ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 378/QĐ-UBND | Kiên Giang, ngày 23 tháng 02 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 04/11/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc triển khai thực hiện Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020; Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 13/11/2014 về việc thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
Căn cứ Quyết định số 67/QĐ-TCTS-KTBNL ngày 07/6/2010 của Tổng cục Thủy sản về việc ban hành hướng dẫn về Đồng quản lý nghề cá tại Việt Nam;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 662/TTr-SNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2016 về việc phê duyệt “Đề án thành lập Tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án thí điểm thành lập mô hình đồng quản lý Tiểu khu bảo tồn biển ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang” (sau đây gọi tắt là Đề án), với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm, mục tiêu của Đề án
1.1. Quan điểm
- Quản lý bảo tồn biển là quản lý tổng hợp đa ngành, trên cơ sở chỉ đạo nhất quán của UBND tỉnh và mối quan hệ phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành và chính quyền địa phương, đặc biệt là có sự tham gia của cộng đồng ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh (CĐ Đá Chồng, Bãi Bổn) huyện Phú Quốc;
- Nhà nước giao trách nhiệm, quyền hạn và chức năng quản lý nghề cá cụ thể cho cộng đồng, đồng thời ban hành quyền đánh cá và quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng nước của Tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh (Tiểu khu ĐQL BTB) thông qua tổ chức cộng đồng - Ban Quản lý cộng đồng ấp Đá Chồng và ấp Bãi Bổn (BQLCĐ).
- CĐ Đá Chồng, Bãi Bổn được tạo điều kiện khai thác thủy sản hợp lý trong vùng nước của Tiểu khu ĐQL BTB, chỉ ưu tiên cho các hộ thuộc các ấp còn lại của xã Hàm Ninh và xã Bãi Thơm đã có truyền thống khai thác trên ngư trường của Tiểu khu BTB được phép khai thác. Các hộ nói trên được xác định cụ thể lần đầu qua kết quả khảo sát thực hiện Đề án, phải tiến hành đăng ký và chịu sự kiểm soát của BQLCĐ trong quá trình hoạt động nghề cá. Các phương tiện khai thác thuỷ sản của cộng đồng bên ngoài khi hoạt động khai thác trong phạm vi Tiểu khu ĐQL BTB phải tuân thủ các quy định, điều lệ, hương ước của CĐ Đá Chồng, Bãi Bổn và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của BQLCĐ.
1.2. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng thành công Tiểu khu ĐQL BTB nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tham gia cùng với Nhà nước trong công tác quản lý khai thác tài nguyên, bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản, môi trường biển và các giá trị văn hoá - lịch sử; đảm bảo chia sẻ lợi ích hài hoà giữa các bên liên quan trên cơ sở lợi ích lớn nhất của cộng đồng; đảm bảo lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường trước mắt và lâu dài cho cộng đồng địa phương cũng như của toàn tỉnh trên cơ sở sử dụng một cách hợp lý, bền vững các giá trị tài nguyên biển.
1.3. Mục tiêu cụ thể
- Ban Chỉ đạo đồng quản lý cấp tỉnh, huyện và Ban vận động cấp xã được thành lập hoặc kiện toàn để chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án với quy chế và kế hoạch hoạt động cụ thể.
- Nâng cao quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo tồn biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong công tác bảo tồn biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản thông qua việc thực hiện quy chế phối hợp và quy trình giải quyết mâu thuẫn, xung đột.
- Tăng thu nhập của cộng đồng từ việc bảo vệ tốt tài nguyên và các mô hình sinh kế thay thế, kể cả hoạt động dịch vụ du lịch cộng đồng.
- Tăng cường năng lực giám sát, quản lý của cộng đồng và phối hợp giữa các bên liên quan đối với mô hình thí điểm đồng quản lý bảo tồn biển.
2. Đối tượng, phạm vi và cơ cấu tổ chức
2.1. Đối tượng
Tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ du lịch và thương mại thủy sản có liên quan đến Tiểu khu ĐQL BTB. Trước mắt, tập trung vào các hộ dân làm nghề khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ du lịch tại địa bàn ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh.
2.2. Phạm vi
Phạm vi Tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển có tổng diện tích 4.308 ha, bao gồm 02 khu vực (vùng):
- Vùng lõi cỏ biển (vùng bảo vệ nghiêm ngặt): Là khu vực bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 1.775 ha, tính từ đường bờ đảo đến các đoạn thẳng nối liền các điểm có tọa độ như sau:
+ ĐC1 (10° 24' 20"N, 104° 2' 57"E); ĐC2 (10° 24' 38"N, 104° 4' 8"E);
+ H1 (10° 23' 22"N, 104° 5’ 3"E); I1 (10° 21' 39"N, 104° 5' 36"E);
+ K1 (10° 20' 51"N, 104° 5' 30"E); L1 (10° 19' 27"N, 104° 5' 57"E);
+ M1 (10° 19' 12"N, 104° 5' 10"E); A0 (10° 20' 47"N, 104° 4' 34"E).
- Vùng đệm cỏ biển (vùng phục hồi sinh thái): Có diện tích 2.533ha, tính từ ranh giới ngoài của vùng lõi thảm cỏ biển và đường bờ biển đến các đoạn thẳng nối liền các điểm có tọa độ như sau:
+ ĐC2 (10° 24' 38"N, 104° 4' 8"E); ĐC3 (10° 24' 40"N, 104° 4' 18"E);
+ ĐC4 (10° 23' 51"N, 104° 5’ 40"E); A1 (10° 21' 3"N, 104° 6' 25"E);
+ BB1 (10° 18' 25"N, 104° 7' 8"E); BB2 (10° 17' 37"N, 104° 6' 57"E);
+ BB3 (10° 17' 47"N, 104° 5' 41"E); M1 (10° 19' 12"N, 104° 5' 10"E);
+ L1 (10° 19’ 27"N, 104° 5’ 57"E); K1 (10° 20' 51"N, 104° 5' 30"E);
+ I1 (10° 21' 39"N, 104° 5' 36"E); H1 (10° 23' 22"N, 104° 5' 3"E).
(Kèm theo Bản đồ phân vùng Tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc).
2.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển
Cơ cấu tổ chức của Tiểu khu ĐQL BTB là các tổ chức CĐ Đá Chồng, Bãi Bổn được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện, bao gồm BQLCĐ và các Tổ nòng cốt cộng đồng.
BQLCĐ là tổ chức đại diện cho cộng đồng trong việc thực thi nhiệm vụ quản lý nghề cá và các hoạt động dịch vụ có liên quan, được lựa chọn thông qua bầu cử trong nội bộ cộng đồng; thực hiện chức năng quản lý, điều hành chung các hoạt động của Tiểu khu ĐQL BTB.
Các tổ nòng cốt cộng đồng được hình thành tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng tổ và điều kiện thực tế trong hoạt động của Tiểu khu ĐQL BTB, bao gồm: Tổ tuần tra, kiểm soát; Tổ truyền thông và các Tổ chức năng (khai thác, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ du lịch…).
BQLCĐ và các tổ nòng cốt cộng đồng hoạt động theo điều lệ, quy chế, hương ước với sự đồng thuận của cộng đồng và được UBND xã Hàm Ninh, Bãi Thơm phê duyệt sau khi có ý kiến của Ban Quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc; tuân thủ các quy định của Quy chế quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc, Quy định về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, Ban Quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc sẽ hỗ trợ cho BQLCĐ và các Tổ nòng cốt cộng đồng trong các lĩnh vực: Tuần tra, kiểm soát; điều tra, giám sát đa dạng sinh học trong Tiểu khu ĐQL BTB; đào tạo năng lực, nâng cao nhận thức và kiện toàn các tổ chức cộng đồng. Hướng dẫn, triển khai các quy định của Nhà nước đến cộng đồng; đồng thời kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả hoạt động của Tiểu khu ĐQL BTB.
3. Nội dung hoạt động của Đề án
Hoạt động 1: Thành lập hoặc kiện toàn Ban Chỉ đạo đồng quản lý cấp tỉnh, huyện và Ban vận động cấp xã để chỉ đạo thực hiện Đề án; xây dựng và triển khai thực hiện quy chế và kế hoạch hoạt động cụ thể của Ban Chỉ đạo và Ban vận động.
Hoạt động 2: Ban vận động tổ chức vận động cộng đồng tham gia Đề án và đề cử Ban Quản lý cộng đồng lâm thời của Tiểu khu ĐQL BTB; tham gia xây dựng hoàn thiện điều lệ, khung thể chế, hương ước, xây dựng cơ chế tài chính bền vững của cộng đồng và tổ chức thành công Đại hội bầu BQLCĐ và các tổ nòng cốt của cộng đồng.
Hoạt động 3: Xây dựng và hoàn thiện các văn bản thỏa thuận về trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi và chức năng quản lý các hoạt động có liên quan bảo tồn biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản giữa Ban Quản lý cộng đồng và các bên liên quan; quy trình giải quyết mâu thuẫn, xung đột được xây dựng hoàn thiện; Quyết định thành lập và quy chế giao quyền quản lý cho cộng đồng Tiểu khu ĐQL BTB.
Hoạt động 4: Vận động các tổ nòng cốt cộng đồng tham gia xây dựng cơ sở vật chất, quy chế tổ chức tự quản lý các hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản, dịch vụ du lịch và các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội khác được phân công, phân cấp và có sự cam kết thực hiện của các cộng đồng thành viên.
Hoạt động 5: Chính sách hỗ trợ sinh kế và cơ chế tài chính bền vững được áp dụng tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng Tiểu khu ĐQL BTB hoạt động hiệu lực và hiệu quả.
Hoạt động 6: Ban Quản lý cộng đồng cơ bản tự quản lý được các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên ngư trường được giao quyền mà không vi phạm quy định của Quy chế quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc, thông qua việc phối hợp với các bên liên quan tổ chức tuần tra, kiểm soát, quản lý các phương tiện khai thác trái phép, không tuân thủ quy ước quản lý của cộng đồng và kiểm soát 100% lượng du khách tham quan, lặn biển trong khu vực Tiểu khu ĐQL BTB.
Hoạt động 7: Cộng đồng phối hợp với các bên liên quan tổ chức giám sát đánh giá, không còn hiện tượng xâm nhập của phương tiện bên ngoài và hiện tượng khai thác thủy sản trái phép trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt của Tiểu khu ĐQL BTB.
Nội dung hoạt động cụ thể của Đề án có phụ lục 1 kèm theo.
Kinh phí thực hiện Đề án gồm các nguồn:
- Nguồn ngân sách Nhà nước.
- Nguồn đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
- Nguồn tài trợ của Chương trình Cải thiện nghề khai thác ghẹ xanh tỉnh Kiên Giang cho năm 2017 là 1.089.090.000 đồng (Một tỷ không trăm tám mươi chín triệu không trăm chín mươi ngàn đồng), (chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo).
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và UBND huyện Phú Quốc triển khai thực hiện Đề án; phổ biến, hướng dẫn nội dung của Đề án đến các cơ quan quản lý, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động nghề cá.
- Chỉ đạo Chi cục Thủy sản tiếp tục xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án và kiện toàn các tổ chức cộng đồng Tiểu khu ĐQL bảo tồn biển; trong đó, chú trọng xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản liên quan làm nền tảng để triển khai các hoạt động tiếp theo.
- Chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành phối hợp hỗ trợ Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Phú Quốc, các tổ chức cộng đồng của Tiểu khu ĐQL BTB thực hiện các chương trình quản lý tổng hợp các hệ sinh thái, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; các chương trình đào tạo kỹ thuật, ứng dụng các mô hình phát triển sinh kế cho cộng đồng; hằng năm, tổ chức theo dõi, đánh giá hiệu quả hoạt động của Ban Quản lý cộng đồng; đề xuất điều chỉnh nội dung hoạt động phù hợp với tình hình thực tế, diễn biến môi trường, tài nguyên, nguồn lợi và thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của huyện Phú Quốc.
2. Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Đề án. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu xây dựng cơ chế giao quyền cho các tổ chức cộng đồng. Hỗ trợ pháp lý cho tổ tuần tra của cộng đồng và giải quyết xung đột của ngư dân trong quá trình thực hiện đồng quản lý.
3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Chỉ đạo Đồn Biên phòng khu vực Hàm Ninh và Bãi Thơm phối hợp với Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Phú Quốc và các bên liên quan trong quá trình thực hiện công tác đồng quản lý bảo tồn biển; hỗ trợ tổ tuần tra của Ban Quản lý cộng đồng thực hiện tuần tra, kiểm soát an toàn, an ninh, trật tự bên trong và xung quanh Tiểu khu ĐQL BTB.
4. Các sở, ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể có liên quan: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Phú Quốc và các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và triển khai có hiệu quả nội dung Đề án.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, có phát sinh những khó khăn, vướng mắc các đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo, đề xuất cho UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ du lịch và thương mại thủy sản có liên quan đến Tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển Phú Quốc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số:378/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Kiên Giang)
STT | Hoạt động | Kết quả đầu ra | Cơ quan thực hiện | Thời gian thực hiện |
1 | Thành lập mới hoặc kiện toàn BQL Đề án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo đồng quản lý cấp tỉnh, cấp huyện, Ban vận động cấp xã với quy chế và kế hoạch hoạt động cụ thể để tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện đề án. | |||
1.1 | Thành lập Ban Quản lý thực hiện Đề án | - Quyết định thành lập - Quy chế hoạt động - Kế hoạch hoạt động | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) | 2017 |
1.2 | Thành lập Ban Chỉ đạo và tổ kỹ thuật xây dựng và thực hiện Đề án | - Quyết định thành lập - Quy chế hoạt động - Kế hoạch hoạt động | Sở NN&PTNT phối hợp với UBND huyện Phú Quốc, các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
1.3 | Thành lập Ban vận động và xây dựng nhóm nòng cốt, vận động thực hiện đề án xây dựng Tiểu Khu ĐQL bảo tồn biển của ấp Đá Chồng và ấp Bãi Bổn | - Quyết định thành lập - Quy chế hoạt động - Kế hoạch hoạt động | Sở NN&PTNT phối hợp với UBND 02 xã Hàm Ninh và Bãi Thơm, các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
1.4 | Nâng cao năng lực cho nhóm vận động cộng đồng tham gia thực hiện đề án xây dựng Tiểu Khu ĐQL bảo tồn biển của ấp Đá Chồng và ấp Bãi Bổn | - 03 lớp Tập huấn nâng cao năng lực cho Ban vận động và nhóm nòng cốt vận động thực hiện ĐQL: (Kiến thức thực tiễn áp dụng ĐQL; Kỹ năng vận động thuyết phục và trình bày trước đám đông; Kỹ năng ghi nhận và đánh giá) - Nhóm vận động sẽ trực tiếp tham gia vận động đồng địa phương nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng. | Sở NN&PTNT phối hợp với UBND 02 xã Hàm Ninh và Bãi Thơm, các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
1.5 | Truyền thông, giới thiệu Kế hoạch triển khai Đề án và vận động các bên tham gia xây dựng mô hình | Tuyên truyền với cộng đồng bên trong và CĐ xung quanh khu vực về: - Kế hoạch triển khai Đề án xây dựng Mô hình, - Vận động cộng đồng và các bên nhằm thu hút sự tham gia, nâng cao tính khả thi cho Mô hình | Sở NN&PTNT phối hợp với các ban ngành liên quan | 2017 |
2 | Ban vận động (BVĐ) tổ chức vận động cộng đồng tham gia Tổ cộng đồng, đề cử Ban Quản lý cộng đồng lâm thời của Tiểu khu ĐQL bảo tồn biển ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh và tham gia xây dựng hoàn thiện Điều lệ, khung thể chế, hương ước, xây dựng cơ chế tài chính bền vững của cộng đồng và tổ chức thành công Đại hội bầu BQL cộng đồng Ban Kiểm soát và các Tổ nòng cốt của cộng đồng; | |||
2.1 | Thống nhất tiêu chí, chọn lựa đề cử Ban quản lý cộng đồng lâm thời của Tiểu khu ĐQL bảo tồn biển ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm | - Xây dựng tiêu chí thành viên BQL - Hội nghị cộng đồng và BVĐ, BCĐ huyện đóng góp thống nhất tiêu chí - Dựa vào tiêu chí thống nhất chọn lựa đề cử thành viên vào BQL lâm thời của Tiểu khu ĐQL bảo tồn biển ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm | Sở NN&PTNT phối hợp với các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
2.2 | Xây dựng Điều lệ, Quy chế, Hương ước của Ban Quản lý cộng đồng, Ban Kiểm soát, Đội tuần tra và các Tổ nòng cốt; | - Điều lệ/ Quy chế hoạt động BQLCĐ - Quy chế hoạt động của Đội tuần tra - Hương ước (cam kết) cộng đồng - Quy chế hoạt động các Tổ cộng đồng | Sở NN&PTNT phối hợp với cộng đồng 02 ấp Bãi Bổn, Đá Chồng, các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
2.3 | Xây dựng cơ chế tài chính bền vững của cộng đồng | - Dự thảo cơ chế tài chính - Hội nghị lấy ý kiến CĐ và các bên liên quan | Sở NN&PTNT phối hợp các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
2.4 | Ban vận động tổ chức Đại hội cộng đồng, bầu Ban Quản lý, Ban kiểm soát, Đội tuần tra và các tổ nòng cốt theo hình thức công khai, dân chủ. | * Ban quản lý cộng đồng * Ban kiểm soát * Đội tuần tra * Các tổ nghề nghiệp (KTTS, NTTS, DLSTCĐ, DVTM) | Sở NN&PTNT phối hợp các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
2.5 | Tập huấn hướng dẫn CĐ áp dụng Điều lệ, quy chế, hương ước và cơ chế tài chính bền vững | * Ban Quản lý cộng đồng * Ban kiểm soát * Đội tuần tra * Các tổ nghề nghiệp (KTTS, NTTS, DLSTCĐ, DVTM) | Sở NN&PTNT phối hợp các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn |
|
2.6 | Tập huấn nâng cao năng lực quản lý của Ban Quản lý cộng đồng về các lĩnh vực chuyên môn. | * Ban Quản lý cộng đồng * Ban kiểm soát * Đội tuần tra * Các tổ nghề nghiệp (KTTS, NTTS, DLSTCĐ, DVTM) | Sở NN&PTNT phối hợp các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
3 | Xây dựng hoàn thiện các văn bản thỏa thuận về trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi, chức năng quản lý, quy trình giải quyết mâu thuẫn và xung đột giữa Ban Quản lý cộng đồng và các bên liên quan, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế và quyết định giao quyền quản lý cho cộng đồng Tiểu khu ĐQL bảo tồn biển ấp Đá Chồng và ấp Bãi Bổn; | |||
3.1 | Xây dựng văn bản thỏa thuận về trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi và chức năng quản lý các hoạt động có liên quan bảo tồn biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản giữa Ban quản lý cộng đồng với: - Ban Quản lý Khu BTB - Đồn Biên phòng - Thanh tra Thủy sản - Chính quyền địa phương | Biên bản thỏa thuận về trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi và chức năng quản lý các hoạt động có liên quan bảo tồn biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản giữa Ban quản lý cộng đồng với từng bên liên quan | Sở NN&PTNT phối hợp với các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
3.2 | Xây dựng Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý cộng đồng với các bên liên quan dựa trên các văn bản thỏa thuận trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt | - Dự thảo quy chế phối hợp - Hội nghị góp ý kiến hoàn thiện quy chế - Lập thủ tục trình thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, ban hành quy chế | Sở NN&PTNT phối hợp với các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
3.3 | Xây dựng hoàn thiện Quy trình giải quyết mâu thuẫn và xung đột trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt | Quy trình giải quyết mâu thuẫn và xung đột được xây dựng hoàn thiện và được UBND tỉnh phê duyệt | Sở NN&PTNT phối hợp với các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
3.3.1 | Rà soát các mối mâu thuẫn và xung đột và các quy định, trình tự, thủ tục giải quyết mâu thuẫn, xung đột - Giữa cộng đồng bên trong với cộng đồng bên ngoài Tiểu khu đồng quản lý - Giữa nội bộ các Tổ cộng đồng - Giữa cộng đồng Tiểu khu đồng quản lý với các doanh nghiệp | - Báo cáo điều tra, khảo sát - Các quy định, trình tự, thủ tục giải quyết mâu thuẫn, xung đột có liên quan | Sở NN&PTNT phối hợp với cộng đồng 2 ấp Bãi Bổn, Đá Chồng, các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
3.3.2 | Xây dựng hoàn thiện quy trình giải quyết mâu thuẫn, xung đột trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt | - Dự thảo quy trình phối hợp giải quyết MT, XĐ - Hội nghị góp ý kiến hoàn thiện quy trình - Lập thủ tục trình thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt ban hành quy trình | Sở NN&PTNT phối hợp với các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
3.4 | Xây dựng các quyết định dựa trên căn cứ pháp lý, căn cứ khoa học và có sự tham gia của cộng đồng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành: - Quyết định thành lập Tiểu khu ĐQL Đá Chồng, Bãi Bổn; - Quyết định ban hành cơ chế quản lý dựa vào cộng đồng; - Quyết định giao quyền quản lý cho cộng đồng Tiểu khu ĐQL bảo tồn biển ấp Đá Chồng và ấp Bãi Bổn | - Dự thảo QĐ thành lập hai Tiểu khu ĐQL BTB Đá chồng, Bãi Bổn - Dự thảo QĐ ban hành cơ chế quản lý dựa vào cộng đồng; - Dự thảo QĐ giao quyền quản lý cho cộng đồng Tiểu khu ĐQL BTB Đá chồng, Bãi Bổn - BCĐ tỉnh thẩm định các quyết định và trình UBND tỉnh phê duyệt ban hành | Sở NN&PTNT phối hợp với các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
4 | Vận động các tổ cộng đồng tham gia xây dựng cơ sở vật chất và các cộng đồng thành viên cam kết thực hiện quy chế tổ chức tự quản đối với các hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản, du lịch, dịch vụ và các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội khác được các cơ quan quản lý nhà nước hướng dẫn và có quyết định giao quyền cho các Tổ; | |||
4.1 | Xây dựng cơ sở vật chất - Dự án 1: Nâng cấp/cải tạo trụ sở ấp kết hợp nhà cộng đồng đa năng hỗ trợ các hoạt động phát triển cộng đồng (truyền thông giáo dục cộng đồng, triển lãm, trưng bày giới thiệu sản phẩm, quảng bá dịch vụ du lịch, sinh hoạt cộng đồng) hai Tiểu khu ĐQL Bảo tồn Biển ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh; - Dự án 2: Xây dựng hệ thống phao tiêu, biển báo cho khu vực giao quyền quản lý thuộc hai Tiểu khu ĐQL Bảo tồn Biển ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh; Lắp đặt hệ thống phao tiêu, biển báo | - Nhà cộng đồng đa năng. - Hệ thống phao tiêu, biển báo. - Phương tiện, trang thiết bị thiết yếu phục vụ thực hiện Mô hình: Thuyền tuần tra, chòi canh, dụng cụ, thông tin liên lạc, trang phục đội tuần tra... | Sở NN&PTNT phối hợp với các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
4.2 | Xây dựng quy chế tổ chức tự quản lý của Tổ nuôi trồng thủy sản; | - Dự thảo quy chế tổ chức tự quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản. - Hội thảo đóng góp quy chế tổ chức tự quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản. - Quy chế tổ chức tự quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản hoàn thiện trình UBND huyện phê duyệt. | Sở NN&PTNT phối hợp với cộng đồng 2 ấp Bãi Bổn, Đá Chồng, các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
4.3 | Xây dựng quy chế tổ chức tự quản lý của Tổ khai thác thủy sản; | - Dự thảo quy chế tổ chức tự quản lý các hoạt động khai thác thủy sản. - Hội thảo đóng góp quy chế tổ chức tự quản lý các hoạt động khai thác thủy sản. - Quy chế tổ chức tự quản lý các hoạt động khai thác thủy sản hoàn thiện trình UBND huyện phê duyệt. | Sở NN&PTNT phối hợp với cộng đồng 2 ấp Bãi Bổn, Đá Chồng, các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
4.4 | Xây dựng quy chế tổ chức tự quản lý của Tổ du lịch, dịch vụ | - Dự thảo quy chế tổ chức tự quản lý các hoạt động du lịch, dịch vụ. - Hội thảo đóng góp quy chế tổ chức tự quản lý các hoạt động du lịch, dịch vụ. - Quy chế tổ chức tự quản lý các hoạt động du lịch, dịch vụ hoàn thiện trình UBND huyện phê duyệt. | Sở NN&PTNT phối hợp với cộng đồng 2 ấp Bãi Bổn, Đá Chồng, các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
4.5 | Xây dựng quy chế tổ chức tự quản lý các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội cho Tiểu khu ĐQL Bảo tồn biển | - Dự thảo quy chế tổ chức tự quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản. - Hội thảo đóng góp quy chế tổ chức tự quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản. - Quy chế tổ chức tự quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản hoàn thiện trình UBND huyện phê duyệt. | Sở NN&PTNT phối hợp với cộng đồng 2 ấp Bãi Bổn, Đá Chồng, các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
5 | Xây dựng và áp dụng chính sách hỗ trợ sinh kế và cơ chế tài chính bền vững tạo điều kiện cho Tiểu khu ĐQL Đá Chồng, Bãi Bổn hoạt động hiệu lực và hiệu quả | |||
5.1 | Triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ sinh kế: Dự án 3: Hỗ trợ cộng đồng phát triển sinh kế bền vững tại hai Tiểu khu ĐQL Bảo tồn biển ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh Dự án 4: Xây dựng chuỗi liên kết phát triển du lịch sinh thái cộng đồng giữa doanh nghiệp du lịch lữ hành với Tổ Du lịch cộng đồng của hai Tiểu khu ĐQL Bảo tồn biển ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh Dự án 5: Nâng cao giá trị sản phẩm ghẹ xanh, thông qua liên kết chuỗi giá trị ghẹ xanh từ ngư dân đến người tiêu dùng. | - Điều tra, khảo sát chọn lựa sinh kế phù hợp Tiêu chí chọn lựa hộ xây dựng mô hình sinh kế. - Dự án được UBND tỉnh phê duyệt - KH triển khai dự án - Mô hình sinh kế được thực hiện * Chính sách hỗ trợ sinh kế cho các Tổ nghề nghiệp được áp dụng * Chuỗi liên kết thị trường với các doanh nghiệp trong khu vực được xây dựng | Sở NN&PTNT phối hợp với các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
5.2 | Đánh giá, điều chỉnh, bổ sung cơ chế tài chính bền vững tạo nguồn thu ổn định cho duy trì hoạt động của cộng đồng sau khi dự án kết thúc | - Biên bản đánh giá - Kế hoạch điều chỉnh, bổ sung cơ chế tài chính | Sở NN&PTNT phối hợp với cộng đồng 2 ấp Bãi Bổn, Đá Chồng, các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
6 | Ban quản lý cộng đồng cơ bản tự quản lý được các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên ngư trường được giao quyền mà không vi phạm qui định bảo tồn biển thông qua việc phối hợp với các bên liên quan tổ chức tuần tra quản lý các phương tiện khai thác trái phép, không tuân thủ quy ước quản lý của cộng đồng và kiểm soát 100% lượng du khách tham quan, lặn biển trong khu vực Tiểu khu ĐQL Bảo tồn biển của ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh; | |||
6.1 | Xây dựng kế hoạch hành động của Ban Quản lý cộng đồng Tiểu Khu ĐQL ấp Đá Chồng và ấp Bãi Bổn | - Kế hoạch hoạt động cho BQL - KH hoạt động Tổ tuần tra - KH hoạt động các Tổ nghề nghiệp | Sở NN&PTNT phối hợp với cộng đồng 2 ấp Bãi Bổn, Đá Chồng, các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
6.2 | Nâng cao năng lực của cộng đồng bản địa về quyền và trách nhiệm bảo tồn và quy chế phối hợp tuần tra kiểm soát | Các khoá tập huấn về: - Qui định pháp luật liên quan đến bảo tồn biển, môi trường và nguồn lợi thủy sản - Các kỹ năng quản lý điều hành, truyền thông, giải quyết mâu thuẫn, lập kế hoạch du lịch... được tổ chức. | Sở NN&PTNT phối hợp với Biên phòng, cộng đồng 2 ấp Bãi Bổn, Đá Chồng, các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
6.3 | Thực hiện hoạt động phối hợp tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm | - Tập huấn quy chế phối hợp tuần tra kiểm soát - Tập huấn kỹ năng xử lý vi phạm, viết báo cáo và lập hồ sơ thủ tục - Lập kế hoạch tuần tra kiểm soát - Triển khai thực hiện kế hoạch tuần tra kiểm soát - Tổ chức họp đánh giá kết quả tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm - Lập và lưu trữ hồ sơ | Sở NN&PTNT phối hợp với cộng đồng 2 ấp Bãi Bổn, Đá Chồng, các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
6.4 | Thực hiện Quy trình xử lý mâu thuẫn, xung đột giữa cộng đồng và các bên liên quan | - Tập huấn quy trình xử lý mâu thuẫn, xung đột - Tập huấn kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột, viết báo cáo và lập hồ sơ thủ tục - Lập kế hoạch giải quyết mâu thuẫn, xung đột - Triển khai thực hiện kế hoạch - Tổ chức họp đánh giá kết quả giải quyết mâu thuẫn, xung đột - Lập và lưu trữ hồ sơ | Sở NN&PTNT phối hợp với cộng đồng 2 ấp Bãi Bổn, Đá Chồng, các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
7 | Cộng đồng phối hợp với các bên liên quan tổ chức giám sát đánh giá không còn hiện tượng xâm nhập của các phương tiện bên ngoài và hiện tượng khai thác thủy sản trái phép trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt trong khu vực của Tiểu khu ĐQL Bảo tồn biển của ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh. | |||
7.1 | Đánh giá hiệu quả thực hiện dự án: Hỗ trợ cộng đồng phát triển sinh kế bền vững tại hai Tiểu khu ĐQL Bảo tồn biển ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh; | Tổ chức đánh giá hiệu quả và công bố kết quả thực hiện dự án: Hỗ trợ cộng đồng phát triển sinh kế bền vững tại hai Tiểu khu | Sở NN&PTNT phối hợp với cộng đồng 2 ấp Bãi Bổn, Đá Chồng, các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
7.2 | Đánh giá hiệu quả hoạt động của BQL cộng đồng và các tổ nòng cốt | BQL được giám sát đánh giá việc thực hiện theo hệ thống thể chế đồng quản lý và khung pháp lý | Sở NN&PTNT phối hợp với cộng đồng 2 ấp Bãi Bổn, Đá Chồng, các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
7.3 | Đánh giá hiệu quả của Đề án: Thành lập Tiểu khu ĐQL Bảo tồn biển 2 ấp Đá Chồng và Bãi Bổn | Tổ chức đánh giá hiệu quả và công bố kết quả hoạt động của hai Tổ cộng đồng Tiểu khu ĐQL Bảo tồn biển Đá Chồng và Bãi Bổn | Sở NN&PTNT phối hợp với cộng đồng 2 ấp Bãi Bổn, Đá Chồng, các ban ngành liên quan, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
7.4 | Tổng kết Đề án | - Báo cáo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án - Kế hoạch hội nghị tổng kết - Danh sách đại biểu hội nghị - Biên bản hội nghị tổng kết | Sở NN&PTNT phối hợp với các ban ngành liên quan, WWF, VASEP, chuyên gia/ tư vấn | 2017 |
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH PHÂN THEO NGUỒN KINH PHÍ
(Kèm theo Quyết định số: 378/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Kiên Giang)
HĐ | Nội dung hoạt động | Kinh phí (đồng) |
1 | Thành lập hoặc kiện toàn Ban Chỉ đạo đồng quản lý cấp tỉnh, huyện và Ban vận động cấp xã để chỉ đạo thực hiện Đề án; xây dựng và triển khai thực hiện quy chế và kế hoạch hoạt động cụ thể của Ban Chỉ đạo và Ban vận động. | 61.340.000 |
1.1 | Thành lập Ban Quản lý thực hiện Đề án | 3.000.000 |
1.2 | Thành lập Ban Chỉ đạo và tổ kỹ thuật xây dựng và thực hiện Đề án | 3.000.000 |
1.3 | Thành lập Ban vận động và xây dựng nhóm nòng cốt vận động thực hiện ĐQL | 3.000.000 |
1.4 | Nâng cao năng lực cho nhóm vận động cộng đồng tham gia ĐQL (địa điểm Phú Quốc) | 26.720.000 |
1.5 | Truyền thông, giới thiệu Kế hoạch triển khai Đề án và vận động các bên tham gia xây dựng mô hình | 25.620.000 |
2 | Ban vận động tổ chức vận động cộng đồng tham gia đề cử Ban Quản lý cộng đồng lâm thời của Tiểu khu ĐQL bảo tồn biển ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh; Cộng đồng tham gia xây dựng hoàn thiện khung thể chế: Điều lệ, hương ước, cơ chế tài chính bền vững của cộng đồng; Tổ chức thành công Đại hội bầu BQL cộng đồng Ban Kiểm soát và các Tổ nòng cốt của cộng đồng | 112.740.000 |
2.1 | Thống nhất tiêu chí đề cử, chọn lựa Ban Quản lý cộng đồng lâm thời của Tiểu khu ĐQL bảo tồn biển ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm | 24.060.000 |
2.2 | Xây dựng Điều lệ, Quy chế, Hương ước BQL cộng đồng | 47.640.000 |
2.3 | Xây dựng cơ chế tài chính bền vững | 9.800.000 |
2.4 | Đại hội cộng đồng, bầu Ban Quản lý và các tổ theo hình thức công khai, dân chủ. | 41.040.000 |
2.5 | Tập huấn hướng dẫn CĐ áp dụng Điều lệ, quy chế, hương ước và cơ chế tài chính bền vững | 17.120.000 |
2.6 | Tập huấn nâng cao năng lực quản lý của Ban Quản lý cộng đồng về các lĩnh vực chuyên môn. | 34.240.000 |
3 | Xây dựng, hoàn thiện các văn bản thỏa thuận về trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi và chức năng quản lý các hoạt động có liên quan bảo tồn biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản giữa Ban Quản lý cộng đồng và các bên liên quan; quy trình giải quyết mâu thuẫn và xung đột được xây dựng hoàn thiện quyết định thành lập và quy chế giao quyền quản lý cho cộng đồng Tiểu khu ĐQL bảo tồn biển Đá Chồng, Bãi Bổn được hình thành; | 129.620.000 |
3.1 | Xây dựng văn bản thỏa thuận về trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi và chức năng quản lý các hoạt động có liên quan bảo tồn biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản giữa Ban Quản lý cộng đồng với các bên liên quan | 19.180.000 |
3.2 | Xây dựng Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý cộng đồng với các bên liên quan dựa trên các văn bản thỏa thuận trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt | 25.640.000 |
3.3 | Xây dựng và hoàn thiện quy trình giải quyết mâu thuẫn và xung đột được xây dựng hoàn thiện | 65.660.000 |
3.4 | Xây dựng Quyết định thành lập Tiểu khu ĐQL Đá Chồng, Bãi Bổn và Quyết định ban hành quy chế giao quyền quản lý cho cộng đồng | 19.140.000 |
4 | Vận động các tổ cộng đồng tham gia xây dựng cơ sở vật chất, quy chế tổ chức tự quản lý các hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản, du lịch, dịch vụ và các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội khác được phân công, phân cấp và có sự cam kết thực hiện của các cộng đồng thành viên; | 390.960.000 |
4.1 | Xây dựng cơ sở vật chất: - Dự án 1: Nâng cấp/cải tạo trụ sở ấp kết hợp nhà cộng đồng đa năng hỗ trợ các hoạt động phát triển cộng đồng hai Tiểu khu ĐQL Bảo tồn Biển ấp Đá Chồng, Xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh; - Dự án 2: Xây dựng hệ thống phao tiêu, biển báo cho khu vực giao quyền quản lý thuộc hai Tiểu khu ĐQL BTB ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh; | 266.000.000 |
4.2 | Xây dựng quy chế tổ chức tự quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản | 31.240.000 |
4.3 | Xây dựng quy chế tổ chức tự quản lý các hoạt động khai thác thủy sản | 31.240.000 |
4.4 | Xây dựng quy chế tổ chức tự quản lý các hoạt động du lịch, dịch vụ | 31.240.000 |
4.5 | Xây dựng quy chế tổ chức tự quản lý các hoạt động các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội cho Tiểu khu ĐQL Bảo tồn Biển | 31.240.000 |
5 | Xây dựng và áp dụng chính sách hỗ trợ sinh kế và cơ chế tài chính bền vững được áp dụng tạo điều kiện cho Tiểu khu ĐQL Đá Chồng, Bãi biển hoạt động hiệu lực và hiệu quả | 326.020.000 |
5.1 | Thực hiện các dự án hỗ trợ sinh kế: Dự án 3: Hỗ trợ cộng đồng phát triển sinh kế bền vững tại Tiểu khu ĐQL Bảo tồn Biển ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh; Dự án 4: Xây dựng chuỗi liên kết phát triển du lịch sinh thái cộng đồng giữa doanh nghiệp du lịch lữ hành với Tổ Du lịch cộng đồng của hai Tiểu khu ĐQL BTB ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh; Dự án 5: Nâng cao giá trị sản phẩm ghẹ xanh, thông qua liên kết chuỗi giá trị ghẹ xanh từ ngư dân đến người tiêu dùng (Kinh phí và hoạt động do tổ chức Tương lai của cá tài trợ thực hiện). | 560.640.000 |
5.2 | Đánh giá, điều chỉnh, bổ sung cơ chế tài chính bền vững tạo nguồn thu ổn định cho ĐQL | 36.380.000 |
6 | Ban Quản lý cộng đồng cơ bản tự quản lý được các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên ngư trường được giao quyền mà không vi phạm quy định bảo tồn biển thông qua việc phối hợp với các bên liên quan tổ chức tuần tra quản lý các phương tiện khai thác trái phép, không tuân thủ quy ước quản lý của cộng đồng và kiểm soát 100% lượng du khách tham quan, lặn biển trong khu vực Tiểu khu ĐQL Bảo tồn biển của ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh; | 69.120.000 |
6.1 | Xây dựng kế hoạch hành động |
|
6.2 | Nâng cao năng lực của cộng đồng bản địa về quyền và trách nhiệm bảo tồn và quy chế phối hợp tuần tra kiểm soát | 34.240.000 |
6.3 | Thực hiện hoạt động phối hợp tuần tra kiểm soát được thực hiện | 21.440.000 |
6.4 | Thực hiện quy trình xử lý mâu thuẫn, xung đột giữa cộng đồng và các bên liên quan | 13.440.000 |
7 | Cộng đồng phối hợp với các bên liên quan tổ chức giám sát đánh giá không còn hiện tượng xâm nhập của các phương tiện bên ngoài và hiện tượng khai thác thủy sản trái phép trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt trong khu vực của Tiểu khu ĐQL Bảo tồn biển của ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh. | 45.820.000 |
7.1 | - Đánh giá hiệu quả các Mô hình sinh kế | 45.820.000 |
7.2 | - Đánh giá hiệu quả hoạt động của BQL cộng đồng và các tổ nòng cốt | |
7.3 | - Đánh giá hiệu quả của Đề án xây dựng Tiểu khu ĐQL Bảo tồn biển 2 ấp Đá Chồng và Bãi Bổn | |
7.4 | Hội nghị tổng kết Đề án | 20.000.000 |
| Tổng cộng: | 1.089.090.000 |
BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG TIỂU KHU ĐỒNG QUẢN LÝ BẢO TỒN BIỂN
ẤP ĐÁ CHỒNG XÃ BÃI THƠM VÀ ẤP BÃI BỔN XÃ HÀM NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 378/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Kiên Giang)
- 1Quyết định 1026/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh đến năm 2020 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 2Quyết định 2347/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh phân khu chức năng Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 3Quyết định 2268/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên khu Tây huyện Ba Tơ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 4Quyết định 679/QĐ-UBND năm 2017 Đề án thí điểm Tổ chức quản lý xe ô tô chung của các cơ quan, đơn vị đang làm việc tại Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng
- 5Quyết định 683/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án xác lập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi tỉnh Quảng Nam
- 6Quyết định 2494/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế quản lý và tổ chức hoạt động du lịch, thể thao giải trí trên biển trong Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
- 7Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2018 về quản lý khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2018-2022
- 8Quyết định 40/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị
- 9Quyết định 494/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 10Quyết định 09/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
- 1Quyết định 67/QĐ-TCTS-KTBVNL năm 2010 ban hành Hướng dẫn về đồng quản lý nghề cá tại Việt Nam do Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản ban hành
- 2Quyết định 1026/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh đến năm 2020 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 2347/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh phân khu chức năng Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 5Quyết định 2268/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên khu Tây huyện Ba Tơ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 6Quyết định 679/QĐ-UBND năm 2017 Đề án thí điểm Tổ chức quản lý xe ô tô chung của các cơ quan, đơn vị đang làm việc tại Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng
- 7Quyết định 683/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án xác lập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi tỉnh Quảng Nam
- 8Quyết định 2494/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế quản lý và tổ chức hoạt động du lịch, thể thao giải trí trên biển trong Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
- 9Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2018 về quản lý khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2018-2022
- 10Quyết định 40/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị
- 11Quyết định 494/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 12Quyết định 09/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Quyết định 378/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án thí điểm thành lập mô hình đồng quản lý Tiểu khu bảo tồn biển ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
- Số hiệu: 378/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/02/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Mai Anh Nhịn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/02/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực