Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3577/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 03 tháng 10 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHỐI HỢP ỨNG PHÓ TAI NẠN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ ban hành quy định tổ chức, hoạt động ng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 33/2012/QĐ-TTg ngày 06/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng;

Thực hiện Văn bản số 225/UB-VP ngày 01/5/2019 của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn về việc lập kế hoạch ứng phó tai nạn tàu thuyền trên biển và hàng không dân dụng;

Xét đề nghị của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tại Tờ trình số 259/TTr-PCTT ngày 24/9/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phối hợp ứng phó tai nạn hàng không dân dụng trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Quyết định này theo đúng quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Trung, Giám đốc Cảng hàng không Phù Cát và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT.Tỉnh ủy (báo cáo);
- TT. HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- TV BCH PCTT và TKCN tỉnh;
- Trung đoàn Không quân 925;
- VP BCH PCTT tỉnh;
- PVP KT;
- Lưu: VT, K19.

CHỦ TỊCH




Hồ Quốc Dũng

 

KẾ HOẠCH

PHỐI HỢP ỨNG PHÓ TAI NẠN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3577/QĐ-UBND ngày 03/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Thực hiện Văn bản số 225/UB-VP ngày 01/5/2019 của Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn về việc lập kế hoạch ứng phó tai nạn tàu thuyền trên biển và hàng không dân dụng; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh xây dựng Kế hoạch phối hợp ứng phó tai nạn hàng không dân dụng, với các nội dung như sau:

I. ĐÁNH GIÁ NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH

1. Tình hình liên quan đến tai nạn hàng không dân dụng (HKDD)

a) Tình hình tàu bay HKDD

- Số lượng tàu bay, đường bay quốc tế qua không phận vào tỉnh: Hiện nay tại Cảng Hàng không Phù Cát chưa có chuyến bay (dân dụng) thẳng từ nước ngoài vào sân bay Phù Cát, tất cả các chặng bay đang khai thác đều là nội địa. Các hãng hàng không cũng chưa có phương án để tàu bay nằm qua đêm tại Phù Cát.

- Số lượng tàu bay, đường bay nội địa qua không phận tỉnh:

+ Số lượng tàu bay: Trung bình khoảng 27 chuyến/ngày và 9.744 chuyến/năm.

+ Số lượng đường bay: Gồm 03 đường, cụ thể là đường bay Hà Nội - Phù Cát - Hà Nội; Tp. Hồ Chí Minh - Phù Cát - Tp. Hồ Chí Minh; Hải Phòng - Phù Cát - Hải Phòng.

- Số lượng sân bay nội địa tại tỉnh: Gồm 01 sân bay Phù Cát.

b) Nguyên nhân gây tai nạn HKDD

- Do lỗi kỹ thuật gặp sự cố về động cơ, lỗi vận hành, thiết bị hỏng hóc.

- Do điều kiện thời tiết xấu như: Mưa, bão, giông tố, sương mù.

- Do trình độ phi công về kỹ năng điều khiển mắc lỗi khi vận hành, lập trình sai máy tính kiểm soát chuyến bay đến, tính nhầm lượng nhiên liệu cần thiết.

- Do các đối tượng khủng bố cài đặt chất cháy, chất nổ trên máy bay.

- Các nguyên nhân khác bắt nguồn từ những lỗi khác của con người như: Nhầm lẫn của kiểm soát viên không lưu, nhân viên điều vận, tải hàng, tiếp nhiên liệu hoặc kỹ sư bảo dưỡng máy bay, …..

Tuy nhiên trong những năm qua tình hình tai nạn HKDD trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra.

c) Hậu quả do tai nạn HKDD gây ra

- Làm hành khách, phi hành đoàn bị thương, chết; máy bay bị hư hỏng.

- Làm cháy khu dân cư, khu công nghiệp, kho, trạm (hóa chất, vũ khí), tổn thất về kinh tế, thiệt hại về người và tài sản.

- Ảnh hưởng đến môi trường, phá hoại thiên nhiên.

2. Lực lượng ứng phó với tai nạn HKDD

a) Trên đất liền

- Đối với lực lượng địa phương:

+ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.

+ Các đơn vị Quân đội, Công an trên địa bàn.

+ Các sở, ban, ngành.

+ Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thiết bị cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn.

- Đối với lực lượng các đơn vị phối hợp:

- Trung đoàn Không quân 925 của Bộ Quốc phòng;

+ Cảng vụ Hàng không Miền Trung tại Cảng Hàng không Phù Cát.

+ Cảng Hàng không Phù Cát (Khu vực trách nhiệm quy định trong kế hoạch khẩn nguy sân bay).

+ Lực lượng tìm kiếm cứu nạn (TKCN) chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thuộc các sở, ban, ngành.

b) Trên biển

- Đối với lực lượng địa phương:

+ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.

+ Các đơn vị Quân đội, Công an trên địa bàn.

+ Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tàu, thuyền vận tải nơi xảy ra tai nạn.

- Đối với lực lượng các đơn vị phối hợp:

+ Lực lượng TKCN chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thuộc các sở, ban, ngành.

+ Tàu thuyền các tỉnh bạn, tàu thuyền quốc tế.

II. NHIỆM VỤ CHUNG

1. Công tác phòng ngừa tai nạn HKDD

- Công tác tuyên truyền, giáo dục: Các cơ quan, địa phương, đơn vị phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân kiến thức về ứng phó sự cố tai nạn HKDD. Niêm yết công khai và phổ biến cho các cơ quan, địa phương, đơn vị và nhân dân số điện thoại liên lạc trong tình huống sự cố tai nạn hàng không dân dụng.

- Công tác huấn luyện, diễn tập: Tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, tập huấn, huấn luyện, diễn tập về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đường không do các cấp tổ chức.

- Công tác đầu tư trang thiết bị ứng phó: Tiếp tục mua sắm trang thiết bị ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 02/5/2015 và Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Khi xảy ra tai nạn HKDD

- Công tác tiếp nhận, xử lý, xác minh thông tin

+ Khi có thông tin và đã xác định được vị trí tàu bay lâm nạn: Trung tâm hiệp đồng khẩn nguy - Cảng Hàng không Phù Cát, các sở, ngành, chính quyền địa phương báo cáo ngay cho UBND tỉnh. UBND tỉnh triển khai thông tin đến các cơ quan liên quan, sở, ban, ngành địa phương.

+ Khi có thông tin tàu bay lâm nạn nhưng chưa xác định được vị trí: Cảng Hàng không Phù Cát báo cáo cho Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai (PCTT) và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về loại tàu bay, quốc tịch, số đăng bạ tàu bay, số hiệu chuyến bay, số lượng tổ bay, hành khách, tình hình thời tiết tàu bay lâm nạn (hoặc khu vực nghi ngờ tàu bay lâm nạn).

- Công tác triển khai phương tiện, lực lượng phối hợp, hiệp đồng: Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm triển khai lực lượng phối hợp thực hiện tìm kiếm, cứu nạn theo đề nghị của cơ quan chủ trì. Quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn.

- Công tác khắc phục hậu quả, tổng kết, báo cáo: Các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tổng hợp các hoạt động ứng phó sự cố tai nạn tàu bay trên địa bàn báo cáo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

- Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn tại tỉnh

+ Trường hợp tàu bay lâm nạn trong khu vực trách nhiệm khẩn nguy Cảng hàng không Phù Cát (theo kế hoạch khẩn nguy sân bay): Trung tâm Hiệp đồng khẩn nguy - Cảng Hàng không Phù Cát chủ trì, phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.

+ Trường hợp tàu bay lâm nạn trên biển: UBND tỉnh chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và các sở, ngành, cơ quan, đơn vị của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và địa phương liên quan triển khai công tác cứu nạn.

+ Trường hợp tàu bay lâm nạn ngoài khu vực trên: UBND tỉnh chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị của Trung ương đóng trên địa bàn và địa phương liên quan triển khai công tác cứu nạn.

III. Ý ĐỊNH ỨNG PHÓ VỚI TAI NẠN HKDD

1. Phương châm: Vận dụng phương châm “4 tại chỗ”, huy động lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất, ứng cứu kịp thời, cứu người trước, cứu tài sản sau, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân. Khi xảy ra sự cố tai nạn HKDD, các địa phương, đơn vị chủ động tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ - cứu nạn.

2. Khu vực ứng phó tai nạn HKDD

a) Trên đất liền, trên sông

- Sân bay Phù Cát.

- Khu vực cất cánh, hạ cánh và hành lang bay, vùng trời máy bay có thể bay qua.

- Các cánh đồng, hồ nước, sông lớn, mặt biển (gần bờ) máy bay có thể hạ cánh khẩn cấp. Có thể là các khu rừng, dãy núi khi mà phi công phải lựa chọn khẩn cấp để tránh thương vong dưới mặt đất.

- Khi không thể kiểm soát, máy bay có thể rơi xuống mặt đất tại khu vực ứng với hành lang bay.

b) Trên biển

- Khu vực vùng ven bờ.

- Khu vực vùng khơi.

- Khu vực vùng lộng.

3. Tổ chức sử dụng lực lượng:

a) Lực lượng tìm kiếm

- Trường hợp tàu bay lâm nạn trong khu vực trách nhiệm khẩn nguy Cảng Hàng không Phù Cát (theo kế hoạch khẩn nguy sân bay):

+ Cảng Hàng không Phù Cát chủ trì phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.

+ Các đơn vị của địa phương và đơn vị phối hợp tìm kiếm, cứu nạn.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì phối hợp với các đơn vị của Quân khu đóng quân trên địa bàn để điều động lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm (lực lượng, phương tiện cụ thể theo kế hoạch hiệp đồng).

Lực lượng các đơn vị, địa phương tham gia thực hiện nhiệm vụ.

- Trường hợp tàu bay lâm nạn trên biển:

+ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp thực hiện hoạt động tìm kiếm, cứu nạn đối với các lực lượng.

+ Các đơn vị của địa phương:

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông Vận tải, Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn, Công ty Vận tải biển Cửu Long, Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn.

Lực lượng các huyện, thành phố ven biển.

+ Các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn: Trung tâm Phối hợp TKCN Khu vực 2, Cảnh Sát biển, Kiểm ngư.

- Trường hợp tàu bay lâm nạn ngoài khu vực trên: UBND tỉnh chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị của tỉnh, lực lượng của Trung ương đóng trên địa bàn và địa phương liên quan triển khai công tác cứu nạn.

Các đơn vị của địa phương: Chủ động tìm kiếm, cứu nạn và báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tham mưu UBND tỉnh để chỉ đạo điều hành.

Lực lượng, phương tiện cụ thể do từng cơ quan, địa phương, đơn vị xác định trong kế hoạch của từng ngành, địa phương đảm bảo cho thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình cụ thể Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tham mưu UBND tỉnh điều động lực lượng, phương tiện của các sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp vượt khả năng, UBND tỉnh đề nghị Trung ương hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn.

b) Lực lượng cứu hộ và cứu nạn

- Trường hợp tàu bay lâm nạn trong khu vực trách nhiệm khẩn nguy Cảng Hàng không Phù Cát (theo kế hoạch khẩn nguy sân bay):

+ Cảng Hàng không Phù Cát chủ trì phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.

+ Các đơn vị của địa phương và đơn vị phối hợp cứu hộ - cứu nạn.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì phối hợp với các đơn vị của Quân khu đóng quân trên địa bàn để điều động lực lượng, phương tiện tham gia (lực lượng, phương tiện cụ thể theo kế hoạch hiệp đồng).

Lực lượng các địa phương tham gia thực hiện nhiệm vụ.

- Trường hợp tàu bay lâm nạn trên biển:

+ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với lực lượng, phương tiện của Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh tham gia cứu hộ, cứu nạn trên biển.

+ Lực lượng các huyện ven biển tham gia thực hiện nhiệm vụ.

- Trường hợp tàu bay lâm nạn ngoài khu vực trên:

UBND tỉnh chủ trì chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan, địa phương trong tỉnh và lực lượng của Trung ương đóng trên địa bàn triển khai công tác cứu nạn.

Các đơn vị của địa phương: Chủ trì cứu hộ, cứu nạn và báo cáo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham mưu UBND tỉnh điều động lực lượng tìm kiếm phù hợp.

- Lực lượng, phương tiện cụ thể do từng cơ quan, địa phương, đơn vị xác định trong kế hoạch của từng ngành, địa phương đảm bảo cho thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình cụ thể Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham mưu UBND tỉnh điều động lực lượng, phương tiện của các Sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ.

c) Lực lượng cu thương: Sử dụng lực lượng, phương tiện của Sở Y tế, lực lượng y tế dự phòng; các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

d) Lực lượng chữa cháy: Sử dụng lực lượng, phương tiện của Công an tỉnh.

đ) Lực lượng chốt chặn bảo vệ hiện trường: Sử dụng lực lượng Công an tỉnh và các địa phương phối hợp cùng lực lượng dân quân tự vệ.

e) Lực lượng bảo đảm: Các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan.

IV. NHIỆM VỤ CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

1. Công tác phòng ngừa

a) Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh

- Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị xây dựng kế hoạch phối hợp ứng phó tai nạn hàng không dân dụng trên địa bàn tỉnh; phối hợp các lực lượng làm tốt công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả.

- Chỉ đạo Đài Khí tượng - Thủy văn Bình Định thường xuyên cập nhật tình hình khí tượng, thủy văn trong tỉnh, phục vụ công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố tai nạn.

- Chịu trách nhiệm tổng hợp dự toán kinh phí phục vụ công tác phòng, ngừa và ứng phó tai nạn hàng không dân dụng hàng năm của các sở, ngành, địa phương để báo cáo, đề xuất UBND tỉnh.

b) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng, triển khai kế hoạch ứng phó tai nạn HKDD trên địa bàn tỉnh trình Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phê duyệt.

- Thường xuyên tuyên truyền cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ PCTT và TKCN nói chung, nhiệm vụ ứng phó sự cố tai nạn HKDD nói riêng, công tác ứng phó với các tình huống trên địa bàn tỉnh nói chung về công tác tìm kiếm cứu nạn và luôn gắn chặt với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.

- Quan sát, quản lý chặt chẽ hoạt động bay trên không, kịp thời thông báo, báo động khi có tình huống (nhất là không tặc) và phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị trên địa bàn tỉnh bảo vệ an toàn cho những chuyến bay qua khu vực vùng trời quản lý.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai phương án ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn; hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị của Quân khu V chuẩn bị lực lượng, phương tiện giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phối hợp thực hiện tốt công tác ứng phó sự cố tai nạn HKDD.

c) Công an tỉnh

- Xây dựng kế hoạch của ngành về ứng phó tai nạn HKDD.

- Làm tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) nói chung, nhiệm vụ ứng phó sự cố tai nạn HKDD nói riêng và luôn gắn chặt với nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Thường xuyên duy trì nghiêm túc chế độ trực; hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan, địa phương liên quan, xây dựng kế hoạch và phương án ứng cứu, TKCN; chuẩn bị lực lượng, phương tiện phối hợp thực hiện tốt công tác ứng phó sự cố tai nạn HKDD.

d) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Xây dựng kế hoạch của ngành về ứng phó tai nạn HKDD.

- Làm tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ PCTT và TKCN nói chung, chủ trì phối hợp nhiệm vụ ứng phó sự cố tai nạn HKDD trên biển nói riêng và luôn gắn chặt với nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Thường xuyên duy trì nghiêm túc chế độ trực; hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan, địa phương liên quan, xây dựng kế hoạch và phương án ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn; chuẩn bị lực lượng, phương tiện phối hợp thực hiện tốt công tác ứng phó sự cố tai nạn HKDD trên biển.

đ) SNông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Thường xuyên cập nhật loại tàu đánh cá có chiều dài lớn, đồng thời phối hợp với các ngành chức năng khác để thực hiện cứu hộ và TKCN khi có tai nạn hàng không dân dụng xảy ra trên biển, chỉ đạo lực lượng kiểm lâm trong tham gia công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn khi tai nạn xảy ra tại khu vực có rừng.

- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan và địa phương thực hiện chính sách, hỗ trợ nhân dân tại khu vực bị sự cố tai nạn.

e) Sở Giao thông vận tải

- Xây dựng kế hoạch của ngành về ứng phó tai nạn HKDD và chỉ đạo thực hiện về phát triển giao thông vận tải phù hợp với kế hoạch phối hợp ứng phó tai nạn HKDD của thành phố.

- Thường xuyên cập nhật các thiết bị thi công có thể thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn và các loại phương tiện vận chuyển trên địa bàn tỉnh, huy động lực lượng, phương tiện của địa phương theo chỉ đạo của UBND tỉnh nhằm phục vụ hiệu quả nhất về công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn.

g) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Tài chính và các địa phương tổ chức, hướng dẫn việc thực hiện chính sách cứu trợ xã hội đối với các đối tượng gặp khó khăn khi xảy ra tai nạn HKDD.

h) Sở Thông tin và Truyền thông

- Xây dựng kế hoạch, phương án và chỉ đạo bảo đảm thông tin liên lạc an toàn, thông suốt cho lãnh đạo, chỉ huy chỉ đạo khi xảy ra sự số tai nạn HKDD.

- Chỉ đạo theo thẩm quyền hoặc tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện việc thông tin, truyền thông khi có sự cố tai nạn HKDD; phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân kiến thức về ứng phó sự cố tai nạn HKDD.

i) Sở Y tế

- Xây dựng kế hoạch, phương án và chỉ đạo bảo đảm công tác y tế khi xảy ra sự số tai nạn HKDD.

- Nắm chắc số lượng cơ sở y tế trên địa bàn, tham mưu UBND tỉnh huy động lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố xảy ra.

k) Sở Tài chính: Trên cơ sở đề nghị kinh phí phục vụ công tác ứng phó tai nạn hàng không dân dụng của các cơ quan, đơn vị, Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định.

l) UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng kế hoạch phối hợp ứng phó tai nạn HKDD cấp huyện, thị xã, thành phố; chỉ đạo UBND các xã, phường xây dựng kế hoạch phối hợp ứng phó tai nạn HKDD cấp xã, phường phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

- Chủ động phối hợp với Trung tâm Hiệp đồng khẩn nguy sân bay (thuộc Cảng Hàng không Phù Cát) và thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ, bảo đảm công tác cứu hộ, cứu nạn kịp thời, giảm thiểu thiệt hại khi có tình huống tai nạn hàng không dân dụng xảy ra.

- Phối hợp với các sở, ngành triển khai công tác chuẩn bị về lực lượng, phương tiện, vật chất sẵn sàng tham gia tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra tai nạn HKDD; chủ động bố trí ngân sách địa phương để lồng ghép các nguồn lực triển khai.

2. Khi xảy ra tai nạn HKDD

a) Đối với tai nạn xảy ra trên đất liền

- Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh

+ Chấp hành sự chỉ đạo, huy động của bộ, ngành Trung ương khi ứng phó và khắc phục sự cố.

+ Theo dõi diễn biến quá trình cứu nạn để tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND tỉnh và các cơ quan Trung ương.

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

+ Khi phát hiện vị trí máy bay lâm nạn báo cáo cơ quan cấp trên và chính quyền địa phương. Huy động lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ tham gia cứu nạn.

+ Tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh sử dụng lực lượng, phương tiện của các sở, ngành, địa phương, đơn vị, các tổ chức và cá nhân kịp thời ứng phó.

+ Phối hợp với lực lượng Công an triển khai lực lượng đảm bảo giao thông, bảo vệ hiện trường không cho người và phương tiện vào khu vực tai nạn khi chưa có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.

+ Chủ trì, phối hợp với lực lượng liên quan tổ chức cứu hộ, cứu nạn; tham gia chữa cháy; tuyên truyền vận động nhân dân không tụ tập, tham gia kích động, gây rối; chuẩn bị khu vực bảo đảm cho lực lượng các cấp tham gia chỉ đạo, thực hiện công tác khắc phục hậu quả, tìm kiếm cứu nạn.

+ Chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự các cấp triển khai thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn.

+ Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan nắm diễn biến quá trình cứu nạn, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh về hoạt động ứng phó sự cố tai nạn tàu bay trên địa bàn tỉnh.

- Công an tỉnh

+ Phối hợp với chính quyền địa phương sơ tán nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm; phối hợp xây dựng phương án, triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường, bảo đảm tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Điều động lực lượng, phương tiện phối hợp chữa cháy tại hiện trường xảy ra tai nạn.

+ Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành có liên quan tổ chức điều tra, khám nghiệm hiện trường, kết luận nguyên nhân xảy ra tai nạn. Phối hợp với Sở Y tế thực hiện việc giám định mẫu ADN khi có các nạn nhân không rõ danh tính hoặc chưa được gia đình nhận dạng trước khi chôn cất.

+ Bảo đảm an ninh trật tự, quản lý, điều hành giao thông khu vực bị tai nạn phục vụ công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

+ Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan và địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác cứu nạn khi có tai nạn xảy ra trên địa bàn liên quan.

+ Thường xuyên duy trì nghiêm túc chế độ trực; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tham gia hoạt động cứu nạn khi có tai nạn xảy ra.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

+ Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh nắm diễn biến quá trình cứu nạn về các hoạt động ứng phó sự cố tai nạn tàu bay trên địa bàn tỉnh.

+ Điều động lực lượng kiểm lâm phối hợp với các lực lượng liên quan tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng và tham gia tìm kiếm cứu nạn khi tai nạn xảy ra ở khu vực có rừng.

+ Đôn đốc, chỉ đạo công tác trực ban của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

- SGiao thông vận tải

+ Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc ngành huy động lực lượng, phương tiện của mình tham gia ứng phó khi có tình huống và theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về tìm kiếm, cứu nạn.

+ Phối hợp với Công an tỉnh bảo đảm công tác an toàn giao thông, phương án lưu thông phương tiện, phân luồng, chống ách tắc giao thông tại nơi xảy ra tai nạn HKDD.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

+ Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo công tác cứu trợ xã hội khắc phục hậu quả do tai nạn HKDD.

+ Tổng hợp tình hình thiệt hại về dân sinh do bị sự cố tai nạn HKDD, trên cơ sở tình hình thiệt hại, nhu cầu cứu trợ, đề xuất chính sách, biện pháp hỗ trợ cho các nạn nhân bị sự cố tai nạn HKDD, trình UBND tỉnh quyết định.

- Sở Thông tin và Truyền thông

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị ưu tiên bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động ứng phó sự cố tai nạn.

+ Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc ngành, các doanh nghiệp huy động lực lượng của ngành tham gia bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động cứu nạn HKDD theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về cứu nạn.

- Sở Y tế

+ Tham mưu UBND tỉnh huy động lực lượng, phương tiện vật tư y tế tham gia cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố xảy ra.

+ Tổ chức vận chuyển, cứu chữa cho các nạn nhân. Phối hợp với Công an tỉnh thực hiện việc giám định mẫu ADN khi có các nạn nhân không rõ danh tính hoặc chưa được gia đình nhận dạng trước khi chôn cất.

- Sở Ngoại vụ: Cùng các cơ quan chức năng xác định danh tính người nước ngoài gặp nạn, phối hợp với cơ quan đại diện các nước có công dân bị nạn để làm thủ tục giải quyết theo quy định.

- Sở Công Thương

+ Rà soát Phương án chuẩn bị, dự trữ, cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho công tác ứng phó sự cố tai nạn HKDD.

+ Phối hợp Công ty Điện lực Bình Định triển khai Phương án đảm bảo an toàn hệ thống, mạng lưới điện cho tất cả các cấp điện thế khi có sự cố tai nạn HKDD.

- Công ty Điện lực Bình Định: Triển khai Phương án đảm bảo an toàn hệ thống, mạng lưới điện cho tất cả các cấp điện thế khi có sự cố tai nạn HKDD.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

+ Thông báo, huy động lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ tổ chức tìm kiếm, phát hiện máy bay lâm nạn; khi phát hiện vị trí báo cáo về cơ quan cấp trên và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

+ Tổ chức lực lượng, phương tiện phối hợp với các lực lượng liên quan tổ chức cứu hộ, cứu nạn và tổng hợp tình hình báo cáo UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

b) Đối vi tai nạn xảy ra trên biển

- Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh

+ Chấp hành sự chỉ đạo, huy động của bộ, ngành Trung ương khi ứng phó và khắc phục sự cố.

+ Theo dõi diễn biến quá trình cứu nạn để tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND tỉnh và các cơ quan Trung ương.

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phi hợp vi Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

+ Tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, chỉ huy, điều hành các hoạt động ứng phó sự cố tai nạn HKDD trên biển trong địa bàn tỉnh.

+ Chỉ huy công tác ứng phó sự cố tai nạn HKDD trên biển; tham mưu UBND tỉnh điều động lực lượng và tổ chức phối hợp các lực lượng, phương tiện của các sở, ngành, các tổ chức và cá nhân kịp thời ứng phó.

+ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan tìm kiếm cứu nạn tai nạn máy bay trên vùng biển tỉnh Bình Định.

+ Thông báo, huy động lực lượng dân quân, bộ đội, ngư dân tổ chức tìm kiếm, phát hiện máy bay lâm nạn; khi phát hiện vị trí báo cáo về cơ quan cấp trên và Chính quyền địa phương.

+ Phối hợp với Đài Thông tin Duyên hải Quy Nhơn tiếp nhận, xác minh, xử lý thông tin; giữ liên lạc với tàu, người báo tin...Chỉ huy đội tàu đánh bắt hải sản vị trí các tàu bị nạn cơ động đến cứu người và phương tiện. Phối hợp với lực lượng liên quan tổ chức cứu nạn, cứu hộ. Chuẩn bị khu vực bảo đảm cho lực lượng các cấp tham gia chỉ đạo, thực hiện công tác khắc phục hậu quả, tìm kiếm cứu nạn.

+ Phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan nắm diễn biến quá trình cứu nạn, tổng hợp và báo cáo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về hoạt động ứng phó sự cố tai nạn tàu bay trên biển trong địa bàn tỉnh.

- Công an tỉnh: Sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

+ Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh nắm diễn biến quá trình cứu nạn về các hoạt động ứng phó sự cố tai nạn tàu bay trên biển và huy động các loại tàu đánh cá có công suất lớn của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng trên địa bàn, phối hợp với các ngành chức năng thực hiện cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn khi có tai nạn máy bay xảy ra trên biển.

+ Đôn đốc, chỉ đạo công tác trực ban của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

+ Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo công tác cứu trợ xã hội khắc phục hậu quả do tai nạn HKDD.

+ Tổng hợp tình hình thiệt hại về dân sinh do bị sự cố tai nạn HKDD, trên cơ sở tình hình thiệt hại, nhu cầu cứu trợ, đề xuất chính sách, biện pháp hỗ trợ cho những nạn nhân bị sự cố tai nạn HKDD, trình UBND tỉnh quyết định.

- Sở Thông tin và Truyền thông

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị ưu tiên bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động ứng phó sự cố tai nạn.

+ Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Viễn thông huy động lực lượng của ngành tham gia bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động cứu nạn HKDD theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về cứu nạn.

- Sở Giao thông vận tải: Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc ngành huy động lực lượng, phương tiện của mình tham gia ứng phó khi có tình huống và theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về tìm kiếm, cứu nạn.

- Sở Công Thương: Rà soát Phương án chuẩn bị, dự trữ, cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho công tác ứng phó sự cố tai nạn HKDD.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố: Thông báo và sẵn sàng huy động lực lượng dân quân, bộ đội địa phương tổ chức tìm kiếm, phát hiện máy bay lâm nạn; khi phát hiện vị trí báo cáo về cơ quan cấp trên và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

- Các tổ, đội tàu thuyền, doanh nghiệp hoạt động trên biển: Khi phát hiện vị trí tàu bay lâm nạn, báo lực lượng Biên phòng hoặc các lực lượng liên quan và tiếp tục duy trì thông tin; Thực hiện ngay công tác cứu hộ, cứu nạn và thông báo, huy động các tổ, đội tàu thuyền cùng tổ đội đến tham gia ứng cứu.

- Đối với các đơn vị hiệp đồng

+ Các đơn vị của Quân khu 5 đóng quân trên địa bàn chuẩn bị lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn theo hiệp đồng của Bộ Chỉ huy Quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.

+ Cảng vụ Hàng không miền Trung tại Cảng Hàng không Phù Cát phối hợp với doanh nghiệp cảng hàng không thường xuyên nắm chắc tình hình, trao đổi thông tin kịp thời với địa phương khi phát hiện máy bay lâm nguy, lâm nạn; thực hiện phương án khẩn nguy, cứu nạn, xử lý sự cố và tai nạn tàu bay xảy ra trong khu vực cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay. Ngoài ra sử dụng lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở những khu vực khác khi có yêu cầu của UBND tỉnh.

+ Cảng Hàng không Phù Cát tham gia công tác thông tin, báo cáo, bảo vệ hiện trường sự cố và tai nạn tàu bay; tham gia công tác điều tra sự cố và tai nạn tàu bay theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền. Phối hợp với Cảng vụ Hàng không Miền Trung tại Cảng Hàng không Phù Cát sử dụng lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tai nạn tàu bay xảy ra trong khu vực cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay. Trường hợp ngoài khu vực lân cận sẵn sàng lực lượng phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu của UBND tỉnh.

+ Cảng vụ Hàng không Miền Trung tại Cảng Hàng không Phù Cát tiếp nhận, phân tích, xử lý và báo cáo các thông tin liên quan đến tình huống tàu bay lâm nguy, lâm nạn; phối hợp, hiệp đồng với các trung tâm hiệp đồng TKCN hàng không, hàng hải, trung tâm khẩn nguy sân bay, các cơ quan, đơn vị, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để triển khai thực hiện nhiệm vụ, sẵn sàng tham gia tổ tìm kiếm hiện trường với địa phương.

V. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM

1. Bảo đảm thông tin liên lạc cho chỉ đạo, điều hành, thông báo, báo động

- Bảo đảm mạng thông tin chỉ đạo, điều hành: Sở Thông tin và Truyền thông bảo đảm hệ thống thông tin liên lạc cho Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo, điều hành xử lý tình huống.

- Bảo đảm thông tin thông báo, báo động, hiệp đồng: Sử dụng hệ thống tin liên lạc thường xuyên của các cơ quan, địa phương, đơn vị.

- Ngoài ra sử dụng lực lượng phương tiện thông tin liên lạc của các doanh nghiệp có mạng viễn thông để bảo đảm liên lạc (khi có yêu cầu).

2. Bảo đảm thông tin liên lạc phối hợp, hiệp đồng (Có phụ lục danh bạ kèm theo)

3. Bảo đảm trang bị phương tiện: Từng cơ quan, địa phương, đơn vị tự bảo đảm trang bị, phương tiện thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, tai nạn HKDD.

4. Bảo đảm kinh phí

a) Nguồn ngân sách bảo đảm hoạt động

- Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

- Các khoản hỗ trợ, viện trợ của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước cho hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Các khoản thu thông qua các hợp đồng dịch vụ, đóng góp, đền bù của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

- Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh.

- Việc thanh toán chi phí trong hoạt động cứu nạn hàng không dân dụng thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa theo Quyết định số 118/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chế độ chính sách đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cứu nạn thực hiện theo Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12/5/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc thanh toán kinh phí nguồn ngân sách Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TKCN, ứng phó thiên tai, thảm họa và các quy định khác của pháp luật liên quan.

b) Kinh phí chi cho hoạt động ứng phó tai nạn hàng không dân dụng được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ và thực hiện quyết toán theo quy định hiện hành.

VI. TỔ CHỨC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO

1. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh: đồng chí Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban: Chỉ đạo chung.

2. Cơ quan thường trực

- Bộ phận thường trực công tác cứu hộ, cứu nạn trên đất liền và các tình huống thảm họa, khẩn cấp: Do đồng chí Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo.

- Bộ phận thường trực tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển, trên sông: Do đồng chí Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo.

- Bộ phận thường trực tìm kiếm cứu nạn, cứu sập: Do đồng chí Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo.

VII. MỐC THỜI GIAN CHÍNH

1. Thời gian giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố: Tháng 10/2019.

2. Thời gian hoàn chỉnh Kế hoạch của các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố: Tháng 10/2019.

3. Thời gian triển khai thực hiện: Tháng 11/2019.

Căn cứ Kế hoạch này Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, thủ trưởng các đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện; xây dựng kế hoạch ứng phó tai nạn HKDD trình cấp thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện theo đúng thời gian quy định./.

 

PHỤ LỤC

DANH BẠ ĐIỆN THOẠI PHỤC VỤ CÔNG TÁC ỨNG PHÓ SỰ CỐ TAI NẠN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG

TT

HỌ TÊN

CHỨC VỤ

SỐ ĐIỆN THOẠI

Cố định

Di động

Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Bình Định

1

Hồ Quốc Dũng

Chủ tịch UBND tỉnh

 

0913.472.815

2

Trần Châu

Phó Chủ tịch UBND tỉnh

 

0913.440.734

3

Phan Trọng Hổ

Giám đốc Sở NN&PTNT

 

0913.432.630

4

Phạm Hữu Lộc

Chỉ huy trưởng/Bộ CHQS tỉnh

 

0982.714.777

5

Lương Ngọc Chinh

Chỉ huy trưởng/Bộ CHBĐBP tỉnh

 

0988.651.687

6

Nguyễn Bá Nhiên

Giám đốc Công an tỉnh

 

0913.445.258

7

Nguyễn Hữu Vui

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT

 

0935.721.234

8

Hồ Đắc Chương

Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi

 

0914.022.369

Trực ban

1

Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh

3.646.919

Fax:

3.647.229

2

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

3.846.228

Fax:

3.846.228

3

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

6.250.237

Fax:

3.820.067

4.

Công an thành tỉnh

069.4349.545

Fax:

3.822.081

5

Đài Thông tin Duyên hải Quy Nhơn

3.891.334

Fax:

3.891.333

6

Cấp cứu Y tế

115

 

7

Phòng cháy Chữa cháy

114

 

Các đơn vị phối hợp

1

Cảng vụ hàng không miền Trung tại Cảng hàng không Phù Cát (Trưởng Đại diện: Trần Hữu Viên)

0901.144.461

0935.807.808

2

Cảng Hàng không Phù Cát (GĐ Trần Văn Triển)

 

0982.004.700