Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5938/2001/QĐ-UB | Bến Tre, ngày 27 tháng 12 năm 2001 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Quyết định số 494/QĐ/TU ngày 21/4/2000 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bến Tre về việc ban hành quy định phân cấp quản lý cán bộ;
- Xét đề nghị của Trưởng ban Tổ chức Chính quyền,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 27/12/2001.
Bãi bỏ các quy định trước đây của tỉnh trái với Quyết định này./.
| TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5938/QĐ-UB ngày 27/12/2001 của UBND tỉnh)
Điều 1. Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức.
1- Về mặt Nhà nước Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý cán bộ, công chức thuộc hệ Nhà nước thông qua việc thực hiện các văn bản pháp quy của cơ quan Nhà nước cấp trên và Chỉ thị, Nghị quyết.. của Tỉnh uỷ và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về công tác cán bộ, công chức.
2- Uỷ ban nhân dân tỉnh phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức cho các sở và cơ quan ngang sở (gọi chung là sở), UBND huyện, thị xã; đồng thời lãnh đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của các sở và UBND huyện, thị xã.
Các sở, UBND huyện, thị xã chịu trách nhiệm giúp UBND tỉnh xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trên mỗi lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan.
3- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác quản lý cán bộ, công chức:
- Những nội dung quan trọng về cán bộ, công chức như: nhận xét đánh giá, tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyển, quy hoạch, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu…do tập thể Ban Cán sự Đảng, cấp ủy Đảng, lãnh đạo cơ quan hoặc Hội đồng (nếu có quy định) thảo luận dân chủ và thủ trưởng cơ quan quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp.
- Người đề xuất, thẩm định, quyết định về cán bộ, công chức phải chịu trách nhiệm về việc đề xuất, thẩm định và quyết định của mình.
- Cán bộ, công chức phải chấp hành các quyết định của Thủ trưởng cơ quan. Thủ trưởng cơ quan cấp dưới phải chấp hành quyết định của Thủ trưởng cơ quan cấp trên về công tác cán bộ, công chức.
Điều 2. Nội dung quản lý cán bộ, công chức gồm:
1- Tuyển dụng phân công công tác đối với cán bộ, công chức.
2- Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức.
3- Nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức.
4- Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
5- Khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức.
6- Thực hiện chế độ chính sách cán bộ, công chức.
7- Kiểm tra công tác cán bộ, công chức; giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức.
NỘI DUNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 3. Phân cấp quản lý các chức danh cán bộ, công chức.
1- Về mặt Nhà nước, UBND tỉnh trực tiếp quản lý cán bộ, công chức thuộc các chức danh sau:
- Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương.
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện, thị xã.
- Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng Doanh nghiệp Nhà nước do UBND tỉnh quyết định thành lập.
2- Cán bộ, công chức ngoài các chức danh nêu trên UBND tỉnh giao cho sở và UBND huyện, thị xã trực tiếp quản lý. Đối với Doanh nghiệp Nhà nước thì thực hiện theo luật Doanh nghiệp Nhà nước.
Điều 4. Bổ nhiệm chức vụ cán bộ, công chức.
1- Bổ nhiệm các chức vụ: Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương; Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng sở, huyện, thị xã và tương đương; Giám đốc, Phó Giám đốc Doanh nghiệp Nhà nước phải tổ chức lấy phiếu tín nhiệm. Phiếu tín nhiệm không có giá trị như phiếu bầu cử nhưng có giá trị tham khảo quan trọng. Việc bổ nhiệm Giám đốc sở và tương đương; Trưởng phòng huyện, thị xã và tương đương phải được sự thoả thuận bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan lãnh đạo chuyên môn cấp trên trong hệ thống ngành.
- Thành phần tham dự bỏ phiếu tín nhiệm bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương gồm: lãnh đạo sở, cấp uỷ Đảng, đại diện các đoàn thể, Trưởng Phó phòng và tương đương. Khi cần thiết có thể mở rộng thành phần tham dự bỏ phiếu.
- Thành phần tham dự bỏ phiếu tín nhiệm bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương gồm tất cả cán bộ, công chức làm việc cùng phòng với người được giới thiệu để lấy phiếu tín nhiệm.
- Thành phần tham dự bỏ phiếu tín nhiệm bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước gồm: Ban Giám đốc, cấp uỷ Đảng, đại diện các đoàn thể, Trưởng phó phòng và tương đương. Khi cần thiết có thể mở rộng thành phần tham dự bỏ phiếu.
- Cán bộ, công chức được điều động và bổ nhiệm chức vụ ở cơ quan, đơn vị mới thì không tổ chức lấy phiếu tín nhiệm
2- Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm chức vụ cán bộ, công chức gồm:
Văn bản đề nghị có ý kiến của Ban Cán sự Đảng hoặc cấp uỷ Đảng hoặc Ban Thường vụ Huyện uỷ, Thị xã uỷ, lý lịch chi tiết theo mẫu, bản nhận xét của cơ quan, biên bản lấy phiếu tín nhiệm, bản sao văn bằng các loại được công chứng, phiếu tự khai hoàn cảnh kinh tế gia đình, biên bản lấy ý kiến nơi cư trú (theo mẫu).
Đối với Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp Nhà nước hồ sơ gởi đến Ban Tổ chức Chính quyền để trình cấp trên xem xét.
Điều 5. Miễn nhiệm cán bộ, công chức.
1- Đối với Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp Nhà nước do cơ quan làm văn bản đề nghị có ý kiến của Ban Cán sự Đảng hoặc cấp uỷ Đảng hoặc Ban Thường vụ Huyện uỷ, Thị xã uỷ, gởi đến Ban Tổ chức Chính quyền để trình cấp trên xem xét.
2- Đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện thị xã thực hiện theo Luật Tổ chức HĐND và UBND.
Điều 6. Kỷ luật cán bộ, công chức:
1- Đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện, thị xã thực hiện theo Luật Tổ chức HĐND và UBND.
2- Đối với cán bộ, công chức thực hiện theo Pháp lệnh cán bộ, công chức, Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức, Thông tư số 05/1999/TT- TCCP ngày 27/3/1999 của Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 97/1998/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 7. Giải quyết hưu trí, nghỉ việc đối với cán bộ, công chức.
1- Đối với Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp Nhà nước do cơ quan làm văn bản đề nghị gởi đến Ban Tổ chức Chính quyền để trình cấp trên xem xét.
Trước khi giải quyết nghỉ hưu, Thủ trưởng cơ quan phải trao đổi với cán bộ, công chức và có kế hoạch chuẩn bị người thay thế.
Điều 8. Thuyên chuyển cán bộ, công chức.
1- Đối với Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp Nhà nước do cơ quan làm văn bản đề nghị gởi đến Ban Tổ chức Chính quyền để trình cấp trên xem xét.
2- Ban Tổ chức chính quyền xem xét quyết định thuyên chuyển các đối tượng còn lại.
3- Việc điều động cán bộ, công chức trong nội bộ sở, huyện, thị xã do Giám đốc sở, Chủ tịch UBND huyện, thị xã xem xét quyết định (trừ các đối tượng do UBND tỉnh trực tiếp quản lý).
Điều 9. Giải quyết lương cho cán bộ, công chức.
1- Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định lương cho các đối tượng thuộc UBND tỉnh trực tiếp quản lý.
2- Giám đốc sở, Chủ tịch UBND huyện, thị xã ký quyết định lương cho các đối tượng còn lại sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Trưởng ban Tổ chức chính quyền.
Điều 10. Tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, đánh giá công chức.
Thực hiện theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức, Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Thông tư số 04/1999/TT-TCCP ngày 20/3/1999 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày của Chính phủ, Quyết định số 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC ngày 05/12/1998 của Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành quy chế đánh giá công chức hàng năm.
Điều 11. Đi tham quan, công tác, học tập nước ngoài và đi học trong nước.
1- Việc cử cán bộ, công chức đi tham quan, công tác, học tập ở nước ngoài thực hiện theo quy định hiện hành.
- Hồ sơ của cán bộ, công chức được cử đi nước ngoài gồm: văn bản đề nghị của cơ quan, văn bản triệu tập hay thư mời, lý lịch chi tiết theo mẫu và danh sách trích ngang của cán bộ, công chức, bản sao văn bằng, chứng chỉ được công chứng (trường hợp đi học), các thủ tục khác theo yêu cầu riêng của từng trường hợp.
- Sau khi có ý kiến của các cơ quan hữu quan, Ban Tổ chức Chính quyền trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
2- Việc cử cán bộ, công chức đi học trong nước, tuỳ theo tính chất khoá học và yêu cầu đối tượng, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Giám đốc sở, Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định theo sự phân cấp quản lý cán bộ, công chức.
Điều 12. Trách nhiệm của Ban Tổ chức Chính quyền về công tác cán bộ, công chức.
Ban Tổ chức Chính quyền có trách nhiệm giúp UBND tỉnh:
1- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy định của Trung ương và của tỉnh về công tác cán bộ, công chức.
2- Theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách, tuyển dụng, sử dụng, nhận xét đánh giá và quản lý cán bộ, công chức.
3- Xây dựng, hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện quy hoạch cán bộ, quy hoạch và kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức theo quy định của Trung ương và của tỉnh.
4- Chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, các sở, UBND huyện, thị xã để thẩm định đề xuất và báo cáo những vấn đề về công tác cán bộ, công chức do UBND tỉnh trực tiếp quản lý.
5- Hướng dẫn công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức. Trực tiếp quản lý hồ sơ, cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức thuộc hệ Nhà nước bằng công nghệ thông tin./.
- 1Quyết định 30/2013/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý cán bộ, công, viên chức thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái
- 2Quyết định 32/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 3Quyết định 03/2014/QĐ-UBND về phân cấp quản lý cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 4Quyết định 904/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ một phần, toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 5Quyết định 1181/QĐ-UBND năm 2013 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012
- 1Quyết định 904/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ một phần, toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 2Quyết định 1181/QĐ-UBND năm 2013 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012
- 3Quyết định 1561/2004/QĐ-UB bãi bỏ và điều chỉnh Quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức do tỉnh Bến Tre ban hành
- 1Quyết định 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC về Quy chế đánh giá công chức hàng năm do Trưởng ban Ban Tổ chức,cán bộ Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Luật Doanh nghiệp Nhà nước 1995
- 4Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 5Nghị định 95/1998/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 6Nghị định 97/1998/NĐ-CP về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức
- 7Thông tư 05/1999/TT-TCCP hướng dẫn thực hiện Nghị định 97/1998/NĐ-CP về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức do Ban tổ chức, cán bộ Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 04/1999/TT-TCCP hướng dẫn Nghị định 95/1998/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Ban tổ chức,cán bộ Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 30/2013/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý cán bộ, công, viên chức thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái
- 10Quyết định 32/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 11Quyết định 03/2014/QĐ-UBND về phân cấp quản lý cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Quyết định 5938/2001/QĐ-UB về phân cấp quản lý cán bộ, công chức và quy trình thực hiện quản lý cán bộ, công chức do tỉnh Bến Tre ban hành
- Số hiệu: 5938/2001/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/12/2001
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Huỳnh Văn Be
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra