Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2015/QĐ-UBND | Đắk Lắk, ngày 28 tháng 10 năm 2015 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC TRẦN THÙ LAO CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 134/TTr-STP ngày 11/9/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức trần thù lao công chứng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Điều 2. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Quyết định này; đồng thời theo dõi, kiểm tra và định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục thuế tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Trưởng các tổ chức hành nghề công chứng và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/11 /2015./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỨC TRẦN THÙ LAO CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
Quyết định này quy định mức trần thù lao các dịch vụ công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh.
Các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện việc công chứng.
1. Các tổ chức hành nghề công chứng phải đăng ký với cơ quan thuế, sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế phát hành và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.
2. Việc thu, nộp tiền thu thù lao các dịch vụ công chứng bằng tiền đồng Việt Nam (VNĐ).
3. Mức trần thù lao các dịch vụ công chứng này là mức tối đa và đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Các tổ chức hành nghề công chứng không được thu cao hơn mức trần thù lao các dịch vụ công chứng này.
Điều 4. Mức trần thù lao các dịch vụ công chứng
Mức trần thù lao soạn thảo, đánh máy, in ấn các hợp đồng, giao dịch, niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản và sao chụp giấy tờ, văn bản:
1. Mức trần thù lao soạn thảo, đánh máy, in ấn các hợp đồng, giao dịch
STT | Nội dung | Mức thu (đồng/trường hợp) | |
|
| Đơn giản | Phức tạp |
01 | - Hợp đồng góp vốn; - Hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh. | 120.000 | 200.000 |
02 | - Văn bản khai nhận di sản thừa kế; - Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế; - Văn bản thỏa thuận về tài sản vợ chồng. | 90.000 | 170.000 |
03 | - Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; - Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thuê quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; - Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thuê quyền sử dụng đất; - Hợp đồng mua bán, tặng cho, thuê căn hộ chung cư; - Hợp đồng mua bán, tặng cho, thuê tài sản gắn liền với đất; - Hợp đồng tặng cho các tài sản khác; - Các loại hợp đồng: thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lãnh, đặt cọc, ký cược, ký quỹ tài sản; - Hợp đồng thuê, mượn, gửi giữ tài sản. | 80.000 | 150.000 |
04 | - Hợp đồng mua bán, tặng cho xe ô tô, xe chuyên dụng; - Di chúc; - Văn bản hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng, giao dịch; - Văn bản sửa đổi, bổ sung, hợp đồng, giao dịch; - Hợp đồng ủy quyền; - Văn bản thỏa thuận khác; - Văn bản công chứng khác. | 70.000 | 120.000 |
05 | - Hợp đồng mua bán, tặng cho xe môtô; xe gắn máy; - Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. | 50.000 | 90.000 |
06 | - Giấy ủy quyền; - Giấy cam đoan. | 40.000 | 80.000 |
07 | Văn bản sửa đổi, bổ sung phụ lục hợp đồng. | 30.000 | 70.000 |
Trường hợp các hợp đồng, giao dịch, giấy tờ, văn bản được coi là phức tạp khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản và văn bản khai nhận di sản:
+ Thừa kế thế vị, thừa kế trong trường hợp người được hưởng di sản chết sau người để lại di sản;
+ Có tài sản là bất động sản ở nhiều nơi;
+ Có người làm chứng, phiên dịch;
- Đối với các hợp đồng, giao dịch khác:
+ Các hợp đồng, giao dịch về bất động sản mà có tài sản ở nhiều nơi;
+ Các hợp đồng về kinh doanh thương mại, hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài;
+ Có người làm chứng, phiên dịch;
+ Quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình mà trong đó các thành viên trong hộ gia đình phải xác định rõ nhân thân;
2. Mức trần thù lao niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản khi tổ chức hành nghề công chứng cử người trực tiếp thực hiện việc niêm yết:
- Phạm vi trong tỉnh:
+ Dưới 10km: 100.000 đồng/trường hợp niêm yết.
+ Từ 10 - 30km: 150.000 đồng/trường hợp niêm yết.
+ Từ 30km trở lên: 200.000 đồng/trường hợp niêm yết.
- Phạm vi ngoài tỉnh: do tổ chức hành nghề công chứng và người có yêu cầu công chứng tự thỏa thuận.
Mức thù lao thỏa thuận giữa tổ chức hành nghề công chứng và người có yêu cầu công chứng phải phù hợp với mặt bằng chung của giá cả thị trường tại địa phương vào thời điểm thỏa thuận và phải được lập thành văn bản lưu hồ sơ của tổ chức hành nghề công chứng và người có yêu cầu công chứng để làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát.
3. Mức trần thù lao sao chụp (photocopy) giấy tờ, văn bản liên quan đến hợp đồng, giao dịch:
- Sao chụp giấy tờ, văn bản (trang A4): 500 đồng/trang.
- Sao chụp giấy tờ, văn bản (trang A3): 1000 đồng/trang.
4. Mức thù lao dịch thuật các loại văn bản, tài liệu được áp dụng theo quy định hiện hành của UBND tỉnh.
Điều 5. Quản lý và sử dụng thù lao công chứng
1. Đối với Phòng công chứng:
Số tiền thu được từ nguồn thu dịch vụ trong hoạt động công chứng đối với các Phòng công chứng được chi các khoản như sau:
- Chi nộp thuế theo quy định;
- Các chi phí trực tiếp cho hoạt động dịch vụ như: chi trả lương cho người làm dịch vụ, mua văn phòng phẩm, mực in, sửa chữa máy móc.
Số tiền còn lại sử dụng như sau:
- Trích 40% cải cách tiền lương;
- Tăng thu nhập cho công chức, viên chức và hợp đồng lao động trong đơn vị;
- Trích lập các quỹ theo quy định.
2. Đối với Văn phòng công chứng:
Số tiền thu được từ nguồn thu dịch vụ hoạt động công chứng là doanh thu của đơn vị. Đơn vị thu có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số tiền thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật.
1. Các tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm xác định cụ thể mức thù lao công chứng đối với từng loại việc nhưng không vượt quá mức trần thù lao công chứng được quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 4, gửi về Sở Tư pháp để theo dõi, quản lý, đồng thời tổ chức niêm yết công khai mức thù lao công chứng tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng khi có yêu cầu.
2. Các tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm tổ chức việc thu, quản lý, sử dụng thù lao công chứng và thực hiện việc nộp thuế theo quy định; lập hóa đơn tài chính cho đối tượng nộp thù lao công chứng theo quy định của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế đồng thời phải mở sổ sách kế toán để theo dõi, hạch toán chi phí, doanh thu các khoản thu dịch vụ công chứng theo pháp luật về kế toán thống kê.
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh và các Sở, ngành liên quan theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện thu thù lao công chứng, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức hành nghề công chứng đối với công tác này./.
- 1Quyết định 21/2015/QĐ-UBND về quy định mức trần thù lao công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 2Quyết định 32/2015/QĐ-UBND về mức trần thù lao công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3Quyết định 44/2015/QĐ-UBND Quy định mức trần thù lao công chứng, chi phí chứng thực áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Quyết định 21/2015/QĐ-UBND về quy định mức trần thù lao công chứng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 5Quyết định 36/2015/QĐ-UBND về Quy định mức trần thù lao công chứng và mức trần chi phí chứng thực trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 6Quyết định 28/2015/QĐ-UBND về quy định mức trần thù lao công chứng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 7Quyết định 49/2015/QĐ-UBND Quy định Tiêu chí, mức điểm và cách thức thẩm định hồ sơ thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Công chứng 2014
- 3Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
- 4Quyết định 21/2015/QĐ-UBND về quy định mức trần thù lao công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 5Quyết định 32/2015/QĐ-UBND về mức trần thù lao công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 6Quyết định 44/2015/QĐ-UBND Quy định mức trần thù lao công chứng, chi phí chứng thực áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Quyết định 21/2015/QĐ-UBND về quy định mức trần thù lao công chứng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 8Quyết định 36/2015/QĐ-UBND về Quy định mức trần thù lao công chứng và mức trần chi phí chứng thực trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 9Quyết định 28/2015/QĐ-UBND về quy định mức trần thù lao công chứng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 10Quyết định 49/2015/QĐ-UBND Quy định Tiêu chí, mức điểm và cách thức thẩm định hồ sơ thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Quyết định 37/2015/QĐ-UBND về Quy định mức trần thù lao công chứng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Số hiệu: 37/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/10/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Phạm Ngọc Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/11/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra