Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2009/QĐ-UBND | Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 11 tháng 02 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 tháng 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLT-BGĐ&ĐT-BTC ngày 31 tháng 8 năm 1998 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí các cơ sở giáo dục đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Căn cứ Thông tư số 38/2001/TTLT-BGD&ĐT-BTC ngày 22 tháng 8 năm 2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung Thông tư số 54/1998/TTLT-BGD&ĐT-BTC ngày 31 tháng 8 năm 1998 về thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa;
Căn cứ Quyết định số 163/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn hoàn thành cơ bản mục tiêu chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135 giai đoạn 1999 - 2005);
Căn cứ Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu vùng xa giai đoạn 1999 - 2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 06 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển và Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;
Căn cứ Nghị quyết số 09/2008/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt mức thu, chi sử dụng và quản lý học phí đối với cơ sở dạy nghề đào tạo trình độ Trung cấp nghề và công văn số 186/HĐND-VP ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc đính chính Nghị quyết số 09/2008/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2008;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 47/TTr-SLĐTBXH ngày 16 tháng 01 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2009/QĐ-UBND ngày 11 tháng 02 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Các cơ sở dạy nghề công lập có đào tạo trình độ Trung cấp nghề (gọi chung là cơ sở dạy nghề).
2. Học sinh có bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên có tham gia học nghề (gọi chung là người học nghề).
Điều 2. Nguyên tắc thu và sử dụng học phí
1. Người học nghề tại các cơ sở dạy nghề phải đóng học phí theo quy định trừ các đối tượng được miễn, giảm theo khoản 1 và 2 của Điều 5 tại Quy định này.
2. Ngoài khoản thu theo quy định này các cơ sở dạy nghề không được thu thêm bất kỳ khoản nào khác liên quan đến dạy nghề (trừ tiền ấn phẩm và lệ phí thi đã được Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh quy định).
3. Khoản thu học phí tại các cơ sở dạy nghề được sử dụng trực tiếp vào các hoạt động đào tạo, phục vụ đào tạo và chi theo đúng mục đích của nguồn thu; nguồn thu học phí của các cơ sở dạy nghề không trừ vào chỉ tiêu ngân sách được giao hằng năm.
4. Không được sử dụng nguồn thu học phí để tổ chức tham quan, nghỉ mát, chi quà biếu và tiếp khách.
5. Các cơ sở dạy nghề nếu được cấp có thẩm quyền cho phép liên kết mở lớp đào tạo với các trường khác trong và ngoài tỉnh thì mức thu học phí, lệ phí theo quy định của các trường đó.
6. Khoản tiền thu học phí được gửi vào Kho bạc Nhà nước nơi cơ sở dạy nghề giao dịch và Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát theo quy định.
Điều 3. Mức thu và khu vực thu học phí
1. Đối với học sinh ngoài tỉnh thu: 120.000 đồng/tháng/học sinh.
2. Đối với học sinh trong tỉnh thu theo hai mức:
- Học sinh thuộc khu vực I mức thu: 70.000 đồng/tháng/học sinh;
- Học sinh thuộc khu vực II mức thu: 50.000 đồng/tháng/học sinh;
- Học sinh thuộc khu vực III miễn thu.
(kèm theo bảng phân vùng các khu vực)
- Học sinh đào tạo trình độ Trung cấp nghề thu 10 tháng/năm;
- Thời gian thu: thu theo năm, theo học kỳ hoặc theo tháng (căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng học sinh mà thủ trưởng các cơ sở dạy nghề có phương án thu thích hợp).
Điều 5. Đối tượng miễn, giảm học phí
1. Đối tượng miễn thu học phí:
a) Học sinh là Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh;
b) Con của người hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945;
c) Con liệt sĩ, con Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
d) Con Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động;
đ) Con thương binh, bệnh binh các hạng;
e) Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
g) Con của người hoạt động cách mạng/kháng chiến bị địch bắt, tù đày;
h) Con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
i) Con của người có công giúp đỡ cách mạng;
k) Học sinh bị tàn tật và khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 21% trở lên do tàn tật và được Hội đồng Giám định y khoa xác nhận;
l) Học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa;
m) Con gia đình thuộc diện hộ nghèo (có sổ hộ nghèo);
n) Học sinh là bộ đội xuất ngũ.
2. Đối tượng giảm 50% học phí:
- Học sinh là con của cán bộ công nhân viên chức mà cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng bị tai nạn lao động đang hưởng trợ cấp thường xuyên;
- Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vượt khó học tập.
Ngoài các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 của Điều 5 nêu trên, các đối tượng còn lại khi tham gia học nghề đều phải nộp học phí. Học sinh ngoài tỉnh không thực hiện miễn, giảm.
Điều 6. Thủ tục xét miễn, giảm
- Học sinh thuộc các đối tượng được miễn, giảm học phí phải làm đơn xin miễn, giảm theo mẫu thống nhất do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Đơn của học sinh phải được địa phương (xã, phường, thị trấn) xác nhận; có ý kiến đề nghị của giáo viên chủ nhiệm;
- Học sinh bị tàn tật từ 21% trở lên thì đơn phải kèm theo biên bản giám định y khoa;
- Học sinh thuộc diện hộ nghèo thì đơn phải kèm theo bản phôtô giấy chứng nhận hộ nghèo (có công chứng);
- Thủ trưởng cơ sở dạy nghề căn cứ vào hồ sơ xin miễn, giảm và ý kiến đề xuất của giáo viên chủ nhiệm để quyết định việc miễn, giảm đối với từng học sinh; lập danh sách học sinh và số tiền miễn, giảm báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo định kỳ;
- Việc xét miễn, giảm học phí được thực hiện trong suốt thời gian học tập tại cơ sở dạy nghề. Riêng các đối tượng thuộc diện hộ nghèo thì thực hiện xét miễn học phí theo từng năm;
- Những trường hợp đột xuất khi có thiên tai lớn xảy ra trong khu vực, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành có liên quan, xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định miễn, giảm học phí cho các đối tượng học sinh từng vùng, theo mức độ thiệt hại và trong thời gian nhất định. Trường hợp cá biệt, gia đình hoặc bản thân học sinh có khó khăn đột xuất được địa phương xác nhận thì thủ trưởng cơ sở dạy nghề xem xét cụ thể và quyết định việc miễn, giảm học phí trong thời gian nhất định.
THU, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NGUỒN THU
- Các cơ sở dạy nghề thực hiện thu học phí theo quy định đối với người học, khi thu phải cấp biên lai cho người nộp tiền. Toàn bộ số tiền thu được phải nộp vào Kho bạc Nhà nước nơi cơ sở dạy nghề giao dịch;
- Ngoài các khoản thu theo quy định tại Quyết định này, nếu các cơ sở dạy nghề được cấp có thẩm quyền cho phép liên kết đào tạo với các trường khác trong và ngoài tỉnh thì coi đó là hoạt động dịch vụ. Các hoạt động dịch vụ phải bảo đảm đủ chi phí, chi khấu hao tài sản, có tích lũy và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định.
Nguồn thu phải sử dụng đúng mục đích và ưu tiên thực hiện các nội dung:
1. Thủ trưởng các đơn vị căn cứ vào Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn để xây dựng quỹ tiền lương và quyết định mức thu nhập cho người lao động.
2. Chi các hoạt động khác liên quan đến đào tạo và phục vụ dạy nghề.
3. Chi đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy nghề và vật tư thực hành cho học sinh.
4. Sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất, máy móc, phương tiện phục vụ dạy học.
5. Chi các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Các nội dung và mức chi phải đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ.
Cơ quan Thuế phát hành biên lai thu để các cơ sở dạy nghề thực hiện, các cơ sở dạy nghề thực hiện nộp thuế (nếu có) theo quy định của Nhà nước.
Hằng năm, sau khi trang trải các khoản chi, nộp thuế và các khoản khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có) đơn vị được sử dụng chi theo điểm a và b, khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Lập dự toán:
Căn cứ vào chỉ tiêu, mức thu và nội dung chi, các cơ sở dạy nghề lập dự toán kinh phí hoạt động gửi về cơ quan chủ quản;
Cơ quan chủ quản tổng hợp dự toán thu, dự toán ngân sách bảo đảm chi hoạt động thường xuyên, không thường xuyên (nếu có) cho đơn vị, gửi cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan liên quan theo quy định hiện hành;
Sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan chủ quản trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân loại đơn vị sự nghiệp công lập và phê duyệt dự toán kinh phí Nhà nước đảm bảo hoạt động thường xuyên năm đầu và ổn định trong từng thời kỳ theo quy định.
2. Giao dự toán:
Cơ quan chủ quản quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách hằng năm cho các cơ sở dạy nghề trực thuộc trong phạm vi dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước được cấp có thẩm quyền giao;
Các khoản thu, chi học phí dạy nghề phải có dự toán và phải thông qua Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch.
Cuối quý, cuối năm các cơ sở dạy nghề lập báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xét duyệt theo quy định.
Các nguồn thu, chi học phí tại cơ sở dạy nghề phải được tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán; đồng thời phải mở sổ chi tiết để quản lý.
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ sở dạy nghề
Thủ trưởng các cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình trong việc thực hiện quyền tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của đơn vị.
Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật; bảo đảm các chế độ, quyền lợi về tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên theo quy định.
Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê, quản lý tài sản đúng quy định của pháp luật, phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu, chi của đơn vị trong sổ sách kế toán. Thực hiện các quy định về chế độ thông tin, báo cáo hoạt động của đơn vị; đồng thời thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, Quy chế công khai tài chính theo quy định hiện hành.
CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Điều 12. Các đơn vị thực hiện công tác kế toán theo Luật Kế toán và Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp và thực hiện quyết toán theo Mục lục ngân sách do Bộ Tài chính ban hành.
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
BẢNG PHÂN VÙNG THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ THU HỌC PHÍ ĐỐI VỚI HỌC SINH HỌC NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Kèm theo Quyết định số 51/2009/QĐ-UBND ngày 11 tháng 02 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
STT | HUYỆN, THÀNH PHỐ XÃ, PHƯỜNG | Các xã, phường, thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận | ||
Khu vực I | Khu vực II | Khu vực III | ||
Toàn tỉnh có 63 xã, phường thị trấn (với 130 khu phố + 253 thôn) | ||||
I | Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm | 16 xã, phường | 1 thôn |
|
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 | 16 xã, phường (98 khu phố - 7 thôn) | Phường Bảo An Phường Đô Vinh Phường Phước Mỹ Phường Phủ Hà Phường Thanh Sơn Phường Mỹ Hương Phường Kinh Dinh Phường Tấn Tài Phường Đài Sơn Phường Đạo Long Phường Văn Hải Phường Mỹ Hải Phường Đông Hải Phường Mỹ Đông Phường Mỹ Bình Xã Thành Hải | 1. Thôn Phú Thọ |
|
II | HUYỆN BÁC ÁI |
|
| 9 xã (38 thôn) |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 | 9 xã (38 thôn) |
|
| 1. Xã Phước Bình 2. Xã Phước Hoà 3. Xã Phước Tân 4. Xã Phước Thành 5. Xã Phước Đại 6. Xã Phước Chính 7. Xã Phước Thắng 8. Xã Phước Trung 9. Xã Phước Tiến |
III | HUYỆN NINH SƠN 8 xã, thị trấn (8 khu phố - 53 thôn) | 8 khu phố - 16 thôn | 17 thôn | 20 thôn |
1 | Xã Mỹ Sơn 6 thôn |
| 1. Thôn Phú Thạnh 2. Thôn Phú Thủy 3. Thôn Phú Thuận 4. Thôn Tân Mỹ | 1. Thôn Mỹ Hiệp 2. Thôn Nha Húi |
2 | Xã Lâm Sơn 10 thôn |
| 1. Thôn Lâm Hoà 2. Thân Lâm Bình 3. Thôn Lâm Phú 4. Thôn Lâm Quý 5. Thôn Tân Bình | 1. Thôn Gòn 1 2. Thôn Gòn 2 3. Thôn Tầm Ngân 1 4. Thôn Tầm Ngân 2 5. Thôn Lập Lá |
3 | Xã Lương Sơn 9 thôn |
| 1. Thôn Trà Giang 1 2. Thôn Trà Giang 3 3. Thôn Lập Tân 1 4. Thôn Tân Lập 2 | 1. Thôn Trà Giang 2 2. Thôn Trà Giang 4 |
4 | Xã Quảng Sơn 9 thôn | 1. Thôn La Vang 1 2. Thôn La Vang 2 3. Thôn Hạnh Trí 1 4. Thôn Hạnh Trí 2 5. Thôn Thạch Hà 1 6. Thôn Thạch Hà 2 7. Thôn Triệu Phong 1 8. Thôn Triệu Phong 2 |
| 1. Thôn Lương Giang |
5 | Xã Hoà Sơn 6 thôn |
| 1. Thôn Tân Lập 2. Thôn Tân Hoà | 1. Thôn Tân Bình 2. Thôn Tân Hiệp 3. Thôn Tân Định 4. Thôn Tân Tiến |
6 | Xã Ma Nới 6 thôn |
|
| 1. Thôn Ú 2. Thôn Hà Dài 3. Thôn Do 4. Thôn Cà Mâu 5. Thôn Gia Rót 6. Thôn Gia Hoa |
7 | Thị trấn Tân Sơn 8 khu phố | Khu phố 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 |
|
|
8 | Xã Nhơn Sơn 10 thôn | 1. Thôn Đắc Nhơn 1 2. Thôn Đắc Nhơn 2 3. Thôn Đắc Nhơn 3 4. Thôn Lương Cang 1 5. Thôn Lương Cang 2 6. Thôn Nha Hố 1 7. Thôn Nha Hố 2 8. Thôn Lương Tri | 1. Thôn Láng Ngựa 2. Thôn Núi Ngỗng |
|
IV | HUYỆN THUẬN BẮC 6 xã (29 thôn) | 2 thôn | 2 thôn | 25 thôn |
1 | Xã Lợi Hải 6 thôn |
| 1. Thôn Kiền Kiền 1 | 1. Thôn Bà Râu 1 2. Thôn Bà Râu 2 3. Thôn Suối Đá 4. Thôn Ấn Đạt |
2 | Xã Công Hải 7 thôn |
|
| 1. Thôn Xóm Đèn 2. Thôn Suối Vang 3. Thôn Suối Giếng 4. Thôn Kà Rôm 5. Thôn Hiệp Kiết 6. Thôn Hiệp Thành 7. Thôn Bình Tiên |
3 | Xã Phước Kháng 5 thôn |
|
| 1. Thôn Đá Liệt 2. Thôn Cầu Đá 3. Thôn Đá Mài Trên 4. Thôn Đá Mài Dưới 5. Thôn Suối Le |
4 | Xã Phước Chiến 5 thôn |
|
| 1. Thôn Đầu Suối A 2. Thôn Đầu Suối B 3. Thôn Động Thông 4. Thôn Ma Trai 5. Thôn Tập Lá |
5 | Xã Bắc Sơn 3 thôn |
|
| 1. Thôn Xóm Bằng 2. Thôn Láng Me 3. Thôn Bình Nghĩa |
6 | Xã Bắc Phong 3 thôn | 1. Thôn Mỹ Nhơn 2. Thôn Gò Sạn | 1. Thôn Ba Tháp |
|
V | HUYỆN NINH HẢI 9 xã, thị trấn (9 khu phố - 37 thôn) | 8 khu phố - 25 thôn | 10 thôn | 1 khu phố - 2 thôn |
1 | Thị trấn Khánh Hải 9 khu phố | 1. Khu phố Ninh Chữ 1 2. Khu phố Ninh Chữ 2 3. Khu phố Khánh Chữ 1 4. Khu phố Khánh Chữ 2 5. Khu phố Khánh Giang 6. Khu phố Khánh Sơn 7. Khu phố Khánh Tân 8. Khu phố Khánh Hiệp |
| 1. Khu phố Cà Đú (thôn Cà Đú cũ)
|
2 | Xã Tri Hải 5 thôn | 1. Thôn Tri Thủy 1 2. Thôn Tri Thủy 2 3. Thôn Tân An 4. Thôn Khánh Hội | 1. Thôn Khánh Tường |
|
3 | Xã Hộ Hải 4 thôn | 1. Thôn Gò Gũ 2. Thôn Hộ Diêm 3. Thôn Lương Cách | 1. Thôn Đá Bắn |
|
4 | Xã Nhơn Hải 5 thôn | 1. Thôn Mỹ Tường 1 2. Thôn Mỹ Tường 2 3. Thôn Khánh Hải 4. Thôn Khánh Phước | 1. Thôn Khánh Tân (khu vực Cửu Trôm cũ) |
|
5 | Xã Vĩnh Hải 5 thôn |
| 1. Thôn Mỹ Hoà 2. Thôn Thái An 3. Thôn Vĩnh Hy | 1. Thôn Cầu Gãy 2. Thôn Đá Hang |
6 | Xã Thanh Hải 4 thôn | 1. Thôn Mỹ Tân 1 2. Thôn Mỹ Tân 2 3. Thôn Mỹ Phong | 1. Thôn Mỹ Hiệp |
|
7 | Xã Xuân Hải 7 thôn | 1. Thôn An Xuân 2. Thôn An Hoà 4. Thôn Thành Sơn 5. Thôn Phước Nhơn 1 6. Thôn Phước Nhơn 2 7. Thôn Phước Nhơn 3 |
|
|
8 | Xã Phương Hải 3 thôn |
| 1. Thôn Phương Cựu 1 2. Thôn Phương Cựu 2 3. Thôn Phương Cựu 3 |
|
9 | Xã Tân Hải 4 thôn | 1. Thôn Gò Đền 2. Thôn Gò Thao 3. Thôn Thủy Lợi 4. Thôn Hòn Thiêng |
|
|
VI | HUYỆN NINH PHƯỚC 15 xã, thị trấn (15 khu phố - 89 thôn) | 15 khu phố - 37 thôn | 35 thôn | 17 thôn |
1 | Xã Phước Hà 5 thôn |
|
| 1. Thôn Giá 2. Thôn Là A 3. Thôn Trà Nô 4. Thôn Rồ Ôn 5. Thôn Tân Hà |
2 | Xã Nhị Hà 3 thôn |
| 1. Thôn Nhị Hà 1 2. Thôn Nhị Hà 2 3. Thôn Nhị Hà 3 |
|
3 | Xã Phước Nam 11 thôn |
| 1. Thôn Văn Lâm 1 2. Thôn Văn Lâm 2 3. Thôn Văn Lâm 3 4. Thôn Văn Lâm 4 5. Thôn Nho Lâm | 1. Thôn Phước Lập 2. Thôn Tam Lang 3. Thôn Vụ Bổn 4. Thôn Tân Bổn 5. Thôn Hiếu Thiện 6. Thôn Thiện Đức |
4 | Xã Phước Thái 8 thôn |
| 1. Thôn Như Bình 2. Thôn Như Ngọc 3. Thôn Đá Trắng 4. Thôn Thái Giao 5. Thôn Thái Hoà 6. Thôn Hoài Trung 7. Thôn Hoài Ni | 1. Thôn Tà Dương |
5 | Xã Phước Minh 4 thôn |
| 1. Thôn Quán Thẻ 1 2. Thôn Quán Thẻ 3 3. Thôn Lạc Tiến | 1. Thôn Quán Thẻ 2 |
6 | Xã Phước Vinh 5 thôn |
| 1. Thôn Liên Sơn 1 2. Thôn Phước An 1 3. Thôn Phước An 2 | 1. Thôn Liên Sơn 2 2. Thôn Bảo Vinh |
7 | Xã Phước Sơn 6 thôn | 1. Thôn Phước Thiện 1 2. Thôn Phước Thiện 2 3. Thôn Phước Thiện 3 4. Thôn Ninh Quý 1 5. Thôn Ninh Quý 2 6. Thôn Ninh Quý 3 |
|
|
8 | Xã Phước Thuận 7 thôn | 1. Thôn Thuận Hoà 2. Thôn Thuận Lợi 3. Thôn Phước Khánh 4. Thôn Phước Lợi 5. Thôn Vạn Phước 6. Thôn Hiệp Hoà 7. Thôn Phú Nhuận |
|
|
9 | Xã Phước Hải 4 thôn |
| 1. Thôn Từ Tâm 1 2. Thôn Từ Tâm 2 | 1. Thôn Hoà Thủy 2. Thôn Thành Tín |
10 | Xã Phước Hữu 7 thôn | 1. Thôn Hữu Đức 2. Thôn Tân Đức 3. Thôn Thành Đức 4. Thôn Hậu Sanh 5. Thôn La Chữ 6. Thôn Mông Nhuận 7. Thôn Mông Đức |
|
|
11 | Xã Phước Diêm 10 thôn | 1. Thôn Thương Diêm 1 2. Thôn Thương Diêm 2 3. Thôn Lạc Nghiệp 1 4. Thôn Lạc Nghiệp 2 5. Thôn Lạc Tân 1 5. Thôn Lạc Tân 2 7. Thôn Lạc Tân 3 8. Thôn Lạc Sơn 1 9. Thôn Lạc Sơn 2 10. Thôn Lạc Sơn 3 |
|
|
12 | Xã Phước Dinh 5 thôn |
| 1. Thôn Sơn Hải 1 2. Thôn Sơn Hải 2 3. Thôn Từ Thiện 4. Thôn Vĩnh Tường 5. Thôn Bầu Ngứ |
|
13 | Xã Phước Hậu 7 thôn | 1. Thôn Hiếu Lễ 2. Thôn Phước Đồng 1 3. Thôn Phước Đồng 2 4. Thôn Chất Thường 5. Thôn Trường Sanh 6. Thôn Trường Thọ 7. Thôn Hoài Nhơn |
|
|
14 | Xã An Hải 7 thôn |
| 1. Thôn Tuấn Tú 2. Thôn Nam Cương 3. Thôn Hoà Thạnh 4. Thôn An Thạnh 1 5. Thôn An Thạnh 2 6. Thôn Long Bình 1 7. Thôn Long Bình 2 |
|
15 | Thị trấn Phước Dân 15 khu phố | Khu phố 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 |
|
|
- 1Quyết định 2605/2011/QĐ-UBND quy định mức thu học phí đối với cơ sở đào tạo, dạy nghề do tỉnh Quảng Ninh quản lý giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2Quyết định 41/2011/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục Quốc dân từ năm học 2011-2012 do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 3Quyết định 06/2012/QĐ-UBND quy định mức thu, miễn, giảm, cơ chế thu và sử dụng học phí đối với các cơ sở dạy nghề công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2014 - 2015
- 4Nghị quyết 09/2008/NQ-HĐND quy định mức thu, quản lý và sử dụng học phí đối với cơ sở dạy nghề đào tạo trình độ Trung cấp nghề do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 5Quyết định 37/2000/QĐ.UB Quy định tạm thời về tổ chức, quản lý các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Cần Thơ
- 6Quyết định 956/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ Quyết định 12/2010/QĐ-UBND Quy định tạm thời về quản lý hoạt động đối với cơ sở dạy tin học, ngoại ngữ, luyện thi đại học, bồi dưỡng văn hóa ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 1Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 2Quyết định 70/1998/QĐ-TTg về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 54/1998/TTLT-BGDĐT-TC thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo - Bộ Tài Chính ban hành
- 5Thông tư liên tịch 38/2001/TTLT-BGD&ĐT-BTC bổ sung Thông tư 54/1998/TTLT-BGD&ĐT-BTC về thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo Quyết định 70/1998/QĐ-TTg do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 113/2007/QĐ-TTg phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa giai đoạn 1999-2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 163/2006/QĐ-TTg phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn hoàn thành cơ bản mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135 giai đoạn 1999 - 2005) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 05/2007/QĐ-UBDT về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc ban hành
- 9Quyết định 01/2008/QĐ-UBDT phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 10Quyết định 2605/2011/QĐ-UBND quy định mức thu học phí đối với cơ sở đào tạo, dạy nghề do tỉnh Quảng Ninh quản lý giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 11Quyết định 41/2011/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục Quốc dân từ năm học 2011-2012 do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 12Nghị quyết 09/2008/NQ-HĐND quy định mức thu, quản lý và sử dụng học phí đối với cơ sở dạy nghề đào tạo trình độ Trung cấp nghề do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 13Quyết định 37/2000/QĐ.UB Quy định tạm thời về tổ chức, quản lý các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Cần Thơ
- 14Quyết định 956/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ Quyết định 12/2010/QĐ-UBND Quy định tạm thời về quản lý hoạt động đối với cơ sở dạy tin học, ngoại ngữ, luyện thi đại học, bồi dưỡng văn hóa ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Quyết định 51/2009/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý và sử dụng học phí đối với cơ sở dạy nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- Số hiệu: 51/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/02/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Hoàng Thị Út Lan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra