HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HỎA |
Số: 49-CP | Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 1968 |
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Điều lệ về kỷ luật lao động ban hành do Nghị định số 195-CP ngày 31 tháng 12 năm 1964 của Hội đồng Chính phủ;
Căn cứ vào Nghị quyết số 59-CP ngày 10 tháng 5 năm 1967 của Hội đồng Chính phủ;
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Căn cứ vào Nghị quyết của Hội nghị Thường vụ Hội đồng Chính phủ trong các phiên họp ngày 4 tháng 1 và ngày 13 tháng 3 năm 1968.
NGHỊ ĐỊNH:
Lê Thanh Nghị (Đã ký) |
TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT CỦA CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC ĐỐI VỚI TÀI SẢN CỦA NHÀ NƯỚC
Tài sản của Nhà nước là cơ sở vật chất vô cùng quý báu của chế độ xã hội chủ nghĩa, là nguồn sức mạnh về kinh tế và quốc phòng của Tổ quốc, nguồn ấm no và hạnh phúc của nhân dân.
Vì vậy, bảo vệ tài sản của Nhà nước vô cùng quan trọng, nhất là trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước hiện nay. Đó là một chính sách lớn, của Đảng và Nhà nước, một nguyên tắc cơ bản của việc quản lý nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, một vấn đề thuộc về đạo đức cách mạng.
Muốn làm tốt việc bảo vệ tài sản của Nhà nước, phải hết sức coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho mọi người nhận rõ ý nghĩa to lớn và nội dung cách mạng của nhiệm vụ bảo vệ tài sản của Nhà nước, coi đó là quyền lợi thiết thân và nghĩa vụ thiêng liêng của mình và thể thiện một cách thiết thực bằng việc làm cụ thể trong sản xuất và công tác.
Trên cơ sở nhận thức được nâng cao, tư tưởng thông suốt, phải tăng cường quản lý kinh tế tài chính, giữ vững các nguyên tắc quản lý xã hội chủ nghĩa, đề cao kỷ luật lao động, kiên quyết chấp hành các chế độ, thể lệ quản lý.
Căn cứ vào điều 7 của Điều lệ về kỷ luật lao động trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước nay quy định cụ thể chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức đối với tài sản của Nhà nước.
Giám đốc xí nghiệp, thủ trưởng cơ quan và những cán bộ lãnh đạo khác trong đơn vị phải gương mẫu chấp hành các chế độ quản lý tài sản và có nhiệm vụ cùng với công đoàn cơ sở, thường xuyên giáo dục công nhân, viên chức nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác, ý thức tôn trọng và bảo vệ của công, nghiên cứu xây dựng những chế độ, nội quy bảo vệ tài sản cần thiết, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các chế độ, thể lệ của Nhà nước, của cơ quan, xí nghiệp, kịp thời thi hành những biện pháp đề phòng cần thiết để bảo vệ tài sản của Nhà nước.
Nếu có những cải tiến nâng cao công suất máy móc, thiết bị, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu, v.v... thì được khen thưởng theo chế độ khen thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến nghiệp vụ và công tác.
II- CĂN CỨ, MỨC VÀ CÁCH THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG
Những người phạm kỷ luật lao động do cố ý hoặc vì thiếu tinh thần trách nhiệm mà làm thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, những phần tử tham ô, những người gây ra thiệt hại không phải trong trường hợp thi hành nhiệm vụ lao động được giao hoặc không phải trong trường hợp được quyền sử dụng tài sản thì không xử lý theo chế độ này mà xử lý theo những luật lệ hiện hành khác.
Nếu nhiều người có trách nhiệm bồi thường thì tổng số tiền bồi thường không vượt quá tổng số thiệt hại.
Nếu để mất tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường toàn bộ sự thiệt hại đã gây ra; trường hợp có lý do chính đáng, có thể xét và quyết định một mức bồi thường thấp hơn.
Nếu người phạm lỗi đã trả được từ 50% số tiền bồi thường trở lên và tích cực làm việc, có thành tích trong công tác và sản xuất thì, tuỳ mức độ thành tích, có thể được giảm, miễn số tiền còn lại; trường hợp cá biệt, có thành tích rất xuất sắc trong công tác và sản xuất thì, tuy chưa trả được 50% số tiền bồi thường, cũng có thể được giảm, miễn số tiền còn lại.
Các việc miễn, giảm mức bồi thường nói ở các điều 12 và 14 do thủ trưởng xí nghiệp, cơ quan đề nghị và do cơ quan cấp trên quyết định, sau khi bàn bạc với cơ quan tài chính Nhà nước cùng cấp.
Gặp sự việc phức tạp, thiệt hại tương đối lớn thì thủ trưởng đơn vị phải khẩn trương tiến hành công việc điều tra, xác định; phải có kết luận của người có thẩm quyền về kỹ thuật, về những vấn đề có liên quan đến kỹ thuật, phải đưa ra Hội đồng kỷ luật xét và bàn bạc với kế toán trưởng trước khi quyết định việc bồi thường.
Quyết định của thủ trưởng đơn vị phải viết thành văn bản chính thức để lưu ở hồ sơ của đơn vị và gửi lên cấp trên để báo cáo. Quyết định bồi thường có hiệu lực thi hành ngay sau khi công bố, nhưng người phạm lỗi có quyền gửi đơn khiếu nại lên cấp trên.
Nếu người trực tiếp gây ra thiệt hại là thủ trưởng đơn vị hay cán bộ lãnh đạo cấp tương đương trong đơn vị thì việc bồi thường do thủ trưởng cơ quan cấp trên quyết định; trước khi quyết định, thủ trưởng cơ quan cấp trên phải đưa ra Hội đồng kỷ luật xét và bàn bạc với cơ quan tài chính Nhà nước cùng cấp.
Thủ trưởng các ngành ở Trung ương và Uỷ ban hành chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ vào chế độ này, có thể quy định những điều cụ thể cần thiết để áp dụng đối với các cơ quan, xí nghiệp thuộc quyền; những quy định này phải được Bộ Tài chính, Bộ Lao động và Tổng Công đoàn thoả thuận trước khi ban hành.
Điều 21: - Liên bộ Tài chính - Lao động - Tổng Công đoàn hướng dẫn cụ thể việc thi hành chế độ này.
Chế độ này ban hành kèm theo Nghị định số 49-CP ngày 9 tháng 4 năm 1968 của Hội đồng Chính phủ.
- 1Thông tư 18-NT-1970 hướng dẫn thi hành chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức đối với tài sản của Nhà nước do Bộ Nội thương ban hành
- 2Thông tư 285-TC/VP-1970 quy định chế độ, tiêu chuẩn, chỉ tiêu về hội nghị và tiếp khách do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 313-TC/VP-1970 về việc mua sắm và sử dụng đồ đạc, phương tiện làm việc trong các cơ quan, Xí nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 1057-LN/QĐ năm 1974 ban hành Điều lệ về chế độ tiền lương trả theo sản phẩm trong nông lâm nghiệp do Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp ban bành
- 5Quyết định 182-QĐ năm 1972 ban hành Quy chế tạm thời quản lý đồ dùng dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 6Nghị định 97/1998/NĐ-CP về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức
- 7Thông tư 17-NN/KTTV/TT-1973 hướng dẫn thi hành Thông tư 186-TTg -1971 quy định cách xử lý và hạch toán đối với một số khoản chi phí liên quan đến giá thành và phí lưu thông do Ủy ban Nông nghiệp Trung ương ban hành
- 1Thông tư liên bộ 128-TT/LB năm 1968 hướng dẫn thi hành chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức đối với tài sản của Nhà nước do Bộ Tài chính - Tổng công đòan - Bộ Lao động ban hành
- 2Thông tư 18-NT-1970 hướng dẫn thi hành chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức đối với tài sản của Nhà nước do Bộ Nội thương ban hành
- 3Thông tư 285-TC/VP-1970 quy định chế độ, tiêu chuẩn, chỉ tiêu về hội nghị và tiếp khách do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 313-TC/VP-1970 về việc mua sắm và sử dụng đồ đạc, phương tiện làm việc trong các cơ quan, Xí nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 1057-LN/QĐ năm 1974 ban hành Điều lệ về chế độ tiền lương trả theo sản phẩm trong nông lâm nghiệp do Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp ban bành
- 6Nghị định 195-CP năm 1964 Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp cơ quan Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 182-QĐ năm 1972 ban hành Quy chế tạm thời quản lý đồ dùng dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 8Thông tư 17-NN/KTTV/TT-1973 hướng dẫn thi hành Thông tư 186-TTg -1971 quy định cách xử lý và hạch toán đối với một số khoản chi phí liên quan đến giá thành và phí lưu thông do Ủy ban Nông nghiệp Trung ương ban hành
Nghị định 49-CP năm 1968 về chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân viên chức đối với tài sản của Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 49-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 09/04/1968
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Lê Thanh Nghị
- Ngày công báo: 30/04/1968
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: 24/04/1968
- Ngày hết hiệu lực: 02/12/1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực