Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/2012/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 12 tháng 11 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN THUỘC 65 XÃ ĐẠT TIÊU CHÍ VỀ GIAO THÔNG TRONG BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 và Quyết định số 56/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các Chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009 - 2015;

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 27/10/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 20/2012/NQ-HĐND ngày 05/10/2012 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015;

Căn cứ Quyết định số 238/QĐ-UBND ngày 25/11/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020;

Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 139/TTr-SGTVT ngày 26/10/2012 về việc phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015 và Báo cáo Thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 222/BC-STP ngày 25/10/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015 với những nội dung chính sau:

1. Mục tiêu, khối lượng thực hiện:

Tập trung đầu tư xây dựng nhựa hoá, cứng hoá ít nhất được 370 Km các tuyến đường xã, đường thôn và đường trục chính nội đồng gắn liền với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới vào năm 2015 trong đó ưu tiên tập trung đầu tư 33 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (có danh sách 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới vào năm 2015 - Phụ lục số 03 kèm theo).

a) Đường xã: Đường xã của 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới vào năm 2015 có tổng chiều dài 795 Km; đã nhựa hoá, cứng hóa đến năm 2012 là 427 Km, đạt tỷ lệ 53,71%; để đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (70% đường xã được cứng hoá) thì cần xây dựng mới ít nhất 130Km đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường Giao thông nông thôn loại A theo Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 210-92.

b) Đường thôn, xóm: Đường thôn của 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới vào năm 2015 có tổng chiều dài 400 Km; đã cứng hóa đến năm 2012 là 225,57 Km, đạt tỷ lệ 50,13%; để đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (70% đường thôn được cứng hoá) thì cần xây dựng mới ít nhất 90Km đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường Giao thông nông thôn loại B theo Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 210-92.

c) Đường trục chính nội đồng: Tổng số Km đường trục chính nội đồng của 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới vào năm 2015 ước khoảng 215 Km (vì hiện nay chưa hoàn thiện và phê duyệt quy hoạch Đề án xây dựng nông thôn mới của các xã); để đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (70% đường thôn được cứng hóa) thì cần cứng hóa ít nhất 150 Km đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường Giao thông nông thôn loại B theo Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 210-92.

2. Nguồn vốn đầu tư:

Nguồn vốn đầu tư hệ thống đường xã, đường thôn, xóm và đường trục chính nội đồng được bố trí gồm:

- Vốn ngân sách tỉnh quản lý, gồm: vốn ngân sách tập trung của tỉnh, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vốn ODA, vốn lồng ghép các Chương trình mục tiêu Quốc gia khác.

- Vốn ngân sách huyện quản lý, gồm: vốn ngân sách tập trung của tỉnh phân cấp cho huyện, các Chương trình mục tiêu Quốc gia phần trên địa bàn huyện, vốn vay tín dụng ưu đãi, ngân sách xã và vận đông nhân dân.

3. Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư:

Đơn vị tính: %

TT

Các xã

Đường xã

Đường thôn, xóm

Đường trục chính nội đồng

NS tỉnh

NS huyện

NS tỉnh

NS huyện

NS tỉnh

NS huyện

1

Đối với 4 xã miền núi thuộc các huyện nghèo thuộc Chương trình 30a gồm 4 xã: Trà Bình (Trà Bồng), Sơn Thành (Sơn Hà), Long Sơn (Minh Long), Ba Chùa (Ba Tơ)

90

10

80

20

80

20

2

Đối với 61 xã thuộc các huyện đồng bằng

70

30

60

40

60

40

4. Phương án vốn đầu tư:

Tổng vốn đầu tư 927.000 triệu đồng và được tổng hợp cho giai đoạn 2013 - 2015 cụ thể như sau.

ĐVT: Triệu đồng

TT

Tuyền đường

Số Km cần đầu tư

(km)

Tổng mức đầu tư

Nguồn vốn NS tỉnh quản lý

Nguồn vốn NS huyện quản lý

 

Tổng cộng

370

927.000

625.646

301.354

1

Đường xã

130

429.000

313.566

115.434

2

Đường thôn

90

198.000

124.080

73.920

3

Đường trục chính nội đồng

150

300.000

188.000

112.000

 

Bình quân hàng năm

123,33

309.000

208.549

100.451

5. Cơ sở tính toán nguồn vốn bố trí đầu tư:

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nguồn vốn

Số tiền

Ghi chú

 

Tổng cộng

927.000

 

1

Đối với nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý

625.646

 

 

Vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương

25.993

hỗ trợ lồng ghép Nghị quyết 39 và Nghị quyết 30a tại Phụ lục IV

 

Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững

24.750

Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã bải ngang ven biển, hải đảo (7 xã) và các xã đặc biệt khó khăn (4 xã) là 11 xã x 3 năm x 1.500 triệu đồng/năm = 49.500 triệu đồng, dự kiến đầu tư cho phát triển giao thông giai đoạn 2013 - 2015 khoảng 24.750 triệu đồng

 

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

464.724

Theo Quyết định 238/QĐ-UBND ngày 25/11/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020. Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2011 – 2015: 6.617.000 triệu đồng trong đó nguồn vốn cho đầu tư phát triển chiếm 80% (5.027.000 triệu đồng) dự kiến đầu tư phát triển giao thông chiếm khoảng 20% tương ứng là 1.000.000 triệu đồng

 

Vốn thực hiện các cơ chế, chính sách mới của tỉnh

64.000

 

 

Vốn ODA

46.179

Theo Quyết định số 3818/QĐ-BGTVT ngày 23/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt điều chỉnh đầu tư Dự án Giao thông nông thôn 3 bằng nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới và viện trợ không hoàn lại của Bộ phát triển quốc tế Vương quốc Anh và các dự án đầu tư xây dựng đã được UBND tỉnh phê duyệt và đang triển khai thực hiện là 138 tỷ đồng, trong đó có 46.179 triệu đồng đầu tư trong các xã thuộc danh mục xây dựng nông thôn mới tại Phụ lục V

2

Nguồn vốn ngân sách huyện quản lý

301.354

 

6. Giải pháp thực hiện:

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về Quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch.

- Hàng năm, ngân sách tỉnh ưu tiên bố trí đủ vốn của tỉnh tại các huyện miền núi và huyện đảo Lý Sơn. Đối với các huyện còn lại, ưu tiên bố trí nếu ngân sách huyện, xã và phần huy động đã bố trí đủ theo đề án được duyệt.

- Huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau như vốn từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước; từ các dự án, chương trình đầu tư phát triển xây dựng nông thôn; vận động đóng góp của nhân dân và các nguồn lực khác để đầu tư phát triển Giao thông nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

- Ủy ban nhân dân các huyện khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án gửi UBND tỉnh phân bổ vốn vào cuối năm để có cơ sở xem xét phân bổ vốn (phần ngân sách do tỉnh quản lý); đồng thời các huyện phải chủ động bố trí phần vốn huyện, xã và nguồn vận động nhân dân để thực hiện Đề án.

Đối với nguồn vốn vận động đóng góp của nhân dân, chủ yếu vận động đóng góp ngày công, vật liệu, cát, đá (sỏi) có sẵn tại địa phương theo tinh thần tự nguyện, đúng quy chế Dân chủ cơ sở và quy định hiện hành của pháp luật.

- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các dự án, các chương trình các dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện tôt công tác phân cấp đầu tư và quản lý cơ sở hạ tầng giao thông để tạo tính chủ động cho các địa phương trong quá trình thực hiện đầu tư, quản lý và bảo trì công trình được bảo đảm chất lượng hiệu quả sau khi đầu tư.

- Tăng cường tập huấn về quản lý chất lượng công trình và quản lý vốn đầu tư cho đội ngũ cán bộ cấp xã.

- Thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng công trình xuyên suốt quá trình thực hiện đầu tư xây dựng nhựa hoá, cứng hoá các tuyến đường và thông báo cho nhân dân nội dung đã thực hiện.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Giao thông vận tải:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành địa phương hướng dẫn thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015.

- Xây dựng Quy chế quản lý thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015.

2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn, thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015 bảo đảm hoàn thành mục tiêu Đề án.

3. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ưu tiên thực hiện đầu tư trên địa bàn 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015.

4. Giao Ủy ban nhân dân các huyện xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015 và thực hiện công tác báo cáo định kỳ đúng thời gian quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở ngành trực thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Sơn Hà, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành, Minh Long, Ba Tơ, Lý Sơn; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Cao Khoa

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN THUỘC 65 XÃ ĐẠT TIÊU CHÍ VỀ GIAO THÔNG TRONG BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
(Kèm theo Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND ngày 12/11/2012 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỂ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NGÃI

Đến năm 2011, theo kết quả đánh giá hiện trạng nông thôn trong toàn tỉnh có 30 xã đạt tiêu chí về giao thông; Để đạt mục tiêu đến năm 2015, có 35% số xã đạt chuẩn về giao thông (theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020) nên việc xây dựng Đề án phát triển Giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới vào năm 2015 là thật sự cần thiết. Nhằm xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn đồng bộ, từng bước hiện đại; tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội; chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn; công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn góp phần xói đói giảm nghèo, thực hiện hoàn thành tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, góp phần thực hiện hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 trên địa bàn tỉnh.

II. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các Chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009 - 2015;

- Quyết định số 56/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

- Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

- Quyết định số 2052/QĐ-TTg ngày 10/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020;

- Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến đến năm 2030;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII;

- Thông báo ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ số 427-TB/TU ngày 23/9/2012 về Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013 - 2015;

- Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 27/10/2011 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020;

- Nghị quyết số 20/2012/NQ-HĐND ngày 05/10/2012 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015;

- Quyết định số 238/QĐ-UBND ngày 25/11/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 280/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015;

- Quyết định số 297/QĐ-UBND ngày 27/12/2011 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền vững ở 06 huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;

- Chương trình hành động số 28-CTr/TU ngày 07/9/2012 của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI "Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020".

III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2006 - 2012

1. Khái quát tình hình phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua:

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh; sự đồng thuận ủng hộ của người dân nên tỉnh ta đã huy động được nguồn lực từ nhân dân, khai thác các tiềm năng tại chỗ, kể cả kinh phí và công sức cùng với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước nên cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh đã được đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp tạo sự đồng bộ phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng và an ninh của tỉnh. Tuy nhiên, do điểm xuất phát điểm còn thấp, nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh vẫn còn hạn chế nhất định, nhất là đường xã, đường thôn khối phố, cụ thể: Đến nay đã nhựa hóa, cứng hoá được 100% (275 Km/275 Km) các tuyến Quốc lộ; nhựa hóa, cứng hoá được 75% (435,10 Km/581,9Km) các trục đường tỉnh; nhựa hóa, cứng hoá được 62,7% (770 Km/1228,34Km) các tuyến đường huyện; nhựa hoá, cứng hóa được 45% (890 Km/1976,47Km) các tuyến đường xã; nhựa hoá, cứng hóa 9,1% (267,81Km/2.946Km) các tuyến đường thôn, khối phố.

2. Kết quả thực hiện phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2006 – 2010:

a) Về cơ chế chính sách:

Thực hiện Thông báo số 39-TB/TU ngày 14/03/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 06/4/2006 của Tỉnh uỷ Quảng Ngãi về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển Giao thông nông thôn - miền núi và kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2006 - 2010, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành một số văn bản như sau:

- Nghị quyết số 42/2006/NQ-HĐND ngày 08/7/2006 của HĐND tỉnh khoá X tại kỳ họp thứ 9 về Đề án phát triển giao thông nông thôn - miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010.

- Nghị quyết số 19/2007/NQ-HĐND ngày 19/10/2007 của HĐND tỉnh về việc điều chỉnh một số nội dung tại Nghị quyết số 42/2006/NQ-HĐND ngày 08/7/2006 của HĐND tỉnh về Đề án phát triển giao thông nông thôn - miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010.

- Quyết định số 41/2006/QĐ-UBND ngày 02/8/2006 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn - miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010.

- Quyết định số 63/2006/QĐ-UBND ngày 25/10/2006 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý thực hiện chương trình bê tông hóa đường xã thuộc Đề án phát triển giao thông nông thôn - miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010.

b) Khối lượng thực hiện

- Đường huyện (ĐH):

+ Mục tiêu: Theo Đề án được duyệt từ năm 2006 - 2010 đầu tư nâng cấp, cải tạo 500 Km đường để đạt mục tiêu nhựa hoá, cứng hoá bình quân 70% số Km ĐH.

+ Kết quả: Từ năm 2006 - 2010 đã nhựa hóa, cứng hóa được 339,36 Km đạt tỷ lệ 67,87% so với khối lượng Đề án được phê duyệt. Nâng tổng số Km đường huyện được nhựa hoá, cứng hoá đến năm 2010 là 685,46 Km, đạt tỷ lệ 55,80% (685,46 Km/1228,34 Km).

- Đường xã, phường, thị trấn (ĐX):

+ Mục tiêu: Theo Đề án được duyệt từ năm 2006 - 2010 đầu tư nâng cấp, cải tạo 750 Km đường để đạt mục tiêu nhựa hoá, cứng hoá bình quân 60% số Km ĐX;

+ Kết quả: Từ năm 2006 - 2010 đã nhựa hóa, cứng hóa được 316,99 Km đạt tỷ lệ 42,27% so với khối lượng Đề án được phê duyệt. Nâng tổng số Km đường xã được nhựa hoá, cứng hoá đến năm 2010 là 800,99 Km, đạt tỷ lệ 40,53% (800,99 Km/1976,47 Km).

- Đường thôn, khối phố (ĐTh):

+ Mục tiêu: Theo Đề án được duyệt từ năm 2006 - 2010 đầu tư nâng cấp, cải tạo 250 Km đường để đạt mục tiêu nhựa hoá, cứng hoá bình quân 10% số Km ĐTh.

+ Kết quả: Từ năm 2006 - 2010 đã nhựa hóa, cứng hóa được 82,81 Km đạt tỷ lệ 33,12% so với khối lượng Đề án được phê duyệt. Nâng tổng số Km đường thôn, khối phố được nhựa hoá, cứng hoá đến năm 2010 là 127,81 Km, đạt tỷ lệ 4,34% (127,81 Km/2946,0 Km).

c) Nguồn vốn bố trí:

TT

Đầu tư công trình

Nguồn vốn đầu tư đã được bố trí (Triệu đồng)

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

NS xã và các nguồn huy động khác

Huy động nhân dân

Vốn khác (GTNT3, WB, CT 30a, TPCP, CT 135, ISP, CBRIP, Vancoga, Rudep, CT 135, Bải ngang ven biển…)

Tổng cộng

TỔNG CỘNG (theo Đề án 1.429,012 tỷ đồng)

455.240

84.906

33.365

21.385

430.352

1.025.248

1

Đường huyện đã nhựa hoá, cứng hoá 339,36 Km (theo Đề án 779,012 tỷ đồng)

424.023

4.997

 

 

380.709

809.729

2

Đường xã đã nhựa hoá, cứng hoá 316,99 Km (theo Đề án 525 tỷ đồng)

31.217

55.135

31.251

 

45.115

162.718

3

Đường thôn, khối phốđã nhựa hoá, cứng hoá 82,81Km (theo Đề án 125 tỷ đồng)

 

24.774

2.114

21.385

4.528

52.801

3. Khối lượng thực hiện năm 2011 và ước thực hiện 2012:

Mặc dù Đề án đã hết hiệu lực về thời gian thực hiện nhưng do xuất phát từ sự cần thiết của việc đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nên các địa phương vẫn tiếp tục phát động phong trào đầu tư xây dựng giao thông nông thôn trên địa bàn. Kết quả thực hiện trong năm 2011 và ước khối lượng thực hiện năm 2012 như sau:

a) Khối lượng thực hiện:

- Đường huyện: Trong năm 2011, đã nhựa hóa, cứng hóa được 40,04Km, ước khối lượng thực hiện năm 2012 nhựa hoá, cứng hoá được 44,50 Km. Nâng tổng số Km đường huyện được nhựa hoá, cứng hoá đến năm 2012 là 770 Km, đạt tỷ lệ 62,69% (770 Km/1228,34 Km).

- Đường xã: Trong năm 2011, đã nhựa hóa, cứng hóa được 40,01 Km, ước khối lượng thực hiện năm 2012 nhựa hoá, cứng hoá được 49,00 Km. Nâng tổng số Km đường xã được nhựa hoá, cứng hoá đến năm 2012 là 890 Km, đạt tỷ lệ 45,03% (890 Km/1976,47 Km).

- Đường thôn: Trong năm 2011, đã nhựa hóa, cứng hóa được 65 Km, ước khối lượng thực hiện năm 2012 nhựa hoá, cứng hoá được 75 Km. Nâng tổng số Km đường thôn, khối phố được nhựa hoá, cứng hoá đến cuối năm 2012 là 267,81 Km, đạt tỷ lệ 9,09% (267,81 Km/2946,0 Km).

(Khối lượng dự kiến thực hiện trong năm 2012, được dựa trên các Quyết định phân bổ kế hoạch vốn cho đầu tư phát triển giao thông bao gồm vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương, chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ngân sách, vốn Trái phiếu chính phủ, vốn vay tín dung ưu đãi và nguồn vốn khác)

(có phụ lục số 01 kèm theo)

Bảng tổng hợp nhựa hoá, cứng hoá mặt đường tính đến cuối năm 2012

TT

Tuyến đường

Tổng chiều dài (Km)

Số Km đã nhựa hoá, cứng hoá

Tổng số Km đã nhựa hoá, cứng hoá đến 2012

Tỷ lệ (%)

đến 2012

Đến 2005

Giai đoạn 2006 - 2010

Thực hiện 2011, ước 2012

1

Đường huyện

1.228,34

346,10

339,36

84,54

770,00

62,69

2

Đường xã

1.976,47

484,00

316,99

89,01

890,00

45,03

3

Đường thôn, khối phố

2.946

45,00

82,81

140,00

267,81

9,09

 

Tổng cộng

6.150,81

875,10

739,16

313,55

1.927,81

31,34

(Có phụ lục số 02 kèm theo)

b) Nguồn vốn bố trí:

Tổng vốn bố trí trong hai năm 2011 - 2012 khoảng: 635.825 triệu đồng

(Được bố trí từ các nguồn vốn: Trái phiếu Chính phủ, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương, chương trình mục tiêu quốc gia, Ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, vốn vay tín dụng ưu đãi và nguồn vốn khác đã được UBND tỉnh phân bổ trong hai năm 2011, 2012).

4. Đánh giá tình hình thực hiện:

a) Ưu điểm:

- Cơ chế, chính sách của tỉnh ban hành trong thời gian qua phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

- Đã thể chế hóa kịp thời chủ trương của Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh thành các cơ chế, biện pháp cụ thể trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Nhiệm vụ được giao cụ thể, rõ ràng tạo cơ sở pháp lý để các Sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện; qua đó các Sở, ngành, địa phương đã tích cực chủ động tham mưu, đề xuất cơ chế, biện pháp và hướng dẫn tổ chức thực hiện.

- Các cơ chế, chính sách được quán triệt sâu rộng trong quần chúng nhân dân, nhất là chủ trương huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng ở xã, phường, thị trấn đúng quy định tại Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân.

b) Những thiếu sót, tồn tại:

- Nguồn vốn bố trí thực hiện Đề án đối với đường xã, thôn, khối phố vẫn còn thấp so với nhu cầu (nhất là nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi) và nguồn huy động trong nhân dân còn thấp, hơn nữa do sự biến động của giá cả thị trường (các vật liệu xây dựng biến động rất lớn so với giá năm 2006) nên số Km đường huyện được nhựa hoá, cứng hoá là 770 Km, chỉ đạt tỷ lệ 62,69% (mục tiêu nhựa hoá, cứng hoá là 70% số Km đường huyện); số Km đường xã được nhựa hoá, cứng hoá là 890 Km, chỉ đạt tỷ lệ 45,03% (mục tiêu nhựa hoá, cứng hoá là 60% số Km đường xã); số Km đường thôn, khối phố được nhựa hoá, cứng hoá là 267,81 Km, đạt tỷ lệ 9,09% (mục tiêu nhựa hoá, cứng hoá là 10% số Km đường thôn, khối phố).

- Kết quả lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư trên cùng một địa bàn còn hạn chế. Mục tiêu của Đề án phát triển giao thông nông thôn là huy động nhiều nguồn lực để nhựa hoá, cứng hóa đường giao thông nông thôn như: vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương; Trái phiếu Chính phủ; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ; Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; các nguồn vốn tín dụng; ngân sách địa phương, vốn nhàn rỗi của Kho bạc và các nguồn vốn khác. Tuy nhiên do chưa có sự phối hợp, lồng ghép tốt nên không phát huy hiệu quả vốn đầu tư.

- Một số tuyến được nhựa hóa, cứng hóa nhưng nền đường nhỏ hẹp, sức chịu tải thấp; trong khi đó lưu lượng, phương tiện giao thông qua lại nhiều nên làm cho hệ thống cầu, đường hư hỏng và xuống cấp nhanh chóng.

- Công tác quản lý, bảo trì các tuyến đường chưa được quan tâm chú trọng, mô hình quản lý đường bộ (đơn vị thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên) của mỗi huyện mỗi khác dẫn đến sự kiểm tra, sửa chữa chưa kịp thời nên đường sá nhanh hư hỏng, xuống cấp.

5. Những bài học kinh nghiệm:

Từ thực tiễn triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn - miền núi trong những năm qua, rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Một là, qua việc thực hiện công tác phát triển giao thông nông thôn - miền núi, một số cơ chế, chính sách của Chính phủ, của Tỉnh đã được quán triệt sâu rộng trong nhân dân, nhất là chủ trương về huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực đóng góp để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; khơi dậy và nâng cao một bước chất lượng của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; nâng cao kiến thức và làm rõ trách nhiệm của chính quyền cơ sở và trách nhiệm của mỗi người dân trong việc xây dựng, quản lý khai thác và bảo vệ công trình giao thông; nhân dân tự giác bảo vệ, gìn giữ công trình giao thông do chính công sức của mình đóng góp xây dựng.

- Hai là, thể chế hoá kịp thời chủ trương của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh thành các cơ chế, biện pháp và giao nhiệm vụ kế hoạch cụ thể, tạo cơ sở pháp lý để các ngành, địa phương tổ chức thực hiện. Các Sở ngành cần tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất cơ chế, biện pháp, hướng dẫn tổ chức thực hiện và bố trí kế hoạch vốn kịp thời để các địa phương chủ động trong quá trình thực hiện.

- Ba là, Huyện uỷ, HĐND và UBND cấp huyện phải xác định đúng vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn - miền núi trên địa bàn vì huyện là cấp quản lý trực tiếp, toàn diện mạng lưới giao thông nông thôn, quản lý nguồn nhân lực, nguồn vật liệu trên địa bàn.

- Bốn là, kết quả thực hiện Đề án ở mức độ nào tùy thuộc rất lớn vào sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện ở cấp huyện. Thực tế cho thấy: cùng một cơ chế, chính sách của tỉnh nhưng huyện nào có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, cụ thể thì huyện đó huy động được nhiều nguồn lực, làm được nhiều Km đường, nhân dân phấn khởi, tin tưởng, tự giác tham gia thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

- Năm là, phải công khai hóa tất cả các nguồn thu, các khoản chi cho công trình; các quyết định liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân trên địa bàn phải được bàn bạc, thống nhất với nhân dân trước khi quyết định.

- Sáu là, phải thống nhất quan điểm sự nghiệp phát triển giao thông nông thôn là sự nghiệp của toàn dân; làm giàu, làm đẹp cho quê hương và cho cả bản thân mình và cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị ở cơ sở để tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án.

Phần II

NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN THUỘC 65 XÃ ĐẠT TIÊU CHÍ VỀ GIAO THÔNG TRONG BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

- Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn đồng bộ, từng bước hiện đại; tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội; đáp ứng tiêu chí về giao thông để đạt xã, huyện nông thôn mới.

- Phát triển giao thông nông thôn phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển giao thông nông thôn một cách bền vững, tạo sự gắn kết, liên hoàn, thông suốt từ mạng lưới giao thông quốc gia đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã và các tuyến đường khác nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và đi lại của nhân dân.

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Hiện nay, theo kết quả đánh giá hiện trạng nông thôn trong toàn tỉnh đến năm 2011 theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới có 30 xã đạt tiêu chí về giao thông thì việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015 trong đó ưu tiên tập trung đầu tư 33 xã đạt tiêu chí nông thôn mới là phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, yêu cầu các Sở, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan phải tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Dành nguồn lực thích đáng cho phát triển hệ thống giao thông nông thôn nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới vào năm 2015.

- Xây dựng các cơ chế, chính sách để thu hút, huy động tối đa mọi nguồn lực của xã hội nhằm đầu tư phát triển giao thông nông thôn; lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án cho xây dựng giao thông nông thôn.

- Các địa phương ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển giao thông nông thôn làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện tại địa phương mình.

- Trong xây dựng giao thông nông thôn cần tăng cường công tác quản lý nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả, bảo đảm sự công khai, minh bạch, có sự giám sát của người dân theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” coi trọng công tác bảo trì để duy trì tính bền vững của hệ thống giao thông nông thôn.

- Tăng cường quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng giao thông nông thôn gắn với đảm bảo an toàn giao thông.

- Tuyên truyền sâu rộng để nhân dân hưởng ứng, tham gia nhiệt tình, tạo thành phong trào trong toàn xã hội, khuyến khích mọi người dân tham gia xây dựng giao thông nông thôn vì lợi ích của cả xã hội và vì chính bản thân từng gia đình, từng người dân.

III. MỤC TIÊU, KHỐI LƯỢNG VÀ PHƯƠNG ÁN VỐN ĐỂ THỰC HIỆN

1. Mục tiêu, khối lượng thực hiện:

Đến năm 2011, theo kết quả đánh giá hiện trạng nông thôn trong toàn tỉnh có 30 xã đạt tiêu chí về giao thông; Để đạt mục tiêu đến năm 2015, có 35% số xã đạt chuẩn về giao thông (theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020) thì trong 3 năm từ 2013 - 2015 cần đầu tư cứng hoá ít nhất được 370 Km các tuyến đường xã, đường thôn và đường trục chính nội đồng gắn liền với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015, trong đó ưu tiên tập trung đầu tư 33 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

Danh sách 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới vào năm 2015 (phụ lục số 03 kèm theo)

a) Đường xã: Đường xã của 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới vào năm 2015 có tổng chiều dài 795 Km; đã nhựa hoá, cứng hóa đến năm 2012 là 427 Km, đạt tỷ lệ 53,71%; để đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (70% đường xã được cứng hóa) thì cần xây dựng mới ít nhất 130Km đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường Giao thông nông thôn loại A theo Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 210-92.

b) Đường thôn, xóm: Đường thôn của 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới vào năm 2015 có tổng chiều dài 400 Km; đã cứng hóa đến năm 2012 là 225,57 Km, đạt tỷ lệ 50,13%; để đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (70% đường thôn được cứng hoá) thì cần xây dựng mới ít nhất 90Km đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường Giao thông nông thôn loại B theo Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 210-92.

c) Đường trục chính nội đồng: Tổng số Km đường trục chính nội đồng của 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới vào năm 2015 ước khoảng 215 Km (vì hiện nay chưa hoàn thiện và phê duyệt quy hoạch Đề án xây dựng nông thôn mới của các xã); để đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (70% đường thôn được cứng hoá) thì cần cứng hoá ít nhất 150Km đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường Giao thông nông thôn loại B theo Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 210-92.

2. Nguồn vốn đầu tư:

Nguồn vốn đầu tư hệ thống đường xã, đường thôn, xóm và đường trục chính nội đồng được bố trí gồm:

- Vốn ngân sách tỉnh quản lý, gồm: ngân sách tập trung của tỉnh, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vốn ODA, vốn lồng ghép các Chương trình mục tiêu Quốc gia khác.

- Vốn ngân sách huyện quản lý, gồm: vốn ngân sách tập trung của tỉnh phân cấp cho huyện, các Chương trình mục tiêu Quốc gia phần trên địa bàn huyện, vốn vay tín dụng ưu đãi, ngân sách xã và vận đông nhân dân.

3. Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư:

Đơn vị tính: %

TT

Các xã

Đường xã

Đường thôn, xóm

Đường trục chính nội đồng

NS tỉnh

NS huyện

NS tỉnh

NS huyện

NS tỉnh

NS huyện

1

Đối với 4 xã miền núi thuộc các huyện nghèo thuộc Chương trình 30a gồm 4 xã: Trà Bình (Trà Bồng), Sơn Thành (Sơn Hà), Long Sơn (Minh Long), Ba Chùa (Ba Tơ)

90

10

80

20

80

20

2

Đối với 61 xã thuộc các huyện đồng bằng

70

30

60

40

60

40

4. Phương án vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư 927.000 triệu đồng và được tổng hợp cho giai đoạn 2013 - 2015 cụ thể như sau:

ĐVT: Triệu đồng

TT

Tuyền đường

Số Km cần đầu tư

(km)

Tổng mức đầu tư

Nguồn vốn NS tỉnh quản lý

Nguồn vốn NS huyện quản lý

 

Tổng cộng

370

927.000

625.646

301.354

1

Đường xã

130

429.000

313.566

115.434

2

Đường thôn

90

198.000

124.080

73.920

3

Đường trục chính nội đồng

150

300.000

188.000

112.000

 

Bình quân hàng năm

123,33

309.000

208.549

100.451

5. Cơ sở tính toán nguồn vốn bố trí đầu tư

TT

Nguồn vốn

Số tiền

Ghi chú

 

Tổng cộng

927.000

 

1

Đối với nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý

625.646

 

 

Vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương

25.993

hỗ trợ lồng ghép Nghị quyết 39 và Nghị quyết 30a tại Phụ lục IV

 

Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững

24.750

Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã bải ngang ven biển, hải đảo (7 xã) và các xã đặc biệt khó khăn (4 xã) là 11 xã x 3 năm x 1.500 triệu đồng/năm = 49.500 triệu đồng, dự kiến đầu tư cho phát triển giao thông giai đoạn 2013 - 2015 khoảng 24.750 triệu đồng

 

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

464.724

Theo Quyết định 238/QĐ-UBND ngày 25/11/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020. Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2011 – 2015: 6.617.000 triệu đồng trong đó nguồn vốn cho đầu tư phát triển chiếm 80% (5.027.000 triệu đồng) dự kiến đầu tư phát triển giao thông chiếm khoảng 20% tương ứng là 1.000.000 triệu đồng

 

Vốn thực hiện các cơ chế, chính sách mới của tỉnh

64.000

 

 

Vốn ODA

46.179

Theo Quyết định số 3818/QĐ-BGTVT ngày 23/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt điều chỉnh đầu tư Dự án Giao thông nông thôn 3 bằng nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới và viện trợ không hoàn lại của Bộ phát triển quốc tế Vương quốc Anh và các dự án đầu tư xây dựng đã được UBND tỉnh phê duyệt và đang triển khai thực hiện là 138 tỷ đồng, trong đó có 46.179 triệu đồng đầu tư trong các xã thuộc danh mục xây dựng nông thôn mới tại Phụ lục V

2

Nguồn vốn ngân sách huyện quản lý

301.354

 

IV. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn của tỉnh theo hướng đồng bộ; đi trước một bước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng và an ninh của tỉnh đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh; có quyết tâm cao và kiên trì trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số giải pháp như sau:

1. Công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch:

Quản lý của nhà nước trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bắt đầu từ quản lý quy hoạch; có quy hoạch tốt và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch là yếu tố đầu tiên để có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; tránh lãng phí của xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Quy hoạch Giao thông vận tải phải thường xuyên được cập nhật để phù hợp với yêu cầu chuyển dịch của nền kinh tế; quy hoạch phải được công bố công khai, phải cắm mốc giới quy hoạch để mọi người dân biết, thực hiện. Trong năm 2012 hoàn chỉnh việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch giao thông vận tải của tỉnh, trên cơ sở đó các huyện phải rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới Giao thông nông thôn trên địa bàn.

2. Về nguồn vốn đầu tư:

- Huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau như vốn từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước; từ các dự án, chương trình đầu tư phát triển xây dựng nông thôn; vận động đóng góp của nhân dân và các nguồn lực khác để đầu tư phát triển Giao thông nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các dự án, các chương trình, các dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tránh tình trạng hiện nay đồng thời triển khai rất nhiều chương trình, mỗi chương trình vốn đầu tư không nhiều, nhưng do không khéo lồng ghép các chương trình thì sẽ dẫn đến đầu tư dàn trải, kém hiệu qủa; có dự án chỉ đủ vốn làm cầu nhưng không có vốn làm đường nên xây cầu cũng chỉ để đi bộ, không phát huy hiệu qủa vốn đầu tư cầu; hoặc chỉ có vốn làm phần nền đường, không có vốn để xây dựng hệ thống thoát nước, cứng hóa mặt đường nên chỉ sau một mùa mưa lũ là nền đường không còn nữa.

- Hàng năm, ngân sách tỉnh ưu tiên bố trí đủ vốn của tỉnh tại các huyện miền núi và huyện đảo Lý Sơn. Đối với các huyện còn lại, ưu tiên bố trí nếu ngân sách huyện, xã và phần huy động đã bố trí đủ theo đề án được duyệt.

- Ủy ban nhân dân các huyện khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án gửi UBND tỉnh phân bổ vốn vào cuối năm để có cơ sở xem xét phân bổ vốn (phần ngân sách do tỉnh quản lý); đồng thời các huyện phải chủ động bố trí phần vốn huyện, xã và nguồn vận động nhân dân để thực hiện Đề án.

Đối với nguồn vốn vận động đóng góp của nhân dân, chủ yếu vận động đóng góp ngày công, vật liệu, cát, đá (sỏi) có sẵn tại địa phương theo tinh thần tự nguyện, đúng quy chế Dân chủ cơ sở và quy định hiện hành của pháp luật.

3. Phân cấp đầu tư xây dựng, tăng cường chất lượng và quản lý khai thác công trình giao thông

Phân cấp trước hết là phân giao trách nhiệm, Tỉnh phân cấp quản lý cho huyện; huyện phân cấp cho xã, thị trấn và xã, thị trấn cũng phải phân giao trách nhiệm cho từng thôn, xóm, cụm dân cư. Mục đích của việc phân cấp là để cho mỗi công trình giao thông đều phải thực sự có chủ; người chủ phải có trách nhiệm quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch, chủ động trong việc huy động nguồn lực đầu tư xây dựng, quản lý khai thác, bảo trì; đồng thời phân cấp quản lý cũng là để thực hiện tốt Luật ngân sách Nhà nước, khắc phục tình trạng quản lý tập trung, bao biện dẫn đến nhũng nhiễu, tiêu cực trong quản lý; gắn đầu tư xây dựng với quản lý, bảo trì và bảo vệ công trình giao thông.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện tôt công tác phân cấp đầu tư và quản lý cơ sở hạ tầng giao thông để tạo tính chủ động cho các địa phương trong quá trình thực hiện đầu tư, quản lý và bảo trì công trình được bảo đảm chất lượng hiệu quả sau khi đầu tư.

- Tăng cường tập huấn về quản lý chất lượng công trình và quản lý vốn đầu tư cho đội ngũ cán bộ cấp xã.

- Thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng công trình xuyên suốt quá trình thực hiện đầu tư xây dựng nhựa hoá, cứng hoá các tuyến đường và thông báo cho nhân dân nội dung đã thực hiện.

- Đầu tư xây dựng phải gắn kết chặt chẽ với quản lý, khai thác và bảo trì đường bộ; thực tế lâu nay chúng ta dành nhiều vốn, nhiều cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng, ít quan tâm đến công tác quản lý, sửa chữa, bảo vệ công trình giao thông; nhiều công trình giao thông đầu tư xong không có người quản lý, không có vốn để bảo trì đường bộ; trong khi đó, thực tế đã chứng minh nếu không đầu tư kịp thời một đồng vốn cho công tác bảo trì thì phải bỏ ra bốn đồng vốn để đầu tư xây dựng; nếu công trình đầu tư xong mà không có người quản lý, không có vốn cho bảo trì đường bộ thì lãng phí là rất lớn.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Đây là khâu quan trọng nhất và cũng là khâu còn nhiều thiếu sót nhất hiện nay, cần tập trung làm tốt một số vấn đề sau:

1. Trên cơ sở Nghị quyết về việc thông qua Đề án của HĐND tỉnh, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện cụ thể như sau:

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí kế hoạch vốn để đảm bảo hoàn thành mục tiêu của Đề án; Nghiên cứu tham mưu ban hành Qui định về huy động vốn, cơ chế lồng ghép và quản lý các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015.

b) Sở Tài chính chủ trì phối hợp các Sở, ban, ngành tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn đầu tư đối với nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi theo hình thức hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách huyện.

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn để thực hiện đầu tư trên địa bàn 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015.

d) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan lập, thẩm định và trình cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

e) Sở Giao thông vận tải tham mưu xây dựng Quy chế quản lý, thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015. Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn các địa phương về tiêu chuẩn, quy mô kỹ thuật để xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn.

f) Ủy ban nhân dân các huyện:

- Rà soát, điều chỉnh bổ sung Qui hoạch phát triển giao thông thuộc địa phương và tổ chức thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015, báo cáo tiến độ thực hiện, bảo đảm hoàn thành mục tiêu.

- Chủ động xây dựng qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất giao thông trên địa bàn trình các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện.

- Trên cơ sở Đề án, tiến hành xây dựng và phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn huyện. Tổ chức thực hiện lấy ý kiến của nhân dân vùng hưởng lợi về việc ưu tiên lựa chọn các danh mục công trình thực hiện trong năm kế hoạch để đầu tư xây dựng (nhựa hoá, cứng hoá) và vận động đóng góp của nhân dân.

- Hàng năm bố trí kế hoạch vốn cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ trên các tuyến giao thông theo phân cấp.

- Tăng cường tuyên truyền về công tác phát triển giao thông nông thôn; tạo sự nhận thức đầy đủ trong các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, đoàn thể, trong nhân dân để từ đó mọi người thấy được quyền lợi và nghĩa vụ của mình tham gia đóng góp công sức, tiền của cho công tác phát triển giao thông nông thôn; không trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước.

- Chỉ đạo lồng ghép các chương trình, dự án với chương trình phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2015 để mỗi công trình sau khi đầu tư sẽ phát huy đồng bộ, mang lại hiệu quả đầu tư.

- Có cơ chế linh hoạt, phù hợp với từng vùng để tăng cường huy động nguồn lực trong các thành phần kinh tế nhằm đầu tư phát triển giao thông nông thôn.

- Tăng cường công tác quản lý, bảo trì đường bộ; động viên khen thưởng kịp thời các tổ chức và cá nhân thực hiện tốt công tác này.

- Thực hiện công tác báo cáo định kỳ đúng thời gian quy định.

2. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận tích cực phối hợp, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức kinh tế và toàn dân tham gia xây dựng phát triển giao thông nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Trên đây là Đề án phát triển giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015./.

 

PHỤ LỤC SỐ 01

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ GIAO THÔNG NÔNG THÔN NĂM 2012
(Kèm theo Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND ngày 12/11/2012 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nguồn vốn

Kinh phí

Ghi chú

1

Quyết định số 23/QĐ-UBND ngày 08/02/2012 của UBND tỉnh về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2012 nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương (NQ 30a, NQ39)

211.815

 

 

Vốn hỗ trợ theo Nghị quyết 30

113.415

Tổng vốn theo Nghị quyết 30a trong toàn tỉnh là 220,5 tỷ đồng, bố trí giao thông chiếm 52%

 

Vốn hỗ trợ theo Nghị quyết 39

98.400

 

2

Vốn Ngân sách tỉnh theo Quyết định số 259/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 của UBND tỉnh về giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2012

61.000

Chỉ tổng hợp các công trình giao thông nông thôn

3

Vốn Trái phiếu Chính phủ

13.900

Bố trí về giao thông nông thôn

4

Vốn phân cấp cho huyện, thành phố theo Quyết định số 259/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 của UBND tỉnh về giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2012

48.000

Ước khoảng 40% trong tổng vốn phân cấp cho địa phương (đã trừ phần bố trí cho Giáo dục đào tạo và Chương trình nông thôn mới)

5

Vốn vay tín dụng ưu đãi năm 2012 theo Quyết định số 981/QĐ-UBND ngày 29/6/2012 của UBND tỉnh về việc giao Kế hoạch vốn vay tín dụng ưu đãi năm 2012 để thực hiện Chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn

10.000

Tổng dự kiến vay trong giai đoạn 2013 - 2015 là khoảng 120 tỷ đồng, bố trí cho giao thông khoảng 40%

 

Tổng cộng

344.715

 

 

PHỤ LỤC SỐ 02

BẢNG TỔNG HỢP HỆ THỐNG ĐƯỜNG HUYỆN, ĐƯỜNG XÃ, ĐƯỜNG THÔN, KHỐI PHỐ ĐÃ ĐƯỢC NHỰA HÓA, CỨNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2012
(Kèm theo Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND ngày 12/11/2012 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Đơn vị tính: Km

TT

Địa phương

Đường huyện

Đường xã

Đường thôn, khối phố

Theo quy hoạch

Đã nhựa hóa, cứng hóa

Tỷ lệ (%)

Theo quy hoạch

Đã nhựa hóa, cứng hóa

Tỷ lệ (%)

Theo quy hoạch

Đã nhựa hóa, cứng hóa

Tỷ lệ (%)

 

Tổng

1.228,34

770,00

62,69

1.976,47

890,00

45,03

2.946,00

267,81

9,09

1

Huyện Bình Sơn

113,61

76,52

67,35

280,28

105,95

37,80

135,82

48,80

35,93

2

Huyện Sơn Tịnh

124,06

105,90

85,36

180,00

180,00

100,00

166,92

47,80

28,64

3

Huyện Tư Nghĩa

111,64

97,87

87,66

305,14

113,00

37,03

395,00

4,00

1,01

4

Huyện Mộ Đức

95,32

77,32

81,11

129,40

92,06

71,14

198,01

38,84

19,62

5

Huyện Đức Phổ

139,87

66,49

47,54

169,88

115,34

67,89

757,00

29,44

3,89

6

Huyện Nghĩa Hành

73,99

69,50

93,94

180,40

102,30

56,71

286,45

41,51

14,49

7

Huyện Ba Tơ

106,40

27,02

25,39

221,80

39,26

17,70

100,00

2,00

2,00

8

Huyện Minh Long

54,50

31,00

56,88

54,00

18,00

33,33

216,50

10,50

4,85

9

Huyện Sơn Hà

115,00

74,27

64,58

204,00

32,80

16,08

212,50

-

-

10

Huyện Sơn Tây

134,68

61,46

45,63

52,50

17,20

32,76

86,98

0,88

1,01

11

Huyện Trà Bồng

70,14

19,70

28,09

90,13

51,09

56,68

182,01

7,80

4,29

12

Huyện Tây Trà

66,42

42,00

63,23

52,60

8,00

15,21

106,60

-

-

13

Huyện Lý Sơn

22,70

20,95

92,31

20,00

15,00

75,00

20,00

-

-

14

TP Quảng Ngãi

 

-

 

36,34

 

 

82,21

36,24

44,08

 

PHỤ LỤC SỐ 03

DANH SÁCH CÁC XÃ PHẤN ĐẤU ĐẠT TIÊU CHÍ VỀ GIAO THÔNG TRONG BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2015

(Nguồn từ Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn tỉnh)

(Kèm theo Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND ngày 12 /11/2012 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Huyện

Tổng số (xã)

Đến năm 2015

Phân ra các năm

Danh sách 65 xã dự kiến đạt tiêu chí giao thông đến năm 2015

2012

2013

2014

2015

Danh sách 33 xã theo Quyết định 238/QĐ-UBND

Danh sách 32 xã còn lại

I

Đồng bằng

97

60

35

42

52

60

 

 

1

Bình Sơn

24

13

7

9

10

13

Bình Dương, Bình Thới và Bình Trung (3 xã)

Bình Thanh Đông, Bình Thanh Tây, Bình Long, Bình Minh, Bình Chương, Bình Mỹ, Bình Tân, Bình Nguyên, Bình Chánh, Bình Phú (10 xã)

2

Sơn Tịnh

20

12

7

9

12

12

Tịnh Khê, Tịnh Châu, Tịnh Giang và Tịnh Trà (4 xã)

Tịnh Long, Tịnh Băc, Tịnh Hà, Tịnh Hiệp, Tịnh Ấn Đông, Tịnh Ấn Tây, Tịnh Hoà, Tịnh Đông (8 xã)

3

Tư Nghĩa

16

12

7

8

10

12

Nghĩa Thương, Nghĩa Phương, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Lâm và Nghĩa Hòa (5 xã)

Nghĩa Trung, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thuận, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Điền, Nghĩa Hà, Nghĩa Sơn (7 xã)

4

Nghĩa Hành

11

9

7

8

9

9

Hành Thuận, Hành Thịnh, Hành Đức, Hành Thiện, Hành Dũng, Hành Phước, Hành Minh, Hành Trung và Hành Nhân (9 xã)

 

5

Mộ Đức

12

10

5

6

7

10

Đức Thạnh, Đức Nhuận, Đức Hòa và Đức Tân (4 xã)

Đức Phú, Đức Phong, Đức Chánh, Đức Thắng, Đức Minh, Đức Hiệp (6 xã)

6

Đức Phổ

14

4

2

2

4

4

Phổ Ninh, Phổ Vinh và Phổ Hòa (3 xã)

Phổ Phong (1 xã)

II

1

2

Miền núi

Trà Bồng

Tây Trà

64

9

9

5

1

0

 

 

 

5

1

 

Trà Bình

 

3

Sơn Hà

13

1

 

 

 

1

Sơn Thành

 

4

Sơn Tây

9

0

 

 

 

 

 

 

5

Minh Long

5

1

 

 

 

1

Long Sơn

 

6

Ba Tơ

19

1

 

 

 

1

Ba Chùa

 

III

Hải đảo

3

0

 

 

 

 

 

 

1

Lý Sơn

3

1

 

 

 

1

An Hải

 

Tổng cộng

164

65

35

42

52

65

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 04

DANH MỤC CÁC TUYẾN ĐƯỜNG (ĐƯỜNG HUYỆN, ĐƯỜNG XÃ, ĐƯỜNG THÔN) ĐƯỢC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
(Kèm theo Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND ngày 12 /11/2012 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Danh mục dự án

Địa điểm xây dựng

Chiều dài

(Km)

Tổng mức đầu tư

Đã bố trí vốn đến hết kế hoạch năm 2012

KH 3 năm 2013 - 2015

Ghi chú

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó:

NSTW

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó:

NSTW

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó:

NSTW

 

Tổng số

 

9,94

45.210

42.789

9.620

9.620

25.993

21.630

 

A

Các dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2013

 

3,44

24.210

21.789

9.620

9.620

11.590

7.227

 

1

Đường Bình Đông - Bình Tân

Trà Bình

3,44

24.210

21.789

9.620

9.620

11.590

7.227

Năm 2012: Lồng ghép NQ 39: 3ty

B

Các dự án khởi công mới năm 2014 và năm 2015

 

6,50

21.000

21.000

0

0

14.403

14.403

 

1

Đường ĐT 623 - Gò Gạo

Sơn Thành

1,50

5.000

5.000

 

 

5.000

5.000

 

2

Đường Ruộng Viềng - Xóm Chăng

Sơn Thành

2,00

6.000

6.000

 

 

6.000

6.000

 

3

ĐT 623 - Ka Long

Sơn Thành

1,50

5.000

5.000

 

 

1.703

1.703

 

4

Đường Xóm Vậy - Gò Luỹ

Sơn Thành

1,50

5.000

5.000

 

 

1.700

1.700

 

 

PHỤ LỤC SỐ 05

DỰ ÁN GIAO THÔNG NÔNG THÔN 3 - TỈNH QUẢNG NGÃI

(Chương trình năm thứ 3)

(Kèm theo Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND ngày 12/11/2012 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Tên tuyến đường

Địa điểm xây dựng

Chiều dài (Km)

Tổng mức đầu tư

1

Quốc lộ 1A - Nghĩa Phương

Tư Nghĩa

1,97

15.711

2

Hành Thịnh - Hành Thiện

Nghĩa Hành

1,68

13.565

3

Phước Chánh - Phước Tây - Phước Điền

Mộ Đức

3,07

8.575

4

Hùng Nghĩa - Gia An

Đức Phổ

2,11

8.328

 

TỔNG CỘNG

 

8,84

46.179

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 39/2012/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015

  • Số hiệu: 39/2012/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/11/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
  • Người ký: Cao Khoa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2012
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản