Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2015/QĐ-UBND | Đồng Xoài, ngày 07 tháng 09 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân số 31/2004/QH11 ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác đường Giao thông nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 80/TTr-SGTVT ngày 27/8/2015, kèm Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp số 181/BC-STP ngày 13/7/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân công, phân cấp và trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác, bảo trì và tổ chức giao thông; phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Văn phòng điều phối chương trình nông thôn mới; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC, BẢO TRÌ VÀ TỔ CHỨC GIAO THÔNG; PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC, BẢO TRÌ CÁC CÔNG TRÌNH ĐẶC BIỆT TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND ngày 07/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác, bảo trì và tổ chức giao thông; phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý, vận hành khai thác, bảo trì và tổ chức giao thông; phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường giao thông nông thôn (sau đây gọi chung là đường GTNT) bao gồm: đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng.
2. Cơ quan quản lý đường bộ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
3. Chủ quản lý sử dụng đường GTNT là tên gọi chung của tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, vận hành khai thác và sử dụng đường GTNT do nhà nước đầu tư; Chủ đầu tư đối với đường GTNT không do Nhà nước góp vốn đầu tư; cộng đồng dân cư đối với đường GTNT do cộng đồng đóng góp hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành khai thác và bảo trì.
4. Đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành khai thác đường GTNT (sau đây gọi chung là Đơn vị quản lý đường GTNT) là tổ chức, cá nhân được Chủ quản lý sử dụng đường GTNT giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng thực hiện việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT, bảo dưỡng thường xuyên đường GTNT.
5. Các công trình đặc biệt trên đường GTNT là tên gọi chung của hầm đường bộ, cầu đường bộ; bến phà đường bộ và đường ngầm trên đường GTNT.
Điều 3. Yêu cầu đối với công tác quản lý, vận hành khai thác đường GTNT
1. Việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT phải bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho công trình đường bộ, an toàn cho người, tài sản và công trình khác trong phạm vi hành lang an toàn đường GTNT, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
2. Đường GTNT khi đưa vào vận hành khai thác phải bảo đảm chất lượng theo quy định (trước khi đưa vào vận hành khai thác phải được cơ quan chuyên môn nghiệm thu chất lượng).
Điều 4. Hành vi bị nghiêm cấm đối với mọi tổ chức, cá nhân
1. Tự ý tháo, lắp hoặc có hành vi phá hoại, làm mất tác dụng các bộ phận, hạng mục của công trình đường GTNT.
2. Lấn, chiếm sử dụng trái phép hành lang an toàn đường GTNT.
3. Sử dụng các bộ phận, hạng mục thuộc công trình đường GTNT, đất của đường GTNT trái quy định.
4. Lắp đặt trái phép đường ống cấp nước, thoát nước, dây tải điện, cáp quang, cáp viễn thông và các công trình khác vào các bộ phận, hạng mục đường GTNT hoặc trong phạm vi hành lang an toàn đường GTNT.
5. Xả rác thải trong phạm vi hành lang an toàn đường GTNT, lấp mương thoát nước dọc, san lấp hạ lưu cống thoát nước ngang gây tắc dòng chảy.
Điều 5. Trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác đường GTNT
1. Xác định Chủ quản lý sử dụng đường GTNT
a) Đối với đường GTNT do Nhà nước đầu tư (chủ sở hữu), Chủ quản lý sử dụng đường GTNT được xác định như sau: cấp huyện làm chủ quản lý sử dụng các đường GTNT trên hệ thống đường do huyện quản lý; cấp xã làm Chủ quản lý sử dụng các đường GTNT trên hệ thống đường do xã quản lý; trong trường hợp cấp xã không đủ khả năng làm Chủ quản lý thì xem xét để cấp huyện làm chủ quản lý;
b) Đối với đường GTNT do cộng đồng dân cư đóng góp hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư là Chủ quản lý (chủ sở hữu) sử dụng đường GTNT;
Trường hợp cộng đồng dân cư, cá nhân sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng đường GTNT nhưng không đủ khả năng làm Chủ quản lý sử dụng đường GTNT thì cơ quan được phân cấp quy định tại Khoản 1, Điều này thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ quản lý sử dụng đường GTNT;
c) Trường hợp đường GTNT được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn thì các bên góp vốn thống nhất lựa chọn Chủ quản lý (chủ sở hữu) sử dụng đường GTNT. Trường hợp các bên không thống nhất được chủ quản lý sử dụng đường GTNT, thì việc lựa chọn sẽ căn cứ vào tỷ lệ vốn góp, đơn vị nào có tỷ lệ vốn góp nhiều nhất sẽ làm Chủ quản lý sử dụng đường GTNT;
2. Chủ quản lý sử dụng đường GTNT chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên (nếu có) về việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT theo Quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Chủ quản lý sử dụng đường GTNT có thể ủy quyền, giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng với Đơn vị quản lý đường GTNT để thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT. Trong trường hợp này, Chủ quản lý sử dụng đường GTNT vẫn phải chịu trách nhiệm về việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT.
4. Đơn vị quản lý đường GTNT chịu trách nhiệm theo ủy quyền, văn bản giao nhiệm vụ, hợp đồng ký kết với Chủ quản lý sử dụng đường GTNT và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT đúng với nội dung được giao tại Quy định này.
1. Công trình đặc biệt trên đường GTNT phải lập quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì
a) Cầu đường bộ (cầu treo, cầu có kết cấu nhịp dạng dầm, dàn, khung, vòm);
b) Hầm đường bộ;
c) Bến phà đường bộ;
d) Đường ngầm.
2. Trách nhiệm phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường GTNT
a) Cấp huyện phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt được quy định tại Khoản 1 Điều này trên đường GTNT do mình quản lý;
b) Cấp xã phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt được quy định tại Khoản 1 Điều này trên đường GTNT do mình quản lý;
c) Đối với đường GTNT do cộng đồng dân cư đóng góp hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư là chủ quản lý sử dụng phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt được quy định tại Khoản 1 Điều này trên đường GTNT do mình quản lý;
3. Trước khi chủ quản lý sử dụng phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt được quy định tại Khoản 1 Điều này trên đường GTNT phải có ý kiến thỏa thuận của Sở Giao thông vận tải.
4. Việc lập, thẩm định và phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt được quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường GTNT.
KINH PHÍ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC, BẢO TRÌ ĐƯỜNG GTNT VÀ THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN
Điều 7. Nguồn kinh phí quản lý, vận hành khai thác, bảo trì đường GTNT
1. Kinh phí quản lý, vận hành khai thác, bảo trì đường GTNT được bố trí từ ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã, quỹ bảo trì đường bộ địa phương theo quy định tại Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ và Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30/5/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ và nguồn vốn khác.
2. Đối với đường GTNT thuộc sở hữu của cộng đồng dân cư, sở hữu tư nhân và các trường hợp không thuộc sở hữu nhà nước thì chủ sở hữu tự bố trí kinh phí thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì đường GTNT.
Điều 8. Thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí quản lý, vận hành khai thác, bảo trì đường GTNT
1. Việc thanh toán, quyết toán nguồn vốn thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì đường GTNT theo đúng theo quy định tài chính hiện hành.
2. Các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí để thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì đường GTNT thuộc sở hữu nhà nước có trách nhiệm quản lý, quyết toán nguồn vốn theo chế độ tài chính hiện hành.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Là cơ quan quản lý chuyên ngành:
a) Phối hợp với cấp huyện kiểm tra, xử lý các sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng đường GTNT (nếu có);
b) Định kỳ hàng năm lập kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn theo thẩm quyền việc thực hiện các quy định về quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông hệ thống đường GTNT, thống kê, phân loại đường GTNT;
2. Hàng năm, thống kê, tổng hợp theo phân loại và chiều dài đường GTNT báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giao thông vận tải; tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác toàn bộ đường GTNT trên địa bàn, danh sách các công trình trên đường GTNT hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn để báo cáo, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý.
3. Tham mưu cho Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh cân đối bố trí sử dụng nguồn thu phí bảo trì đường bộ cho các huyện.
4. Hướng dẫn, kiểm tra việc lắp đặt hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ theo quy định.
5. Hướng dẫn, kiểm tra theo thẩm quyền việc thực hiện các quy định về quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông hệ thống đường GTNT, thống kê, phân loại đường GTNT.
6. Hướng dẫn nội dung báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì đường GTNT trên địa bàn tỉnh.
Điều 10. Trách nhiệm của cấp huyện
1. Tổ chức quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông đối với các tuyến đường GTNT theo phân công, phân cấp của cấp tỉnh và quy định của pháp luật; cân đối nguồn kinh phí cho công tác bảo trì, vận hành khai thác và tổ chức giao thông.
2. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn cấp xã, Chủ quản lý sử dụng đường GTNT và các cơ quan trực thuộc trong việc thực hiện trách nhiệm đối với việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT trên địa bàn theo Quy định này, đồng thời chịu trách nhiệm về sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng đường GTNT, các hư hỏng, xuống cấp trong thời gian vận hành khai thác do mình làm chủ quản lý sử dụng theo quy định.
3. Hàng năm thống kê, phân loại các loại đường GTNT trên địa bàn huyện; tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác các đường GTNT, danh sách các công trình trên đường GTNT trên địa bàn bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn để báo cáo và kiến nghị xử lý với cấp tỉnh và gửi Sở Giao thông vận tải. Hàng năm phối hợp với cấp xã kiểm tra công tác quản lý trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác, bảo trì và tổ chức giao thông.
4. Thường xuyên kiểm tra hệ thống thoát nước dọc, ngang, khu vực hạ lưu cống thoát nước để khơi thông dòng chảy; thường xuyên kiểm tra các biển báo để kịp thời sửa chữa, bổ sung.
Điều 11. Trách nhiệm của cấp xã
1. Tổ chức quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông đối với các tuyến đường GTNT theo phân công, phân cấp của cấp tỉnh, huyện và quy định của pháp luật; cân đối nguồn kinh phí cho công tác bảo trì, vận hành khai thác và tổ chức giao thông,
2. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện trách nhiệm đối với việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT thuộc quyền sở hữu của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân theo Quy định này, đồng thời chịu trách nhiệm về sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng đường GTNT, các hư hỏng, xuống cấp trong thời gian vận hành khai thác do mình làm chủ quản lý sử dụng theo quy định; thường xuyên kiểm tra việc sử dụng đất trong hành lang bảo vệ đường GTNT theo hướng dẫn, đồng thời nhắc nhở và xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
3. Hàng năm, thống kê, phân loại các loại đường GTNT trên địa bàn; tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác đường GTNT, danh sách các công trình trên đường GTNT trên địa bàn bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn để báo cáo và kiến nghị xử lý với cấp huyện.
4. Thường xuyên kiểm tra hệ thống thoát nước dọc, ngang, khu vực hạ lưu công thoát nước để khơi thông dòng chảy.
Điều 12. Trách nhiệm của Chủ quản lý sử dụng đường GTNT
1. Tổ chức quản lý, vận hành khai thác, bảo trì đường GTNT do mình làm chủ quản lý sử dụng đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT theo quy định.
2. Thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền các cấp trong quản lý, vận hành khai thác đường GTNT để bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho công trình, phòng chống tai nạn giao thông; báo cáo khó khăn vướng mắc trong quản lý, vận hành khai thác đường GTNT cho cấp xã.
3. Phát hiện và ngăn chặn các tổ chức, cá nhân phá hoại công trình trên đường GTNT, xâm phạm hành lang an toàn đường bộ và các hành vi vi phạm các nội dung bị nghiêm cấm.
4. Chủ quản lý sử dụng đường GTNT có thể ủy quyền, giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng với Đơn vị thực hiện quản lý, bảo trì đường GTNT để thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc quản lý, vận hành khai thác. Trong trường hợp này, Chủ quản lý sử dụng đường GTNT vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi sự cố hay xuống cấp của đường GTNT trong thời gian vận hành khai thác.
5. Ghi nhật ký tuần tra, theo dõi tình trạng đường GTNT hàng tháng theo mẫu quy định tại Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác đường GTNT.
Điều 13. Trách nhiệm của Đơn vị quản lý đường GTNT.
Chịu trách nhiệm theo ủy quyền, văn bản giao nhiệm vụ, hợp đồng ký kết với chủ quản lý sử dụng đường GTNT và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT đúng nội dung được giao.
Điều 14. Trách nhiệm của các Sở, Ban ngành có liên quan
1. Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông vận tải thực hiện việc kiểm tra, xử lý các sự cố trong thi công xây dựng và khai thác sử dụng đường GTNT.
2. Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước cho công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì đường GTNT bảo đảm sử dụng đúng mục đích; hàng năm tham mưu bố trí nguồn kinh phí cho công tác vận hành khai thác đường GTNT.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Sở Giao thông vận tải hướng dẫn việc sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ của đường GTNT để canh tác nông nghiệp và đảm bảo an toàn công trình.
1. Chủ quản lý sử dụng đường GTNT không thuộc sở hữu nhà nước: Báo cáo định kỳ công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì đường GTNT cho UBND cấp xã. Báo cáo kết quả 6 tháng trước ngày 15/5 hàng năm, báo cáo kết quả năm trước ngày 15/11 hàng năm hoặc báo cáo đột xuất kết quả thực hiện theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải.
2. Cấp xã: thực hiện trách nhiệm của chủ quản lý sử dụng và tổng hợp tình hình thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì đường GTNT trên địa bàn do mình quản lý, gửi UBND huyện. Báo cáo kết quả 6 tháng trước ngày 25/5 hàng năm, báo cáo kết quả năm trước ngày 25/11 hàng năm hoặc báo cáo đột xuất kết quả thực hiện theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải.
3. Cấp huyện: UBND các huyện, thị thành lập đoàn kiểm tra công tác quản lý sử dụng cầu, đường GTNT trên địa bàn các xã đồng thời báo cáo về Sở Giao thông vận tải tình hình thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì đường GTNT trên địa bàn do mình quản lý. Báo cáo kết quả 6 tháng trước ngày 30/5 hàng năm, báo cáo kết quả năm trước ngày 30/11 hàng năm hoặc báo cáo đột xuất kết quả thực hiện theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải.
4. Sở Giao thông vận tải tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và các cơ quan khác có liên quan. Báo cáo kết quả 6 tháng trước ngày 10/6 hàng năm, báo cáo kết quả năm trước ngày 10/12 hàng năm.
1. Đối với các nội dung không được quy định tại Quy định này thì thực hiện theo Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác đường GTNT và các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc cần phải sửa đổi, bổ sung Quy định, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp; trình UBND tỉnh xem xét, Quyết định./.
- 1Quyết định 66/2014/QĐ-UBND về trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác, bảo trì, tổ chức giao thông đường giao thông nông thôn và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2Quyết định 16/2015/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác cầu; phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước
- 3Quyết định 20/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 4Quyết định 45/2015/QĐ-UBND về Quy chế quy định một số nội dung trong công tác bảo trì đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 5Quyết định 225/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt kế hoạch và đề cương khảo sát, kiểm định, chi phí dự toán thực hiện lập quy trình bảo trì 48 công trình dân dụng chưa có quy trình bảo trì năm 2015 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 6Quyết định 96/2017/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm quản lý, bảo trì, khai thác cầu, đường giao thông nông thôn; phê duyệt quy trình quản lý, bảo trì, khai thác cầu và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Quyết định 25/2016/QĐ-UBND về phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Luật giao thông đường bộ 2008
- 4Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 5Nghị định 18/2012/NĐ-CP về Quỹ bảo trì đường bộ
- 6Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 7Nghị định 56/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 18/2012/NĐ-CP về Quỹ bảo trì đường bộ
- 8Thông tư 32/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Quyết định 66/2014/QĐ-UBND về trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác, bảo trì, tổ chức giao thông đường giao thông nông thôn và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 10Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- 11Quyết định 16/2015/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác cầu; phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước
- 12Quyết định 20/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 13Quyết định 45/2015/QĐ-UBND về Quy chế quy định một số nội dung trong công tác bảo trì đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 14Quyết định 225/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt kế hoạch và đề cương khảo sát, kiểm định, chi phí dự toán thực hiện lập quy trình bảo trì 48 công trình dân dụng chưa có quy trình bảo trì năm 2015 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 15Quyết định 96/2017/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm quản lý, bảo trì, khai thác cầu, đường giao thông nông thôn; phê duyệt quy trình quản lý, bảo trì, khai thác cầu và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 16Quyết định 25/2016/QĐ-UBND về phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Quyết định 30/2015/QĐ-UBND Quy định về phân công, phân cấp và trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác, bảo trì và tổ chức giao thông; phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn do tỉnh Bình Phước ban hành
- Số hiệu: 30/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/09/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Nguyễn Văn Trăm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra