Điều 26 Quyết định 32/2005/QĐ-BQP về sử dụng quân phục của Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Điều 26. Phù hiệu kết hợp cấp hiệu Phù hiệu kết hợp cấp hiệu gồm: nền phù hiệu, sao, gạch và hình phù hiệu.
1. Cách gắn sao và gạch:
a) Cấp tướng:
- Cấp tướng trong Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Thanh tra Bộ Quốc phòng, các quân khu, quân đoàn, binh đoàn, Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị - Quân sự, Học viện Lục quân, các Trường Sỹ quan Lục quân, mang nền phù hiệu cấp tướng Lục quân, trên nền phù hiệu có gắn sao mầu vàng theo quy định của từng cấp thành một hàng theo chiều dài nền phù hiệu, không có hình phù hiệu.
- Cấp tướng trong các quân chủng, các binh chủng và các ngành hậu cần, tài chính, kỹ thuật ở đơn vị, cơ quan, nhà trường thuộc quân chủng, binh chủng hoặc ngành nghề chuyên môn mang nền phù hiệu cấp tướng theo mầu sắc của từng quân chủng, trên nền phù hiệu có gắn hình phù hiệu quân chủng, binh chủng, ngành nghề chuyên môn và sao mầu vàng. Căn cứ vào từng cấp để gắn sao: cấp thiếu tướng, trung tướng gắn thành 1 hàng; cấp thợng tướng, đại tướng gắn thành 2 hàng.
b) Cấp tá và cấp úy:
- Cấp đại tá trở xuống thuộc các đơn vị bộ binh, các cơ quan trong Bộ Quốc phòng, các hệ khoa binh chủng hợp thành, hệ khoa tham mưu, chính trị, văn hóa trong các nhà trường đều mang nền phù hiệu Lục quân, trên nền phù hiệu có gắn hình phù hiệu Binh chủng hợp thành (bộ binh), gạch gắn theo chiều dài nền phù hiệu (cấp tá gắn 2 gạch song song) ở phía ngoài, sao gắn ở phía trong gạch (từ 3 sao trở lên gắn thành hai hàng). Hạ sĩ quan: từ cấp Trung sĩ trở xuống sao gắn thành 1 hàng, sao đè lên vạch vàng; cấp Thượng sĩ gắn thành 2 hàng: hàng ngoài 2, hàng trong 1, vạch vàng ở giữa. Binh sĩ: binh nhất gắn 2 sao thành 1 hàng, binh nhì gắn 1 sao.
- Cấp đại tá trở xuống thuộc các quân chủng, binh chủng mang nền phù hiệu theo mầu sắc của từng quân chủng, trên nền phù hiệu có gắn hình phù hiệu quân chủng (binh chủng), sao, gạch. Cách gắn như binh chủng hợp thành.
2. Cách gắn các hình phù hiệu:
Lấy cách gắn hình binh chủng hợp thành (bộ binh) làm chuẩn: hướng thẳng hình phù hiệu lên trên, để cán ở dưới, mũi ở trên, đầu súng hướng về phía cổ, đầu kiếm hướng ra vai theo chiều dọc của nền phù hiệu. Các hình phù hiệu khác gắn tương tự.
Quyết định 32/2005/QĐ-BQP về sử dụng quân phục của Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 32/2005/QĐ-BQP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/03/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phạm Văn Trà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: 01/05/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
- Điều 2. Tên gọi các loại quân phục Quân phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được gọi theo tên sử dụng của từng loại quân phục; bao gồm:
- Điều 3. Yêu cầu thực hiện
- Điều 4. Quân phục dự lễ của sỹ quân, QNCN từ chuẩn úy trở lên
- Điều 5. Quân phục dự lễ của hạ sĩ quan - binh sĩ
- Điều 6. Quân phục dự lễ của học viên đào tạo sĩ quan
- Điều 7. Quân phục thường dùng của sĩ quan, QNCN từ chuẩn úy trở lên
- Điều 8. Quân phục thường dùng của hạ sĩ quan - binh sĩ
- Điều 9. Quân phục thường dùng của học viên đào tạo sĩ quan
- Điều 11. Quân phục nghiệp vụ của Bộ đội Danh dự cấp Bộ
- Điều 12. Quân phục Đội Danh dự của các đơn vị
- Điều 13. Quân phục nghiệp vụ của Bộ đội Quân nhạc
- Điều 14. Quân phục nghiệp vụ của Bộ đội bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Điều 15. Quân phục nghiệp vụ Kiểm soát quân sự (KSQS) chuyên nghiệp
- Điều 16. Quân phục KSQS không chuyên nghiệp
- Điều 17. Quân phục canh gác của lực lượng Vệ binh
- Điều 18. Quân phục nghiệp vụ của Bộ đội Biên phòng cửa khẩu
- Điều 19. Quân phục của Cảnh sát biển Quân phục của Cảnh sát biển thực hiện như quy định tại Quyết định số 948/1998/QĐ-BQP ngày 05/8/1998 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về kiểu mẫu, mầu sắc và quy định sử dụng quân phục, biển tên đơn vị, quân kỳ của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
- Điều 20. Trang phục biểu diễn của Văn công
- Điều 21. Trang phục công tác Quân nhân làm công tác chuyên môn như lái máy bay, lái xe tăng, thợ máy, quân y... được mặc quần áo, đội mũ công tác dành riêng cho từng ngành, cho từng nhiệm vụ đó và chỉ được mặc khi làm nhiệm vụ chuyên môn.
- Điều 22. Quân phục của lực lượng dự bị động viên
- Điều 23. Quân phục của quân nhân về hưu