Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/2017/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 29 tháng 12 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị quyết số 43/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương về việc hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương về việc Quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương về việc Quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 2187/TTr-SCT ngày 08 tháng 11 năm 2017;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2018.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Bảo Lộc, Đà Lạt; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM NHỎ LẺ THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2017/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Quy định này phân cấp cho phòng Kinh tế thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, buôn bán hàng rong, cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
1. Các cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương.
a) Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng;
b) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;
c) Phòng Kinh tế thành phố, Kinh tế và Hạ tầng các huyện;
d) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã).
2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương được quy định tại Khoản 5, Điều 3 và phụ lục 3 kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/04/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương về việc hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm bao gồm:
a) Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ được cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định;
b) Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ bao gồm cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm trong các chợ (trừ chợ đầu mối và chợ đấu giá nông sản) được cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định;
d) Buôn bán hàng rong (là đối tượng kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định);
e) Cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu việc sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ để duy trì về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các yếu tố bảo quản khác theo yêu cầu của nhà sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm (Cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định).
Điều 3. Nguyên tắc phân cấp quản lý
1. Bảo đảm sự thống nhất, toàn diện trong công tác quản lý an toàn thực phẩm ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh.
2. Phân cấp quản lý gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý cấp trên đối với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân cấp. Cơ quan được phân cấp có trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật và tuân thủ sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan ngành dọc cấp trên và cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương về lĩnh vực an toàn thực phẩm.
3. Sở Công Thương có quyền thanh tra, kiểm tra đối với tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp dưới quản lý trong các trường hợp cần thiết, phát hiện cơ sở vi phạm nghiêm trọng các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm.
4. Hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công thương phải đảm bảo không chồng chéo giữa các cấp, thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp xã. Trường hợp có sự trùng lắp kế hoạch thanh tra, kiểm tra thì thực hiện như sau:
a) Kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp dưới trùng với kế hoạch của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch kiểm tra của cơ quan cấp trên.
b) Kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan cùng cấp trùng nhau về địa bàn, cơ sở thì các bên trao đổi thống nhất thành lập đoàn kiểm tra liên ngành.
1. Phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành Công Thương trên địa bàn cho phòng Kinh tế thành phố, Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thành phố như sau:
a) Tổ chức quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ được cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
b) Tổ chức cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ có đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương về việc Quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương tại địa phương. Thực hiện kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
c) Tổ chức kiểm tra, cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc các đối tượng nêu tại Khoản 2, Điều 2 Quy định này.
d) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm quy định tại Khoản 2, Điều 2 Quy định này.
2. Phân cấp quản lý an toàn thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành Công Thương trên địa bàn cho Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
a) Tổ chức ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn đối với các đối tượng nêu tại Điểm b, c, d, e Khoản 2, Điều 2 Quy định này (theo mẫu Bản cam kết).
b) Kiểm tra, giám sát, quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở ký cam kết theo quy định tại điểm a, khoản này.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
1. Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, buôn bán hàng rong, cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành Công Thương trên địa bàn.
2. Thành lập, tổ chức điều hành Đoàn kiểm tra, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm cấp huyện trên địa bàn.
3. Chỉ đạo, thực hiện các quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh về an toàn thực phẩm.
4. Bố trí nguồn lực, chủ động tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.
5. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý an toàn thực phẩm thuộc ngành Công Thương quản lý đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc đối tượng phải đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật, buôn bán hàng rong và cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.
Điều 6. Trách nhiệm của phòng Kinh tế thành phố, Kinh tế và Hạ tầng các huyện
Phòng Kinh tế thành phố, Kinh tế và Hạ tầng các huyện là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, buôn bán hàng rong, cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành Công Thương trên địa bàn có nhiệm vụ:
1. Căn cứ vào kế hoạch, chỉ đạo của cơ quan cấp trên và tình hình thực tế của địa phương, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, giúp Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng kế hoạch bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn.
2. Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, thành lập các đoàn kiểm tra và triển khai kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ quy định tại Điểm a, b, Khoản 2, Điều 2 quy định này; Chủ động phối hợp với các đội Quản lý thị trường xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
3. Tổ chức thực hiện các quy định tại Khoản 1, Điều 4 Quy định này.
4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn.
5. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo đột xuất, báo cáo định kỳ 06 tháng (trước ngày 05/6 hàng năm), báo cáo năm (trước ngày 05/12 hàng năm) về công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc ngành Công Thương trên địa bàn gửi Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương theo quy định.
6. Đôn đốc, giám sát Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm thuộc ngành Công Thương đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ không thuộc đối tượng phải đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật, buôn bán hàng rong và cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.
Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện, thành phố về an toàn thực phẩm thuộc ngành Công Thương quản lý trên phạm vi địa bàn, thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Tổ chức, điều hành Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm cấp xã trên địa bàn. Phân công cán bộ, công chức theo dõi quản lý an toàn thực phẩm theo Khoản 2, Điều 2, Nghị quyết số 43/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn.
3. Phối hợp với các ngành liên quan thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý.
4. Hằng năm căn cứ vào kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng kế hoạch triển khai của đơn vị theo quy định. Tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
5. Thực hiện các quy định của Chính phủ, Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân cấp trên về an toàn thực phẩm.
6. Tổ chức thực hiện các quy định tại Khoản 2, Điều 4 Quy định này.
7. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo đột xuất, báo cáo định kỳ 06 tháng (trước ngày 30/5 hàng năm), báo cáo năm (trước ngày 30/11 hàng năm) tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ngành Công Thương thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn gửi Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (thông qua phòng Kinh tế thành phố, Kinh tế và Hạ tầng các huyện).
1. Trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thực hiện theo Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương về việc Quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và Quyết định số 1471/QĐ-BCT ngày 15/4/2016 của Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới ban hành về lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
2. Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thực hiện theo Mục 7, Chương VI Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
3. Hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo Điều 7, Điều 8, Chương III, Thông tư số 58/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương Quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
4. Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm thực hiện theo Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính và quy định hiện hành về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
Điều 9. Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
1. Trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm thực hiện theo Chương IV Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/04/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và Quyết định số 6410/QĐ-BCT ngày 21/7/2014 Bộ Công Thương về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
2. Việc kiểm tra, ra câu hỏi và đáp án đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm để cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm thực hiện theo Quyết định số 6409/QĐ-BCT ngày 21/7/2014 của Bộ Công Thương ban hành danh mục tài liệu, bộ câu hỏi kiểm tra kèm theo đáp án trả lời và chỉ định cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm đối với chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
3. Phí thẩm định xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 279/2016/TT-BCT ngày 14/11/2016 của Bộ Công Thương và các quy định hiện hành về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
Điều 10. Xác nhận bản cam kết bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
1. Thủ tục, quy trình xác nhận
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp Bản cam kết bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (theo mẫu Bản cam kết đính kèm) trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh để đăng ký.
b) Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được bản cam kết bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đầy đủ và hợp lệ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận trực tiếp vào Bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở (bản gốc kết quả trả lại cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, bản sao kết quả được lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã).
Trường hợp Bản cam kết bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm không đáp ứng yêu cầu theo quy định, trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo bằng văn bản cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện hồ sơ.
2. Hiệu lực Bản cam kết
a) Bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm. Trước 01 (một) tháng tính đến ngày Bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm được xác nhận hết hạn, trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở phải nộp Bản cam kết mới để được xác nhận.
b) Trường hợp Bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đã xác nhận bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở thì cơ sở phải lập Bản cam kết mới để được xác nhận, hiệu lực xác nhận được tính theo thời hạn của Bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm được xác nhận trước đó.
c) Trường hợp thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh cơ sở phải lập Bản cam kết để được xác nhận cho phù hợp với địa điểm mới.
3. Sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm cho cơ sở nhỏ lẻ quy định tại Điểm b, c, d, e Khoản 2, Điều 2 quy định này, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức giám sát định kỳ để đảm bảo duy trì điều kiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
4. Thẩm quyền thu hồi Bản đăng ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm được xác nhận
a) Cơ quan xác nhận có quyền thu hồi Bản đăng ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đã được xác nhận;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền thanh tra, kiểm tra và thu hồi Bản đăng ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp dưới đã xác nhận nếu phát hiện cơ sở vi phạm nghiêm trọng quy định về điều kiện an toàn thực phẩm.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm do Sở Công Thương cấp cho các tổ chức, cá nhân trước ngày Quy định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện đến khi hết thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.
1. Các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được phân cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Quy định này.
2. Sở Công Thương có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát việc thực hiện Quy định này và hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình, kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thực phẩm nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính hướng dẫn Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã lập dự toán và bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ theo quy định và theo phân công, phân cấp.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh đến Sở Công Thương để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.
- 1Quyết định 06/2017/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 2Quyết định 16/2017/QĐ-UBND phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của ngành công thương trên địa bàn tỉnh Kon Tum cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- 3Quyết định 02/2017/QĐ-UBND về phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của ngành công thương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 4Quyết định 4088/QĐ-UBND năm 2017 về Quy định phân cấp quản lý an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 5Kế hoạch 116/KH-UBND-UBMTTQ năm 2017 về thực hiện Chương trình phối hợp 90 về an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017-2020
- 6Quyết định 46/2017/QĐ-UBND sửa đổi quy định về quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Lào Cai kèm theo Quyết định 37/2014/QĐ-UBND
- 7Quyết định 19/2016/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 8Quyết định 43/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 52/2017/QĐ-UBND về phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương trên địa bàn tỉnh Long An
- 9Quyết định 51/2018/QĐ-UBND về phân cấp cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và quản lý các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Long An
- 10Quyết định 48/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 11Quyết định 45/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 12Quyết định 373/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng năm 2019
- 13Quyết định 319/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 45/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2Quyết định 373/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng năm 2019
- 3Quyết định 319/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng kỳ 2019-2023
- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 3Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương ban hành
- 4Quyết định 6409/QĐ-BCT năm 2014 về danh mục tài liệu, bộ câu hỏi kiểm tra kèm theo đáp án trả lời và chỉ định cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm đối với chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương
- 5Quyết định 6410/QĐ-BCT năm 2014 về công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công thương
- 6Thông tư 58/2014/TT-BCT quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Thông tư 57/2015/TT-BCT Quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công thương
- 9Quyết định 1471/QĐ-BCT năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới về lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Công Thương
- 10Nghị định 77/2016/NĐ-CP sửa đổi quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liểu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương
- 11Thông tư 279/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12Quyết định 06/2017/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 13Quyết định 16/2017/QĐ-UBND phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của ngành công thương trên địa bàn tỉnh Kon Tum cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- 14Quyết định 02/2017/QĐ-UBND về phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của ngành công thương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 15Nghị quyết 43/2017/QH14 đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020 do Quốc hội ban hành
- 16Quyết định 4088/QĐ-UBND năm 2017 về Quy định phân cấp quản lý an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 17Kế hoạch 116/KH-UBND-UBMTTQ năm 2017 về thực hiện Chương trình phối hợp 90 về an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017-2020
- 18Quyết định 46/2017/QĐ-UBND sửa đổi quy định về quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Lào Cai kèm theo Quyết định 37/2014/QĐ-UBND
- 19Quyết định 19/2016/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 20Quyết định 43/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 52/2017/QĐ-UBND về phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương trên địa bàn tỉnh Long An
- 21Quyết định 51/2018/QĐ-UBND về phân cấp cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và quản lý các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Long An
- 22Quyết định 48/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Quyết định 49/2017/QĐ-UBND về quy định phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 49/2017/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/12/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Đoàn Văn Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra