- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật giao thông đường bộ 2008
- 3Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 4Nghị định 114/2010/NĐ-CP về bảo trì công trình xây dựng
- 5Thông tư 10/2013/TT-BXD hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 6Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 7Thông tư 52/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Thông tư 12/2014/TT-BGTVT hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Thông tư 32/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/2014/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 26 tháng 12 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về Bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 144/TTr-SGTVT ngày 29/10/2014 và Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 167/BC-STP ngày 16/10/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác, bảo trì, tổ chức giao thông đường giao thông nông thôn và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Tư pháp; Thủ trưởng các sở, ban ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC, BẢO TRÌ, TỔ CHỨC GIAO THÔNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN VÀ PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC, BẢO TRÌ CÁC CÔNG TRÌNH ĐẶC BIỆT TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Quy định này quy định về trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác, bảo trì, tổ chức giao thông đường giao thông nông thôn và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn (bao gồm cả cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ và đường ngầm được xây dựng trên đường giao thông nông thôn) thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác, bảo trì, tổ chức giao thông đường giao thông nông thôn và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
1. Nội dung công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì, tổ chức giao thông đường giao thông nông thôn và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn được thực hiện theo quy định của Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn (sau đây viết tắt là Thông tư 12/2014/TT-BGTVT), Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn (sau đây viết tắt là Thông tư 32/2014/TT-BGTVT) và Quy định này.
2. Việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường giao thông nông thôn, đánh giá sự an toàn đường giao thông nông thôn qua công tác kiểm định chất lượng công trình, lập hồ sơ bảo trì, thời hạn bảo hành công tác sửa chữa đường giao thông nông thôn được thực hiện theo quy định tại các Điều 11, Điều 12, Điều 14 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định 114/2010/NĐ-CP).
3. Chủ quản lý sử dụng có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì đường giao thông nông thôn (bao gồm các công trình đặc biệt trên đường) do mình quản lý và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định. Thực hiện việc sửa chữa đột xuất khi công trình, bộ phận công trình bị hư hỏng trong quá trình khai thác, sử dụng do tác động của mưa bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy nổ hoặc những tác động khác.
4. Trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác, bảo trì, tổ chức giao thông đường giao thông nông thôn và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn được quy định tại Điều 4, Điều 5 của Quy định này.
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây viết tắt là UBND cấp huyện) là chủ quản lý sử dụng và tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì, tổ chức giao thông đường giao thông nông thôn (bao gồm các công trình đặc biệt trên đường) do mình quản lý.
2. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là UBND cấp xã) là chủ quản lý sử dụng và tổ chức triển khai thực hiện quản lý, vận hành khai thác, bảo trì, tổ chức giao thông đường giao thông nông thôn (bao gồm các công trình đặc biệt trên đường) do mình quản lý.
3. Đối với đường giao thông nông thôn do cộng đồng dân cư hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư là chủ quản lý sử dụng chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì, tổ chức giao thông đường giao thông nông thôn (bao gồm các công trình đặc biệt trên đường) do mình quản lý.
Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện chức năng làm chủ quản lý sử dụng thì UBND cấp xã là chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn.
4. Nội dung tổ chức giao thông và điều khiển giao thông trên đường giao thông nông thôn thực hiện theo Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 1, Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ.
1. Công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn theo quy định này bao gồm: Cầu đường bộ (gồm cầu treo, cầu có kết cấu nhịp dạng dầm, dàn, khung, vòm); đường ngầm.
2. Công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn phải lập quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì:
a) Cầu đường bộ được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp; cầu đang khai thác sử dụng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư 12/2014/TT-BGTVT; một số trường hợp khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng cầu quyết định.
b) Đường ngầm được xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp; đường ngầm đang khai thác sử dụng và một số trường hợp khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn quyết định.
3. Trách nhiệm phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn:
a) UBND cấp huyện phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn do mình quản lý.
b) UBND cấp xã phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn do mình quản lý.
c) Đối với công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn do cộng đồng dân cư hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư là chủ quản lý sử dụng (người đại diện cho cộng đồng dân cư hoặc tổ chức) phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì do mình quản lý.
Trường hợp chủ quản lý sử dụng không thực hiện phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn thì UBND cấp xã có trách nhiệm phê duyệt.
4. Trước khi chủ quản lý sử dụng phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn phải có ý kiến thỏa thuận của Sở Giao thông vận tải.
5. Việc lập quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn do chủ quản lý sử dụng tự thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn có chức năng và kinh nghiệm thực hiện theo quy định tại Nghị định 114/2010/NĐ-CP, Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ, Thông tư 12/2014/TT-BGTVT và Thông tư 32/2014/TT-BGTVT.
1. Kinh phí quản lý, vận hành khai thác, bảo trì đường giao thông nông thôn và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn được bố trí từ ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã, quỹ bảo trì đường bộ địa phương theo quy định tại Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ Quỹ bảo trì đường bộ và Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30/5/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ và nguồn vốn khác.
2. Đối với đường giao thông nông thôn và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn do cộng đồng dân cư hoặc tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng thì chủ quản lý sử dụng tự bố trí kinh phí thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì.
3. Trường hợp đường giao thông nông thôn và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn do cộng đồng dân cư hoặc tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng nhưng không thực hiện chức năng chủ quản lý sử dụng thì UBND cấp xã cân đối từ nguồn ngân sách cấp xã để thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì.
1. Việc thanh toán, quyết toán nguồn vốn thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì đường giao thông nông thôn và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn theo đúng theo quy định tài chính hiện hành.
2. Các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí để thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì đường giao thông nông thôn và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn thuộc sở hữu nhà nước có trách nhiệm quản lý, quyết toán nguồn vốn theo chế độ tài chính hiện hành.
1. Phối hợp với Sở Xây dựng, UBND cấp huyện kiểm tra, xử lý các sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng đường giao thông nông thôn và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn (nếu có).
2. Thỏa thuận với chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng về quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn; rà soát, tổng hợp tình hình thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì đường giao thông nông thôn và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh; đề xuất, kiến nghị các giải pháp xử lý các công trình bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác.
3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý, vận hành khai thác, bảo trì, tổ chức giao thông đường giao thông nông thôn và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh. Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả thực hiện theo quy định.
Điều 9. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn theo quy định này.
2. Chịu trách nhiệm về sự cố trong thi công xây dựng, khai thác, sử dụng và các hư hỏng, xuống cấp trong thời gian vận hành khai thác đường giao thông nông thôn và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn do mình làm chủ quản lý sử dụng theo quy định. Lập danh sách đường giao thông nông thôn và các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác và đề xuất, kiến nghị giải pháp xử lý.
3. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn UBND cấp xã, chủ quản lý sử dụng thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì trên đường giao thông nông thôn và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn theo quy định.
Điều 10. Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn theo quy định này.
2. Thực hiện việc báo cáo số liệu có liên quan đến việc quản lý, vận hành khai thác, bảo trì, tổ chức giao thông đường giao thông nông thôn và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn do cộng đồng dân cư hoặc tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn mình quản lý.
3. Chịu trách nhiệm về sự cố trong thi công xây dựng, khai thác, sử dụng và các hư hỏng, xuống cấp trong thời gian vận hành khai thác đường giao thông nông thôn và các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn do mình làm chủ quản lý sử dụng theo quy định. Lập danh sách đường giao thông nông thôn và các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác và đề xuất, kiến nghị giải pháp xử lý.
1. Tổ chức quản lý, vận hành khai thác, bảo trì, tổ chức giao thông đường giao thông nông thôn và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn do mình làm chủ quản lý sử dụng. Giao nhiệm vụ hoặc ký kết hợp đồng với đơn vị có đủ năng lực thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì trên đường giao thông nông thôn và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn.
2. Thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của UBND các cấp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý, vận hành khai thác, bảo trì, tổ chức giao thông đường giao thông nông thôn và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn để bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho công trình.
3. Phát hiện và ngăn chặn các tổ chức, cá nhân phá hoại đường giao thông nông thôn và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn, xâm phạm hành lang an toàn đường bộ và các hành vi vi phạm khác.
4. Thực hiện việc báo cáo định kỳ kết quả thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Quy định này.
1. Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông vận tải thực hiện việc kiểm tra, xử lý các sự cố trong thi công xây dựng, khai thác, sử dụng đường giao thông nông thôn và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn.
2. Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước cho công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì đường giao thông nông thôn và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn bảo đảm sử dụng đúng mục đích.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ của đường giao thông nông thôn và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn để canh tác nông nghiệp và bảo đảm an toàn công trình.
1. Công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì, tổ chức giao thông đường giao thông nông thôn và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn phải được tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện theo đúng chế độ về thông tin, báo cáo.
2. Hàng năm, chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn có trách nhiệm báo cáo tình hình và kết quả thực hiện, cụ thể:
a) Đối với công trình do tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng thì chủ quản lý sử dụng (người đại diện cho cộng đồng dân cư hoặc tổ chức) gửi báo cáo kết quả thực hiện cho UBND cấp xã.
b) UBND cấp xã báo cáo kết quả thực hiện đối với các công trình trên địa bàn mình quản lý (gồm các công trình do tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng và thực hiện chức năng chủ quản lý sử dụng) cho UBND cấp huyện.
c) UBND cấp huyện để tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng (trước 20/5) và cả năm (trước 20/11) gửi Sở Giao thông vận tải.
3. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giao thông vận tải định kỳ 6 tháng (trước 10/6) và cả năm (trước 10/12).
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, trường hợp có vướng mắc phát sinh, các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời báo cáo cho UBND tỉnh (qua Sở Giao thông vận tải) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 12/2014/QĐ-UBND về Thiết kế mẫu các loại đường bê tông giao thông nông thôn có bề rộng từ 3,5m - 5,5m và các loại ống cống do tỉnh Phú Yên ban hành
- 2Quyết định 16/2014/QĐ-UBND về phân công, phân cấp, trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác cầu và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 3Quyết định 3705/2014/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác cầu; phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 4Quyết định 51/2014/QĐ-UBND về Quy định quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 5Quyết định 18/2010/QĐ-UBND Quy định về Quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 6Quyết định 20/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 7Hướng dẫn 855/HD-SGTVT năm 2015 về phân cấp loại đường, quy mô kỹ thuật, quy trình thực hiện trong xây dựng và quản lý bảo trì đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020
- 8Quyết định 30/2015/QĐ-UBND Quy định về phân công, phân cấp và trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác, bảo trì và tổ chức giao thông; phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn do tỉnh Bình Phước ban hành
- 9Quyết định 45/2015/QĐ-UBND về Quy chế quy định một số nội dung trong công tác bảo trì đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 10Quyết định 1693/2016/QĐ-UBND về phân công, phân cấp về quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật giao thông đường bộ 2008
- 3Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 4Nghị định 114/2010/NĐ-CP về bảo trì công trình xây dựng
- 5Nghị định 18/2012/NĐ-CP về Quỹ bảo trì đường bộ
- 6Thông tư 10/2013/TT-BXD hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 7Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 8Thông tư 52/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Quyết định 12/2014/QĐ-UBND về Thiết kế mẫu các loại đường bê tông giao thông nông thôn có bề rộng từ 3,5m - 5,5m và các loại ống cống do tỉnh Phú Yên ban hành
- 10Thông tư 12/2014/TT-BGTVT hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 11Nghị định 56/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 18/2012/NĐ-CP về Quỹ bảo trì đường bộ
- 12Thông tư 32/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 13Quyết định 16/2014/QĐ-UBND về phân công, phân cấp, trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác cầu và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 14Quyết định 3705/2014/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác cầu; phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 15Quyết định 51/2014/QĐ-UBND về Quy định quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 16Quyết định 18/2010/QĐ-UBND Quy định về Quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 17Quyết định 20/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 18Hướng dẫn 855/HD-SGTVT năm 2015 về phân cấp loại đường, quy mô kỹ thuật, quy trình thực hiện trong xây dựng và quản lý bảo trì đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020
- 19Quyết định 30/2015/QĐ-UBND Quy định về phân công, phân cấp và trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác, bảo trì và tổ chức giao thông; phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn do tỉnh Bình Phước ban hành
- 20Quyết định 45/2015/QĐ-UBND về Quy chế quy định một số nội dung trong công tác bảo trì đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 21Quyết định 1693/2016/QĐ-UBND về phân công, phân cấp về quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Quyết định 66/2014/QĐ-UBND về trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác, bảo trì, tổ chức giao thông đường giao thông nông thôn và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 66/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/12/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Lê Viết Chữ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực