Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 97/1998/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 1998 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
a) Những người được quy định tại khoản 3 Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức;
b) Những người được quy định tại khoản 5 Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức;
Đối với những người quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, ngoài việc thực hiện các quy định của Nghị định này, còn phải tuân theo các quy định về chế độ quản lý, chỉ huy của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;
2. Việc xử lý kỷ luật phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng thủ tục được quy định trong Nghị định này.
3. Việc xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và quá trình công tác của công chức.
1. Khi xử lý kỷ luật công chức nhất thiết phải thành lập Hội đồng kỷ luật.
2. Khi họp Hội đồng kỷ luật phải có mặt của đương sự. Trường hợp đương sự vắng mặt phải có lý do chính đáng. Nếu đương sự vắng mặt 2 lần khi đã được triệu tập thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật.
3. Việc bố trí lại chức vụ, xếp lại ngạch, bậc lương (đối với những trường hợp cách chức, hạ ngạch, hạ bậc) do cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định, hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể.
2. Công chức được phục hồi về danh dự và bố trí công tác phù hợp, được hưởng mức lương tương ứng với mức lương trước khi bị xử lý, được tính thời gian để nâng bậc lương và đền bù thiệt hại theo quy định tại Nghị định số 47/CP ngày 3 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng gây ra.
3. Công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống bị buộc thôi việc, sau khi khiếu nại mà vẫn bị buộc thôi việc thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Việc xử lý kỷ luật được tiến hành theo những nguyên tắc sau đây:
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm kỷ luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật.
Khi cùng một lúc, công chức có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi và chịu hình thức kỷ luật cao hơn một mức so với hình thức kỷ luật tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
Quy định này được áp dụng đối với trường hợp công chức có nhiều hành vi vi phạm mà mỗi hành vi bị xử lý theo cùng một hình thức kỷ luật.
2. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của công chức khi xử lý vi phạm kỷ luật;
3. Cấm áp dụng biện pháp phạt tiền, cúp lương thay cho hình thức kỷ luật;
4. Chưa xử lý kỷ luật đối với công chức trong các trường hợp sau đây:
a) Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ phép được thủ trưởng cơ quan cho phép;
b) Đang điều trị tại các bệnh viện theo quy định của thầy thuốc;
d) Phụ nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản.
5. Không áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức khi đang có thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Công chức trong thời gian tạm đình chỉ công tác được tạm ứng 50% tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có). Sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét nếu công chức không bị xử lý kỷ luật thì được truy lĩnh phần tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) còn lại trong thời gian tạm đình chỉ công tác.
1. Khiển trách;
2. Cảnh cáo;
5. Cách chức;
6. Buộc thôi việc.
1. Hình thức khiển trách áp dụng đối với công chức khi có hành vi vi phạm lần đầu, nhưng ở mức độ nhẹ.
2. Hình thức cảnh cáo áp dụng đối với công chức đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng khuyết điểm có tính chất thường xuyên hoặc tuy mới vi phạm lần đầu nhưng có tính chất tương đối nghiêm trọng.
3. Hình thức hạ bậc lương áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
4. Hình thức hạ ngạch áp dụng đối với công chức chức có hành vi vi phạm nghiêm trọng xét thấy không đủ phẩm chất, đạo đức và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch đang đảm nhiệm.
5. Hình thức cách chức áp dụng đối với công chức có chức vụ mà hành vi vi phạm nghiêm trọng xét thấy không thể để tiếp tục đảm nhiệm được chức vụ được giao.
6. Hình thức buộc thôi việc áp dụng đối với công chức phạm tội bị Toà án phạt tù mà không được hưởng án treo.
7. Hội đồng kỷ luật có thể xem xét, kiến nghị buộc thôi việc đối với các trường hợp sau:
b) Công chức đã bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật hạ bậc, hạ ngạch, cách chức mà tái phạm thì có thể bị buộc thôi việc;
c) Công chức tuy có hành vi vi phạm lần đầu nhưng tính chất và mức độ vi phạm nghiêm trọng thì có thể buộc thôi việc.
Thành phần Hội đồng kỷ luật gồm:
1. Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Đại diện Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp;
3. Đại diện công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị có người vi phạm kỷ luật (do tập thể công chức đơn vị cử ra).
Ngoài thành phần trên đây, Hội đồng kỷ luật mời đại diện Nữ công (nếu người phạm lỗi là nữ), đại diện tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cơ quan, tổ chức, đơn vị (nếu người phạm lỗi là thanh niên) đến dự họp. Các đại diện được mời có quyền phát biểu ý kiến, nhưng không có quyền biểu quyết.
Điều 19. Tại cuộc họp Hội đồng kỷ luật:
1. Chủ tịch Hội đồng tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự;
2. Đại diện bộ phận tổ chức, nhân sự trình bày hồ sơ và các tài liệu có liên quan;
3. Người phạm lỗi trình bày ý kiến; các thành viên Hội đồng và các đại biểu tham gia họp phát biểu;
4. Trước khi Hội đồng hội ý riêng để biểu quyết hình thức kỷ luật, công chức vi phạm được phát biểu ý kiến về hình thức kỷ luật của mình;
5. Quyết nghị của Hội đồng được thông báo tại cuộc họp.
2. Trường hợp gây thiệt hại dưới 5 triệu đồng về nguyên tắc phải bồi thường toàn bộ thiệt hại bằng cách trừ dần vào lương; nếu do vô ý thì phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng lương và được trừ dần vào lương hàng tháng nhưng không dưới 10% và không vượt quá 30% tổng thu nhập tiền lương và phụ cấp (nếu có).
2. Thành phần Hội đồng gồm:
a) Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Đại diện lãnh đạo tổ chức công đoàn cùng cấp làm Uỷ viên;
c) Người phụ trách bộ phận tài chính - kế toán làm Uỷ viên;
d) Người phụ trách đơn vị trực tiếp của người phải bồi thường làm Uỷ viên;
đ) Một chuyên gia về kinh tế, kỹ thuật làm Uỷ viên.
3. Hội đồng có nhiệm vụ xem xét và kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, tổ chức về mức và phương thức bồi thường thiệt hại.
Điều 25. Hội đồng họp xem xét giải quyết việc bồi thường thiệt hại theo trình tự sau:
1. Chủ tịch Hội đồng công bố thành phần tham gia, cử thư ký;
2. Đại diện bộ phận tài chính - kế toán báo cáo chế độ và mức bồi thường thiệt hại;
3. Hội đồng nghe giải trình của người phải bồi thường và nghe ý kiến của các thành viên Hội đồng;
4. Hội đồng thảo luận và bỏ phiếu kín về mức bồi thường;
5. Kết quả được lập thành văn bản kiến nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định theo thẩm quyền;
6. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
2. Nghị định này thay thế những quy định về kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức tại các văn bản sau đây:
- Nghị định số 195/HĐCP ngày 31 tháng 12 năm 1964 của Hội đồng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ kỷ luật lao động trong cơ quan Nhà nước;
- Nghị định số 49/CP ngày 9 tháng 4 năm 1968 của Hội đồng Chính phủ ban hành Chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân viên chức đối với tài sản của Nhà nước;
- Điều 25 Nghị định số 217/CP ngày 8 tháng 6 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ ban hành Bản quy định về chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của công và chế độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công nhân viên và cơ quan Nhà nước.
1. Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Thông tư 03/2006/TT-BNV hướng dẫn thi hành Nghị định 35/2005/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 2Nghị định 49-CP năm 1968 về chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân viên chức đối với tài sản của Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 195-CP năm 1964 Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp cơ quan Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 211/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 107/2006/NĐ-CP quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng do mình quản lý, phụ trách
- 1Nghị định 118/2006/NĐ-CP về việc xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức
- 2Nghị định 49-CP năm 1968 về chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân viên chức đối với tài sản của Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 195-CP năm 1964 Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp cơ quan Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 35/2005/NĐ-CP về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
- 1Thông tư 03/2006/TT-BNV hướng dẫn thi hành Nghị định 35/2005/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 3Nghị định 47-CP năm 1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra
- 4Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 5Thông tư 05/1999/TT-TCCP hướng dẫn thực hiện Nghị định 97/1998/NĐ-CP về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức do Ban tổ chức, cán bộ Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 211/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 107/2006/NĐ-CP quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng do mình quản lý, phụ trách
Nghị định 97/1998/NĐ-CP về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức
- Số hiệu: 97/1998/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 17/11/1998
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 36
- Ngày hiệu lực: 02/12/1998
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra