- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Quyết định 1041/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 66/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai
- 4Quyết định 224/QĐ-TTg năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3066/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 02 tháng 12 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2711/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng cứu sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1861/TTr-PCTT-SGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng phó sự cố tai nạn tàu, thuyền trên biển; tai nạn máy bay; tai nạn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ SỰ CỐ TAI NẠN TÀU, THUYỀN TRÊN BIỂN; TAI NẠN MÁY BAY; TAI NẠN ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3066/QĐ-UBND ngày 02/12/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Thực hiện Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020; Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 và Quyết định số 2711/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kế hoạch ứng phó sự cố tai nạn tàu, thuyền trên biển; tai nạn máy bay; tai nạn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 với các nội dung sau:
SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
- Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Trung nắng lắm, mưa nhiều. Bên cạnh đó còn chịu tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng khí hậu cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến các phương tiện giao thông khi tham gia giao thông và có thể gây nên tai nạn giao thông.
- Thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn xã hội nhận thức được: Công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn khi có sự cố về thiên tai cũng như tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra là sự chung tay của chính quyền, của cả hệ thống chính trị xã hội và của toàn thể nhân dân.
1. Bảo đảm Chỉ huy thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản đồng thời khắc phục hậu quả khi có tình huống xảy ra.
2. Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị xây dựng và triển khai kế hoạch hành động theo nhiệm vụ được phân công.
3. Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị đề xuất kinh phí đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm phương tiện, trang thiết bị phát triển nguồn nhân lực, đào tạo kỹ thuật để phục vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
1. Cơ quan chỉ huy thống nhất điều hành là Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Phát huy mọi nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật theo phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả).
3. Tích cực, chủ động phòng ngừa, thu thập và xử lý thông tin nhanh, chính xác; chỉ huy điều hành thống nhất theo kế hoạch linh hoạt, sáng tạo và quyết đoán.
4. Trong mọi trường hợp sự cố thiên tai, thảm họa xảy ra thì người chỉ huy cao nhất hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường (là Trưởng ban, Phó Trưởng ban hoặc thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp) được ủy quyền điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của các đơn vị, cá nhân hiện có trên địa bàn tham gia ứng cứu.
5. Trong trường hợp vượt quá khả năng của tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Trung ương, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai đề nghị hỗ trợ trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
6. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban ngành, các cấp chính quyền và cả hệ thống chính trị - xã hội trên cơ sở chủ động tại chỗ từ cơ sở, kết hợp ứng cứu nhanh, huy động vật tư, phương tiện, lực lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để cứu người, cứu tài sản. Phương tiện, trang thiết bị được huy động trưng dụng của các đơn vị, cá nhân vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ bị thiệt hại sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật.
7. Tranh thủ sự chi viện, giúp đỡ của Trung ương, tỉnh thành lân cận, các ngành, các tổ chức theo từng tình huống xảy ra.
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ CỨU HỘ VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN
1. Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối hợp với Ủy ban An ninh hàng không dân dụng Quốc gia.
2. Cơ quan chỉ huy hiện trường:
- Trung ương: Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các cơ quan liên quan.
- Địa phương: Chủ tịch UBND tỉnh (Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh).
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, các ngành chức năng và chính quyền địa phương.
3. Lực lượng ứng cứu: Lực lượng chuyên trách, Quân đội, Công an, dân quân tự vệ, các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải và các lực lượng khác theo điều động của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
- Tai nạn máy bay xảy ra trên biển và đầm phá Tam Giang: Lực lượng cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn chủ lực của tỉnh: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế và chính quyền địa phương.
- Tai nạn máy bay xảy ra trên đất liền và rừng núi của tỉnh: Lực lượng cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn chủ lực: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Sở Giao thông vận tải, Kiểm lâm và chính quyền địa phương.
4. Tổ chức thực hiện: Nhận được thông tin tàu bay bị tai nạn, Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài báo cáo ngay cho Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh biết: Loại tàu bay, số lượng tổ bay và hành khách trên tàu bay, vị trí và thời gian, địa phương, tình hình thời tiết tại khu vực tàu bay gặp nạn theo sơ đồ tọa độ và thông tin từ Kiểm soát viên không lưu đồng thời triển khai ngay công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị lên đường đến hiện trường xảy ra tai nạn.
- Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Công an tỉnh trực tiếp chỉ huy hiện trường, đồng thời thông báo cho các cơ quan phối hợp triển khai ngay công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn. Quá trình triển khai công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn phải đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, chính quyền địa phương triển khai các lực lượng và phương tiện cứu hộ, cứu nạn hiện có của các đơn vị đến hiện trường để thực thi nhiệm vụ.
- Sở Y tế chỉ đạo bệnh viện đa khoa các địa phương phối hợp với Bệnh viện TW Huế, bệnh viện Quân y 268 và bệnh viện Đại học Y dược Huế triển khai công tác cứu thương (đội ngũ y, bác sĩ, trang thiết bị y tế, một số cơ số thuốc cần thiết và xe cứu thương phục vụ cấp cứu). Trong điều kiện cần thiết Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo các cơ quan y tế thành lập bệnh viện dã chiến tại hiện trường để cấp cứu ban đầu sau đó chuyển đến các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên cập nhật loại tàu đánh cá có công suất lớn và loại tàu lớn của các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, đồng thời phối hợp với các ngành chức năng khác để thực hiện cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn khi có tai nạn xảy ra trên biển, chỉ đạo lực lượng kiểm lâm và các lực lượng thuộc ngành trong công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn khi tai nạn xảy ra ở rừng núi.
- Sở Giao thông vận tải thường xuyên cập nhật các thiết bị thi công có thể thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn và các loại phương tiện vận chuyển trên địa bàn tỉnh, tùy theo từng trường hợp xảy ra tai nạn cụ thể để huy động lực lượng, các phương tiện của địa phương cũng như các nhà thầu đang thi công trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhằm phục vụ hiệu quả nhất về công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn.
- Sở Ngoại vụ: Phối hợp với Công an tỉnh, Cục hàng không để nắm bắt đồng thời báo cáo với Bộ Ngoại giao đối với trường hợp có người mang quốc tịch nước ngoài (ngoại kiều, Việt kiều) trong vụ tai nạn.
- Trường hợp tàu bay xảy ra tai nạn nằm ở vị trí hiểm trở không có các tuyến giao thông đi đến, việc đi đến hiện trường của các lực lượng, phương tiện cứu hộ gặp khó khăn và những tình huống vượt khả năng ứng phó, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh kiến nghị Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn để huy động lực lượng, phương tiện của các Bộ, ngành, địa phương khác phối hợp tham gia tìm kiếm cứu nạn.
II. Tai nạn tàu, thuyền trên biển
1. Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chủ trì.
2. Cơ quan chỉ huy hiện trường:
- Trung ương: Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan.
- Địa phương: Chủ tịch UBND tỉnh (Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh).
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, các ngành chức năng và chính quyền địa phương.
3. Lực lượng ứng cứu: Lực lượng chuyên trách ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng và các lực lượng khác theo điều động của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
4. Tổ chức thực hiện: Nhận được thông tin tàu, thuyền gặp nạn trên biển. Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế báo cáo ngay cho Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực II, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và Kiểm ngư gần nhất, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh báo cáo với Quân khu IV đồng thời kiến nghị hỗ trợ của Bộ Tư lệnh vùng III Hải quân. Cảng vụ Hàng hải kết hợp chặt chẽ với hệ thống Đài thông tin duyên hải Việt Nam, đài thông tin duyên hải Thừa Thiên Huế nhằm xác định vị trí, tọa độ, thời gian và yêu cầu trợ giúp của tàu, thuyền gặp nạn, thông tin về tên phương tiện, số hiệu, số lượng và tình hình sức khỏe của thuyền viên, người trên phương tiện, tình hình thời tiết, cấp sóng, gió tại khu vực bị nạn; tần số, thiết bị thông tin, thiết bị phao cứu sinh đồng thời triển khai công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị lên đường đến hiện trường xảy ra tai nạn.
- Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh trực tiếp chỉ huy hiện trường đồng thời thông báo cho các cơ quan phối hợp triển khai ngay công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn. Quá trình triển khai công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn phải đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn.
- Bộ đội biên phòng là lực lượng chủ lực, huy động tối đa các phương tiện và thiết bị hiện có để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn, bên cạnh đó có sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng, phương tiện của Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, các ngành và chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên cập nhật loại tàu đánh cá có công suất lớn và loại tàu lớn của các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, phối hợp với Cảng vụ Thừa Thiên Huế, Bộ đội biên phòng phối hợp với lực lượng Kiểm ngư, Bộ Tư lệnh vùng cảnh sát biển II, Bộ Tư lệnh vùng III Hải quân về số lượng tàu đánh cá thuộc khu vực biển Thừa Thiên Huế, huy động lực lượng, các phương tiện của địa phương cũng như các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đồng thời qua các hệ thống thông tin nắm bắt các chủ tàu cá đang đánh bắt cá ở gần tàu, thuyền bị nạn cùng tham gia cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn.
- Sở Tài nguyên và Môi trường kết hợp với các ngành chức năng xác định ảnh hưởng đến môi trường do sự cố gây ra, có giải pháp cụ thể trong việc giải quyết vấn đề môi trường.
- Sở Y tế chỉ đạo bệnh viện đa khoa các địa phương phối hợp với Bệnh viện TW Huế, bệnh viện Quân y 268 và bệnh viện Đại học Y dược Huế triển khai công tác cứu thương (đội ngũ y, bác sĩ, trang thiết bị y tế, một số cơ số thuốc cần thiết và xe cứu thương phục vụ cấp cứu). Trong điều kiện cần thiết Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo các cơ quan y tế thành lập bệnh viện dã chiến tại hiện trường để cấp cứu ban đầu sau đó chuyển đến các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.
- Trường hợp tình huống vượt qua khả năng ứng phó của các lực lượng ở địa phương, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh kiến nghị Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn để huy động lực lượng, phương tiện của các Bộ, ngành, địa phương khác phối hợp tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế kiến nghị với trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải điều động các phương tiện, thiết bị tham gia cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn.
III. Tai nạn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng
1. Tai nạn đường bộ:
a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia.
b) Cơ quan chỉ huy hiện trường:
- Trung ương: Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Công an, Y tế và các cơ quan liên quan.
- Địa phương: Chủ tịch UBND tỉnh (Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh).
c) Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Sở Giao thông vận tải, các ngành chức năng và chính quyền địa phương.
d) Tổ chức thực hiện: Nhận được thông tin xảy ra tai nạn giao thông đường bộ nghiêm trọng trên địa bàn của tỉnh, các đơn vị quản lý, bảo trì đường bộ báo cáo ngay cho Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh lý trình, tuyến đường, loại phương tiện, biển đăng ký kiểm soát, thời gian và địa phương xảy ra tai nạn. Song song với việc triển khai công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn của ngành, Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, đồng thời báo cáo ngay cho Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các ngành liên quan, chính quyền địa phương để phối hợp thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn.
- Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trực tiếp chỉ huy hiện trường đồng thời thông báo cho các cơ quan phối hợp triển khai ngay công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn. Quá trình triển khai công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn phải đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn.
- Lực lượng và các phương tiện, thiết bị của ngành Giao thông vận tải và của Công an tỉnh là lực lượng chủ lực trong công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn khi có tai nạn xảy ra, sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, chính quyền địa phương triển khai các lực lượng và phương tiện cứu hộ, cứu nạn. Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị quản lý và bảo trì đường bộ kết hợp với lực lượng cảnh sát giao thông tỉnh, trên cơ sở các tuyến đường giao thông hiện có tại khu vực xảy ra tai nạn để phân luồng đảm bảo giao thông thông suốt hạn chế thấp nhất thời gian ách tắt giao thông tại khu vực xảy ra tai nạn, phong tỏa hiện trường phục vụ công tác thực thi pháp luật.
- Sở Giao thông vận tải thường xuyên cập nhật các thiết bị thi công có thể thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn và các phương tiện vận chuyển trên địa bàn tỉnh, huy động lực lượng, các phương tiện của địa phương cũng như các nhà thầu đang thi công trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhằm phục vụ hiệu quả nhất về công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn.
- Sở Y tế chỉ đạo bệnh viện đa khoa các địa phương phối hợp với Bệnh viện TW Huế, bệnh viện quân y 268 và bệnh viện Đại học y dược Huế triển khai công tác cứu thương (đội ngũ y, bác sĩ, trang thiết bị y tế, một số cơ số thuốc cần thiết và xe cứu thương phục vụ cấp cứu). Trong điều kiện cần thiết Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo các cơ quan y tế thành lập bệnh viện dã chiến tại hiện trường để cấp cứu ban đầu sau đó chuyển đến các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.
- Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh kiến nghị Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn để huy động lực lượng, phương tiện của các Bộ, ngành, địa phương khác phối hợp tham gia tìm kiếm cứu nạn.
2. Tai nạn đường thủy nội địa:
a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia.
b) Cơ quan chỉ huy hiện trường:
- Trung ương: Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Công an, Y tế và các cơ quan liên quan.
- Địa phương: Chủ tịch UBND tỉnh (Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh).
c) Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Sở Giao thông vận tải, các ngành chức năng và chính quyền địa phương.
d) Tổ chức thực hiện: Nhận được thông tin xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa nghiêm trọng trên địa bàn của tỉnh, phòng Cảnh sát giao thông đường thủy phối hợp ngay với đoạn Quản lý Đường thủy nội địa và báo cáo Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải lý trình, tuyến sông, tuyến Đầm, Phá loại phương tiện, biển đăng ký kiểm soát, số lượng thuyền viên và người trên thuyền bị nạn, thời gian và địa phương xảy ra tai nạn.
- Lực lượng và các phương tiện, thiết bị của ngành Giao thông vận tải và của Công an tỉnh là lực lượng chủ lực trong công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn khi có tai nạn xảy ra, sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, chính quyền địa phương triển khai các lực lượng và phương tiện cứu hộ, cứu nạn. Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị quản lý và bảo trì đường thủy nội địa kết hợp với lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy tỉnh phân luồng đảm bảo giao thông thông suốt hạn chế thấp nhất thời gian ách tắt giao thông tại khu vực xảy ra tai nạn, phong tỏa hiện trường phục vụ công tác thực thi pháp luật.
- Sở Giao thông vận tải thường xuyên cập nhật số lượng, loại tàu thuyền trên địa bàn, liên hệ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nắm bắt tàu, thuyền của ngành thủy sản để điều động ứng cứu khi cần thiết cũng như theo yêu cầu của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhằm phục vụ hiệu quả nhất về công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn. Trường hợp các phương tiện giao thông thủy trôi dạt làm ảnh hưởng đến các công trình giao thông bắc ngang sông, công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn tiến hành song song vừa cứu hộ dưới sông đồng thời triển khai nhiệm vụ đảm bảo giao thông cho các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến có công trình bị ảnh hưởng do sự va đập của các phương tiện thủy.
- Lãnh đạo Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải duy trì liên lạc thường xuyên với Chỉ huy hiện trường để chỉ đạo hoạt động, phân chia lực lượng cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn; chỉ đạo, tổ chức điều tiết giao thông, thông báo có tai nạn giao thông Đường thủy, phân luồng giao thông, tạm thời cấm tàu thuyền hành trình qua khu vực đang tiến hành hoạt động cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn.
- Sở Y tế chỉ đạo bệnh viện đa khoa các địa phương phối hợp với Bệnh viện TW Huế, bệnh viện quân y 268 và bệnh viện Đại học Y dược Huế triển khai công tác cứu thương (đội ngũ y, bác sĩ, trang thiết bị y tế, một số cơ số thuốc cần thiết và xe cứu thương phục vụ cấp cứu). Trong điều kiện cần thiết Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo các cơ quan y tế thành lập bệnh viện dã chiến tại hiện trường để cấp cứu ban đầu sau đó chuyển đến các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.
- Trong trường hợp lực lượng tại chỗ không đủ khả năng cứu hộ, cứu nạn, kiến nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để chỉ đạo, huy động lực lượng, phương tiện của Bộ đội Biên phòng, Cảng vụ Hàng hải ứng cứu.
3. Tai nạn giao thông Đường sắt:
a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia.
b) Cơ quan chỉ huy hiện trường:
- Trung ương: Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Công an, Y tế và các cơ quan liên quan.
- Địa phương: Chủ tịch UBND tỉnh (Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh).
c) Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Bộ đội biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Sở Giao thông vận tải, Chi nhánh khai thác Đường sắt Thừa Thiên Huế, các ngành chức năng và chính quyền địa phương.
d) Tổ chức thực hiện: Nhận được thông tin xảy ra tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng trên địa bàn của tỉnh, Chi nhánh khai thác Đường sắt Thừa Thiên Huế báo cáo ngay cho Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải lý trình, số hiệu đoàn tàu, sơ bộ tình trạng tai nạn, thời gian và địa phương xảy ra tai nạn.
- Lực lượng và các phương tiện, thiết bị của ngành Giao thông vận tải và của Công an tỉnh là lực lượng chủ lực trong công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn khi có tai nạn giao thông Đường sắt xảy ra, sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, chính quyền địa phương triển khai các lực lượng và phương tiện cứu hộ, cứu nạn.
+ Lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt phong tỏa hiện trường phục vụ công tác thực thi pháp luật.
+ Lãnh đạo Công an tỉnh duy trì liên lạc thường xuyên với chỉ huy hiện trường để chỉ đạo hoạt động, phân chia lực lượng cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn.
- Tùy theo tình hình thực tế, Sở Giao thông vận tải điều động các thiết bị thi công có thể thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn và các phương tiện vận chuyển trên địa bàn tỉnh, các phương tiện của các nhà thầu đang thi công trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhằm phục vụ hiệu quả nhất về công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn.
- Chi nhánh khai thác Đường sắt Thừa Thiên Huế chịu trách nhiệm điều phối lịch chạy, dừng tàu trong thời gian xảy ra tai nạn nhằm tránh trường hợp xảy ra tai nạn liên hoàn trên tuyến đường sắt, điều động các thiết bị cứu hộ đặt chủng của ngành, đồng thời yêu cầu sự hỗ trợ của các đơn vị khác trong ngành đường sắt.
- Sở Y tế chỉ đạo bệnh viện đa khoa các địa phương phối hợp với Bệnh viện TW Huế, bệnh viện quân y 268 và bệnh viện Đại học Y dược Huế triển khai công tác cứu thương (đội ngũ y, bác sĩ, trang thiết bị y tế, một số cơ số thuốc cần thiết và xe cứu thương phục vụ cấp cứu). Trong điều kiện cần thiết Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo các cơ quan y tế thành lập bệnh viện dã chiến tại hiện trường để cấp cứu ban đầu sau đó chuyển đến các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.
- Trường hợp tình huống vượt quá khả năng ứng phó của các lực lượng ở địa phương, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh kiến nghị Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn để huy động lực lượng, phương tiện của các Bộ, ngành, địa phương khác phối hợp tham gia tìm kiếm cứu nạn.
1. Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế, người đứng đầu các cơ sở, cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện; định kỳ báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện kế hoạch này;
2. Các sở, ban, ngành, địa phương chủ động phối hợp với cơ quan tài chính đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán ngân sách theo quy định, đảm bảo nguồn kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch;
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, người đứng đầu các cơ quan quản lý đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế theo chức năng, nhiệm vụ được phân công chỉ đạo xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để triển khai thực hiện ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Định kỳ hàng năm sơ kết và báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Giao thông vận tải) để theo dõi chỉ đạo.
4. Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch để tổng hợp báo cáo theo quy định; đồng thời nghiên cứu xây dựng quy chế phối hợp đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả. Trường hợp vượt quá khả năng của Tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ động đề xuất, báo cáo Ban Chỉ đạo Phòng, chống thiên tai Trung ương, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai khu vực 2 đề nghị hỗ trợ trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khắc phục hậu quả khi cần thiết.
Quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, yêu cầu các cơ quan chủ động phối hợp giải quyết; trường hợp cấp bách, vượt thẩm quyền, báo cáo kịp thời về UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết./.
- 1Kế hoạch 2218/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
- 2Quyết định 3402/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 64/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Quyết định 78/2016/QĐ-UBND Quy định điều kiện an toàn của phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè hoạt động đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 5Quyết định 1868/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch ứng phó sự cố tai nạn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020
- 6Quyết định 1867/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch ứng phó sự cố tai nạn tàu, thuyền trên sông trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020
- 7Quyết định 1869/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch ứng phó sự cố tai nạn máy bay trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020
- 8Quyết định 2531/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch ứng phó tai nạn máy bay; tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020
- 9Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2019 về phối hợp ứng phó tai nạn tàu, thuyền trên biển do tỉnh Thái Bình ban hành
- 10Kế hoạch 2264/KH-UBND năm 2019 về phối hợp ứng phó tai nạn hàng không dân dụng do tỉnh Bến Tre ban hành
- 11Quyết định 3577/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch phối hợp ứng phó tai nạn hàng không dân dụng trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 12Kế hoạch 173/KH-UBND năm 2020 về ứng phó với tai nạn tàu, thuyền trên biển tỉnh Hà Tĩnh
- 13Kế hoạch 3626/KH-UBND năm 2021 về ứng phó thảm họa sự cố đường bộ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Quyết định 1041/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 66/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai
- 4Quyết định 224/QĐ-TTg năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 2218/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 3402/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Quyết định 64/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9Quyết định 78/2016/QĐ-UBND Quy định điều kiện an toàn của phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè hoạt động đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 10Quyết định 1868/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch ứng phó sự cố tai nạn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020
- 11Quyết định 1867/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch ứng phó sự cố tai nạn tàu, thuyền trên sông trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020
- 12Quyết định 1869/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch ứng phó sự cố tai nạn máy bay trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020
- 13Quyết định 2531/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch ứng phó tai nạn máy bay; tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020
- 14Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2019 về phối hợp ứng phó tai nạn tàu, thuyền trên biển do tỉnh Thái Bình ban hành
- 15Kế hoạch 2264/KH-UBND năm 2019 về phối hợp ứng phó tai nạn hàng không dân dụng do tỉnh Bến Tre ban hành
- 16Quyết định 3577/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch phối hợp ứng phó tai nạn hàng không dân dụng trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 17Kế hoạch 173/KH-UBND năm 2020 về ứng phó với tai nạn tàu, thuyền trên biển tỉnh Hà Tĩnh
- 18Kế hoạch 3626/KH-UBND năm 2021 về ứng phó thảm họa sự cố đường bộ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Quyết định 3066/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch ứng phó sự cố tai nạn tàu, thuyền trên biển; tai nạn máy bay; tai nạn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- Số hiệu: 3066/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/12/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Văn Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết