- 1Thông tư 19/2015/TT-NHNN Quy định Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 2Quyết định 112/QĐ-NHNN năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2015
- 3Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1638/2003/QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2003 |
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ TÀI KHOẢN TRONG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17/6/2003;
- Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH
1. Tài khoản 11 - Ngân phiếu thanh toán
2. Tài khoản 3022 - Chi phí nghiên cứu, phát triển
3. Tài khoản 3023 - Chi phí nhận chuyển giao công nghệ
4. Tài khoản 3633 - Tạm ứng xây dựng nhỏ
5. Tài khoản 402 - Ngân phiếu thanh toán để phát hành
6. Tài khoản 464 - Nhận ký quỹ
7. Tài khoản 465 - Ngoại tệ nhận cầm cố
8. Tài khoản 5213 - Liên hàng đến năm nay đã đối chiếu
9. Tài khoản 5214 - Liên hàng đến năm nay đợi đối chiếu
10. Tài khoản 5215 - Liên hàng đến năm nay còn sai lầm
11. Tài khoản 5223 - Liên hàng đến năm trước đã đối chiếu
12. Tài khoản 5224 - Liên hàng đến năm trước đợi đối chiếu
13. Tài khoản 5225 - Liên hàng đến năm trước còn sai lầm
14. Tài khoản 703 - Thu về nghiệp vụ chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn
15. Tài khoản 812 - Chi phí in giấy tờ có giá và phương tiện thanh toán
16. Tài khoản 837 - Chi phí mua tài liệu, sách báo
17. Tài khoản 838 - Chi vè các hoạt động đoàn thể của NHNN
18. Tài khoản 839 - Các khoản chi phí quản lý khác
19. Tài khoản 843 - Xây dựng nhỏ
20. Tài khoản 9712 - Để cho vay đầu tư XDCB theo kế hoạch Nhà nước
21. Tài khoản 9713 - Để cho vay tín dụng đặc biệt
22. Tài khoản 9714 - Để cho vay hỗ trợ đặc biệt
23. Tài khoản 9722 - Để cho vay đầu tư XDCB theo kế hoạch Nhà nước.
24. Tài khảon 9723 - Để cho vay tín dụng đặc biệt
25. Tài khoản 9724 - Để cho vay hỗ trợ đặc biệt
Số liệu khi hủy bỏ các tài khoản nêu trên được xử lý như sau:
- Số dư Nợ trên tài khoản 11 “Ngân phiếu thanh toán” được tất toán và chuyển vào tài khoản 3629 “Các khoản khác phải thu” (Mở tài khoản chi tiết cho ngân phiếu thanh toán).
- Số dư Có trên tài khoản 402 “Ngân phiếu thanh toán để phát hành” được tất toán và chuyển vào tài khoản 4619 “Các khoản khác phải trả” (Mở tài khoản chi tiết cho ngân phiếu để phát hành).
- Số dư Có hoặc Nợ của các tài khoản đã hủy bỏ, được tất toán và chuyển vào tài khoản tương ứng được bổ sung tại Điều 2 Quyết định này hoặc vào các tài khoản tương ứng được quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước ban hành theo Quyết định số 425/1998/QĐ-NHNN2.
1. Sửa đổi quy định về Hạch toán chi tiết của một số tài khoản như sau
1.1. Tài khoản 301- Tài sản cố định hữu hình: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản cố định hữu hình.
1.2. Tài khoản 321 – Mua sắm tài sản cố định: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản cố định được mua sắm.
2. Sửa đổi số hiệu tài khoản của một số tài khoản như sau
2.1. Số hiệu tài khoản 903 “Tiền đã tiêu hủy” sửa đổi thành: Tài khoản 904 “Tiền đã tiêu hủy”.
2.2. Số hiệu tài khoản 902 “Tiền giao đi tiêu hủy” sửa đổi thành: Tài khoản 903 “Tiền giao đi tiêu hủy”.
2.3. Số hiệu tài khoản 900 “Tiền đã công bố lưu hành” sửa đổi thành: Tài khoản 902 “Tiền đã công bố lưu hành” và các tài khoản cấp III thuộc tài khoản này cũng thay đổi tương ứng.
3. Sửa đổi tên các tài khoản như sau
3.1. Tài khoản 1011 “Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành” thành “Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông”.
3.2. Tài khoản 1021 “Tiền đang lưu hành” thành “Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông”.
3.3. Tài khoản 3014 “Phương tiện vận tải, truyền dẫn” thành “Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn”.
3.4. Tài khoản 40 “Phát hành tiền và phương tiện thanh toán thay tiền” thành “Phát hành tiền”.
3.5. Tài khoản 4612 “Tiền, Ngân phiếu thanh toán không đủ tiêu chuẩn lưu thông đã xử lý và chờ thanh toán cho khách hàng” thành “Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông đã xử lý và chờ thanh toán cho khách hàng”.
3.6. Tài khoản 63 và tài khoản 631 “Chênh lêch tỷ giá ngoại tệ” thành “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”.
3.7. Tài khoản 70 “Thu về nghiệp vụ tín dụng” thành “Thu về nghiệp vụ tiền gửi, cấp tín dụng và đầu tư”.
3.8. Tài khoản 709 “Thu khác về hoạt động tín dụng” thành “Thu khác”.
3.9. Tài khoản 73 “Thu về dịch vụ” thành “Thu về dịch vụ Ngân hàng”.
3.10. Tài khoản 791 “Thu từ tiêu hủy tiền và các phương tiện thanh toán thay tiền” thành “Thu từ tiêu hủy tiền”.
3.11. Tài khoản 8059 “Chi dịch vụ khác” thành “Chi khác về dịch vụ thanh toán, thông tin”.
3.12. Tài khoản 81 “Chi phí in, đúc, bảo quản, vận chuyển, giao nhận, phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền, giấy tờ có giá và phương tiện thanh toán thay tiền” thành “Chi phí in, đúc, bảo quản, vận chuyển, giao nhận, phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền, giấy tờ có giá”.
3.13. Tài khoản 811: “Chi phí in, đúc tiền” thành “Chi phí in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền, giấy tờ có giá”.
3.14. Tài khoản 813: “Chi phí bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy” thành “Chi phí tuyển chọn, kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển, bốc xếp, tiêu hủy tiền và giấy tờ có giá”.
3.15. Tài khoản 8132 “Kiểm đếm, phân loại và đóng gói” thành “Tuyển chọn, kiểm đếm, đóng gói, niêm phong tiền”.
3.16. Tài khoản 87 và tài khoản 871 “Chi lập quỹ dự phòng rủi ro” thành “Chi lập khoản dự phòng rủi ro”.
3.17. Tài khoản 909 “Tiền chưa công bố lưu hành đang vận chuyển” thành “Tiền đang vận chuyển”.
4. Hủy bỏ và sửa đổi, bổ sung nội dung hạch toán một số tài khoản như sau
4.1. Hủy bỏ quy định về hạch toán trên các tài khoản ngoại tệ quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán quy định tại Tài khoản 12 “Tiền mặt ngoại tệ và chứng từ có giá trị ngoại tệ”
4.2. Bổ sung điểm 8 vào Phần I - Những quy định chung của Quyết định số 425/1998/QĐ-NHNN2 về hạch toán tài khoản ngoại tệ trong hệ thống Tài khoản như sau:
“8. Việc hạch toán trên các tài khoản ngoại tệ quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán này phải thực hiện theo phương pháp sau:
8.1- Thực hiện hạch toán đối ứng và cân đối giữa các tài khoản ngoại tệ và từng loại ngoại tệ (trừ tài khoản Tiền gửi ngoại tệ thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước).
8.2- Đối với các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ, hạch toán đồng thời các bút toán đối ứng bằng ngoại tệ và bút toán đối ứng bằng đồng Việt Nam.
8.3- Đối với các khoản thu, lãi trả bằng ngoại tệ được thực hiện thông qua nghiệp vụ mua bán ngoại tệ để chuyển đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thời điểm phát sinh để hạch toán vào thu nhập, chi phí.
8.4- Giá trị ngoại tệ quy đổi ra đồng Việt Nam để hạch toán các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ trên các tài khoản ngoại tệ được tính theo tỷ giá mua, bán thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Đối với các nghiệp vụ khác, hạch toán thống nhất theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
8.5- Trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản ngoại lệ phải ghi cả giá trị ngoại tệ và đồng Việt Nam.
8.6- Phần kế toán tổng hợp các tài khoản ngoại tệ chỉ phản ảnh bằng đồng Việt Nam.
8.7- Cuối tháng, tiến hành quy đổi (để lập báo cáo) số dư tất cả các tài khoản ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với đồng đô la Mỹ do NHNN Việt Nam công bố vào ngày cuối tháng, ngoại trừ tài khoản Tiền gửi ngoại tệ thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Số chênh lệch tăng, giảm số dư cuối tháng (quy ra đồng Việt Nam) của các tài khoản ngoại tệ được hạch toán vào các tài khoản ngoại tệ đối ứng với tài khoản 631 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”. Cuối năm tài chính, số chênh lệch do đánh giá lại ngoại tệ (nếu có) được chuyển về xử lý tập trung tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán – Tài chính) để hạch toán vào tài khoản 6032 – Vốn do đánh giá lại ngoại tệ.
8.8- Trong trường hợp tỷ giá ngoại tệ biến động đột ngột và lớn, cần phải bảo toàn vốn thì sẽ do Ngân hàng Nhà nước Trung ương quyết định và thông báo tỷ giá đánh giá ại thống nhất cho tất cả các đơn vị Ngân hàng Nhà nước để tiến hành đánh giá lại giá trị các tài khoản ngoại tệ trên sổ sách. Số chênh lệch phát sinh (theo tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Trung ương thông báo để đánh giá lại) được chuyển vào tài khoản 6032 – Vốn do đánh giá lại ngoại tệ.
8.9- Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam”.
4.3. Sửa đổi nội dung quy định về hạch toán Tài khoản 211 “Đầu tư vào các chứng khoán của nước ngoài”, như sau:
“Hạch toán tài khoản này cần phân biệt 2 trường hợp: (a) Đầu tư chứng khoán và (b) Mua bán chứng khoán theo các nguyên tắc sau:
(a) Trường hợp đầu tư chứng khoán (giữ đến ngày thanh toán Tiền gốc Mệnh giá chứng khoán):
1- Chứng khoản chỉ hạch toán theo chi phí thực tế mua chứng khoán, bao gồm giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có).
2- Số tiền lãi sẽ được hưởng trên các chứng khoán này Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục tính và hạch toán cho đến khi được thanh toán khi đến hạn.
3- Nếu thu được tiền lãi từ chứng khoán đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi Ngân hàng Nhà nước mua lại khoản đầu tư đó, Ngân hàng Nhà nước phải phân bổ số tiền lãi này, chỉ có phần tiền lãi của các kỳ sau khi Ngân hàng Nhà nước mua khoản đầu tư này mới được ghi nhận là Thu nhập, còn khoản tiền lãi dồn tích trước khi Ngân hàng Nhà nước mua lại khoản đầu tư đó thì ghi Giảm giá trị của chính khoản đầu tư chứng khoán đó.
4- Tiền gốc (mệnh giá) của chứng khoán được thanh toán một lần khi đến hạn. Tiền lãi được thanh toán theo các phương thức:
- Thanh toán ngay khi phát hành (chứng khoán chiết khấu).
- Thanh toán theo định kỳ (6 hoặc 12 tháng một lần).
- Thanh toán một lần cùng tiền gốc chứng khoán.
Phái tính toán và thanh toán kịp thời mọi khoản lãi về chứng khoán khi đến kỳ hạn.
5- Nếu cơ chế tài chính cho phép: Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thị trường của chứng khoán bị giảm xuống thấp hơn giá gốc thì lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
6- Ngoài sổ tài khoản chi tiết, Ngân hàng Nhà nước phải mở sổ theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán đã mua theo từng đối tác, mệnh giá.
(b) Trường hợp mua bán (kinh doanh) chứng khoán (mua vào, bán ra để hưởng chênh lệch lãi):
1- Chứng khoán được hạch toán theo giá trị thực tế mua chứng khoán, bao gồm giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có).
2- Khi Ngân hàng Nhà nước bán, chuyển nhượng chứng khoán thì bên Có tài khoản này được ghi theo giá trị thực tế mà trước đây đã hạch toán khi mua lại chứng khoán này (để tất toán), không ghi theo số tiền thực tế thu được. Phần chênh lệch giữa số tiền thực tế thu được với số tiền đã ghi Có tài khoản này được hạch toán vào kết quả kinh doanh (Tài khoản Thu về mua bán chứng khoán, nếu Lãi; Tài khoản Chi về mua bán chứng khoán, nếu Lỗ).
3- Nếu cơ chế tài chính cho phép: Định kỳ khi lập báo cáo tài chính, chứng khoán được đánh giá lại theo giá thị trường. Tất cả mọi lãi/lỗ thực hiện và chưa thực hiện được ghi vào thu nhập kinh doanh ròng (đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh). Tiền lãi nhận được trong thời gian giữ chứng khoán được ghi vào thu nhập lãi.”
4.4. Sửa đổi phạm vi áp dụng tài khoản 103 “Tiền mặt ở đơn vị phụ thuộc”, như sau:
Tài khoản này mở tại Cục quản trị, Cục Công nghệ tin học Ngân hàng, Văn phòng đại diện NHNN tại thành phố Hồ Chí Minh, Thời báo Ngân hàng, Tạo chí Ngân hàng, Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), Ban quản lý công trình (đối với các chi nhánh NHNN có XDCB) và các đơn vị NHNN khác được phép sử dụng.
4.5. Sửa đổi nội dung quy định hạch toán Tài khoản 221 “Mua bán chứng khoán Chính phủ”, như sau:
“1- Chứng khoán được hạch toán theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc), bao gồm giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có).
2- Khi Ngân hàng Nhà nước bán, chuyển nhượng chứng khoán thì bên Có tài khoản này phải được ghi theo giá trị thực tế mà trước đây đã hạch toán khi mua loại chứng khoán này (để tất toán), không ghi theo số tiền thực tế thu được. Phần chênh lệch giữa số tiền thực tế thu được với số tiền đã ghi Có tài khoản này được hạch toán vào kết quả kinh doanh (Tài khoản Thu về mua bán chứng khoán, nếu Lãi; Tài khoản Chi về mua bán chứng khoán, nếu Lỗ).
3- Nếu cơ chế tài chính cho phép: Định kỳ khi lập báo cáo tài chính, chứng khoán được đánh giá lại theo giá thị trường. Tất cả mọi lãi/lỗ thực hiện và chưa thực hiện được ghi vào thu nhập kinh doanh ròng (đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh). Tiền lãi nhận được trong thời gian giữ chứng khoán được ghi vào thu nhập lãi.”
4.6. Sửa đổi nội dung hạch toán Tài khoản 3621 “Các khoản tham ô, lợi dụng”, như sau:
Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản tiền bị khách hàng tham ô, lợi dụng trong quá trình giao dịch với Ngân hàng Nhà nước hay số tiền bị thiếu qua kiểm đếm tiền điều chuyển từ các Tổ chức tín dụng.
4.7. Sửa đổi nội dung hạch toán tài khoản 711 “Thu về mua bán chứng khoán”, như sau:
Tài khoản này dùng để phản ảnh số chênh lệnh giữa giá bán lớn hơn giá mua chứng khoán.
4.8. Sửa đổi nội dung hạch tài khoản 8031 “Chi về mua bán chứng khoán”, như sau:
Tài khoản này dùng để phản ảnh số chênh lệnh giữa giá bán nhỏ hơn giá mua chứng khoán.
4.9. Sửa đổi phạm vi áp dụng tài khoản 846 “Chi thuê tài sản”, như sau:
Tài khoản này mở tại các đơn vị có thuê tài sản dùng để phản ảnh số tiền chi thuê tài sản.
4.10. Sửa đổi phạm vi áp dụng tài khoản 909 “Tiền đang vận chuyển”, như sau:
Tài khoản này mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán – Tài chính) và chi nhánh tỉnh Bình Định dùng để phản ảnh số tiền chưa công bố lưu hành và số tiền đã công bố lưu hành đang vận chuyển.
4.11. Sửa đổi phạm vi áp dụng tài khoản 952 “Chứng khoán Chính phủ chưa phát hành”, như sau:
Tài khoản này mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định.
5. Bổ sung các tài khoản sau đây
5.1. Bổ sung vào tài khoản 21 “Đầu tư và các quyền đòi nợ nước ngoài” tài khoản cấp II sau:
4. Tài khoản 213 - Ủy thác đầu tư
Tài khoản này mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở Giao dịch NHNN) dùng để phản ảnh số ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước ủy thác cho Tổ chức tín dụng ở nước ngoài thực hiện đầu tư vào các chứng khoán… theo hợp đồng cam kết đã thỏa thuận.
Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước ủy thác Tổ chức tín dụng nước ngoài thực hiện đầu tư.
Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ Tổ chức tín dụng nước ngoài nhận ủy thác đầu tư chuyển trả Ngân hàng Nhà nước.
Số dư Nợ- Phản ảnh giá trị ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước đang ủy thác đầu tư ở nước ngoài.
Hạch toán chi tiết:
- Mở tài khoản khoản chi tiết theo từng Tổ chức tín dụng nước ngoài nhận ủy thác đầu tư.
Ngoài sổ tài khoản chi tiết, còn phải mở sổ theo dõi chi tiết từng khoản đầu tư do tổ chức nhận ủy thác đầu tư thông báo theo Hợp đồng ủy thác đầu tư đã quy định.
5.2. Bổ sung vào tài khoản 217 “Đóng góp vào các tổ chức Quốc tế bằng đồng Việt Nam” tài khoản cấp III sau:
2173 – Đóng góp vào Ngân hàng phát triển Châu Á
2175 – Đóng góp vào Ngân hàng Hợp tác kinh tế Quốc tế.
Các tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền đồng Việt Nam đóng góp cổ phần hội viên vào các tổ chức Quốc tế.
5.3. Bổ sung vào tài khoản 221 “Mua bán chứng khoán Chính phủ” tài khoản cấp III sau:
2219 – Trái phiếu khác của Chính phủ
Tài khoản này dùng để phản ảnh tình hình mua bán các trái phiếu khác của Chính phủ (nếu cơ chế cho phép).
5.4. Bổ sung vào tài khoản 302 “TSCĐ vô hình” tài khoản cấp III sau:
Tài khoản 3024 – Phần mềm máy vi tính
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế Ngân hàng Nhà nước đã chỉ ra để có phần mềm máy vi tính.
5.5. Bổ sung vào tài khoản 45 tài khoản cấp II 456 “Nhận ký quỹ”, trong đó có các tài khoản cấp III sau:
4561 – Tiền ký quỹ bảo lãnh
4562 – Tiền ký quỹ để xin cấp phép hoạt động Ngân hàng và kinh doanh khác
4563 – Tiền ký quỹ đăng ký đấu thầu mua tín phiếu Kho bạc
4564 – Tiền ký quỹ đăng kí đấu thầu mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
Tài khoản 4561 – Tiền ký quỹ bảo lãnh dùng để phản ảnh số tiền ký quỹ bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng xin bảo lãnh (đối với loại hình TCTD phải ký quỹ bảo lãnh) gửi tại Ngân hàng Nhà nước.
Tài khoản 4562 – Tiền ký quỹ để xin cấp phép hoạt động Ngân hàng và kinh doanh khác.
Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền ký quỹ của các tổ chức, cá nhân tại Ngân hàng Nhà nước để xin giấy phép hoạt động Ngân hàng và kinh doanh vàng bạc, đá quý…
4563 – Tiền ký quỹ đăng ký đấu thầu mua tín phiếu Chính phủ
Tài khoản này chỉ mở tại Sở Giao dịch và những chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định dùng để phản ảnh số tiền ký quỹ của các Tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước để đăng ký đấu thầu mua chứng khoán Chính phủ (Tín phiếu kho bạc…).
4564 – Tiền ký quỹ đăng kí đấu thầu mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
Tài khoản này chỉ mở tại Sở Giao dịch và những chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố được chỉ định dùng để phản ảnh số tiền ký quỹ của các Tổ chức tín dụng tại đơn vị để đăng ký đấu thầu mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
5.6. Bổ sung vào tài khoản 70 các tài khoản cấp II sau:
703 – Thu lãi từ đầu tư chứng khoán
704 – Thu lãi góp vốn vào các tổ chức Quốc tế
Tài khoản 703 – Thu lãi từ đầu tư chứng khoán dùng để phản ảnh số tiền lãi của các kỳ mà Ngân hàng Nhà nước được hưởng trong thời gian nắm giữ chứng khoán đang đầu tư và được ghi nhận là thu nhập phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 704 – Thu lãi góp vốn vào các tổ chức Quốc tế chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương dùng để phản ảnh số tiền lãi thu được từ việc góp vốn vào các tổ chức Quốc tế.
5.7. Bổ sung vào tài khoản 79 các tài khoản cấp II và cấp III sau:
792 – Thu về cho thuê tài sản
793 – Thu về thanh lý công cụ lao động và vật liệu
796 – Thu về hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
7961 – Thu xuất bản Thời báo Ngân hàng
7962 – Thu xuất bản Tạp chí Ngân hàng
7963 – Thu hoạt động thông tin tín dụng phòng ngừa rủi ro
7964 – Thu hoạt động quản lý các dự án tín dụng quốc tế
Các tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền thu từ cho thuê tài sản, thanh lý công cụ lao động và thu từ hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc NHNN.
5.8. Bổ sung vào tài khoản 80 tài khoản cấp II sau:
Tài khoản 809 – Chi khác
Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền chi khác về hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng phát sinh trong quá trình hoạt động ngoài những khoản chi đã được hạch toán vào các tài khoản thích hợp (như: chi trả phí dịch vụ ủy thác đầu tư, trả phí lưu ký chứng khoán…)
5.9. Bổ sung vào tài khoản 805 tài khoản cấp III sau:
Tài khoản 8053 – Chi về vật liệu phục vụ cho nghiệp vụ thanh toán
Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền chi mua vật liệu như giấy, ấn chỉ, mực in… để phục vụ cho nghiệp vụ thanh toán và thông tin.
5.10. Bổ sung vào tài khoản 811 các tài khoản cấp III sau:
8111 – Chi phí in, đúc tiền
8112 – Chi thanh toán mua sản phẩm đặc biệt
8113 – Chi phí in giấy tờ có giá của NHNN
8114 – Chi phí bảo quản, vận chuyển tiền, giấy tờ có giá
8119 – Chi phí khác
Các tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương.
5.11. Bổ sung vào tài khoản 821 tài khoản cấp III sau:
Tài khoản 8213 – Phụ cấp độc hại
Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền chi về phụ cấp độc hại theo mức chi và cho đối tượng theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
5.12. Bổ sung vào tài khoản 82 tài khoản cấp II sau:
Tài khoản 828 – Chi hỗ trợ hoạt động của các đoàn thể
Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền chi hỗ trợ theo quy định của các tổ chức Đảng, Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ. Chi cho hoạt động, tuyên truyền giáo dục, chính trị tư tưởng, văn hóa, hoạt động phong trào văn thể, hội thao, hội diễn.
5.13. Bổ sung vào tài khoản 83 các tài khoản cấp II sau:
837 – Chi lễ tân, khánh tiết
838 – Chi về điện, nước, vệ sinh cơ quan
839 – Các khoản chi phí quản lý khác
Tải khoản 837 – Chi lễ tân, khánh tiết dùng để phản ảnh số tiền chi tiếp khách trong nước, tiếp khách Quốc tế tới làm việc tại đơn vị, chi tổ chức các cuộc họp mặt nhân ngày lễ, ngày kỷ niệm.
Tài khoản 838 – Chi về điện, nước, vệ sinh cơ quan dùng để phản ảnh số tiền chi về điện, nước, vệ sinh cơ quan theo quy định hiện hành.
Tài khoản 839 – Các khoản chi phí quản lý khác dùng để phản ảnh số tiền chi về quản lý khác phát sinh trong quá trình hoạt động ngoài những nội dung đã được hạch toán vào các tài khoản thích hợp và thực hiện theo quy định hiện hành.
Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:
8391 – Chi phí thanh tra, kiểm tra, kiểm toán NHNN
8392 – Chi hội nghị, tập huấn ngắn ngày
8393 – Chi mua tài liệu, sách báo
8399 – Các khoản chi hoạt động quản lý và công vụ khác
5.14. Bổ sung vào tài khoản 89 các tài khoản cấp II, III sau:
892 – Chi bổi dưỡng quyết toán
893 – Chi bảo quản hồ sơ, chứng từ kế toán
894 – Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân ngoài ngành
895 – Chi về đấu thầu và thanh toán chứng khoán Chính phủ
896 – Chi về hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
8961 – Chi xuất bản Thời báo Ngân hàng
8962 – Chi xuất bản Tạp chí Ngân hàng
8963 – Chi hoạt động thông tin tín dụng phòng ngừa rủi ro
8964 – Chi hoạt động quản lý các dự án tín dụng quốc tế
Các tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền chi bồi dưỡng quyết toán, chi bảo quản hồ sơ, chứng từ, sổ kế toán, tài liệu…, chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân ngoài ngành, chi về đấu thầu và thanh toán chứng khoán Chính phủ và chi về hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc NHNN.
Riêng khoản “Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân ngoài ngành” được thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và hạch toán tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán – Tài chính).
5.15. Bổ sung vào tài khoản 933 “Các cam kết giao dịch hối đoái” các tài khoản cấp III sau:
9335 - Cam kết giao dịch quyền lựa chọn Mua tiền tệ
9336 - Cam kết giao dịch quyền lựa chọn Bán tiền tệ
Hai tài khoản này dùng để phản ảnh những khoản thanh toán mà Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện (Mua hoặc Bán) theo cam kết Hợp đồng giao dịch quyền lựa chọn Mua hay Bán tiền tệ đã thỏa thuận với khách hàng. Các cam kết hợp đồng này sẽ hạch toán trên số tiền ghi trên hợp đồng.
Bên Nhập ghi: - Số tiền cam kết thực hiện mua hoặc bán tiền tệ.
Bên Xuất ghi: - Số tiền cam kết mua hoặc bán tiền tệ đã thực hiện hoặc đã bị hủy bỏ.
Số còn lại: - Phản ảnh số tiền cam kết mua hoặc bán tiền tệ còn phải thực hiện với khách hàng.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng hợp đồng và khách hàng cam kết.
5.16. Bổ sung vào tài khoản 971 “Hạn mức cung ứng tiền được sử dụng theo các mục đích chỉ định” các tài khoản cấp III sau:
9712 – Để cho vay tái cấp vốn
9713 – Để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở
9714 – Để cho vay theo các mục đích chỉ định khác
Các tài khoản trên dùng để phản ảnh hạn mức cung ứng tiền được sử dụng theo các mục đích chỉ định như: cho vay tái cấp vốn, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, để cho vay các mục đích chỉ định khác.
Bên Nhập ghi: - Hạn mức tiền được sử dụng theo các mục đích chỉ định của Chính phủ.
Bên Xuất ghi: - Sử dụng hạn mức cung ứng tiền cho các mục đích chỉ định.
- Hoàn trả số hạn mức không sử dụng hết (nếu có quyết định).
Số còn lại: - Phản ảnh hạn mức tiền Chính phủ cho phép sử dụng vào các mục đích chỉ định.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo dõi từng mục đích sử dụng.
5.17. Bổ sung vào tài khoản 972 “Sử dụng tiền cung ứng theo các mục đích chỉ định” các tài khoản cấp III sau:
9722 – Để cho vay tái cấp vốn
9723 – Để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở
9724 – Để cho vay theo các mục đích chỉ định khác
Các tài khoản trên dùng để phản ảnh việc sử dụng tiền cung ứng được sử dụng theo các mục đích chỉ định như: cho vay tái cấp vốn, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, để cho vay các mục đích chỉ định khác (để cho vay đầu tư XDCB theo kế hoạch Nhà nước, để cho vay tín dụng đặc biệt, để cho vay hỗ trợ đặc biệt...).
Việc hạch toán trên tài khoản này căn cứ vào Quyết định của Thống đốc NHNN.
Bên Nhập ghi: - Số tiền sử dụng theo các mục đích chỉ định của Chính phủ.
Bên Xuất ghi: - Số tiền thu hồi về theo quy định
Số còn lại: - Phản ảnh số tiền đã được sử dụng vào các mục đích chỉ định của Chính phủ.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo dõi từng mục đích sử dụng.
5.18. Bổ sung vào tài khoản 99 các tài khoản cấp II và III sau:
997 – Chứng khoán lưu ký
9971 – Chứng khoán của NHNN gửi lưu ký
9972 – Chứng khoán của TCTD gửi lưu ký
Tài khoản 9971 – Chứng khoán của Ngân hàng Nhà nước gửi lưu ký dùng để phản ảnh giá trị chứng khoán do Ngân hàng Nhà nước sở hữu và đang gửi lưu ký tại Sở giao dịch, Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Bên Nhập ghi: - Giá trị các chứng khoán đang gửi lưu ký.
Bên Xuất ghi: - Giá trị chứng khoán lấy ra.
Số còn lại: - Phản ảnh giá trị các chứng khoán đang gửi lưu ký.
Hạch toán chi tiết:
- Mở tài khoản chi tiết theo nhóm kỳ hạn và lãi suất của chứng khoán gửi lưu ký.
Ngoài sổ tài khoản chi tiết, còn phải mở Sổ theo dõi chi tiết theo tổ chức nhận chứng khoán lưu ký.
Tài khoản 9972 – Chứng khoán của Tổ chức tín dụng gửi lưu ký dùng để phản ảnh giá trị chứng khoán của Tổ chức tín dụng mang chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố để được Ngân hàng Nhà nước cho vay tái cấp vốn và đang được Ngân hàng Nhà nước gửi lưu ký tại Sở giao dịch, Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Bên Nhập ghi: - Giá trị các chứng khoán của TCTD mang chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố để vay NHNN đang gửi lưu ký.
Bên Xuất ghi: - Giá trị các chứng khoán lấy ra.
Số còn lại: - Phản ảnh giá trị các chứng khoán của TCTD mang chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố để vay NHNN và đang được NHNN gửi lưu ký tại Sở giao dịch, Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Hạch toán chi tiết:
- Mở tài khoản chi tiết theo từng TCTD có chứng khoán chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố và đang được NHNN gửi lưu ký tại Sở giao dịch, Trung tâm giao dịch chứng khoán.
- Ngoài sổ tài khoản chi tiết, còn phải mở Sổ theo dõi chi tiết các loại chứng khoán của từng TCTD.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2004.
Điều 4. Chánh Văn phòng,Vụ trưởng Vụ Kế toán – Tài chính, Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| KT. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
- 1Quyết định 74/QĐ-NH2 năm 1994 sửa đổi Quyết định 269-QĐ/NH2 và Thông tư 16-TT/NH2 năm 1992 về tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Thông tư 19/2015/TT-NHNN Quy định Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 3Quyết định 112/QĐ-NHNN năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2015
- 4Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 56/2006/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một số tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước ban hành theo Quyết định 425/1998/QĐ-NHNN2 , Quyết định 162/2002/QĐ-NHNN , Quyết định 961/2002/QĐ-NHNN , Quyết định 1579/2003/QĐ-NHNN , Quyết định 1638/2003/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 425/1998/QĐ-NHNN2 về hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước
- 3Thông tư 19/2015/TT-NHNN Quy định Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 4Quyết định 112/QĐ-NHNN năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2015
- 5Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 2Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
- 3Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi 2003
- 4Quyết định 74/QĐ-NH2 năm 1994 sửa đổi Quyết định 269-QĐ/NH2 và Thông tư 16-TT/NH2 năm 1992 về tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Quyết định 1638/2003/QĐ-NHNN sửa đổi một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước
- Số hiệu: 1638/2003/QĐ-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/12/2003
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Vũ Thị Liên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/04/2004
- Ngày hết hiệu lực: 01/12/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực