh viện, vừa giảm các chi phí cho bệnh nhân (chi phí giường bệnh, sử dụng thuốc...) Góp phần giảm gánh nặng kinh tế, phiền hà…cho người bệnh và người nhà người bệnh phải đến các bệnh viện tuyến trên để điều trị.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, cơ quan đơn vị có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Đề án, đánh giá kết quả; đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Chỉ đạo các Bệnh viện, cơ sở y tế tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho Bệnh viện Giao thông vận tải, đảm bảo nâng cao năng lực cán bộ của Bệnh viện.

Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án; chỉ đạo đơn vị định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Đề án; tổng hợp kết quả, báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các nội dung trong Đề án thuộc nguồn vốn đầu tư công (Xây mới cơ sở hạ tầng Bệnh viện Giao thông vận tải). Phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thuộc nguồn vốn đầu tư công theo đúng quy định hiện hành.

3. Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các nội dung trong Đề án thuộc nguồn chi sự nghiệp y tế (kinh phí mua sắm trang thiết bị và đào tạo, chuyển giao kỹ thuật); phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thuộc nguồn chi sự nghiệp Y tế theo đúng quy định hiện hành.

4. Sở Xây dựng: Kiểm tra, hướng dẫn, giám sát đối với các nội dung về quy hoạch, xây dựng, kiến trúc trong quá trình thực hiện đề án đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật hiện hành.

5. Bảo hiểm xã hội tỉnh

Phối hợp với Sở Y tế thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc đảm bảo đúng quy định.

6. UBND huyện Bình Xuyên:

Đảm bảo đồng bộ quy hoạch phát triển Bệnh viện Giao thông vận tải trong quy hoạch của huyện Bình Xuyên. Phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện Đề án hiệu quả, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện.

7. Các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp triển khai thực hiện Đề án.

8. Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc

Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể từng năm và cả giai đoạn; tổ chức triển khai thực hiện Đề án, chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả của Đề án; xây dựng nội dung hoạt động và dự trù kinh phí triển khai Đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ vào nội dung Đề án, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có kế hoạch đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ của bệnh viện, kèm dự trù kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối ứng kinh phí từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để triển khai các nội dung trong Đề án này; quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành.

Thực hiện định kỳ tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Đề án, báo cáo Sở Y tế và các cơ quan liên quan.

Trên đây là Đề án “Phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động tại Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc”, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan, Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc triển khai thực hiện./.

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2728/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động tại Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc

  • Số hiệu: 2728/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/12/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Người ký: Vũ Việt Văn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/12/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản