Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 425/1998/QĐ- NHNN2 | Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 1998 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam số 01/1997/QH10 ngày 12-12-1997
- Căn cứ Pháp lệnh Kế toán và Thống kê ngày 10-5-1998
- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang bộ
- Căn cứ Nghị định số 100/1998/NĐ- CP ngày 10-12-1998 của Chính phủ về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Được sự thống nhất của Bộ Tài chính tại Công văn số 5333 – TC/CĐKT ngày 12-12-1998 về việc chấp thuận ban hành Hệ thống tài khoản kế toán
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán – Tài chính Ngân hàng Nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành kèm theo Quyết định này HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC.
| PHÓ THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 425/1998/QĐ- NHNN2 ngày 17-12-1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).
2- Hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước gồm 2 phần:
- Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán;
- Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán;
Trong từng phần có phân ra loại:
- Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán gồm 8 loại.
- Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán có 1 loại.
Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và các tài khoản ngoài ngoài bảng cân đối kế toán (từ đây gọi tắt là tài khoản trong bảng và tài khoản ngoài bảng) được bố trí theo hệ thống số thập phân nhiều cấp.
2.1/ Tài khoản trong bảng được bố trí 8 loại (từ loại 1 đến loại 8) và trong mỗi loại có tối đa 3 cấp tài khoản: tài khoản cấp I, II và III.
+ Tài khoản cấp I: Mỗi loại tài khoản có tối đa 10 tài khoản cấp I;
Tài khoản cấp I có 2 chữ số từ 10 đến 89, trong đó chữ số đầu là ký hiệu của loại, chữ số thứ 2 là số thứ tự của tài khoản cấp I trong loại.
+ Tài khoản cấp II: Mỗi tài khoản cấp I có tối đa 10 tài khoản cấp II;
Tài khoản cấp II có 3 chữ số, trong đó 2 chữ số đầu là ký hiệu của tài khoản cấp I, chữ số thứ 3 là số thứ tự của tài khoản cấp II trong tài khoản cấp I.
+ Tài khoản cấp III: mỗi tài khoản cấp II có tối đa 10 tài khoản cấp III;
Tài khoản cấp III có 4 chữ số, trong đó 3 chữ số đầu là ký hiệu của tài khoản cấp II, chữ số thứ 4 là số thứ tự của tài khoản cấp III trong tài khoản cấp II.
2.2/ Các tài khoản ngoài bảng được bố trí một loại (loại 9) và cũng bố trí thành 3 cấp tài khoản: tài khoản cấp I, II và III.
Tài khoản cấp I có 2 chữ số từ 90 đến 99. Việc đánh số các cấp tài khoản ngoài bảng cũng được tiến hành như đối với các tài khoản trong bảng quy định tại điểm 2.1 trên đây.
2.3/ Các tài khoản cấp I, II, III trong bảng và các tài khoản cấp I, II, III ngoài bảng là những tài khoản tổng hợp dùng để làm cơ sở hạch toán tổng hợp và lập bảng cân đối tài khoản kế toán thống nhất trong tất cả các đơn vị Ngân hàng Nhà nước.
Để thuận tiện cho việc hạch toán trên các chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán, đối với các tài khoản chỉ có đến cấp II thì ghi thêm chữ số 0 vào bên phải số hiệu tài khoản cấp II để đủ 4 chữ số (bằng số lượng chữ số của tài khoản cấp III).
2.4/ Ký hiệu tiền tệ:
Để phân biệt đồng Việt Nam, ngoại tệ và giữa các loại ngoại tệ khác nhau, ký hiệu tiền tệ được quy định bằng 2 chữ số theo quy định sau:
Ký hiệu đồng Việt Nam – hai chữ số: 00
Ký hiệu từng loại ngoại tệ - hai chữ số : từ 10 đến 99 (trong phụ lục kèm với Hệ thống tài khoản kế toán này).
Ký hiệu tiền tệ được ghi vào bên phải số hiệu tài khoản tổng hợp cấp III (trước ký hiệu tiểu khoản).
Các ghi số hiệu tài khoản chi tiết:
Số hiệu tài khoản chi tiết gồm có 2 phần:
- Phần thứ nhất: Số hiệu tài khoản tổng hợp và ký hiệu tiền tệ gồm 6 chữ số.
- Phần thứ hai: Số thứ tự tài khoản chi tiết trong tài khoản tổng hợp.
Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 10 tài khoản chi tiết, số thứ tự tài khoản chi tiết được ký hiệu bằng một chữ số từ 1 đến 9.
Nếu một tài khoản tổng hợp được có dưới 100 tài khoản chi tiết, số thứ tự tài khoản chi tiết được ký hiệu bằng ba chữ số từ 01 đến 99
Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 1000 tài khoản chi tiết, số thứ tự tài khoản chi tiết được ký hiệu bằng ba chữ số từ 001 đến 999…
Số lượng chữ số của các tài khoản chi tiết trong cùng một tài khoản tổng hợp bắt buộc phải ghi thống nhất theo quy định trên (một, hai, ba, chữ số…) nhưng không bắt buộc phải ghi thống nhất số lượng chữ số của các tài khoản chi tiết giữa các tài khoản tổng hợp khác nhau.
Riêng các tài khoản tiền gửi, tiền vay của các Ngân hàng thương mại ký hiệu tiểu khoản được ghi bằng 3 chữ số: chữ số đầu chỉ là ký hiệu loại Ngân hàng thương mại, 2 chữ số sau là ký hiệu số thứ tự đơn vị Ngân hàng thương mại mở tài khoản. Ký hiệu loại Ngân hàng thương mại được đánh số như sau:
1- Ngân hàng Công thương Việt Nam
2- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
3- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
4- Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
8- Ngân hàng thương mại cổ phần thành thị
9- Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn
Số thứ tự tài khoản chi tiết được ghi vào bên phải của số hiệu tài khoản tổng hợp và sau ký hiệu tiền tệ. Giữa số hiệu tài khoản tổng hợp, ký hiệu tiền tệ và số thứ tự tài khoản chi tiết phải ghi dấu chấm (.) để phân biệt.
Ví dụ: Tài khoản 4551.13.114
4551 là số hiệu của tài khoản tổng hợp – tiền gửi của Ngân hàng thương mại bằng ngoại tệ
13 là ký hiệu ngoại tệ.
114 là số thứ tự tài khoản chi tiết của đơn vị gửi tiền (đơn vị thứ mười bốn thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam).
Số thứ tự tài khoản chi tiết của đơn vị mở tài khoản đã ngừng giao dịch và tất toán tài khoản ít nhất sau một năm mới được sử dụng lại để mở cho đơn vị khác.
4- Phương pháp hạch toán trên các tài khoản:
4.1/ Việc hạch toán trên các tài khoản trong bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ - Có). Các tài khoản trong bảng được chia làm ba loại:
- Loại tài khoản thuộc tài sản Có: luôn luôn có số dư Nợ.
- Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ: luôn luôn có số dư Có.
- Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có: lúc có số dư Có, lúc có số dư Nợ hoặc cả hai số dư.
4.2/ Việc hạch toán trên các tài khoản ngoài bảng được tiến thành theo phương pháp ghi sổ đơn (Nhập – Xuất – Còn lại).
- “Tổ chức tín dụng ở Việt Nam” là các Tổ chức tín dụng thuộc Người cư trú bao gồm:
+ Tổ chức tín dụng Việt Nam hoạt động trong nước;
+ Tổ chức tín dụng nước ngoài (gồm Tổ chức tín dụng liên doanh, Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài) hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam với thời gian từ 12 tháng trở lên;
- « Tổ chức tín dụng ở nước ngoài » là các Tổ chức tín dụng thuộc Người không cư trú bao gồm:
+ Tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam với thời gian dưới 12 tháng.
+ Tổ chức tín dụng Việt Nam hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam với thời gian từ 12 tháng trở lên.
10 Tiền mặt bằng đồng Việt Nam
101 Quỹ dự trữ phát hành
1011 Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
1012 Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
1013 Tiền đình chỉ lưu hành
1019 Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển
102 Quỹ nghiệp vụ phát hành
1021 Tiền đang lưu hành
1022 Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
1023 Tiền đình chỉ lưu hành
103 Tiền mặt ở đơn vị phụ thuộc
11 Ngân phiếu thanh toán
111 Ngân phiếu thanh toán
1111 Ngân phiếu thanh toán đang có giá trị lưu hành
1112 Ngân phiếu thanh toán hết giá trị lưu hành
1119 Ngân phiếu thanh toán đang vận chuyển
12 Tiền mặt ngoại tệ và chứng từ có giá trị ngoại tệ
121 Tiền mặt ngoại tệ
1211 Ngoại tệ tại quỹ
1212 Ngoại tệ gửi đi nhờ tiêu thụ
1219 Ngoại tệ đang vận chuyển
122 Chứng từ có giá trị ngoại tệ
1221 Chứng từ có giá trị ngoại tệ tại quỹ
1222 Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nhờ thu
1229 Chứng từ có giá trị ngoại tệ đang vận chuyển
13 Kim loại quý, đá quý
131 Vàng
1311 Vàng tại kho Ngân hàng
1312 Vàng gửi ở nước ngoài
138 Kim loại quý, đá quý khác
1381 Bạc
1382 Đá quý
1389 Kim loại quý khác
139 Kim loại quý, đá quý đang vận chuyển
LOẠI 2: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ TÍN DỤNG
20 Tiền gửi, cho vay và thanh toán với các Ngân hàng ở nước ngoài
201 Tiền gửi ngoại tệ tại nước ngoài
2011 Tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn
2012 Tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn
202 Cho nước ngoài vay bằng ngoại tệ
2021 Cho vay ngắn hạn
2022 Cho vay trung và dài hạn
203 Nợ quá hạn cho nước ngoài vay bằng ngoại tệ
2031 Nợ quá hạn cho vay ngắn hạn
2032 Nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn
205 Tiền lãi cộng dồn trên tiền gửi, tiền cho vay
2051 Tiền lãi cộng dồn trên tiền gửi
2052 Tiền lãi cộng dồn trên tiền vay ngắn hạn
2053 Tiền lãi cộng dồn trên tiền cho vay
207 Thanh toán với Ngân hàng ở nước ngoài và các tổ chức tài chính tiền tệ Quốc tế
2071 Thanh toán với Ngân hàng ở nước ngoài và các tổ chức tài chính tiền tệ Quốc tế
2072 Chuyển đổi ngoại tệ thanh toán với Tổ chức tín dụng ở nước ngoài
21 Đầu tư và các quyền đòi nợ nước ngoài
211 Đầu tư vào các chứng khoán của nước ngoài
2111 Chứng khoán của các Chính phủ
2112 Chứng khoản của các Ngân hàng Trung ương
2113 Chứng khoán của các Ngân hàng thương mại
2119 Chứng khoán của các tổ chức Quốc tế khác
212 Tiền lãi cộng dồn trên các chứng khoán của nước ngoài
2121 Chứng khoán của các Chính phủ
2122 Chứng khoán của các Ngân hàng Trung ương
2123 Chứng khoán của các Ngân hàng thương mại
2129 Chứng khoán của các tổ chức Quốc tế khác
214 Quyền rút vốn đặc biệt tại IMF
215 Tiền lãi cộng dồn trên Quyền rút vốn đặc biệt tại IMF
216 Đóng góp vào các tổ chức Quốc tế bằng ngoại tệ
2161 Đóng góp vào Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)
2162 Đóng góp vào Ngân hàng thế giới (WB)
2163 Đóng góp và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)
2164 Đóng góp vào Ngân hàng Đầu tư quốc tế (IIB/MIB)
2165 Đóng góp vào Ngân hàng Hợp tác kinh doanh Quốc tế (MBES)
217 Đóng góp vào các tổ chức Quốc tế bằng đồng Việt Nam
2171 Đóng góp vào IMF
2172 Đóng góp và WB
219 Dự phòng giảm giá chứng khoán
2191 Chứng khoán của các Chính phủ
2192 Chứng khoản của các Ngân hàng Trung ương
2193 Chứng khoán của các Ngân hàng thương mại
2199 Chứng khoán của các tổ chức Quốc tế khác
22 Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở
221 Mua bán chứng khoán Chính phủ
2211 Tín phiếu Kho bạc
2212 Trái phiếu Kho bạc
222 Mua bán lại Tín phiếu NHNN
223 Mua bán Chứng khoán khác
225 Tiền lãi cộng dồn trên các chứng khoán trong nước
2251 Tín phiếu Kho bạc
2252 Trái phiếu Kho bạc
2254 Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
2259 Chứng khoán khác
229 Dự phòng giảm giá chứng khoán
2291 Tín phiếu Kho bạc
2292 Trái phiếu Kho bạc
2294 Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
2299 Chứng khoán khác
23 Thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước
231 Sử dụng tiền cung ứng cho Ngân hàng Nhà nước theo các mục đích chỉ thị
2311 Cung ứng tiền để dự trữ ngoại hối
2312 Cung ứng tiền để cho vay đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước
2313 Cung ứng tiền để cho vay tín dụng đặc biệt
2314 Cung ứng tiền để cho vay hỗ trợ đặc biệt
2315 Cung ứng vốn điều lệ cho doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành Ngân hàng
2319 Cung ứng tiền để sử dụng vào mục đích khác
232 Nợ cũ của Ngân sách Nhà nước
2321 Phát hành tiền cho Ngân sách Nhà nước để cân đối NSNN
2329 Phát hành tiền cho Ngân sách Nhà nước để sử dụng vào mục đích khác
233 Tạm ứng cho Ngân sách Trung ương
234 Chuyển vốn vay nước ngoài cho Ngân sách Nhà nước
235 Sử dụng dự trữ ngoại hối theo lệnh của Chính phủ
2351 Bằng vàng
2352 Bằng ngoại tệ
236 Thanh lý ngân hàng cũ
239 Thanh toán khác với Nhà nước
24 Tái cấp vốn cho các Ngân hàng hoạt động ở Việt Nam bằng đồng Việt Nam
241 Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng
2411 Cho vay Ngân hàng thương mại
2412 Cho vay Ngân hàng phát triển
2413 Cho vay Ngân hàng đầu tư
2414 Cho vay Ngân hàng chính sách
2415 Cho vay Ngân hàng hợp tác
2416 Cho vay Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
2417 Cho vay Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
2419 Cho vay Tổ chức tín dụng khác
242 Cho vay theo theo các mục tiêu chỉ định của Chính phủ
2421 Cho vay Ngân hàng thương mại
2422 Cho vay Ngân hàng phát triển
2423 Cho vay Ngân hàng đầu tư
2424 Cho vay Ngân hàng chính sách
2425 Cho vay Ngân hàng hợp tác
2429 Cho vay tổ chức tín dụng khác
243 Cho vay hỗ trợ đặc biệt
2431 Cho vay Ngân hàng thương mại
2432 Cho vay Ngân hàng phát triển
2433 Cho vay Ngân hàng đầu tư
2434 Cho vay Ngân hàng chính sách
2435 Cho vay Ngân hàng hợp tác
2436 Cho vay Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
2437 Cho vay Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
2438 Cho vay Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng
2439 Cho vay Tổ chức tín dụng khác
244 Cho vay Thanh toán bù trừ
2441 Cho vay Ngân hàng thương mại
2442 Cho vay Ngân hàng phát triển
2443 Cho vay Ngân hàng đầu tư
2444 Cho vay Ngân hàng chính sách
2445 Cho vay Ngân hàng hợp tác
2446 Cho vay Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
2447 Cho vay Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
2448 Cho vay Tổ chức tín dụng khác
245 Chiếu khấu, tái chiết khấu
2451 Chiết khấu, tái chiết khấu đối với Ngân hàng thương mại
2452 Chiết khấu, tái chiết khấu đối với Ngân hàng phát triển
2453 Chiết khấu, tái chiết khấu đối với Ngân hàng đầu tư
2454 Chiết khấu, tái chiết khấu đối với Ngân hàng chính sách
2455 Chiết khấu, tái chiết khấu đối với Ngân hàng hợp tác
2456 Chiết khấu, tái chiết khấu đối với Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
2457 Chiết khấu, tái chiết khấu đối với chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
2459 Chiết khấu, tái chiết khấu đối với Tổ chức tín dụng khác
246 Cầm cố các giấy tờ có giá
2561 Cầm cố các giấy tờ có giá của Ngân hàng thương mại
2562 Cầm cố các giấy tờ có giá của Ngân hàng phát triển
2563 Cầm cố các giấy tờ có giá của Ngân hàng đầu tư
2564 Cầm cố các giấy tờ có giá của Ngân hàng chính sách
2565 Cầm cố các giấy tờ có giá của Ngân hàng hợp tác
2566 Cầm cố các giấy tờ có giá của Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
2567 Cầm cố các giấy tờ có giá của Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
2569 Cầm cố các giấy tờ có giá của Tổ chức tín dụng khác
25 Tiền lãi cộng dồn trên tiền cho vay bằng đồng Việt Nam
251Tiền lãi cộng dồn trên tiền cho vay lại theo hồ sơ tín dụng
2521 Ngân hàng thương mại
2522 Ngân hàng phát triển
2523 Ngân hàng đầu tư
2524 Ngân hàng chính sách
2525 Ngân hàng hợp tác
2526 Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
2527 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
2529 Tổ chức tín dụng khác
252 Tiễn lãi cộng dồn trên tiền cho vay theo các mục tiêu chỉ định của chính phủ
2531 Ngân hàng thương mại
2532 Ngân hàng phát triển
2533 Ngân hàng đầu tư
2534 Ngân hàng chính sách
2535 Ngân hàng hợp tác
2536 Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
2537 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
2538 Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng
2539 Tổ chức tín dụng khác
255 Tiền lãi cộng dồn trên chiết khấu, tái chiết khấu
2551 Ngân hàng thương mại
2552 Ngân hàng phát triển
2553 Ngân hàng đầu tư
2554 Ngân hàng chính sách
2555 Ngân hàng hợp tác
2556 Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
2557 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
2559 Tổ chức tín dụng khác
256 Tiền lãi cộng dồn trên Cầm cố các giấy tờ có giá
2561 của Ngân hàng thương mại
2562 của Ngân hàng phát triển
2563 của Ngân hàng đầu tư
2564 của Ngân hàng chính sách
2565 của Ngân hàng hợp tác
2566 của Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
2567 của Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
2569 của Tổ chức tín dụng khác
26 Cho vay các Ngân hàng hoạt động ở Việt Nam bằng ngoại tệ
261 Cho vay bằng ngoại tệ
2611 Cho vay Ngân hàng thương mại
2612 Cho vay Ngân hàng phát triển
2613 Cho vay Ngân hàng đầu tư
2614 Cho vay Ngân hàng chính sách
2615 Cho vay Ngân hàng hợp tác
2616 Cho vay Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
2617 Cho vay Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
2619 Cho vay Tổ chức tín dụng khác
265 Tiền lãi cộng dồn trên tiền cho vay bằng ngoại tệ
2561 Ngân hàng thương mại
2562 Ngân hàng phát triển
2563 Ngân hàng đầu tư
2564 Ngân hàng chính sách
2565 Ngân hàng hợp tác
2566 Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
2567 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
2569 Tổ chức tín dụng khác
27 Bảo lãnh
271 Các khoản vay trả thay Tổ chức tín dụng về nghiệp vụ bảo lãnh
29 Nợ quá hạn cho vay
291 Nợ quá hạn cho vay lại theo hồ sơ tín dụng bằng đồng Việt Nam
2911 Ngân hàng thương mại
2912 Ngân hàng phát triển
2913 Ngân hàng đầu tư
2914 Ngân hàng chính sách
2915 Ngân hàng hợp tác
2916 Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
2917 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
2919 Tổ chức tín dụng khác
292 Nợ quá hạn cho vay theo các mục tiêu chỉ định của Chính phủ bằng đồng Việt Nam
2921 Ngân hàng thương mại
2922 Ngân hàng phát triển
2923 Ngân hàng đầu tư
2924 Ngân hàng chính sách
2925 Ngân hàng hợp tác
2926 Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
2927 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
2929 Tổ chức tín dụng khác
293 Nợ quá hạn cho vay hỗ trợ đặc biệt bằng đồng Việt Nam
2931 Ngân hàng thương mại
2932 Ngân hàng phát triển
2933 Ngân hàng đầu tư
2934 Ngân hàng chính sách
2935 Ngân hàng hợp tác
2936 Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
2937 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
2939 Tổ chức tín dụng khác
294 Nợ quá hạn cho vay Thanh toán bù trừ bằng đồng Việt Nam
2941 Ngân hàng thương mại
2942 Ngân hàng phát triển
2943 Ngân hàng đầu tư
2944 Ngân hàng chính sách
2945 Ngân hàng hợp tác
2946 Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
2947 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
2949 Tổ chức tín dụng khác
295 Nợ quá hạn chiết khấu, tái chiết khấu bằng đồng Việt Nam
2951 đối với Ngân hàng thương mại
2952 đối với Ngân hàng phát triển
2953 đối với Ngân hàng đầu tư
2954 đối với Ngân hàng chính sách
2955đối với Ngân hàng hợp tác
2956 đối với Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
2957 đối với Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
2959 đối với Tổ chức tín dụng khác
296 Nợ quá hạn cầm cố các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam
2961 của Ngân hàng thương mại
2962 của Ngân hàng phát triển
2963 của Ngân hàng đầu tư
2964 của Ngân hàng chính sách
2965 của Ngân hàng hợp tác
2966 của Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
2967 của Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
2969 của Tổ chức tín dụng khác
298 Nợ quá hạn cho vay bằng ngoại tệ
2981 Ngân hàng thương mại
2982 Ngân hàng phát triển
2983 Ngân hàng đầu tư
2984 Ngân hàng chính sách
2985 Ngân hàng hợp tác
2986 Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
2987 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
2989 Tổ chức tín dụng khác
299 Nợ cho vay được khoanh
2991 Ngân hàng thương mại
2992 Ngân hàng phát triển
2993 Ngân hàng đầu tư
2994 Ngân hàng chính sách
2995 Ngân hàng hợp tác
2996 Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
2997 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
2999 Tổ chức tín dụng khác
LOẠI 3: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ TÀI SẢN CÓ KHÁC
30 Tài sản cố định
301 Tài sản cố định hữu hình
3012 Nhà cửa, vật kiến trúc
3013 Máy móc, thiết bị
3014 Phương tiện vận tải, truyền dẫn
3015 Thiết bị, dụng cụ quản lý
3019 TSCĐ hữu hình khác
3021 Quyền sử dụng đất
3022 Chi phí nghiên cứu, phát triển
3023 Chi phí nhận chuyển giao công nghệ
3029 TSCĐ vô hình khác
305 Hao mòn TSCĐ
3051 Hao mòn TSCĐ hữu hình
3052 Hao mòn TSCĐ vô hình
31 Tài sản khác
311 Công cụ lao động đang dùng
312 Giá trị công cụ lao động đang dùng đã ghi vào chi phí
313 Vật liệu
32 Thanh toán về XHCB, mua sắm TSCĐ
321 Mua sắm TSCĐ
322 Chi phí XDCB
3221 Chi phí công trình
3222 Vật liệu dùng cho XDCB
3223 Chi phí phân công
3229 Chi phí khác
32 Thanh toán về XDCB, mua sắm TSCĐ
321 Mua sắm TSCĐ
322 Chi phí XDCB
3221 Chi phí công trình
3222 Vật liệu dùng cho XDCB
3223 Chi phí phân công
3229 Chi phí khác
36 Các khoản phải thu
361 Ký quỹ, cầm cố
362 Các khoản phải thu khách hàng
3621 Các khoản tham ô, lợi dụng
3629 Các khoản khác phải thu
363 Tạm ứng và phải thu nội bộ
3631 Tạm ứng chi tiêu hành chính quản trị
3632 Tạm ứng bảo dưỡng và sửa chữa tài sản
3634 Tạm ứng tiền lương, công tác phí cho các bộ, nhân viên Ngân hàng Nhà nước
3635 Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lý
3636 Các khoản phải bồi thường của cán bộ, nhân viên ngân hàng nhà nước.
3639 Các khoản phải thu khác
365 Các khoản chi chờ phân bổ
366 Tạm ứng nộp Ngân sách Nhà nước
369 Các khoản phải thu bằng ngoại tệ
LOẠI 4: PHÁT HÀNH TIỀN VÀ NỢ PHẢI TRẢ
40 Phát hành tiền và phương tiện thanh toán tiền
401 Tiền để phát hành
402 Ngân phiếu thanh toán để phát hành
41 Các cam kết trả nợ của Ngân hàng Nhà nước
411 Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
412 Giá trị tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, Tổ chức tín dụng đưa cầm cố bị phong tỏa
415 Tiền lãi cộng dồn trên tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
42 Các khoản Nợ các tổ chức Quốc tế bằng ngoại tệ
421 Tiền gửi của các tổ chức Quốc tế và các pháp nhân nước ngoài
4211 Tiền gửi không kỳ hạn
4212 Tiền gửi có kỳ hạn
4213 Tiền gửi chuyên dùng
422 Vay các tổ chức Quốc tế, Chính phủ và TCTD ở nước ngoài
4221 Vay ngắn hạn
4222 Vay trung và dài hạn
423 Nợ quá hạn tiền vay
4231 Nợ quá hạn tiền vay ngắn hạn
4232 Nợ quá hạn tiền vay trung và dài hạn
425 Tiễn lãi cộng dồn trên các khoản nợ các tổ chức Quốc tế
4251 Tiễn lãi cộng dồn trên tài khoản Tiền gửi
4252 Tiền lãi cộng dồn trên tài khoản Tiền vay
426 Vốn đặc biệt được rút lại IMF
43 Các khoản nợ các tổ chức Quốc tế bằng đồng Việt Nam
431 Tiền gửi của IMF
434 Tiền gửi của các tổ chức tài chính Quốc tế khác
435 Tiền lãi cộng dồn trên các khoản nợ
44 Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và vốn tài trợ, ủy thác đầu tư của Nhà nước
441 Tiền gửi của Kho bạc nhà nước
4411 Tiền gửi bằng đồng Việt Nam
4412 Tiền gửi bằng ngoại tệ
445 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư nhận của Chính phủ
45 Tiền gửi của các Ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng hoạt động ở Việt Nam
451 Tiền gửi phong tỏa
4511 Tiền gửi phong tỏa bằng đồng Việt Nam
4512 Tiền gửi phong tỏa bằng ngoại tệ
453 Tiền gửi bằng đồng Việt Nam
4531 Ngân hàng thương mại
4532 Ngân hàng phát triển
4533 Ngân hàng đầu tư
4534 Ngân hàng chính sách
4535 Ngân hàng hợp tác
4536 Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
4537 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
4538 Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng
4539 Tổ chức tín dụng khác.
455 Tiền gửi bằng ngoại tệ
4551 Ngân hàng thương mại
4552 Ngân hàng phát triển
4553 Ngân hàng đầu tư
4554 Ngân hàng chính sách
4555 Ngân hàng hợp tác
4556 Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
4557 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
4558 Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng
4559 Tổ chức tín dụng khác.
46 Các khoản phải trả
461 Các khoản phải trả khách hàng
4611 Các khoản phải trả về XDCB, mua sắm TSCĐ
4612 Tiền, Ngân phiếu thanh toán không đủ tiêu chuẩn lưu thông đã xử lý và chờ thanh toán cho khách hàng
4619 Các khoản phải trả
462 Tiền giữ hộ và đợi thanh toán
4621 Tiền giữ hộ và đợi thanh toán
4622 Biên lai trên mức thu đổi
463 Các khoản phải trả nội bộ
4635 Thừa quỹ, tài sản thừa chờ xử lý
4636 Các khoản phải trả cho cán bộ, nhân viên NHNN
4639 Các khoản khác phải trả
4641 Tiền ký quỹ đăng ký đấu thầu mua tín phiếu Kho bạc
4642 Tiền kỹ quỹ bảo lãnh
4643 Tiền kỹ quỹ để xin cấp giấy phép kinh doanh vàng bạc, đá quý
468 Các khoản chờ thanh toán khác
469 Các khoản phải trả bằng ngoại tệ
48 Hoạt động ngoại hối
481 Mua bán ngoại tệ thuộc Quỹ điều hòa ngoại tệ
4811 Mua bán ngoại tệ thuộc Quỹ điều hòa ngoại tệ
4812 Thanh toán mua bán ngoại tệ thuộc Quỹ điều hòa ngoại tệ
483 Mua bán ngoại tệ kinh doanh
4831 Mua bán ngoại tệ kinh doanh
4832 Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh
485 Tiêu thụ vàng
489 Chuyển đổi ngoại tệ thanh toán trong nước
50 Thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng
501 Thanh toán bù trừ của Ngân hàng chủ trì
502 Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên
51 Thanh toán chuyển tiền
511 Chuyển tiền năm nay của đơn vị chuyển tiền
5111 Chuyển tiền đi năm nay
5112 Chuyển tiền đến năm nay
5113 Chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý
512 Chuyển tiền năm trước của đơn vị chuyển tiền
5121 Chuyển tiền đi năm tước
5122 Chuyển tiền đến năm trước
5123 Chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý
513 Thanh toán chuyển tiền năm nay với các đơn vị Ngân hàng Nhà nước
5131 Thanh toán chuyển tiền đi năm nay
5132 Thanh toán chuyển tiền đến năm nay
5133 Thanh toán chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý
514 Thanh toán chuyển tiền năm trước với các đơn vị Ngân hàng Nhà nước
5141 Thanh toán chuyển tiền đi năm trước
5142 Thanh toán chuyển tiền đến năm trước
5143 Thanh toán chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý
52 Thanh toán liên hàng
521 Liên hàng năm nay
5211 Liên hàng đi năm nay
5212 Liên hàng đến năm nay
5213 Liên hàng đến năm nay đã đối chiếu
5214 Liên hàng đến năm nay đợi đối chiếu
5215 Liên hàng đến năm này còn sai lầm
522 Liên hàng năm trước
5221 Liên hàng đi năm trước
5222 Liên hàng đến năm trước
5223 Liên hàng đến năm trước đã đối chiếu
5224 Liên hàng đến năm trước đợi đối chiếu
5225 Liên hàng đến năm nước trước còn sai lầm
5226 Chuyển tiêu liên hàng đi năm trước
5227 Chuyển tiêu liên hàng đến năm trước
59 Thanh toán khác giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước
591 Thanh toán khác giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước
LOẠI 6: VỐN, QUỸ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
60 Vốn của Ngân hàng
601 Vốn pháp định
602 Vốn đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ
603 Vốn do đánh giá lại tài sản
6031 Đánh giá lại vàng
6032 Đánh giá lại ngoại tệ
6033 Đánh giá lại chứng khoán
6039 Đánh giá lại các loại tài sản khác
609 Vốn khác
61 Vốn được cấp theo các mục đích chỉ định
611 Vốn được cấp để dự trữ ngoại hối
612 Vốn được cấp để cho vay đầu tư XDCB
613 Vốn được cấp để cho vay tín dụng đặc biệt
614 Vốn được cấp để cho vay hỗ trợ đặc biệt
615 Vốn được cấp để cấp vốn điều lệ cho doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành Ngân hàng
619 Vốn được cấp để sử dụng vào mục đích khác
62 Qũy và dự phòng
612 Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia
622 Khoản dự phòng rủi ro
631 Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
69 Chênh lệch thu, chi
691 Chênh lệch thu, chi năm nay
692 Chênh lệch thu, chi năm trước
701 Thu lãi tiền gửi
7011 Thu lãi tiền gửi trong nước
7012 Thu lãi tiền gửi nước ngoài
702 Thu lãi cho vay
7021 Thu lãi cho vay trong nước
7022 Thu lãi cho vay nước ngoài
703 Thu về nghiệp vụ chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn
7031 Thu lãi từ chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường trong nước
7032 Thu lãi từ chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường nước ngoài
709 Thu khác về hoạt động tín dụng
71 Thu về nghiệp vụ thị trường mở
711 Thu về mua bán chứng khoán
722 Thu về mua bán ngoại tệ
729 Thu khác về giao dịch ngoại hối
731 Thu dịch vụ thanh toán
732 Thu về dịch vụ thông tin
733 Thu về dịch vụ ngân quỹ
739 Các khoản thu dịch vụ khác
74 Thu phí và lệ phí
741 Thu phí và lệ phí
791 Thu từ tiêu hủy tiền và các phương tiện thành toán thay tiền
799 Các khoản thu khác
80 Chi hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng
801 Chi trả lãi tiền gửi
8011 Trả lãi tiền gửi trong nước
8012 Trả lãi tiền gửi nước ngoài
802 Chi trả lãi tiền vay
8021 Trả lãi tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành
8022 Trả lãi tiền vay nước ngoài
803 Chi về nghiệp vụ thị trường mở
9031 Chi về mua bán chứng khoán
8039 Chi khác về nghiệp vụ thị trường mở
804 Chi về hoạt động ngoại hối
8041 Chi về mua bán vàng
8042 Chi về mua bán ngoại tệ
8049 Các khoản chi khác về giao dịch ngoại hối
805 Chi về dịch vụ thanh toán, thông tin
8051 Chi về dịch vụ thanh toán
8052 Cước phí bưu điện về mạng viễn thông
8059 Chi dịch vụ khác
806 Chi nộp thuế, phí và lệ phí
808 Lỗ phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ Ngân hàng
8081 Lỗ do đánh giá lại vàng
8082 Lỗ do đánh giá lại ngoại tệ
8083 Lỗ do đánh giá lại chứng khoán
8084 Chênh lệch chi lớn hơn thu của năm trước
812 Chi phí in giấy tờ có giá và phương tiện thanh toán
8121 Ngân phiếu thanh toán
8122 Các giấy tờ có giá của NHNN
813 Chi phí bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy
8131 Vận chuyển, bốc xếp
8132 Kiếm đếm, phân loại và đóng gói
8133 Bảo vệ tiền
8134 Chi phí về tiêu hủy
82 Chi cho cán bộ, công chức và nhân viên hợp đồng
8211 Lương và phụ cấp lương cho cán bộ, công chức và nhân viên hợp đồng dài hạn
8212 Tiền công cho nhân viên hợp đồng ngắn hạn
822 Chi ăn trưa
823 Chi trang phục giao dịch và bảo hộ lao động
824 Chi khen thưởng và phúc lợi
825 Các khoản chi để đóng góp theo lương
8251 Nộp bảo hiểm xã hội
8252 Nộp bảo hiểm y tế
8253 Nộp bảo hiểm lao động
8254 Nộp kinh phí công đoàn
8259 Các khoản chi đóng góp khác theo chế độ
826 Chi trợ cấp
8261 Trợ cấp khó khăn
8262 Trợ cấp thôi việc
827 Chi công tác xã hội
83 Chi cho các hoạt động quản lý và công vụ
831 Chi về vật liệu và giấy tờ in
8311 Vật liệu văn phòng
8312 Giấy tờ in thông thường
8313 Vật mang tin
8314 Xăng dầu
8319 Vật liệu khác
832 Chi công tác phí
833 Chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ
834 Chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ
835 Chi bưu phí và điện thoại
836 Chi xuất bản tài liệu, tuyên truyền, quảng cáo
837 Chi mua tài liệu, sách báo
838 Chi về các hoạt động đoàn thể của ngân hàng nhà nước
839 Các khoản chi quản lý khác
8391 Điện, nước, vệ sinh cơ quan
8392 Chi y tế cơ quan
8393 Hội nghị
8394 Lễ tân, khánh tiết
8395 Chi phí cho thanh tra, kiếm toán Ngân hàng Nhà nước
8396 Chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước
8397 Chi phí phòng cháy, chữa cháy
8399 Các khoản chi quản lý và công vụ khác
84 Chi về tài sản
841 Khấu hao cơ bản tài sản cố định
842 Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản
844 Mua sắm công cụ lao động
845 Chi đầu tư phát triển kỹ thuật nghiệp vụ và công nghệ Ngân hàng
87 Chi lập quỹ dự phòng rủi ro
871 Chi lập quỹ dự phòng rủi ro
891 Các khoản tổn thất
899 Các khoản chi khác
LOẠI 9: CÁC TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
90 Tiền giấy và tiền kim loại
901Tiền chưa công bố lưu hành
902 Tiền giao đi tiêu hủy
903 Tiền đã tiêu hủy
908 Tiền không có giá trị lưu hành
9081 Tiền mẫu
9082 Tiền lưu niệm
9089 Tiền nghi giả và tiền giả chờ xử lý
909 Tiền chưa công bố lưu hành đang vận chuyển
91 Ngân phiếu thanh toán
911 Ngân phiếu thanh toán chưa phát hành
912 Ngân phiếu thanh toán giao đi tiêu hủy
913 Ngân phiếu thanh toán đã tiêu hủy
914 Ngân phiếu thanh toán nghi giả, bị rách, nát, hư hỏng, phá hoại chờ xử lý
918 Ngân phiếu thanh toán mẫu
92 Các cam kết trả nợ của Ngân hàng Nhà nước
921 Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước mẫu
922 Tín phiếu Ngân hàng nhà nước
93 Các văn bản, chứng từ cam kết
931 Cam kết Bảo lãnh cho các Tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài
933 Các cam kết giao dịch hối đoái
9333 Cam kết Mua ngoại tệ có kỳ hạn
9334 Cam kết Bán ngoại tệ có kỳ hạn
939 Các cam kết khác
94 Lãi chưa thu được
941 Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam
942 Lãi cho vay chưa thu được bằng ngoại tệ
95 Chứng khoán Chính phủ
951 Chứng khoản Chính phủ mẫu
952 Chứng khoán Chính phủ chưa phát hành
953 Chứng khoán Chính phủ đã phát hành
955 Giá trị chứng khoán Chính phủ Tổ chức tín dụng đưa cầm cố bị phong tỏa
96 Nợ khó đòi đã xử lý
961 Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi
991 Kim loại quý, đã quý giữ hộ
992 Tài sản khác giữ hộ
993 Tài sản thuê ngoài
994 Các loại giấy tờ có giá khác nhận cầm cố đang bảo quản
999 Các chứng từ có giá trị khác đang bảo quản
III. NỘI DUNG HẠCH TOÁN CÁC TÀI KHOẢN
Điều.
Loại 1: Hoạt động ngân quỹ
Loại tài khoản này phản ánh số hiện có cũng như tình hình biến động về ngân quỹ (tài sản Có) của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm: tiền mặt (đồng Việt Nam và ngoại tệ), các phương tiện thanh toán thay tiền (Ngân phiếu thanh toán), vàng, bạc…
TÀI KHOẢN 10 – TIỀN MẶT BẰNG ĐỒNG VIỆT NAM
Tài khoản này phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại các quỹ tiền mặt bằng đồng Việt Nam
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
1- Khi tiến hành nhập, xuất tiền mặt phải có giấy nộp tiền, lĩnh tiền, séc lĩnh tiền hoặc phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ nghiệp vụ thu chi tiền mặt và phát hành, thu hồi tiền
2- Việc xuất tiền từ Quỹ dự trữ phát hành phải theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3- Tại bộ phận quỹ, thủ quỹ mở sổ quỹ (đóng thành cuốn hoặc tờ theo mẫu in sẵn đã quy định) để hạch toán các khoản thu, chi trong ngày và tồn quỹ cuối ngày. Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân. Số chênh lệch phải hạch toán vào TK 3635 (phần thiếu) hoặc TK 4635 (phần thừa) và kiến nghị biện pháp xử lý số thừa thiếu đó.
Tài khoản 101 – Quỹ dự trữ phát hành
Tài khoản ngày phản ánh tiền đã công bố lưu hành thuộc quỹ dự trữ phát hành được bảo quản tại các kho tiền Trung ương hoặc tại các kho tiền ở chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tài khoản phải có cấp III như sau:
1011 – Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
1012- Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
1013- Tiền đình chỉ lưu hành
1019- Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển
Tài khoản 1011- Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
Tài khoản này dùng để hạch toán tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành thuộc quỹ dự trữ phát hành Ngân hàng nhà nước.
Bên Nợ ghi: - Số tiền nhập từ các Nhà máy in tiền, từ quỹ nghiệp vụ phát hành, từ các kho tiền khác chuyển đến.
Bên Có ghi: - Số tiền xuất sang quỹ nghiệp vụ phát hành.
- Số tiền chuyển đi kho tiền khác theo lệnh
Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành thuộc quỹ dự trữ phát hành đang bảo quản trong kho tiền Ngân hàng Nhà nước
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng kho tiền (có thủ kho chuyên trách)
Tài khoản 1012- Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền đã công bố lưu hành nhưng không có đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc quỹ dự trữ phát hành, như tiền rách, nát, hư hỏng…
Bên Nợ ghi: - Số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc quỹ nghiệp vụ phát hành chuyển sang, từ các kho tiền khác chuyển đến
Bên Có ghi: - Số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông điều đi Kho khác theo lệnh
Số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông xuất giao đi tiêu hủy
Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc quỹ dự trữ phát hành đang bảo quản trong kho tiền Ngân hàng Nhà nước
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng kho tiền (có thủ kho chuyên trách)
Tài khoản 1013 – Tiền đình chỉ lưu hành
Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền đã đình chỉ lưu hành thuộc quỹ dự trữ phát hành của Ngân hàng Nhà nước.
Nội dung hạch toán tài khoản này giống như nội dung hạch toán ở tài khoản 1012
Tài khoản 1019 – Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển
Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành điều chuyển tới các Kho tiền Ngân hàng Nhà nước khác nhưng đang vận chuyển trên đường đi. Trường hợp Ngân hàng nhận tiền để nhận trực tiếp tại ngân hàng mình thì không phải theo dõi hạch toán vào tài khoản này mà được báo Nợ luôn cho ngân hàng nhận tiền
Bên Nợ ghi: - Số tiền xuất quỹ để vận chuyển đến Ngân hàng nhận tiền
Bên Có ghi: - Số tiền chuyển đi, Ngân hàng nhận đã nhận được (căn cứ vào biên bản giao nhận hoặc giấy báo của đơn vị nhận tiền)
Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền mặt thuộc quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển trên đường
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng Ngân hàng nhận tiền.
Tài khoản 102 – Quỹ nghiệp vụ phát hành
Tài khoản này dùng để phản ánh tiền mặt thuộc quỹ nghiệp vụ phát hành tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trừ Cục quản trị, Cục công nghệ tin học Ngân hàng, Văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:
1021 – Tiền đang lưu hành
1022 – Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
1023 - Tiền đình chỉ lưu hành
Tài khoản 1021 – Tiền đang lưu hành
Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt đang lưu hành thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành.
Bên Nợ ghi: - Số tiền chuyển từ quỹ dự trữ phát hành.
- Số tiền thu từ khách hàng
Bên Có ghi: - Số tiền chuyển vào quỹ dự trữ phát hành
- Số tiền chi cho khách hàng
- Số tiền chuyển sang Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
- Số tiền chuyển sang tiền đình chỉ lưu hành.
Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền mặt hiện có ở quỹ nghiệp vụ phát hành
Hạch toán chi tiết: - Mở một tài khoản chi tiết
TÀI KHOẢN 11 – NGÂN PHIẾU THANH TOÁN
Tài khoản 111 – Ngân phiếu thanh toán
Tài khoản ngày dùng để phản ánh tình hình thu chi các loại Ngân phiếu thanh toán.
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
Đối với Ngân phiếu thanh toán, trong các chứng từ và biên bản giao nhận cần kê rõ từng loại Ngân phiếu thanh toán, bảng kê xeri và số của từng loại theo từng lần giao nhận. Cuối cùng, phải kiểm kê tồn quỹ Ngân phiếu thanh toán theo chế độ kiểm kê tiền mặt trong quỹ tiền mặt.
Tài khoản 111 có các tài khoản cấp III sau:
1111- Ngân phiếu thanh toán đang có giá trị lưu hành.
1112 – Ngân phiếu thanh toán hết giá trị lưu hành
1119 – Ngân phiếu thanh toán đang vận chuyển.
Tài khoản 1111 – Ngân phiếu thanh toán đang có giá trị lưu hành
Tài khoản này dùng để hạch toán các loại Ngân phiếu thanh toán đang có giá trị lưu hành.
Bên Nợ ghi: - Giá trị của các Ngân phiếu thanh toán đang có giá trị lưu hành Ngân hàng nhập vào.
Bên Có ghi: - Giá trị của các Ngân phiếu thanh toán đang có giá trị lưu hành Ngân hàng xuất ra.
- Giá trị Ngân phiếu thanh toán chuyển sang Ngân phiếu thanh toán hết giá trị lưu hành khi hết thời hạn thanh toán.
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết
Tài khoản 1112 – Ngân phiếu thanh toán hết giá trị lưu hành
Tài khoản này dùng để hạch toán các loại Ngân phiếu thanh toán hết giá trị lưu hành được quản lý ở các Ngân hàng.
Bên Nợ ghi: - Giá trị của các Ngân phiếu thanh toán hết giá trị lưu hành Ngân hàng nhận vào.
Bên Có ghi: - Giá trị của các Ngân phiếu thanh toán hết giá trị lưu hành Ngân hàng xuất giao đi tiêu hủy
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo mệnh giá và kỳ hạn của Ngân phiếu thanh toán.
Tài khoản 119:- Ngân phiếu thanh toán đang vận chuyển
Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị Ngân phiếu thanh toán đang trên đường đi do vận chuyển chưa đến Ngân hàng nhận. Trường hợp đơn vụ nhận đến nhận trực tiếp tại Ngân hàng thì Ngân hàng không phải hạch toán theo dõi vào tài khoản này.
Bên Nợ ghi: - Giá trị Ngân phiếu thanh toán vận chuyển đến đơn vị nhận tiền
Bên Có ghi: - Giá trị Ngân phiếu thanh toán đã vận chuyển đến đơn vị nhận (căn cứ vào Biên bản giao nhận hoặc giấy báo của đơn vị nhận Ngân phiếu thanh toán)
Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị Ngân phiếu thanh toán ở đơn vị đang vận chuyển trên đường
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng Ngân hàng nhận Ngân phiếu thanh toán vận chuyển đến.
TÀI KHOẢN 12 – TIỀN MẶT NGOẠI TỆ VÀ CHỨNG TỪ CÓ GIÁ TRỊ NGOẠI TỆ
1- Thực hiện hạch toán đối ứng và cân đối giữa các tài khoản ngoại tệ và từng loại ngoại tệ (trừ tài khoản tiền gửi ngoại tệ thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
2- Đối với các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ, hạch toán đồng thời các bút toán đối ứng bằng ngoại tệ và bút toán đối ứng bằng đồng Việt Nam.
3- Đối với các khoản thu, trả lãi bằng ngoại tệ được thực hiện thông qua nghiệp vụ mua bán ngoại tệ đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thời điểm phát sinh để hạch toán vào thu nhập, chi phí.
4- Giá trị ngoại tệ quy ra đồng Việt Nam để hạch toán trên các tài khoản ngoại tệ được tính theo tỷ giá mua, tỷ giá bán thực tế tại thời điểm phát sinh nhập, xuất ngoại tệ. Đối với nghiệp vụ chuyển khoản giữa các tài khoản ngoại tệ, hạch toán thống nhất theo tỷ giá mua thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
5- Trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản ngoại tệ phải ghi cả giá trị ngoại tệ và đồng Việt Nam
6- Phần kết toán tổng hợp được ghi bằng đồng Việt Nam.
7- Cuối tháng, tiến hành quy đổi (để lập báo cáo) số dư tất cả các tài khoản ngoại tệ (trừ tài khoản tiền gửi ngoại tệ thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước) theo tỷ giá mua thực tế của ngày cuối tháng và số chênh lệch này (đồng Việt Nam) được hạch toán vào tài khoản 631 – Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
8- Trong trường hợp tỷ giá ngoại tệ biến động đột ngột và lớn, cần phải bảo toàn vốn thì sẽ do Ngân hàng nhà nước Trung ương quyết định và thông báo tỷ giá đánh giá lại thống nhất cho tất cả các đơn vị Ngân hàng Nhà nước để tiến hành đánh giá lại giá trị các tài khoản ngoại tệ trên sổ sách. Số chênh lệch phát sinh (theo tỷ giá Ngân hàng Nhà nước Trung ương thông báo để đánh giá lại) được chuyển vào tài khoản 6023 – Vốn do đánh giá lại ngoại tệ.
Tài khoản 121 – Tiền mặt ngoại tệ
Tài khoản này dùng để phản ánh số ngoại tệ tại quỹ, đang vận chuyển hay đang gửi đi nhờ tiêu thụ.
Tài khoản 121 có các tài khoản cấp III sau:
1211 – Ngoại tệ tại quỹ
1212 – Ngoại tệ gửi đi nhờ tiêu thụ
1219 – Ngoại tệ đang vận chuyển.
Tài khoản 1211 – Ngoại tệ tại quỹ
Tài khoản này dùng để hạch toán số ngoại tệ tại quỹ Ngân hàng Nhà nước.
Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ nhập quỹ
Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ xuất quỹ
Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị ngoại tệ hiện có tại quỹ
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết.
Tài khoản 1212 – Ngoại tệ gửi đi nhờ tiêu thụ
Tài khoản này dùng để hạch toán số ngoại tệ gửi đi Ngân hàng khác để nhờ tiêu thụ
Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ gửi đi nhờ tiêu thụ
Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ đã được tiêu thụ
Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị ngoại tệ đang gửi đi nhờ tiêu thụ
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo đơn vị nhận ngoại tệ để tiêu thụ.
Tài khoản 1219 – Ngoại tệ đang vận chuyển
Tài khoản này dùng để hạch toán số ngoại tệ chuyển cho Ngân hàng khác đang trên đường đi.Trường hợp đơn vị đến nhận ngoại tệ trực tiếp tại Ngân hàng thì Ngân hàng không phải hạch toán theo dõi vào tài khoản này.
Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ vận chuyển đến đơn vị nhận tiền
Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ chuyển đến đơn vị nhận (căn cứ vào Biên bản giao nhận hoặc giấy báo của đơn vị nhận ngoại tệ)
Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị ngoại tệ ở đơn vị đang vận chuyển trên đường.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng Ngân hàng nhận ngoại tệ vận chuyển đến.
Tài khoản 122 – Chứng từ có giá trị ngoại tệ
Tài khoản này dùng để phản ánh các chứng từ có giá trị ngoại tệ tại quỹ, đang vận chuyển hay đang gửi các Ngân hàng khác để nhờ thu.
Tài khoản 122 có các tài khoản cấp III sau:
1221 – Chứng từ có giá trị ngoại tệ tại quỹ
1222- Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nhờ thu
1229 – Chứng từ có giá trị ngoại tệ đang vận chuyển
Nội dung hạch toán tài khoản 1221 giống như nội dung hạch toán tài khoản 1211.
Nội dung hạch toán tài khoản 1222 giống như nội dung hạch toán tài khoản 1212.
Nội dung hạch toán tài khoản 1229 giống như nội dung hạch toán tài khoản 1219.
TÀI KHOẢN 12 – KIM LOẠI QUÝ, ĐÁ QUÝ.
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị vàng, bạc, đá quý và các kim loại quý khác của Ngân hàng Nhà nước.
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
1- Ngân hàng Nhà nước chỉ dự trữ vàng và vàng tại kho phải đủ tiêu chuẩn về chất lượng và khối lượng dưới dạng và khối, vàng lá tiêu chuẩn. Giá trị vàng, kim loại quý, đá quý, đá quý hạch toán trên tài khoản này theo:
- Giá nhập kho, bao gồm: giá mua thực tế, phí thuế nhập khẩu, các chi phí vận chuyển… (nếu có)
- Giá xuất kho tính theo giá trị bình quân của vàng tồn kho tại thời điểm xuất
- Giá nội bộ trong trường hợp giao nhận vàng giữa Ngân hàng Nhà nước Trung ương và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố hoặc giá thanh toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước. Giá thanh toán nội bộ giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước được tính theo giá trị bình quân vàng tồn kho của đơn vị giao vàng tại thời điểm xuất vàng.
2 – Trong trường hợp giá vàng biến động đột ngột và lớn, cần phải bảo toán vốn thì sẽ do Ngân hàng Nhà nước Trung ương quyết định và thông báo giá đánh giá lại thống nhất cho tất cả các đơn vị Ngân hàng Nhà nước để tiến hành đánh giá lại giá trị của vàng tồn kho. Số chênh lệch giữa giá trị theo giá đánh giá lại với giá trị đang hạch toán trên sổ sách được chuyển vào tài khoản 6031 – Vốn do đánh giá lại vàng.
3 – Trong kế toán chi tiết về kim loại quý, đá quý, các Ngân hàng phải hạch toán đồng thời cả giá trị và khối lượng hoặc số lượng hiện vật nhập, xuất, tồn kho.
Tài khoản 131 – Vàng
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình sử dụng vàng của Ngân hàng Nhà nước.
Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:
1311 – Vàng tại kho Ngân hàng
1312 – Vàng gửi ở nước ngoài
Tài khoản 1311 – Vàng tại kho Ngân hàng
Tài khoản này dùng để hạch toán vàng của Ngân hàng Nhà nước đang bảo quản trong kho.
Bên Nợ ghi: - Giá trị vàng nhập kho
Bên Có ghi: - Giá trị vàng xuất kho
Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị vàng tồn kho
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo chất lượng của vàng
Tài khoản 1312 – Vàng gửi ở nước ngoài
Tài khoản này dùng để hạch toán số vàng của Ngân hàng Nhà nước đang gửi ở nước ngoài.
Bên Nợ ghi: - Giá trị vàng đem gửi ở nước ngoài
Bên Có ghi: - Giá trị vàng gửi ở nước ngoài mang về hoặc lấy ra sử dụng
Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị vàng đang gửi ở nước ngoài.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng nơi gửi vàng
Tài khoản 138 – Kim loại quý, đá quý khác
Tài khoản 138 có các tài khoản cấp III sau:
1381 – Bạc
1382 – Đá quý
1389 – Kim loại quý khác.
Các tài khoản này dùng để hạch toán bạc, đá quý, kim loại quý khác của Ngân hàng Nhà nước. Giá trị hạch toán trên các tài khoản này là giá thực tế.
Nội dung hạch toán các tài khoản trên giống như nội dung hạch toán tài khoản 1311- Vàng tại kho Ngân hàng.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại và chất lượng của kim loại quý, đá quý khác.
Tài khoản 139 – Kim loại quý, đá quý đang vận chuyển
Tài khoản này dùng để phản ánh số kim loại quý, đá quý chuyển cho chi nhánh Ngân hàng khác đang trên đường đi. Trường hợp Ngân hàng nhận đến trực tiếp tại Kho của Ngân hàng giao thì phải hạch toán theo dõi vào tài khoản này.
Bên Nợ ghi: - Giá trị kim loại quý, đá quý để vận chuyển đến Ngân hàng nhận.
Bên Có ghi: - Giá trị kim loại quý, đá quý đã vận chuyển đến đơn vị nhận (căn cứ vào Biên bản giao nhận hoặc giấy báo của đơn vị nhận).
Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị kim loại quý, đá quý ở đơn vị đang vận chuyển trên đường
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng Ngân hàng nhận kim loại quý, đá quý vận chuyển đến.
Loại 2: Hoạt động đầu tư và tín dụng
Các tài khoản thuộc loại này phản ảnh việc Ngân hàng Nhà nước gửi tiền, đầu tư vào chứng khoán của nước ngoài, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn cho các Ngân hàng quá các hình thức như chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố các giấy tờ có giá…
TÀI KHOẢN 20 – TIỀN GỬI, CHO VAY VÀ THANH TOÁN VỚI CÁC NGÂN HÀNG Ở NƯỚC NGOÀI
1- Tài khoản này dùng để phản ảnh các tài sản Có của Ngân hàng Nhà nước ở nước ngoài
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
Tài khoản này chỉ được mở tại Sở giao dịch Ngân hàng nhà nước hay chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được phép giao dịch với các Ngân hàng ở nước ngoài. Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bảng sao kê của nước ngoài kèm theo các chứng từ gốc (ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc…)
2-Khi nhận được chứng từ của nước ngoài gửi về, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch trên số kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng ở nước ngoài thì phải thông báo cho nước ngoài để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Nếu đến cuối tháng vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu trong giấy báo hay bảng kê của nước ngoài. Số chênh lệch được ghi vào bên Nợ tài khoản 369 – Các khoản phải thu bằng ngoại tệ (nếu số liệu kế toán lớn hơn số liệu bên nước ngoài) hoặc ghi vào bên Có tài khoản 469 – Các khoản phải trả bằng ngoại tệ (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của bên nước ngoài). Sang tháng sau phải tiếp tục kiểm tra, đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ.
3- Việc hạch toán trên tài khoản tiền lãi cộng dồn (hay dồn tích/accrual) Ngân hàng Nhà nước tính trên các tài khoản tiền gửi, tiền cho vay thì không quan tâm tới việc liệu tiền đã được nhận hay chưa, mà thu nhập lãi được hạch toán khi phát sinh, được ghi nhận trong kỳ tính lãi (trên cơ sở trích trước) để đảm bảo rằng các báo cáo tài chính sẽ phản ánh các khoản thu nhập đúng đắn của Ngân hàng Nhà nước trong một thời kỳ kế toán xác định bằng việc thích ứng chi phí với các thu nhập được tạo ra.
4- Phải tổ chức hạch toán chi tiết theo từng Ngân hàng, tổ chức ở nước ngoài có quan hệ giao dịch để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
Tài khoản 201 – Tiền gửi ngoại tệ tại nước ngoài
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở Giao dịch NHNN) dùng để phản ánh số ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước gửi tại Ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, Ngân hàng Quốc tế.
Tài khoản 201 có các tài khoản cấp III sau:
2011: Tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn
2012: Tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn
Tài khoản 2011 – Tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn
Tài khoản này dùng để hạch toán số ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước gửi không kỳ hạn ở nước ngoài.
Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước gửi nước ngoài
Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước lấy ra.
Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước đang gửi tại nước ngoài
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo Ngân hàng, tổ chức tiền tệ quốc tế, nước ngoài nhận tiền gửi.
Tài khoản 2012- Tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn
Tài khoản này dùng để hạch toán số ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước gửi có kỳ hạn ở nước ngoài.
Nội dung hạch toán tài khoản 2012 giống như nội dung hạch toán tài khoản 211
Tài khoản 202- Cho nước ngoài vay bằng ngoại tệ
Tài khoản này chỉ mở được Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở Giao dịch) dùng để phản ánh số ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước cho nước ngoài vay.
Tài khoản 202 có các tài khoản cấp III sau:
2021 – Cho vay ngắn hạn
2022- Cho vay trung và dài hạn
Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ cho nước ngoài vay
Bên Có ghi: - Giá trị ngoại nước ngoài trả nợ.
Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị ngoại tệ nước ngoài vay còn nợ Ngân hàng Nhà nước
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng nước vay ngoại tệ
Tài khoản 203 – Nợ quá hạn cho nước ngoài vay bằng ngoại tệ
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở Giao dịch) dùng để phản ảnh số ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước cho nước ngoài vay đã quá hạn trả.
Tài khoản 203 có các tài khoản cấp III sau:
2031 – Nợ quá hạn cho vay ngắn hạn
2032 – Nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn
Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ cho vay đã quá hạn trả (chuyển từ các tài khoản cho vay sang)
Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ trả nợ
Số dư Nợ: - Phản ảnh giá trị ngoại tệ cho nước ngoài vay đã quá hạn trả
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản giá trị ngoại tệ theo từng nước có nợ quá hạn ngoại tệ chưa trả.
Tài khoản 205- Tiền lãi cộng dồn trên tiền gửi, tiền cho vay
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở giao dịch NHNN) dùng để phản ảnh số lãi bằng ngoại tệ dự thu tính cộng dồn trên tài khoản tiền gửi ở nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước hay tài khoản cho vay nước ngoài mà Ngân hàng Nhà nước sẽ được trả khi đến hạn.
Tài khoản 205 có các tài khoản cấp III sau:
2051 – Tiền lãi cộng dồn trên tiền gửi
2052 – Tiền lãi cộng dồn trên tiền cho vay ngắn hạn
2053- Tiền lãi cộng dồn trên tiền cho vay trung và dài hạn
Bên Nợ ghi: - Giá trị lãi bằng ngoại tệ tính cộng dồn.
Bên Có ghi: - Giá trị lãi bằng ngoại tệ Tổ chức tín dụng nước ngoài trả
- Số tiền lãi đến kỳ hạn mà không nhận được (trong một thời gian theo quy định) chuyển sang Lãi chưa thu được.
Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị lãi bằng ngoại tệ (lãi dự thu của Ngân hàng Nhà nước) mà tổ chức tín dụng nước ngoài chưa trả.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng Ngân hàng ở nước ngoài nhận tiền gửi hay tiền vay.
Tài khoản 207- Thanh toán với Ngân hàng ở nước ngoài và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế
Tài khoản 2071 – Thanh toán với Ngân hàng ở nước ngoài và các tổ chức tài chính tiền tệ Quốc tế.
Tài khoản này chỉ mở tại các đơn vị kế toán Ngân hàng Nhà nước có quan hệ thanh toán với nước ngoài dùng để hạch toán các khoản thu, chi hộ ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước với các Ngân hàng ở nước ngoài và các tổ chức tài chính tiền tệ Quốc tế theo hợp đồng đại lý và ủy nhiệm
Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ chi hộ cho Ngân hàng nước ngoài
- Giá trị ngoại tệ Ngân hàng nước ngoài thu hộ
- Thanh toán số chênh lệch ngoại tệ phải trả cho Ngân hàng nước ngoài.
Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ thu hộ cho Ngân hàng nước ngoài.
- Số ngoại tệ Ngân hàng nước ngoài chi hộ
- Thanh toán số chênh lệch ngoại tệ phải trả cho Ngân hàng nước ngoài
Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ thu hộ cho Ngân hàng nước ngoài
- Số ngoại tệ Ngân hàng nước ngoài chi hộ.
- Thanh toán số chênh lệch ngoại tệ phải thu Ngân hàng nước ngoài.
Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị ngoại tệ chi hộ nhiều hơn thu hộ Ngân hàng nước ngoài
Số dư Có: - Phản ánh giá trị ngoại tệ thu hộ nhiều hơn chi hộ Ngân hàng nước ngoài.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng Ngân hàng nước ngoài có quan hệ đại lý và ủy nhiệm.
Tài khoản 2072 – Chuyển đổi ngoại tệ thanh toán với Tổ chức tín dụng ở nước ngoài
Tài khoản này chỉ mở tại các đơn vị kế toán Ngân hàng Nhà nước có quan hệ thanh toán với nước ngoài dùng để hạch toán số ngoại tệ Ngân hàng nhà nước nhờ tổ chức tín dụng ở nước ngoài trích tài khoản Tiền gửi của mình chuyển đổi ra ngoại tệ khác để thanh toán, kinh doanh.
Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước nhờ tổ chức tín dụng ở nước ngoài trích tài khoản tiền gửi của mình chuyển đổi ra ngoại tệ khác
Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ đã được Tổ chức tín dụng ở nước ngoài trích tài khoản Tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước chuyển đổi ra ngoại tệ khác.
Số dư Nợ: - Phản ảnh giá trị ngoại tệ đang nhờ Tổ chức tín dụng ở nước ngoài chuyển đổi.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức tín dụng ở nước ngoài nhận chuyển đối ngoại tệ.
TÀI KHOẢN 21 – ĐẦU TƯ VÀ CÁC QUYỀN ĐÒI NỢ NƯỚC NGOÀI
Tài khoản 211- Đầu tư và các chứng khoán của nước ngoài
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở Giao dịch NHNN) dùng để phản ảnh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán của nước ngoài phát hành.
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
1- Chứng khoán nước ngoài chỉ hạch toán theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc) bao gồm: giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có), như chi phí môi giới…
2- Đối với tiền lãi cộng dồn tính trên chứng khoán nước ngoài (nếu có) Ngân hàng Nhà nước hạch toán vào tài khoản 212 “tiền lãi cộng dồn trên các chứng khoán” vì số tiền lãi này đã được Ngân hàng Nhà nước thanh toán (ngoài giá thực tế mua chứng khoán đã hạch toán vào TK 211). Số tiền lãi sẽ được hưởng trên các chứng khoán này Ngân hàng vẫn tiếp tục tính và hạch toán cho đến khi được thanh toán khi đến hạn.
3- Tiền gốc (mệnh giá) của chứng khoán được thanh toán một lần khi đến hạn. Tiền lãi được thanh toán theo các phương thức sau:
- Thanh toán ngay khi phát hành (chứng khoán chiết khấu)
- Thanh toán theo định kỳ (6 hoặc 12 tháng một lần)
- Thanh toán một lần cùng tiền gốc chứng khoán
Phải tính toán và thanh toán kịp thời mọi khoản lãi về chứng khoán khi đến kỳ hạn
4 – Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thị trường của chứng khoán bị giảm xuống thấp hơn giá gốc, được lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. Việc lập dự phòng phải theo đúng quy định của cơ chế quản lý tài chính.
5- Ngoài sổ tài khoản chi tiết, Ngân hàng phải mở sổ theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán đã mua theo từng đối tác, mệnh giá và giá mua thực tế
Tài khoản 211 có các tài khoản cấp III như sau:
2111 – Chứng khoán của các Chính phủ
2112 – Chứng khoán của các Ngân hàng Trung ương
2113 - Chứng khoán của các Ngân hàng Thương mại
2119 – Chứng khoán của các tổ chức Quốc tế khác
Bên Nợ ghi: - Giá trị chứng khoán Ngân hàng Nhà nước mua vào
Bên Có ghi: - Giá trị chứng khoán Ngân hàng Nhà nước bán ra
- Giá trị chứng khoán được nước ngoài thanh toán tiền
Số dư Nợ: - Phản ảnh giá trị chứng khoán Ngân hàng Nhà nước đang quản lý
Hạch hoán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo nhóm kỳ hạn và lãi suất của chứng khoán
Tài khoản 212 – Tiền lãi cộng dồn trên các chứng khoán của nước ngoài
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở Giao dịch) dùng để phản ảnh số lãi cộng dồn tính trên chứng khoán nước ngoài mà Ngân hàng Nhà nước sẽ được nhận khi đến hạn.
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
Việc hạch toán trên tài khoản tiền lãi cộng dồn (hay dồn tích/ accrual) Ngân hàng Nhà nước tính trên các chứng khoán thì không quan tâm tới việc liệu tiền đã được nhận hay chưa, mà thu nhập lãi được hạch toán khi phát sinh (trên cơ sở trích trước), vì tiền lãi đối với hầu hết các trái phiếu được nhận 6 tháng/ lần, tiền lãi được tạo ra từng phần trong mỗi khoảng thời gian nên nó cần được ghi chép theo cơ sở dồn tích hơn là nhận một lần, đề đảm bảo rằng các báo cáo tài chính sẽ phản ánh các khoản thu nhập đúng đắn của Ngân hàng Nhà nước trong một thời kỳ kế toán xác định bằng việc thích ứng chi phí với các thu nhập được tạo ra.
Tài khoản 212 có các tài khoản cấp III sau:
2121 – Chứng khoán của các Chính phủ
2122- Chứng khoán của các Ngân hàng Trung ương
2123 – Chứng khoán của các Ngân hàng Thương mại
2129 – Chứng khoán của các tổ chức Quốc tế khác
Bên Nợ ghi: - Số tiền lãi (NHNN dự thu) tính cộng dồn.
Bên Có ghi: - Số tiền lãi do tổ chức phát hành chứng khoán (Chính phủ…) trả.
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền lãi Ngân hàng Nhà nước chưa được thanh toán
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại chứng khoán.
Tài khoản 214 – Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) tại IMF
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở Giao dịch) dùng để phản ánh số SDR (Quyền rút vốn đặc biệt) được quyền sử dụng theo quy định về quyền rút vốn SDR của IMF
Bên Nợ ghi: - Số SDR đã sử dụng theo quyền rút vốn đặc biệt tại IMF (các khoản vay bằng SDR)
Các khoản lãi chưa trả cho IMF
Bên Có ghi: - Số SDR trả nợ theo quyền rút vốn đặc biệt tại IMF
Số dư Nợ: - Phản ánh số SDR đã sử dụng còn nợ IMF về quyền rút vốn đặc biệt
Hạch toán chi tiết: - Mở một tài khoản chi tiết đừng tên IMF
Tài khoản 215 – Tiền lãi cộng dồn trên Quyền rút vốn đặc biệt tại IMF
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở giao dịch) dùng để phản ảnh số lãi NHNN dự thu được tính cộng dồn trên Quyền rút vốn đặc biệt tại IMF mà Ngân hàng Nhà nước sẽ được nhận khi hết hạn.
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
Việc hạch toán tài khoản tiền lãi cộng dồn (hay dồn tích accrual) Ngân hàng Nhà nước tính trên Quyền rút vốn đặc biệt thì không quan tâm tới việc liệu tiền đã được nhận hay chưa, mà thu nhập lãi được hạch toán khi phát sinh (trên cơ sở trích nước), để đảm bảo rằng các báo cáo tài chính sẽ phản ánh các khoản thu nhập đúng đắn của Ngân hàng Nhà nước trong một thời kỳ kế toán xác định bằng việc thích ứng chi phí với các thu nhập được tạo ra.
Bên Nợ ghi: - Giá trị lãi tính cộng dồn
Bên Có ghi: - Giá trị lãi IMF trả
Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị lãi mà IMF chưa trả Ngân hàng Nhà nước.
Hạch toán chi tiết: - Mở một tài khoản chi tiết đứng tên IMF.
Các tài khoản:
216: - Đóng góp vào các tổ chức Quốc tế bằng ngoại tệ
217: - Đóng góp vào các tổ chức Quốc tế bằng đồng Việt Nam
Các tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước trung ương (Sở Giao dịch hoặc Vụ kế toán – Tài chính) dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam hay ngoại tệ đóng góp cổ phần hội viên vào các tổ chức Quốc tế (IMF, MIB…)
Tài khoản 216 có các tài khoản cấp III sau:
2161 – Đóng góp và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)
2162 – Đóng góp vào Ngân hàng Thế giới (WB)
2163 – Đóng góp vào Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
2164 – Đóng góp vào Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (MIB/IIB)
2165 – Đóng góp vào Ngân hàng Hợp tác kinh tế Quốc tế (MBES)
Tài khoản 217 có các khoản cấp III sau:
2171 – Đóng góp vào IMF
2172 – Đóng góp vào WB.
Bên Nợ ghi: - Số tiền đóng góp vào các tổ chức Quốc tế
Bên Có ghi: - Số tiền rút vốn cổ phần
Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền đang đóng góp cổ phần hội viên vào các tổ chức Quốc tế.
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết.
Tài khoản 219 – Dự phòng giảm giá chứng khoán
Tài khoản này dùng để phản ảnh tình hình lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá các chứng khoán của nước ngoài.
Dự phòng giảm giá chứng khoán được lập để dự phòng sự giảm giá của các khoản đầu tư chứng khoán nhằm ghi nhận trước các khoản tổn thất có thể phát sinh do những nguyên nhân khách quan.
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
1 – Việc lập dự phòng giảm giá chứng khoán phải thực hiện theo các quy định của chế độ tài chính hiện hành và các quy định có tính pháp lý về hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
2 – Việc lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán phải thực hiện theo từng khoản, từng loại chứng khoán hiện có của Ngân hàng.
3 – Thông thường mức lập dự phòng được xác định bằng chênh lệch giảm giá giữa giá thực tế mua và giá trị thị trường của từng loại chứng khoán (giá có thể bán được). Mức trích lập cụ thể sẽ thực hiện theo quy định của cơ chế quản lý tài chính.
Tài khoản 219 có các tài khoản cấp III như sau:
2191 – Chứng khoán của các Chính phủ
2192 – Chứng khoán của các Ngân hàng Trung ương
2193 – Chứng khoán của các Ngân hàng Thương mại
2199 – Chứng khoán của các tổ chức Quốc tế khác
Bên Có ghi: - Số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được lập
Bên Nợ ghi: - Xử lý khoản giảm giá thực tế của các khoản đầu tư chứng khoán
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá
Số dư Có: - Phản ảnh giá trị dự phòng giảm giá chứng khoán hiện có
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo loại chứng khoán
TÀI KHOẢN 22 – HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
Tài khoản 221 – Mua bán chứng khoán Chính phủ
Tài khoản này mở tại các đơn vị Ngân hàng Nhà nước được phép mua bán chứng khoán Chính phủ dùng để phản ánh tình hình mua bán các loại chứng khoán Chính phủ (tín phiếu, trái phiếu Kho bạc…) qua nghiệp vụ thị trường mở
Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:
1- Chứng khoán Chính phủ chỉ hạch toán theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc), bao gồm giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có).
2- Đối với tiền lãi cộng dồn tính trên chứng khoán Chính phủ (nếu có) Ngân hàng Nhà nước hạch toán vào tài khoản 225 “Tiền lãi cộng dồn trên các chứng khoán trong nước” vì số tiền lãi này đã được Ngân hàng Nhà nước thanh toán (ngoài giá thực tế mua chứng khoán đã hạch toán vào TK 221). Số tiền lãi sẽ được hưởng trên chứng khoán này Ngân hàng vẫn tiếp tục tính và hạch toán cho đến khi được thanh toán khi đến hạn.
3- Tiền gốc (mệnh giá) của chứng khoán được thanh toán một lần khi đến hạn. Tiền lãi được thanh toán theo các phương thức :
- Thanh toán ngay khi phát hành (chứng khoán chiết khấu như: Tiến phiếu kho bạc (T-bills)
- Thanh toán theo định kỳ (6 hoặc 12 tháng một lần) như: Trái phiếu Kho bạc (T-bonds)
- Thanh toán một lần cùng tiền gốc trái phiếu.
Phải tính toán và thanh toán kịp thời mọi khoản lãi về chứng khoán khi đến kỳ hạn.
4 – Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thị trường của chứng khoán bị giảm xuống thấp hơn giá gốc, được lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. Việc lập dự phòng phải theo đúng quy định của cơ chế quản lý tài chính.
5 – Ngoài sổ tài khoản chi tiết, Ngân hàng phải mở sổ theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán đã mua theo từng đối tác, mệnh giá và giá mua thực tế.
6- Chứng khoán Chính phủ được chia làm 3 loại chính:
- Tín phiếu Kho bạc (T- bills): có thời hạn dưới 01 năm (thường từ 3 đến 6 tháng), không lãi suất (là chứng khoán chiết khấu), khi phát hành được bán với giá thấp hơn mệnh giá tín phiếu (sẽ được trả khi đến hạn thanh toán).
- Trái phiếu Kho bạc (T-bonds : có thời kỳ hạn từ 01 năm trở lên được hưởng lãi suất và được thanh toán theo định kỳ (06 hoặc 12 tháng).
- Trái phiếu công trình: có thời hạn từ 01 năm trở lên, vay vốn cho từng công trình cụ thể theo kế hoạch đầu tư của Nhà nước.
Tài khoản 221 có các tài khoản cấp III sau:
2211 – Tín phiếu Kho bạc
2213 – Trái phiếu Kho bạc
Bên Nợ ghi: - Giá trị thực tế các chứng khoán Chính phủ Ngân hàng Nhà nước mua vào
Bên Có ghi: - Giá trị chứng khoán Chính phủ Ngân hàng Nhà nước bán ra
- Giá trị chứng khoán Chính phủ được Kho bạc thanh toán tiền.
Số dư Nợ: - Phản ảnh giá trị chứng khoán Chính phủ Ngân hàng Nhà nước đang quản lý
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo nhóm kỳ hạn và lãi suất của chứng khoán.
Tài khoản 222 – Mua bán lại tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình mua bán các tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đã phát hành, mà Ngân hàng Nhà nước mua vào để thực thi chính sách tiền tệ
Nội dung hạch toán tài khoản 222 giống như nội dung hạch toán tài khoản 221
Tài khoản 223 –Mua bán chứng khoán khác
Tài khoản này phản ảnh tình hình mua bán của các chứng khoán khác trong nước mà Ngân hàng Nhà nước mua vào.
Nội dung hạch toán tài khoản 223 giống như nội dung hạch toán tài khoản 221.
Tài khoản 225 – Tiền lãi cộng dồn trên các chứng khoán trong nước
Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi cộng dồn tính trên các chứng khoán trong nước mà Ngân hàng Nhà nước sẽ được nhận khi đến hạn
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
Việc hạch toán trên tài khoản tiền lãi cộng dồn (hay dồn tích/accrual) Ngân hàng Nhà nước tính trên các chứng khoán trong nước thì không quan tâm tới việc liệu tiền đã được nhận hay chưa, mà thu nhập lãi được hạch toán khi phát sinh (trên cơ sở trích trước) vì tiền lãi đối với hầu hết các trái phiếu được nhận 6 tháng/1 lần, tiền lãi đối với hầu hết các trái phiếu được khoản thời gian nên nó cần được ghi chép theo cơ sở dồn tích hơn là nhận một lần, để đảm bảo rằng các báo cáo tài chính sẽ phản ảnh các khoản thu nhập đúng đắn của Ngân hàng Nhà nước trong một thời kỳ kế toán xác định bằng việc thích ứng chi phí với các thu nhập được tạo ra.
Tài khoản 225 có các tài khoản cấp III sau:
2251 – Tín phiếu Kho bạc
2252 – Trái phiếu Kho bạc
2254 – Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
2259 – Chứng khoán khác
Bên Nợ ghi: - Số tiền lãi tính cộng dồn
Bên Có ghi: - Số tiền lãi do tổ chức phát hành chứng khoán trả.
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền lãi Ngân hàng Nhà nước chưa được thanh toán
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại chứng khoán
Tài khoản 229 – Dự phòng giảm giá chứng khoán
Tài khoản này dùng để phản ảnh tình hình lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá các chứng khoán trong nước.
Dự phòng giảm giá chứng khoán được lập để dự phòng dự giảm giá của các khoản đầu tư chứng khoán trong nước do Ngân hàng Nhà nước mua vào nhằm ghi nhận trước các khoản tổn thất có thể phát sinh do những nguyên nhân khách quan.
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
1- Việc lập dự phòng giảm giá chứng khoán phải thực hiện theo các quy định của chế độ tài chính hiện hành và các quy định có tính pháp lý về hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
2- Việc lập dự phòng giảm giá các loại chứng khoán mà Ngân hàng Nhà nước mua, bán bằng nghiệp vụ thị trường mở phải thực hiện theo từng khoản, từng loại chứng khoán hiện có của Ngân hàng.
3- Thông thường mức lập dự phòng được xác định bằng chênh lệch giảm giữa giá thực tế mua và giá trị thị trường của từng loại chứng khoán (giá có thể bán được). Mức trích lập cụ thể sẽ được thực hiện theo quy định của cơ chế quản lý tài chính.
Tài khoản 229 có các tài khoản cấp III sau:
2291 – Tín phiếu Kho bạc
2292 – Trái phiếu Kho bạc
2294 – Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
2299- Chứng khoán khác.
Bên Có ghi: - Số dự phòng giảm giá chứng khoán được lập.
Bên Nợ ghi: - Xử lý khoản giám giá thực tế của các khoản chứng khoán
- Hoàn lập dự phòng giảm giá
Số dư Có: - Phản ánh giá trị dự phòng giảm giá chứng khoán hiện có.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo loại chứng khoán.
TÀI KHOẢN 23 – THANH TOÁN VỚI NHÀ NƯỚC VÀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tài khoản này phản ánh tài sản Có của Ngân hàng Nhà nước qua việc tạm ứng cho Ngân sách Trung ương, cung ứng tiền cho nền kinh tế theo các mục đích chỉ định, các khoản thanh toán khác với Nhà nước…
Tài khoản 231 – Sử dụng tiền cung ứng cho Ngân hàng Nhà nước theo các mục đích chỉ định
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán – tài chính) dùng để phản ảnh các khoản tiền cung ứng cho Ngân hàng Nhà nước sử dụng vào mục đích chỉ định của Nhà nước.
Tài khoản 231 có các tài khoản cấp III sau:
2311 – Cung ứng để dự trữ ngoại hối
2312 – Cung ứng tiền để cho vay đầu tư XDCB theo kế hoạch Nhà nước
2313 – Cung ứng tiền để cho vay tín dụng đặc biệt
2314 –Cung ứng tiền để cho vay hỗ trợ đặc biệt
2315 – Cấp vốn điều lệ cho doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành Ngân hàng
2319 – Cung ứng tiền để sử dụng vào mục đích khác
Bên Nợ ghi: - Số tiền phát hành cho Ngân hàng Nhà nước để sử dụng vào các mục đính chỉ định.
Bên Có ghi: - Số tiền giảm phát hành cho các mục đích chỉ định.
Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền đã phát hành cho Ngân hàng Nhà nước sử dụng theo các mục đích chỉ định
Hạch toán chi tiết: - Các TK 2311;2312;2313;2314; mỗi tài khoản chỉ mở 1 tài khoản chi tiết.
TK 2315 mở tài khoản chi tiết theo từng doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành Ngân hàng
TK 2319 mở tài khoản chi tiết theo từng mục đích sử dụng.
Tài khoản 232 – Nợ cũ của Ngân sách Nhà nước
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước trung ước (Vụ Kế toán – tài chính) dùng để phản ảnh các khoản tiền phát hành cho Ngân sách Nhà nước sử dụng vào các mục đích theo lệnh của Chính phủ.
Tài khoản 232 có các tài khoản cấp III sau:
2321 – Phát hành tiền cho Ngân sách Nhà nước để cân đối Ngân sách Nhà nước.
2329 – Phát hành tiền cho Ngân sách Nhà nước để sử dụng vào mục đích khác.
Bên Nợ ghi: - Số tiền phát hành cho Ngân sách Nhà nước.
Bên Có ghi: - Số tiền thu hồi để giảm phát hành cho Ngân sách Nhà nước.
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền đã phát hành cho cân đối Ngân sách Nhà nước.
Hạch toán chi tiết: - TK 2321 chỉ mở 1 tài khoản chi tiết.
- TK 2329 mở tài khoản chi tiết theo từng mục đích sử dụng của Nhà nước.
Tài khoản 233 – Tạm ứng cho Ngân sách Trung ương
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở giao dịch) dùng để phản ảnh số tiền Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho Ngân sách Trung ương (Kho bạc Nhà nước Trung ương).
Bên Nợ ghi: - Số tiền tạm ứng cho Kho bạc Nhà nước Trung ương.
Bên Có ghi: - Số tiền Kho bạc Nhà nước TW trả nợ.
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền Kho bạc Nhà nước TW đang còn nợ Ngân hàng Nhà nước
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo:
1 – Nợ trong hạn
2 – Nợ quá hạn
Tài khoản 234 – Chuyển vốn vay nước ngoài cho Ngân sách Nhà nước
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước trung ương (Sở giao dịch) dùng để phản ảnh số tiền vay các Ngân hàng ở nước ngoài, Tổ chức tài chính Quốc tế do Ngân hàng Nhà nước thay mặt Chính phủ ký vay và chuyển sang cho Kho bạc nước quản lý theo cơ chế.
Bên Nợ ghi: - Số tiền vay nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước chuyển sang Kho bạc Nhà nước.
Bên Có ghi: - Số tiền Kho bạc Nhà nước chuyển lại Ngân hàng Nhà nước
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền Ngân hàng Nhà nước vay nước ngoài còn giữ tại Kho bạc Nhà nước.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng dự án, Hiệp định ký vay nước ngoài.
Tài khoản 235 – Sử dụng Dự trữ ngoại hối theo lệnh của Chính phủ
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán – Tài chính) dùng để phản ảnh số ngoại tệ, số vàng thuộc Dự trữ ngoại hối đã chi theo lệnh của Chính phủ.
Tài khoản 235 có các tài khoản cấp III sau:
2351- Bằng vàng
2352- Bằng ngoại tệ
Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ hay vàng đã sử dụng theo lệnh của Chính phủ.
Bên Có ghi: - Thu hồi lại Dữ trữ ngoại hối phần giá trị ngoại tệ hay giá vàng đã chi theo lệnh của Chính phủ
Số dư Nợ: - Phản ảnh giá trị ngoại tệ hay vàng thuộc Dự trữ ngoại hối đã chi sử dụng theo lệnh của Chính phủ chưa thu hồi.
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết
Tài khoản 236 – Thanh lý Ngân hàng cũ
Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản thanh lý tài khoản của các Ngân hàng cũ.
Bên Nợ ghi: - Giá trị tài sản Nợ của các Ngân hàng cũ đã thanh lý được.
- Số tiền điều chỉnh sai lầm trong thanh lý làm giảm tài sản Có của Ngân hàng cũ đã thanh lý được.
Bên Có ghi: - Giá trị tài sản Có của các Ngân hàng cũ đã thanh lý được.
Số tiền điều chỉnh sai lầm trong thanh lý làm giảm tài sản Nợ của Ngân hàng cũ đã thanh lý được.
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền Ngân hàng phải ứng ra để thanh lý các Ngân hàng cũ chưa được thanh toán.
Số dư Có: - Phản ánh số tiền thu được do thanh lý các Ngân hàng cũ chưa được thanh toán.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng Ngân hàng được thanh lý.
Tài khoản 239 – Thanh toán khác với Nhà nước.
Tài khoản này dùng để phản ảnh khoản thanh toán khác (ngoài những khoản thanh toán đã hạch toán vào các tài khoản thích hợp) giữa Ngân hàng Nhà nước với Nhà nước phát sinh trong quá trình giao dịch.
Bên Nợ ghi: - Số tiền phải thu của Nhà nước
- Số tiền trả cho Nhà nước.
Bên Có ghi: - Số tiền phải trả cho Nhà nước
- Số tiền Nhà nước trả
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền còn phải thu của Nhà nước.
Số dư Có: - Phản ảnh số tiền còn phải trả cho Nhà nước.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản thanh toán với Nhà nước.
TÀI KHOẢN 24 – TÁI CẤP VỐN CHO CÁC NGÂN HÀNG HOẠT ĐỘNG Ở VIỆT NAM BẰNG ĐỒNG VIỆT NAM
Tài khoản này phản ảnh tình hình Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho các Ngân hàng thông qua các hình thức như chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố các giấy tờ có giá…
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo quy định sau:
Thông qua tái cấp vốn, Ngân hàng Nhà nước tác động đến các điều kiện tín dụng dụng trên thị trường nhằm đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ từng thời kỳ, nên phải thực hiện theo Quy chế tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng.
Tài khoản 24 có các tài khoản cấp II sau:
241 – Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng
242 – Cho vay theo các mục tiêu chỉ định của Chính phủ
243 – Cho vay hỗ trợ đặc biệt
244 – Cho vay thanh toán bù trừ
245 – Chiết khấu, tái chiết khấu
246- Cầm cố các giấy tờ có giá
Các tài khoản trên có các tài khoản cấp III được phân chia theo từng loại Ngân hàng.
Bên Nợ ghi: - Số tiền cho các Ngân hàng vay.
Bên Có ghi: - Số tiền các Ngân hàng trả nợ
- Số tiền chuyển sang tài khoản nợ quá hạn
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền các Ngân hàng đang vay Ngân hàng Nhà nước.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng Ngân hàng vay tiền
Riêng đối với các Ngân hàng thương mại thì phải mở theo quy định tại điểm 3 phần I – Những quy định chung (Số hiệu tiểu khoản phải bao gồm ký hiệu loại Ngân hàng thương mại và ký hiệu số thứ tự đơn vị mở tài khoản).
TÀI KHOẢN 25 – TIỀN LÃI CỘNG DỒN TRÊN TIỀN CHO VAY BẰNG ĐỒNG VIỆT NAM
Tài khoản này dùng để phản ảnh số lãi dự thu tính cộng dồn trên tài khoản tiền cho vay các Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam mà Ngân hàng Nhà nước sẽ được trả khi đến hạn.
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo quy định sau:
Việc hạch toán trên tài khoản tiền lãi cộng dồn (hay dồn tích /accrual) Ngân hàng Nhà nước tính trên các tài khoản tiền cho vay thì không quan tâm tới việc liệu tiền đã được nhận hay chưa, mà thu nhập lãi được hạch toán khi phát sinh, được ghi nhận trong kỳ tính lãi (trên cơ sở trích trước), để đảm bảo rằng các báo cáo tài chính sẽ phản ảnh các khoản thu nhập đúng đắn của Ngân hàng Nhà nước trong một thời kỳ kế toán xác định bằng việc thích ứng chi phí với các thu nhập được tạo ra.
Tài khoản 25 có các tài khoản cấp II như sau:
251 – Tiền lãi cộng dồn trên tiền cho vay lại theo hồ sơ tín dụng
252 – Tiền lãi cộng dồn trên tiền cho vay theo các mục tiêu chỉ định của Chính phủ
253 – Tiền lãi cộng dồn trên tiền cho vay hỗ trợ đặc biệt
255 – Tiền lãi cộng dồn trên chiết khấu, tái chiết khấu
256 – Tiền lãi cộng dồn trên cầm cố các giấy tờ có giá
Bên Nợ ghi: - Giá trị lãi tính cộng dồn
Bên Có ghi: - Giá trị lãi các Ngân hàng trả
- Số tiền lãi đến kỳ hạn mà không nhận được (trong một thời gian theo quy định) chuyển sang Lãi chưa thu được.
Số dư Nợ: - Phản ảnh giá trị lãi (lãi dự thu của Ngân hàng Nhà nước) mà các Ngân hàng chưa trả.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng Ngân hàng nhận tiền vay.
TÀI KHOẢN 26 – CHO VAY CÁC NGÂN HÀNG HOẠT ĐỘNG Ở VIỆT NAM BẰNG NGOẠI TỆ
Tài khoản 261 – Cho vay bằng ngoại tệ
Tài khoản này dùng để phản ảnh số ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước cho các Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam vay.
Nội dung hạch toán tài khoản 261 giống như nội dung hạch toán tài khoản 24.
Tài khoản 265 – Tiền lãi cộng dồn trên tiền cho vay bằng ngoại tệ
Tài khoản này dùng để phản ảnh số lãi bằng ngoại tệ dự thu tính cộng dồn trên tài khoản tiền cho vay các Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam mà Ngân hàng Nhà nước sẽ được trả khi đến hạn.
Nội dung hạch toán tài khoản 265 giống như nội dung hạch toán tài khoản 25
Tài khoản 271 – Các khoản trả thay Tổ chức tín dụng về nghiệp vụ bảo lãnh
Tài khoản này chỉ mở tại các đơn vị Ngân hàng nhà nước được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép được bảo lãnh cho các tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài (trường hợp có chỉ định của Thủ tướng chính phủ), dùng để phản ảnh số tiền Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh trả thay khách hàng (Tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài) trong trường hợp khách hàng được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình khi đến hạn thanh toán.
Bên Nợ ghi: - Số tiền Ngân hàng Nhà nước đã trả thay
Bên Có ghi: - Số tiền thu hồi được từ khách hàng được bảo lãnh
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền Ngân hàng Nhà nước đã trả thay khách hàng nhưng chưa thu hồi được.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khách được Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh (kèm theo giấy nhận nợ)
Đối với khoản tiền trả thay này, Tổ chức tín dụng phải chịu mức lãi suất theo quy định hiện hành và Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh phải đôn đốc thu hồi nợ ngay; nếu khách hàng không có khả năng trả, Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh phải tiến hành xử lý bán tài sản thế chấp theo Pháp luật quy định để thu hồi nợ.
TÀI KHOẢN 29 – NỢ QUÁ HẠN CHO VAY
Tài khoản 291 – Nợ quá hạn cho vay lại theo hồ sơ tín dụng bằng đồng Việt Nam
Tài khoản 292 – Nợ quá hạn cho vay theo các mục tiêu chỉ định của Chính phủ bằng đồng Việt Nam
Tài khoản 293 – Nợ quá hạn cho vay hỗ trợ đặc biệt bằng đồng Việt Nam
Tài khoản 294 – Nợ quá hạn cho vay thanh toán bù trừ bằng đồng Việt Nam
Tài khoản 295 – Nợ quá hạn chiết khấu, tái chiết khấu bằng đồng Việt Nam
Tài khoản 296 – Nợ quá hạn cầm cố các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam
Tài khoản 298 – Nợ quá hạn cho vay bằng ngoại tệ
Các tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền Ngân hàng Nhà nước cho các Ngân hàng tại Việt Nam vay đã quá hạn trả
Bên Nợ ghi: - Số tiền cho vay đã quá hạn trả (chuyển từ các tài khoản cho vay sang)
Bên Có ghi: - Số tiền các Ngân hàng trả nợ
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền cho vay đã quá hạn trả
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng Ngân hàng ở Việt Nam có nợ quá hạn chưa trả
Tài khoản 299 – Nợ cho vay được khoanh
Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền Ngân hàng Nhà nước cho các Ngân hàng ở Việt Nam vay đã quá hạn trả và đã được Chính phủ chấp thuận cho các khoản nợ quá hạn này không phải trả lãi để chờ xử lý.
Bên Nợ ghi: - Số tiền cho vay đã được khoanh (chuyển từ tài khoản Nợ quá hạn sang)
Bên Có ghi: - Số tiền các Ngân hàng trả nợ
- Số tiền được Chính phủ chấp thuận cho xử lý
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền cho vay đã được khoanh
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng Ngân hàng có nợ cho vay được khoanh
Loại 3: Tài sản cố định và tài sản Có khác
Loại này phản ảnh giá trị hiện có, tình hình biến động các loại tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, TSCĐ vô hình theo chỉ tiêu nguyên giá và giá trị đã hao mòn, tài sản Có khác, tình hình thanh toán các khoản phải thu và việc thực hiện công tác đầu tư XDCB đang diễn ra tại Ngân hàng.
TÀI KHOẢN 30 – TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Tài khoản 301 – Tài sản cố định hữu hình
Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ tài sản cố định hữu hình của Ngân hàng Nhà nước theo nguyên giá
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
1- Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hay là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định), có đủ tiêu chuẩn của TSCĐ về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định trong chế độ quản lý tài chính hiện hành.
2- Giá trị TSCĐ hữu hình phản ảnh trên tài khoản 301 theo nguyên giá. Kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên giá của từng TSCĐ. Tùy thuộc vào nguồn hình thành, nguyên giá TSCĐ hữu hình được xác định như sau:
- Nguyên giá của TSCĐ loại mua sắm (kể cả mua mới và cũ) bao gồm: giá mua thực tế phải trả (giá ghi trên chứng từ) các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có)…
- Nguyên giá của TSCĐ loại đầu tư xây dựng (cả tự làm và thuê ngoài) là giá thành thực tế (giá trị quyết toán) của công trình xây dựng theo quy định tại Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan và lệ phí trước bạ (nếu có)
- Nguyên giá của TSCĐ được điều chuyển giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của TSCĐ đó. Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao lũy kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của bộ TSCĐ đó để xác định các chỉ tiêu, nguyên giá, số khấu hao lũy kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ và phản ảnh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển TSCĐ không hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ mà hạch toán vào chi phí.
3 – Chỉ được thay đổi nguyên giá TSCĐ hữu hình trong các trường hợp:
- Đánh giá lại giá trị TSCĐ
-Xây lắp, trang bị thêm cho TSCĐ
- Cải tạo, nâng cấp làm thăng năng lực và kéo dài thời gian hữu dụng của TSCĐ
4 – Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình đều phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao lũy kế của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định. Kế toán có nhiệm vụ lập và hoàn chỉnh hồ sơ TSCĐ về mặt kế toán.
5- Ngoài sổ tài khoản chi tiết theo dõi giá trị của tài sản, các Ngân hàng phải lập thẻ tài sản cố định cho từng tài sản và các sổ theo dõi khác về tài sản cố định theo quy định về chế độ hạch toán tài sản cố định của Bộ Tài chính.
6- Các đơn vị Ngân hàng Nhà nước chỉ hạch toán TSCĐ phần nguồn vốn sẽ được hạch toán tập trung tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán – tài chính). Khi nhập tài sản cố định, các đơn vị lập giấy báo Có liên hàng chuyển vốn về Ngân hàng Nhà nước Trung ương để ghi tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định. Khi TSCĐ hư hỏng được phép thanh lý thì các đơn vị hạch toán: Nợ TK 305 và Có TK 301. Nếu do chưa trích đủ khấu hao cơ bản giá trị tài sản cố định, phần còn thiếu sẽ được Ngân hàng Nhà nước Trung ương trích từ nguồn vốn đầu tư XDCB, mua sắm tài sản cố định để thanh toán.
Tài khoản 301 có các tài khoản cấp III sau:
3012 – Nhà cửa, vật kiến trúc
3013 – Máy móc thiết bị
3014 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn
3015 – Thiết bị, dụng cụ quản lý
3019 – Tài sản cố định hữu hình khác
Bên Nợ ghi: - Nhập tài sản cố định (do mua sắm, xây dựng, nơ khác điều động đến) ghi theo nguyên giá.
Điều chỉnh tăng nguyên giá tài sản cố định
Bên Có ghi: - Xuất tài sản cố định (do thanh lý, nhượng bán, điều động đi nơi khác) ghi theo nguyên giá
- Điều chỉnh giảm nguyên giá tài sản cố định
Số dư Nợ: - Phản ảnh nguyên giá tài sản cố định hữu hình hiện có của Ngân hàng
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng tài sản cố định hữu hình
Tài khoản 302 – Tài sản cố định vô hình
Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ tài sản cố định vô hình của Ngân hàng Nhà nước.
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
1 – Tài sản cố định vô hình là những TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến hoạt động của Ngân hàng Nhà nước như: chi phí về đất sử dụng, chi phí nghiên cứu, phát triển…
2 – Nguyên giá của TSCĐ vô hình xác định như sau:
- Quyền sử dụng đất: Phản ảnh các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng bao gồm: tiền chi ra để có quyền sử dụng đất (bao gồm tiền thuê đất hay tiền sử dụng đất trả một lần, nếu có); chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng… (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất)
- Chi phí nghiên cứu, phát triển: Phản ảnh các chi phí thực tế đã chi ra để thực hiện các công việc nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch đầu tư dài hạn…nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho Ngân hàng Nhà nước. Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước trung ương.
- Chi phí nhận chuyển giao công nghệ: Phản ảnh các chi phí thực tế đã chi ra cho việc nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ chức và cá nhân…mà các chi phí này có tác dụng phục vụ trực tiếp hoạt động của Ngân hàng nhà nước. Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương.
3 – Trong quá trình sử dụng phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ vô hình theo mức độ hao mòn của TSCĐ vào chi phí.
Tài khoản 302 có các tài khoản cấp III sau:
3021- Quyền sử dụng đất.
3021 – Chi phí nghiên cứu, phát triển
3023 – Chi phí nhận chuyển giao công nghệ
3029 – Tài sản cố định vô hình khác
Bên Nợ ghi: - Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng
Bên Có ghi: - Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm
Số dư Nợ: - Phản ảnh nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có của Ngân hàng
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản cố định vô hình
Tài khoản 305 – Hao mòn tài sản cố định
Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị hao mòn tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước.
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
1 – Căn cứ vào những quy định về tính và trích khấu hao TSCĐ hiện hành của Nhà nước và của thống đốc, các đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải chấp hành nghiêm chỉnh. Đối với TSCĐ đã tính đủ khấu hao cơ bảo (đã thu hồi đủ vốn) thì không tiếp tục trích khấu hao cơ bản nữa.
Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng, phải thanh lý và xử lý theo các quy định hiện hành.
Đối với những TSCĐ đang chờ quyết định thanh lý, tính từ thời điểm TSCĐ ngừng tham gia vào hoạt động thì thôi trích khấu hao.
2 – Đối với các TSCĐ vô hình phải tùy theo thời gian phát huy hiệu quả của từng TSCĐ để trích khấu hao cơ bản tính từ khi TSCĐ được đưa vào hoạt động (theo hợp đồng, cam kết hoặc chu kỳ sử dụng) và thời gian sử dụng do Ngân hàng Nhà nước Trung ương quyết định cho phù hợp.
Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:
3051 – Hao mòn TSCĐ hữu hình
3052 – Hao mòn TSCĐ vô hình
Bên Có ghi: - Số khấu hao cơ bản tài sản cố định hàng tháng
- Tăng giá trị hao mòn khi tăng nguyên giá tài sản cố định
- Tất toán giá trị hao mòn của tài sản cố định đã xuất khỏi tài sản đơn vị (thanh lý, nhượng bán, điều động đi nơi khác)
Số dư Có: - Phản ảnh giá trị hao mòn tài sản cố định hiện có ở Ngân hàng
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết.
Tài khoản 311 – Công cụ lao động đang dùng
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị công cụ lao động đang dùng của Ngân hàng Nhà nước
Bên Nợ ghi: - Giá trị công cụ lao động đưa ra sử dụng
Bên Có ghi: - Giá trị công cụ lao động xuất khỏi tài sản của đơn vị (thanh lý, chuyển giao đơn vị khác)
Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị công cụ lao động đang dùng
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại công cụ lao động hạch toán theo dõi cả hiện vật (số lượng) và giá trị của công cụ lao động
Tài khoản 312 – Giá trị công cụ lao động đang dùng đã ghi vào chi phí
Tài khoản này dùng để phản ảnh việc phân bổ giá trị của công cụ lao động đang dùng vào chi phí
Bên Có ghi: - Giá trị của công cụ lao động đưa ra sử dụng đã được phân bổ vào chi phí (phân bổ một lần 100% giá trị vào chi phí khi đưa ra sử dụng)
Bên Nợ ghi: - Giá trị của công cụ lao động đã xuất khỏi tài sản của đơn vị
Số dư Có: - Phản ảnh giá trị của công cụ lao động đang dùng đã phân bổ vào chi phí
Số dư của tài khoản này phải bằng số dư của tài khoản 311 nhưng ngược vế
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết
Tài khoản 313 – Vật liệu
Tài khoản này dùng để phản ảnh các loại vật liệu sử dụng ở Ngân hàng Nhà nước.
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
Kế toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu phải phản ánh theo giá trị thực tế
Ngoài sổ tài khoản chi tiết hạch toán theo giá trị của vật liệu, kế toán phải mở sổ chi tiết vật liệu để hạch toán theo dõi số lượng, giá trị của từng loại vật liệu
Thủ kho phải mở thẻ kho để hạch toán theo dõi số lượng của từng loại vật liệu phù hợp với việc mở sổ của kế toán
Đối với giấy trắng đặc biệt, tại Vụ kế toán Tài chính cũng như Vụ Phát hành và kho quỹ phải mở sổ theo dõi tình hình nhập xuất, và còn lại về số lượng tờ trong kho và định kỳ có sự đối chiếu giữa Vụ kế toán Tài chính và Vụ phát hành và kho quỹ.
3 – Hàng tháng, kế toán phải kiểm tra đối chiếu khớp đúng giá trị vật liệu tồn kho cuối tháng giữa sổ chi tiết vật liệu và sổ tài khoản chi tiết. Kế toán và thủ kho phải đối chiếu khớp đúng số liệu về số lượng vật liệu tồn kho cuối tháng giữa sổ chi tiết vật liệu và thẻ kho. Việc đối chiếu giữa sổ sách và hiện vật được thực hiện theo các định kỳ kiểm kê tài sản quy định.
Bên Nợ ghi: - Giá trị vật liệu nhập kho
Bên Có ghi: - Giá trị vật liệu xuất kho
Số dư Nợ: - Phản ảnh giá trị vật liệu tồn kho
Hạch toán chi tiết:- Mở các tài khoản chi tiết sau đây (theo từng nhóm vật liệu, hạch toán theo giá trị của vật liệu)
1- Giấy trắng đặc biệt
2- Giấy tờ in quan trọng
3- Giấy tờ in thông thường
4- Vật liệu văn phòng
5- Phụ tùng thay thế
6-Xăng dầu
7- Công cụ lao động chưa dùng
9- Vật liệu khác
TÀI KHOẢN 32 – THANH TOÁN VỀ XDCB, MUA SẮM TSCĐ
Tài khoản 321 – Mua sắm tài sản cố định
Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản chi phí mua sắm tài sản cố định theo dự toán đã được duyệt
Bên Nợ ghi: - Các khoản chi mua sắm tài sản cố định
Bên Có ghi: - Số tiền chi mua sắm tài sản cố định đã được duyệt quyết toán và thanh toán
Số dư Nợ: - Phản ảnh số chi về mua sắm tài sản cố định chưa được duyệt quyết toán và thanh toán
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết
Tài khoản 322- Chi phí xây dựng cơ bản
Tài khoản này chỉ sử dụng trong thời gian tiến hành xây dựng cơ bản để phản ảnh các vật liệu, dụng cụ và thiết bị…dùng cho xây dựng cơ bản.
Hạch toán tài khoản này thực hiện theo các quy định sau:
1- Việc chi phí cho xây dựng cơ bản chỉ được thực hiện khi đã được Ngân hàng Nhà nước Trung ương duyệt dự toán và đồng ý cho tiến hành xây dựng cơ bản
2- Chi phí chuẩn bị đầu tư XDCB và chi phí của Ban quản lý công trình được tính vào giá trị công trình và hạch toán vào chi phí khác về XDCB
3-Khi công trình XDCB hoàn thành, tài khoản này phải tất toán hết số dư, kế toán phải tiến hành tính toán, phân bố các chi phí khác về XDCB theo nguyên tắc
Các chi phí khác về XDCB liên quan đến hạng mục công trình nào thì tính trực tiếp cho hạng mục công trình đó
Các chi phí chung có liên quan đến nhiều đối tượng tài sản thì phải phân bổ theo những tiêu thức thích hợp (theo tỷ lệ với vốn xây dựng hoặc tỷ lệ với vốn lắp đặt, vốn thiết bị)
4 – Đối với vật liệu dùng cho XDCB mở tiểu khoản theo từng nhóm vật liệu, hạch toán theo giá trị vật liệu. Ngoài sổ tài khoản chi tiết, kế toán phải mở sổ chi tiết vật liệu để hạch toán theo dõi số lượng, giá trị của từng loại vật liệu.
Thủ kho phải mở thẻ kho để hạch toán theo dõi số lượng của từng loại vật liệu phù hợp với việc mở sổ của kế toán.
Hàng tháng kế toán phải kiểm tra, đối chiếu khớp đúng giá trị vật liệu tồn kho cuối tháng giữa sổ chi tiết vật liệu và sổ tài khoản chi tiết. Kế toán và thủ kho phải đối chiếu khớp đúng số liệu về số lượng vật liệu tồn kho cuối tháng giữa sổ chi tiết vật liệu và thẻ kho. Việc đối chiếu giữa sổ sách và hiện vật được thực hiện theo các định kỳ kiểm kê tài sản quy định.
Tài khoản 322 có các tài khoản cấp III sau:
3221 – Chi phí công trình
3222 – Chi phí dùng cho XDCB
3223 – Chi phí nhân công
3229 – Chi phí khác
Bên Nợ ghi: - Chi phí cho đầu tư XDCB
Bên Có ghi: - Giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư XDCB
Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán được duyệt y.
Số dư Nợ: - Phản ảnh chi phí XDCB dở dang hay giá trị công trình XDCB đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt y.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo công trình, hạng mục công trình.
TÀI KHOẢN 36 – CÁC KHOẢN PHẢI THU
Tài khoản 361- Kỹ quỹ, cầm cố
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở Giao dịch) dùng để phản ảnh các tài sản (tín phiếu, trái phiếu…) ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước mang đi cầm cố, ký quỹ tại các Ngân hàng, tổ chức tài chính Quốc tế trong các quan hệ kinh tế, tín dụng…
Bên Nợ ghi: - Giá trị tài sản mang cầm cố
- Số tiền đã ký quỹ
Bên Có ghi: - Giá trị tài sản cầm cố và số tiền ký quỹ đã nhận lại hoặc đã thanh toán
- Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác
Số dư Nợ: - Phản ảnh giá trị tài sản còn đang gửi cầm cố và số tiền còn đang ký quỹ
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng nhận tài sản cầm cố hay nhận tiền ký quỹ.
Tài khoản 362 – Các khoản phải thu khách hàng
Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán về các khoản nợ phải thu của khách hàng,
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
1- Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán
2- Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại khoản nợ có thể trả đúng thời hạn, khoản khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý.
Tài khoản 362 có các tài khoản cấp III sau:
3621 – Các khoản tham ô, lợi dụng
3629 – Các khoản khác phải thu
Tài khoản 3621 – Các khoản tham ô, lợi dụng
Bên Nợ ghi: - Số tiền khách hàng tham ô, lợi dụng
Bên Có ghi: - Số tiền khách hàng Nhà nước đã thu hồi được
Số ghi Nợ: - Số tiền Ngân hàng Nhà nước còn phải thu khách hàng
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng phải chịu trách nhiệm thanh toán
Tài khoản 3629 – Các khoản khác phải thu
Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản khác, Ngân hàng Nhà nước phải thu ở khách hàng phát sinh trong quá trình hoạt động ngoài những nội dung đã được hạch toán vào các tài khoản thích hợp.
Bên Nợ ghi: - Số tiền Ngân hàng Nhà nước phải thu khách hàng
Bên Có ghi: - Số tiền Ngân hàng Nhà nước thu được.
- Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác
Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền Ngân hàng còn phải thu khách hàng
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng chịu trách nhiệm thanh toán
Tài khoản 363 – Tạm ứng và phải thu nội bộ
Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản tạm ứng, các khoản nợ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu phát sinh trong hoạt động nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
1 – Phạm vi và nội dung phản ảnh vào tài khoản thuộc quan hệ thanh toán nội bộ trong Ngân hàng Nhà nước. Các quan hệ thanh toán của Ngân hàng Nhà nước với các khách hàng độc lập không phản ảnh vào tài khoản này
2 – Tài khoản này phải hạch toán chi tiết theo từng đơn vị, cá nhân có quan hệ và theo dõi riêng từng khoản tạm ứng hay các khoản phải thu. Từng đơn vị cần có biện pháp đôn đốc giải quyết dứt điểm các khoản tạm ứng, phải thu nội bộ trong niên độ kế toán.
3 – Cuối kỳ kế toán, phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư tài khoản 362 “Tạm ứng và phải thu nội bộ” và 463 “Các khoản phải trả nội bộ” với các đơn vị, cá nhân có quan hệ theo từng nội dung thanh toán.
Tài khoản 363 có các tài khoản cấp III về tạm ứng như sau:
3631 – Tạm ứng chi tiêu hành chính quản trị
3632 – Tạm ứng bảo dưỡng và sửa chữa tài sản
3634 – Tạm ứng tiền lương, công tác phí cho cán bộ, nhân viên NHNN
Các khoản này dùng để hạch toán các khoản tạm ứng cho hoạt động nội bộ Ngân hàng Nhà nước
Bên Nợ ghi: - Số tiền tạm ứng
Bên Có ghi: - Số tiền thu hồi tạm ứng
- Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền Ngân hàng đang tạm ứng để phục vụ hoạt động nội bộ Ngân hàng.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị, cá nhân nhận tạm ứng
Tài khoản 363 có các tài khoản cấp III về thu nội bộ như sau:
3635 – Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lý
3636 – Các khoản phải bồi thường của cán bộ, nhân viên NHNN
3639 – Các khoản khác phải thu
Các tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản nợ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu phát sinh trong hoạt động nội bộ Ngân hàng Nhà nước
Bên Nợ ghi: - Số tiền Ngân hàng phải thu
Bên Có ghi: - Số tiền Ngân hàng thu được
- Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền các Ngân hàng còn phải thu
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị cá nhân có quan hệ thanh toán
Tài khoản 365 – Các khoản chi chờ phân bổ
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán –Tài chính) dùng để phản ảnh các khoản chi phí lớn không thể hạch toán một lần toàn bộ vào tài khoản chi phí trong năm tài chính hiện hành mà phải phân bổ dần trong nhiều năm để phù hợp với mức độ sử dụng chi phí và theo kế hoạch tài chính từng năm
Bên Nợ ghi: - Các khoản chi phí phát sinh chờ phân bổ
Bên Có ghi: - Số tiền được phân bổ dần vào chi phí
Số dư Nợ: - Phản ảnh các khoản chi phí còn chờ phân bổ
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản chi phí chờ phân bổ
Tài khoản 366 – Tạm ứng nộp Ngân sách Nhà nước
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ kế toán – Tài chính) dùng để phản ảnh số tiền Ngân hàng Nhà nước tạm ứng để nộp chênh lệch thu, chi cho Ngân sách Nhà nước.
Bên Nợ ghi: - Số tiền tạm ứng để nộp cho Ngân sách Nhà nước
Bên Có ghi: - Số tiền chuyển vào tài khoản thích hợp để thanh toán
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền Ngân hàng Nhà nước đã tạm ứng nộp cho Ngân sách Nhà nước chưa được thanh toán.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản nộp ngân sách
Tài khoản 369 – Các khoản phải thu bằng ngoại tệ
Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản phải thu bằng ngoại tệ (đang đợi thanh toán) phát sinh trong quá trình hoạt động nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước.
Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ Ngân hàng phải thu
Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ Ngân hàng thu được
- Giá trị ngoại tệ được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác
Số dư Nợ: - Phản ảnh giá trị ngoại tệ Ngân hàng còn phải thu
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị, cá nhân có quan hệ thanh toán.
Loại 4: Phát hành tiền và Nợ phải trả
Loại này dùng để phản ảnh tài sản Nợ của Ngân hàng Nhà nước bao gồm lượng tiền giấy, tiền kim loại và các phương tiện thanh toán thay tiền được phép phát hành vào lưu thông, mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động mà Ngân hàng phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm các khoản nợ tiền vay, tiền gửi của các tổ chức tín dụng và các khoản phải thanh toán nội bộ.
TÀI KHOẢN 40 – PHÁT HÀNH TIỀN VÀ PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN THAY TIỀN
Tài khoản này phản ánh số tiền giấy, tiền kim loại và số Ngân phiếu thanh toán phát hành để làm phương tiện thanh toán thay tiền, được phát hành và lưu thông.
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
1 – Tài khoản này chỉ sử dụng tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán – Tài chính)
2 – Thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về phát hành tiền
Tài khoản 40 có các tài khoản cấp II sau:
401 – tiền để phát hành
402 – Ngân phiếu thanh toán để phát hành
Tài khoản 401 – Tiền để phát hành
Tài khoản này dùng để phản ảnh khối lượng tiền giấy và tiền kim loại Ngân hàng Nhà nước Trung ương đang sử dụng để phát hành.
Bên Có ghi: - Số tiền đã công bố lưu hành nhận từ nhà in về để nhập quỹ dự trữ phát hành (đối ứng với tài khoản quỹ dự trữ phát hành).
- Số tiền nhập từ tiền chưa công bố lưu hành
Bên Nợ ghi: - Số tiền xuất từ Quỹ dự trữ phát hành giao đi tiêu hủy (ghi đối ứng tài khoản Quỹ dự trữ phát hành)
Số dư Có: - Phản ảnh khối lượng tiền phát hành Ngân hàng Nhà nước sử dụng cho phát hành. Chênh lệch giữa số dư Có tài khoản này với số dư Nợ các tài khoản 101, 102 sẽ phản ảnh số tiền mặt đang lưu thông tại thời điểm nhất định).
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết.
Tài khoản 402 – Ngân phiếu thanh toán để phát hành
Tài khoản này dùng để phản ảnh số Ngân phiếu thanh toán phát hành để làm phương tiện thanh toán thay tiền.
Bên Có ghi: - Giá trị Ngân phiếu thanh toán được phát hành để làm phương tiện thanh toán
Bên Nợ ghi: - Giá trị Ngân phiếu thanh toán đã thu hồi về và tiêu hủy
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo kỳ hạn của Ngân phiếu thanh toán.
TÀI KHOẢN 41 – CÁC CAM KẾT TRẢ NỢ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Tài khoản 411 – Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán – Tài chính) dùng để phản ảnh số tiền thu được do phát hành Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Bên Có ghi: - Số tiền thu về phát hành Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
Bên Nợ ghi: - Số tiền chi trả các Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đã đến kỳ hạn thanh toán
Số dư Có: - Phản ảnh số tiền của các tín phiếu Ngân hàng Nhà nước chưa thanh toán cho người mua
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại kỳ hạn thanh toán Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Tài khoản 412 – Giá trị Tín phiếu NHNN Tổ chức tín dụng đưa cầm cố bị phong tỏa
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán – tài chính) dùng để phản ảnh giá trị (mệnh giá) của Tín phiếu NHNN (loại ghi sổ) của Tổ chức tín dụng cầm cố cho Tổ chức tín dụng khác để vay vốn và bên nhận cầm cố (bên TCTD cho vay) yêu cầu NHNN phong tỏa để đảm bảo nợ.
Bên Có ghi: - Giá trị Tín phiếu NHNN (loại ghi sổ) đã bán ra, TCTD mua đưa cầm cố vay vốn, đang bị NHNN phong tỏa
Bên Nợ ghi: - Giá trị Tín phiếu NHNN (loại ghi sổ) được giải trừ (chấm dứt phong tỏa).
- Giá trị Tín phiếu NHNN đang bị phong tỏa, bên mua (TCTD) chuyển hẳn quyền sở hữu cho đơn vị khác (bên nhận cầm cố).
Số dư Có: - Phản ánh giá trị của Tín phiếu NHNN (loại ghi sổ) thuộc quyền sở hữu của TCTD đưa cầm cố đang bị NHNN phong tỏa.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo TCTD có Tín phiếu NHNN (loại ghi sổ) đang bị NHNN phong tỏa.
Ngoài sổ tài khoản chi tiết, Ngân hàng phải lưu Biên bản cùng các tài liệu khác có liên quan và mở sổ theo dõi chi tiết loại Tín phiếu NHNN (loại ghi sổ) cầm cố.
Tài khoản 415 – Tiền lãi cộng dồn trên tín phiếu NHNN
Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi cộng dồn dự trả tính trên tín phiếu NHNN mà Ngân hàng Nhà nước sẽ phải trả khi đến hạn
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo quy định sau:
Việc hạch toán trên tài khoản tiền lãi cộng dồn (hay dồn tích/accrual) Ngân hàng Nhà nước không quan tâm tới việc liệu tiền đã thanh toán trả hay chưa, chi phí lãi đã được thanh toán trả hay chưa, chi phí lãi được hạch toán khi phát sinh (trên cơ sở trích trước), để đảm bảo rằng các báo cáo tài chính sẽ phản ảnh các khoản thu nhập, chi phí đúng đắn của Ngân hàng Nhà nước trong một thời kỳ kế toán xác định bằng việc thích ứng chi phí với các thu nhập được tạo ra.
Bên Có ghi: - Số tiền lãi tính cộng dồn
Bên Nợ ghi: - Số tiền lãi Ngân hàng Nhà nước trả
Số dư Có: - Phản ảnh số tiền lãi Ngân hàng Nhà nước chưa thanh toán
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng cam kết trả nợ (chứng khoán)
TÀI KHOẢN 42 – CÁC KHOẢN NỢ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ BẰNG NGOẠI TỆ
Tài khoản 421 – Tiền gửi của các tổ chức Quốc tế và các pháp nhân nước ngoài
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở Giao dịch) dùng để phản ảnh số ngoại tệ của các tổ chức Quốc tế, các pháp nhân nước ngoài gửi tại Ngân hàng Nhà nước.
Tài khoản 421 có các tài khoản cấp III sau:
4211 – Tiền gửi không kỳ hạn
4212 - Tiền gửi có kỳ hạn
4213- Tiền gửi chuyên dùng
Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ tổ chức, pháp nhân, thể nhân nước ngoài gửi vào
Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ tổ chức, pháp nhân, thể nhân nước ngoài lấy ra
Số dư Có: - Phản ánh giá trị ngoại tệ tổ chức, pháp nhân, thể nhân nước ngoài đang gửi ở Ngân hàng.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo tổ chức, pháp nhân, cá nhân nước ngoài gửi tiền vào Ngân hàng Nhà nước.
Tài khoản 422 – Vay các tổ chức Quốc tế, Chính phủ và Tổ chức tín dụng ở nước ngoài
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở Giao dịch) dùng để phản ảnh số ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước vay của các tổ chức Quốc tế, Chính phủ và tổ chức tín dụng ở nước ngoài.
Tài khoản 422 có các tài khoản cấp III sau:
4221 – Vay ngắn hạn
4222 – Vay trung và dài hạn
Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ vay của các tổ chức ở nước ngoài
Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ trả nợ cho các tổ chức ở nước ngoài
Số dư Có: - Phản ánh giá trị ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước còn nợ các tổ chức ở nước ngoài
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo tổ chức ở nước ngoài cho vay
Tài khoản 423 – Nợ quá hạn tiền vay
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở Giao dịch) dùng để phản ảnh số ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước vay Chính phủ, các tổ chức ở nước ngoài đã quá hạn trả.
Tài khoản 423 có các tài khoản cấp III sau:
4231 – Nợ quá hạn tiền vay ngắn hạn
4232 – Nợ quá hạn tiền vay trung và dài hạn
Bên Có ghi: - Số ngoại tệ vay đã quá hạn trả (hạch toán theo giấy báo của tổ chức ở nước ngoài cho vay)
Bên Nợ ghi: - Số ngoại tệ trả nợ
Số dư Có: - Phản ánh số ngoại tệ vay đã quá hạn trả.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức ở nước ngoài cho vay.
Tài khoản 425 – Tiền lãi cộng dồn trên các khoản nợ của tổ chức Quốc tế
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở giao dịch) dùng để phản ảnh số lãi cộng dồn dự tính trả trên các khoản nợ nước ngoài mà Ngân hàng Nhà nước sẽ phải trả khi đến hạn.
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
Việc hạch toán tài khoản tiền lãi cộng dồn (hay dồn tích/accrual) Ngân hàng Nhà nước tính trên các khoản tiền gửi, tiền vay thì không quan tâm tới việc liệu tiền đã được thanh toán hay chưa, mà chi phí lãi được hạch toán khi phát sinh (trên cơ sở trích trước), để đảm bảo rằng các báo cáo tài chính sẽ phản ảnh các khoản chi phí đúng đắn của Ngân hàng Nhà nước trong một thời kỳ xác định bằng việc thích ứng chi phí với các thu nhập được tạo ra.
Tài khoản 425 có các tài khoản cấp III sau:
4251 – Tiền lãi cộng dồn trên tài khoản tiền gửi
4252 – Tiền lãi cộng dồn trên tài khoản tiền vay
Bên Có ghi: - Số tiền lãi tính cộng dồn
Bên Nợ ghi: - Số tiền lãi Ngân hàng Nhà nước trả
Số dư Có: - Phản ảnh số tiền lãi Ngân hàng Nhà nước chưa thanh toán
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản nợ
Tài khoản 426 – Vốn đặc biệt được rút tại IMF
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở Giao dịch) dùng để phản ảnh số SDR (quyền rút vốn đặc biệt – Special Drawing Rights) sử dụng theo quy định về quyền rút vốn SDR được cấp của IMF.
Tài khoản này hạch toán đối ứng với tài khoản 214 – Quyền rút vốn đặc biệt tại IMF.
Bên Có ghi: - Số SDR đã sử dụng theo quyền rút vốn đặc biệt tại IMF (các khoản vay bằng SDR)
- Các khoản lãi chưa trả cho IMF
- Các khoản phí bổ sung SDR phải trả cho IMF
Bên Nợ ghi: - Số SDR trả nợ theo quyền rút vốn đặc biệt tại IMF
Số dư Có: - Phản ảnh số SDR đã sử dụng còn nợ IMF về quyền rút vốn đặc biệt
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết đứng tên IMF
TÀI KHOẢN 43 – CÁC KHOẢN NỢ CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ BẰNG ĐỒNG VIỆT NAM
Tài khoản 431 – Tiền gửi của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở Giao dịch) dùng để phản ảnh số tiền đồng Việt Nam của Quỹ tiền tệ Quốc tế gửi tại Ngân hàng Nhà nước (bao gồm cả hạch toán tiền gửi bằng đồng Việt Nam về số tiền Nhà nước góp vốn cổ phần hội viên vào Quỹ tiền tệ quốc tế, tổ chức này lại gửi lại vào Ngân hàng Việt Nam).
Bên Có ghi: - Số tiền IMF gửi vào
Bên Nợ ghi: - Số tiền IMF lấy ra
Số dư Có: - Phản ánh số tiền IMF đang gửi ở Ngân hàng
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết đứng tên IMF
Tài khoản 434 – Tiền gửi của các tổ chức tài chính Quốc tế khác.
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở Giao dịch) dùng để phản ảnh số tiền đồng Việt Nam của các tổ chức tài chính Quốc tế, pháp nhân, thể nhân nước ngoài gửi tại Ngân hàng Nhà nước.
Nội dung hạch toán tài khoản 434 giống như nội dung hạch toán tài khoản 431.
Tài khoản 435 – Tiền lãi cộng dồn trên các khoản nợ
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở Giao dịch) dùng để phản ảnh số lãi cộng dồn (dự trả) tính trên các khoản nợ nước ngoài bằng đồng Việt Nam mà Ngân hàng Nhà nước sẽ phải trả khi đến hạn.
Hạch toán tài khoản này phải được thực hiện theo các quy định sau:
Việc hạch toán tài khoản tiền lãi cộng dồn (hay dồn tích/accrual) Ngân hàng Nhà nước dự trả tính trên các khoản nợ các tổ chức Quốc tế bằng đồng Việt Nam thì không quan tâm tới việc liệu tiền đã thanh toán hay chưa, mà chi phí lãi được hạch toán khi phát sinh (trên cơ sở trích trước), để đảm bảo rằng các báo cáo tài chính sẽ phản ảnh các khoản chi phí đúng đắn của Ngân hàng Nhà nước trong một thời kỳ kế toán xác định bằng việc thích ứng chi phí với các thu nhập được tạo ra.
Bên Có ghi: - Số tiền lãi tính cộng dồn
Bên Nợ ghi: - Số tiền lãi Ngân hàng Nhà nước trả
Số dư Có: - Phản ảnh số tiền lãi Ngân hàng Nhà nước chưa thanh toán
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản nợ.
TÀI KHOẢN 44 – TIỀN GỬI CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VÀ VỐN TÀI TRỢ, ỦY THÁC ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Tài khoản 441 – Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước
Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền gửi bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước.
Tài khoản 441 có các tài khoản cấp III sau:
4111 – Tiền gửi bằng đồng Việt Nam
4412 – Tiền gửi bằng ngoại tệ
Bên Có ghi: - Số tiền Kho bạc Nhà nước gửi vào
Bên Nợ ghi: - Số tiền Kho bạc Nhà nước lấy ra
Số dư Có: - Phản ánh số tiền Kho bạc Nhà nước đang gửi tại Ngân hàng Nhà nước
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị Kho bạc Nhà nước gửi tiền
Tài khoản 445 – Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư nhận của chính phủ
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở Giao dịch) dùng để phản ảnh số vốn tài trợ, ủy thác đầu tư của Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước để thực hiện các dự án theo mục đích chỉ định
Bên Có ghi: - Số vốn của Chính phủ giao cho để thực hiện các dự án theo mục đích chỉ định.
Bên Nợ ghi: - Số vốn chuyển trả lại Chính phủ
Số dư Có: - Phản ảnh số vốn tài trợ ủy thác, đầu tư nhận của Chính phủ do Ngân hàng Nhà nước đang quản lý.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại vốn
TÀI KHOẢN 45 – TIỀN GỬI CỦA CÁC NGÂN HÀNG, TỔ CHỨC TÀI CHÍNH, TÍN DỤNG HOẠT ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Tài khoản 451 – Tiền gửi phong tỏa
Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền gửi của các Tổ chức tín dụng trong thời gian chưa được hoạt động. Các Tổ chức tín dụng chỉ được gửi bằng đồng Việt Nam hay ngoại tệ để ghi lại Có tài khoản này, Ngân hàng Nhà nước không được nhận các loại hiện vật khác để thay thế cho tiền gửi phong tỏa.
Tài khoản 451 có các tài khoản cấp III sau:
4511 – Tiền gửi phong tỏa bằng đồng Việt Nam
4512 – Tiền gửi phong tỏa bằng ngoại tệ
Bên Có ghi: - Số tiền các Tổ chức tín dụng gửi vào tài khoản phong tỏa.
Bên Nợ ghi: - Số tiền được chuyển sang tài khoản thích hợp của các Tổ chức tín dụng
Số dư Có: - Phản ảnh số tiền phong tỏa của các tổ chức tín dụng đang gửi ở Ngân hàng Nhà nước
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng Tổ chức tín dụng gửi tiền
Tài khoản 453 – Tiền gửi bằng đồng Việt Nam
Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền của các Tổ chức tài chính, tín dụng ở Việt Nam gửi không kỳ hạn tai Ngân hàng Nhà nước
Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:
4531 – Ngân hàng thương mại
4532 – Ngân hàng phát triển
4533 – Ngân hàng đầu tư
4534 – Ngân hàng chính sách
4535 – Ngân hàng hợp tác
4536 – Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
4537 – Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
4538 – Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng
4539 – Tổ chức tín dụng khác
Bên Có ghi: - Số tiền các Tổ chức gửi vào
Bên Nợ ghi: - Số tiền các Tổ chức lấy ra
Số dư Có: - Phản ánh số tiền các Tổ chức đang gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng Tổ chức gửi tiền
Tài khoản 455 – Tiền gửi bằng ngoại tệ
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình biến động và số ngoại tệ hiện có của các Tổ chức tài chính, tín dụng gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước
Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:
4551 – Ngân hàng thương mại
4552 – Ngân hàng phát triển
4553 – Ngân hàng đầu tư
4554 – Ngân hàng chính sách
4555 – Ngân hàng hợp tác
4556 – Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài
4557 – Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
4558 – Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng
4559 – Tổ chức tín dụng khác
Nội dung hạch toán tài khoản 455 giống như nội dung hạch toán tài khoản 453
TÀI KHOẢN 46- CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ
Tài khoản 461 – Các khoản phải trả khách hàng
Tài khoản này dùng để phản ảnh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của Ngân hàng cho khách hàng
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
1 – Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu XDCB cần được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng phải trả. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả tài khoản này phản ảnh cả số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu XDCB nhưng chưa nhận được hàng hóa, lao vụ.
2 – Không phản ảnh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hóa…trả tiền ngay (tiền mặt, séc hay chuyển khoản)
Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:
4611 – Các khoản phải trả về XDCB, mua sắm TSCĐ
4612 – Tiền, Ngân phiếu thanh toán không đủ tiêu chuẩn lưu thông đã xử lý và chờ thanh toán cho khách hàng
4619 – Các khoản khác phải trả
Tài khoản 4611 – Các khoản phải trả về xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ
Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản phải trả phát sinh trong quá trình xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định như: các khoản phải thanh toán cho đơn vị bán hàng, các khoản phải thanh toán cho cán bộ, nhân viên xây dựng cơ bản…
Bên Có ghi: - Các khoản phải trả
Bên Nợ ghi: - Số tiền phải trả cho người được thanh toán
Số tiền ứng trước cho người nhận thầu, người cung cấp nhưng chưa nhận được hàng hóa, lao vụ.
Số dư Có: - Phản ánh các khoản còn phải trả về xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị, cá nhân có quan hệ thanh toán
Tài khoản 4612 – Tiền, Ngân phiếu thanh toán không đủ tiêu chuẩn lưu thông đã xử lý và chờ thanh toán cho khách hàng.
Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông chờ xử lý mà Ngân hàng Nhà nước cần phải thanh toán với khách hàng.
Bên Có ghi: - Số tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông Ngân hàng chưa thanh toán cho khách hàng
Bên Nợ ghi: - Số tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông đã được Ngân hàng thanh toán với khách hàng
Số dư Có: - Phản ánh số tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông Ngân hàng chưa thanh toán cho khách hàng
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết cho từng khách hàng có tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
Tài khoản 4619 – Các khoản khác phải trả
Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản phải trả khác cho khách hàng ngoài những nội dung đã được hạch toán vào các tài khoản thích hợp.
Bên Có ghi: - Số tiền Ngân hàng Nhà nước phải trả khách hàng
Bên Nợ ghi: - Số tiền Ngân hàng Nhà nước đã trả hoặc được giải quyết chuyển vào tài khoản khác.
Số dư Có: - Phản ảnh số tiền Ngân hàng Nhà nước còn phải trả khách hàng
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng có quan hệ thanh toán.
Tài khoản 462 – Tiền giữ hộ và đợi thanh toán
Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản Ngân hàng Nhà nước đang quản lý hay giữ hộ, phải thanh toán, trả khách hàng.
Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:
4621 – Tiền giữ hộ và đợi thanh toán
4622 - Biên lai trên mức thu đổi
Tài khoản 4621 – Tiền giữ hộ và đợi thanh toán
Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản tiền phải quản lý theo quy định của Nhà nước như tiền quản lý trong thu đổi và các khoản tiền đang chờ thanh toán, xử lý của các cơ quan, đơn vị gửi Ngân hàng Nhà nước để nhờ giữ hộ.
Bên Có ghi: - Số tiền phải quản lý nộp vào Ngân hàng
- Số tiền gửi vào Ngân hàng nhờ giữ hộ
Bên Nợ ghi: - Số tiền lấy ra
Số dư Có: - Phản ánh số tiền Ngân hàng đang giữ hộ và đợi thanh toán
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị, cá nhân có tiền nhờ giữ hộ và đợi thanh toán
Tài khoản 4622 – Biên lai trên mức thu đổi
Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền thu đổi trong các đợt đổi tiền vừa qua chưa thanh toán cho người đổi tiền.
Bên Có ghi: - Số tiền thu đổi chưa thanh toán cho người đổi tiền
Bên Nợ ghi: - Số tiền thanh toán cho người đổi tiền
Số dư Có: - Phản ảnh số tiền thu đổi chưa thanh toán cho người đổi tiền
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết cho từng người có biên lai trên mức thu đổi chưa thanh toán
Tài khoản 463 – Các khoản phải trả nội bộ
Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản phải trả phát sinh trong quá trình hoạt động nội bộ Ngân hàng Nhà nước
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
Phạm vi và nội dung phản ánh vào tài khoản thuộc quan hệ thanh toán nội bộ trong Ngân hàng Nhà nước. Các quan hệ thanh toán của Ngân hàng Nhà nước với các khách hàng độc lập, không phản ảnh vào tài khoản này.
Tài khoản này phải hạch toán chi tiết theo từng đơn vị, cá nhân có quan hệ và theo dõi riêng từng khoản phải trả.
Cuối kỳ, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu các tài khoản 363 “Tạm ứng và phải thu nội bộ” và 463 “Các khoản phải trả nội bộ” với các đơn vị, cá nhân có quan hệ theo từng nội dung thanh toán
Tài khoản 463 có các tài khoản cấp III sau:
4635 – Thừa quỹ, tài sản thừa chờ xử lý
4636 – Các khoản phải trả cho các bộ, nhân viên Ngân hàng Nhà nước
4639 – Các khoản khác phải trả
Bên Có ghi: - Số tiền Ngân hàng Nhà nước phải trả
Bên Nợ ghi: - Số tiền Ngân hàng Nhà nước đã trả hoặc được giải quyết chuyển vào tài khoản khác
Số dư Có: - Phản ảnh số tiền Ngân hàng Nhà nước còn phải trả
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị cá nhân có quan hệ thanh toán
Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản tiền mà đơn vị nhận ký quỹ của các Tổ chức tín dụng để đảm bảo cho các dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh, tín dụng được thực hiện đúng hợp đồng, cam kết đã ký.
Tài khoản 464 có các tài khoản cấp III sau:
4641 – Tiền ký quỹ đăng ký đấu thầy mua tín phiếu Kho bạc
4641 – Tiền ký quỹ bảo lãnh
4643 – Tiền ký quỹ để xin cấp giấy phép kinh doanh vàng bạc, đá quý
Tài khoản 4641 – Tiền ký quỹ đăng ký đấu thầu mua Tín phiếu Kho bạc
Tài khoản này chỉ mở tại Sở Giao dịch và những chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định dùng để hạch toán số tiền ký quỹ đăng ký đấu thầu mua Tín phiếu kho bạc của các Tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước.
Bên Có ghi: - Số tiền các Tổ chức tín dụng gửi vào
Bên Nợ ghi: - Số tiền các Tổ chức tín dụng lấy ra
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng Tổ chức tín dụng có lưu ký tiền ký quỹ để tham gia đấu thầu Tín phiếu Kho bạc
Tài khoản 4642 – Tiền ký quỹ bảo lãnh
Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản tiền ký quỹ bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng bảo lãnh gửi tại Ngân hàng Nhà nước.
Bên Có ghi: - Số tiền ký quỹ bảo lãnh các Tổ chức tín dụng bảo lãnh nộp vào Ngân hàng Nhà nước
Bên Nợ ghi: - Số tiền ký quỹ bảo lãnh các tổ chức tín dụng bảo lãnh lấy ra
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng Tổ chức tín dụng bảo lãnh gửi đến
Tài khoản 4643 – Tiền ký quỹ để xin cấp giấy phép kinh doanh vàng bạc, đá quý
Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền ký quỹ để xin cấp giấy phép kinh doanh vàng bạc, đá quý của các tổ chức, cá nhân gửi tại Ngân hàng Nhà nước.
Bên Có ghi: - Số tiền các tổ chức, cá nhân gửi vào.
Bên Nợ ghi: - Số tiền các tổ chức, cá nhân lấy ra
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức, cá nhân có lưu ký tiền ký quỹ để xin cấp giấy phép kinh doanh vàng bạc, đá quý.
Tài khoản 465 – Ngoại tệ nhận cầm cố
Tài khoản này mở tại Sở giao dịch và những chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được phép cho vay tái cấp vốn dùng để phản ảnh số ngoại tệ của Tổ chức tín dụng cầm cố cho Ngân hàng Nhà nước để được vay tái cấp vốn bằng đồng Việt Nam.
Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ Tổ chức tín dụng đưa cầm cố vay vốn
Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ cầm cố được giải trừ (chấm dứt cầm cố)
- Giá trị ngoại tệ cầm cố được chuyển hẳn quyền sở hữu cho Ngân hàng Nhà nước (bên nhận cầm cố)
Số dư Có: - Phản ảnh giá trị ngoại tệ của Tổ chức tín dụng đưa cầm cố cho Ngân hàng Nhà nước
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo Tổ chức tín dụng có ngoại tệ đang đưa cầm cố để Ngân hàng Nhà nước cho vay tái cấp vốn.
Ngoài sổ tài khoản chi tiết, Ngân hàng phải lưu Bẳng cam kết cầm cố ngoại tệ để vay vốn cùng các tài liệu khác có liên quan tới việc cầm cố và mở sổ theo dõi chi tiết loại ngoại tệ cầm cố.
Tài khoản 468 – Các khoản chờ thanh toán khác.
Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản tiền Ngân hàng Nhà nước đang chờ thanh toán phát sinh trong quá trình hoạt động ngoài những nội dung đã được hạch toán vào các tài khoản thích hợp.
Bên Có ghi: - Số tiền chưa được thanh toán
Bên Nợ ghi: - Số tiền đã được thanh toán
Số dư Có: - Phản ảnh số tiền Ngân hàng đang chờ thanh toán
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản chờ thanh toán
Tài khoản 469 – Các khoản phải trả bằng ngoại tệ
Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản phải trả bằng ngoại tệ phát sinh trong quá trình hoạt động nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước.
Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ Ngân hàng phải trả
Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ Ngân hàng đã trả
- Giá trị ngoại tệ được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác
Số dư Có: - Phản ảnh giá trị ngoại tệ Ngân hàng còn phải trả
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị, cá nhân có quan hệ thanh toán
TÀI KHOẢN 48 – HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI
Tài khoản 481 – Mua bán ngoại tệ thuộc Quỹ điều hòa ngoại tệ
Tài khoản này dùng để phản ảnh số ngoại tệ thuộc Quỹ dự trữ ngoại tệ từ nguồn phát hành
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
Định kỳ hàng tháng (vào ngày cuối tháng), xác định số chênh lệch tăng, giảm giá trị ngoại tệ thuộc Quỹ điều hòa ngoại tệ trên cơ sở so sánh số dư giữa tài khoản thuộc quỹ điều hòa ngoại tệ trên cơ sở so sánh số dư giữa tài khoản 4811 “Mua bán ngoại tệ thuộc Quỹ điều hòa ngoại tệ” (sau khi đã đánh giá lại theo tỷ giá mua thực tế của ngày cuối tháng) với số dư tài khoản 4812 “Thanh toán mua bán ngoại tệ thuộc Quỹ điều hòa” để tìm ra số chênh lệch.
Nếu có chênh lệch thì hạch toán điều chỉnh lại số dư TK 4812 cho rằng số dư TK 4811 (quy ra đồng Việt Nam), số chênh lệch này chuyển vào bên Có hoặc bên Nợ TK 631 “Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ” (ghi đối ứng với TK 4812)
Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:
4811- Mua bán ngoại tệ thuộc Quỹ điều hòa ngoại tệ
4812 – Thanh toán mua bán ngoại tệ thuộc Quỹ điều hòa ngoại tệ
Tài khoản 4811 – Mua bán ngoại tệ thuộc Quỹ điều hòa ngoại tệ
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở giao dịch) dùng để hạch toán số ngoại tệ thuộc Quỹ điều hòa ngoại tệ thuộc Quỹ điều hòa ngoại tệ.
Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ mua vào cho quỹ điều hòa ngoại tệ.
Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ thuộc quỹ điều hòa ngoại tệ bán ra hoặc sử dụng cho Nhà nước
Số dư Có: - Phản ảnh giá trị ngoại tệ thuộc quỹ điều hòa ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước đang quản lý
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết
Tài khoản 4812 – Thanh toán mua bán ngoại tệ thuộc Quỹ điều hòa ngoại tệ
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán – Tài chính) dùng để hạch toán các khoản tiền Việt Nam chi mua ngoại tệ hoặc thu về do bán ngoại tệ thuộc Quỹ điều hòa ngoại tệ.
Bên Nợ ghi: - Tiền Việt Nam chi ra mua ngoại tệ (tính theo tỷ giá thực tế mua vào)
Kết chuyển số chênh lệch tăng giá ngoại tệ thuộc Quỹ điều hòa ngoại tệ khi đánh giá lại theo tỷ giá ngày cuối tháng (đối ứng với tài khoản 631 –Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ).
Bên Có ghi: - Tiền Việt Nam thu về do bán ngoại tệ (tính theo tỷ giá thực tế giá bán ra).
-Kết chuyển số tiền giảm giá trị ngoại tệ thuộc Quỹ điều hòa ngoại tệ khi đánh giá lại theo tỷ giá ngày cuối tháng (đối ứng với tài khoản 631- Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ)
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền Việt Nam đang chi ra mua ngoại tệ thuộc Quỹ điều hòa ngoại tệ (đối ứng với số dư tài khoản 4811 “Mua bán ngoại tệ thuộc quỹ điều hòa ngoại tệ”)
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết
Tài khoản 483 – Mua bán ngoại tệ kinh doanh
Tài khoản này dùng để phản ảnh số ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước mua vào, bán ra để kinh doanh.
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
1- Cuối kỳ kế toán, xác định số chênh lệch giữa giá trị ngoại tệ đã bán theo tỷ giá thực tế bán ra với giá trị ngoại tệ đã bán theo tỷ giá thực tế mua vào cao nhất, sau đó đưa khoản chênh lệch này vào tài khoản Thu nhập hay Chi phí về kinh doanh ngoại tệ cho phù hợp.
Ví dụ: Số ngoại tệ thực tế bán ra trong tháng 9.98 là: 1.500 USD
- Số tiền thực thu về bán Ngoại tệ là:
6.500.000 + 13.000.000 = 19.500.000 VND
- Số tiền mua số Ngoại tệ đã bán (theo tỷ giá thực tế mua vào cao nhất):
12.800đ/USD x 1.500 USD = 19.200.000 VND
------------------------
300.000 VND
Như vậy, số tiền 300.000 đồng Việt Nam chênh lệch này được đưa thẳng vào tài khoản Thu nhập về kinh doanh ngoại tệ.
2- Sau khi thực hiện bước 1 nêu trên, tiến hành xác định số chênh lệch tăng, giám giá trị ngoại tệ kinh doanh (định kỳ vào ngày cuối tháng) trên cơ sở so sánh số dư giữa tài khoản 4831 “Mua bán ngoại tệ kinh doanh” (sau khi đã đánh giá lại theo tỷ giá mua thực tế của ngày cuối tháng) với số dư tài khoản 4832 “Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh” để tìm ra số chênh lệch. Nếu có chênh lệch thì hạch toán điều chỉnh lại số dư TK 4832 cho bằng số dư TK 4831 (quy ra đồng Việt Nam), số chênh lệch này chuyển vào bên Có hoặc bên Nợ TK 631 “Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ” (ghi đối ứng với TK 4832).
Tài khoản 483 có các tài khoản cấp III sau:
4831 – Mua bán ngoại tệ kinh doanh
4832 – Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh
Tài khoản 4831 – Mua bán ngoại tệ kinh doanh
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở Giao dịch) và các chi nhanh Ngân hàng Nhà nước có Trung tâm giao dịch ngoại tệ dùng để hạch toán các khoản ngoại tệ Ngân hàng mua vào hoặc bán ra.
Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ mua vào
Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ bán ra
Số dư Có: - Phản ảnh giá trị ngoại tệ mua vào chưa bán ra
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết
Tài khoản 4832 – Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở Giao dịch) và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước có Trung tâm giao dịch ngoại tệ dùng để hạch toán các khoản tiền Việt Nam chi mua ngoại tệ hoặc thu về do bán ngoại tệ.
Bên Nợ ghi: - Tiền Việt Nam chi ra mua ngoại tệ (tính theo tỷ giá thực tế mua vào)
-Kết chuyển số chênh lệch tăng giá trị ngoại tệ kinh doanh khi đánh giá lại theo tỷ giá ngày cuối tháng (đối ứng với tài khoản 631 – Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ)
Bên Có ghi: - Tiền Việt Nam thu về do bán ngoại tệ (tính theo tỷ giá thực tế bán ra)
-Kết chuyển số chênh lệch giảm giá trị ngoại tệ kinh doanh khi đánh giá lại theo tỷ giá ngày cuối tháng (đối ứng với tài khoản 631 – Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ)
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền Việt Nam đang chi ra, mua ngoại tệ kinh doanh (đối ứng với số dư tài khoản 4831)
Tài khoản 485 – Tiêu thụ vàng
Tài khoản này chỉ mở tại các đơn vị Ngân hàng Nhà nước được phép kinh doanh vàng dùng để phản ảnh việc tiêu thụ vàng.
Bên Có ghi: - Giá trị vàng đã tiêu thụ theo giá vốn (giá mua bình quân của vàng tồn kho)
Số dư Có: - Phản ảnh số tiền Lãi về tiêu thụ vàng.
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền Lỗ về tiêu thụ vàng
Đến cuối niên độ kế toán, tài khoản này tất toán hết số dư; Số dư Có được chuyển vào tài khoản Thu nhập (thu về kinh doanh vàng); Số dư Nợ được chuyển vào tài khoản Chi phí (chi về kinh doanh vàng).
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tiểu khoản
Tài khoản 489 – Chuyển đổi ngoại tệ thanh toán trong nước
Tài khoản này chỉ mở tại các đơn vị Ngân hàng Nhà nước được phép giao dịch ngoại tệ dùng để phản ảnh các khoản chuyển đổi từ ngoại tệ này sang ngoại tệ khác do các khách hàng ở trong nước yêu cầu.
Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ khách hàng trích tài khoản tiền gửi hoặc nộp tiền mặt để chuyển đổi ra ngoại tệ khác
Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ đã chuyển đổi cho khách hàng
Số dư Có: - Phản ảnh giá trị ngoại tệ của khách hàng chưa chuyển đổi được.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo khách hàng chuyển đổi ngoại tệ.
Loại 5: Hoạt động thanh toán
Loại này dùng để phản ảnh các hoạt động thanh toán của Ngân hàng Nhà nước
TÀI KHOẢN 50 – THANH TOÁN BÙ TRÙ GIỮA CÁC NGÂN HÀNG
Tài khoản 501 – Thanh toán bù trừ của Ngân hàng chủ trì
Tài khoản này mở tại Ngân hàng Nhà nước chủ trì thanh toán bù trừ dùng để phản ảnh kết quả thanh toán bù trừ của Ngân hàng chủ trì đối với các Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ
Bên Có ghi: - Số tiền chênh lệch các Ngân hàng thành viên phải trả lương thanh toán bù trừ
Bên Nợ ghi: - Số tiền chênh lệch các Ngân hàng thành viên phải thu trong thanh toán bù trừ
Tài khoản này sau khi thanh toán xong phải hết số dư.
Tài khoản 502 – Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên
Tài khoản này mở tại các Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ dùng để phản ảnh toàn bộ các khoản phải thanh toán bù trừ với các Ngân hàng khác.
Bên Có ghi: - Các khoản phải trả cho Ngân hàng khác
- Số tiền chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ
Bên Nợ ghi: - Các khoản phải thu Ngân hàng khác
- Số tiền chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ
Số dư Có: - Thể hiện số tiền chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ chưa thanh toán hết.
Số dư Nợ: - Thể hiện số tiền chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ chưa thanh toán hết.
Tài khoản này sau khi thanh toán bù trừ với Ngân hàng chủ trì phải hết số dư.
TÀI KHOẢN 51 – THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN
Tài khoản 511- Chuyển tiền năm nay của đơn vị chuyển tiền
Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:
5111 – Chuyển tiền đi năm nay
5112 – Chuyển tiền đến năm nay
5113 – Chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý
Tài khoản 5111 – Chuyển tiền đi năm nay
Tài khoản này mở tại các đơn vị Ngân hàng Nhà nước (đơn vị liên hàng Ngân hàng Nhà nước cũ) để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đi năm nay chuyển tới Vụ Kế toán – Tài chính.
Bên Nợ ghi: - Số tiền chuyển đi theo Lệnh chuyển Nợ
Bên Có ghi: - Số tiền chuyển đi theo Lệnh chuyển Có.
- Số tiền chuyển theo Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ đã chuyển
Số dư Nợ: - Phản ảnh số chênh lệch số tiền chuyển đi theo các Lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đi theo các Lệnh Có và Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ
Số dư Có: - Phản ảnh số chênh lệch số tiền chuyển đi theo các Lệnh chuyển Có và Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đi theo các Lệnh chuyển nợ
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết.
Tài khoản 5112 – Chuyển tiền đến năm nay
Tài khoản này mở tại các đơn vị Ngân hàng Nhà nước (đơn vị liên hàng Ngân hàng Nhà nước cũ) để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đến năm nay do Vụ Kế toán – Tài chính chuyển.
Bên Nợ ghi: - Số tiền chuyển đến theo Lệnh chuyển Có
- Số tiền chuyển đến theo Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ
Bên Có ghi: - Số tiền chuyển đến theo Lệnh chuyển Nợ.
Số dư Nợ: - Phản ảnh số chênh lệch số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyển Có và Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyển Nợ.
Số dư Có: - Phản ảnh số chênh lệch số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyển Có và Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ.
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản hạch toán chi tiết.
Tài khoản 5113 – Chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý
Tài khoản này mở tại các đơn vị Ngân hàng Nhà nước (đơn vị liên hàng Nhà nước cũ) để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đến năm nay có sai sót chưa được xử lý.
Bên Nợ ghi: - Số tiền các các Lệnh chuyển Nợ đến năm nay có sai sót chưa được xử lý.
- Số tiền của Lệnh chuyển Có đến năm nay có sai sót được xử lý
- Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ đến năm nay có sai sót đã được xử lý
Bên Có ghi: - Số tiền của Lệnh chuyển Có đến năm nay có sai sót chưa được xử lý.
-Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ đến năm nay có sai sót chưa được xử lý
- Số tiền Lệnh chuyển Nợ đến có sai sót đã được xử lý
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền của các Lệnh chuyển Nợ đến năm nay có sai sót chưa được xử lý.
Số dư Có: - Phản ảnh số tiền của các Lệnh chuyển Có đến năm nay và Lệnh hủy chuyển Nợ đến năm nay có sai sót chưa được xử lý.
Hạch toán chi tiết: - Mở 2 tài khoản chi tiết:
+5113.1 – Lệnh chuyển Nợ đến năm nay chờ xử lý (Dư Nợ)
+5113.2 – Lệnh chuyển Có đến năm nay và Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ đến năm nay chờ xử lý (Dư Có)
Tài khoản này trên Bảng cân đối tài khoản để cả 2 số dư Nợ, dư Có, không được bù trừ cho nhau.
Tài khoản 512 – Chuyển tiền năm trước của đơn vị chuyển tiền
Tài khoản 512 có các tài khoản cấp III sau:
5121- Chuyển tiền đi năm trước
5122 – Chuyển tiền đến năm trước
5123 – Chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý
Tài khoản 5121 – Chuyển tiền đi năm trước
Tài khoản này mở tại các đơn vị Ngân hàng Nhà nước (đơn vị liên hàng Ngân hàng Nhà nước cũ) để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đi năm trước đã chuyển tới Vụ kế toán – Tài chính
Đến hết ngày 31/12 hàng năm, nếu Tài khoản “Chuyển đi năm nay” còn số dư thì sẽ được chuyển sang Tài khoản “Chuyển tiền đi năm trước” thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu).
Bên Nợ và bên Có của tài khoản này chỉ ghi số điều chỉnh và tất toán số dư khi có lệnh chuyển tiêu số dư năm trước.
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết
Tài khoản 5122 – Chuyển tiền đến năm trước
Tài khoản này mở tại các đơn vị Ngân hàng Nhà nước (đơn vị liên hàng Ngân hàng Nhà nước cũ) để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đến năm trước do Vụ Kế toán – Tài chính chuyển.
Đến hết ngày 31/12 hàng năm, nếu Tài khoản “Chuyển tiền đến năm nay” còn số dư thì sẽ được chuyển sang Tài khoản “Chuyển tiền đến năm trước” thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu)
Bên Nợ và bên Có của tài khoản này chỉ ghi số điều chỉnh và tất toán số dư khi có lệnh chuyển tiêu số dư năm trước.
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết
Tài khoản 5123 – Chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý
Tài khoản này mở tại các đơn vị Ngân hàng Nhà nước (đơn vị liên hàng Ngân hàng Nhà nước cũ) để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đến năm trước có sai sót chưa được xử lý.
Đến hết ngày 31/12 hàng năm, nếu tài khoản “Chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý” còn số dư thì sẽ được chuyển sang Tài khoản “Chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý” thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu)
Các ghi chép và hạch toán chi tiết giống như Tài khoản “Chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý”
Tài khoản 513 – Thanh toán chuyển tiền năm nay với các đơn vị Ngân hàng Nhà nước
Tài khoản 513 có các tài khoản cấp III sau:
5131 – Thanh toán chuyển tiền đi năm nay
5132 – Thanh toán chuyển tiền đến năm nay
5133 – Thanh toán chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý
Tài khoản 5131 – Thanh toán chuyển tiền đi năm nay
Tài khoản này chỉ mở tại Vụ Kế toán – Tài chính để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đi năm nay chuyển cho các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Cục quản trị và Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Bên Nợ ghi: - Số tiền chuyển đi theo Lệnh chuyển Nợ
Bên Có ghi: - Số tiền chuyển đi theo Lệnh chuyển Có
- Số tiền chuyển đi theo Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ
Số dư Nợ: - Phản ảnh số chênh lệch số tiền chuyển đi theo các Lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đi theo các Lệnh chuyển Có và Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ.
Số dư Có: - Phản ảnh số chênh lệch số tiền chuyển đi theo các Lệnh chuyển Có và Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đi theo các Lệnh chuyển Nợ.
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết theo từng đơn vị Ngân hàng Nhà nước nhận chuyển tiền.
Tài khoản 5132 – Thanh toán chuyển tiền đến năm nay
Tài khoản này chỉ mở tại Vụ Kế toán – tài chính để hạch toán các khoản chuyển tiền đến năm nay từ các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Cục quản trị và Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Bên Nợ ghi: - Số tiền chuyển đến theo Lệnh chuyển Có
- Số tiền chuyển đến theo Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ
Bên Có ghi: - Số tiền chuyển đến theo Lệnh chuyển Nợ
Số dư Nợ: - Phản ảnh số chênh lệch số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyển Có và Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyển Nợ.
Số dư Có: - Phản ảnh số chênh lệch số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyển Có và Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị NHNN chuyển tiền.
Tài khoản 5133 – Thanh toán chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý
Tài khoản này chỉ mở tại Vụ Kế toán – Tài chính để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đến năm nay đang có sai sót cần được xử lý
Bên Nợ ghi: - Số tiền của các Lệnh Nợ năm nay có sai sót chưa được xử lý
- Số tiền các Lệnh chuyển Có đến năm nay đã được xử lý
-Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ đến năm nay đã được xử lý
Bên Có ghi: - Số tiền của các Lệnh chuyển Có đến năm nay có sai sót chưa được xử lý
-Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ đến năm nay có sai sót chưa được xử lý
- Số tiền các Lệnh chuyển Nợ đến năm nay đã được xử lý
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền của các Lệnh chuyển Nợ đến năm nay chưa được xử lý.
Số dư Có: - Phản ảnh số tiền của các Lệnh chuyển Có đến năm nay và Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ đến năm nay chưa được xử lý
Hạch toán chi tiết: - Mở 2 tài khoản chi tiết:
+ 5133.1 – Lệnh chuyển Nợ đến năm nay chờ xử lý (Dư Nợ)
+ 5133.2 – Lệnh chuyển Có đến năm nay, Lệnh hủy lệnh chuyển Nợ đến năm nay chờ xử lý (Dư Có)
Tài khoản này trên Bảng cân đối tài khoản để cả 2 số dư Nợ, dư Có không được bù trừ cho nhau.
Tài khoản 514 – Thanh toán chuyển tiền năm trước với các đơn vị Ngân hàng Nhà nước
Tài khoản 514 có các tài khoản cấp III sau:
5141 – Thanh toán chuyển tiền đi năm trước
5142 – Thanh toán chuyển tiền đến năm trước
5143 – Thanh toán chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý
Tài khoản 5141 – Thanh toán chuyển tiền đi năm trước
Tài khoản này chỉ mở tại Vụ Kế toán – Tài chính để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đi năm trước.
Đến hết ngày 31/12 hàng năm, nếu Tài khoản “Thanh toán chuyển tiền đi năm nay” còn số dư thì sẽ được chuyển sang Tài khoản “Thanh toán chuyển tiền đi năm trước” thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu)
Bên Nợ và bên Có của tài khoản này chỉ ghi số điều chỉnh và tất toán số dư khoán có lệnh chuyển tiêu số dư năm trước.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị Ngân hàng Nhà nước chuyển tiền
Tài khoản 5142 – Thanh toán chuyển tiền đến năm trước
Tài khoản này chỉ mở tại Vụ Kế toán – Tài chính để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đến năm trước do các đơn vị Ngân hàng Nhà nước chuyển tới.
Đến hết ngày 31/12 hàng năm, nếu Tài khoản “Thanh toán chuyển tiền đến năm nay” còn số dư thì sẽ được chuyển sang Tài khoản “Thanh toán chuyển tiền đến năm trước” thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu)
Bên Nợ và bên Có của tài khoản này chỉ ghi số điều chỉnh và tất toán số dư khi có lệnh chuyển tiêu số dư năm trước.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị Ngân hàng Nhà nước chuyển tiền.
Tài khoản 5143 – Thanh toán chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý
Tài khoản này chỉ mở tại Vụ Kế toán – Tài chính để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đến năm trước đang có sai sót cần được xử lý.
Đến hết ngày 31/12 hàng năm, nếu Tài khoản “Thanh toán chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý” còn số dư thì sẽ được chuyển sang Tài khoản “Thanh toán chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý” thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu).
Cách ghi chép và hạch toán chi tiết giống như Tài khoản “Thanh toán chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý”.
Việc chuyển tiêu chuyển tiền năm trước chỉ thực hiện khi Tài khoản 5143 “Thanh toán chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý” không còn số dư.
TÀI KHOẢN 52 – THANH TOÁN LIÊN HÀNG
Tài khoản 521 – Liên hàng năm nay
Tài khoản này mở tại các đơn vị Ngân hàng Nhà nước có giao dịch thanh toán liên hàng.
Tài khoản 521 có các tài khoản cấp III sau:
5211- Liên hàng đi năm nay
5212 – Liên hàng đến năm nay
5213 – Liên hàng đến năm nay đã đối chiếu
5214 – Liên hàng đến năm nay đợi đối chiếu
5215 – Liên hàng đến năm nay còn sai lầm.
Tài khoản 5211 – Liên hàng đi năm nay
Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản phát sinh về giao dịch liên hàng đi năm nay với các đơn vị Ngân hàng Nhà nước khác
Bên Nợ ghi: - Các khoản chi hộ Ngân hàng Nhà nước khác theo giấy báo Nợ liên hàng gửi đi.
Bên Có ghi: - Các khoản thu hộ Ngân hàng Nhà nước khác theo giấy báo Có liên hàng gửi đi.
Số dư Nợ: - Phản ảnh số chênh lệch chi hộ nhiều hơn thu hộ.
Số dư Có: - Phản ảnh số chênh lệch thu hộ nhiều hơn chi hộ.
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết.
Tài khoản 5212 – Liên hàng đến năm nay.
Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản tiếp nhận về giao dịch liên hàng đến năm nay với các Ngân hàng Nhà nước khác.
Bên Nợ ghi: - Số tiền Ngân hàng Nhà nước khác thu hộ theo giấy báo Có liên hàng nhận được.
- Số tiền các giấy báo Nợ liên hàng đã được đối chiếu
Bên Có ghi: - Số tiền Ngân hàng Nhà nước khác chi hộ theo giấy báo Nợ liên hàng nhận được.
- Số tiền các giấy báo Có liên hàng đã được đối chiếu.
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền các giấy báo Nợ liên hàng chưa được đối chiếu.
Hạch toán chi tiết: - Mở 2 tài khoản chi tiết:
1 – Giấy báo Có liên hàng năm nay chưa đối chiếu (Dư Nợ)
2 – Giấy báo Nợ liên hàng hàng năm chưa đối chiếu (Dư Có)
Tài khoản này trên bảng cân đối tài khoản để cả 2 số dư Nợ, dư Có, không được bù trừ cho nhau.
Tài khoản 5213 – Liên hàng đến năm nay đã đối chiếu
Tài khoản này dùng để hạch toán các giấy báo liên hàng đến năm nay đã được đối chiếu.
Bên Nợ ghi: - Tổng số tiền các giấy báo Có liên hàng năm nay trên sổ đối chiếu.
Bên Có ghi: - Tổng số tiền trên giấy báo Nợ liên hàng năm nay trên sổ đối chiếu.
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết, dùng sổ đối chiếu làm sổ kế toán chi tiết của tài khoản này.
Tài khoản 5214 – Liên hàng đến năm nay đợi đối chiếu
Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền của giấy báo liên hàng năm nay trên số đối chiếu có ghi nhưng Ngân hàng B chưa nhận được giấy báo liên hàng.
Bên Nợ ghi: - Số tiền của các giấy báo Nợ liên hàng đợi đối chiếu.
- Tất toán số tiền của các giấy báo Có liên hàng đợi đối chiếu
Bên Có ghi: - Số tiền của các giấy báo Có liên hàng đợi đối chiếu
- Tất toán số tiền của các giấy báo Nợ liên hàng đợi đối chiếu.
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền của các giấy báo Nợ liên hàng đợi đối chiếu chưa được giải quyết.
Số dư Có: - Phản ảnh số tiền của các giấy báo Có liên hàng đợi đối chiếu chưa được giải quyết.
Hạch toán chi tiết:- Mở 2 tài khoản chi tiết:
1 – Giấy báo Nợ liên hàng năm nay đợi đối chiếu (Dư Nợ)
2 – Giấy báo Có liên hàng năm nay đợi đối chiếu (Dư Có)
Tài khoản này trên bảng cân đối tài khoản để cả 2 số dư Nợ, dư Có, không được bù trừ cho nhau.
Tài khoản 5215 – Liên hàng đến năm nay còn sai lầm
Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản sai lầm phát sinh trong nghiệp vụ thanh toán liên hàng năm nay
Bên Nợ ghi: - Các khoản sai lầm trong nghiệp vụ thanh toán liên hàng mà Ngân hàng phải tạm ứng tiền để thanh toán.
- Điều chỉnh thanh toán sai lầm
Bên Có ghi: - Các khoản sai lầm trong nghiệp vụ thanh toán liên hàng mà Ngân hàng tạm giữ lại tiền chưa thanh toán được.
- Điều chỉnh thanh toán sai lầm
Hạch toán chi tiết: - Mở 2 tài khoản chi tiết:
1 – Sai lầm Ngân hàng phải tạm ứng tiền (Dư Nợ)
2 – Sai lầm Ngân hàng phải tạm ứng tiền (Dư Có)
Tài khoản này trên bảng cân đối tài khoản để cả 2 số dư Nợ, dư Co, không được bù trừ cho nhau.
Tài khoản 522 – Liên hàng năm trước
Tài khoản 522 có các tài khoản cấp III sau:
5221 – Liên hàng đi năm trước
5222 – Liên hàng đến năm trước
5223 – Liên hàng đến năm trước đã đối chiếu
5224- Liên hàng đến năm trước đợi đối chiếu
5225 – Liên hàng đến năm trước còn sai lầm
5226 – Chuyển tiêu liên hàng đi năm trước
5227 – Chuyển tiêu liên hàng đến năm trước
Tài khoản 5221 – Liên hàng đi năm trước
Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản phát sinh về giao dịch liên hàng đi thuộc năm trước với các Ngân hàng Nhà nước khác trong thời gian chưa quyết toán chuyển tiêu liên hàng năm trước.
Đến hết ngày 31-12 hàng năm, số dư trên tài khoản 5211 được chuyển sang tài khoản 5221 thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu).
Bên Nợ và bên Có của tài khoản này chỉ ghi số điều chỉnh sai lầm và tất toán số dư khi chuyển tiêu liên hàng.
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết
Tài khoản 5222- Liên hàng đến năm trước.
Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản tiếp nhận về giao dịch liên hàng năm trước với các Ngân hàng Nhà nước khác.
Đến hết ngày 31/12 hàng năm, số dư trên tài khoản 5212 được chuyển sang tài khoản 5222 thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu).
Bên Nợ ghi: - Số tiền Ngân hàng Nhà nước khác thu hộ theo giấy báo Có liên hàng năm trước nhưng năm nay mới nhận được.
- Số tiền trên giấy báo Nợ liên hàng năm trước đã được đối chiếu
Bên Có ghi: - Số tiền Ngân hàng Nhà nước khác chi hộ theo giấy báo Nợ liên hàng năm trước nhưng năm nay mới nhận được.
- Số tiền trên các giấy báo Có liên hàng năm trước đã được đối chiếu
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền các giấy báo Có liên hàng năm trước chưa đối chiếu.
Số dư Có: - Phản ảnh số tiền các giấy báo Nợ liên hàng năm trước chưa đối chiếu.
Hạch toán chi tiết: - Mở 2 tài khoản chi tiết:
1 – Giấy báo Có liên hàng năm trước chưa đối chiếu (Dư Nợ)
2 – Giấy báo Nợ liên hàng năm trước chưa đối chiếu (Dư Có)
Tài khoản 5223 – Liên hàng đến năm trước đã đối chiếu
Tài khoản này dùng để hạch toán các giấy báo liên hàng đến năm trước đã được đối chiếu
Đến hết ngày 31/12 hàng năm, số dư trên tài khoản 5213 được chuyển sang tài khoản 5223 thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu)
Bên Nợ ghi: - Tổng số tiền trên giấy báo Có liên hàng năm trước trên sổ đối chiếu.
- Tất toán số dư Có khi chuyển tiêu liên hàng
Bên Có ghi: - Tổng số tiền các giấy báo Nợ liên hàng năm trước trên sổ đối chiếu
- Tất toán số dư Nợ khi chuyển tiêu liên hàng
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết, dùng sổ đối chiếu liên hàng năm trước làm sổ kế toán chi tiết của tài khoản này.
Tài khoản 5224 – Liên hàng đến năm trước đợi đối chiếu.
Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền các giấy báo liên hàng năm trước trên sổ đối chiếu có ghi nhưng Ngân hàng B chưa nhận được giấy báo liên hàng.
Đến này 31/12 hàng năm, số dư trên tài khoản 5214 được chuyển sang tài khoản 5224 thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu).
Cách ghi chép và hạch toán chi tiết như tài khoản 5214.
Tài khoản 5225 – Liên hàng năm trước còn sai lầm
Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản sai lầm phát sinh trong nghiệp vụ thanh toán liên hàng thuộc năm trước.
Đến hết ngày 31/12 hàng năm, số dư trên tài khoản 5215 được chuyển sang tài khoản 5225 thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu)
Cách ghi chép và hạch toán chi tiết như tài khoản 5215.
Tài khoản 5226 – Chuyển tiêu liên hàng đi năm trước
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán Tài chính) để tập trung số dư tài khoản liên hàng đi năm trước do các đơn vị liên hàng chuyển về để chuyển liên hàng.
Bên Nợ ghi: - Số dư Nợ trên tài khoản liên hàng đi năm trước ở các đơn vị liên hàng chuyển về.
- Chuyển tiêu số dư Có của tài khoản khi quyết toán thanh toán liên hàng
Bên Có ghi: - Số dư Có trên tài khoản liên hàng đi năm trước ở các đơn vị liên hàng chuyển về
- Chuyển tiêu số dư nợ của tài khoản khi quyết toán thanh toán liên hàng
Số dư Nợ: - Phản ảnh số chênh lệch tổng cộng số dư Nợ lớn hơn tổng cộng số dư Có trên các tài khoản liên hàng đi năm trước của toàn hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
Số dư Có: - Phản ảnh số chênh lệch tổng cộng số dư Có lớn hơn tổng cộng số dư Nợ trên các tài khoản liên hàng đi năm trước của toàn hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết
Tài khoản 5227 – Chuyển tiền liên hàng đến năm trước
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước trung ương (Vụ Kế toán – tài chính) để tập trung số dư các tài khoản liên hàng đến năm trước do các đơn vị liên hàng chuyển về để chuyển tiêu liên hàng.
Bên Nợ ghi: - Số dư Nợ trên tài khoản liên hàng đến năm trước ở các đơn vị liên hàng chuyển về
- Chuyển tiêu số dư Có của tài khoản khi quyết toán thanh toán liên hàng.
Bên Có ghi: - Số dư Có trên tài khoản liên hàng đến năm trước ở các đơn vị liên hàng chuyển về.
- Chuyển tiêu số dư Nợ của tài khoản khi quyết toán thanh toán liên hàng
Số dư Nợ: - Phản ảnh số chênh lệch tổng cộng số dư Nợ lớn hơn tổng cộng số dư Có trên các tài khoản liên hàng đến năm trước của toàn hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
Số dư Có: - Phản ảnh số chênh lệch tổng cộng số dư Có lớn hơn tổng cộng số dư Nợ trên các tài khoản liên hàng đến năm trước của toàn hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản.
TÀI KHOẢN 59 – THANH TOÁN KHÁC GIỮA CÁC ĐƠN VỊ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Tài khoản 591 – Thanh toán khác giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước
Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản thu hộ, chi hộ giữa các đơn vị khác trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước phát sinh trong quá trình giao dịch.
Bên Nợ ghi: - Số tiền phải thu các đơn vị khác
- Số tiền phải trả cho các đơn vị khác
Bên Có ghi: - Số tiền phải trả cho các đơn vị khác
- Số tiền các đơn vị khác phải trả
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền còn phải thu các đơn vị khác
Số dư Có: - Phản ảnh số tiền còn phải trả cho các đơn vị khác
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị có quan hệ thanh toán
Loại 6: Vốn, quỹ và kết quả hoạt động của Ngân hàng
Loại này dùng để phản ảnh nguồn vốn, các quỹ, dự phòng rủi ro và kết quả hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
TÀI KHOẢN 60 – VỐN CỦA NGÂN HÀNG
Tài khoản 601 – Vốn pháp định
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước trung ương (Vụ Kế toán – Tài chính) dùng để phản ảnh vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước.
Bên Có ghi: - Nguồn vốn pháp định tăng
Bên Nợ ghi: - Nguồn vốn pháp định giảm
Số dư Có: - Phản ảnh vốn pháp định hiện có
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết
Tài khoản 602 – Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán Tài chính) dùng để phản ảnh nguồn vốn để xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước.
Bên Có ghi: - Nhận vốn xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định do Nhà nước cung cấp
- Vốn trang bị phương tiện tin học và an toàn kho quỹ được trích từ chi phí
- Tiền thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
- Giá trị tài sản cố định đã xây dựng mua sắm xong đưa vào sử dụng (nhập tài sản ở các Ngân hàng)
- Điều chỉnh tăng nguyên giá tài sản cố định
Bên Nợ ghi: - Số khấu hao cơ bản tài sản cố định nộp Ngân sách Nhà nước (giảm vốn Ngân sách Nhà nước cấp).
Bên Nợ ghi: - Số khấu hao cơ bản tài sản cố định Ngân sách Nhà nước (giảm vốn Ngân sách Nhà nước cấp)
- Chuyển vốn xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định cho các đơn vị trực thuộc
- Điều chỉnh giảm nguyên giá tài sản cố định
- Giảm vốn do chưa khấu hao cơ bản hết giá trị các tài sản cố định thanh lý.
Số dư Có: - Phản ảnh vốn xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định hiện có
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết
Tài khoản 603 – Vốn do đánh giá lại tài sản
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán Tài chính) dùng để phản ảnh số vốn của Ngân hàng được hình thành khi đánh giá lại vàng và ngoại tệ theo chủ trương của thống đốc Ngân hàng Nhà nước khi cần thiết do giá cả vàng, chứng khoán và tỷ giá ngoại tệ biến động lớn.
Các đơn vị kế toán Ngân hàng Nhà nước sau khi đánh giá lại vàng, chứng khoán và ngoại tệ phải chuyển số chênh lệch do đánh giá lại về Vụ Kế toán – Tài chính.
Tài khoản 603 có các tài khoản cấp III sau:
6031 – Đánh giá lại vàng
6032 – Đánh giá lại ngoại tệ
6033 – Đánh giá lại chứng khoán
Bên Nợ ghi: - Số vốn đã sử dụng
Số dư Có: - Phản ảnh số vốn đánh giá lại tài sản hiện có
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết
Tài khoản 609 – Vốn khác
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước trung ương (Vụ Kế toán Tài chính) dùng để phản ảnh các vốn khác của Ngân hàng được hình thành trong quá trình hoạt động theo chế độ quy định.
Bên Có ghi: - Số vốn được hình thành
Bên Nợ ghi: - Số vốn đã sử dụng
Số dư Có: - Phản ảnh các vốn khác hiện có
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại vốn
TÀI KHOẢN 61 – VỐN ĐƯỢC CẤP THEO CÁC MỤC ĐÍCH CHỈ ĐỊNH.
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán – Tài chính) dùng để phản ảnh số vốn bằng tiền Việt Nam của Nhà nước giao cho Ngân hàng Nhà nước trung ương để sử dụng vào các mục đích chỉ định (gồm nguồn vốn phát hành và nguồn vốn do Ngân sách Nhà nước cấp)
Tài khoản 61 có các tài khoản cấp II sau:
611 – Vốn được cấp để dự trữ ngoại hối
612- Vốn được cấp để cho vay đầu tư XDCB
613 – Vốn được cấp đẻ cho vay tín dụng đặc biệt
614 – Vốn được cấp để cho vay hỗ trợ đặc biệt
614 – Vốn được cấp để cấp vốn điều lệ cho doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành Ngân hàng
619 – Vốn được cấp để sử dụng vào mục đích khác
Bên Có ghi: - Số vốn của Nhà nước giao cho Ngân hàng Nhà nước để sử dụng vào các mục đích chỉ định
Bên Nợ ghi: - Số vốn Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng vào các mục đích chỉ định
- Số vốn chuyển trả lại cho Nhà nước
Số dư Có: - Phản ảnh số vốn Nhà nước giao cho Ngân hàng Nhà nước nhưng chưa sử dụng
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết
Riêng tài khoản 619 mở tài khoản chi tiết theo từng mục đích sử dụng
TÀI KHOẢN 62 – QUỸ VÀ DỰ PHÒNG
Tài khoản 621 – Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán – tài chính) dùng để phản ảnh Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà nước được trích lập theo quy định tại điều 46 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Bên Có ghi: - Số tiền trích lập quỹ hàng năm
Bên Nợ ghi: - Số tiền sử dụng quỹ
Số dư Có: - Phản ảnh số tiền hiện có của quỹ
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết
Tài khoản 622 – Khoản dự phòng rủi ro
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán – Tài chính) dùng để phản ảnh số tiền dự phòng bù đắp rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước được trích lập từ chi phí để lập theo chế độ quy định.
Bên Có ghi: - Số tiền trích lập dự phòng
Bên Nợ ghi: - Số tiền sử dụng dự phòng
Số dư Có: - Phản ảnh số tiền dự phòng rủi ro tín dụng còn lại chưa sử dụng
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết
TÀI KHOẢN 63- CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ NGOẠI TỆ
Tài khoản 631 – Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
Tài khoản này mở tại các Ngân hàng Nhà nước có hoạt động về ngoại tệ dùng để phản ảnh các khoản chênh lệch do điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ do đánh giá lại các tài khoản ngoại tệ, hạch toán bằng đồng Việt Nam
Bên Có ghi: - Số chênh lệch tăng do đánh giá lại số dư các tài khoản ngoại tệ theo tỷ giá mua thực tế của ngày cuối tháng
Bên Nợ ghi: - Số chênh lệch giảm do đánh giá lại số dư các tài khoản ngoại tệ theo tỷ giá mua thực tế của ngày cuối tháng
Số dư Có hoặc số dư Nợ: - Phản ảnh số chênh lệch Có hoặc số chênh lệch Nợ tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong năm chưa xử lý
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết
Số dư tài khoản này không hạch toán vào thu nhập hay chi phí mà để số dư trên báo cáo tài chính
TÀI KHOẢN 69 – CHÊNH LỆCH THU, CHI
Tài khoản 691 – Chênh lệch thu, chi năm nay
Tài khoản này dùng để phản ảnh số chênh lệch giữa thu và chi của Ngân hàng Nhà nước.
Bên Có ghi: - Số dư cuối năm của các tài khoản thu nhập của Ngân hàng chuyển sang khi quyết toán
Bên Nợ ghi: - Số dư cuối năm của các tài khoản chi phí chuyển sang khi quyết toán
Số dư Có: - Phản ảnh số chênh lệch thu lớn chi (số thực lãi).
Số dư Nợ: - Phản ảnh số chênh lệch chi lớn hơn (số thực lỗ).
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết
Đầu năm sau, số dư cuối năm của tài khoản 691 được chuyển thành số dư đầu năm mới của tài khoản 692: “Chênh lệch thu, chi năm trước” (không phải lập phiếu)
Tài khoản 692 – Chênh lệch thu, chi năm trước
Tài khoản này dùng để phản ảnh số lãi, lỗ năm trước của Ngân hàng Nhà nước và việc thanh toán số lãi, lỗ đó.
Bên Có ghi: - Chuyển số lỗ về Vụ Kế toán – Tài chính (các đơn vị Ngân hàng Nhà nước)
- Chuyển số lỗ năm trước vào các tài khoản thích hợp để thanh toán (Vụ Kế toán – tài chính)
Bên Nợ ghi: - Chuyển số lãi về Vụ Kế toán – Tài chính (các đơn vị Ngân hàng Nhà nước)
- Chuyển số lãi năm trước vào các tài khoản thích hợp để thanh toán (Vụ Kế toán – tài chính)
Số dư Có: - Phản ảnh số lãi năm trước chưa thanh toán
Số dư Nợ: - Phản ảnh số lỗ năm trước chưa thanh toán
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết
Sau khi báo cáo thu nhập, chi phí năm được duyệt, các đơn vị tất toán số dư Tài khoản 692 để chuyển về Ngân hàng Nhà nước trung ương (Vụ Kế toán – tài chính)
Loại 7: Các khoản thu
Loại tài khoản này phản ảnh các khoản thu nhập của Ngân hàng Nhà nước và bao gồm: Thu về nghiệp vụ tín dụng, hoạt động ngoại hối, nghiệp vụ chiết khấu các giấy tờ có giá, dịch vụ thanh toán, thông tin và ngân quỹ…và các khoản thu khác trong hoạt động Ngân hàng.
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
1-Loại tài khoản này chỉ phản ảnh các khoản thu nhập, không phản ảnh các khoản chi phí. Do đó, trong kỳ kế toán các tài khoản luôn được phản ảnh bên Có, cuối kỳ được chuyển toàn bộ sang tài khoản Kết quả hoạt động (Chênh lệch thu chi).
2- Đối với các khoản thu nhập từ các hoạt động mua bán chứng khoán, vàng, ngoại tệ…chỉ hạch toán phần chênh lệch giữa giá mua và bán (không phản ảnh tổng số tiền thu được từ việc bán chứng khoán, vàng, ngoại tệ…)
3- Đối với các khoản thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, CCLĐ thì phản ảnh tổng số tiền thu được do nhượng bán, thanh lý.
Các khoản thu nhập của Ngân hàng được hạch toán trên các tài khoản:
Tài khoản 70 – Thu về nghiệp vụ tín dụng
Tài khoản 71 – Thu về nghiệp vụ thị trường mở
Tài khoản 72 – Thu về hoạt động ngoại hối
Tài khoản 73 – Thu về dịch vụ
Tài khoản 74 – Thu phí và lệ phí
Tài khoản 79 – Các khoản thu khác
Trong các tài khoản cấp I trên đây, có các tài khoản cấp II và cấp III được phân chia theo nội dung và phạm vi thu.
Bên Có ghi: - Các khoản thu nghiệp vụ trong năm
Bên Nợ ghi: - Số tiền thoái thu các khoản thu trong năm
Số dư Có: - Phản ảnh các khoản thu nghiệp vụ trong năm cả Ngân hàng Nhà nước
Chuyển số dư Có vào tài khoản 691 – Chênh lệch thu, chi năm nay khi quyết toán cuối năm và không có số dư
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết
TÀI KHOẢN 70 – THU VỀ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG
Tài khoản 70 có các tài khoản cấp II sau:
Tài khoản 701 – Thu lãi tiền gửi: gồm các khoản thu lãi tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước ở trong nước (nếu cố) và ở nước ngoài.
Tài khoản 702 – Thu lãi cho vay: gồm các khoản thu lãi cho vay bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ đối với các Ngân hàng ở trong và đối với người ngoài
Tài khoản 703 – Thu về nghiệp vụ chiếu khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn: gồm các khoản thu lãi từ chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường trong nước và nước ngoài
Tài khoản 709 – Thu khác về hoạt động tín dụng: gồm các khoản thu của Ngân hàng Nhà nước ngoài các khoản thu nói trên về nghiệp vụ tín dụng.
TÀI KHOẢN 71 – THU VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
Tài khoản 71 có tài khoản cấp II sau:
Tài khoản 719 - Thu khác về nghiệp vụ thị trường mở : gồm các khoản thu của Ngân hàng Nhà nước ngoài các khoản thu nói trên về nghiệp vụ thị trường mở.
TÀI KHOẢN 72- THU VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI
Tài khoản 72 có các tài khoản cấp II sau :
Tài khoản 721 – Thu về mua bán vàng: gồm các khoản thu về hoạt động kinh doanh vàng như lãi về mua bán vàng…
Tài khoản 722 – Thu về mua bán ngoại tệ: gồm các khoản thu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ như lãi mua bán ngoại tệ…
Tài khoản 729 – Thu khác về giao dịch ngoại hối: gồm các khoản thu của Ngân hàng Nhà nước ngoài các khoản thu nói trên về hoạt động ngoại hối
Tài khoản 73 có các tài khoản cấp II sau:
Tài khoản 731 – Thu dịch vụ thanh toán: gồm các khoản thu phí dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Nhà nước đối với khách hàng
Tài khoản 732- Thu về dịch vụ thông tin: gồm các khoản thu về dịch vụ thông tin của Ngân hàng Nhà nước đối với khách hàng.
Tài khoản 733 – Thu về dịch vụ ngân quỹ: gồm các khoản thu làm dịch vụ ngân quỹ của Ngân hàng Nhà nước đối với khách hàng.
Tài khoản 739 – Các khoản thu dịch vụ khác: gồm các khoản thu của Ngân hàng Nhà nước ngoài các khoản thu nói trên về dịch vụ.
TÀI KHOẢN 74 – THU PHÍ VÀ LỆ PHÍ
Tài khoản 74 có tài khoản cấp II sau:
Tài khoản 741 – Thu phí và lệ phí: gồm các khoản thu phí và lệ phí theo chế độ quy định như phí cấp giấy phép hoạt động Ngân hàng, kinh doanh ngoại hối…
TÀI KHOẢN 79 – CÁC KHOẢN THU KHÁC
Tài khoản 79 có các tài khoản cấp II sau:
Tài khoản 791 – Thu từ tiêu hủy tiền và các phương tiện thanh toán thay tiền: gồm các khoản thu từ việc tiêu hủy tiền và các phương tiện thanh toán thay tiền.
Tài khoản 799- Các khoản thu khác: gồm các khoản thu của Ngân hàng Nhà nước ngoài các khoản thu nói trên như thu tiền phạt, tiền thừa quỹ, thừa công cụ lao động, thanh lý công cụ lao động…
Loại 8: Các khoản Chi
Loại tài khoản này phản ảnh các khoản chi phí của Ngân hàng Nhà nước và bao gồm: Chi phí hoạt động nghiệp vụ Ngân hàng, chi phí quản lý chung…
Loại tài khoản này trong kỳ kế toán luôn luôn được phản ảnh bên Nợ, cuối kỳ được chuyển toàn bộ sang tài khoản Kết quả hoạt động (chênh lệch thu chi)
Các khoản chi phí của Ngân hàng được hạch toán trên các tài khoản sau:
Tài khoản 80 – Chi hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng.
Tài khoản 82 – Chi cho cán bộ, công chức và nhân viên hợp đồng
Tài khoản 83 – Chi cho hoạt động quản lý và công vụ
Tài khoản 84 – Cho về tài sản
Tài khoản 87 – Chi lập quỹ dự phòng rủi ro
Tài khoản 89 – Các khoản chi khác
Trong các tài khoản cấp I trên đây, có các tài khoản cấp II và cấp III được phân chia theo từng nội dung loại chi phí.
Bên Nợ ghi: - Các khoản chi phí của Ngân hàng
Bên Có ghi: - Số tiền thu giảm chi các khoản chi trong năm
- Chuyển số dư Nợ vào tài khoản 691 – Chênh lệch thu chi năm nay khi quyết toán cuối năm
Số dư nợ: - Phản ảnh các khoản chi phí của Ngân hàng Nhà nước trong năm.
Hạch toán chi tiết: - Mở 1 tài khoản chi tiết.
TÀI KHOẢN 80 – CHI HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
Tài khoản 80 có các tài khoản cấp II sau:
Tài khoản 801 – Chi trả lãi tiền gửi: gồm các khoản trả lãi tiền gửi bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ cho các Tổ chức tín dụng ở trong và các tổ chức Quốc tế và pháp nhân nước ngoài.
Tài khoản 802 – Chi trả lãi tiền vay: gồm các khoản trả lãi tiền vay nước ngoài và trả lãi tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành.
Tài khoản 803- Chi về nghiệp vụ thị trường mở: gồm các khoản chi phí của Ngân hàng nhà nước về nghiệp vụ giao dịch mua bán chứng khoán : phần chênh lệch giữa mệnh giá chứng khoán (tín phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá…) và số tiền thu về bán chứng khoán; các khoản chi phí khác về nghiệp vụ thị trường mở.
Tài khoản 804 – Chi về hoạt động ngoại hối: gồm các khoản chi trực tiếp cho các hoạt động kinh doanh ngoại hối như lỗ về mua bán vàng bạc, ngoại tệ, phí nhờ tiêu thụ ngoại tệ, phí dịch vụ thanh toán ngoại tệ, mua bán các bản tin phục vụ cho việc kinh doanh ngoại tệ, thuế nhập khẩu vàng, chi phí vận chuyển, đóng gói, chế tác vàng…
Tài khoản 806 – Chi nộp thuế, phí và lệ phí: gồm các khoản chi nộp thuế và các khoản lệ phí theo quy định của Nhà nước như thuế đất, thuế trước bạ, lệ phí giao thông các phương tiện vận tải…
Tài khoản 808 –Lỗ phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ Ngân hàng: tài khoản này chỉ xử lý tập trung tại Ngân hàng TW gồm các khoản lỗ phát sinh do đánh giá lại vàng, ngoại tệ, chứng khoán, khoản chênh lệch chi lớn hơn thu của năm trước
Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:
Tài khoản 811 – Chi phí in, đúc tiền: tài khoản chỉ xử lý tập trung tại Ngân hàng Nhà nước TW
Tài khoản 812 – Chi phí in giấy tờ có giá và phương tiện thanh toán: tài khoản này chỉ xử lý tập trung tại Ngân hàng Nhà nước TW.
Tài khoản 813- Chi phí bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy: gồm các khoản chi phí về vận chuyển, bốc xếp, xăng dầu dùng cho vận chuyển tiền, kiểm đếm, phân loại, đóng gói, bảo vệ, tiêu hủy tiền, giấy tờ có giá và phương tiện thanh toán thay tiền.
TÀI KHOẢN 82 – CHI CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ NHÂN VIÊN HỢP ĐỒNG
Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:
Tài khoản 822 – Chi ăn trưa: gồm các khoản chi ăn trưa theo chế độ quy định
Tài khoản 823 – Chi trang phục giao dịch và bảo hộ lao động
Tài khoản 824 – Chi khen thưởng và phúc lợi: tài khoản này chỉ xử lý tập trung tại Ngân hàng Nhà nước TW (Vụ Kế toán – tài chính)
Tài khoản 825 – Các khoản chi để đóng góp theo lương: gồm các khoản chi nộp bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, nộp kinh phí công đoàn và các khoản chi khách theo chế độ.
Tài khoản 826 – Chi trợ cấp: gồm các khoản chi trợ cấp khó khăn, trợ cấp thôi việc…theo quy định của Nhà nước
Tài khoản 827 – Chi công tác xã hội
TÀI KHOẢN 83 – CHI CHO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ CÔNG VỤ
Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:
Tài khoản 831 – Chi về vật liệu và giấy tờ in: gồm các khoản chi mua sắm các loại vật liệu văn phòng, các tài sản mau hư rẻ tiền (không thuộc phạm vi công cụ lao động), xăng dầu (trừ xăng dầu dùng cho vận chuyển tiền), giấy tờ in thông thường, vật mang tin (như băng từ, đĩa từ…)
Tài khoản 823 – Chi công tác phí: gồm các khoản chi về công tác phí cho cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước được cử đi công tác trong nước và nước ngoài theo chế độ quy định
Tài khoản 833 – Chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ: gồm các khoản chi cho công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước như chi phí tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ…
Tài khoản 834 – Chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ: gồm các khoản chi nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các đề tài khoa học và công nghệ Ngân hàng (trừ các khoản chi đã được chi từ Đầu tư phát triển kỹ thuật nghiệp vụ và công nghệ Ngân hàng), chi thuê dịch tài liệu nước ngoài..
Tài khoản 835 – Chi bưu phí và điện thoại: gồm các khoản chi về cước phí tem thư chuyển công văn, bưu phẩm, cước phí sử dụng máy điện thoại…trả cho cơ quan bưu điện…
Tài khoản 836 – Chi xuất bản tài liệu, tuyên truyền, quảng cáo: gồm các khoản chi về xuất bản tạp chí và các bản tin hoạt động Ngân hàng, xuất bản các văn bản thể lệ chế độ của Ngân hàng, chi phí cho các cơ quan thông đại chúng để tuyên truyền, quảng cáo về hoạt động Ngân hàng, chi phí cho các cuộc hợp với cơ quan thông tin đại chúng, các khách hàng để phổ biến chủ trương chính sách và chế độ nghiệp vụ Ngân hàng…
Tài khoản 837 – Chi mua tài liệu, sách báo: gồm các khoản chi mua tài liệu, sách báo phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu…
Tài khoản 838 – Chi về các hoạt động đoàn thể của Ngân hàng Nhà nước
Tài khoản 839 – Các khoản chi phí quản lý khác: gồm các khoản chi về tiền điện, nước sử dụng ở cơ quan trả cho công ty điện lực, công ty cấp nước, chi làm vệ sinh cơ quan (dụng cụ phương tiện làm vệ sinh, thuê người làm vệ sinh…); chi y tế cơ quan (thuốc phòng, chữa bệnh…); chi hội nghị (sơ kết, tổng kết công tác, hội nghị chuyên đề theo chế độ quy định); chi lễ tân, khánh tiết, chi phí cho thanh tra, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước, chi phí phòng cháy, chữa cháy cho cơ quan (trừ khoản chi để bảo vệ kho tiền)…Riêng đối với chi thuê chuyển giao trong và ngoài nước chỉ thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước TW.
Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:
Tài khoản 841 – Khấu hao cơ bản tài sản cố định: là số tiền trích khấu hao cơ bản tài sản cố định ở các đơn vị phân bổ vào chi phí.
Tài khoản 842- Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản: gồm các khoản chi bảo dưỡng và sửa chữa tài sản, mua phụ tùng thay thế các bộ phận của tài sản bị hư hỏng, chi lắp đặt và sửa chữa hệ thống điện nước cho các công trình đang sử dụng…
Tài khoản 843 – Xây dựng nhỏ: gồm các khoản chi về xây dựng các công trình phụ không thuộc phạm vi nguồn vốn XDCB như tường rào, sân, cổng, nhà thường trực bảo vệ…
Tài khoản 844 – Mua sắm công cụ lao động: gồm các khoản chi mua sắm các tài sản thuộc đối tượng công cụ lao động theo quy định của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước TW.
Tài khoản 845 – Chi đầu tư phát triển kỹ thuật nghiệp vụ và công nghệ Ngân hàng: tài khoản này chỉ xử lý tập trung tại Ngân hàng Nhà nước TW (Vụ Kế toán – tài chính)
TÀI KHOẢN 87 – CHI LẬP QUỸ DỰ PHÒNG RỦI RO
Tài khoản này có tài khoản cấp II sau:
Tài khoản 871 – Chi lập quỹ dự phòng rủi ro: tài khoản này chi xử lý tập trung tại Ngân hàng Nhà nước TW (Vụ Kế toán - tài chính)
TÀI KHOẢN 89 – CÁC KHOẢN CHI KHÁC
Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:
Tài khoản 891 – Các khoản tổn thất: tài khoản này chỉ xử lý tập trung tại Ngân hàng Nhà nước TW (Vụ Kế toán – tài chính) và sau khi đã được thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt bằng văn bản.
Tài khoản 899 – Các khoản chi khác: gồm các khoản chi ngoài những chi đã nêu trên và theo chế độ quy định
Loại 9: Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán
Loại này dùng để phản ảnh tiền chưa công bố lưu hành ngân phiếu thanh toán, các chứng khoán của Ngân hàng Nhà nước, của Chính phủ…, những tài sản hiện có ở Ngân hàng nhưng không thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng như: tài sản nhận giữ hộ…
Về nguyên tắc, các tài khoản thuộc loại này được ghi chép theo phương pháp ghi “đơn” nghĩa là khi ghi vào một tài khoản thì không ghi quan hệ đối ứng với tài khoản khác.
Việc xác định giá trị tài sản để hạch toán vào các tài khoản này được căn cứ vào hợp đồng, biên bản giao nhận tài sản hoặc các chứng từ có liên quan khác.
TÀI KHOẢN 90 – TIỀN GIẤY VÀ TIỀN KIM LOẠI
Tài khoản 901 – Tiền chưa công bố lưu hành
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ kế toán – tài chính) dùng để phản ảnh số tiền giấy, tiền kim loại đã được in, đúc và dự trữ tại các kho tiền Ngân hàng Nhà nước nhưng chưa được phép lưu hành.
Bên Nhập ghi: - Số tiền nhập kho tiền dự trữ phát hành chưa công bố lưu hành (nhận của Nhà máy in tiền)
Bên Xuất ghi: - Số tiền xuất kho chuyển sang kho tiền dự trữ phát hành đã công bố lưu hành.
Số còn lại: - Phản ảnh số tiền dự trữ chưa công bố lưu hành của Nhà nước đang bảo quản
Hạch toán chi tiết: - Mở 2 tài khoản chi tiết
1- Tiền giấy
2- Tiền kim loại.
Tài khoản 902 – Tiền giao đi tiêu hủy
Tài khoản này mở tại Ngân hàng Nhà nước trung ương (Vụ Kế toán – tài chính) dùng để phản ảnh số tiền giao cho Hội đồng tiêu hủy để tiêu hủy.
Bên Nhập ghi: - Số tiền giao cho Hội đồng tiêu hủy để tiêu hủy (theo biên bản nhận tiền của Hội đồng tiêu hủy)
Bên Xuất ghi: - Số tiền để tiêu hủy (theo biên bản tiêu hủy của Hội đồng tiêu hủy)
- Số tiền không tiêu hủy nhập lại kho
Số còn lại: - Phản ảnh số tiền Hội đồng tiêu hủy đang bảo quản để tiêu hủy
Hạch toán chi tiết: - Mở 2 tài khoản chi tiết:
1 – Tiền giấy giao đi tiêu hủy
2 – Tiền kim loại giao đi tiêu hủy
Tài khoản 903 – Tiền đã bị tiêu hủy
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước trung ương (Vụ Kế toán – tài chính) dùng để phản ảnh số tiền rách nát, hư hỏng (thuộc tiền đang lưu hành) đã tiêu hủy.
Bên Nhập ghi : - Số tiền đã tiêu hủy (theo biên bản tiêu hủy của Hội đồng tiêu hủy).
Bên Xuất ghi : - Tất toán số dư khi thu đổi tiền mới.
Số còn lại : - Phản ảnh số tiền đang lưu hành đã tiêu hủy
Hạch toán chi tiết : - Mở 2 tài khoản chi tiết
Tiền giấy đã tiêu hủy
Tiền kim loại đã tiêu hủy
Tài khoản 908 – Tiền không có giá trị lưu hành
Tài khoản 9081 – Tiền mẫu
Tài khoản này dùng để hạch toán mệnh giá các loại tiền mẫu đang bảo quản.
Bên Nhập ghi : - Mệnh giá tiền mẫu đơn vị nhận về
Bên Xuất ghi : - Mệnh giá tiền mẫu chuyển giao đi.
Số còn lại : - Phản ảnh mệnh giá tiền mẫu đang bảo quản ở đơn vị.
Hạch toán chi tiết : - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tiền mẫu phát hành qua từng thời kỳ.
Có nhiều người chịu trách nhiệm bảo quản, các Ngân hàng phải mở thêm sổ theo dõi từng loại tiền mẫu giao cho từng người bảo quản.
Tài khoản 9082 – Tiền lưu niệm
Tài khoản này dùng để hạch toán các loại tiền lưu niệm để bán cho khách hàng.
Bên Nhập ghi : - Số tiền lưu niệm nhập kho, nhập quỹ.
Bên Xuất ghi : - Số tiền lưu niệm xuất kho xuất quỹ
Số còn lại : - Phản ảnh số tiền lưu niệm đang còn bảo quản trong kho, trong quỹ
Hạch toán chi tiết : - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tiền lưu niệm và theo kho quản lý
Tài khoản 9089 – Tiền nghi giả và tiền giả chờ xử lý
Tài khoản này dùng để hạch toán các loại tiền nghi giả, tiền giả thu ở khách hàng để chờ xử lý.
Bên Nhập ghi : - Số tiền nghi giả và tiền giả nhập kho
Bên Xuất ghi : - Số tiền nghi giả và tiền giả xuất kho
Số còn lại : - Phản ảnh số tiền nghi giả và tiền giả đang còn bảo quản trong kho
Hạch toán chi tiết : - Mở 1 tài khoản chi tiết theo từng loại tiền nghi giả, tiền giải và theo kho quản lý.
Tài khoản 909 – Tiền chưa công bố lưu hành đang vận chuyển
Bên Nhập ghi: - Số tiền xuất quỹ để vận chuyển đến kho tiền khác
Bên Xuất ghi – Số tiền đã vận chuyển đến kho tiền nhận (căn cứ vào Biên bản giao nhận tiền hoặc giấy báo của đơn vị nhận tiền)
Số còn lại: - Phản ảnh số tiền ở đơn vị đang vận chuyển trên đường.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng kho tiền nhận tiền vận chuyển đến.
TÀI KHOẢN 91 – NGÂN PHIẾU THANH TOÁN
Tài khoản 911 – Ngân phiếu thanh toán chưa phát hành
Tài khoản này chỉ mở ở Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán – tài chính) dùng để phản ảnh giá trị (mệnh giá) của các Ngân phiếu thanh toán in xong nhập và kho Ngân hàng Nhà nước Trung ương để dự trữ, chưa có lệnh phát hành
Bên Nhập ghi: - Giá trị (mệnh giá) của các Ngân phiếu thanh toán nhận của nhà in về nhập vào kho.
Bên Xuất ghi: - Giá trị (mệnh giá) của các Ngân phiếu thanh toán được phép xuất kho để phát hành.
Số còn lại: - Phản ảnh giá trị (mệnh giá) của các Ngân phiếu thanh toán còn dự trữ, chưa được phép phát hành.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng thời hạn và theo từng loại mệnh giá.
Tài khoản 912- Ngân phiếu thanh toán giao đi tiêu hủy
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ kế toán – tài chính).
Nội dung hạch toán tài khoản này giống như hạch toán tài khoản 902 – Tiền giao đi tiêu hủy. Ghi theo giá trị (mệnh giá) của các Ngân phiếu thanh toán
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại Ngân phiếu thanh toán
Tài khoản 913 – Ngân phiếu thanh toán đã tiêu hủy
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán – Tài chính)
Nội dung hạch toán tài khoản này giống như hạch toán tài khoản 903 – Tiền đã tiêu hủy. Ghi theo giá trị (mệnh giá) của các Ngân phiếu thanh toán.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại Ngân phiếu thanh toán.
Tài khoản 914 – Ngân phiếu thanh toán nghi giả, bị rách, nát, hư hỏng, phá hoại chờ xử lý
Tài khoản này dùng để phản ảnh các Ngân phiếu thanh toán giả, nghi giả, bị phá hoại (bị cắt xén, tẩy xóa, sửa chữa, rách nát) hoặc quá thời hạn thanh toán đang chờ xử lý
Bên Nhập ghi: - Giá trị của các Ngân phiếu thanh toán giả, nghi giả, bị phá hoại, bị quá hạn Ngân hàng thu vào để chờ xử lý
Bên Xuất ghi: - Giá trị của các Ngân phiếu thanh toán giả, nghi giả, bị phá hoại, bị quá hạn đã được xử lý.
Số còn lại: - Phản ảnh giá trị của các Ngân phiếu thanh toán giả, nghi giả, bị phá hoại, bị quá hạn chưa được xử lý
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng có Ngân phiếu thanh toán nộp vào Ngân hàng.
Tài khoản 918 – Ngân phiếu thanh toán mẫu
Tài khoản này dùng để phản ảnh mệnh giá các loại Ngân phiếu thanh toán mẫu đang bảo quản.
Bên Nhập ghi: - Mệnh giá Ngân phiếu thanh toán mẫu đơn vị nhận về
Bên Xuất ghi: - Mệnh giá Ngân phiếu thanh toán mẫu chuyển giao đi
Số còn lại: - Phản ảnh mệnh giá Ngân phiếu thanh toán mẫu đang bảo quản ở đơn vị
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại Ngân phiếu thanh toán mẫu phát hành qua từng thời kỳ
Trường hợp có nhiều người chịu trách nhiệm bảo quản, các Ngân hàng phải mở thêm sổ theo dõi từng loại Ngân phiếu thanh toán mẫu giao cho từng người bảo quản
TÀI KHOẢN 92 – CÁC CAM KẾT TRẢ NỢ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Tài khoản 921 – Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước mẫu
Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị (mệnh giá) của các loại Tín phiếu ngân hàng Nhà nước mẫu đơn vị đang bảo quản.
Bên Nhập ghi: - Giá trị (mệnh giá) của Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước mẫu đơn vị nhận về.
Bên Xuất ghi: - Giá trị (mệnh giá) của Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước mẫu đơn vị chuyển giao đi.
Số còn lại: - Phản ảnh giá trị (mệnh giá) của Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước mẫu đang bảo quản ở đơn vị.
Hạch toán chi tiết: -Mở 1 tài khoản chi tiết theo từng loại mệnh giá của Tín hiếu Ngân hàng Nhà nước mẫu phát hành theo từng đợt.
Trường hợp có nhiều người chịu trách nhiệm bảo quản, các Ngân hàng phải mở thêm sổ theo dõi từng loại Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước mẫu giao cho từng người bảo quản.
Ngoài sổ tài khoản chi tiết, Ngân hàng phải mở sổ theo dõi chi tiết từng thời hạn thanh toán, lãi suất (nếu có) của Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Tài khoản 922 – Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị (mệnh giá) của các loại Tín phiếu Ngân hàng đang bảo quản tại đơn vị.
Bên Nhập ghi: - Giá trị (mệnh giá) của các Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đơn vị nhận về
Bên Xuất ghi: - Giá trị (mệnh giá) của các Tín phiếu Ngân hàng nhà nước bán ra hoặc chuyển cho Ngân hàng Nhà nước (khi có lệnh của Ngân hàng Nhà nước TW)
Số còn lại: - Phản ảnh giá trị (mệnh giá) của các đơn vị Tín hiếu Ngân hàng Nhà nước đơn vị đang bảo quản
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản hạch toán chi tiết theo từng loại mệnh giá Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, người và nơi bảo quản
TÀI KHOẢN 93 – CÁC VĂN BẢN, CHỨNG TỪ CAM KẾT
Tài khoản 931 – Cam kết bảo lãnh cho các Tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài
Tài khoản này mở tại các đơn vị Ngân hàng Nhà nước được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép được bảo lãnh cho các tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài (trường hợp có chỉ định của Thủ tưởng Chính phủ), dùng để phản ảnh số tiền Ngân hàng bảo lãnh cho các Tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài.
Bên Nhập ghi: - Số tiền bảo lãnh
Bên Xuất ghi: - Số tiền thanh toán trả nước ngoài
- Số tiền chuyển vào tài khoản trong bảng cân đối kế toán
- Các khoản trả thay khách hàng được bảo lãnh
Số còn lại: - Phản ảnh số tiền bảo lãnh còn phải thanh toán với nước ngoài
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết từng Tổ chức tín dụng được bảo lãnh.
Tài khoản 933 - Các cam kết giao dịch hối đoái
Tài khoản này dùng để phản ảnh những khoản thanh toán mà Tổ chức tín dụng sẽ thực hiện cam kết hợp đồng giao dịch hối đoái đã thỏa thuận. Các cam kết này sẽ được hạch toán theo số tiền ghi trên hợp đồng.
Bên Nhập ghi: - Số tiền cam kết thanh toán
Bên Xuất ghi: - Số tiền cam kết đã thanh toán (hoặc đã cam kết hủy cam kết hợp đồng giao dịch)
Số còn lại: - Phản ảnh số tiền cam kết còn phải thanh toán với khách hàng
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng hợp đồng và khách hàng cùng cam kết
Tài khoản 933 có các tài khoản cấp III:
9333 – Cam kết Mua ngoại tệ có kỳ hạn
9334 – Cam kết Bán ngoại tệ có kỳ hạn
Tài khoản 9333 – Cam kết Mua ngoại tệ có kỳ hạn (forward)
Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản thanh toán mà Tổ chức tín dụng sẽ thực hiện theo cam kết hợp đồng Mua ngoại tệ thanh toán có kỳ hạn để Mua ngoại tệ theo tỷ giá thỏa thuận theo ghi trong hợp đồng, việc thanh toán này phải được người ban thực hiện tại thời điểm trong tương lai (theo quy định nhiều hơn 2 ngày kể từ ngày giao dịch)
Tài khoản 9334 –Cam kết Bán ngoại tệ có kỳ hạn (forward)
Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản thanh toán mà Tổ chức tín dụng sẽ thực hiện theo cam kết hợp đồng Bán ngoại tệ thanh toán có kỳ hạn để Bán ngoại tệ theo tỷ giá thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng, việc thanh toán này được người bán thực hiện tại thời điểm trong tương lai (theo quy định này nhiều hơn 2 ngày kể từ ngày giao dịch).
Tài khoản 939 – Các cam kết khác
Tài khoản này dùng để phản ảnh những khoản thanh toán mà Ngân hàng sẽ thực hiện theo các cam kết đã thỏa thuận. Các cam kết này sẽ được hạch toán theo số tiền ghi trên hợp đồng.
Nội dung hạch toán tài khoản 939 giống như nội dung hạch toán tài khoản 931.
TÀI KHOẢN 94 – LÃI CHƯA THU ĐƯỢC
Tài khoản 941 – Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam
Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản lãi Ngân hàng Nhà nước cho vay chưa thu được.
Bên Nhập ghi: - Số tiền trên các phiếu tính lãi chưa thu được.
Bên Xuất ghi: - Số lãi thu được.
Số Còn lại: - Phản ảnh số lãi cho vay chưa thu được.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị vay chưa trả lãi cho Ngân hàng
Tài khoản 942 – Lãi cho vay chưa thu được bằng ngoại tệ
Tài khoản này mở tại các đơn vị Ngân hàng Nhà nước được phép cho vay bằng ngoại tệ dùng để hạch toán số lãi Ngân hàng Nhà nước cho vay ngoại tệ chưa thu được.
Bên Nhập ghi: - Số tiền lãi ngoại tệ chưa thu được
Bên Xuất ghi: - Số tiền lãi ngoại tệ đã thu được
Số còn lại: - Phản ảnh số tiền lãi ngoại tệ chưa thu được
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị vay chưa trả lãi cho Ngân hàng
TÀI KHOẢN 95 – CHỨNG KHOÁN CHÍNH PHỦ
Tài khoản 951 – Chứng khoán Chính phủ mẫu
Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị (mệnh giá) của các loại chứng khoán Chính phủ mẫu (Tín phiếu Kho bạc, Trái phiếu Kho bạc…) đơn vị đang bảo quản.
Bên Nhập ghi: - Giá trị (mệnh giá) của các chứng khoán Chính phủ mẫu đơn vị nhận về.
Bên Xuất ghi: - Giá trị (mệnh giá) của các chứng khoán Chính phủ mẫu đơn vị chuyển giao đi
Số còn lại: - Phản ảnh giá trị (mệnh giá) của các chứng khoán Chính phủ mẫu đang bảo quản ở đơn vị.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại mệnh giá của chứng khoán Chính phủ mẫu phát hành theo từng đợt.
Trường hợp có nhiều người chịu trách nhiệm bảo quản, các Ngân hàng phải mở thêm sổ theo dõi từng loại chứng khoán Chính phủ mẫu giao cho từng người bảo quản.
Ngoài sổ tài khoản chi tiết, Ngân hàng phải mở sổ theo dõi chi tiết từng thời hạn thanh toán, lãi suất (nếu có) của chứng khoán Chính phủ.
Tài khoản 953 – Chứng khoán Chính phủ đã phát hành
Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị (mệnh giá) của các loại chứng khoán Chính phủ (Tín phiếu KB, Trái phiếu KB…) loại ghi sổ đã phát hành (đã bán ra).
Bên Nhập ghi: - Giá trị (mệnh giá) của các chứng khoán Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra
Giá trị (mệnh giá) của các chứng khoán Chính phủ khách hàng mua lại của các đơn vị khác
Bên Xuất ghi: - Giá trị (mệnh giá) của các chứng khoán Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã thanh toán tiền cho khách hàng khi đến hạn trả tiền.
Giá trị (mệnh giá) của các chứng khoán Chính phủ, khách hàng mua lại của các đơn vị khác.
Số còn lại: - Phản ảnh giá trị (mệnh giá) của các chứng khoán Chính phủ loại ghi sổ, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra nhưng chưa thanh toán tiền cho khách hàng.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng thời hạn thanh toán của chứng khoán Chính phủ, theo từng khách hàng mua chứng khoán Chính phủ.
Tài khoản 955 – Giá trị chứng khoán Chính phủ Tổ chức tín dụng đưa cầm cố bị phong tỏa
Tài khoản này mở tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định làm đại lý phát hành tín phiếu, Trái phiếu Kho bạc (loại ghi sổ) của Tổ chức tín dụng cầm cố cho Tổ chức tín dụng khác để vay vốn và bên nhận cầm cố (bên Tổ chức tín dụng cho vay) yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phong tỏa để đảm bảo nợ.
Bên Nhập ghi: - Giá trị Tín phiếu, Trái phiếu Kho bạc (loại ghi sổ) của TCTD mua đưa cầm cố vay vốn, đang bị NHNN phong tỏa
Bên Xuất ghi: - Giá trị Tín phiếu, Trái phiếu Kho bạc (loại ghi sổ) được giải trừ (chấm dứt phong tỏa)
- Giá trị Tín phiếu, trái phiếu Kho bạc đang bị phong tỏa, bên mua (TCTD) chuyển hẳn quyền sở hữu cho đơn vị khác (bên nhận cầm cố)
Số còn lại: - Phản ảnh giá trị của Tín phiếu, Trái phiếu Kho bạc (loại ghi sổ) thuộc quyền sở hữu của TCTD đưa cầm cố đang bị NHNN phong tỏa.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo đơn vị có Tín phiếu, Trái phiếu Kho bạc (loại ghi sổ) đang bị NHNN phong tỏa.
Ngoài sổ tài khoản chi tiết, Ngân hàng phải lưu Biên bản cùng các tài liệu khác có liên quan và mở sổ theo dõi chi tiết loại Tín phiếu, Trái phiếu Kho bạc (loại ghi sổ) cầm cố.
TÀI KHOẢN 96 – NỢ KHÓ ĐÒI ĐÃ XỬ LÝ
Tài khoản 961 – Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi
Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản nợ bị tổn thất đã dùng dự phòng rủi ro để bù đắp, đang trong thời gian theo dõi để có thể tiếp tục thu hồi dần. Thời gian theo dõi trên tài khoản này phải theo quy định của Bộ tài chính, hết thời gian quy định mà không thu được thì cũng hủy bỏ.
Bên Nhập ghi: - Số tiền nợ khó đòi đã được bù đắp nhưng đưa ra theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán.
Bên Xuất ghi: - Số tiền thu hồi được của khách hàng.
- Số tiền nợ bị tổn thất đã hết thời hạn theo dõi
Số còn lại: - Phản ảnh số nợ bị tổn thất được bù đắp nhưng vẫn phải tiếp tục theo dõi thu hồi
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng nợ và từng khoản nợ.
TÀI KHOẢN 99 – TÀI SẢN VÀ CHỨNG TỪ KHÁC
Tài khoản 991 – Kim loại quý, đá quý giữ hộ
Tài khoản này dùng để phản ảnh kim loại quý, đá quý của các đơn vị, cá nhân nhờ Ngân hàng Nhà nước giữ hộ. Giá kim loại quý, đá quý giữ hộ được hạch toán theo giá trị của hiện vật (theo thời điểm giao nhận). Trường hợp không xác định được giá thì hạch toán theo hiện vật theo giá quy ước mỗi gói, hộp, thùng niêm phong là 1đ (một đồng Việt Nam)
Bên Nhập ghi : - Giá trị kim loại quý, đá quý nhập kho để giữ hộ
Bên Xuất ghi: - Giá trị kim loại quý, đá quý xuất kho trả lại cho người gửi
Số còn lại: - Phản ảnh giá trị kim loại quý, đá quý Ngân hàng Nhà nước đang giữ hộ
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo đơn vị, cá nhân có kim loại quý, đá quý nhờ giữ hộ.
Ngoài sổ tài khoản chi tiết, Ngân hàng phải lưu biên bản giao nhận kim loại quý, đá quý giữ hộ để theo dõi hiện vật.
Tài khoản 922 – Tài sản khác giữ hộ
Tài khoản này dùng để phản ảnh các tài sản (trừ kim loại quý, đá quý đã hạch toán ở tài khoản 991) của các đơn vị khác giao cho Ngân hàng Nhà nước giữ hộ theo chế độ quy định. Giá trị của tài sản giữ hộ được hạch toán theo giá thực tế của hiện vật, nếu chưa có giá thì tạm xác định giá để hạch toán
Bên Nhập ghi: - Giá trị tài sản Ngân hàng nhận giữ hộ
Bên Xuất ghi: - Giá trị tài sản trả lại người gửi
Số Còn lại: - Phản ảnh giá trị tài sản đang giữ hộ.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo đơn vị có tài sản nhờ giữ hộ
Ngoài sổ tài khoản chi tiết, Ngân hàng phải lưu biên bản giao nhận tài sản giữ hộ để theo dõi hiện vật.
Tài khoản 993 – Tài sản thuê ngoài
Tài khoản này dùng để phản ảnh các tài sản Ngân hàng Nhà nước thuê ngoài để sử dụng.
Bên Nhập ghi: - Giá trị tài sản thuê ngoài
Bên Xuất ghi: - Giá trị tài sản trả lại người sở hữu
Số Còn lại: - Phản ảnh giá trị tài sản thuê ngoài Ngân hàng Nhà nước đang bảo quản.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản.
Ngoài sổ tài khoản chi tiết, Ngân hàng phải mở sổ theo dõi chi tiết tài sản của từng người sở hữu
Tài khoản 994 – Các loại giấy tờ có giá khác nhận cầm cố đang bảo quản
Tài khoản này dùng để phản ảnh các tài sản thế chấp các tổ chức tín dụng vay vốn Ngân hàng Nhà nước theo chế độ cho vay quy định.
Bên Nhập ghi: - Giá trị tài sản thế chấp giao cho Ngân hàng Nhà nước quản lý để bảo quản nợ vay.
Bên Xuất ghi: - Giá trị tài sản thế chấp trả lại tổ chức tín dụng vay khi trả được nợ.
- Giá trị tài sản thế chấp được để phát mại để trả nợ vay Ngân hàng Nhà nước.
Số còn lại: - Phản ảnh giá trị tài sản thế chấp mà Ngân hàng Nhà nước đang quản lý.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản thế chấp
Ngoài sổ tài khoản chi tiết, Ngân hàng phải mở sổ theo dõi chi tiết tài sản thế chấp của từng tổ chức tín dụng vay vốn.
Tài khoản 999 – Các chứng từ có giá trị khác đang bảo quản
Tài khoản này dùng để phản ảnh các chứng từ có giá trị mà Ngân hàng Nhà nước đang chịu trách nhiệm bảo quản như sổ tiết kiệm, phiếu công trái của khách hàng nhờ Ngân hàng giữ hộ…Giá trị của các chứng từ được hạch toán theo đúng số tiền ghi trên chứng từ.
Bên Nhập ghi: - Giá trị các chứng từ nhận vào phải bảo quản
Bên Xuất ghi: - Giá trị các chứng từ xuất ra.
Số còn lại: - Phản ảnh giá trị các chứng từ Ngân hàng Nhà nước đang bảo quản
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại chứng từ đang bảo quản.
Ngoài sổ tài khoản chi tiết, Ngân hàng phải mở sổ theo dõi chi tiết các chứng từ của từng đơn vị, cá nhân nhờ giữ hộ.
IV. BẢNG CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC (BALANCE SHEET)
Điều.
1- Bản chất và mục đích của bảng cân đối tài chính
Bảng cân đối tài chính của Ngân hàng Nhà nước là báo cáo tổng hợp, phản ảnh tổng quát toàn bộ hoạt động về tài chính của Ngân hàng Nhà nước được sử dụng như thế nào và nguồn gốc hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm.
Số liệu trên Bảng cân đối tài chính cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Ngân hàng theo cấu trúc tài sản, nguồn gốc và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối tài chính có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng,
2 – Kết cấu của Bảng cân đối tài chính
Bảng cân đối tài chính được chia làm hai phần:
+ Phần tài sản Có (Assets)
+ Phần tài sản Nợ (Liabilities)
3- Cơ sở số liệu để lập Bảng cân đối tài chính.
Căn cứ vào Bảng cân đối tài khoản.
4– Bảng cân đối tài chính của Ngân hàng Nhà nước
Ngày 31-12-199
TÀI SẢN CÓ
1/ Tiền mặt (gồm cả Ngân phiếu thanh toán)
2/ Vàng và tiền mặt ngoại tệ
- Vàng
- Ngoại tệ
3/ Tiền gửi, cho vay, đầu tư và các quyền đòi nợ nước ngoài
4/ Đầu tư chứng khoán trong nước
5/ Tái cấp vốn và tạm ứng trong nước
- Nhà nước
- Các Ngân hàng
6/ Tài sản cố định
7/ Tài sản khác
8/ Tài sản Có khác
----------------------------------
Tổng cộng Tài sản Có
TÀI SẢN NỢ
1/ Tiền và Ngân phiếu thanh toán để phát hành
2/ Các cam kết của Ngân hàng Nhà nước bằng tín phiếu
3/ Các khoản Nợ đối với nước ngoài
- Ngoại tệ
- Đồng Việt Nam
4/ Thanh toán với Nhà nước
5/ Tiền gửi của các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam
- Ngoại tệ
- Đồng Việt Nam
6/ Vốn và quỹ của Ngân hàng
- Vốn
-Quỹ và dự phòng
7/ Tài sản Nợ khác
--------------------------------------
Tổng cộng tài sản Nợ
5- Phương pháp tính, ghi các chỉ tiêu trong Bảng cân đối tài chính
TÀI SẢN CÓ
a/ Tiền mặt: bao gồm tiền mặt bằng đồng Việt Nam và Ngân phiếu thanh toán tại đơn vị để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng; tổng số dư trên tài khoản 103;111
b/ Vàng và tiền mặt ngoại tệ: bao gồm tiền mặt bằng ngoại tệ và vàng của Ngân hàng Nhà nước; tổng số dư trên các tài khoản 12;13, cụ thể:
- Vàng lấy từ số dư trên các tài khoản 13
- Ngoại tệ lấy từ số dư trên tài khoản 12
c/ Tiền gửi, cho vay, đầu tư và các quyền đòi nợ nước ngoài: bao gồm tổng số dư của các tài khoản: 20, 21 [bằng dư Nợ TK 20 + (tổng số dư Nợ các tài khoản từ TK 211 đến 217 trừ đi (-) dư Có TK 219)]
d/ Đầu tư chứng khoán trong nước: bao gồm giá trị các tín phiếu, trái phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các chứng khoán khác do trong nước phát hành mà Ngân hàng Nhà nước đang mua vào; tổng số dư của tài khoản; 22 [bằng tổng số dư Nợ các tài khoản từ TK 221 đến 225 trừ đi (-) dư Có TK 229]
e/ Tái cấp vốn và tạm ứng trong nước: lấy tổng số dư trên các tài khoản 23, 24, 25, 26, 27, 29
- Cho Ngân sách Nhà nước là tổng số dư trên tài khoản 23
- Cho các Ngân hàng là tổng số dư trên các tài khoản 24, 25, 26, 27, 29
g/ Tài sản cố định: gồm những bất động sản và trang bị, tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước, là tổng số dư trên tài khoản 30 (bằng dư Nợ TK 301 + dư Nợ TK 302 – dư Có TK 305).
h/ Tài sản khác là tổng số dư trên tài khoản 31 (bằng dư Nợ TK 313 + (dư Nợ 311 – dư Có TK 312).
i/ Tài sản Có khác gồm các khoản phải thu khác của Ngân hàng Nhà nước, là tổng số dư Nợ trên các tài khoản 32, 36 và phần chênh lệch chi lớn hơn thu (nếu có)
TÀI SẢN NỢ
a/ Tiền và Ngân phiếu thanh toán để phát hành: số tiền mặt và ngân phiếu thanh toán được phát hành vào lưu thông: bằng dư Có TK 401 – dư Nợ TK 101 – dư Nợ TK 102 + dư Có TK 402.
b/ Các cam kết của Ngân hàng Nhà nước bằng tín phiếu: lượng tiền thu được do Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu, là số dư của tài khoản 41.
c/ Các khoản Nợ đối với nước ngoài bao gồm tiền gửi, tiền vay các Tổ chức Quốc tế; lấy tổng số dư tài khoản 42; 43
-bằng Ngoại tệ là số dư của tài khoản 42
-bằng Đồng Việt Nam là số dư của tài khoản 43
d/ Thanh toán với Nhà nước: gồm tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và vốn ủy thác đầu tư của Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước để thực hiện các mục tiêu đã định, là số dư của tài khoản 44.
e/ Tiền gửi của các Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam là tổng số dư tài khoản 45.
Bằng Ngoại tệ là tổng số dư của các tài khoản 4512, 455
Bằng Đồng Việt Nam là tổng số dư của các tài khoản 4511, 453
h/ Vốn và quỹ của Ngân hàng: lấy số dư các tài khoản 60, 61, 62, 63
- Vốn là số dư của tài khoản 60
-Quỹ và dự phòng là số dư của tài khoản 62
- Chênh lệch tỷ giá: số dư tài khoản 63
g/ Tài sản Nợ khác:
- Tổng số dư của các tài khoản 46, 48 (bằng dư Có TK 46 + dư Có TK 48 – dư Nợ 48)
- Chênh lệch thu chi (dư Có TK 69 + dư Có TK loại 7 – dư Nợ loại 8)
1- Việc sửa, bổ sung các tài khoản vào hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định
2- Vụ Trưởng Vụ kế toán – Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này tại các đơn vị Ngân hàng Nhà nước.
BẢNG QUY ĐỊNH MÃ NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Đính kèm theo quyết định số 425/1998/QĐ- NHNN ngày 17-12-1998)
STT | Tên nước | Tên tiền, đơn vị tiền tệ và đơn vị tiền lẻ | Ký hiệu bằng chữ | Ký hiệu bằng số |
01 | Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Châu Âu | SDR | SDR
| 10 |
02 | Rúp chuyển nhượng | Euro | ERU | 11 |
03 | Mỹ | Dollar/ Cent | RCN | 12 |
04 | CHLB Đức | Deutsche Mark /Pfennig | USD | 13 |
05 | Anh và Bắc Ailen | Pound/ New pence | DEM | 14 |
06 | Pháp | Franc/Centimes | GBP | 15 |
07 | Nhật | Yên/ Sen | FRF | 16 |
08 | Italya | Li re | JPY | 17 |
09 | Canada | Dollar/Cents | ITL | 18 |
10 | Thụy Điển | Krona/Ore | CAD | 19 |
11 | Nauy | Krona/Ore | SEK | 20 |
12 | Đan Mạch | Krona/Ore | NOK | 21 |
13 | Hà Lan | Florin/Cents | DKK | 22 |
14 | Phần Lan | Finmark/Pennia | NLG | 23 |
15 | Bỉ | Fran belge/ Centimes | FIM | 24 |
16 | Ai rơ len | Pound/Newpence | BEF | 25 |
17 | Thụy sĩ | Franc/Centimes | IEP | 26 |
18 | Úc | Dollar/Cents | CHF | 27 |
19 | Luc xam bua | Franc/Centimes | AUD | 28 |
20 | Áo | Schilling/Groschen | LUF | 29 |
21 | Tây Ban Nha | Peseta | ATS | 30 |
22 | Bồ Đào Nha | Escudo/Centavos | ESP | 31 |
23 | Djibouti | Franc/Centmes | PTE | 32 |
24 | Hy Lạp | Drachme/Lepta | GRD | 33 |
25 | Ấn Độ | Rupie/Paise | INR | 34 |
26 | Hồng Công | Dollar/Cents | HKD | 35 |
27 | Trung Quốc | Yuan/Cents | CNY | 36 |
28 | Thái Lan | Baht/Satang | THB | 37 |
29 | Singapo | Dollar/Cent | SGD | 38 |
30 | Lào | Kip/At | LAK | 39 |
31 | Campuchia | Riel/Sen | KHR | 40 |
32 | Malaysia | Ringitt/Sen | MYR | 41 |
33 | I rắc | Dinar/Piyals/Rils | IQD | 42 |
34 | Philipin | Peso/Centavos | PHP | 43 |
35 | Indonesia | Rupiah/Sen | IDR | 44 |
36 | Đài Loan | Dollar/Cents | TWD | 45 |
37 | Nam Triều Tiên | Won/Chon | KRW | 46 |
38 | Bắc Triều Tiên | Won/Zeus | KPW | 47 |
39 | Miến Điện | Kyat/Pyas | BUK | 48 |
40 | Ma Cao | Pataca/Avos | MOP | 49 |
41 | Iran | Rial | IRR | 50 |
42 | Srilan ca | Robpie/Cent | LKR | 51 |
43 | Băng la đét | Taka/Poishia | BDT | 52 |
44 | SNS (Nga) | Ruble/Kopecks | USR | 53 |
45 | Ba Lan | Zloty/ Groszy | PLZ | 54 |
46 | Bun ga ri | Lev/Stotinki | BGL | 55 |
47 | Hung ga ri | Forint/Filler | HUF | 56 |
48 | An ba ni | Lek/Quintar | ALL | 57 |
49 | Mông Cổ | Tugrik/Mongo | MNT | 58 |
50 | Rum ma ni | Leu/Bani | RCL | 59 |
51 | Tiệp Khắc | Koruna/Haleru | CSK | 60 |
52 | Cu Ba | Peso/Centavos | CUP | 61 |
53 | Bra zin | Cruzeiro | BRE | 62 |
54 | An gie ri | Dinar/Centavos | DZD | 63 |
55 | Nam Tư | Dinar/Para | YUD | 64 |
56 | CHDC ND Yemen | Rial/Fils | YER | 65 |
57 | Achentina | Austral/Centavos | ARS | 66 |
58 | Me hi co | Peso/Centvos | MXP | 67 |
59 | Etiopia | Birr/Cents | ETB | 68 |
60 | Ăng go la | Kwanza/Lwei | AOK | 69 |
61 | Mô dăm bích | Metical/Centavos | MZM | 70 |
62 | Ni ca ra goa | Cordoba/Centavos | NIC | 71 |
63 | Ca mơ run | Franc/Centimes | XAF | 72 |
64 | Ôn đu rát | Peseta và Franc | ESP | 73 |
65 | CH Chi Lê | Franc/Centimes | GNF | 74 |
66 | Brunay | Dollar/Cent | BND | 75 |
67 | Li Bi | Dinar/Dirham | LYD | 76 |
68 | Tuy ni di | Dinar/Millimes | TND | 77 |
69 | Ma rốc | Dirham/Centimes | MAD | 78 |
70 | Công gô | Franc/Centimes | XAF | 79 |
71 | Ma li | Franc | XOF | 80 |
72 | Ai Cập | Pound/Piasters | EGP | 81 |
73 | Xy ri | Pound/Piasters | BND | 82 |
74 | Li lăng | Pound/Piasters | LYD | 83 |
75 | Thổ Nhĩ Kì | Lira/Kurus | TND | 84 |
76 | Pa ra goay | Guarani/Centimos | MAD | 85 |
77 | Ê cu a đo | Sucre/Centavos | XAF | 86 |
78 | Ả rập Sê út | Riyal/Halalas | XOF | 87 |
90 | Pê ru | Inti/Centavos | EGP | 88 |
91 | Cô oét | Dinar/Fils | SYP | 89 |
92 | Cô lôm bia | Peso/Centavos | LBP | 90 |
93 | Pa kit xtan | Roupie/Paisa | TRL | 91 |
94 | Pa na ma | Balboa/Centesmos | PAB | 92 |
95 | Hôn đu rát | Lempira/Centavos | HNL | 93 |
96 | Xô ma li | Shilling/Centisimi | SOS | 94 |
97 | Li bê ri a | Dollar/Cents | LRD | 95 |
98 | Ghi nên Bit xac | Peso/Centavos | GWP | 97 |
| …. |
|
|
|
99 | Các nước khác | Các ngoại tệ khác |
| 98 |
- 1Công văn 9600/NHNN-TCKT bổ sung tài khoản vào Hệ thống tài khoản kế toán Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Công văn 4805/NHNN-DBTKTT về chấp hành chế độ báo cáo cân đối tài khoản kế toán ngày theo công văn 6798/NHNN-DBTKTT do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 08/2013/QĐ-TTg về chế độ kế toán áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 38/2013/TT-NHNN quy định về dịch chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán, cách viết chữ số trên chứng từ kế toán và lưu trữ chứng từ điện tử tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 5Thông tư 19/2015/TT-NHNN Quy định Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 6Quyết định 112/QĐ-NHNN năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2015
- 7Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 56/2006/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một số tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước ban hành theo Quyết định 425/1998/QĐ-NHNN2 , Quyết định 162/2002/QĐ-NHNN , Quyết định 961/2002/QĐ-NHNN , Quyết định 1579/2003/QĐ-NHNN , Quyết định 1638/2003/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết địnhố 225/2001/QĐ-NHNN huỷ bỏ bảng cân đối tài chính của Ngân hàng Nhà nước theo Quyết định 425/1998/QĐ-NHNN2 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 961/2002/QĐ-NHNN sửa đổi một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng nhà nước kèm theo Quyết định 425/1998/QĐ-NHNN2 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Quyết định 162/2002/QĐ-NHNN bổ sung và hủy bỏ tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước
- 5Quyết định 1579/QĐ-NHNN năm 2003 sửa đổi tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước
- 6Quyết định 1638/2003/QĐ-NHNN sửa đổi một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước
- 7Thông tư 19/2015/TT-NHNN Quy định Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 8Quyết định 112/QĐ-NHNN năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2015
- 9Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Pháp lệnh Kế toán và thống kê năm 1988 do Chủ tịch Hội đồng nhà nước ban hành
- 2Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 3Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 4Nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối
- 5Nghị định 100/1998/NĐ-CP về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 6Công văn 9600/NHNN-TCKT bổ sung tài khoản vào Hệ thống tài khoản kế toán Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 7Công văn 4805/NHNN-DBTKTT về chấp hành chế độ báo cáo cân đối tài khoản kế toán ngày theo công văn 6798/NHNN-DBTKTT do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 8Quyết định 08/2013/QĐ-TTg về chế độ kế toán áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 38/2013/TT-NHNN quy định về dịch chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán, cách viết chữ số trên chứng từ kế toán và lưu trữ chứng từ điện tử tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Quyết định 425/1998/QĐ-NHNN2 về hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước
- Số hiệu: 425/1998/QĐ-NHNN2
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/12/1998
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Đỗ Quế Lượng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1999
- Ngày hết hiệu lực: 01/12/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra