Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3160/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 31 tháng 12 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHANH, TOÀN DIỆN, BỀN VỮNG KHU KINH TẾ DUNG QUẤT GIAI ĐOẠN 2007-2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 139/2006/QĐ-TTg ngày 16/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 396/QĐ-TTg ngày 05/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất thuộc Thủ tướng Chính phủ về Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi quản lý;

Căn cứ Quyết định số 1056/QĐ-TTg ngày 16/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 29/8/2006 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị đẩy nhanh tốc độ phát triển Khu kinh tế Dung Quất giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 36/2006/NQ-HĐND ngày 15/5/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006- 2010;

Căn cứ Nghị quyết số 18/2007/NQ-HĐND ngày 19/10/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển nhanh, toàn diện, bền vững Khu kinh tế Dung Quất giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất tại văn bản số 1572/BQL ngày 29/11/2007 về việc Quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển nhanh, toàn diện, bền vững Khu Kinh tế Dung Quất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 354/STP-VPQP ngày 26/11/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển nhanh, toàn diện, bền vững Khu kinh tế Dung Quất giai đoạn 2007-2010, định hướng đến 2020.

Điều 2. Giao Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất chủ trì phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan và UBND huyện Bình Sơn tổ chức thực hiện nội dung Kế hoạch nêu tại Điều 1 của Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Huế

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NHANH, TOÀN DIỆN, BỀN VỮNG KHU KINH TẾ DUNG QUẤT GIAI ĐOẠN 2007 – 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3160/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi )

I/ Mục tiêu của kế hoạch

1/ Mục tiêu tổng quát:

- Tập trung đẩy mạnh việc đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất để trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đô thị và nông, lâm, ngư nghiệp. Trong đó trọng tâm là phát triển công nghiệp lọc - hóa dầu - hóa chất; các ngành công nghiệp có quy mô lớn bao gồm: công nghiệp cơ khí, đóng và sửa chữa tàu biển, luyện cán thép, sản xuất xi măng, các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành công nghiệp khác gắn với việc khai thác hiệu quả cảng nước sâu Dung Quất, sân bay Chu Lai và có sự hỗ trợ về dịch vụ hậu cần của các đô thị Vạn Tường, đô thị Dốc Sỏi.

- Đầu tư xây dựng và phát triển Khu kinh tế Dung Quất để cùng với Khu kinh tế mở Chu Lai, sau năm 2010 từng bước trở thành hạt nhân tăng trưởng, trung tâm công nghiệp - đô thị - dịch vụ của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là một trong những đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng khu vực miền Trung và Tây Nguyên và là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực miền Trung và cả nước.

- Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

2/ Mục tiêu cụ thể:

a/ Xác định chương trình, mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ đầu tư phát triển của Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2010 và hướng đến năm 2015; gắn phát triển của KKT Dung Quất với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đặc biệt là tăng trưởng GDP (trọng tâm là chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ) và sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

b/ Đề ra các giải pháp quan trọng và chủ yếu nhằm khai thác tối đa lợi thế và tiềm năng của Khu kinh tế Dung Quất; đảm bảo cho việc phát triển kinh tế phải đồng thời với phát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và gắn chặt với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; đặc biệt là an ninh, an toàn cho dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

c/ Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng và hoàn thiện các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội, xây dựng các khu tái định cư phục vụ di dân và giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng các khu vực sản xuất, các khu du lịch, dịch vụ và cơ sở hạ tầng các Phân khu công nghiệp - đô thị mới ..., tạo tiền đề và động lực để thu hút đầu tư, đảm bảo phát triển toàn diện và bền vững Khu kinh tế Dung Quất.

d/ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh để cải thiện “môi trường đầu tư” cùng với Trung ương tập trung đẩy mạnh đầu tư phát triển toàn diện, bền vững Khu kinh tế Dung Quất.

II/ Nội dung

1/ Đánh giá tình hình quản lý đầu tư xây dựng phát triển Khu kinh tế Dung Quất đến cuối năm 2007; kết quả đạt được, những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân:

a/ Tình hình đầu tư - phát triển của Khu kinh tế Dung Quất đến cuối năm 2007:

a.1/ Về thu hút đầu tư và triển khai các dự án đầu tư:

- Do tác động quan trọng của dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất và 2 dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn (gần 2,1 tỷ USD), đến nay tại Khu kinh tế Dung Quất đã có khoảng 125 doanh nghiệp đăng ký đầu tư, với tổng vốn trên 08 tỷ USD; trong đó, các dự án đang triển khai thực hiện đầu tư trên 05 tỷ USD, với các dự án quy mô lớn và quan trọng như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất 2,5 tỷ USD; Liên hiệp công nghiệp tàu thuỷ: 700 triệu USD; Nhà máy luyện cán thép Tycoons: khoảng 03 tỷ USD (đang tiếp tục hoàn chỉnh các thủ tục chuẩn bị đầu tư, động thổ xây dựng vào tháng 10/2007 và dự kiến đầu năm 2008 tiến hành xây dựng); Nhà máy Công nghiệp nặng Doosan: 260 triệu USD (xây dựng hoàn thành vào giữa năm 2009); Nhà máy Polypropylene trên 200 triệu USD; Nhà máy Ethanol liên doanh với Nhật Bản vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD…; đặc biệt, dòng Nhà đầu tư Hàn Quốc đến Khu kinh tế Dung Quất đăng ký đầu tư rất mạnh: Từ đầu 2007 đến nay, đã có 09 doanh nghiệp Hàn Quốc đăng ký đầu tư vào lĩnh vực chế tạo thiết bị với công nghệ hiện đại, vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD. Riêng Nhà máy Nhiệt điện bằng than sạch khoảng 2.400MW của tập đoàn Cổ phần đầu tư Sài Gòn liên doanh với 1 tập đoàn Hoa Kỳ đăng ký khoảng 2,4 tỷ USD (sẽ xây dựng dự án tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung vào sơ đồ lưới điện trước tháng 12/2007).

- Kết quả hoạt động năm 2006: Giá trị sản lượng công nghiệp đạt khoảng 500 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu hơn 20 triệu USD, giải quyết việc làm mới cho khoảng 2.000 lao động (nếu tính luỹ kế thì đến nay KKT Dung Quất đã giải quyết việc làm cho trên 6.000 lao động) hàng hoá qua cảng đạt 750 ngàn tấn, thu ngân sách trên địa bàn Dung Quất đạt trên 470 tỷ đồng.

- Dự kiến đến cuối năm 2007, tại Khu kinh tế Dung Quất có khoảng 40 dự án hoàn thành đi vào sản xuất - kinh doanh, giá trị sản lượng công nghiệp đạt khoảng 600 tỷ đồng, giá trị dịch vụ đạt 80 tỷ đồng, hàng hoá qua Cảng Dung Quất ước đạt khoảng 800.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 30 triệu USD, thu Ngân sách trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất ước đạt từ 550 - 600 tỷ đồng (6 tháng đầu năm 2007 đã đạt 350 tỷ đồng). Nhìn chung, các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng trên 50% so với năm 2006.

- Công tác thu hồi - giao đất: Đến nay, đã thu hồi và giao đất trên 1.700 ha cho các dự án, di dời trên 1.500 hộ dân vào các khu tái định cư và 50.000 ngôi mộ vào các Khu nghĩa địa.

a.2/ Về xây dựng cơ bản theo kế hoạch năm 2007 được giao:

- Từ khi thành lập đến năm 2007, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất đã lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản với tổng dự toán được duyệt là 1.500.722 triệu đồng.

- Ước tổng giá trị khối lượng thực hiện đến năm 2007 là 1.157.524 triệu đồng; trong đó:

+ Vốn Ngân sách Nhà nước : 863.064.047 triệu đồng;

+ Vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện : 270.000 triệu đồng;

+ Vốn chương trình mục tiêu thực hiện : 24.460 triệu đồng.

- Nguồn vốn đã cấp đến năm 2007 : 1.016.791 triệu đồng; gồm:

+ Ngân sách Nhà nước: 722.331 triệu đồng,

+ Trái phiếu Chính phủ: 270.000 triệu đồng,

+ Chương trình mục tiêu: 24.460 triệu đồng.

a.3/ Một số hoạt động chủ yếu khác trong năm 2007:

- Trường Đào tạo nghề Dung Quất (nay là: Trường Trung cấp nghề Dung Quất): Đào tạo 1.900 công nhân bậc 3/7 và 500 công nhân ngắn hạn; liên kết đào tạo 340 sinh viên các lớp đại học (quản trị doanh nghiệp, tài chính kế toán - ngân hàng, kỹ thuật tàu thuỷ).

- Bệnh viện Dung Quất giai đoạn I (100 giường): đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2006, bình quân đạt 80 giường/năm.

- Đài thu phát lại truyền hình Dung Quất đã tiếp phát các chương trình VTV1, VTV2, VTV3 và các chương trình giải trí thể thao.

- Trung tâm văn hoá thể thao bước đầu đã đi vào hoạt động.

a.4/ Tình hình an ninh trật tự xã hội và an toàn giao thông:

- Do có nhiều dự án lớn, trọng điểm đồng loạt triển khai, số lượng thiết bị, vật tư, xe máy và con người trên các công trình trong Khu kinh tế tăng nên tình hình an ninh trật tự và toàn giao thông trên địa bàn diễn biến rất phức tạp. Nhận thức được vấn đề, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm kiềm hãm sự gia tăng của tai nạn giao thông, theo tinh thần Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 30/11/2006 của UBND tỉnh Quảng Ngãi như: Tổ chức Lễ ra quân tháng an toàn giao thông; phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ đến học sinh, nhân dân trong địa bàn; ban hành các quy định và tổ chức ký cam kết không vi phạm an toàn giao thông đối với các chủ đầu tư, các doanh nghiệp trong KKT; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, tuần tra, kiểm soát … Tuy vậy, tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn có chiều hướng gia tăng, cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2007 trên địa bàn KKT Dung Quất đã xảy ra 79 vụ va quẹt và tai nạn giao thông, làm chết 09 người và bị thương 126 người.

- Ban Quản lý KKT Dung Quất và Công an tỉnh Quảng Ngãi đã ký kết và triển khai thực hiện quy chế phối hợp Bảo đảm an ninh - trật tự cho KKT Dung Quất (năm 2003, 2005) nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ phát triển KKT Dung Quất. Sau khi Khu kinh tế được thành lập và khởi công xây dựng Nhà máy lọc dầu, nhiều dự án lớn trong nước và nước ngoài đăng ký và triển khai đầu tư; lượng người lao động, phương tiện cơ giới và số lượng các đoàn khách nước ngoài đến Dung Quất khảo sát, tìm hiểu tăng nhanh; nhưng với tinh thần quyết tâm vượt qua khó khăn, thường xuyên nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết xử lý những vi phạm pháp luật nên công tác bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn cơ bản được giữ vững… Những kết quả đạt được trong thời gian qua là một trong những nhân tố cơ bản góp phần tích cực vào việc đẩy nhanh tốc độ phát triển của Khu kinh tế Dung Quất.

b/ Những tồn tại, vướng mắc và cũng là khó khăn, thách thức của Khu kinh tế Dung Quất trong giai đoạn mới:

Khu kinh tế Dung Quất đã trải qua rất nhiều khó khăn; tuy nhiên, khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất khởi động lại, đặc biệt là quyết tâm lớn của Quốc hội và sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ nên Nhà máy lọc dầu đang khẩn trương thi công xây dựng từng ngày, dần dần đã lộ rõ hình hài... từ đó tạo sức hấp dẫn và có tác dụng thúc đẩy rất lớn sự phát triển của Khu kinh tế Dung Quất: nhiều Nhà đầu tư trong và ngoài nước đã, đang vào Khu kinh tế Dung Quất tìm kiếm cơ hội và quyết định đầu tư tại đây và có thể nói, Khu kinh tế Dung Quất đang bước vào giai đoạn tăng tốc đầu tư để thực hiện mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đến năm 2010 (tại Quyết định số 139/2006/QĐ-TTg ngày 06/6/2006 về Quy hoạch tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế Dung Quất). Cũng từ đó xuất hiện những khó khăn và thách thức mới:

- Cơ chế quản lý, phát triển Khu kinh tế Dung Quất vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới:

+ Việc phân cấp, ủy quyền trong công tác quản lý đầu tư, phát triển chưa được các cấp, các ngành thực hiện mạnh mẽ nên việc giải quyết các thủ tục đầu tư vẫn còn kéo dài, qua nhiều khâu, nhiều cửa; đặc biệt là các cơ chế về: quản lý đất đai, xử lý môi trường, đầu tư xây dựng và các hoạt động sự nghiệp, quản lý và xử lý các vấn đề về xã hội, về phát triển đô thị...

+ Cơ chế huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất, nhất là vốn ngân sách Nhà nước cấp bổ sung không thấp hơn nguồn thu trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất trong 15 năm đầu để đầu tư theo chương trình mục tiêu (theo Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Dung Quất) chưa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thống nhất quan điểm để triển khai thực hiện trong quá trình xây dựng kế hoạch hàng năm.

+ Nhiều vấn đề chồng chéo, chưa rõ ràng trong các quy định tại các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư và các hướng dẫn thi hành trong điều kiện quản lý phát triển Khu kinh tế Dung Quất theo cơ chế một Khu kinh tế mở nên còn rất nhiều va vấp, lúng túng trong quản lý, điều hành của Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất. Đặc biệt là thiếu cơ chế "mở đường hoặc thí điểm" nên tâm lý lo sợ va vấp rất cao trong lãnh đạo, nhiều khi cảm thấy bế tắc, lúng túng và không dám làm mạnh hơn.

- Hàng loạt Nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đăng ký và triển khai dự án đầu tư, tuy lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã tập trung chỉ đạo quyết liệt hàng tuần nhưng công tác đền bù - giải phóng mặt bằng vẫn còn chậm, nhiều dự án quá kéo dài thời gian bàn giao mặt bằng cho Nhà đầu tư, do:

+ Các quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn những nội dung chưa phù hợp với thực tế đặt ra tại Khu kinh tế Dung Quất, làm cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc; bên cạnh đó, chính sách đền bù có nhiều thay đổi, gây tâm lý chờ đợi giá cao hơn trong người dân vùng giải toả, đặc biệt là trong những tháng cuối năm, làm ảnh hưởng đến tiến độ đền bù.

+ Các tổ chức làm công tác đền bù - giải phóng mặt bằng chưa đủ mạnh, chưa đáp ứng kịp với các yêu cầu đặt ra khi thực hiện công tác đền bù - GPMB.

+ Vốn đầu tư hạ tầng các khu tái định cư còn rất thiếu nên việc đầu tư hạ tầng cho các Khu này còn chưa đồng bộ và chưa đạt yêu cầu tốt hơn nơi ở cũ (trong khi yêu cầu là khu tái định cư phải đi trước 1 bước).

+ Cơ chế cấp vốn để đền bù - GPMB trước mặt bằng một số diện tích để thu hút các Nhà đầu tư, nhất là Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định chưa được triển khai thực hiện.

+ Việc ban hành các chính sách hỗ trợ hậu tái định cư như: đất tái sản xuất (do đất nơi cũ bị thu hồi), hỗ trợ phát triển dịch vụ... nhằm giải quyết việc làm và đời sống cho các hộ dân chưa kịp thời. Nhiều hộ dân diện di dời - giải tỏa còn khó khăn về đời sống và việc làm, điều này đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện đền bù - giải phóng mặt bằng.

- Số lượng và chất lượng lao động tại Khu kinh tế Dung Quất không đủ đáp ứng cho yêu cầu của các Nhà đầu tư; bên cạnh đó, tác phong công nghiệp của người lao động còn yếu kém nên năng suất lao động không cao và không đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của các dự án.

- Đội ngũ cán bộ - CCVC của Ban Quản lý KKT Dung Quất phần lớn chưa có thời gian thâm niên công tác nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; trình độ ngoại ngữ - tin học chưa tương xứng và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; trình độ lý luận chính trị và quản lý Nhà nước chiếm tỷ lệ thấp, chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh của từng cán bộ. Đặc biệt thời gian gần đây có sự thay đổi trong công tác quản lý nên có một số cán bộ - CCVC có tư tưởng chưa ổn định, yên tâm công tác lâu dài tại Ban quản lý KKT Dung Quất.

- Hạ tầng của Khu kinh tế Dung Quất đang quá tải, không đáp ứng yêu cầu triển khai các dự án lớn; từ đó vấn đề ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông càng tăng và là vấn đề nan giải; nguyên nhân chủ yếu là do:

+ Đường giao thông chật hẹp, thiếu vốn đầu tư và kéo dài, chưa có cơ chế huy động và chưa tìm được đối tác bỏ vốn để đầu tư hạ tầng giao thông, thoát nước và xử lý nước thải (kể cả nguồn vốn ODA).

+ Cảng Dung Quất quá tải, việc nạo vét luồng và vũng quay tàu (loại 03 vạn - 05 vạn tấn) hiện nay đang có yêu cầu rất bức xúc nhưng chậm được Bộ Giao thông vận tải giải quyết.

- Dịch vụ tiện ích còn yếu và đáp ứng yêu cầu ở mức thấp:

+ Hiện nay, tại các Khu Đô thị mới Vạn tường và Dốc sỏi đã có nhiều dự án đăng ký triển khai thực hiện nhưng chưa thực hiện được do nhiều nguyên nhân khác nhau: Một số dự án nhà đầu tư không triển khai thực hiện (như dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật do Công ty Tư vấn đầu tư và xây dựng Miền Trung và Công ty Xây dựng Sông Đà 6 làm chủ đầu tư, đã được thu hồi đất); rất nhiều dự án chưa triển khai xây dựng do gặp phải vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tại các Đô thị này chủ yếu là một số công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội do Nhà nước đầu tư như: Hệ thống giao thông, bệnh viện, truyền hình, nhà văn hoá thể thao, hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải ...và một số dự án như: trạm Host do Bưu điện Quảng Ngãi đầu tư, nhà ở để bán và cho thuê do Công ty Cổ phần Thiên Tân làm Chủ đầu tư.

+ Về dịch vụ: Tại Khu kinh tế Dung Quất, các dịch vụ còn rất yếu, chủ yếu là dịch vụ tự phát của các hộ dân; các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh loại hình dịch vụ cũng gặp khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhất là các Dự án trong qui hoạch khu du lịch sinh thái Đô thị Vạn tường; hiện nay chỉ có 2 dự án đang hoạt động cung cấp dịch vụ tại Dung Quất là Dự án Khu dịch vụ và văn phòng cho thuê của Công ty TNHH Hoàng Mai và dự án Khu du lịch Bốn mùa của Công ty TNHH Thiên Đàng.

+ Vấn đề xây dựng nhà ở cho công nhân lao động và nhà ở cho cán bộ, công chức - viên chức của các cơ quan hành chính sự nghiệp đang sinh sống, làm việc tại Khu kinh tế Dung Quất (loại thu nhập thấp); mặt khác, giao thông công cộng chưa phát triển nên đi lại còn rất khó khăn. Những vấn đề nầy, hiện nay vẫn chưa có cơ chế - chính sách hỗ trợ đủ mạnh của Nhà nước để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư; đây là vấn đề đang rất bức xúc.

+ Cơ chế quản lý đầu tư phát triển đô thị Vạn Tường chưa rõ ràng; vì vậy, nhiều vấn đề còn vướng mắc.

- Tình hình an ninh trật tự, xã hội tại Khu kinh tế Dung Quất có nhiều vấn đề bất cập:

+ Việc triển khai công tác phối hợp của một số bộ phận, cán bộ chuyên môn của các cấp, ngành liên quan chưa thật sự đồng bộ, nhịp nhàng về kế hoạch, thời gian triển khai, chưa kịp thời và thiếu kiên quyết xử lý cụ thể đối với một số tình huống vi phạm về phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, gây rối trật tự, tranh chấp đất đai mà việc xử lý có tính chất thuyết phục là chính nên một số cơ quan, doanh nghiệp vẫn còn xem nhẹ, chưa quan tâm thực hiện về công tác bảo vệ trật tự và PCCC tại chỗ theo quy định; chưa thực hiện tốt việc khai báo, đăng ký tạm trú; chưa giải quyết việc đi lại, sắp xếp nơi ăn ở, bố trí sản xuất tăng ca thuận tiện cho người lao động.

+ Các nhà đầu tư, các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức và phối hợp kịp thời với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp: Bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, quản lý người lao động nhập cư (tạm trú), sử dụng chất nổ, chất cháy; chính quyền địa phương thiếu phối hợp kiểm tra và xử lý tình hình vi phạm Luật Đất đai, xây dựng nhà cửa, lều quán trái phép trên địa bàn.

+ Các bộ phận chức năng của các bên chưa phối hợp chặt chẽ trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông; chưa có biện pháp, cơ chế, chế tài cụ thể về kiểm tra, thanh tra, xử lý trách nhiệm và cam kết của doanh nghiệp, chủ đầu tư, của người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật.

+ Công tác quy hoạch, đền bù, giải phóng mặt bằng, di chuyển dân có nhiều vướng mắc làm ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng, tâm lý của nhà đầu tư; nhiều hộ dân ở khu tái định cư chưa yên tâm do còn nhiều khó khăn về sinh hoạt, đời sống và việc làm; đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây bất ổn về an ninh trật tự và xã hội.

+ Lực lượng, phương tiện và trang thiết bị cho Đồn công an Dung Quất và Công an các xã trong Khu kinh tế Dung Quất còn quá mỏng và thiếu thốn.

2/ Xác định chỉ tiêu và nhiệm vụ chủ yếu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020:

a/ Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu:

* Các chỉ tiêu đến năm 2010: (Trong điều kiện Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động 100% công suất trước năm 2010):

Chỉ tiêu

Đến năm 2010

Trong đó

2008

2009

2010

1. Thu hút vốn đầu tư

- Tổng vốn đăng ký đầu tư

- Vốn dự án đang triển khai

- Vốn đầu tư đã thực hiện

 

đạt khoảng 10 tỷ USD

8 tỷ USD

4,5 - 05 tỷ USD

 

8

6

2

 

9

7

3,5

 

10

8

5

2. Giá trị sản xuất công nghiệp

>35.000 tỷ VND

1.000

20.000

>35.000

3. Kim ngạch xuất khẩu

120 triệu USD

40

60

120

4. Thu ngân sách trong KKT Dung Quất

> 2.000 tỷ đồng

700

1000

>2000

5. Hàng hoá thông qua cảng

20 triệu tấn

1,5

10

20

6. Trồng mới rừng sản xuất và rừng phòng hộ ven biển

4.000 ha

500

1.500

2.000

7. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật

4.000-5.000 người/năm

4.000

4.000

5.000

8. Giải quyết việc làm (tại các dự án đầu tư sản xuất - kinh doanh).

15.000-20.000 lao động

4.000

6.000

10.000

9. Lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ

 

 

 

35-40%

10. Thu nhập bình quân đầu người

 

~ 1.000 USD/năm

~ 1.200 USD/năm

1.400 -1.500 USD/năm

* Các chỉ tiêu định hướng đến năm 2020:

+ Về thu hút đầu tư: tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 13 tỷ USD.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp đạt gấp hơn 02 lần năm 2010.

+ Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 400 triệu USD/năm.

+ Giải quyết việc làm cho khoảng trên 50.000 lao động.

+ Lao động đã qua đào tạo tại KKT Dung Quất đạt tỷ lệ: 60-65%

+ Hàng hóa qua cảng Dung Quất đạt khoảng 34 triệu tấn.

+ Về quy hoạch: Đề nghị Chính phủ xem xét, cho phép điều chỉnh mở rộng quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất sau năm 2015 để đảm bảo cho yêu cầu phát triển.

b/ Những nhiệm vụ trọng tâm:

b.1/ Ưu tiên và tập trung đầu vào các ngành, lĩnh vực trọng tâm để phát triển Khu kinh tế Dung Quất:

- Hoàn thành Nhà máy lọc dầu Dung Quất để đến năm 2009 đi vào hoạt động sản xuất; tiếp tục triển khai xây dựng một số nhà máy hoá dầu, hoá chất như: Polypropylen, khí hóa lỏng, LAB, Carbon Black,... hình thành Khu liên hợp lọc hoá dầu; với tổng vốn đầu tư khoảng 03 tỷ - 3,5 tỷ USD.

- Tập trung thu hút và triển khai đầu tư một số nhà máy công nghiệp nặng có quy mô lớn, gắn với cảng biển nước sâu Dung Quất như: Nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển mở rộng giai đoạn II, đóng loại tàu có trọng tải đến 400.000 DWT gắn với Cụm công nghiệp phụ trợ tàu thủy (đã đăng ký đầu tư 7 nhà máy), hình thành Khu liên hợp công nghiệp tàu thủy khoảng 700 triệu USD; đồng thời, triển khai 1 số nhà máy công nghiệp nặng quan trọng như: Nhà máy luyện cán thép, Nhà máy sản xuất - sửa chữa container, Nhà máy thiết bị công nghiệp nặng Doosan; hình thành khu liên hợp công nghiệp thép và sau thép, với tổng vốn đầu tư khoảng 3,5 tỷ - 04 tỷ USD.

- Về công nghiệp nhẹ: Tiếp tục ưu tiên và thu hút mạnh các dự án đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu; các dự án sản xuất công nghiệp có công nghệ hiện đại, tạo giá trị gia tăng cao.

- Đầu tư và khai thác có hiệu quả Cảng nước sâu Dung Quất gắn với các ngành công nghiệp nặng, dịch vụ và Khu bảo thuế:

+ Hoàn thành 02 bến cảng tổng hợp; bảo đảm yêu cầu cho tàu có trọng tải trên 3 vạn DWT; hình thành các tuyến container nội địa và quốc tế.

+ Mở rộng bến Cảng số 1 và các bến Cảng dầu khí, phục vụ cho quá trình xây dựng và hoạt động của Nhà máy lọc dầu và các ngành xăng dầu - hoá dầu, hoá chất; .

+ Hình thành Cảng chuyên dùng cho các nhà máy công nghiệp nặng đầu tư sản xuất - kinh doanh tại Khu kinh tế Dung Quất.

+ Đầu tư và phát triển các Khu bảo thuế gắn với cảng chuyên dùng, cảng thương mại tổng hợp; khuyến khích các Doanh nghiệp nhập khẩu vật tư, thiết bị, linh kiện,... để sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu.

+ Nghiên cứu xây dựng đề án về quản lý, khai thác cảng Dung Quất theo mô hình “chính quyền Cảng” để làm việc với Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép thí điểm thực hiện trong năm 2008.

- Phát triển du lịch, dịch vụ: Hoàn thành việc đầu tư và đưa vào khai thác khu du lịch Thiên Đàng 152 ha; đầu tư phát triển một bước khu du lịch sinh thái biển Vạn Tường trên diện tích khoảng 200 ha; khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư phát triển các hoạt động du lịch - dịch vụ ...

- Các lĩnh vực ưu tiên hoặc hạn chế đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất giai đoạn 2007-2010: (có phụ lục kèm theo)

b.2/ Phát triển các Khu dân cư, Khu đô thị:

- Khẩn trương thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng và quản lý kiến trúc đô thị Vạn Tường, đảm bảo tính mỹ quan và hiện đại.

- Thu hút và đẩy mạnh đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hoàn chỉnh; đến năm 2015 hoàn thiện cơ bản các tiêu chí của đô thị loại IV đối với đô thị Vạn Tường.

- Xây dựng các Khu tái định cư trong Khu kinh tế gắn với định hướng từng bước đô thị hoá và phát triển dịch vụ, phù hợp với quy hoạch phát triển Khu kinh tế Dung Quất.

b.3/ Tiếp tục đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống hạ tầng:

- Hạ tầng kỹ thuật: Hoàn thành Kè chắn cát cảng Dung Quất 1.700m, Đê chắn sóng Cảng Dung Quất 1.600m, Đường ven biển thành phố Vạn Tường, Đường giao thông trục chính Trung tâm phía Bắc Vạn Tường, nâng cấp và mở rộng đường giao thông Bình Long - cảng Dung Quất (Giai đoạn II), xây dựng mới đường giao thông Trị Bình - cảng Dung Quất; Hệ thống Cầu cảng cá và Kè sông Trà Bồng, Hệ thống thoát nước KCN phía Tây, Hệ thống đường trục KCN phía Đông (giai đoạn II) ...

- Hạ tầng xã hội và môi trường: Tập trung hoàn thành Trung tâm Văn hoá - Thể thao, Trường Phổ thông quốc tế, Trung tâm Phòng cháy chữa cháy, các Khu tái định cư (giai đoạn 2), Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp, Khu xử lý chất thải rắn, Hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải Trung tâm phía Bắc Vạn Tường, Lâm viên và Công viên văn hóa Vạn Tường - giai đoạn I, Trụ sở mới của Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất tại đô thị Vạn Tường để trực tiếp và thuận lợi trong việc quản lý- điều hành, giảm chi phí đi lại ...

b.4/ Phát triển nguồn nhân lực:

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo; từng bước thành lập một số trường chuyên nghiệp và dạy nghề. Mở rộng, nâng cấp Trường Đào tạo nghề Dung Quất thành Trường Cao đẳng nghề để đáp ứng nhu cầu nhân lực tại chỗ. Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ lao động tại Khu kinh tế Dung Quất có trình độ từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 35% - 40% so với tổng số lao động của Khu kinh tế và phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ từ 60% - 65%.

b.5/ Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong vùng:

- Thực hiện tốt quy hoạch và kế hoạch phát triển KKT Dung Quất gắn với sắp xếp và bố trí dân cư hợp lý, khai thác tốt tiềm năng kinh tế của địa phương, tạo điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2010, bình quân thu nhập đầu người trong KKT Dung Quất đạt 1.400 - 1.500 USD/người/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng tỷ trọng sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ; về sản xuất nông nghiệp thì đi vào chuyên canh và chất lượng cao.

- Có kế hoạch mở rộng sản xuất, dịch vụ và các hoạt động mang tính phụ trợ nhằm đáp ứng được yêu cầu tại chỗ, góp phần mở ra hướng phát triển kinh tế cho nhân dân sở tại và các vùng lân cận, xem đây là cơ hội tiêu thụ sản phẩm cho các mặt hàng nông, lâm, thủy sản và các loại hình dịch vụ nhằm tăng hiệu quả trong sản xuất, mở rộng phát triển các loại hình kinh tế.

- Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư hoặc bố trí ngân sách Nhà nước kinh phí để đầu tư xây dựng hệ thống trường, lớp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ... để đáp ứng nhu cầu học tập của con em cán bộ, chuyên gia, công nhân, lao động và nhân dân trong Khu kinh tế.

- Giải quyết tốt các vấn đề xã hội nhằm củng cố niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới của đất nước và của địa phương.

b.6/ Huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển:

- Đồng thời với các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước (vốn ngân sách, ODA...), cần tiếp tục rà soát, ban hành các cơ chế để tạo mọi điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế, mọi loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước bỏ vốn tham gia đầu tư tại Khu kinh tế Dung Quất; trọng tâm là các lĩnh vực: Đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng Phân khu - Cụm công nghiệp và đô thị, phát triển mạnh các loại hình dịch vụ - kinh doanh thương mại, tài chính, ngân hàng, dịch vụ - du lịch, vận tải, bảo hiểm, vui chơi giải trí, đào tạo, y tế, nhà ở, cảng biển, xuất khẩu, nhập khẩu, xử lý chất thải, môi trường và các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập để đẩy nhanh tốc độ đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2010 theo Quyết định số 139/2006/QĐ-TTg ngày 16/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn phục vụ cho đầu tư - phát triển ở Khu kinh tế Dung Quất như: phát hành trái phiếu của tỉnh, vay vốn để đầu tư (vốn ngân sách hỗ trợ lãi suất), vốn huy động từ quỹ đất...

b.7/ Quản lý tài nguyên & môi trường:

- Qui hoạch và xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn, nước thải cho từng cơ sở sản xuất và toàn khu. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Quan trắc - Giám sát môi trường để làm nòng cốt trong công tác tư vấn, hỗ trợ việc kiểm soát ô nhiễm môi trường; đánh giá tác động môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường. Đến năm 2010, huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư mạnh việc trồng mới khoảng 4.000ha rừng phòng hộ và cảnh quan môi trường cho toàn Khu Kinh tế; đồng thời, trồng gắn với chăm sóc rừng, nhằm mục tiêu tạo vành đai xanh, không gian xanh và tạo môi trường bền vững cho cả Khu kinh tế Dung Quất. Xây dựng quy chế và kiểm tra nghiêm ngặt bảo vệ môi trường và phải cơ bản giữ cho được địa hình cảnh quan thiên nhiên.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại và thân thiện môi trường. Thực hiện tốt việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng có hiệu quả các tiêu chuẩn quốc tế trong các hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh như ISO 9000...Phát triển các dịch vụ kỹ thuật như đo lường, thẩm định công nghệ, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đăng ký sản phẩm.

- Giám sát, quan trắc môi trường trong giai đoạn xây dựng về chất lượng không khí, chất lượng nước, thủy sinh. Giám sát, quan trắc môi trường trong giai đoạn hoạt động về ô nhiễm nguồn nước... gắn với xử lý nghiêm khắc các vi phạm về môi trường (đến mức độ đình chỉ sản xuất hoặc rút các loại giấy phép). Trình Bộ Tài nguyên & Môi trường cho phép xây dựng tổ chức hệ thống quản lý môi trường của KKT Dung Quất gắn với hệ thống quan trắc môi trường Quốc gia.

b.8/ Định hướng nhu cầu sử dụng đất đến năm 2010 và hướng đến năm 2015:

- Tổng diện tích quy hoạch phát triển Khu kinh tế Dung Quất hiện nay là 10.300ha; dự kiến, kế hoạch sử dụng đất như sau:

 

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2015 CỦA KKT DUNG QUẤT

ĐVT: ha

TT

Loại đất

Diện tích quy hoạch

Diện tích sử dụng đất đến năm 2010

Diện tích sử dụng đất đến năm 2015

Diện tích

Tỷ lệ (%)

Diện tích

Tỷ lệ (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)=(4/3)

(6)

(7)=(6/3)

 

Tổng diện tích

10.300,00

 

 

 

 

I

Đất quy hoạch đầu tư phát triển

9.540,40

7.001,16

73,38

9.310,63

97,59

1

Đất công nghiệp

2.405,90

1.969,71

81,87

2.362,83

98,21

2

Đất đô thị

970,70

427,68

44,06

887,60

91,44

3

Đất khu bảo thuê và Khu phi thuế quan

362,00

217,20

60,00

362,00

100,00

4

Đất du lịch sinh thái

767,00

388,00

50,59

692,00

90,22

5

Đất đầu tư xây dựng Cảng

212,00

118,27

55,79

212,00

100,00

6

Đất đồi núi và ven biển có khả năng phát triển trồng rừng phòng hộ

3.800,00

3.000,00

78,95

3.800,00

100,00

7

Đất phát triển các Khu dân cư

400,60

267,40

66,75

372,00

92,86

8

Đất hạ tầng giao thông

622,20

612,90

98,51

622,20

100,00

II

Đất khác

759,60

 

 

759,60

 

1

Đất sản xuất nông nghiệp

400,00

 

 

400,00

 

2

Đất các Khu dân cư ổn định

220,00

 

 

220,00

 

3

Đất đầm, ao, hồ

139,6

 

 

139,6

 

b.9/ Đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trong Khu kinh tế Dung Quất:

- Tiếp tục chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về công tác an ninh - quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Xây dựng lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại gắn bó mật thiết với nhân dân;

- Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định số 107/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định 214/2003/QĐ-UB, ngày 10/11/2003 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, về việc phối hợp hoạt động giữa lực lượng công an và lực lượng quân đội trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh Quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới. Tiếp tục triển khai thực hiện quy chế Quyết định 2512/QĐ-BQP về quy định quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Quân khu và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng trong chỉ huy, chỉ đạo nhiệm vụ Biên phòng và tác chiến phòng thủ. Trong đó đặc biệt chú ý tuyến biển, đảo nói chung và KKT Dung Quất nói riêng, đảm bảo không để đột biến bất ngờ xảy ra.

- Tăng cường các biện pháp công tác biên phòng nhằm quản lý bảo vệ chặt chẽ Khu kinh tế Dung Quất. Làm tốt công tác đối ngoại biên phòng với phương châm “thông thoáng bên ngoài, chặt chẽ bên trong”, vừa đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật nhưng vẫn đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất.

b.10/ Phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:

Xây dựng vùng sản xuất nông lâm ngư nghiệp theo hướng công nghệ cao, tập trung và bền vững, khai thác có hiệu quả cao nhất tiềm năng nguồn tài nguyên khí hậu, đất, nước, lao động để sản xuất và cung cấp sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, cảnh quan, môi trường sinh thái bền vững đáp ứng yêu cầu phát triển đồng bộ kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái trong vùng, đồng thời góp phần thực hiện chính sách an sinh cho cư dân nông, lâm, ngư nghiệp trong Khu kinh tế và vùng ven.

3/ Những giải pháp chủ yếu:

a/ Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững Khu kinh tế Dung Quất:

- Các cấp uỷ Đảng trong toàn tỉnh phải quán triệt sâu sắc quan điểm, nhận thức phát triển Khu kinh tế Dung Quất là nhiệm vụ trọng tâm, là nhân tố quyết định đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức cho các tổ chức đảng và đảng viên trong tỉnh; xây dựng niềm tin, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phấn đấu của mỗi tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và của từng cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan trực tiếp đến đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ xây dựng phát triển nguồn nhân lực, bao gồm cán bộ quản lý doanh nghiệp có trình độ năng lực phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và lực lượng công nhân lao động trong Khu kinh tế Dung Quất có bản lĩnh cách mạng, tác phong công nghiệp, chấp hành tốt kỷ luật lao động, làm việc có năng suất và hiệu quả.

- Nâng cao trách nhiệm phối hợp và chất lượng hoạt động của mặt trận, các tổ chức hội đoàn thể, bảo đảm phát huy vai trò của mặt trận các hội đoàn thể trong việc vận động nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ xây dựng và phát triển Khu kinh tế Dung Quất, giữ vững quốc phòng, an ninh trong Khu kinh tế Dung Quất.

- Xây dựng và phát triển mạnh các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp.

b/ Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch:

- Thực hiện rà soát, bổ sung và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2010 phù hợp và gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo các quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp tục quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng, rà soát đánh giá tính khả thi để điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch chung, đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng và thiết kế đô thị Vạn Tường, các Khu bảo thuế cho phù hợp với yêu cầu thực tế phát triển.

- Rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển không gian đô thị khu vực, liên kết hướng phát triển đô thị Dốc Sỏi với Khu kinh tế mở Chu Lai và đô thị Châu ổ - huyện Bình Sơn.

- Rà soát quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật gắn với quy hoạch phát triển không gian đô thị và chiến lược bảo vệ cảnh quan môi trường, hướng tới phát triển bền vững.

- Tăng cường quản lý đô thị theo yêu cầu chuyên nghiệp, hiện đại.

- Tổ chức quản lý và thực hiện tốt các quy hoạch: Quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng; quy hoạch sử dụng đất chi tiết gắn với kế hoạch sử dụng đất hàng năm, đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

c/ Về công tác quản lý đất đai – tài nguyên và môi trường:

c.1/ Các chính sách về đất đai.

- Về kế hoạch sử dụng đất:

UBND tỉnh thực hiện giao kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) cho Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất theo kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 – 2010) đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 22/2007/NQ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 như sau: Tổng diện tích: 3.148,2 ha; Trong đó: Năm 2006: 1.581 ha; Năm 2007: 557,53 ha; Năm 2008: 424,42 ha; Năm 2009: 304,43 ha; Năm 2010: 280,82 ha.

Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất có trách nhiệm hoàn chỉnh thủ tục trình UBND tỉnh quyết định thu hồi, giao đất theo kế hoạch hàng năm để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, giao lại đất, cho thuê đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng theo đúng quy định của pháp luật

- Các hình thức giao đất, thuê đất :

+ Giao đất không thu tiền sử dụng đất; giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo quy định tại các Điều 33, 34, 35 Luật Đất đai.

+ Người sử dụng đất được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất để thực hiện dự án theo quy định tại Điều 108 Luật Đất đai. Kiến nghị Chính phủ cho áp dụng hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với các dự án đầu tư tại các đô thị Vạn Tường, Dốc Sỏi và các dự án kinh doanh thương mại thuần tuý.

- Thời hạn giao đất, cho thuê đất cho các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất: Thực hiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

- Các trường hợp thu hồi đất:

Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thanh tra định kỳ 6 tháng một lần việc sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, kiến nghị cấp có thẩm quyền thu hồi lại đất đối với những trường hợp sau:

+ Tổ chức được giao đất hoặc cho thuê đất bị giải thể; phá sản; chuyển đi nơi khác; giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất.

+ Sử dụng đất không đúng mục đích; không có hiệu quả; cố ý hủy hoại đất; tự nguyện trả lại đất; không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước; hết thời hạn giao đất, cho thuê đất mà không được gia hạn.

+ Đất được giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép.

c.2/ Quản lý, khai thác tài nguyên và khoáng sản.

- Đối với đất, cát làm vật liệu san lấp: Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất chủ trì, phối hợp với UBND huyện Bình Sơn thực hiện việc quản lý và cấp phép khai thác theo đúng quy định tại Quyết định số 181/2004/QĐ-UB ngày 03/8/2004.

- Đối với việc khai thác tận dụng quặng Titan trong Khu kinh tế:

Sau khi có văn bản thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị hoàn chỉnh các thủ tục trình UBND tỉnh cấp phép, đảm bảo vừa tận dụng được khoáng sản nhưng không ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng các công trình và đảm bảo môi trường của khu vực, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm xâm nhập mặn; khuyến khích các dự án khai thác gắn với chế biến sâu sản phẩm Titan để xuất khẩu, tuyệt đối không cho phép khai thác Titan để xuất bán ở dạng thô - chưa qua chế biến.

- Đối với đá làm vật liệu xây dựng:

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng mặt bằng các mỏ đá và phù hợp với quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất cũng như các vấn đề liên quan đến an toàn, an ninh của Nhà máy lọc dầu số 1 để xem xét giải quyết cụ thể đối với từng trường hợp, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra hoạt động khoáng sản trong khu vực để kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm của các Doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn.

c.3/ Quản lý và bảo vệ môi trường:

- Thực hiện quản lý môi trường Khu kinh tế Dung Quất theo quy hoạch tổng thể môi trường đã được duyệt.

- Phải rà soát kỹ về công nghệ (lựa chọn công nghệ ít gây ô nhiễm, thân thiện môi trường…) của các dự án trước khi chấp thuận đầu tư.

- Cần áp dụng nhiều công cụ quản lý theo quy định pháp luật để quản lý tốt môi trường Khu kinh tế Dung Quất. Các dự án khai thác đất, đá, cát và các loại vật liệu mà không thực hiện đúng các quy định và vi phạm nghiêm trọng về môi trường thì phải có biện pháp kiểm soát, xử lý nghiêm khắc (cần thiết, phải áp dụng biện pháp rút các loại giấy phép).

- Tăng cường năng lực (trình độ chuyên môn và phương tiện, thiết bị cần thiết) nhằm đảm bảo yêu cầu quản lý môi trường của Khu kinh tế Dung Quất.

- Trong thu hút đầu tư cần nhạy bén, linh hoạt để bảo đảm sự cân đối giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

d/ Đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực:

- Tiếp tục xây dựng Trường nghề Dung Quất với nhiệm vụ đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề bậc 3/7, đa dạng các ngành nghề, liên kết - hợp tác đào tạo với các trường trong và ngoài nước để bảo đảm các nguồn nhân lực cho yêu cầu Khu Kinh tế Dung Quất, như: Các hệ đào tạo Đại học, Cao đẳng, Ngoại ngữ, Tin học, Phòng cháy chữa cháy, Dịch vụ - Du lịch... Mục tiêu đào tạo theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực nhưng bảo đảm có chất lượng (chất lượng giáo viên, chất lượng thiết bị và chất lượng thực hành), đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển bền vững của Khu Kinh tế Dung Quất. Đặc biệt là, tiếp tục hoàn thiện, mở rộng Trường nghề Dung Quất và nâng cấp thành Trường Cao đẳng dạy nghề vào khoảng năm 2008 hoặc năm 2009 theo ý kiến nhất trí của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và UBND tỉnh Quảng Ngãi, từng bước hướng đào tạo cho yêu cầu xuất khẩu lao động; đồng thời, hợp tác với Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và một số trường Đại học trong và ngoài nước, lập đề án và tổ chức đào tạo nghề Giám đốc doanh nghiệp theo hướng hội nhập quốc tế và thị trường để góp phần cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư tại Khu kinh tế Dung Quất.

- Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu phát triển của Khu kinh tế Dung Quất trong thời gian đến; cần chủ động xây dựng kế hoạch liên doanh, liên kết và hợp tác với các Tập đoàn kinh tế lớn ở trong và ngoài nước như: Vinashin, Dầu khí, Than & khoáng sản, Doosan, Tycoons, Opus ...; một số Trường Đại học có uy tín như: Đại Học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh ... và một số địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như Hà nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng ... để cùng nhau hợp tác đào tạo - cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cao trên tất cả các lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu phát triển của Khu kinh tế Dung Quất trong thời gian đến.

- Ban hành các chính sách ưu đãi nhằm thu hút các chuyên gia, cán bộ quản lý và lao động kỹ thuật giỏi trong nước và nước ngoài đến làm việc tại Khu kinh tế Dung Quất; cho phép các tổ chức & cá nhân người nước ngoài mở trường phổ thông quốc tế ...

e/ Về thu hút và triển khai dự án đầu tư:

- Áp dụng suất đầu tư (vốn đầu tư trên một đơn vị ha ) tối thiểu đối với một số lĩnh vực trong giai đoạn đến 2010: UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ ban hành văn bản quy định cụ thể về vấn đề này.

- Các tiêu chí lựa chọn dự án và nhà đầu tư:

+ Ưu tiên lựa chọn các dự án đầu tư đăng ký thành lập doanh nghiệp mới hoặc đăng ký thành lập Chi nhánh đặt trụ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, hoạt động độc lập, hạch toán đầy đủ để thực hiện nghĩa vụ tài chính với Ngân sách tỉnh.

+ Ưu tiên các dự án đầu tư tiếp nhận lao động là công dân cư trú tại địa bàn các xã thuộc phạm vi KKT Dung Quất, huyện Bình Sơn và có kế hoạch đào tạo đội ngũ lao động này trong quá trình chuẩn bị dự án để sử dụng cho dự án; đồng thời bảo đảm mức thu nhập tối thiểu đối với người lao động đã qua đào tạo trong doanh nghiệp không thấp hơn 02 lần mức lương tối thiểu theo quy định hiện hành của Nhà nước.

+ Ưu tiên lựa chọn các dự án có mức vốn đầu tư lớn, sử dụng công nghệ hiện đại và ít gây ô nhiểm môi trường (hoặc có giải pháp xử lý tốt môi trường).

- Chính sách hỗ trợ Nhà đầu tư triển khai dự án:

+ Hỗ trợ thủ tục:

. Thiết lập và vận hành cơ chế “01 cửa liên thông” trong công tác đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và khắc dấu đối với các dự án đầu tư trong phạm vi Khu kinh tế Dung Quất; theo đó, nhà đầu tư sẽ nhận được khuôn dấu và mã số thuế ngay tại một đầu mối là BQL Khu kinh tế Dung Quất cùng lúc với việc nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư dự án.

. Tổ chức các kênh dịch vụ để hỗ trợ nhà đầu tư triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định đảm bảo nhanh chóng và hiệu quả.

+ Hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án: Ban quản lý là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm tổ chức xử lý hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý các vấn đề của nhà đầu tư. Tất cả những yêu cầu cần giải quyết thuộc trách nhiệm của Ban Quản lý hoặc của các cơ quan chuyên môn của tỉnh, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu bằng văn bản (hồ sơ đầy đủ và hợp lệ) của nhà đầu tư thì Ban Quản lý hoặc các cơ quan nói trên phải giải quyết xong.

f/ Về đền bù, tái định cư và giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho người bị thu hồi đất:

Để phát triển nhanh, toàn diện, bền vững Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2010, vấn đề đền bù, tái định cư và ổn định cuộc sống cho người bị thu hồi đất cần phải triển khai một số nội dung sau:

- Khẩn trương điều chỉnh, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các quy định tại Quyết định số 73/2006/QĐ-UBND ngày 16/12/2006 của UBND tỉnh, thể chế hoá các vấn đề liên quan đến đất đai, tài sản phát sinh ngoài quy định mang tính phổ biến vào cơ chế chính sách chung của tỉnh phù hợp với các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Trung ương quy định, nhất là Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ.

- Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện về cơ chế bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì việc xác định đơn giá bồi thường trên 01 đơn vị tài sản bị thu hồi hoặc tài sản bị thiệt hại là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ GPMB. Vì vậy, từ nay đến cuối năm 2007 cần phải tập trung xác định lại đơn giá các loại đất trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy định tại Nghị số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ (trong Khu kinh tế Dung Quất cần xác định cụ thể từng loại giá: giá đất ở, đất sản xuất kinh doanh và đất dịch vụ); đơn giá bồi thường cây cối hoa màu và quy định mật độ cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, tập quán canh tác của người dân tại KKT Dung Quất.

- Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cùng với hệ thống chính trị ở cấp Xã nơi có đất bị thu hồi phải thực hiện đầy đủ các quy định công khai hoá trong công tác bồi thường, phối hợp cùng chủ đầu tư, UBND huyện Bình Sơn và các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thu hồi đất trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường và GPMB.

- Đối với các trường hợp bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao phải ưu tiên chọn hình thức đào tạo chuyển đổi ngành nghề; các tổ chức sử dụng đất phải thông báo cụ thể ngành nghề cần tuyển dụng, điều kiện tuyển dụng và ưu tiên tiếp nhận các đối tượng lao động thuộc trường hợp bị thu hồi đất nông nghiệp phải chuyển đổi ngành nghề vào làm việc tại nhà máy (tối thiểu là 60% lao động phổ thông của một dự án).

- Giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho các hộ dân di dời theo các hướng chủ yếu sau:

+ Đối với con em các hộ di dời nếu đủ điều kiện (tuổi đời và trình độ văn hoá) thì ưu tiên tuyển thẳng vào đào tạo ở các Trường đào tạo nghề trong Tỉnh và sẽ giải quyết việc làm sau khi ra trường thông qua hợp đồng đào tạo, cung ứng lao động với từng Doanh nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện thì yêu cầu các Chủ đầu tư dự án có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí ngành nghề phù hợp (lao động phổ thông), tạo điều kiện giải quyết việc làm.

+ Trên cơ sở quy hoạch phát triển cây trồng, vật nuôi & chế biến tiêu thụ sản phẩm được phê duyệt; Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng, đào tạo, hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật, sản xuất cây - con giống ... có giá trị kinh tế để người dân có thể phát triển sản xuất, tăng thu nhập trên quỹ đất hạn hẹp do bị thu hồi.

+ Hướng dẫn các hộ dân được cấp đất tái định cư bố trí quỹ đất thích hợp của mình để xây dựng nhà ở cho công nhân thuê, góp phần tăng thu nhập (mỗi hộ có thể cho thuê nhà ở từ 08 -12 công nhân).

+ Khuyến khích các hộ dân trong các Khu tái định cư phát triển các loại hình dịch vụ - thương mại nhỏ, gắn với các Khu nhà ở công nhân để cải thiện được cuộc sống và từng bước chuyển đổi ngành nghề.

+ Đối với những vùng chưa có dự án triển khai từ nay đến năm 2010, tạm thời cho nhân dân được làm dịch vụ trong thời hạn 2 - 3 năm, khi có dự án thì phải thực hiện bàn giao mặt bằng và không được đền bù. (giao cho UBND xã sở tại quản lý, sử dụng đúng mục đích quỹ đất nầy).

g/ Về cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường hấp dẫn đầu tư:

Cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính là yêu cầu rất quan trọng và có tính chất đột phá. Vì vậy, cần loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Mở rộng cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ ngay những quy định không cần thiết về cấp phép và trong việc tiến hành thanh - kiểm tra, kiểm soát ... Để thực hiện vấn đề này cần triển khai đồng bộ các giải pháp:

- Khai thác và tổ chức triển khai thực hiện tốt các cơ chế quản lý và chính sách ưu đãi của Khu kinh tế Dung Quất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các cơ chế khác; từng bước rà soát để dỡ bỏ các rào cản không cần thiết nhằm đảm bảo cải thiện rõ rệt và tạo ra 1 bước chuyển biến có tính chất đột phá về môi trường đầu tư tại KKT Dung Quất theo yêu cầu thông thoáng, đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả; thực hiện cho được cơ chế "1 cửa và tại chỗ"; trọng tâm là các lĩnh vực nhạy cảm và đang là yêu cầu bức xúc như: Đền bù - giải tỏa, thủ tục đất đai, thủ tục đầu tư, các loại giấy tờ xin phép... Lấy mục tiêu: Thêm nhà máy vào đầu tư tại Khu Kinh tế Dung Quất và đầu tư nhanh, hiệu quả để thực hiện bước đột phá về môi trường đầu tư.

- Xây dựng ban hành quy chế làm việc giữa BQL KKT Dung Quất với các Sở, ngành, UBND huyện Bình Sơn trong việc giải quyết toàn diện các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư xây dựng - phát triển KKT Dung Quất.

- Mẫu hóa thống nhất các loại giấy tờ, thủ tục mà Nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp cần phải thực hiện khi có yêu cầu giải quyết các công việc liên quan đến đầu tư sản xuất, kinh doanh; từng bước tiến đến sử dụng mạng công nghệ thông tin trong việc cấp phép, giải quyết các thủ tục hành chính thông thường.

- Cải cách triệt để môi trường đầu tư gốc, thông qua việc thực hiện tốt cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức ở các cơ quan hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính các cấp có trách nhiệm giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức phải niêm yết công khai, đầy đủ mọi thủ tục, trình tự, lệ phí, lịch công tác tại trụ sở làm việc.

- Ban hành quy chế kiểm tra cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết công việc của dân; xử lý nghiêm người có hành vi sách nhiễu, hách dịch, vô trách nhiệm; khen thưởng những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Xác định và phân cấp, uỷ quyền cho BQL KKT Dung Quất các nội dung về quyền hạn thuộc UBND tỉnh trên cơ sở quy định của pháp luật để đảm bảo giải quyết công việc của BQL KKT Dung Quất thông thoáng, hiệu quả nhằm tập trung một cửa trong giải quyết thủ tục đầu tư tại KKT Dung Quất.

h/ Quản lý về Kế hoạch đầu tư và Tài chính:

- Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất tiếp tục thực hiện chức năng là đầu mối kế hoạch vốn đầu tư phát triển và Ngân sách chi cho hoạt động hành chính, sự nghiệp được cân đối riêng từ nguồn Ngân sách trung ương và do Ngân sách tỉnh cấp theo kế hoạch hàng năm, được quyết định thu, chi Ngân sách thuộc các lĩnh vực đầu tư phát triển, hành chính sự nghiệp, các Chương trình mục tiêu và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật (Theo Điều 1, Điều 3 Quyết định số 396/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) cụ thể là hàng năm, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất lập kế hoạch đầu tư phát triển trình UBND tỉnh để xem xét, thống nhất tổng hợp báo cáo với Chính phủ và các Bộ: Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính và các Bộ - ngành về kế hoạch hàng năm.

- Trên cơ sở kế hoạch, chương trình, danh mục dự án đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm do Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất lập đã thông qua HĐND và được UBND tỉnh phê duyệt, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất thực hiện chức năng là đơn vị đầu mối kế hoạch về vốn đầu tư xây dựng cơ bản gồm các khâu: phân bổ chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho các Chủ đầu tư và từng dự án trên cơ sở kế hoạch được Chính phủ giao cho Tỉnh và phê duyệt đề cương, dự toán (vốn chuẩn bị đầu tư, thiết kế quy hoạch), phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công và tổng dự toán, tổ chức thẩm tra, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, thẩm định phệ duyệt kết quả đấu thầu, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo trình tự và các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.

- Định kỳ hàng quí, 6 tháng và cả năm, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất thực hiện tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện để UBND tỉnh theo dõi, quản lý và chỉ đạo.

- Áp dụng cơ chế sử dụng phần vượt dự toán hàng năm trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất (thời gian thực hiện từ năm 2008-2010): Phần thu vượt dự toán do HĐND tỉnh giao hàng năm trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất (phần điều tiết cho ngân sách cấp tỉnh), sau khi dành 50% để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương, 50% còn lại được bố trí cho Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất để thực hiện đầu tư cho các mục tiêu sau trên cơ sở danh mục được UBND tỉnh phê duyệt:

+ Thực hiện đền bù trước để tạo quỹ đất sạch nhằm thu hút các dự án có vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, tạo giá trị sản lượng công nghiệp cao hoặc các dự án có tính chất quan trọng và cấp thiết (vị trí đền bù phải đảm bảo theo quy hoạch được duyệt và danh mục dự án đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt).

+ Hỗ trợ đầu tư để xây dựng đồng bộ và đi trước một bước các dự án xây dựng hạ tầng các khu dân cư trong Khu kinh tế Dung Quất.

+ Hỗ trợ đầu tư việc thuê tư vấn nước ngoài lập các quy hoạch chi tiết đô thị Vạn Tường và cảng Dung Quất.

- Về thực hiện cơ chế tài chính:

Nguồn Ngân sách chi cho hoạt động hành chính sự nghiệp của các tổ chức, bộ máy thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất được cân đối từ nguồn Ngân sách trung ương và do Ngân sách tỉnh cấp theo kế hoạch hàng năm. Trên cơ sở đó, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất được quyết định phân bổ chỉ tiêu kế hoạch và quyết định thu, chi Ngân sách thuộc các lĩnh vực hành chính sự nghiệp, các chương trình mục tiêu trên cơ sở kế hoạch đã được UBND tỉnh giao. Việc quản lý thu - chi, thẩm tra phê duyệt quyết toán và chế độ báo cáo, thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.

k/ Về bảo đảm an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội:

- Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh chủ động triển khai công tác quy hoạch, bố trí hệ thống tuyến phòng thủ quốc phòng và mạng lưới an ninh nhân dân vững chắc ở tuyến biển, đảo để kịp thời ứng phó và sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống, không để bị động bất ngờ. Duy trì nghiêm túc công tác sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới vùng biển.

- Các lực lượng Bộ đội Biên phòng, Công an, Hải quan, Cảng vụ phối hợp thực hiện tốt công tác quản lý xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu đối với người và phương tiện hoạt động trên khu vực cảng Dung Quất đúng pháp luật Việt Nam và thông lệ Quốc tế. Thường xuyên tổ chức lực lượng, phương tiện tuần tra bảo vệ an toàn các công trình trên biển thuộc cảng Dung Quất và Nhà máy lọc dầu.

- Tăng cường lực lượng Công an cho các mục tiêu trọng yếu về kinh tế chính trị và quân sự; tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang trong khu vực gồm: Dự bị động viên, Dân quân tự vệ, Bộ đội biên phòng, Công an. Xây dựng cũng cố lực lượng dự bị động viên trên bờ, dân quân trên biển. Mỗi xã trong Khu kinh tế Dung Quất phải xây dựng 01 tiểu đội dân quân thường trực sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra. Xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ và Công an xã đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và độ tin cậy, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Triển khai đồng bộ các nội dung, biện pháp đảm bảo giữ vững tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn KKT Dung Quất; chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; ngăn chặn kịp thời những yếu tố có thể phát sinh phức tạp, nhất là trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư của các dự án, không để xảy ra “điểm nóng” ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư. Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, nhất là tội phạm xâm phạm ANQG, lừa đảo quốc tế, rửa tiền, tiêu thụ tiền giả, tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, tội phạm về môi trường, ma túy, tệ nạn xã hội khác…; thực hiện tốt công tác PCCC; ngăn ngừa có hiệu quả tai nạn giao thông. Tổ chức thực hiện tốt công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, phòng chống thiên tai, thảm họa.

- Lực lượng Công an và Quân đội chủ động phối hợp chặt chẽ với BQL dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, BQL KKT Dung Quất, Sở, ngành liên quan, hệ thống chính trị huyện Bình Sơn và các xã trong KKT Dung Quất xây dựng củng cố các phương án, kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn mọi hoạt động xâm phạm đến chủ quyền lãnh thổ, ANQG và TTATXH; hình thành và phát huy hiệu quả thế trận an ninh nhân dân và nền quốc phòng toàn dân trên địa bàn KKT Dung Quất.

- Đối với các cơ quan, doanh nghiệp phải chủ động xây dựng đội ngũ tự vệ và bảo vệ, triển khai thực hiện các nội dung, biện pháp công tác phòng ngừa, bảo vệ an toàn cơ quan, doanh nghiệp, xác định “tự bảo vệ mình là chính”. Trong quá trình quy hoạch xây dựng dự án kinh tế - xã hội phải gắn chặt với củng cố an ninh - quốc phòng, đảm bảo hài hòa giữa các lợi ích và mục tiêu phát triển bền vững trong Khu kinh tế Dung Quất.

- Có kế hoạch định kỳ tiến hành việc kiểm tra thực tế tình hình hoạt động của doanh nghiệp, chủ đầu tư, nhà thầu thi công để kịp thời phát hiện phục vụ cho công tác quản lý nghiệp vụ, điều tra cơ bản nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, an ninh biên giới, hướng dẫn, xử lý những vi phạm về an ninh trật tự và an toàn giao thông ; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện đúng các quy định của pháp luật; tổ chức phát động liên tục và sâu rộng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Kịp thời sơ kết, tổng kết các chương trình, kế hoạch thực hiện nhằm rút kinh nghiệm để chỉ đạo thực hiện phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế.

- Thường xuyên tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các lực lượng, đoàn thể các cấp xây dựng cơ sở chính trị, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc khu vực biên giới Biển. Xây dựng làng xã biên phòng trên địa bàn Khu kinh tế vững mạnh toàn diện. Duy trì thực hiện nề nếp công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát đối với người, tàu thuyền đánh bắt hải sản. Tuyên truyền giáo dục cho các chủ phương tiện không vi phạm hành lang an toàn vùng nước cảng Dung Quất và các công trình thuộc Nhà máy lọc dầu.

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và Bộ đội Biên phòng chủ động xác định các mục tiêu chính trị, kinh tế cần bảo vệ nghiêm ngặt, các vị trí, điểm cao có giá trị về mặt quân sự trong tác chiến phòng thủ để tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định vị trí cắm biển cấm đối người nước ngoài qua lại và cấm quay phim, chụp ảnh.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, hoạt động của cả hệ thống chính trị mà trực tiếp là hệ thống chính trị của huyện Bình Sơn đối với việc bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong Khu kinh tế Dung Quất.

l/ Xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy trong Khu kinh tế Dung Quất:

- Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao trong giai đoạn mới, Ban Quản lý KKT Dung Quất khẩn trương thực hiện xây dựng phương án về sắp xếp tổ chức bộ máy và cán bộ để báo cáo UBND tỉnh phê duyệt trong tháng 10/2007 theo hướng từng bước tinh gọn và chuyên nghiệp; những chức năng, bộ phận nào chuyển giao cho Sở, ngành tỉnh quản lý phù hợp và tốt hơn thì chuyển giao. Bổ sung và kiện toàn bộ máy lãnh đạo của Ban Quản lý KKT Dung Quất để bảo đảm yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ và đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất hiện nay.

- Nghiên cứu thành lập bộ máy và tổ chức quản lý Nhà nước về quy hoạch - xây dựng phát triển đô thị Vạn Tường - Dốc Sỏi (tiền thân của cơ quan chính quyền quản lý đô thị).

- Xây dựng mô hình thí điểm do UBND tỉnh quản lý trực tiếp việc đầu tư phát triển và khai thác Cảng Dung Quất (mô hình chính quyền Cảng) báo cáo Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ cho phép.

- Công tác duy tu bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng trong Khu kinh tế Dung Quất giao cho Công ty phát triển cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất tổ chức thực hiện.

m/ Phát triển kinh tế - xã hội trong vùng:

- Hợp tác phát triển với các Tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước:

Chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch hợp tác trên một số lĩnh vực với các tập đoàn kinh tế lớn trong & ngoài nước và các tỉnh - thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh ... để tranh thủ thời cơ, phát triển mạnh về: đầu tư, y tế, giáo dục & đào tạo nguồn nhân lực, du lịch ...

- Phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp:

+ Quy hoạch phát triển cây trồng, vật nuôi đưa vào lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, thị trường, công nghệ mới, đảm bảo chất lượng, an toàn, sản xuất, bền vững, ổn định, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và an sinh xã hội, đặc biệt là thu nhập cho người dân lao động nông, lâm, ngư nghiệp trong vùng.

+ Đầu tư phát triển vùng chuyên trồng các loại rau quả thực phẩm, chăn nuôi gia súc, thuỷ hải sản tập trung và có chất lượng cao, phục vụ Khu kinh tế theo hướng hiện đại hóa Nông nghiệp - nông thôn. Xây dựng các mô hình SXKD có hiệu quả nhằm phá thế độc canh và hạn chế rủi ro trong sản xuất.

+ Tập trung đầu tư, xây dựng hoàn thành Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật nông lâm nghiệp Dung Quất để hỗ trợ việc sản xuất giống cây, con vật nuôi có chất lượng và có giá trị kinh tế cao, đảm bảo cung cấp cho nông dân. Đồng thời, xây dựng các mô hình điểm để trình diễn và nhân rộng sản xuất; xây dựng đội ngũ khuyến nông viên cơ sở, hình thành câu lạc bộ khuyến nông.

+ Rà soát ban hành các chính sách đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới và hỗ trợ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn; hộ gia đình, doanh nghiệp và các thành phần phần kinh tế khác đầu tư phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới và hưởng lợi. Tăng nguồn vốn đầu tư cho việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ, khuyến nông và đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật cho hộ dân.

+ Ưu tiên đầu tư công nghệ sản xuất thực phẩm an toàn, công nghệ bảo quản sau thu hoạch và chế biến. Hỗ trợ đầu tư và có chính sách khuyến khích phát triển hệ thống phân phối sản phẩm, các điểm giết mổ tập trung.

+ Phát triển hệ thống chăn nuôi thâm canh tập trung và khép kín.

+ Nắm chắc nhu cầu thị trường, xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Thành lập từ 02 – 04 quày tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn tại các địa điểm: Bình Trị, Bình Thuận, Bình Hiệp và thị trấn Châu Ổ; nghiên cứu thành lập các tổ chức thu mua và dịch vụ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn.

+ Về thuỷ lợi: Hoàn thiện hệ thống tưới tiêu, thực hiện kiên cố hoá kênh mương... nhằm khai thác tối đa nguồn nước để đáp ứng nhu cầu tưới ổn định cho các vụ sản xuất trong năm.

- Phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ và du lịch:

+ Về phát triển Đô thị:

. Thuê tư vấn nước ngoài điều chỉnh Quy hoạch đô thị Vạn Tường theo tiêu chuẩn hiện đại để đảm bảo cho việc xây dựng và phát triển đô thị mới Vạn Tường trở thành Thành phố công nghiệp - dịch vụ, một khu hậu cần cho sự phát triển công nghiệp của toàn Khu kinh tế Dung Quất.

. Tiếp tục nghiên cứu ban hành chính sách thu hút các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực: đầu tư hạ tầng, xây dựng nhà ở và phát triển các loại hình dịch vụ đô thị ... Kêu gọi, hợp tác với các tập đoàn lớn trong và ngoài nước để đẩy nhanh tốc độ đầu tư, phát triển đô thị Vạn Tường, hình thành một số Khu đô thị mới đồng bộ về hạ tầng, nhà ở và dịch vụ.

. Huy động các nguồn lực, kể cả vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu dân cư trong các đô thị và thí điểm tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất theo hình thức phân lô theo quy định, để đẩy nhanh việc hình thành các khu đô thị - dịch vụ và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

. Từ nay đến năm 2010 tập trung phát triển 178 ha Khu dân cư và chuyên gia và 180 ha của khu Trung tâm phía Bắc đô thị Vạn Tường với hạ tầng tương đối đồng bộ, khuyến khích và phát triển mạnh các dịch vụ khách sạn, thương mại, nhà ở cao cấp và các dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận tải ... nhằm đáp ứng cơ bản yêu cầu của cán bộ, công nhân và chuyên gia làm việc tại Khu Kinh tế Dung Quất, tạo động lực để phát triển đô thị. Đồng thời, trên cơ sở quy hoạch điều chỉnh, triển khai đầu tư xây dựng và hình thành đô thị Dốc Sỏi khoảng từ 30 - 50 ha, giữ vai trò phụ trợ cho KCN phía Tây và là cửa ngõ của Khu kinh tế Dung Quất.

+ Phát triển chợ: Quy hoạch và kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư Chợ đầu mối nông - lâm - thuỷ sản; chợ nông thôn trên địa bàn Dung Quất.

+ Phát triển mạng lưới xăng dầu: sớm phê duyệt quy hoạch mạng lưới cung ứng xăng dầu để làm cơ sở triển khai thực hiện đầu tư, đáp ứng yêu cầu đầu tư - phát triển ở KKT Dung Quất .

- Phát triển du lịch - dịch vụ:

+ Tiếp tục tổ chức, khai thác có hiệu quả các điểm du lịch theo quy hoạch trước đây của Tỉnh, đồng thời thực hiện việc rà soát, bổ sung một thêm số điểm Du lịch ở địa bàn KKT Dung Quất vào quy hoạch; đồng thời, cần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của lực lượng cán bộ, công nhân lao động, làm việc ở KKT Dung Quất.

+ Đa dạng hoá các loại hình du lịch như: nghĩ dưỡng biển, du lịch sinh thái, thăm quan di tích lịch sử cách mạng.

+ Tiếp tục củng cố và xây dựng các khu vui chơi, giải trí, điểm tham quan du lịch; tăng cường cơ sở vật chất cho ngành du lịch của tỉnh nhà; tập trung phát triển Khu du lịch Vạn Tường giai đoạn I (đến năm 2010), Khu du lịch sinh thái Thiên Đàng - Khe Hai.

Để thực hiện được các giải pháp trên cần tập trung triển khai các biện pháp: Hỗ trợ giải quyết các vướng mắc về bồi thường giải phóng mặt bằng, để thúc đẩy việc hoàn thành các dự án đầu tư du lịch, dịch vụ.

Quy hoạch tạm một số khu vực để các hộ dân làm dịch vụ trong thời gian 02-03 năm nhằm phục vụ nhu cầu trước mắt của lực lượng công nhân đang là việc tại Khu kinh tế Dung Quất (bố trí tại mỗi xã khoảng từ 5-10ha).

- Vốn cho vay phục vụ phát triển:

Tranh thủ nguồn vốn tài trợ, vốn ưu đãi đầu tư từ ngân sách trung ương và địa phương, các tổ chức khác để đầu tư thí điểm cho các mô hình sản xuất chăn nuôi, các HTX chuyên canh sản xuất hàng hóa. Cung ứng các dịch vụ về tài chính, ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch và giải pháp huy động các nguồn vốn.

Hình thành các chi nhánh giao dịch tín dụng tại Khu kinh tế Dung Quất nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, mở rộng các dịch vụ tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh dịch vụ. Xúc tiến đầu tư xây dựng các mô hình thí điểm để nhân rộng mô hình Quỹ tiết kiệm tín dụng ở các địa phương. Phối hợp chặt chẽ với các hội đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức triển khai cho vay hộ gia đình để đầu tư sản xuất thông qua các Tổ vay vốn theo văn bản liên tịch giữa Ngân hàng và các Hội đoàn thể.

III/ Trách nhiệm tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển nhanh, toàn diện, bền vững Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

1/ Các cơ quan được giao chủ trì các giải pháp cụ thể chịu trách nhiệm xây dựng chương trình, trình Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt trước tháng 4/2008, làm cơ sở và là đầu mối phối hợp với các cơ quan có liên quan để thực hiện.

2/ Các cơ quan liên quan căn cứ kế hoạch này và sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBND tỉnh Quảng Ngãi xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm; định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh Quảng Ngãi và HĐND tỉnh Quảng Ngãi.

3/ Giao Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh giúp UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra, đôn đốc, theo dõi tiến độ triển khai thực hiện các giải pháp phát triển nhanh, toàn diện, bền vững Khu kinh tế Dung Quất giai đoạn 2007- 2010, định kỳ báo cáo tình hình và kết quả thực hiện với UBND tỉnh Quảng Ngãi, HĐND tỉnh Quảng Ngãi./.

 

PHỤ LỤC

CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC ƯU TIÊN, HẠN CHẾ ĐẦU TƯ VÀO KHU KINH TẾ DUNG QUẤT ĐẾN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo quyết định số 3160/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh)

1. Lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên đầu tư:

- Công nghiệp nặng:

+ Công nghiệp hoá dầu, hoá chất;

+ Công nghiệp luyện kim, cơ khí.

+ Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển.

- Công nghiệp nhẹ:

+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp;

+ Công nghiệp sản xuất vật liệu công nghệ mới và sạch;

+ Công nghiệp điện, điện tử;

+ Các dự án sản xuất thiết bị phụ trợ có sản phẩm hoàn chỉnh phục vụ cho các dự án công nghiệp nặng.

- Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các phân khu chức năng trong Khu kinh tế.

- Xây dựng Trung tâm Thương mại, khách sạn và văn phòng cho thuê;

- Cung cấp các dịch vụ Tài chính- Ngân hàng- Viễn thông;

- Xây dựng nhà ở cho công nhân, viên chức có thu nhập thấp.

2. Lĩnh vực, ngành nghề hạn chế đầu tư:

- Sản xuất các loại vật liệu xây dựng thông thường;

- Sản xuất Beton các loại;

- Sản xuất dăm gỗ, chế biến gỗ, sản xuất đồ gỗ;

- Chế biến Nông sản, Thủy sản;

- May mặc, giày da;

- Các dự án đầu tư có mức vốn đăng ký dưới 50 tỷ đồng Việt Nam (Trừ những dự án sản xuất các sản phẩm có tính chất phụ trợ trực tiếp cho những dự án có quy mô lớn đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Khu kinh tế Dung Quất).

 

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CÁC KHU TÁI ĐỊNH CƯ TRONG KKT DUNG QUẤT ĐẾN NĂM 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3160/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Tên dự án

Diện tích (ha)

Số lô

Vốn đầu tư

Thiết kế

Đã cấp

Tổng mức đầu tư

Vốn đã cấp

Vốn còn thiếu

 

TỔNG CỘNG

146,95

3.437

1.239

334.000

112.000

222.000

A

Các Khu đã hoàn thành

43,724

1.563

1.18

39.000

39.000

 

1

Khu cân cư mới ven bờ Tây sông Trà Bồng

10,375

567

567

7.923

 

 

2

Khu cân cư Đồng Rướn (giai đoạn 1)

2,35

49

44

5.665

 

 

3

Khu dân cư Tây Bắc Vạn Tường

11,32

331

331

8.214

 

 

4

Khu dân cư Trảng Bông (Bình Trị)

1,65

55

53

698

 

 

5

Khu dân cư Bình Đông

8,6

223

0

9.548

 

 

6

Khu dân cư Mẫu Trạch

2,4

67

22

2.306

 

 

7

Khu dân cư tạm (Bình Thuận)

2,2

110

52

646

 

 

8

Các khu trài dân, giãn dân

4,83

161

111

4.000

 

 

B

Các khu đang đầu tư dỡ dang

68,226

1.747

59

195.000

73.000

122.000

1

Khu dân cư Trung Minh

11,676

302

0

32.000

 

 

2

Khu dân cư Bình Đông (giai đoạn II)

17,95

223

0

56.000

 

 

3

Khu dân cư Tây Trà Bồng (mở rộng)

14,4

237

0

49.000

 

 

4

Khu dân cư Bình Thuận

16,8

308

23

43.000

 

 

5

Khu dân cư Trảng Bông (mở rộng)

7,4

104

36

15.000

 

 

C

Các Khu đầu tư mới (sẽ triển khai trước năm 2010)

35

700

 

100.000

 

100.000

1

Khu dân cư Bình Hải + Bình Hòa

15

300

 

32.000

 

 

2

Khu dân cư Bình Thuận (mở rộng)

20

400

 

43.000

 

 

3

Khu dân cư Mẫu Trạch (mở rộng)

10,95

260

 

25.000

 

 

 


DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐÂU TƯ ƯU TIÊN TRIỂN KHAI ĐẾN NĂM 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3160/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

T

Tên dự án

Quy mô

Tổng mức đầu tư

Phân kỳ đầu tư

Nguồn vốn

Ghi chú

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

ODA

Ngân sách

TW

Tỉnh

1

Đường Trì Bình - cảng Dung Quất (8 làn xe)

15km

1,600,000

 

150,000

200,000

 

350,000

 

Từ năm 2011-2013 bố trí: 1.250.000

2

Cầu cảng cá sông Trà Bồng phục vụ tái định cư

 

60,000

30,000

30,000

 

 

40,000

20,000

 

3

Đường trục KCN Dung Quất phía Đông (giai đoạn II)

13,3km

344,000

50,000

150,000

144,000

 

344,000

 

 

4

Đường Bình Long cảng Dung Quất  (giai đoạn II)

9km

305,000

100,000

150,000

55,000

 

305,000

 

 

5

Đường giao thông ven biển Thành phố Vạn Tường

15,2km

332,000

 

100,000

232,000

 

332,000

 

 

6

Trung tâm PCCC KKT Dung Quất

 

90,000

20,000

70,000

 

 

90,000

 

 

7

Đền bù giải tỏa trước một số DT để đón đầu (trong đó: Đô thị: 100ha; KCN: 350ha; Dịch vụ: 50ha)

500 ha (ước KP đền bù 600 triệu/ha)

300,000

50,000

150,000

100,000

 

 

300,000

 

8

Thiết bị Bệnh viện Dung Quất

 

40,000

 

20,000

20,000

40,000

 

 

 

9

Thiết bị Trường trung cấp nghề Dung Quất

 

61,600

61,600

 

 

61,600

 

 

 

10

Nhà ở cho cán bộ, công nhân có thu nhập thấp (Đền bù, giải toả, san lấp mặt bằng =70% và đầu tư giao thông,cấp thoát nước ...)

5.000 người ≈ 3,0ha

10,000

2,000

4,500

3,500

 

 

10,000

Chung cư 3 tầng; 9m2/1 người

11

Trồng rừng phòng hộ ven biển

4.000 ha

14,000

3,000

7,000

4,000

 

4,000

 

10 tỷ huy động DN

12

Đầu tư xây dựng các Khu tái định cư

146,95 ha

334,000

50,000

100,000

72,000

 

100,000

122,000

(Đã cấp đến năm 2007 là 112 tỷ)

Tổng Cộng

 

3,490,600

366,600

931,500

830,500

101,600

1,565,000

452,000

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3160/QĐ-UBND năm 2007 về Kế hoạch phát triển nhanh, toàn diện, bền vững Khu kinh tế Dung Quất giai đoạn 2007-2010, định hướng đến 2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

  • Số hiệu: 3160/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/12/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
  • Người ký: Nguyễn Xuân Huế
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản