- 1Quyết định 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC về Quy chế đánh giá công chức hàng năm do Trưởng ban Ban Tổ chức,cán bộ Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 04/1999/TT-TCCP hướng dẫn Nghị định 95/1998/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Ban tổ chức,cán bộ Chính phủ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 18/1999/TT-LT-BGD& ĐT-BTCCP thực hiện nội dung thi tuyển công chức vào ngạch giáo viên dạy ở giáo dục mần non, giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và đào tạo - Ban tổ chức, cán bộ Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 39/2000/TT-BTCCBCP hướng dẫn việc xếp lương khi bổ nhiệm vào ngạch đối với công chức đạt kỳ thi nâng ngạch do Ban tổ chức - cán bộ chính phủ ban hành
- 5Công văn 482/CV-TTNN của Thanh tra Nhà nước về việc hướng dẫn tổ chức thi nâng ngạch Thanh tra viên lên Thanh tra viên chính năm 2002
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 95/1998/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 1998 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 95/1998/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 11 NĂM 1998 VỀ TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ vào Pháp lệnh Cán bộ, công chức ban hành ngày 26 tháng 2 năm 1998;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
1 - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, làm việc trong các cơ quan sau đây:
a) Văn phòng Chủ tịch nước;
b) Văn phòng Quốc hội
c) Cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Toà án nhân dân, Viện Kiểm sat nhân dân các cấp;
đ) Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;
e) Trường học, bệnh viện, cơ quan nghiên cứu khoa học của Nhà nước:
g) Cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của Nhà nước:
h) Thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá của Nhà nước:
i) Các tổ chức sự nghiệp khác của Nhà nước:
2 - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
Điều 2. Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1 - "Ngạch" chỉ chức danh công chức. Mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có tiêu chuẩn riêng;
2 - "Bậc" là chỉ số tiền lương trong ngạch;
3 - "Nâng ngạch" là nâng từ ngạch thấp lên ngạch cao;
4- "Chuyển ngạch" là chuyển từ ngạch công chức theo ngành chuyên môn này sang ngạch công chức theo ngành chuyên môn khác có trình độ tương đương;
5 - "Tuyển dụng" là việc tuyển người vào cơ quan Nhà nước sau khi đã đạt kết quả của kỳ thi tuyển;
6- "Bổ nhiệm" là quyết định xếp ngạch công chức chính thức cho người đạt yêu cầu tập sự, người đạt kỳ thi nâng ngạch và công chức lãnh đạo;
7 - "Cơ quan sử dụng công chức" là cơ quan trực tiếp quản lý và tổ chức cho công chức làm việc;
8 - " Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức" là cơ quan được phân cấp để quản lý các ngạch công chức;
9 - "Điều động" là chuyển công chức từ cơ quan, đơn vị này sang làm việc ở một cơ quan, tổ chức, đơn vị khác;
10- " Biệt phái" là việc cử công chức đến làm việc tại cơ quan, tổ chức đơn vị khác trong một thời hạn nhất định theo yêu cầu nhiệm vụ, công cụ;
11- "Thời gian tập sự" là thời gian mà người được tuyển dụng sau khi thi tuyển tập làm các chức trách, nhiệm vụ của ngạch mà công chức sẽ được bổ nhiệm.
Điều 3. Công chức được phân loại như sau:
1 - Phân loại theo trình độ đào tạo gồm có:
a) Công chức loại A là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn từ bậc đại học trở lên;
b) Công chức loại B là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng;
c) Công chức loại C là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc sơ cấp;
d) Công chức loại D là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậ dưới sơ cấp.
2 - Phân loại theo vị trí công tác gồm có:
a) Công chức lãnh đạo (chỉ huy và điều hành);
b) Công chức chuyên môn nghiệp vụ.
Người được tuyển dụng phải có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng được tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch tuyển vào và các điều kiện quy định tại
2 - Hàng năm, các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Sở, Ban, ngành, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch tuyển dụng đề nghị với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt trong chỉ tiêu biên chế mà Bộ, ngành, tỉnh, thành phố được giao.
Điều 6. Người muốn được dự tuyển dụng vào ngạch công chức phải có đủ các điều kiện sau:
1 - Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
3 - Có đơn xin dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có các văn bằng, chứng chỉ đào tạo theo yêu cầu trình độ của ngạch dự tuyển;
4 - Có đủ sức khoẻ để đảm nhận công vụ;
5 - Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
Trường hợp người được tuyển dụng có những lý do chính đáng mà không thể nhận việc đúng thời hạn thì phải làm đơn đề nghị gia hạn thời gian nhận việc và phải được cơ quan sử dụng công chức đồng ý.
Trường hợp người có quyết định tuyển dụng đến nhận việc chậm quá thời hạn nói trên và không có lý do chính đáng, thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyển dụng.
1 - Đối với công chức loại A, thời gian tập sự là 12 tháng, riêng công chức là bác sĩ thì thời gian tập sự là 9 tháng;
2 - Đối với công chức loại B, thời gian tập sự là 6 tháng;
3 - Đối với công chức loại C, thời gian tập sự là 3 tháng.
2 - Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm cử một công chức cùng ngạch, có năng lực và kinh nghiệm về nghiệp vụ hướng dẫn người tập sự.
2 - Người được tuyển dụng làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo hoặc làm việc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm, thì trong thời gian tập sự được hưởng 100% hệ số lương khởi điểm của ngạch được tuyển và được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định chung.
3 - Công chức được cơ quan, tổ chức, đơn vị phân công hướng dẫn người tập sự quy định tại khoản 4 Điều 17 của Nghị định này được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm 0,3 so với mức lương tối thiểu trong thời gian hướng dẫn người tập sự.
2 - Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Nếu người tấp sự đạt yêu cầu của ngạch, thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch.
3 - Trong trường hợp người tập sự không đạt yêu cầu của ngạch, thì người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức huỷ bỏ quyết định tuyển dụng.
MỤC 5: NÂNG NGẠCH, CHUYỂN NGẠCH
Điều 22. Việc nâng ngạch công chức phải thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định.
2 - Công chức tham gia thi nâng ngạch phải có đủ các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng và các điều kiện cần thiết khác theo quy định ở ngạch dự thi và được Hội đồng sơ tuyển của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cử tham gia kỳ thi.
2 - Hội đồng sơ tuyển có 05 hoặch 07 thành viên, bao gồm:
a) Ở các cơ quan Trung ương:
Chủ tịch Hội đồng là một lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
Phó Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (hoặc tương đương) của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
Các Uỷ viên Hội đồng gồm một số Vụ trưởng Vụ chuyên ngành thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
b) Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Chủ tịch Hội đồng là một lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Phó chủ tịch Hội đồng là Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Các Uỷ viên gồm một số Giám đốc Sở chuyên ngành (hoặc tương đương) của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2- Cơ quan sử dụng công chức khi tiếp nhận công chức chuyển ngạch phải thành lập Hội đồng kiểm tra để sát hạch về trình độ, năng lực của công chức. Nếu công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch mới, thì cơ quan sử dụng công chức tiếp nhận, ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức bổ nhiệm.
3- Hội đồng kiểm tra có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan;
Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu bộ phận tổ chức cán bộ cơ quan;
Các Uỷ viên Hội đồng gồm một số lãnh đạo bộ phận chuyên môn, một số công chức có năng lực, trình độ nghiệp vụ công tác ở cùng ngạch hoặc ngạch cao hơn.
4- Hội đồng kiểm tra có nhiệm vụ:
Xem xét các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của ngạch mới, văn bản đánh giá nhận xét quá trình công tác của cơ quan cũ.
Phỏng vấn công chức chuyển ngạch về hiểu biết, nhận thức về chính trị, xã hội, chuyên môn;
Kiểm tra người chuyển ngạch viết văn bản quản lý theo yêu cầu nhiệm vụ của ngạch;
Hội đồng kiểm tra họp đánh giá kết quả; nếu xét thấy công chức đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức bổ nhiệm vào ngạch.
5- Khi xét chuyển ngạch không được kết hợp nâng bậc, nâng ngạch.
2- Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp:
a) Tăng cường, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, đơn vị về số lượng, chất lượng đội ngũ công chức để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao;
b) Thực hiện việc luân chuyển công chức giữa Trung ương và địa phương, giữa các ngành, lĩnh vực theo quy hoạch đội ngũ công chức.
Khi điều động công chức cần chú ý xem xét tới hoàn cảnh gia đình và bản thân công chức được điều động.
3- Công chức được điều động về làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo ngoài việc áp dụng các chính sách ưu đãi, còn được hưởng một số chính sách khuyến khích khác theo quy định chung của nhà nước.
2- Việc cử biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp:
a) Do có những nhiệm vụ đột xuất, cấp bách mà chưa có khả năng điều động công chức;
b) Do có những công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
3- Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến. Cơ quan, tổ chức cử biệt phái công chức có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức biệt phái.
4- Công chức được cử biệt phái đến vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định chung của Nhà nước.
5- Việc đánh giá công chức biệt phái do cơ quan sử dụng công chức thực hiện. Văn bản đánh giá công chức biệt phái được gửi về cơ quan cử biệt phái để lưu vào hồ sơ cá nhân.
1- Được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ các chức vụ theo nhiệm kỳ ở các cơ quan Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân các cấp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân các cấp.
2- Được bầu giữ các chức vụ chuyên trách ở các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân tập thể Việt nam, Hội cựu chiến binh;
3- Được bổ nhiệm vào các chức vụ là thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng các doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước;
4- Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Điều 31. Ban tổ chức - Cán bộ chính phủ là cơ quan giúp Chính phủ quản lý về công chức có nhiệm vụ:
1- Xây dựng dự án Luật, Pháp lệnh về công chức để Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc Hội ban hành;
2- Xây dựng trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ công chức và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức;
3 - Xây dựng trình Chính phủ ban hành chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ khác đối với công chức;
4- Quản lý về số lượng, bổ nhiệm, xếp lương và nâng bậc lương đối với công chức cao cấp (chuyên viên cao cấp và các ngạch tương đương);
5- Ban hành các quy chế thi tuyển, thi nâng ngạch và quy chế đánh giá công chức;
6- Ban hành, sửa đổi, bổ sung các chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức theo đề nghị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
7- Xây dựng chỉ tiêu biên chế trình Thủ tướng Chính phủ và quản lý số lượng biên chế công chức thuộc Chính phủ quản lý trong cả nước.
8- Chủ trì tổ chức việc thi nâng ngạch từ chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp và các ngạch tương đương khác;
9- Tổ chức việc thống kê công chức trong cả nước;
10- Thanh tra, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương và cơ sở thi hành các quy định của Nhà nước về công chức;
11- Chỉ đạo, tổ chức giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với công chức theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 32. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ:
1- Quản lý về số lượng, bổ nhiệm, xếp lương và nâng bậc lương đối với công chức từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống;
2- Xây dựng và đề nghị Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ban hành các tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức theo ngành chuyên môn và hướng dẫn việc thực hiện ;
3- Tổ chức việc thi tuyển, đào tạo, bồi dưỡng công chức theo quy định của Chính phủ;
5- Phân bổ chỉ tiêu, quản lý biên chế, quỹ tiền lương và thực hiện các chính sách đãi ngộ khác đối với công chức thuộc các tổ chức do Bộ, ngành trực tiếp quản lý;
6- Tổ chức việc thống kê ngạch công chức ngành chuyên môn trong cả nước và công chức thuộc các tổ chức do Bộ, ngành trực tiếp quản lý;
7- Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của Nhà nước về công chức thuộc ngành chuyên môn trong cả nưóc và công chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành;
8- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1- Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Hành chính, ngành Lưu trữ;
2- Thanh tra Nhà nước quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành thanh tra;
3- Bộ Tài chính quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Tài chính;
4- Bộ Tư pháp quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Tư pháp;
5- Ngân hàng Nhà nước quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Ngân hàng;
6- Tổng cục Hải quan quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Hải Quan;
7- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Nông nghiệp, Kiểm lâm, Thuỷ lợi;
8- Bộ Xây dựng quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Xây dựng;
9- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Khoa học kỹ thuật;
10- Tổng cục Khí tượng thuỷ văn quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Khí tượng thuỷ văn;
11- Bộ Giáo dục và đào tạo quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Giáo dục đào tạo;
12- Bộ Y tế quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Y tế;
13 - Bộ Văn hoá thông tin quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Văn hoá thông tin;
14- Uỷ ban Thể dục thể thao quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Thể dục thể thao;
15- Cục Dự trữ quốc gia quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Dự trữ quốc gia.
1- Nội dung thi tuyển công chức vào ngạch chuyên môn;
2- Nội dung thi nâng ngạch công chức của các ngạch chuyên môn quy định tại
3- Nội dung và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng công chức các ngạch chuyên môn;
4- Nội dung và tổ chức các kỳ thi nâng ngạch công chức theo ngành chuyên môn do Bộ, ngành quản lý.
1- Tổ chức quản lý công chức từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống;
2- Phân bổ chỉ tiêu, quản lý biên chế và quỹ tiền lương công chức thuộc tỉnh;
3- Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ khác đối với công chức thuộc tỉnh;
4- Tổ chức việc thi tuyển công chức, thi nâng ngạch từ nhân viên lên cán sự, từ cán sự lên chuyên viên và các ngạch tương đương khác theo quy chế chung và nội dung thi của các Bộ quản lý ngạch công chức theo các ngành chuyên môn;
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức theo quy định chung;
5- Tổ chức thống kê công chức thuộc phạm vi quản lý của tỉnh;
6- Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của Nhà nước về công chức thuộc phạm vi quản lý của tỉnh;
7- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức thuộc phạm vi tỉnh quản lý theo quy định của Pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 36. Cơ quan sử dụng công chức có nhiệm vụ:
1- Tổ chức sử dụng và phân công công chức đúng ngạch, vị trí công việc và thực hiện nghiêm chỉnh các
2- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về công chức, các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với công chức;
3- Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức các yêu cầu về tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch, điều động, biệt phái, để ra ngoài ngạch, đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức trong cơ quan;
4- Đánh giá công chức thuộc quyền sử dụng theo quy định;
5- Thanh tra, kiểm tra công chức về việc thực hiện các quy định tại Chương III của Pháp lệnh Cán bộ, công chức;
6- Thống kê và báo cáo tình hình công chức thuộc quyền quản lý cho cơ quan quản lý công chức cấp trên theo quy định;
7- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức thuộc phạm vi cơ quan quản lý;
8- Thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật công chức theo thẩm quyền và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định.
Việc lập và lưu giữ hồ sơ công chức theo hướng dẫn của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.
2- Nghị định này thay thế Nghị định số 24/CP ngày 8 tháng 11 năm 1962 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ tuyển dụng công nhân, viên chức Nhà nước và Quyết định số 256/TTg ngày 15 tháng 7 năm 1975 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tập sự đối với người được tuyển dụng vào các cơ quan Nhà nước.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Nghị định 24-CP năm 1963 điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 256-TTg năm 1975 về chế độ tập sự đối với học sinh tốt nghiệp đại học và trung học chuyên nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 97/2000/QĐ-BTC về tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể ngạch công chức tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành
- 4Thông tư 08/2002/TT-BNV hướng dẫn Quyết định 149/2000/QĐ-TTg về chính sách ưu đãi đối với đội viên các đội tri thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi do Bộ Nội vụ ban hành
- 5Quyết định 27/2003/QĐ-TTg quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 161/2003/QĐ-TTg Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư liên tịch 09/2003/TTLT-BYT-BTC-BNV hướng dẫn Quyết định 155/2003/QĐ-TTg sửa đổi chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành y tế do Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ ban hành
- 8Nghị định 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước
- 9Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 1Nghị định 24-CP năm 1963 điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 256-TTg năm 1975 về chế độ tập sự đối với học sinh tốt nghiệp đại học và trung học chuyên nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 56/2000/NĐ-CP sửa đổi khoản 2 Điều 6 Nghị định 95/1998/NĐ-CP về tuyển dụng và quản lý công chức
- 4Nghị định 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước
- 5Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 1Quyết định 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC về Quy chế đánh giá công chức hàng năm do Trưởng ban Ban Tổ chức,cán bộ Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 3Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 4Công văn 5292/VPCP-CCHC năm 1998 đình chính Nghị định 95/1998/NĐ-CP và Nghị định 96/1998/CP-NĐ do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 04/1999/TT-TCCP hướng dẫn Nghị định 95/1998/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Ban tổ chức,cán bộ Chính phủ ban hành
- 6Thông tư liên tịch 18/1999/TT-LT-BGD& ĐT-BTCCP thực hiện nội dung thi tuyển công chức vào ngạch giáo viên dạy ở giáo dục mần non, giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và đào tạo - Ban tổ chức, cán bộ Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 39/2000/TT-BTCCBCP hướng dẫn việc xếp lương khi bổ nhiệm vào ngạch đối với công chức đạt kỳ thi nâng ngạch do Ban tổ chức - cán bộ chính phủ ban hành
- 8Quyết định 97/2000/QĐ-BTC về tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể ngạch công chức tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành
- 9Công văn 482/CV-TTNN của Thanh tra Nhà nước về việc hướng dẫn tổ chức thi nâng ngạch Thanh tra viên lên Thanh tra viên chính năm 2002
- 10Thông tư 08/2002/TT-BNV hướng dẫn Quyết định 149/2000/QĐ-TTg về chính sách ưu đãi đối với đội viên các đội tri thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi do Bộ Nội vụ ban hành
- 11Quyết định 27/2003/QĐ-TTg quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 161/2003/QĐ-TTg Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Thông tư liên tịch 09/2003/TTLT-BYT-BTC-BNV hướng dẫn Quyết định 155/2003/QĐ-TTg sửa đổi chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành y tế do Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ ban hành
Nghị định 95/1998/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- Số hiệu: 95/1998/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 17/11/1998
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: 31/12/1998
- Số công báo: Số 36
- Ngày hiệu lực: 02/12/1998
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực