Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/2016/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 09 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 30/2012/NQ-HĐND ngày 10/12/2012 của HĐND tỉnh về Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND ngày 15/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án Phát triển giao thông nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016 - 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 122/TTr-SGTVT ngày 29/8/2016; ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 160/BC-STP ngày 24/8/2016.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Phát triển giao thông nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Giao các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài Nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố và UBND các xã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án Phát triển giao thông nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 9 năm 2016.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Trần Ngọc Căng

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2016/QĐ-UBND Ngày 09/9/2016 của UBND tỉnh)

Chương I

SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách liên quan đến việc đầu tư phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên do xuất phát điểm còn thấp, nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đến nay mới chỉ có 14 xã/164 xã (đạt tỷ lệ 9,15%) đạt tiêu chí số 02 về giao thông trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 có 55 xã đạt chuẩn nông thôn mới (theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX) thì việc xây dựng Đề án Phát triển giao thông nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án) là thật sự cần thiết, phù hợp chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 10/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020; Quyết định 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

- Quyết định số 2052/QĐ-TTg ngày 10/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020;

- Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

- Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020”;

- Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;

- Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến đến năm 2030;

- Thông tư số 03/2013/TT-BKHĐT ngày 07/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

- Công văn số 10589/BTC-NSNN ngày 03/8/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn phân bổ nguồn ngân sách nhà nước và huy động nguồn ngoài ngân sách để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX;

- Chương trình hành động số 28-CTr/TU ngày 07/9/2012 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”;

- Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 27/10/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020;

- Nghị quyết số 30/2012/NQ-HĐND ngày 10/12/2012 của HĐND tỉnh về Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND ngày 15/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án Phát triển giao thông nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số 136/QĐ-UBND ngày 22/01/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 22/7/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định về cơ chế thực hiện đầu tư công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2010 - 2020;

- Quyết định số 55/2015/QĐ-UBND ngày 15/12/2015 của UBND tỉnh ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2020.

Chương II

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2015

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2015

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; sự đồng thuận ủng hộ của người dân nên tỉnh ta đã huy động được nhiều nguồn lực từ nhân dân, khai thác các tiềm năng tại chỗ cùng với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước nên cơ sở hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp tạo sự kết nối đồng bộ phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh.

Đến nay, toàn tỉnh có hơn 8.200 Km đường giao thông nông thôn, đã nhựa hóa, cứng hóa 2.395 Km, đạt tỷ lệ 29,2% (tăng 15% so với thời điểm năm 2011) và có 14/164 xã đạt tiêu chí số 02 về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (Bình Dương, Bình Trung huyện Bình Sơn; Tịnh Trà huyện Sơn Tịnh; Nghĩa Lâm, Nghĩa Hòa huyện Tư Nghĩa; Hành Minh, Hành Thịnh, Hành Thuận huyện Nghĩa Hành; Đức Tân, Đức Nhuận huyện Mộ Đức; Phổ Vinh huyện Đức Phổ; Long Sơn huyện Minh Long; Tịnh Khê, Tịnh Châu thành phố Quảng Ngãi); tất cả các huyện, xã đều có đường ô tô đến trung tâm. Tuy nhiên, vào mùa mưa việc đi lại vẫn còn khó khăn đối với các xã như: Ba Điền, Ba Trang, Ba Nam, Ba Khâm huyện Ba Tơ; Trà Bùi huyện Trà Bồng; Trà Nham huyện Tây Trà; Sơn Cao huyện Sơn Hà….

II. KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

1. Việc ban hành cơ chế chính sách

Trên cơ sở các quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư, phát triển đường giao thông nông thôn, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác quản lý, bảo trì đường giao thông nông thôn. Qua đó, công tác quản lý, bảo trì, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn ngày càng được hiệu quả, nâng cao thời gian khai thác của công trình đường bộ, đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh; cụ thể đã ban hành một số văn bản sau:

- Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 22/02/2011 của UBND tỉnh ban hành Quy định về quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

- Nghị quyết số 20/2012/NQ-HĐND ngày 05/10/2012 về việc thông qua Đề án Phát triển giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015;

- Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND ngày 12/11/2012 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án Phát triển giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015 (sau đây viết tắt là Đề án 65 xã);

- Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 14/5/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý thực hiện Đề án Phát triển giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015;

- Quyết định số 50/2013/QĐ-UBND ngày 08/11/2013 của UBND tỉnh ban hành Quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

- Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 22/7/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định về cơ chế thực hiện đầu tư công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2010-2020;

- Quyết định số 341/QĐ-UBND, ngày 08/9/2014 của UBND tỉnh về việc Quy định về cơ chế hỗ trợ xi măng để xây dựng đường giao thông nông thôn, thực hiện Chương mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2014 - 2015;

- Quyết định số 66/2014/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác, bảo trì, tổ chức giao thông đường giao thông nông thôn và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

- Quyết định số 15/2015/QĐ-UBND ngày 14/4/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định về quản lý, khai thác, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

2. Khối lượng thực hiện giai đoạn 2011 - 2015

a) Khối lượng thực hiện

Giai đoạn 2011-2015 các Sở, ngành, địa phương tập trung huy động nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển giao thông nông thôn; nhờ vậy, mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét; kết quả đạt được cụ thể như sau:

- Tổng số Km đường trục xã, liên xã được đầu tư nhựa hóa, bêtông hóa là 466,3Km/1.598Km.

- Tổng số Km đường trục thôn, xóm được đầu tư cứng hóa là 488,1Km/1.924,4Km.

- Tổng số Km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa là 1.980Km/2.242,5Km (trong đó, đã đầu tư cứng hóa 470,7Km).

- Tổng số Km đường trục chính nội đồng được đầu tư cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận lợi là 269,3Km/2.435,8Km.

(Số liệu chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)

b) Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí đầu tư trong giai đoạn 2011 - 2015 là 1.733.532 triệu đồng, trong đó:

Nguồn vốn

Kinh phí
(triệu đồng)

Tỷ lệ
(%)

Ngân sách Trung ương

507.896

29,3

Ngân sách tỉnh

445.096

25,7

Ngân sách huyện

281.342

16,2

Ngân sách xã

108.878

6,3

Vốn ODA

72.972

4,2

Vốn huy động xã hội

10.724

0,6

Vốn đóng góp của nhân dân

92.641

5,3

Vốn khác

213.983

12,3

Tổng cộng

1.733.532

 

(Số liệu chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo).

3. Kết quả thực hiện Đề án Phát triển giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015

a) Khối lượng thực hiện

Tổng số Km đường giao thông nông thôn được đầu tư theo Đề án 65 xã là 431,1Km/370Km, vượt 61,1Km so với chỉ tiêu được duyệt, trong đó:

- Đường xã: Đã thực hiện đầu tư nhựa hóa, bê tông hóa 147,5Km/130Km (vượt 17,5Km so với chỉ tiêu được duyệt).

- Đường thôn: Đã thực hiện đầu tư cứng hóa 230,9Km/90Km (vượt 140,9Km so với chỉ tiêu được duyệt).

- Đường trục chính nội đồng: Đã thực hiện đầu tư cứng hóa 52,7Km/150Km, đạt tỷ lệ 35,1% so với chỉ tiêu được duyệt.

b) Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện Đề án 65 xã là 571.648 triệu đồng/927.000 triệu đồng, đạt tỷ lệ 61,7% so với chỉ tiêu được duyệt, trong đó:

- Đường xã: Kinh phí thực hiện là 267.007 triệu đồng/429.000 triệu đồng, đạt tỷ lệ 62,2% so với chỉ tiêu được duyệt.

- Đường thôn: Kinh phí thực hiện là 263.149 triệu đồng/198.000 triệu đồng, đạt tỷ lệ 132,9% so với chỉ tiêu được duyệt.

- Đường trục chính nội đồng: Kinh phí thực hiện là 41.492 triệu đồng/300.000 triệu đồng, đạt tỷ lệ 13,8% so với chỉ tiêu được duyệt.

Tổng hợp kinh phí thực hiện 65 xã

TT

Đầu tư công trình

Nguồn vốn được bố trí (triệu đồng)

Ngân sách trung ương, tỉnh

Ngân sách huyện

Ngân sách xã

Huy động nhân dân và các nguồn vốn khác

Tổng cộng

 

TỔNG CỘNG (theo Đề án 65 xã là 927 tỷ đồng)

335.279

136.772

72.054

27.543

571.648

1

Đường xã đã nhựa hóa, bê tông hóa được 147,5km (theo Đề án 65 xã là 429 tỷ đồng)

179.478

52.893

24.818

9.818

267.007

2

Đường thôn đã cứng hóa được 230,9km (theo Đề án 65 xã là 198 tỷ đồng)

131.464

73.728

40.970

16.987

263.149

3

Đường trục chính nội đồng đã cứng hóa được 52,7km (theo Đề án 65 xã là 300 tỷ đồng)

24.337

10.151

6.266

738

41.492

4. Khối lượng thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông đến cuối năm 2015

- Chỉ tiêu tỷ lệ đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT là 867,7Km/1.598Km, đạt tỷ lệ 54,3%.

- Chỉ tiêu tỷ lệ đường trục thôn được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT là 617,6Km/1.924,4Km, đạt tỷ lệ 32,09%.

- Chỉ tiêu tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa là 1.980Km/2.242,5Km, đạt tỷ lệ 88% (trong đó, đã cứng hóa 594,8Km/2.242,5Km, đạt tỷ lệ 26,52%).

- Chỉ tiêu tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận lợi là 314,7Km/2.435,8Km, đạt tỷ lệ 12,92%.

(Số liệu chi tiết tại Phụ lục 3 kèm theo).

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Ưu điểm

- Cơ chế chính sách được ban hành phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân; thể chế hóa kịp thời các chủ trương, nghị quyết thành các cơ chế, biện pháp cụ thể trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Nhiệm vụ được giao cụ thể, rõ ràng tạo cơ sở pháp lý để các Sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện; từ đó các Sở, ngành, địa phương đã chủ động tích cực tham mưu, đề xuất cơ chế, biện pháp và hướng dẫn tổ chức thực hiện.

- Các cơ chế, chính sách được quán triệt sâu rộng trong quần chúng nhân dân, nhất là việc huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn.

- Việc lựa chọn công trình để đầu tư xây dựng và quy mô kỹ thuật của từng công trình do người dân tự lựa chọn, tự quyết định.

- UBND các huyện, thành phố và UBND các xã đã thực hiện tốt công tác chỉ đạo và phối hợp trong việc tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của tỉnh, đặc biệt là cơ chế hỗ trợ xi măng để xây dựng đường giao thông nông thôn theo Quyết định số 341/QĐ-UBND ngày 08/9/2014 của UBND tỉnh.

- Một số địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nên nhân dân đã tự động đóng góp tiền của, ngày công lao động, hiến đất, tháo dỡ bờ rào, phát quang cây cỏ... để xây dựng đường giao thông nông thôn.

2. Những tồn tại

- Nguồn vốn bố trí đầu tư đối với hệ thống đường xã, đường thôn, đường trục chính nội đồng chưa kịp thời và còn thấp so với nhu cầu; bên cạnh đó, nguồn huy động trong nhân dân rất khó khăn vì đa số là dân nghèo không có khả năng đóng góp nhiều nên đến nay đường trục thôn; ngõ, xóm; trục chính nội đồng có tỷ lệ nhựa hóa, cứng hóa thấp.

- Một số xã chưa chủ động tổ chức triển khai thực hiện đầu tư phát triển giao thông nông thôn, còn trông chờ vào nguồn kinh phí hỗ trợ từ cấp trên.

3. Nguyên nhân

- Việc lập và phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông nông thôn trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở một số xã, huyện còn chậm và chưa phù hợp với thực tế.

- Còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn lực của Nhà nước, xem việc đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn là hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Nhà nước.

- Nguồn vốn bố trí để thực hiện đầu tư đối với hệ thống đường xã, thôn, xóm, trục chính nội đồng còn rất thấp.

4. Những bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn triển khai thực hiện đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở các địa phương và kết quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh, rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Một là, qua việc thực hiện công tác phát triển giao thông nông thôn, một số cơ chế, chính sách của trung ương, của tỉnh đã được quán triệt sâu rộng trong nhân dân, nhất là chủ trương về huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực đóng góp để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

- Hai là, thể chế kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước thành các cơ chế, biện pháp và giao nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể, tạo cơ sở pháp lý để các sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện.

- Ba là, các sở, ngành cần tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất cơ chế, biện pháp, hướng dẫn tổ chức thực hiện và bố trí kế hoạch vốn kịp thời để các địa phương chủ động trong quá trình thực hiện.

- Bốn là, Huyện ủy, HĐND và UBND cấp huyện phải xác định vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn vì huyện là cấp quản lý trực tiếp, toàn diện mạng lưới giao thông nông thôn, quản lý nguồn nhân lực, nguồn vật liệu trên địa bàn.

- Năm là, phải công khai tất cả các nguồn thu, các khoản chi cho công trình; các quyết định liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân trên địa bàn phải được bàn bạc, thống nhất với nhân dân trước khi quyết định.

- Sáu là, cần nâng cao nhận thức của người dân trong việc xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình giao thông; nhân dân tự giác bảo vệ, gìn giữ công trình giao thông do chính công sức của mình đóng góp xây dựng.

- Bảy là, việc xây dựng giao thông nông thôn cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị ở cơ sở để tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Tám là, phải thống nhất quan điểm phát triển giao thông nông thôn là sự nghiệp của toàn dân; làm giàu, làm đẹp cho quê hương và cho cả bản thân mỗi người dân.

Chương III

MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, KẾ HOẠCH VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN, CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo chất lượng, bền vững; phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn, đồng thời phù hợp Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; từng bước hiện đại và kết nối mạng lưới giao thông của các huyện, xã, thôn, xóm với mạng lưới giao thông của tỉnh, của Trung ương, tạo sự liên hoàn thông suốt; đảm bảo lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi, nhanh chóng.

- Góp phần cải thiện, nâng cao đời sống, tạo việc làm cho người dân cũng như nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông tại địa bàn dân cư.

2. Mục tiêu cụ thể

Hiện nay, đã có 14 xã đạt tiêu chí giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm: Bình Dương, Bình Trung huyện Bình Sơn; Tịnh Trà huyện Sơn Tịnh; Nghĩa Lâm, Nghĩa Hòa huyện Tư Nghĩa; Hành Thịnh, Hành Minh, Hành Thuận huyện Nghĩa Hành; Đức Tân, Đức Nhuận huyện Mộ Đức; Phổ Vinh huyện Đức Phổ; Long Sơn huyện Minh Long; Tịnh Khê, Tịnh Châu thành phố Quảng Ngãi.

Giai đoạn 2016 - 2020 có thêm 64 xã tiêu chí giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, trong đó: Năm 2016 thêm 15 xã, năm 2017 thêm 11 xã, năm 2018 thêm 12 xã, năm 2019 thêm 14 xã và năm 2020 thêm 12 xã (nâng tổng số xã đạt tiêu chí giao thông đến năm 2020 là 78 xã), cụ thể:

- Đến cuối năm 2016: Có 29 xã đạt tiêu chí giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Đến cuối năm 2017: Có 40 xã đạt tiêu chí giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Đến cuối năm 2018: Có 52 xã đạt tiêu chí giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Đến cuối năm 2019: Có 66 xã đạt tiêu chí giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Đến cuối năm 2020: Có 78 xã đạt tiêu chí giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Tổng hợp danh sách 78 xã dự kiến đạt tiêu chí giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM vào năm 2020

TT

Tên huyện, thành phố

Số xã đã đạt tiêu chí giao

Số xã dự kiến đạt tiêu chí giao thông lũy kế theo từng năm

Danh sách 78 xã đạt tiêu chí giao thông vào năm

2016

2017

2018

2019

2020

I

Khu vực xã đồng bằng

13

26

37

48

57

64

 

1

Bình Sơn

2

5

6

8

9

9

Bình Dương, Bình Trung, Bình Thới, Bình Trị, Bình Nguyên, Bình Phú, Bình Minh, Bình Long, Bình Mỹ

2

Sơn Tịnh

1

2

3

4

5

6

Tịnh Trà, Tịnh Giang, Tịnh Bắc, Tịnh Minh, Tịnh Sơn, Tịnh Hà

3

Tư Nghĩa

2

4

7

9

10

11

Nghĩa Lâm, Nghĩa Hòa, Nghĩa Thương, Nghĩa Phương, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Thuận, Nghĩa Điền, Nghĩa Trung, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Thắng, Nghĩa Mỹ

4

Nghĩa Hành

3

6

9

11

11

11

Hành Thịnh, Hành Minh, Hành Thuận, Hành Nhân, Hành Đức, Hành Thiện, Hành Dũng, Hành Trung, Hành Phước, Hành Tín Đông, Hành Tín Tây

5

Mộ Đức

2

4

6

7

9

10

Đức Tân, Đức Nhuận, Đức Thạnh, Đức Hòa, Đức Phong, Đức Chánh, Đức Hiệp, Đức Lân, Đức Thắng, Đức Phú

6

Đức Phổ

1

3

4

5

7

7

Phổ Vinh, Phổ Hòa, Phổ Ninh, Phổ An, Phổ Thạnh, Phổ Thuận, Phổ Phong

7

Thành phố Quảng Ngãi

2

2

2

4

6

10

Tịnh Khê, Tịnh Châu, Tịnh Ấn Tây, Tịnh An, Nghĩa Phú, Tịnh Long, Tịnh Kỳ, Nghĩa An, Tịnh Hòa, Tịnh Ấn Đông

II

Khu vực xã miền núi, hải đảo

1

3

3

4

9

14

 

1

Tư Nghĩa

0

1

1

1

1

2

Nghĩa Sơn, Nghĩa Thọ

2

Trà Bồng

0

0

0

0

1

2

Trà Bình, Trà Phú

3

Tây Trà

 

0

0

0

0

1

Trà Phong

4

Sơn Hà

0

0

0

0

1

2

Sơn Thành, Sơn Hạ

5

Sơn Tây

 

0

0

0

0

1

Sơn Mùa

6

Minh Long

1

1

1

1

2

2

Long Sơn, Long Mai

7

Ba Tơ

0

1

1

2

2

2

Ba Chùa, Ba Động

8

Lý Sơn

0

0

0

0

2

2

An Hải, An Vĩnh

 

Tổng cộng

14

29

40

52

66

78

 

(Các xã in đậm là các xã đã đạt tiêu chí số 02 về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới)

II. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015, để tiếp tục thực chiến lược phát triển giao thông nông thôn và thực hiện xây dựng tiêu chí giao thông nông thôn trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016-2020, các cấp, các ngành, địa phương tập trung thực hiện tốt các nội dung sau:

- Dành nguồn lực thích đáng cho phát triển hệ thống giao thông nông thôn nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới vào năm 2020.

- Xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách để huy động, thu hút tối đa mọi nguồn lực của xã hội nhằm đầu tư phát triển giao thông nông thôn; lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án cho xây dựng giao thông nông thôn.

- Các địa phương ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển giao thông nông thôn làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện tại địa phương mình.

- Trong xây dựng giao thông nông thôn cần tăng cường công tác quản lý nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả, bảo đảm sự công khai, minh bạch, có sự giám sát của người dân theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; coi trọng công tác bảo trì để duy trì tính bền vững và kéo dài thời gian khai thác của hệ thống giao thông nông thôn.

- Tăng cường quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng giao thông nông thôn gắn với đảm bảo an toàn giao thông.

- Tuyên truyền sâu rộng để nhân dân hưởng ứng, tham gia nhiệt tình, tạo thành phong trào trong toàn tỉnh, khuyến khích mọi người dân tham gia xây dựng giao thông nông thôn.

III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Nhu cầu đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn

Trên cơ sở số liệu phát triển giao thông nông thôn đến cuối năm 2015 được nêu tại Bảng 4 của Đề án này thì tổng khối lượng đường giao thông cần phải đầu tư để đạt chuẩn về tiêu chí giao thông trên địa bàn tỉnh là 3.934,14 Km, trong đó:

- Đường trục xã, liên xã: 730,83Km.

- Đường trục thôn, xóm: 768,77Km.

- Đường ngõ, xóm: 1.028,64Km.

- Đường trục chính nội đồng: 1.405,90Km.

2. Khối lượng và kinh phí thực hiện

a) Khối lượng:

Để đạt được mục tiêu đến cuối năm 2020 có 78 xã đạt tiêu chí giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thì trong giai đoạn 2016-2020 cần phải đầu tư hoàn thiện ít nhất 1.540,5 Km đường giao thông nông thôn (khu vực đồng bằng 1.372Km; khu vực miền núi, hải đảo 168,5Km), quy mô kỹ thuật đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp A, B, C, D theo Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020”, trong đó:

- Đường trục xã, liên xã: 233,5 km (khu vực đồng bằng 202km; khu vực miền núi, hải đảo 31,5 km) với tiêu chuẩn đường cấp A hoặc B (khuyến khích thực hiện theo cấp A);

- Đường trục thôn, xóm: 302,5 km (khu vực đồng bằng 262km; khu vực miền núi, hải đảo 40,5 km) với tiêu chuẩn đường cấp B hoặc C (khuyến khích thực hiện theo cấp B);

- Đường ngõ, xóm: 442 km (khu vực đồng bằng 405km; khu vực miền núi, hải đảo 37 km) với tiêu chuẩn đường cấp D;

- Đường trục chính nội đồng: 562,5 km (khu vực đồng bằng 503km; khu vực miền núi, hải đảo 59,5 km) với tiêu chuẩn đường cấp D.

b) Kinh phí:

Theo đơn giá xây dựng năm 2015, quy mô xây dựng: mặt đường rộng 3,5m là 1.400 triệu đồng/Km (đường trục xã, liên xã), mặt đường rộng 3m là 1.000 triệu đồng/Km (đường trục thôn, xóm), mặt đường rộng 2,5m là 800 triệu đồng/Km (đường ngõ, xóm; đường trục chính nội đồng) thì tổng kinh phí để đầu tư cứng hóa 1.540,5Km đường giao thông nông thôn là 1.433.000 triệu đồng, cụ thể:

Tổng hợp khối lượng và kinh phí thực hiện Đề án Phát triển giao thông nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016 - 2020

TT

Loại đường

Chiều rộng mặt đường
(m)

Chiều dài
(Km)

Đơn giá
(triệu đồng/km)

Kinh phí
(triệu đồng)

 

Tổng cộng

 

1.540,5

 

1.433.000

-

Đồng bằng

 

1.372,0

 

1.271.200

-

Miền núi, hải đảo

 

168,5

 

161.800

1

Đường trục xã, liên xã

3,5

233,5

1.400

326.900

-

Đồng bằng

 

202,0

 

282.800

-

Miền núi, hải đảo

 

31,5

 

44.100

2

Đường trục thôn, xóm

3,0

302,5

1.000

302.500

-

Đồng bằng

 

262,0

 

262.000

-

Miền núi, hải đảo

 

40,5

 

40.500

3

Đường ngõ, xóm

2,5

442,0

800

353.600

-

Đồng bằng

 

405,0

 

324.000

-

Miền núi, hải đảo

 

37,0

 

29.600

4

Đường trục chính nội đồng

2,5

562,5

800

450.000

-

Đồng bằng

 

503,0

 

402.400

-

Miền núi, hải đảo

 

59,5

 

47.600

3. Nguồn vốn và cơ chế thực hiện

a) Nguồn vốn đầu tư:

- Vốn tỉnh quản lý, gồm: Vốn cân đối ngân sách tỉnh, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vốn ODA, vốn lồng ghép các chương trình khác.

- Vốn huyện, thành phố quản lý (sau đây gọi tắt là vốn cấp huyện quản lý), gồm: Vốn cân đối ngân sách tỉnh phân cấp cho huyện, thành phố, ngân sách huyện, thành phố, ngân sách xã và huy động đóng góp khác.

b) Cơ chế phân bổ vốn đầu tư: Được xác định theo tỷ lệ % giữa vốn tỉnh quản lý và vốn cấp huyện quản lý. Riêng đối với loại đường ngõ, xóm và đường trục chính nội đồng, UBND tỉnh chỉ hỗ trợ 100% ximăng (tương ứng khoảng 30% tổng mức đầu tư); phần còn lại: UBND các huyện, thành phố, UBND các xã hỗ trợ và huy động đóng góp khác (các tổ chức, cá nhân, nhân dân chung tay góp sức) để thực hiện, cụ thể như sau:

TT

Loại đường

Tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư (%)

Khu vực đồng bằng

Khu vực miền núi, hải đảo

Vốn tỉnh quản lý

Vốn cấp huyện quản

Vốn tỉnh quản lý

Vốn cấp huyện quản lý

1

Đường trục xã, liên xã

70

30

90

10

2

Đường trục thôn, xóm

50

50

80

20

3

Đường ngõ, xóm

30

70

30

70

4

Đường trục chính nội đồng

30

70

30

70

c) Nhu cầu vốn đầu tư:

Tổng vốn đầu tư thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 là 1.433.000 triệu đồng (tính theo đơn giá xây dựng năm 2015), trong đó:

- Vốn tỉnh quản lý: 642.130 triệu đồng (44,81%), trong đó kinh phí hỗ trợ 100% ximăng để xây dựng đường ngõ, xóm; đường trục chính nội đồng là 241.080 triệu đồng (chiếm 37,54% trong tổng vốn tỉnh quản lý).

- Vốn cấp huyện quản lý: 790.870 triệu đồng (55,19%).

d) Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:

- Đối với đường trục xã, liên xã; đường trục thôn, xóm được thực hiện bằng vốn tỉnh quản lý; vốn cấp huyện quản lý theo tỷ lệ phân bổ nêu trên (không huy động đóng góp của nhân dân).

- Đối với đường ngõ, xóm; đường trục chính nội đồng (với tổng số tiền 803.600 triệu đồng) được xác định với tỷ lệ như sau:

+ Ngân sách tỉnh 30% (hỗ trợ 100% ximăng): 241.080 triệu đồng;

+ Ngân sách huyện 25% (hỗ trợ xe máy, đá, cát, …): 200.900 triệu đồng;

+ Ngân sách xã 20% (hỗ trợ xe máy, đá, cát, …): 160.720 triệu đồng;

+ Huy động đóng góp khác 25% (tiền, vật liệu, nhân công): 200.900 triệu đồng.

Tổng hợp cơ cấu vốn để triển khai thực hiện Đề án Phát triển giao thông nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020

TT

Khu vực

Chỉ tiêu khối lượng
(Km)

Kinh phí thực hiện (triệu đồng)

Cộng

Vốn tỉnh quản lý

Vốn cấp huyện quản lý

Tỷ lệ
(%)

Kinh phí

Tỷ lệ
(%)

Kinh phí

 

Tổng cộng

1.540,5

1.433.000

44,81

642.130

55,19

790.870

-

Đồng bằng

1.372,0

1.271.200

 

546.880

 

724.320

-

Miền núi, hải đảo

168,5

161.800

 

95.250

 

66.550

1

Đường trục xã, liên xã

233,5

326.900

 

237.650

 

89.250

-

Đồng bằng

202,0

282.800

70

197.960

30

84.840

-

Miền núi, hải đảo

31,5

44.100

90

39.690

10

4.410

2

Đường trục thôn, xóm

302,5

302.500

 

163.400

 

139.100

-

Đồng bằng

262,0

262.000

50

131.000

50

131.000

-

Miền núi, hải đảo

40,5

40.500

80

32.400

20

8.100

3

Đường ngõ, xóm

442,0

353.600

 

106.080

 

247.520

-

Đồng bằng

405,0

324.000

30

97.200

70

226.800

-

Miền núi, hải đảo

37,0

29.600

30

8.880

70

20.720

4

Đường trục chính nội đồng

562,5

450.000

 

135.000

 

315.000

-

Đồng bằng

503,0

402.400

30

120.720

70

281.680

-

Miền núi, hải đảo

59,5

47.600

30

14.280

70

33.320

e) Cơ sở tính toán nguồn vốn bố trí đầu tư:

- Vốn tỉnh quản lý: 642.130 triệu đồng, trong đó:

+ Vốn vay tín dụng ưu đãi: 250.000 triệu đồng.

+ Vốn ngân sách tỉnh đầu tư trực tiếp cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 200.000 triệu đồng, trong đó dự kiến chi cho đầu tư phát triển giao thông nông thôn khoảng 20% (40.000 triệu đồng).

+ Vốn ngân sách Trung ương cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (theo Công văn số 916/BKHĐT-TH ngày 05/02/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) là 215.100 triệu đồng, trong đó dự kiến chi cho đầu tư phát triển giao thông nông thôn khoảng 20% (43.000 triệu đồng).

+ Nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (theo Công văn số 916/BKHĐT-TH ngày 05/02/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) là 1.382.032 triệu đồng, trong đó dự kiến chi cho đầu tư phát triển giao thông nông thôn khoảng 22,37% (hơn 309.130 triệu đồng).

- Vốn cấp huyện quản lý: 731.390 triệu đồng, gồm:

+ Nguồn vốn phân bổ từ ngân sách tỉnh phân cấp cho các huyện, thành phố là 1.764.000 triệu đồng, trong đó dự kiến chi cho đầu tư phát triển giao thông nông thôn khoảng 12,95% (228.350 triệu đồng).

+ Vốn ngân sách huyện, xã, huy động đóng góp khác: 562.520 triệu đồng.

4. Thời gian và phạm vi thực hiện:

a) Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến hết năm 2020.

b) Phạm vi thực hiện: Áp dụng đối với các xã chưa đạt tiêu chí giao thông được thống kê tại Bảng tổng hợp danh sách 78 xã dự kiến đạt tiêu chí giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM vào năm 2020 (tại Điểm 2, Mục I, Chương III Đề án này).

Tổng hợp khối lượng tại các địa phương để xây dựng đường giao thông nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016 - 2020

TT

Tên huyện, thành phố/khu vực

Khối lượng phân bổ giai đoạn 2016 - 2020
(km)

Cộng

Đường trục xã, liên xã

Đường trục thôn, xóm

Đường ngõ, xóm

Đường trục chính nội đồng

 

Tổng cộng

1.540,50

233,50

302,50

442,00

562,50

-

Đồng bằng

1.372,00

202,00

262,00

405,00

503,00

-

Miền núi, hải đảo

168,50

31,50

40,50

37,00

59,50

1

Huyện Bình Sơn

321,50

20,00

26,50

108,50

166,50

2

Huyện Sơn Tịnh

87,50

22,00

6,50

22,50

36,50

3

Huyện Tư Nghĩa

274,19

28,00

60,59

104,19

81,41

-

Đồng bằng

257,50

26,50

59,00

101,50

70,50

-

Miền núi

16,69

1,50

1,59

2,69

10,91

4

Huyện Nghĩa Hành

127,00

61,50

46,50

0,00

19,00

5

Huyện Mộ Đức

240,80

39,00

67,00

50,00

84,80

6

Huyện Đức Phổ

226,00

20,50

45,50

83,00

77,00

7

Huyện Trà Bồng

33,06

0,00

3,00

8,26

21,80

8

Huyện Tây Trà

8,20

0,00

0,50

2,38

5,32

9

Huyện Sơn Hà

51,40

19,40

18,90

7,50

5,60

10

Huyện Sơn Tây

15,16

0,00

5,01

3,50

6,65

11

Huyện Minh Long

16,06

0,00

3,50

10,25

2,31

12

Huyện Ba Tơ

10,37

2,60

5,00

2,42

0,35

13

Huyện Lý Sơn

17,56

8,00

3,00

0,00

6,56

14

TP Quảng Ngãi

111,70

12,50

11,00

39,50

48,70

IV. NHỮNG GIẢI PHÁP TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Để thực hiện hoàn thành mục tiêu, khối lượng công việc nêu trên, nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ; đi trước một bước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng và an ninh của tỉnh đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Vì vậy cần phải có quyết tâm cao và kiên trì trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt một số giải pháp như sau:

1. Công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch

Nâng cao chất lượng công tác quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển giao thông nông thôn, gắn với quy hoạch phát triển Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và phù hợp điều kiện tự nhiên, tình hình thực tế và nhu cầu của địa phương. Phân cấp trách nhiệm cụ thể trong công tác quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch; quy hoạch phải được công bố công khai, phải cắm mốc giới quy hoạch để nhân dân biết, thực hiện.

2. Những giải pháp về nguồn lực

a) Giải pháp về nguồn vốn đầu tư

- Huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau như vốn từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước; từ các dự án, chương trình đầu tư phát triển xây dựng nông thôn; vận động đóng góp của nhân dân và các nguồn lực khác để đầu tư phát triển Giao thông nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các dự án, các chương trình, các dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.

- Việc huy động đóng góp từ cộng đồng dân cư để xây dựng giao thông nông thôn mới phải được thảo luận dân chủ và đồng thuận cao của người dân, không bắt buộc nhân dân đóng góp, không huy động quá sức dân, không được yêu cầu những hộ nghèo, hộ khó khăn, gia đình chính sách đóng góp.

- UBND các huyện, thành phố và UBND cấp xã phải chủ động bố trí phần vốn huyện, thành phố, xã và nguồn vận động khác để thực hiện Đề án.

- Ưu tiên bố trí từ nguồn vốn vượt thu hàng năm để thực hiện Đề án.

b) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý về giao thông ở cấp huyện, xã, đặc biệt là cán bộ phụ trách giao thông xã.

3. Giải pháp ứng dụng khoa học - công nghệ mới và bảo vệ môi trường

- Tăng cường ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới vào lĩnh vực đầu tư phát triển giao thông nông thôn; Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành, vận hành và khai thác.

- Khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng các tiến bộ khoa học, đầu tư mua sắm các thiết bị, máy móc thi công thế hệ mới, kèm theo việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại; Ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp nhập và sử dụng công nghệ gây ô nhiễm môi trường.

4. Phân cấp đầu tư xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp của chính quyền địa phương với Mặt trận và các Đoàn thể, phát huy việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở để xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện ở các địa phương. Trong quá trình thực hiện phải luôn lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân, công khai minh bạch, bàn bạc dân chủ trong nhân dân theo đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ngay từ bước chuẩn bị dự án đến khi bàn giao đưa công trình vào sử dụng. UBND tỉnh kịp thời ban hành các văn bản quy định thủ tục, hướng dẫn nhằm đảm bảo thuận lợi, chặt chẽ, giảm thiểu tối đa mọi chi phí trong quá trình thực hiện; xử lý kịp thời các vướng mắc, phát sinh.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện tốt công tác phân cấp đầu tư và quản lý hạ tầng giao thông để tạo tính chủ động cho các địa phương trong quá trình thực hiện đầu tư, quản lý, khai thác và bảo trì công trình. Đầu tư xây dựng phải gắn kết chặt chẽ với quản lý, khai thác và bảo trì đường bộ để nâng cao chất lượng và kéo dài tuổi thọ, thời gian khai thác công trình.

- Thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng công trình xuyên suốt trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng các tuyến đường và thông báo cho nhân dân nội dung đã thực hiện.

5. Về tuyên truyền, vận động

- UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia thực hiện Đề án.

- UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, UBND cấp xã trên cơ sở Đề án và các cơ chế, chính sách, kế hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, có trách nhiệm tổ chức thực hiện lấy ý kiến của nhân dân vùng hưởng lợi về việc ưu tiên lựa chọn danh mục công trình thực hiện trong năm kế hoạch để đầu tư xây dựng.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giao thông vận tải

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định thực hiện Đề án Phát triển giao thông nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016 - 2020.

- Giải quyết theo thẩm quyền, đồng thời tham mưu UBND tỉnh giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

- Theo dõi tiến độ thực hiện, định kỳ đến ngày 30 tháng 11 hàng năm báo cáo tình hình thực hiện Đề án cho UBND tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thống nhất bố trí kế hoạch vốn để đảm bảo hoàn thành mục tiêu của Đề án.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn hỗ trợ cho các địa phương để tổ chức triển khai thực hiện Đề án; theo dõi, tổng hợp số liệu cấp, phát vốn, hướng dẫn các địa phương thực hiện việc thanh, quyết toán công trình.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ưu tiên thực hiện đầu tư trên địa bàn 64 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016 - 2020.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan lập, thẩm định và trình cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

6. UBND các huyện, thành phố:

- Chỉ đạo UBND các xã và các phòng, ban, đơn vị có liên quan rà soát quy hoạch phát triển giao thông của các xã để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

- Chủ động xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất giao thông trên địa bàn theo quy định.

- Xây dựng kế hoạch vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn trung hạn và hàng năm trong giai đoạn 2016 - 2020; báo cáo HĐND huyện, thành phố bố trí nguồn vốn ngân sách để thực hiện Đề án.

- Tổ chức thực hiện lấy ý kiến của nhân dân vùng hưởng lợi về việc ưu tiên lựa chọn các công trình thực hiện trong năm kế hoạch để đầu tư xây dựng và vận động đóng góp của nhân dân.

- Có cơ chế linh hoạt, phù hợp với từng vùng để tăng cường huy động nguồn lực trong các thành phần kinh tế nhằm đầu tư phát triển giao thông nông thôn.

- Tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn; định kỳ vào ngày 31 tháng 10 hàng năm (hoặc đột xuất khi có yêu cầu) tổng hợp, báo cáo tình hình phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn huyện cho UBND tỉnh (qua Sở Giao thông vận tải để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh).

7. UBND các xã

- Rà soát quy hoạch phát triển giao thông trên địa bàn xã, trình UBND huyện, thành phố điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế.

- Thành lập Ban Quản lý công trình, Ban Giám sát tại các thôn, khu vực dân cư để triển khai thực hiện các công trình cụ thể.

- Tăng cường tuyên truyền về công tác phát triển giao thông nông thôn để từ đó nhân dân thấy được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, không trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước.

- Tổ chức thực hiện Đề án theo Kế hoạch được giao; triển khai lấy ý kiến của nhân dân để chọn công trình xây dựng.

- Hướng dẫn cho nhân dân trong việc xây dựng kế hoạch, xác định quy mô kỹ thuật công trình, phương án tổ chức thi công xây dựng, giám sát chất lượng công trình.

- Định kỳ tháng 12 hàng năm công khai kết quả thực hiện trên địa bàn xã để nhân dân biết, đồng thời tạo điều kiện cho mọi người dân cùng tham gia quản lý, giám sát triển khai thực hiện việc xây dựng đường giao thông nông thôn.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận tích cực phối hợp, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức kinh tế và toàn dân tham gia xây dựng phát triển giao thông nông thôn, thực hiện với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Trên đây là Đề án Phát triển giao thông nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016 - 2020./.

 

PHỤ LỤC 1

TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Kèm theo Quyết định số 47/2016/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 của UBND tỉnh)

TT

Tên huyện, thành phố

Đường trục xã, liên xã
(100% nhựa hóa, bê tông
hóa)

Đường trục thôn, xóm
(70% cứng hóa)

Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa (70% cứng hóa)

Đường trục chính nội đồng (70% cứng hóa)

Quy hoạch
(Km)

Đã thực hiện

Quy hoạch
(Km)

Đã thực hiện

Quy hoạch
(Km)

Đã thực hiện

Quy hoạch
(Km)

Đã thực hiện

Km

Tỷ lệ
(%)

Km

Tỷ lệ
(%)

Km

Tỷ lệ
(%)

Km

Tỷ lệ
(%)

1

Huyện Bình Sơn

291,24

68,64

23,57

245,51

87,72

35,73

627,83

138,56

22,07

670,36

44,51

6,64

2

Huyện Sơn Tịnh

156,89

25,00

15,93

146,99

25,32

17,23

251,49

6,95

2,76

201,00

10,39

5,17

3

Huyện Tư Nghĩa

90,94

25,57

28,12

162,33

35,27

21,73

217,67

44,96

20,66

140,28

17,30

12,33

4

Huyện Nghĩa Hành

97,56

36,13

37,03

125,19

43,56

34,80

122,97

111,84

90,95

204,54

132,06

64,56

5

Huyện Mộ Đức

136,14

32,12

23,59

201,75

41,58

20,61

213,28

67,00

31,41

195,45

33,15

16,96

6

Huyện Đức Phổ

180,75

34,94

19,33

284,44

54,99

19,33

307,19

1,50

0,49

266,68

1,38

0,52

7

Huyện Trà Bồng

146,97

83,95

57,12

123,78

25,37

20,50

58,84

9,09

15,45

202,12

2,00

0,99

8

Huyện Tây Trà

38,73

6,45

16,65

22,40

1,18

5,27

17,47

0,89

5,09

112,01

0,00

0,00

9

Huyện Sơn Hà

163,00

25,58

15,69

130,00

19,05

14,65

64,00

3,19

4,98

100,00

0,00

0,00

10

Huyện Sơn Tây

63,95

24,20

37,84

105,15

9,54

9,07

28,54

0,00

0,00

78,60

0,00

0,00

11

Huyện Minh Long

30,00

0,00

0,00

34,10

14,05

41,20

27,10

5,52

20,37

43,85

13,48

30,74

12

Huyện Ba Tơ

113,31

39,70

35,04

172,29

33,76

19,59

90,00

6,25

6,94

87,30

0,00

0,00

13

Huyện Lý Sơn

10,08

2,16

21,43

17,00

8,50

50,00

0,00

0,00

0,00

11,06

1,50

13,56

14

Thành phố Quảng Ngãi

78,47

61,90

78,88

153,47

88,24

57,50

216,09

74,97

34,69

122,56

13,54

11,05

 

Toàn tỉnh (164 xã)

1.598,03

466,34

29,18

1.924,40

488,13

25,37

2.242,47

470,72

20,99

2.435,81

269,31

11,06

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Kèm theo Quyết định số 47/2016/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Tên huyện, thành phố

Tổng số vốn đầu tư

Nguồn vốn

Trung ương

Tỉnh

Huyện

ODA

Xã hội hóa

Do nhân dân đóng góp

Nguồn vốn khác

1

Huyện Bình Sơn

146.231

18.899

22.507

55.713

13.850

0

0

26.075

9.187

2

Huyện Sơn Tịnh

78.439

0

27.351

30.944

16.104

0

0

4.040

0

3

Huyện Tư Nghĩa

170.866

11.375

69.728

32.651

13.714

150

10.429

16.793

16.026

4

Huyện Nghĩa Hành

118.976

0

73.268

27.797

17.911

0

0

0

0

5

Huyện Mộ Đức

107.447

19.162

30.186

25.449

7.653

0

0

24.997

0

6

Huyện Đức Phổ

141.895

5.582

58.333

30.924

28.117

0

0

8.035

10.904

7

Huyện Trà Bồng

63.018

0

57.187

1.268

0

0

175

2.888

1.500

8

Huyện Tây Trà

152.482

118.810

13.840

8.271

0

0

0

0

11.561

9

Huyện Sơn Hà

92.564

73.061

8.148

4.717

213

4.936

0

0

1.489

10

Huyện Sơn Tây

27.592

0

500

1.398

0

1.459

0

0

24.235

11

Huyện Minh Long

50.043

24.796

16.061

5.425

177

0

120

781

2.683

12

Huyện Ba Tơ

461.933

222.931

33.616

14.048

820

66.427

0

0

124.091

13

Huyện Lý Sơn

12.486

2.492

7.896

1.049

350

0

0

699

0

14

Thành phố Quảng Ngãi

109.560

10.788

26.475

41.688

9.969

0

0

8.333

12.307

 

Tổng cộng

1.733.532

507.896

445.096

281.342

108.878

72.972

10.724

92.641

213.983

 

PHỤ LỤC 3

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH GIAO THÔNG, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN CUỐI NĂM 2015
(Kèm theo Quyết định số 47/2016/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 của UBND tỉnh)

TT

Tên huyện, thành phố

Đường trục xã, liên xã (100% nhựa hóa, bê tông hóa)

Đường trục thôn, xóm (70% cứng hóa)

Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa (70% cứng hóa)

Đường trục chính nội đồng (70% cứng hóa)

Quy hoạch
(km)

Đã thực hiện

Còn lại phải đầu tư để đạt chuẩn
(Km)

Quy hoạch
(km)

Đã thực hiện

Còn lại phải đầu tư để đạt chuẩn
(Km)

Quy hoạch
 
(km)

Đã thực hiện

Còn lại phải đầu tư để đạt chuẩn
(Km)

Quy hoạch
(km)

Đã thực hiện

Còn lại phải đầu tư để đạt chuẩn
(Km)

Km

Tỷ lệ
(%)

Km

Tỉ lệ %

Km

Tỉ lệ %

Km

Tỉ lệ %

1

Huyện Bình Sơn

291,24

175,68

60,32

115,56

245,51

94,67

38,56

82,82

627,83

138,56

22,07

315,48

670,36

45,51

6,79

425,99

2

Huyện Sơn Tịnh

156,89

85,60

54,56

71,29

146,99

56,52

38,45

50,13

251,49

44,24

17,59

131,87

201,00

17,71

8,81

123,02

3

Huyện Tư Nghĩa

90,94

63,45

69,77

27,49

162,33

58,49

36,03

59,76

217,67

49,68

22,82

103,06

140,28

18,30

13,05

80,94

4

Huyện Nghĩa Hành

97,56

36,13

37,03

61,43

125,19

43,56

34,80

46,19

122,97

111,84

90,95

0,00

204,54

132,06

64,56

18,62

5

Huyện Mộ Đức

136,14

94,10

69,12

42,04

201,75

61,42

30,44

82,77

213,28

102,90

48,25

52,80

195,45

46,47

23,78

94,29

6

Huyện Đức Phổ

180,75

119,45

66,09

61,30

284,44

91,81

32,28

108,72

307,19

48,73

15,86

171,02

266,68

24,19

9,07

162,53

7

Huyện Trà Bồng

146,97

83,95

57,12

63,02

123,78

36,02

29,10

55,75

58,84

8,01

13,61

33,17

202,12

2,00

0,99

139,48

8

Huyện Tây Trà

38,73

9,20

23,75

29,53

22,40

2,00

8,93

13,73

17,47

0,89

5,09

11,35

112,01

0,00

0,00

78,42

9

Huyện Sơn Hà

163,00

49,68

30,48

113,32

130,00

19,05

14,65

71,95

64,00

3,19

4,98

41,61

100,00

0,00

0,00

70,00

10

Huyện Sơn Tây

63,95

24,20

37,84

39,75

105,15

9,54

9,07

64,06

28,54

0,00

0,00

19,98

78,60

0,00

0,00

55,02

11

Huyện Minh Long

30,00

22,00

73,33

8,00

34,10

14,05

41,20

11,63

27,10

5,52

20,37

13,87

43,85

13,48

30,74

17,61

12

Huyện Ba Tơ

113,31

39,70

35,04

73,61

172,29

33,76

19,59

89,84

90,00

6,25

6,94

56,76

87,30

0,00

0,00

61,11

13

Huyện Lý Sơn

10,08

2,16

21,43

7,92

17,00

8,50

50,00

3,39

0,00

0,00

 

0,00

11,06

1,50

13,56

6,24

14

TP Quảng Ngãi

78,47

61,90

78,88

16,57

153,47

88,24

57,50

28,03

216,09

74,97

34,69

77,67

122,56

13,54

11,05

72,63

 

Toàn tỉnh (164 xã)

1.598,03

867,20

54,27

730,83

1.924,40

617,63

32,09

768,77

2.242,47

594,78

26,52

1.028,64

2.435,81

314,76

12,92

1.405,90

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Đề án Phát triển giao thông nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu: 47/2016/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 09/09/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
  • Người ký: Trần Ngọc Căng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản