- 1Quyết định 239/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 957/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 97/2007/QĐ-UBND phê duyệt đề án Xây dựng Trung tâm Y tế kỹ thuật cao khu vực Bắc Trung bộ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- 5Nghị quyết 93/NQ-CP năm 2014 về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế do Chính phủ ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị quyết 46-NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới do Bộ Chính trị ban hành
- 3Quyết định 97/2010/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh Nghệ An giai đoạn năm 2011 đến 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 4Quyết định 122/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 26-NQ/TW năm 2013 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020 do Bộ Chính trị ban hành
- 6Quyết định 7343/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Phát triển Nghệ An thành Trung tâm khoa học và công nghệ vùng Bắc Trung Bộ, giai đoạn 2015-2020
- 7Quyết định 52/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 620/QĐ-TTg năm 2015 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4211/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 21 tháng 09 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 26-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030; số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020; số 52/QĐ-TTg ngày 14/01/2015 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2050;
Căn cứ Nghị quyết số 10- NQ/TU ngày 04/4/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển sự nghiệp y tế Nghệ An đến năm 2020;
- Căn cứ Quyết định số 97/2010/QĐ-UBND ngày 06/12/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020;
- Căn cứ Quyết định số 7343/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Đề án "Phát triển Nghệ An thành trung tâm Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2015 - 2020";
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế Nghệ An tại Tờ trình số 2225/TTr-SYT ngày 03/9/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Đề án "Xây dựng, phát triển Y tế kỹ thuật cao để thành phố Vinh trở thành trung tâm y tế khu vực Bắc Trung bộ giai đoạn 2015 - 2020" (Có Đề án kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND thành phố Vinh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ ÁN
XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN Y TẾ KỸ THUẬT CAO ĐỂ THÀNH PHỐ VINH TRỞ THÀNH TRUNG TÂM Y TẾ KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 4211/QĐ-UBND ngày 21/09/2015 của UBND tỉnh Nghệ An)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ BAN HÀNH ĐỀ ÁN
Khu vực Bắc Trung bộ được xác định trong đề án gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quá trình phát triển lâu dài về y tế kỹ thuật cao do đây là một trong ba Trung tâm lớn về y tế của cả nước, sau thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, Bệnh viện Trung ương Huế và Trường Đại học Y Dược Huế đã có từ lâu và là yếu tố quyết định đến sự phát triển về y tế kỹ thuật cao của tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, phạm vi Đề án này hướng đến là Trung tâm Y tế kỹ thuật cao trong khu vực của 5 tỉnh còn lại là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị (gọi tắt là khu vực).
Toàn khu vực có 78 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương, 1.681 đơn vị xã, phường, thị trấn, dân số là 9.272.182 người, chiếm hơn 1/10 dân số cả nước. Tính đến nay, toàn khu vực có 21 cơ sở y tế điều trị tuyến tỉnh với 5.208 giường bệnh nội trú, 74 cơ sở tuyến huyện với 6.930 giường bệnh, 1.681 trạm y tế xã với 8.145 giường bệnh dân lập.
Triển khai thực hiện Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ; UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 97/2007/QĐ-UBND ngày 28/8/2007 về việc phê duyệt Đề án xây dựng Trung tâm Y tế kỹ thuật cao khu vực Bắc Trung bộ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An với mục tiêu đáp ứng hầu hết nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế kỹ thuật cao của người dân trong tỉnh và trong vùng.
Sau 7 năm thực hiện Đề án, công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Vinh phát triển khá toàn diện, từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế kỹ thuật cao của người dân trong tỉnh và trong khu vực: Mạng lưới y tế trên địa bàn thành phố ngày càng được hoàn thiện. Các bệnh viện công lập được phát triển theo hướng chuyên sâu, thành lập thêm các bệnh viện chuyên khoa. Các bệnh viện ngoài công lập được tạo điều kiện thành lập và phát triển đã đóng góp đáng kể trong công tác khám chữa bệnh, giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến tỉnh. Các kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh được ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng và phát triển. Hệ thống Y tế dự phòng từng bước phát triển đáp ứng yêu cầu kiểm soát dịch bệnh, dự phòng các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm. Một số kết quả chính đạt được:
1. Một số kết quả chủ yếu (Phụ lục 1)
1.1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và quy mô tổ chức
- Hệ khám chữa bệnh: Có 20 bệnh viện và 5 Trung tâm có giường bệnh với 3.891 giường bệnh, tăng 8 bệnh viện và 1.538 giường bệnh so với năm 2007.
- Hệ dự phòng, gồm: 11 Trung tâm Y tế tuyến tỉnh, trong đó 5 Trung tâm có giường bệnh; 02 Chi cục; TTYT TP Vinh.
- Hệ đào tạo: Trường đại học Y khoa Vinh đã được thành lập trên cơ sở Trường Cao đẳng y tế Nghệ An, đến nay đã mở được 12 mã ngành đào tạo, trong đó đào tạo Bác sỹ đa khoa và cử nhân Điều dưỡng với qui mô, lưu lượng sinh viên đào tạo 5.500 - 6.000. Ngoài ra còn có Trường trung cấp y tế Bắc Ninh, Trường trung cấp Việt Anh, Việt Úc, Trường dạy nghề số 4 QK4 cùng tham gia đào tạo Trung cấp y, dược.
- Cơ sở sản xuất thuốc, vật tư y tế: 02 Công ty Cổ phần (Công ty Cổ phần Dược - Vật tư y tế Nghệ An và Công ty Cổ phần Vật tư y tế - Dược Nghệ An) đã sản xuất được một số loại thuốc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao và đảm bảo cung ứng cơ bản thuốc, vật tư y tế phục vụ công tác y tế trên địa bàn.
- Về cán bộ:
Tổng số cán bộ y tế trên địa bàn thành phố Vinh năm 2014: 3.227 người (tăng 1.015 người), trong đó có 3 PGS (trước đây chưa có), 64 tiến sỹ/chuyên khoa II (tăng 44 người), 322 thạc sỹ/chuyên khoa I (tăng 167 người), 309 bác sỹ (tăng 86 người), 68 dược sỹ đại học (tăng 23 người). Đã thu hút 01 tiến sỹ chuyên ngành về ung thư làm việc tại Bệnh viện Ung bướu từ ngày đầu mới thành lập.
- Về đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị:
Trong 7 năm qua đầu tư cho các cơ sở y tế nguồn kinh phí đáng kể, trên 1.400 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh cấp trên 750 tỷ đồng.
+ Cơ sở hạ tầng: Hầu hết các bệnh viện đều được cải tạo, nâng cấp và xây mới (từ ngân sách tỉnh, nguồn trái phiếu Chính phủ, các chương trình, dự án) tổng kinh phí cho xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị được đầu tư trên 1.000 tỷ (1.025,9 tỷ đồng).
+ Trang thiết bị: Các bệnh viện đã được đầu tư nâng cấp trang thiết bị mới, hiện đại, công nghệ cao, như máy City Scaner, máy XQ kỹ thuật số, máy siêu âm màu 3D, 4D, máy điện não, máy xét nghiệm Gen Xpert, máy xét nghiệm hiện đại,…đáp ứng cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
1.2. Kết quả hoạt động chuyên môn
- Chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân
Chất lượng khám chữa bệnh được cải thiện đáng kể, chất lượng các dịch vụ y tế ngày càng được nâng cao, cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong tỉnh, một số bệnh nhân của tỉnh Hà Tĩnh và nước bạn Lào.
Cụ thể: Vượt về chỉ tiêu giường bệnh; chuyên môn kỹ thuật đã giải quyết được cơ bản các kỹ thuật của bệnh viện tuyến tỉnh và thực hiện được một số kỹ thuật của tuyến bệnh viện Trung ương, như:
+ Áp dụng thành công nhiều phương pháp và kỹ thuật mới, hiện đại vào khám và điều trị, như: Phẫu thuật nội soi, phẫu thuật thần kinh - sọ não, cột sống, thay khớp, phẫu thuật Lasik, phẫu thuật ung thư, can thiệp tim mạch, nút túi phình động mạch não, chụp CT/MRI độ nét cao, chụp mạch số hóa xóa nền DSA, đo tải lượng vi rút viêm gan B/C...
+ Đến năm 2014, đã triển khai thành công một số kỹ thuật cao, như: mổ tim hở, ghép thận tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh, mổ tim hở ở Bệnh viện Sản Nhi; ghép tủy điều trị một số bệnh lý ung thư, phẫu thuật u phổi, u trung thất, u thực quản, u gan lớn, đốt u phổi, u gan, u cơ trơn tử cung bằng sóng cao tần ở bệnh viện Ung bướu Nghệ An; ... Số lần khám bệnh tăng gấp hơn 3 lần, điều trị nội trú tăng gấp 2 lần, số ca phẫu thuật tăng gấp 3 lần,... so với năm 2007.
+ Công tác xã hội hóa phát triển mạnh, đến nay trên địa bàn thành phố Vinh có 9 bệnh viện tư nhân (1.027 giường bệnh), trong đó Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinh có 90 giường bệnh vừa đi vào hoạt động.
- Y dược học cổ truyền và Phục hồi chức năng
Bệnh viện Y học Cổ truyền với 320 giường bệnh, các bệnh viện đa khoa có khoa hoặc tổ Y học Cổ truyền; Các tổ chức hội phát triển mạnh như Hội Đông y, Hội Châm cứu với hàng ngàn hội viên và nhiều cơ sở chẩn trị đã đóng góp hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trung tâm Chỉnh hình - Phục hồi chức năng (thuộc Sở Lao động - TBXH tỉnh) phát triển đảm bảo nhiệm vụ phục hồi chức năng, làm chân tay giả cho người khuyết tật,...
- Y tế dự phòng
Công tác y tế dự phòng tiếp tục được củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Công tác phòng chống dịch bệnh tiếp tục được tăng cường giám sát, phát hiện và khống chế có hiệu quả.
+ Trong những năm qua không có các vụ dịch lớn, nguy hiểm như cúm A(H5N1, H1N1, H7/N9),... và ngăn chặn kịp thời dịch tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, sốt rét, ...
+ Phát triển Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh (TTYTDP) trở thành Trung tâm có Labo xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 2. Đến nay đã làm được một số kỹ thuật cơ bản (17/25 kỹ thuật).
+ Phát triển Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm (TTKNDPMP) thành Trung tâm kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn thực hành kiểm nghiệm tốt theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới (GLP - WHO): Cơ bản đã đạt được (thực hiện 6/9 kỹ thuật).
- Phát triển ngành dược
+ UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp dược tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 - 2010.
+ Hệ thống cung ứng dược và vật tư y tế trên địa bàn đến nay đã có 69 công ty và chi nhánh hoạt động; trong đó có Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Nghệ An (trước đây là doanh nghiệp Nhà nước, nay đã cổ phần hóa 100%) đóng vai trò chủ đạo, Công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP - WHO; Mạng lưới kinh doanh thuốc phát triển mạnh, hiện có 980 cơ sở hành nghề dược đảm bảo cung cấp nhu cầu thuốc thiết yếu cho phòng và chữa bệnh của nhân dân. Bình quân tiền thuốc/người dân năm 2013 là 20 USD/người, tăng hơn 2 lần so với 2007. Công tác lựa chọn nhà thầu cung ứng thuốc đã được giải quyết tập trung tại Sở Y tế, hàng năm đã tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng cho ngân sách.
+ Công ty Cổ phần Dược - Vật tư y tế Nghệ An đã hoàn thành dây chuyền sản xuất thuốc Non-betalactam, đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP-WHO) làm tiền đề cho phát triển công nghiệp dược của tỉnh; Kêu gọi đầu tư nhà máy sản xuất trang thiết bị y tế.
+ Đang xây dựng nhà máy sản xuất thuốc đông dược đạt tiêu chuẩn GMP-WHO.
+ Lưu thông, phân phối thuốc và vật tư y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh.
2. Tồn tại, hạn chế
Nhìn chung việc đầu tư phát triển các nội dung trong đề án chủ yếu mới triển khai, chưa thực sự đi vào chiều sâu.
- Triển khai phát triển kỹ thuật mới ở các bệnh viện tuy đã làm được một số kỹ thuật, song phát triển chưa nhiều.
- Thái độ phục vụ của một bộ phận cán bộ y tế còn hạn chế; Công tác quản lý hoạt động khám, chữa bệnh và hành nghề y, dược tư nhân chưa chặt chẽ; Tình trạng quá tải ở một số bệnh viện chưa được giải quyết tốt;
- Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan tâm đầu tư nhân lực và cơ sở vật chất đúng mức.
- Quản lý, sử dụng thuốc, trang thiết bị y tế ở một số đơn vị hiệu quả chưa cao; Đầu tư trang thiết bị ở các bệnh viện còn chồng chéo, chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng, gây lãng phí.
- Thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao, trình độ chuyên sâu.
- Vấn đề xử lý chất thải tại các bệnh viện (các cơ sở y tế nói chung) chưa đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Một số chương trình, dự án chậm tiến độ, như: Dự án xây dựng Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình.
- Chất lượng khám chữa bệnh của một số cơ sở y tế ngoài công lập chưa đáp ứng yêu cầu, tình trạng thiếu bác sỹ, lạm dụng kỷ thuật cận lâm sàng, thuốc diễn ra phổ biến.
3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
3.1. Nguyên nhân khách quan
- Công tác tổ chức, quản lý hệ thống y tế trong nền kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế, một số chính sách mang tính giải pháp tình thế, khi thực hiện còn nhiều khó khăn, lúng túng.
- Ngân sách đầu tư cho ngành y tế còn nhiều hạn chế, nhất là trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, đặc biệt sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội
- Hệ thống y tế công lập chậm đổi mới (cả về tổ chức bộ máy, trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất, năng lực quản lý, thực hiện tự chủ về tài chính…).
- Một số cơ chế, chính sách, đối với ngành y tế còn bất cập.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn còn những hạn chế nhất định. Năng lực, kinh nghiệm của cán bộ quản lý, lãnh đạo các đơn vị y tế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, đặc biệt về lĩnh vực phát triển công nghiệp dược.
- Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ.
II. Thực trạng triển khai Y tế kỹ thuật cao tại các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ
- Kỹ thuật can thiệp tim mạch, mổ tim hở đã được triển khai sâu, rộng tại Bệnh viện Trung ương Huế và gần đây là tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Tại Nghệ An, kỹ thuật can thiệp tim mạch và mổ tim hở cũng đã được hoàn thiện và triển khai khá phổ biến, đến nay đã có 593 bệnh nhân được can thiệp tim mạch, 180 bệnh nhân mổ tim hở. Các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đến nay vẫn chưa triển khai các kỹ thuật này.
- Kỹ thuật ghép thận, ghép tế bào gốc, ghép giác mạc đã được triển khai sâu, rộng tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tại Nghệ An, kỹ thuật thuật ghép thận, ghép tế bào gốc bước đầu đã được triển khai thành công (3 ca ghép thận, 12 ca ghép tế bào gốc) và cần được hoàn thiện trong giai đoạn tới. Ngoài ra, Bệnh viện Mắt Nghệ An đã gửi các ê kíp bác sỹ đào tạo phẫu thuật ghép giác mạc tại Bệnh viện Mắt Trung ương để có thể triển khai kỹ thuật này trong năm 2016. Các tỉnh khác trong khu vực đến nay vẫn chưa triển khai các kỹ thuật này.
- Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã được triển khai thành công tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Phụ Sản tỉnh Thanh Hóa. Tại Nghệ An, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh đã cử các ê kíp bác sỹ đào tạo tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương và đang chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị để có thể triển khai kỹ thuật này trong những năm tới.
- Kỹ thuật xạ trị và y học hạt nhân đã được triển khai hiệu quả tại Bệnh viện Trung ương Huế và gần đây được triển khai tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực, tỉnh Thanh Hóa. Tại Nghệ An, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình (giai đoạn 1) Trung tâm xạ trị và y học hạt nhân theo Quyết định số 2511/QĐ-UBND.XD ngày 06/6/2014 thuộc dự án "xây dựng Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An".
- Các kỹ thuật cao khác như: vi phẫu tạo hình, sàng lọc chẩn đoán trước sinh, sinh học phân tử đã được triển khai tại Bệnh viện Trung ương Huế. Hiện nay, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã gửi các kíp bác sỹ đào tạo tại các bệnh viện Trung ương để có thể triển khai các kỹ thuật này trong những năm tới.
TT | Tên kỹ thuật | Các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ | |||||
Nghệ An | Thanh Hóa | Hà Tĩnh | Quảng Bình | Quảng Trị | Thừa Thiên Huế | ||
1 | Can thiệp Tim mạch | 593 ca | Đã triển khai | Chưa | Chưa | Chưa | Đã triển khai |
2 | Mổ tim hở | 180 ca | Đã triển khai | Chưa | Chưa | Chưa | Đã triển khai |
3 | Ghép thận | 3 ca | Chưa | Chưa | Chưa | Chưa | Đã triển khai |
4 | Ghép giác mạc | Chưa | Chưa | Chưa | Chưa | Chưa | Đã triển khai |
5 | Ghép tế bào gốc | 12 ca | Chưa | Chưa | Chưa | Chưa | Đã triển khai |
6 | Hỗ trợ sinh sản (IVF) | Chưa | Đã triển khai | Chưa | Chưa | Chưa | Đã triển khai |
7 | Xạ trị và y học hạt nhân | Chưa | Đã triển khai | Chưa | Chưa | Chưa | Đã triển khai |
8 | Vi phẫu tạo hình | Chưa | Chưa | Chưa | Chưa | Chưa | Đã triển khai |
9 | Sàng lọc chẩn đoán trước sinh | Chưa | Chưa | Chưa | Chưa | Chưa | Đã triển khai |
10 | Sinh học phân tử | Chưa | Chưa | Chưa | Chưa | Chưa | Đã triển khai |
Như vậy, so sánh với 05 tỉnh trong khu vực thì Nghệ An là tỉnh triển khai ứng dụng một số kỹ thuật cao trong y tế tương đối sớm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều kỹ thuật cao chưa được triển khai và một số kỹ thuật cao cần được hoàn thiện trong thời gian tới.
III. Các văn bản là cơ sở xây dựng đề án
- Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
- Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế;
- Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
- Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 14/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2050;
- Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020;
- Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 08/10/2013 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
- Nghị quyết số 10- NQ/TU ngày 04/4/2014 của ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển sự nghiệp y tế Nghệ An đến năm 2020;
- Quyết định số 7343/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Đề án " Phát triển Nghệ An thành trung tâm Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2015 - 2020;
- Quyết định số 97/2010/QĐ-UBND ngày 06/12/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Mục tiêu tổng quát
Đầu tư xây dựng và phát triển các cơ sở y tế tại thành phố Vinh trở thành trung tâm y tế kỹ thuật cao khu vực Bắc Trung bộ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân cho các tỉnh trong khu vực, góp phần xây dựng thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội của khu vực Bắc Trung Bộ theo Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Lĩnh vực Khám chữa bệnh
- Đến năm 2017, các bệnh viện phát triển 100% kỹ thuật tương đương với phân hạng bệnh viện và 30% kỹ thuật của tuyến trên đối với bệnh viện hạng III; 25% kỹ thuật của tuyến trên đối với bệnh viện hạng II và 20% kỹ thuật của tuyến trung ương đối với bệnh viện hạng I.
- Đến năm 2020: Các đơn vị hạng III, hạng II đều đủ điều kiện để nâng hạng.
- 100% các bệnh viện công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố thực hiện quản lý chất lượng bệnh viện.
- 100% các bệnh viện triển khai đổi mới phong cách thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng người bệnh, trong đó có ít nhất 20% số bệnh viện kiểu mẫu về phong cách thái độ phục vụ.
- Phát triển các bệnh viện ngoài công lập theo hướng chuyên sâu mũi nhọn, ứng dụng, triển khai nhiều kỹ thuật cao tuyến Trung ương, đặc biệt là lĩnh vực phụ sản, ngoại chấn thương, ung bướu..., đồng thời là đơn vị kiểu mẫu về đổi mới phong cách phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
- Tiếp tục hoàn thiện các kỹ thuật cao đã triển khai trong giai đoạn 1: Can thiệp tim mạch, mổ tim hở, ghép tạng, phẫu thuật thần kinh, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị, điều trị Basedow...; Phát triển thêm một số kỹ thuật mới lần đầu áp dụng tại Nghệ An: hỗ trợ sinh sản (IVF), xạ trị và y học hạt nhân, vi phẫu tạo hình, phẫu thuật ghép giác mạc, sàng lọc chẩn đoán trước sinh, lọc máu liên tục, ứng dụng công nghệ gen và sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị.
- Phát triển và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, tăng cường công tác phục hồi chức năng tại cơ sở điều trị và cộng đồng.
2.2. Lĩnh vực y tế dự phòng
Được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ:
- Labo sinh học phân tử để chẩn đoán xác định các bệnh truyền nhiễm gây dịch.
- Labo kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm khu vực Bắc Trung bộ.
2.3. Thuốc, vật tư y tế
Xây dựng nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP - WHO, đảm bảo đến năm 2020 cung cấp ít nhất được 20% lượng thuốc cho thị trường trong tỉnh;
1. Phát triển kỹ thuật cao ở một số cơ sở khám chữa bệnh:
1.1. Nội dung (Phụ lục 2):
Kỹ thuật cao trong lĩnh vực y tế thuộc phạm vi Đề án này được hiểu là áp dụng triển khai thực hiện các kỹ thuật mới, tiên tiến, hiện đại và chuyên sâu tại một số cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Vinh và có khả năng hỗ trợ về chuyên môn cho các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ.
Trong giai đoạn 2015 - 2020 tập trung phát triển 8 nhóm kỹ thuật sau:
- Các kỹ thuật tim mạch (phẫu thuật tim hở, nội soi; can thiệp tim mạch) tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh;
- Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và các kỹ thuật liên quan đến hỗ trợ sinh sản) tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh;
- Các kỹ thuật ứng dụng tế bào gốc (Hoàn thiện và triển khai ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bằng ghép tủy đồng loài, ghép tế bào gốc máu cuống rốn, ghép tế bào gốc điều trị bệnh ung thư) tại Bệnh viện Ung Bướu;
- Kỹ thuật xạ trị và y học hạt nhân điều trị ung thư bằng các phương pháp xạ trị khác nhau tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An;
- Kỹ thuật phẫu thuật thần kinh và vi phẫu tạo hình các bệnh lý về não và cột sống, nội soi và định vị Navigation; vi phẫu tạo hình răng hàm mặt, chỉnh hình mũi,...vv tại Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình;
- Kỹ thuật sàng lọc chẩn đoán trước sinh, sau sinh và tim bẩm sinh để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down, các bất thường của hệ thần kinh (vô sọ, thoát vị màng não, não úng thủy,...), hệ tim mạch (dị tật van tim, bất thường mạch máu lớn,...), hệ sinh dục - tiết niệu (thận ứ nước, thận đa nang,…), hệ cơ xương (loạn sản xương, gãy xương, ngắn chi,…) và theo dõi sau sinh, các vấn đề liên quan đến tim bẩm sinh...tại Bệnh viện Sản Nhi;
- Ghép thận tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh;
- Ghép giác mạc tại Bệnh viện Mắt Nghệ An;
- Phát triển một số kỹ thuật cao khác phù hợp với sự phát triển của y học hiện đại, phù hợp với các điều kiện của từng đơn vị và quy hoạch phát triển của ngành.
1.2. Nhiệm vụ (phụ lục 3, 4):
- Đào tạo theo ê kíp có tính đồng bộ và chuyên sâu theo từng nhóm kỹ thuật;
- Thu hút các chuyên gia giỏi về làm việc và giúp tỉnh Nghệ An đào tạo, chuyển giao kỹ thuật.
- Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đủ điều kiện để thực hiện và tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên.
2. Phát triển các bệnh viện Lao và bệnh phổi, Tâm thần, Nội tiết và Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh: triển khai các kỹ thuật chuyên ngành tuyến tỉnh và một số kỹ thuật tuyến trung ương đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị y tế, tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao bằng nhiều hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và hoạt động chuyên môn khác theo từng giai đoạn.
3. Triển khai các hoạt động mũi nhọn tại các bệnh viện ngoài công lập
Chỉ đạo và tạo điều kiện để các bệnh viện ngoài công lập hoạt động đúng hướng, phát huy tiềm lực, triển khai thành công nhiều kỹ thuật cao về y tế:
- Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinh: triển khai kỹ thuật cao về ngoại, sản và 3 chuyên khoa;
- Bệnh viện đa khoa 115: triển khai kỹ thuật cao về chuyên khoa chẩn thương - chỉnh hình;
- Bệnh viện Thái Thượng Hoàng: triển khai kỹ thuật cao về thẩm mỹ hàm mặt;
- Bệnh viện Mắt Sài Gòn - Vinh triển khai các kỹ thuật cao về nhẵn khoa;
- Các Bệnh viện ngoài công lập khác: Triển khai các kỹ thuật theo phân hạng bệnh viện và một số kỹ thuật cao của tuyến trên.
4. Phát triển Bệnh viện Y học cổ truyền thành bệnh viện đa khoa Y Dược cổ truyền với các chuyên khoa phối hợp, hỗ trợ trong việc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại.
- Cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đáp ứng quy mô 500 giường bệnh.
- Thành lập thêm một số khoa phòng như: Hồi sức tích cực, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, lão khoa, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng,... đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh y học cổ truyền và y học hiện đại
5. Củng cố, phát triển Trung tâm Y tế dự phòng đạt chuẩn quốc gia về Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh để triển khai kỹ thuật sinh học phân tử để chẩn đoán xác định hầu hết các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm như: Sởi, bạch hầu, ho gà, cúm A (H5N1, H7N9, H1N1,...), MERS-CoV...vv.
- Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị y tế, đào tạo cán bộ chuyên sâu, chất lượng cao cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh để đạt chuẩn quốc gia về Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.
- Triển khai kỹ thuật sinh học phân tử để chẩn đoán xác định hầu hết các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm như: Sởi, bạch hầu, ho gà, cúm A (H5N1, H7N9, H1N1,...), MERS-CoV...vv.
6. Xây dựng các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng đạt tiêu chuẩn GMP - WHO.
- Nâng cấp nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, công suất 50 triệu sản phẩm/năm; sản xuất nguyên liệu 15 tấn cao mềm/năm, 12 tấn cao lỏng/năm.
- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm theo công nghệ nanogen đủ điều kiện xuất khẩu, công suất 50 triệu sản phẩm/năm.
- Đầu tư nhà máy sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng vùng Phủ Quỳ, Nghĩa Đàn đạt công suất 70 triệu sản phẩm/năm.
- Đầu tư nâng cấp các đơn vị kinh doanh thuốc đạt các tiêu chí GPs, quy mô lớn, cạnh tranh cao.
- Kêu gọi nhà đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế.
7. Xây dựng và triển khai các dự án thuộc lĩnh vực Y - Dược đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 7343/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 về việc phát triển Nghệ An thành Trung tâm Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung bộ, giai đoạn 2015 - 2020.
- Thành lập Viện nghiên cứu và phát triển Y tế công cộng Bắc Trung bộ tại Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y khoa Vinh.
- Xây dựng Trung tâm tế bào gốc phục vụ nghiên cứu và điều trị tại Đại học Y khoa Vinh.
- Xây dựng Trung tâm nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Y - Dược tại Đại học Y khoa Vinh.
- Xây dựng Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm và vệ sinh An toàn thực phẩm thành Trung tâm kỹ thuật khu vực Bắc Trung bộ.
1. Tổ chức quản lý
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của Thủ trưởng các đơn vị trong toàn ngành.
- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện kế hoạch nâng cao y đức, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh tại tất cả các đơn vị y tế.
- Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Phát triển ngành y tế Nghệ An theo hướng hiện đại, công bằng và hiệu quả đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng cao.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về các hoạt động dịch vụ y tế, khắc phục tình trạng tiêu cực trong các cơ sở khám chữa bệnh, trong hoạt động hành nghề y dược tư nhân; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan để quản lý tốt cũng như nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các cơ sở y tế công lập nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ sở.
- Cải cách hành chính trong khám chữa bệnh, tạo điều kiện cho người bệnh được khám chữa bệnh nhanh chóng, kịp thời, giảm phiền hà cho người bệnh; Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, kiểm tra giám sát, thanh tra toàn diện các hoạt động của ngành nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của ngành.
2. Phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng Trường đại học Y khoa Vinh trở thành trường đại học Y khoa hoàn chỉnh, đầy đủ các bộ môn, đào tạo đại học và sau đại học cung cấp nguồn nhân lực cho các tỉnh Bắc Trung Bộ và một số tỉnh khác.
- Đào tạo cán bộ chuyên khoa sâu, cán bộ quản lý bệnh viện, nâng cao trình độ chính trị, ngoại ngữ gắn với nâng cao y đức cho cán bộ các cấp, các đơn vị. Đào tạo theo kế hoạch, theo địa chỉ, kết hợp đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo chuyên khoa mũi nhọn,…trong và ngoài nước; Đối với phát triển kỹ thuật cao, mỗi kỹ thuật có ít nhất 02 kíp đồng bộ và thực hiện thành thạo kỹ thuật và có hiệu quả chất lượng chuyên môn.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức quản lý nhà nước và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ y tế. Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ phù hợp với các chuẩn mực y đức của người cán bộ y tế.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, hợp tác với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành trong hỗ trợ đào tạo cán bộ chuyên khoa sâu để triển khai các kỹ thuật cao.
- Tổ chức các cuộc Hội thảo khoa học thuộc các chuyên ngành tương ứng với các kỹ thuật cao được lựa chọn phát triển để thu hút các nhà khoa học đầu ngành tham dự và hợp tác chuyển giao kỹ thuật.
3. Tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật
- Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về kỹ thuật của các bệnh viện tuyến Trung ương theo Đề án 1816, ưu tiên lựa chọn các kỹ thuật được nêu trong đề án và tạo điều kiện để các bệnh viện tiếp nhận.
- Triển khai đầy đủ các nội dung của Đề án bệnh viện vệ tinh theo các chuyên ngành của các Bệnh viện tuyến Trung ương: Bạch Mai, Việt Đức, Phụ sản Trung ương, Nội tiết, Ung bướu, Mắt, K, Tim Hà Nội, ..
4. Ứng dụng khoa học công nghệ
- Hoàn thiện Đề án Y tế điện tử: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của các đơn vị và của ngành; kết nối thông tin từ Trạm Y tế xã lên Văn phòng Sở Y tế, kết nối với các ngành, kết nối đến Bộ Y tế các Cục, Vụ, Viện…
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hội chẩn, hội nghị, tập huấn nâng cao năng lực, chăm sóc và điều trị.
- Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán, điều trị và lĩnh vực y học dự phòng.
5. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
- Tiếp tục thực hiện các dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt: Dự án xây dựng Khu B (Khu xã hội hóa) thuộc Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh; dự án xây dựng Bệnh viện Ung bướu; Dự án xây dựng Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình; dự án xây dựng Bệnh viện Mắt; dự án cải tạo, nâng cấp và đầu tư trang thiết bị y tế cho Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An theo hướng đa khoa y dược cổ truyền.
- Xây dựng và triển khai các dự án thuộc lĩnh vực Y - Dược đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 7343/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 về việc phát triển Nghệ An thành Trung tâm Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung bộ, giai đoạn 2015 - 2020.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có, tạo sự đồng bộ giữa các nhà kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng, nhà điều trị bệnh nhân nhằm phân bổ không gian hợp lý giữa diện tích sử dụng và diện tích cây xanh.
- Đầu tư các trang thiết bị y tế kỹ thuật cao phù hợp với từng giai đoạn và yêu cầu phát triển kỹ thuật của mỗi đơn vị.
6. Xã hội hóa, huy động nguồn lực
Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho y tế, đẩy mạnh xã hội hóa y tế và tăng cường hợp tác Quốc tế:
- Tăng cường đầu tư cho y tế từ các nguồn kinh phí (ngân sách Trung ương, tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác); Tăng tỷ lệ chi ngân sách hàng năm cho sự nghiệp y tế; Ưu tiên sử dụng ngân sách cho hoạt động triển khai các kỹ thuật cao mũi nhọn.
- Kêu gọi và tạo mọi điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho các dự án triển khai nghiên cứu và ứng dụng y tế kỹ thuật cao.
- Từng bước chuyển việc đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các cơ sở dịch vụ công sang đầu tư trực tiếp cho người hưởng dịch vụ bằng cách mua thẻ BHYT.
- Kêu gọi đầu tư xây dựng thêm Bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Nghệ An.
- Khuyến khích các nhà đầu tư xã hội hóa vào lĩnh vực phát triển dịch vụ kỹ thuật cao có chất lượng ngang tầm quốc tế.
7. Hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các cơ sở khám chữa bệnh:
Tăng cường sự phối hợp, liên kết giữa các bệnh viện công - bệnh viện ngoài công lập và các bệnh viện Bộ, ngành đóng trên địa bàn để phát huy cao nhất hiệu quả nguồn lực đầu tư.
8. Cơ chế, chính sách
- Xây dựng chính sách hấp dẫn, thu hút các chuyên gia giỏi về làm việc và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho các cán bộ y tế chuyên khoa của tỉnh Nghệ An.
- Xây dựng chính sách thu hút, ưu tiên các cán bộ y tế làm việc tại các bộ phận triển khai y tế kỹ thuật cao như can thiệp tim mạch, mổ tim hở, xạ trị và y học hạt nhân...vv.
- Tiếp tục tham mưu điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển về công tác y tế.
- Xây dựng chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực y tế tại các vùng khó khăn.
1. Giai đoạn 2015 -2017
- Đẩy mạnh quá trình đổi mới phong cách phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
- Củng cố và hoàn thiện các kỹ thuật cao đã được triển khai thành công trong giai đoạn 2007 - 2014, đồng thời chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai phát triển kỹ thuật mới.
- Nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho công tác y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm.
- Các đơn vị đảm bảo thực hiện đầy đủ các tiêu chí theo phân hạng đơn vị sự nghiệp Y tế.
- Đến năm 2017, các đơn vị phát triển 100% các kỹ thuật tương đương với phân hạng bệnh viện và 30% kỹ thuật của tuyến trên đối với BV hạng III; 25% kỹ thuật của tuyến trên đối với BV hạng II và 20% kỹ thuật của tuyến trung ương đối với BV hạng I.
- Tập trung đẩy mạnh tiến độ đầu tư xây dựng khu điều trị xã hội hóa tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa (khu B); khởi công xây dựng Bệnh viện Ung bướu mới, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình.
- Tập trung chỉ đạo, tạo điều kiện để Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinh đi vào hoạt động ổn định.
2. Giai đoạn 2018 - 2020
- Hoàn thành việc áp dụng thường quy các kỹ thuật triển khai trong giai đoạn 2015-2017.
- Tập trung phát triển các kỹ thuật lần đầu tiên áp dụng tại Nghệ An và hoàn thành vào năm 2020.
II. Kinh phí thực hiện (phụ lục 3,4,5)
1. Hạng mục kinh phí
- Đào tạo và chuyển giao kỹ thuật: 5.508.000.000 đồng;
- Đầu tư trang thiết bị: 407.730.000.000 đồng
- Cơ sở vật chất: Có các dự án riêng đã được phê duyệt.
2. Phân kỳ đầu tư và nguồn kinh phí (ĐVT: Triệu đồng):
Năm | Tổng | Kinh phí địa phương | Nguồn tự chủ | Kinh phí Trung ương | Trái phiếu Chính phủ | Vốn vay và Xã hội hóa | Tổ chức Quốc tế (JICA, NGO, ADB) |
2016 | 132.032 | 39.969 | 11.863 |
| 3.000 | 65.200 | 12.000 |
2017 | 129.589 | 35.634 | 12.455 | 55.000 | 500 | 21.000 | 5.000 |
2018 | 131.109 | 31.032 | 13.077 |
| 500 | 83.500 | 3.000 |
2019 | 52.442 | 20.210 | 13.732 |
| 500 | 15.000 | 3.000 |
2020 | 33.610 | 15.793 | 14.417 |
| 400 |
| 3.000 |
Cộng | 478.782 | 142.638 | 65.544 | 55.000 | 4.900 | 184.700 | 26.000 |
(Bốn trăm bảy tám tỷ bảy trăm tám hai triệu đồng chẵn)
1. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Vinh và các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án, kiểm tra và tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển, các chương trình dự án để triển khai thực hiện Đề án; Phối hợp với Sở Y tế thực hiện các quy trình về đầu tư xây dựng cơ bản.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn sự nghiệp cho các hoạt động của Đề án.
4. Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế trong việc đào tạo, tiếp nhận, thu hút nhân lực chất lượng cao để thực hiện các nội dung phát triển kỹ thật của Đề án.
5. Sở Khoa học - Công nghệ có trách nhiệm ưu tiên kinh phí nhằm nghiên cứu đánh giá hiệu quả phát triển kỹ thuật cao và ứng dụng tiến bộ khoa học trong lĩnh vực công nghiệp Dược, trang thiết bị Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
6. Sở Xây dựng phối hợp với Sở Y tế trong việc tham mưu thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng và thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư, xây dựng các công trình thuộc Đề án theo quy định.
7. Trường Đại học Y khoa Vinh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung thuộc phạm vi phụ trách, phối hợp với Sở Y tế để thực hiện các nội dung liên quan.
8. UBND thành phố Vinh có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư cho các Dự án và cùng với Sở Y tế thực hiện tốt các nội dung Đề án đề ra./.
MỘT SỐ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2007 - 2014
TT | Nội dung | Hiện trạng năm 2007 | Đến năm 2014 | ||
Kế hoạch | Kết quả đạt được | Đánh giá | |||
1 | Số lượng bệnh viện trên địa bàn thành phố Vinh | 12 | 19 | 20 | Đạt >100% |
2 | Số giường bệnh của các bệnh viện trên địa bàn thành phố Vinh | 2353 | Tăng số giường bệnh | 3891 | Tăng 65,4% |
3 | Xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh quy mô 1000 giường bệnh | Bệnh viện cũ 640 giường bệnh | Hoàn thành và đưa vào sử dụng bệnh viện mới | Đã đưa vào sử dụng | Đạt 100% |
4 | Phát triển Bệnh viện chuyên khoa nhằm giảm tải cho bệnh viện HNĐK, tạo điều kiện phát triển chuyên khoa sâu | Chỉ có 4 bệnh viện (Nhi, Lao và bệnh phổi, Tâm thần, YHCT) | Phát triển các bệnh viện chuyên khoa | Đã thành lập thêm một số bệnh viện chuyên khoa (Ung bướu, Chấn thương Chỉnh hình, Nội tiết, Mắt) | Đạt |
5 | Thành lập một số bệnh viện tư nhân | Chưa có | Thành lập 7 bệnh viện tư nhân | Đã thành lập 8 bệnh viện tư nhân | Đạt >100% |
6 | Số bệnh viện chuyên ngành | 2 (Quân Y 4, GTVT) |
| 3 (thêm bệnh viện Công an tỉnh) | Tăng 50% |
7 | Tổng số cán bộ y tế trên địa bàn thành phố Vinh | 2212 | Tăng lên | 3227 | Tăng 46% |
8 | Số lượng cán bộ có trình độ cao: |
|
|
|
|
8.1 | Thu hút chuyên gia đầu ngành | Chưa có | Thu hút | 01 PGS, TS về Ung thư |
|
8.2 | Phó giáo sư về y học | Chưa có | Công nhận một số PGS về y học | 03 PGS, TS về y học | Đạt |
8.3 | TS/BSCKII | 20 | Tăng lên | 64 | Tăng 220% |
8.4 | Thạc sỹ y học | 155 | Tăng lên | 322 | Tăng 108% |
9 | Triển khai kỹ thuật cao | Hạn chế | Ứng dụng kỹ thuật cao | Ghép tạng, ghép tế bào gốc, can thiệp tim mạch, mổ tim hở... | Phát triển mạnh |
10 | Xây dựng Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có Labo xét nghiệm đạt an toàn sinh học cấp 2 | Labo chưa đạt tiêu chuẩn ATSH cấp 2 | Labo được thẩm định và cấp chứng nhận đạt ATSH cấp 2 | Đã được chứng nhận ATSH cấp 2 | Đạt 100% |
11 | Phát triển Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm thành Trung tâm kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn thực hành kiểm nghiệm tốt theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới (GLP - WHO) | Chưa đạt | Đạt | Đã thực hiện được 6/9 kỹ thuật | Cơ bản đã đạt được |
12 | Phát triển công nghiệp Dược | Chưa phát triển | Triển khai Đề án phát triển công nghiệp Dược | Có 69 Công ty Dược và chi nhánh hoạt động; 980 cơ sở hành nghề Dược; Đấu thầu Dược tập trung tại Sở Y tế; Đang xây dựng nhà máy sản xuất Đông Dược...vv | Đạt |
13 | Xây dựng Truường Đại học Y khoa Vinh | Trường Cao đẳng y tế | Nâng lên bậc Đại học | Thành lập Đại học Y khoa Vinh năm 2010 | 100% |
MỘT SỐ KỸ THUẬT ƯU TIÊN TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
TT | Nội dung | Đơn vị triển khai | Phân kỳ đầu tư | Kinh phí | Tổng kinh phí | |
Đào tạo | Trang thiết bị | |||||
1 | Can thiệp tim mạch, mổ tim hở | Bệnh viện HNĐK | 2015 - 2017 | 352 | 3,000 | 3,352 |
2 | Hỗ trợ sinh sản (IVF) | Bệnh viện HNĐK | 2015 - 2020 | 325 | 15,000 | 15,325 |
3 | Ghép tạng (đã đầu tư trang thiết bị) | Bệnh viện HNĐK | 2015 - 2018 | 157 |
| 157 |
4 | Ứng dụng tế bào gốc | BV Ung Bướu | 2015 - 2020 | 1,444 | 38,000 | 39,444 |
5 | Xạ trị và Y học hạt nhân (Đã có dự án được phê duyệt và bố trí kinh phí). | Bệnh viện Ung Bướu | 2015 - 2017 | 840 | 55,000 | 55,840 |
6 | Lọc máu liên tục | Bệnh viện Sản Nhi | 2015 - 2020 | 210 | 5,000 | 5,210 |
7 | Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh | Bệnh viện Sản Nhi | 2015 - 2020 | 240 | 10,000 | 10,240 |
8 | Phẫu thuật thần kinh và vi phẫu tạo hình | Bệnh viện CT-CH | 2015 - 2020 | 510 | 224,300 | 224,810 |
9 | Phẫu thuật ghép giác mạc | BV Mắt Nghệ An | 2015 - 2017 | 90 | 2,450 | 2,540 |
10 | Điều trị Basedow | Bệnh viện Nội tiết | 2015 - 2020 | 1,040 | 52,320 | 53,360 |
11 | Xây dựng Labo sinh học phân tử | TT Y tế dự phòng | 2016 - 2020 | 300 | 2,660 | 2,960 |
| * Các dự án đã được phê duyệt danh mục tại Quyết định số 7343/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Đề án Phát triển Nghệ An thành Trung tâm Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung bộ, giai đoạn 2015 - 2020 |
|
|
|
| |
12 | Xây dựng Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm và ATTP vùng Bắc Trung bộ | TT kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm | 2016 - 2018 |
|
|
|
13 | Thành lập Viện nghiên cứu và phát triển Y tế công cộng Bắc Trung bộ | Đại học Y khoa Vinh | 2016 - 2017 |
|
|
|
14 | Xây dựng Trung tâm tế bào gốc phục vụ nghiên cứu và điều trị | Đại học Y khoa Vinh | 2016 - 2018 |
|
|
|
15 | Xây dựng Trung tâm nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Y - Dược | Đại học Y khoa Vinh | 2018 - 2020 |
|
|
|
| TỔNG CỘNG |
|
| 5,508 | 407,730 | 413,238 |
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
TT | Nội dung |
| Tổng kinh phí | |||||||||
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | ||||||||
Số lượng | Kinh phí | Số lượng | Kinh phí | Số lượng | Kinh phí | Số lượng | Kinh phí | Số lượng | Kinh phí | |||
1 | Can thiệp tim mạch, mổ tim hở | 2 | 62 | 3 | 81 | 1 | 27 | 5 | 149 | 1 | 33 | 352 |
2 | Hỗ trợ sinh sản (IVF) | 4 | 87 | 1 | 35 | 4 | 108 | 2 | 68 | 1 | 27 | 325 |
3 | Ghép tạng | 2 | 62 | 1 | 33 | 2 | 62 |
|
|
|
| 157 |
4 | Ứng dụng tế bào gốc | 8 | 238 | 10 | 295 | 9 | 265 | 12 | 333 | 11 | 313 | 1,444 |
5 | Xạ trị và y học hạt nhân | 8 | 240 | 8 | 240 | 6 | 180 | 5 | 150 | 1 | 30 | 840 |
6 | Phẫu thuật thần kinh (não, cột sống, tủy sống...) | 3 | 90 | 2 | 60 | 2 | 60 | 1 | 30 | 1 | 30 | 270 |
7 | Vi phẫu tạo hình | 3 | 90 | 2 | 60 | 1 | 30 | 1 | 30 | 1 | 30 | 240 |
8 | Lọc máu liên tục | 1 | 30 | 2 | 60 | 2 | 60 | 2 | 60 |
|
| 210 |
9 | Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh | 1 | 30 | 1 | 30 | 2 | 60 | 3 | 90 | 1 | 30 | 240 |
10 | Phẫu thuật ghép giác mạc | 3 | 90 |
|
|
|
|
|
|
|
| 90 |
11 | Điều trị Basedow | 4 | 160 | 4 | 160 | 6 | 240 | 6 | 240 | 6 | 240 | 1,040 |
12 | Kỹ thuật sinh học phân tử | 2 | 60 | 2 | 60 | 2 | 60 | 2 | 60 | 2 | 60 | 300 |
| TỔNG CỘNG | 41 | 1,239 | 36 | 1,114 | 37 | 1,152 | 39 | 1,210 | 25 | 793 | 5,508 |
DỰ TRÙ BỔ SUNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
ĐVT: Triệu đồng
TT | Nội dung | Trang thiết bị đề nghị bổ sung |
| |||||
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Tổng kinh phí | |||
1 | Can thiệp tim mạch, mổ tim hở | Bộ phẫu thuật mạch vành | 500 |
|
|
|
| 500 |
Dàn nội soi mổ tim qua đường mổ nhỏ | 1,500 |
|
|
|
| 1,500 | ||
Bộ dụng cụ phẫu thuật tim qua đường mổ nhỏ | 1,000 |
|
|
|
| 1,000 | ||
2 | Hỗ trợ sinh sản (IVF) |
|
| 15,000 |
|
|
| 15,000 |
3 | Ghép tạng | (Đã có) |
|
|
|
|
|
|
4 | Ứng dụng tế bào gốc | Hệ thống xử lý và lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn tự động. | 20,000 |
|
|
|
| 20,000 |
Hệ thống định lượng HLA | 6,000 |
|
|
|
| 6,000 | ||
Các trang thiết bị cần thiết khác | 3,000 | 3,000 | 2,000 | 2,000 | 2,000 | 12,000 | ||
5 | Xạ trị và Y học hạt nhân (Đã có dự án được phê duyệt) | Hệ thống xạ trị trong mổ (INTERABEAM) | 22,000 |
|
|
|
| 22,000 |
1 hệ thống máy chụp mạch 2 bình diện phục vụ nút mạch gan bằng hóa chất | 21,000 |
|
|
|
| 21,000 | ||
1 Hệ thống cấy hạt vi cầu phóng xạ (điều trị Ung thư gan, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến…vv) |
| 12,000 |
|
|
| 12,000 | ||
6 | Phẫu thuật thần kinh (não, cột sống, tủy sống...) | Hệ thống trang thiết bị đồng bộ | 33,600 | 64,200 | 98,000 | 13,500 | 15,000 | 224,300 |
7 | Vi phẫu tạo hình | Hệ thống trang thiết bị đồng bộ | ||||||
8 | Lọc máu liên tục | Hệ thống trang thiết bị đồng bộ | 3,000 | 600 | 500 | 500 | 400 | 5,000 |
9 | Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh | Hệ thống trang thiết bị đồng bộ | 4,000 | 3,000 | 1,000 | 1,000 | 1,000 | 10,000 |
10 | Phẫu thuật ghép giác mạc | Bộ dụng cụ ghép giác mạc | 1,900 |
|
|
|
| 1,900 |
Thiết bị, dịch bảo quản giác mạc | 350 |
|
|
|
| 350 | ||
Tiền mua giác mạc ban đầu | 200 |
|
|
|
| 200 | ||
11 | Điều trị Basedow toàn diện | Hệ thống trang thiết bị |
| 17,320 | 15,000 | 20,000 |
| 52,320 |
12 | Xây dựng Labo sinh học phân tử | Máy PCR | 380 |
| 380 |
|
| 760 |
Máy định danh vi khuẩn | 500 |
|
| 500 |
| 1,000 | ||
Hệ thống PCR |
| 900 |
|
|
| 900 | ||
| TỔNG CỘNG |
| 118,930 | 116,020 | 116,880 | 37,500 | 18,400 | 407,730 |
DỰ TRÙ NGUỒN TỰ CHỦ CỦA CÁC ĐƠN VỊ DÀNH CHO TRIỂN KHAI KỸ THUẬT CAO GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
ĐVT: Triệu đồng
TT | Mục tiêu phát triển |
| Tổng kinh phí | ||||
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |||
1 | Bệnh viện HNĐK tỉnh | 5,251 | 5,513 | 5,789 | 6,078 | 6,380 | 29,011 |
2 | Bệnh viện Sản Nhi | 2,766 | 2,904 | 3,049 | 3,202 | 3,362 | 15,283 |
3 | Bệnh viện Ung Bướu | 1,504 | 1,580 | 1,659 | 1,742 | 1,829 | 8,314 |
4 | Bệnh viện Chấn thương và Chỉnh hình | 632 | 663 | 696 | 731 | 768 | 3,490 |
5 | BV Mắt Nghệ An | 368 | 386 | 405 | 426 | 447 | 2,032 |
6 | Bệnh viện Nội tiết | 630 | 661 | 694 | 729 | 765 | 3,479 |
7 | TT Y tế dự phòng | 712 | 748 | 785 | 824 | 866 | 3,935 |
| TỔNG CỘNG | 11,863 | 12,455 | 13,077 | 13,732 | 14,417 | 65,544 |
- 1Kế hoạch 41/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 26/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 36- NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế do tỉnh Cà Mau ban hành
- 2Quyết định 1695/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Y tế tỉnh An Giang từ năm 2015 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 3Kế hoạch 111/KH-UBND năm 2015 về thực hiện Nghị quyết 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ, ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế do Tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 4Quyết định 3954/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Phát triển kỹ thuật cao, chuyên sâu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh nâng cao chất lượng dịch vụ y tế đáp ứng yêu cầu hội nhập giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 5Nghị quyết 354/NQ-HĐND thông qua chủ trương ban hành Đề án Ứng dụng phát triển kỹ thuật cao ngành y tế Bắc Ninh năm 2021
- 6Quyết định 3553/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030
- 1Quyết định 239/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị quyết 46-NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới do Bộ Chính trị ban hành
- 4Quyết định 957/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 97/2010/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh Nghệ An giai đoạn năm 2011 đến 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 7Quyết định 97/2007/QĐ-UBND phê duyệt đề án Xây dựng Trung tâm Y tế kỹ thuật cao khu vực Bắc Trung bộ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- 8Quyết định 122/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 26-NQ/TW năm 2013 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020 do Bộ Chính trị ban hành
- 10Nghị quyết 93/NQ-CP năm 2014 về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế do Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 7343/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Phát triển Nghệ An thành Trung tâm khoa học và công nghệ vùng Bắc Trung Bộ, giai đoạn 2015-2020
- 12Quyết định 52/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 620/QĐ-TTg năm 2015 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Kế hoạch 41/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 26/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 36- NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế do tỉnh Cà Mau ban hành
- 15Quyết định 1695/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Y tế tỉnh An Giang từ năm 2015 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 16Kế hoạch 111/KH-UBND năm 2015 về thực hiện Nghị quyết 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ, ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế do Tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 17Quyết định 3954/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Phát triển kỹ thuật cao, chuyên sâu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh nâng cao chất lượng dịch vụ y tế đáp ứng yêu cầu hội nhập giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 18Nghị quyết 354/NQ-HĐND thông qua chủ trương ban hành Đề án Ứng dụng phát triển kỹ thuật cao ngành y tế Bắc Ninh năm 2021
- 19Quyết định 3553/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định 4211/QĐ-UBND năm 2015 về Đề án "Xây dựng, phát triển Y tế kỹ thuật cao để thành phố Vinh trở thành trung tâm y tế khu vực Bắc Trung bộ giai đoạn 2015 - 2020" do tỉnh Nghệ An ban hành
- Số hiệu: 4211/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/09/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Đinh Thị Lệ Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/09/2015
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết