Hệ thống pháp luật

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/2017/TT-BYT

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH GÓI DỊCH VỤ Y TẾ CƠ BẢN CHO TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ

Căn cứ Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội về đẩy mạnh chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Thông tư này quy định về gói dịch vụ y tế cơ bản bao gồm các dịch vụ kỹ thuật, thuốc, hóa chất, vật tư để chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe, dự phòng và điều trị áp dụng đối với các cơ sở y tế tại tuyến y tế cơ sở (gồm tuyến huyện và tuyến xã) và mọi người dân.

Điều 2. Gói dịch vụ y tế cơ bản

Gói dịch vụ y tế cơ bản gồm “Gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả” và “Gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe”:

1. “Gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả” gồm các dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số I và danh mục thuốc sử dụng tại tuyến xã quy định tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng tại trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương, phòng khám bác sĩ gia đình độc lập, trạm y tế quân dân y và phòng khám quân dân y (sau đây gọi chung là cơ sở y tế tuyến xã).

2. “Gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe” gồm các dịch vụ thiết yếu quy định tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng tại trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là trung tâm y tế huyện) và các trạm y tế xã, phường, thị trấn để chăm sóc sức khỏe, dự phòng và nâng cao sức khỏe.

3. Gói dịch vụ y tế cơ bản được cập nhật định kỳ từ 1-2 năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

Điều 3. Thanh toán các dịch vụ y tế thuộc “Gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả” (Phụ lục số I và Phụ lục số II)

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi sử dụng các dịch vụ y tế thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản được hưởng quyền lợi theo phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế và các quy định tại Thông tư này.

2. Người tham gia bảo hiểm y tế khi sử dụng các dịch vụ kỹ thuật, thuốc, vật tư y tế và các quyền lợi khác không thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản quy định tại Thông tư này tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

3. Giá các dịch vụ kỹ thuật được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính về quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.

4. Giá thuốc, vật tư y tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu mua thuốc, vật tư y tế.

Điều 4. Thanh toán các dịch vụ thuộc “Gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe” (Phụ lục số III)

1. Đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dự phòng và nâng cao sức khỏe để thực hiện các hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu y tế - dân số: do kinh phí của Chương trình mục tiêu y tế - dân số chi trả theo quy định tại Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020. Nguồn kinh phí, nội dung, mức chi thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

2. Đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dự phòng và nâng cao sức khỏe cho các đối tượng được Nhà nước bảo đảm kinh phí theo quy định của pháp luật hiện hành: thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

3. Đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dự phòng và nâng cao sức khỏe ngoài các dịch vụ quy định tại Khoản 1, 2 Điều này: do ngân sách địa phương bảo đảm từ nguồn chi sự nghiệp y tế theo Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017.

4. Đối với các dịch vụ khác ngoài các dịch vụ quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này: được phép thu của người sử dụng dịch vụ theo các quy định của pháp luật hiện hành, từ nguồn kinh phí xã hội hóa và nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các cấp thanh toán đủ chi phí của các dịch vụ thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả mà các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cung cấp trong thực tế theo hướng dẫn thanh toán quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Y tế và các sở, ngành liên quan:

a) Bố trí ngân sách địa phương, kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có) để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn bảo đảm nguyên tắc không dàn trải và hiệu quả:

- Ưu tiên đầu tư cho các trạm y tế có khả năng cung cấp các dịch vụ thuộc cả hai gói dịch vụ y tế cơ bản, đặc biệt là các trạm y tế xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; hạn chế đầu tư đối với các trạm y tế xã, phường, thị trấn gần trung tâm y tế huyện có hai chức năng hoặc gần các bệnh viện;

- Phù hợp với thực tế địa phương và các nhóm quy định tại Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế ban hành tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 4667/QĐ-BYT)

b) Bố trí nhân lực để các cơ sở y tế có đủ điều kiện cung cấp gói dịch vụ y tế cơ bản. Chỉ đạo việc thực hiện chế độ luân phiên hai chiều phù hợp với điều kiện của từng địa phương theo hướng từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn cho người hành nghề tại y tế cơ sở. Thực hiện nguyên tắc viên chức y tế tại trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm về làm việc tại trạm y tế xã, phường một số ngày nhất định trong tuần và viên chức trạm y tế xà, phường, thị trấn được luân phiên làm việc tại trung tâm y tế huyện theo kế hoạch, bảo đảm nguồn tài chính để thực hiện theo Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh;

c) Đối với Gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả:

- Chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức cung cấp gói dịch vụ y tế cơ bản cho người có thẻ bảo hiểm y tế trên địa bàn quản lý;

- Chỉ đạo Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội tỉnh thanh toán chi phí của các dịch vụ thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản cho các cơ sở y tế theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan;

d) Đối với Gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe:

- Bảo đảm ngân sách và chỉ đạo các cơ sở y tế địa phương thực hiện các dịch vụ y tế cho chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe cho người dân, chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng ưu tiên theo quy định của pháp luật;

- Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo thẩm quyền về việc sử dụng nguồn ngân sách và các nguồn hợp pháp khác để cung cấp các dịch vụ y tế thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản quy định tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư này.

- Huy động các nguồn kinh phí xã hội hóa cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe, dự phòng và nâng cao sức khỏe.

3. Sở Y tế có trách nhiệm:

a) Đối với gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả:

- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở y tế tuyến xã cung cấp gói dịch vụ y tế cơ bản theo quy định của Thông tư này;

- Bảo đảm đủ thuốc, vật tư y tế, hóa chất, cho cơ sở y tế cung cấp gói dịch vụ y tế cơ bản;

- Phối hợp với các sở, ban, ngành và bảo hiểm xã hội các cấp thanh toán chi phí thực hiện các dịch vụ y tế thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản cho các cơ sở y tế theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan;

b) Đối với gói dịch vụ y tế cơ bản do ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác chi trả:

- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn việc cung ứng gói dịch vụ y tế cơ bản tại tuyến y tế cơ sở;

- Phối hợp với các sở, ban, ngành các cấp bảo đảm nguồn tài chính để thanh toán các chi phí thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản cho các cơ sở y tế theo quy định của pháp luật có liên quan;

c) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng lộ trình để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế phù hợp với thực tế của từng trạm y tế và theo các nhóm quy định tại Quyết định số 4667/QĐ-BYT;

d) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế, bảo đảm các dịch vụ y tế thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản được cung cấp phù hợp với các điều kiện chuyên môn, kỹ thuật và các quy định của pháp luật có liên quan;

đ) Phối hợp với các cơ sở đã được cấp mã số đào tạo để tổ chức các lớp đào tạo lại, cập nhật kiến thức y khoa liên tục, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế tại các cơ sở y tế cung cấp gói dịch vụ y tế cơ bản.

4. Trung tâm y tế, các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện có trách nhiệm:

a) Thực hiện cung cấp gói dịch vụ y tế cơ bản theo quy định tại Thông tư này;

b) Chỉ đạo các trạm y tế xã thuộc phạm vi quản lý tổ chức cung cấp đầy đủ các dịch vụ, thuốc, vật tư y tế để thực hiện gói dịch vụ y tế cơ bản;

c) Chịu trách nhiệm quản lý và thường xuyên kiểm tra, giám sát các trạm y tế trong việc cung cấp gói dịch vụ y tế cơ bản cho người dân, trong việc quản lý sử dụng thuốc, vật tư y tế cấp cho các trạm y tế và thanh toán chi phí cho trạm y tế theo đúng quy định của pháp luật có liên quan.

5. Các cơ sở y tế quy định trong Thông tư này có trách nhiệm cung cấp gói dịch vụ y tế cơ bản theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2017.

Điều 7. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính) để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội (Vụ Các VĐXH);
- Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ);
- Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
- Bộ Tài chính;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các Bộ, ngành;
- Các Vụ, Cục, TTra, VP - Bộ Y tế;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, KHTC(02), PC(02).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Kim Tiến

PHỤ LỤC SỐ 1

DANH MỤC KỸ THUẬT KHÁM, CHỮA BỆNH THUỘC GÓI DỊCH VỤ Y TẾ CƠ BẢN
(Ban hành kèm Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT

Mã số trong Thông tư số 43/2013/TT-BYT, Thông tư số 21/2017/TT-BYT

Mã số trong Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC

Danh mục kỹ thuật

(1)

(2)

(3)

(4)

1.

-

Khám bệnh

2.

3.2387

37.8B00.0212

Tiêm trong da

3.

3.2388

37.8B00.0212

Tiêm dưới da

4.

3.2389

37.8B00.0212

Tiêm bắp thịt

5.

3.2390

37.8B00.0212

Tiêm tĩnh mạch

6.

3.2391

37.8B00.0215

Truyền tĩnh mạch

7.

1.6

Đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên

8.

1.51

Hồi sức chống sốc ≤ 8 giờ

9.

1.218

37.8B00.0159

Rửa dạ dày cấp cứu

10.

1.160

37.8B00.0210

Đặt ống thông dẫn lưu bàng quang

11.

1.64

Thủ thuật Heimlich (lấy dị vật đường thở) cho người lớn và trẻ em

12.

1.275

Băng bó vết thương

13.

1.65

37.8B00.0071

Bóp bóng Ambu qua mặt nạ

14.

1.158

37.8B00.0074

Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp cơ bản

15.

1.74

37.8B00.0120

Mở khí quản qua da một thì cấp cứu ngạt thở

16.

-

Thổi ngạt

17.

-

Thở ôxy

18.

1.215

Gây nôn cho người bệnh ngộ độc qua đường tiêu hóa

19.

1.157

37.8D05.0508

Cố định lồng ngực do chấn thương gãy xương sườn

20.

1.269

Băng ép bất động sơ cứu rắn cắn

21.

1.270

Ga rô hoặc băng ép cầm máu

22.

1.0276

Cố định tạm thời người bệnh gãy xương

23.

1.0277

Cố định cột sống cổ bằng nẹp cứng

24.

1.5

Làm test phục hồi máu mao mạch

25.

-

Mở màng giáp nhẫn cấp cứu

26.

1.281

37.1E03.1510

Xét nghiệm đường máu mao mạch

27.

23.201

Định lượng protein niệu

28.

22.279, 22.280, 22.283

Định nhóm máu ABO

29.

-

Lấy mẫu, vận chuyển mẫu bệnh phẩm xét nghiệm

30.

2.314

37.2A01.0001

Siêu âm ổ bụng

31.

21.14

37.3F00.1778

Điện tim thường

32.

2.10

Chọc tháo dịch màng phổi

33.

2.11

Chọc hút khí màng phổi

34.

2.243

Chọc tháo dịch ổ bụng

35.

2.14

Đánh giá mức độ nặng của cơn hen phế quản bằng peak flow meter (Đo lưu lượng đỉnh)

36.

21.13

Nghiệm pháp dây thắt

37.

2.244

37.8B00.0103

Đặt ống sonde dạ dày

38.

2.247

37.8B00.0211

Đặt ống thông hậu môn

39.

2.339

37.8B00.0211

Thụt tháo

40.

2.243

37.8B00.0078

Chọc hút dịch ổ bụng

41.

3.1706

37.8D07.0782

Lấy dị vật kết mạc

42.

3.3827

37.8B00.0216

Khâu vết thương phần mềm

43.

3.3909

37.8D05.0505

Chích rạch áp xe nhỏ

44.

3.3826

37.8B00.0075

Thay băng, cắt chỉ

45.

3.4246

37.8B00.0198

Tháo bột các loại

46.

3.2119

37.8D05.0505

Chích nhọt ống tai ngoài

47.

3.2120

37.8D08.0899

Làm thuốc tai

48.

3.1955

37.8D09.1029

Nhổ răng sữa

49.

3.2245

37.8B00.0216

Khâu vết thương đơn giản vùng đầu, mặt, cổ

50.

3.3909

37.8D05.0505

Chích áp xe nhỏ vùng đầu cổ

51.

3.3821

37.8B00.0216

Cắt lọc tổ chức hoại tử hoặc cắt lọc vết thương đơn giản

52.

14.206

37.8D07.0730

Bơm rửa lệ đạo

53.

14.207

37.8D07.0738

Chích chắp, lẹo, nang lông mi; chích áp xe mi, kết mạc

54.

14.211

37.8D07.0842

Rửa cùng đồ (mắt)

55.

14.260

Đo thị lực

56.

15.222

37.8D08.0898

Khí dung mũi họng

57.

15.56

37.8D08.0882

Chọc hút dịch vành tai

58.

15.42

Chích áp xe lợi trẻ em

59.

13.33

37.8D06.0614

Đỡ đẻ thường (ngôi chỏm)

60.

13.34

Cắt và khâu tầng sinh môn

61.

13.166

37.8D06.0715

Soi cổ tử cung

62.

13.167

Làm thuốc âm đạo

63.

13.40

37.8D06.0629

Làm thuốc vết khâu tầng sinh môn nhiễm khuẩn

64.

13.37

Kiểm soát tử cung

65.

13.38

Bóc rau nhân tạo

66.

8.26

37.8C00.0222

Bó thuốc

67.

8.27

37.8C00.0228

Chườm ngải

68.

3.289

37.8C00.0224

Hào châm

69.

3.291

37.8C00.0224

Ôn châm

70.

8.10

37.8C00.0224

Chích lể

71.

8.5

37.8C00.0230

Điện châm

72.

3.4183

37.8C00.0271

Thủy châm

73.

8.9

37.8C00.0228

Cứu (bằng điếu ngải)

74.

8.483

37.8C00.0280

Xoa bóp, bấm huyệt bằng tay

75.

17.11

37.8C00.0237

Điều trị bằng tia hồng ngoại

76.

17.53

37.8C00.0267

Tập vận động có trợ giúp

PHỤ LỤC SỐ II

DANH MỤC THUỐC THUỘC GÓI DỊCH VỤ Y TẾ CƠ BẢN
(Ban hành kèm Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. DANH MỤC THUỐC THUỘC GÓI DỊCH VỤ Y TẾ CƠ BẢN

TT

TÊN THUỐC

ĐƯỜNG DÙNG, DẠNG DÙNG

GHI CHÚ

(1)

(2)

(3)

(4)

1. THUỐC GÂY MÊ, TÊ VÀ OXY DƯỢC DỤNG

1

Atropin sulfat

Tiêm

2

Diazepam

Tiêm

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị cấp cứu.

3

Lidocain (hydroclorid)

Tiêm

4

Lidocain + epinephrin (adrenalin)

Tiêm

5

Oxy dược dụng

Đường hô hấp

6

Procain hydroclorid

Tiêm

2. THUỐC GIẢM ĐAU, CHĂM SÓC GIẢM NHẸ; THUỐC TRỊ BỆNH GÚT

2.1. Thuốc giảm đau

7

Diclofenac

Uống

8

Ibuprofen

Uống

9

Meloxicam

Uống

10

Morphin (hydroclorid, sulfat)

Tiêm

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trị cấp cứu

11

Paracetamol

Uống, đặt

12

Piroxicam

Uống

2.2. Thuốc chăm sóc giảm nhẹ

13

Amitriptylin

Uống

14

Dexamethason

Uống

15

Diazepam

Tiêm, uống

Dạng tiêm: Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị cấp cứu.

16

Docusat natri

Uống

17

Lactulose

Uống

2.3. Thuốc điều trị bệnh gút

18

Allopurinol

Uống

19

Colehicin

Uống

3. THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG VÀ DÙNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP QUÁ MẪN

20

Epinephrin (adrenalin)

Tiêm

21

Alimemazin

Uống

22

Chlorpheniramin (hydrogen maleat)

Uống

23

Dexamethason

Uống

24

Loratadin

Uống

25

Methyl prednisolon

Tiêm

26

Prednisolon

Uống

27

Promethazin (hydroclorid)

Uống

4. THUỐC GIẢI ĐỘC VÀ THUỐC DÙNG TRONG TRƯỜNG HỢP NGỘ ĐỘC

28

Acetylcystein

Tiêm, uống

29

Atropin (sulfat)

Tiêm

30

Vitamin B12 (Cyanocobalamin, Hydroxocobalamin)

Tiêm

31

DL-Methionin

Uống

32

Natri thiosulfat

Tiêm

33

Than hoạt

Uốsng

34

Xanh Methylen

Tiêm

5. THUỐC CHỐNG CO GIẬT, CHỐNG ĐỘNG KINH

35

Valproat natri

Uống

36

Diazepam

Uống, tiêm

Dạng tiêm: Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị cấp cứu.

37

Phenobarbital

Uống, tiêm

38

Phenytoin

Uống

6. THUỐC TRỊ KÝ SINH TRÙNG, CHỐNG NHIỄM KHUẨN

6.1. Thuốc trị giun, sán

39

Albendazol

Uống

40

Mebendazol

Uống

41

Niclosamid

Uống

42

Praziquantel

Uống

43

Pyrantel

Uống

44

Praziquantel

Uống

45

Triclabendazol

Uống

6.2. Thuốc chống nhiễm khuẩn

6.2.1. Thuốc nhóm beta-lactam

46

Amoxicilin

Uống

47

Amoxicilin + acid clavulanic

Uống

48

Ampicilin (natri)

Tiêm

49

Benzalhin benzylpenicilin

Tiêm

50

Benzylpenicilin

Tiêm

51

Procain benzylpenicilin

Tiêm

52

Cefalexin

Uống

53

Cefixim

Uống

54

Cefuroxim

Uống

55

Cloxacilin

Uống, tiêm

56

Phenoxy methylpenicilin

Uống

6.2.2. Thuốc nhóm aminoglycosid

57

Gentamicin

Tiêm

6.2.3. Thuốc nhóm chloramphenicol

58

Cloramphenicol

Uống

6.2.4. Thuốc nhóm nitroimidazol

59

Metronidazol

Uống, đặt

6.2.5. Thuốc nhóm lincosamid

60

Clindamycin

Uống

6.2.6. Thuốc nhóm macrolid

61

Erythromycin

Uống

6.2.7. Thuốc nhóm quinolon

62

Ciprofloxacin

Uống

6.2.8. Thuốc nhóm sulfamid

63

Sulfamethoxazol + trimethoprim

Uống

6.2.9. Thuốc nhóm nitrofuran

64

Nitrofurantoin

Uống

6.2.10. Thuốc nhóm tetracyclin

65

Doxycyclin

Uống

6.3. Thuốc chữa bệnh lao

66

Ethambutol

Uống

67

Isoniazid

Uống

68

Pyrazinamid

Uống

69

Rifampicin

Uống

70

Rifampicin + isoniazid

Uống

71

Streptomycin

Tiêm

72

Ethambutol + isoniazid

Uống

73

Ethambutol + isoniazid + pyrazinamid + rifampicin

Uống

74

Ethambutol + isoniazid + rifampicin

Uống

75

Isoniazid + pyrazinamid + rifampicin

Uống

6.4. Thuốc chống nấm

76

Clotrimazol

Đặt âm đạo, dùng ngoài

77

Fluconazol

Uống

78

Griseofulvin

Uống

79

Nystatin

Uống, đặt âm đạo

6.5. Thuốc điều trị bệnh do amip

80

Diloxanid (furoat)

Uống

81

Metronidazol

Uống

6.6. Thuốc điều trị bệnh sốt rét

82

Amodiaquin

Uống

83

Cloroquin

Uống

84

Doxycyclin

Uống

85

Primaquin

Uống

86

Quinin

Uống

6.7. Thuốc chống virus

87

Aciclovir

Uống, dùng ngoài

88

Abacavir (ABC)

Uống

Thực hiện theo Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS của Bộ Y tế.

89

Efavirenz

Uống

90

Lamivudin

Uống

91

Nevirapin

Uống

92

Tenofovir (TDF)

Uống

93

Ritonavir

Uống

94

Zidovudin

Uống

95

Lopinavir + ritonavir

Uống

96

Lamivudin + tenofovir

Uống

97

Lamivudin + tenofovir + efavirenz

Uống

98

Lamivudin + zidovudin + nevirapin

Uống

99

Lamivudin + zidovudin

Uống

7. THUỐC TRỊ ĐAU NỬA ĐẦU

100

Ibuprofen

Uống

101

Paracetamol

Uống

102

Propranolol hydroclorid

Uống

8. THUỐC CHỐNG PARKINSON

103

Biperideu

Uống

104

Levodopa + carbidopa

Uống

9. THUỐC TÁC DỤNG ĐỐI VỚI MÁU

9.1. Thuốc chống thiếu máu

105

Folic acid (vitamin B9)

Uống

106

Sắt sulfat (hay oxalat)

Uống

107

Sắt sulfat + folic acid

Uống

108

Vitamin B12 (Cyanocobalamin, Hydroxocobalamin)

Tiêm

9.2. Thuốc tác dụng lên quá trình đông máu

109

Tranexamic acid

Uống

110

Phytomenadion (vitamin K1)

Uống, tiêm

9.3. Dung dịch cao phân tử

111

Dextran 40

Tiêm truyền

10. THUỐC TIM MẠCH

10.1. Thuốc chống đau thắt ngực

112

Atenolol

113

Glyceryl trinitrat (Nitroglycerin)

Uống, ngậm dưới lưỡi

114

Isosorbid (dinitrat hoặc mononitrat)

Uống, ngậm dưới lưỡi

10.2. Thuốc chống loạn nhịp

115

Amiodaron (hydroclorid)

Uống

116

Atenolol

Uống

117

Lidocain (hydroclorid)

Tiêm

118

Propranolol (hydroclorid)

Uống

119

Verapamil (hydroclorid)

Uống

120

Digoxin

Tiêm

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trị cấp cứu.

121

Epinephrin (adrenalin)

Tiêm

10.3. Thuốc điều trị tăng huyết áp

122

Amlodipin

Uống

123

Atenolol

Uống

124

Captopril

Uống

125

Enalapril

Uống

126

Furosemid

Uống

127

Hydroclorothiazid

Uống

128

Methyldopa

Uống

129

Nifedipin

Uống

130

Propranolol hydroclorid

Uống

10.4. Thuốc điều trị hạ huyết áp

131

Heptaminol (hydroclorid)

Uống

10.5. Thuốc điều trị suy tim

132

Digoxin

Tiêm

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị cấp cứu.

133

Epinephrin (adrenalin)

Tiêm

134

Enalapril

135

Furosemid

Uống, tiêm

Dạng tiêm: Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị cấp cứu.

136

Hydroclorothiazid

Uống

137

Spironolacton

Uống

10.6. Thuốc chống huyết khối

138

Acetylsalicylic acid

Uống

10.7. Thuốc hạ lipid máu

139

Atorvastatin

Uống

140

Fenofibrat

Uống

141

Simvastatin

Uống

11. THUỐC TRỊ BỆNH DA LIỄU

11.1. Thuốc chống nấm

142

Benzoic acid + Salicylic acid

Dùng ngoài

143

Cồn A.S.A

Dùng ngoài

144

Cồn BSI

Dùng ngoài

145

Clotrimazol

Dùng ngoài

146

Ketoconazol

Dùng ngoài

147

Miconazol

Dùng ngoài

11.2. Thuốc chống nhiễm khuẩn

148

Povidon iod

Dùng ngoài

149

Sulfadiazin bạc

Dùng ngoài

11.3. Thuốc chống viêm, ngứa

150

Betamethason

Dùng ngoài

151

Fluocinolon acetonid

Dùng ngoài

152

Hydrocortison

Dùng ngoài

11.4. Thuốc có tác dụng làm tiêu sừng

153

Salicylic acid

Dùng ngoài

11.5. Thuốc trị ghẻ

154

Diethylphtalat

Dùng ngoài

12. THUỐC DÙNG CHẨN ĐOÁN

155

Bari sulfat

Uống

13. THUỐC TẨY TRÙNG VÀ SÁT KHUẨN

156

Cồn 70 độ

Dùng ngoài

157

Cồn iod

Dùng ngoài

158

Povidon iod

Dùng ngoài

14. THUỐC LỢI TIỂU

159

Furosemid

Uống, tiêm

Dạng tiêm: Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trị cấp cứu.

160

Hydroclorothiazid

Uống

161

Spironolacton

Uống

15. THUỐC ĐƯỜNG TIÊU HÓA

15.1. Thuốc trung hòa acid và các thuốc ức chế bài tiết acid

162

Bismuth

Uống

163

Cimetidin

Uống

164

Famotidin

Uống, tiêm

165

Magnesi hydroxyd + nhôm hydroxyd

Uống

166

Omeprazol

Uống

167

Ranitidin

Uống

15.2. Thuốc chống nôn

168

Dexamethason

Uống

169

Metoclopramid

Uống

170

Promethazin (hydroclorid)

Uống

15.3. Thuốc chống co thắt

171

Alverin (citrat)

Uống, tiêm

172

Atropin (sulfat)

Uống, tiêm

173

Hyoscin butylbromid

Uống

174

Papaverin hydroclorid

Uống, tiêm

15.4. Thuốc tẩy, nhuận tràng

175

Bisacodyl

Uống

176

Magnesi sulfat

Uống

15.5. Thuốc tiêu chảy

a. Chống mất nước

177

Natri clorid + natri citrat + kali clorid + glucose khan

Uống

b. Chống tiêu chảy

178

Attapulgit mormoiron hoạt hóa

Uống

179

Berberin (hydroclorid)

Uống

180

Loperamid

Uống

181

Kẽm sulfat

Uống

15.6. Thuốc khác

182

Amylase + lipase + protease

Uống

16. HOCMON VÀ CÁC THUỐC TÁC ĐỘNG VÀO HỆ THỐNG NỘI TIẾT

16.1. Hocmon thượng thận và những chất tổng hợp thay thế

183

Dexamethason

Uống

184

Hydrocortison

Uống

185

Prednisolon acetat

Uống

16.2. Thuốc hạ đường huyết

186

Gliclazid

Uống

187

Metformin

Uống

188

Insulin tác dụng trung bình, trung gian (Medium-acting, Intermediate-acting)

Tiêm

Thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh đái tháo đường của Bộ Y tế.

189

Insulin tác dụng nhanh, ngắn (Fast-acting, Short-acting)

Tiêm

190

Insulin trộn, hỗn hợp (Mixtard-acting, Dual-acting)

Tiêm

191

Insulin tác dụng chậm, kéo dài (Slow-acting, Long-acting)

Tiêm

17. HUYẾT THANH

192

Huyết thanh kháng uốn ván

Tiêm

193

Huyết thanh kháng nọc rắn

Tiêm

18. THUỐC DÙNG CHO MẮT, TAI, MŨI, HỌNG

18.1. Thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng vi rút

194

Aciclovir

Tra mắt

195

Argyrol

Nhỏ mắt

196

Cloramphenicol

Nhỏ mắt

197

Gentamicin (sulfat)

Nhỏ mắt

198

Neomycin (sulfat)

Nhỏ mắt, nhỏ tai

199

Ofloxacin

Nhỏ mắt, nhỏ tai

200

Tetracyclin (hydroclorid)

Tra mắt

201

Ciprofloxacin

Nhỏ mắt

18.2. Thuốc làm giãn đồng tử

202

Atropin (sulfat)

Nhỏ mắt

18.3. Thuốc tai, mũi, họng

203

Nước oxy già

Dùng ngoài

204

Naphazolin

Nhỏ mũi

205

Xylometazolin

Nhỏ mũi

19. THUỐC CÓ TÁC DỤNG THÚC ĐẺ, CẦM MÁU SAU ĐẺ VÀ CHỐNG ĐẺ NON

19.1. Thuốc thúc đẻ, cầm máu sau đẻ

19.1.1. Thuốc thúc đẻ

206

Oxytocin

Tiêm

19.1.2. Thuốc cầm máu sau đẻ

207

Ergometrin (hydrogen maleat)

Tiêm

208

Oxytocin

Tiêm

209

Misoprostol

Uống

19.2. Thuốc chống đẻ non

210

Papaverin

Uống

211

Salbutamol (sulfat)

Uống

212

Nifedipin

Uống

20. THUỐC CHỐNG RỐI LOẠN TÂM THẦN

20.1. Thuốc chống loạn thần

213

Clorpromazin (hydroclorid)

Uống

214

Diazepam

Uống, tiêm

Dạng tiêm: Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị cấp cứu.

215

Haloperidol

Uống

216

Levomepromazin

Uống

20.2. Thuốc chống trầm cảm

217

Amitriptylin (hydroclorid)

Uống

21. THUỐC TÁC DỤNG TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP

21.1. Thuốc chữa hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

218

Epinephrin (adrenalin)

Tiêm

219

Budesonid

Đường hô hấp

220

Salbutamol (sulfat)

Uống, đường hô hấp

221

Terbutalin

Uống, đường hô hấp

21.2. Thuốc chữa rối loạn tiết dịch

222

Acetylcystcin

Uống, tiêm

223

Alimemazin

Uống

224

Bromhexin (hydroclorid)

Uống

21.3. Thuốc khác

225

Dextromethorphan

Uống

22. DUNG DỊCH CHỈNH NƯỚC ĐIỆN GIẢI VÀ CÂN BẰNG ACID-BASE

22.1. Thuốc uống

226

Natri clorid + natri citrat + kali clorid + glucose khan

Uống

227

Kali clorid

Uống

22.2. Thuốc tiêm truyền

228

Glucose

Tiêm

229

Ringer lactat

Tiêm truyền

230

Calci clorid

Tiêm

231

Natri clorid

Tiêm

232

Natri hydrocarbonat (natri bicarbonat)

Tiêm

22.3. Thuốc khác

233

Nước cất pha tiêm

Tiêm

23. VITAMIN VÀC CHẤT VÔ CƠ

234

Calci gluconat

Uống

235

Vitamin A

Uống

236

Vitamin A + D

Uống

237

Vitamin B1

Uống, tiêm

238

Vitamin B2

Uống

239

Vitamin B6

Uống

240

Vitamin C

Uống

241

Vitamin PP

Uống

II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DANH MỤC THUỐC THUỘC GÓI DỊCH VỤ Y TẾ CƠ BẢN

1. Danh mục thuốc thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản bao gồm:

a) 241 thuốc tại Mục I Phụ lục II.

b) Thuốc có chứa hoạt chất là đồng phân hóa học hoặc dạng muối khác và có cùng tác dụng trị với hoạt chất có trong Mục I Phụ lục II.

2. Đường dùng thuốc ghi trong danh mục được thống nhất như sau:

a) Đường uống bao gồm các thuốc uống, ngậm, nhai, đặt dưới lưỡi;

b) Đường tiêm bao gồm các thuốc tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm trong da, tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm vào ổ khớp, tiêm nội nhãn cầu, tiêm trong dịch kính của mắt, tiêm vào các khoang của cơ thể;

c) Đường đặt bao gồm các thuốc đặt âm đạo, đặt hậu môn, thụt hậu môn-trực tràng;

d) Đường dùng ngoài bao gồm các thuốc bôi, xoa ngoài, dán trên da, xịt ngoài da;

đ) Đường hô hấp bao gồm các thuốc phun mù, dạng hít, bột hít, xịt, khí dung;

e) Đường nhỏ mắt bao gồm các thuốc nhỏ mắt, tra mắt.

g) Đường nhỏ mũi bao gồm các thuốc nhỏ mũi, xịt mũi.

3. Thuốc xếp nhóm này được chỉ định điều trị bệnh thuộc nhóm khác nếu có chỉ định điều trị phù hợp./.

PHỤ LỤC SỐ III

DANH MỤC CÁC DỊCH VỤ CHỦ YẾU THUỘC GÓI DỊCH VỤ Y TẾ CƠ BẢN PHỤC VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU, DỰ PHÒNG VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE
(Ban hành kèm Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1. Các dịch vụ về tư vấn, truyền thông, giáo dục, nâng cao sức khỏe, bao gồm ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện, sống khỏe, quản lý và phòng tránh stress,..;

2. Các dịch vụ về tiêm chủng;

3. Các dịch vụ khám, quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe;

4. Các dịch vụ về giám sát và phòng chống các bệnh, dịch truyền nhiễm;

5. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình;

6. Các dịch vụ về tư vấn, truyền thông dinh dưỡng và an toàn thực phẩm;

7. Các dịch vụ giáo dục, truyền thông và vận động nhân dân sử dụng nước sạch, bảo đảm vệ sinh môi trường, sử dụng nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh...;

8. Các dịch vụ về giám sát và phòng chống các bệnh không lây nhiễm;

9. Các dịch vụ về kiểm soát các yếu tố nguy cơ có hại cho sức khỏe, bao gồm phòng chống tác hại của thuốc lá, lạm dụng rượu bia,...;

10. Các dịch vụ về bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng;

11. Các dịch vụ về y tế học đường;

12. Các dịch vụ về bảo đảm máu an toàn và phòng, chống các bệnh về máu;

13. Quản lý sức khỏe các đối tượng ưu tiên: chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ có thai...;

14. Các dịch vụ về phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng;

15. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, bao gồm phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, phòng chống ung thư;

16. Các dịch vụ khám sàng lọc, phát hiện các bệnh tật cho nhóm nguy cơ cao cho cộng đồng;

17. Cung cấp thuốc thiết yếu, bao gồm các tủ thuốc để bán thuốc.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 39/2017/TT-BYT về quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

  • Số hiệu: 39/2017/TT-BYT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 18/10/2017
  • Nơi ban hành: Bộ Y tế
  • Người ký: Nguyễn Thị Kim Tiến
  • Ngày công báo: 08/11/2017
  • Số công báo: Từ số 815 đến số 816
  • Ngày hiệu lực: 01/12/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản