Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 118/2008/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2008 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Quyết định số 215/1999/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tạm thời quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Phòng, chống lụt, bão Trung ương, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM CỨU NẠN, CỨU HỘ, ỨNG PHÓ THIÊN TAI, THẢM HỌA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 118/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh:
1. Quy chế này điều chỉnh các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa trong các trường hợp sau:
a. Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lũ quét, lụt lớn, sóng thần, sạt lở đất;
b. Thảm họa cháy rừng; cháy nổ do bom, mìn, thuốc nổ quân sự và công nghiệp; cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư; sự cố cháy nổ dàn khoan, đường ống dẫn khí;
c. Thảm họa động đất, tai nạn gây sập đổ nhà cao tầng, hầm lò khai thác khoáng sản; thảm họa do sụp núi, sập cầu;
d. Sự cố tràn dầu; sự cố rò rỉ, phát tán các hóa chất độc hại, thất thoát nguồn phóng xạ;
đ. Tai nạn tàu bay xảy ra trong lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam hoặc vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý; tai nạn tàu, thuyền trên biển; tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng;
e. Sự cố hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng không nghiêm trọng; sự cố vỡ đê, hồ, đập;
g. Các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khác.
2. Đối tượng điều chỉnh: là các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực tìm kiếm cứu nạn; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được huy động tham gia theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tự nguyện tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
3. Giải thích từ ngữ:
- Tìm kiếm là việc sử dụng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để xác định vị trí của người, phương tiện bị nạn.
- Cứu nạn là các hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng của họ, bao gồm cả tư vấn biện pháp y tế ban đầu, các biện pháp khác để đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.
- Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản thoát khỏi nguy hiểm hoặc hoạt động cứu trợ (bao gồm cả việc kéo, đẩy) phương tiện đang bị nguy hiểm, được thực hiện thông qua giao kết hợp đồng hoặc thỏa thuận cứu hộ giữa tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ với tổ chức, cá nhân đề nghị cứu hộ.
Điều 2. Nguồn tài chính đảm bảo:
1. Đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, ứng phó thiên tai, thảm họa (sau đây gọi tắt là hoạt động tìm kiếm cứu nạn):
- Ngân sách nhà nước cấp (ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) theo quy định của pháp luật
- Các khoản hỗ trợ, viện trợ của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn.
- Các khoản thu thông qua các hợp đồng dịch vụ, đền bù của cơ quan bảo hiểm, các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật
2. Đối với hoạt động cứu hộ:
Tổ chức, cá nhân được cứu hộ có trách nhiệm thanh toán kịp thời toàn bộ chi phí trực tiếp phát sinh, hợp lý, hợp lệ cho tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia cứu hộ, trừ trường hợp quy định tại
3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp kinh phí, nhân lực, phương tiện, tài sản để tham gia vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
Điều 3. Nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn:
1. Chi đầu tư phát triển:
a. Chi đầu tư xây dựng cơ bản:
- Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các cơ quan, đơn vị chuyên trách của nhà nước làm nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn theo danh mục các công trình, dự án ban hành kèm theo Quyết định số 46/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
- Đầu tư xây dựng các công trình đột xuất theo lệnh khẩn cấp để phục vụ khắc phục sự cố, thảm họa (đắp đê, đập tràn, đường tránh, hầm trú ẩn, công trình tạm,… và các công trình xây dựng khẩn cấp quy định tại Điều 2 Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù).
b. Chi mua sắm phương tiện, hàng hóa, trang thiết bị, vật tư tìm kiếm cứu nạn và trang thiết bị chuyên dụng đặc biệt phục vụ tìm kiếm cứu nạn theo danh mục trang thiết bị ban hành kèm theo Quyết định số 139/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 46/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 1656/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục quy định chi tiết các chủng loại trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn và danh mục các dự án đầu tư sản xuất, mua sắm trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn đến năm 2015.
Việc trang bị, bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị để nâng cao năng lực tìm kiếm cứu nạn cho các cơ quan, đơn vị chuyên trách được thực hiện từng bước, ưu tiên thực hiện trước đối với hạng mục cần thiết, cấp bách.
2. Chi sự nghiệp:
a. Chi cho hoạt động và duy trì hoạt động thường xuyên của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực tìm kiếm cứu nạn của Trung ương và địa phương.
Điều 4. Căn cứ và phạm vi chi cho hoạt động cứu hộ:
1. Căn cứ vào giao kết hợp đồng cứu hộ giữa các tổ chức, cá nhân thực hiện cứu hộ với tổ chức, cá nhân đề nghị cứu hộ về con người, phương tiện hoặc tài sản thoát khỏi nguy hiểm.
Trong trường hợp xảy ra các sự cố không lường trước, công tác cứu hộ con người, phương tiện hoặc tài sản phải được tiến hành kịp thời, thì việc chi trả kinh phí cho hoạt động cứu hộ được căn cứ vào thoả thuận bằng hình thức thích hợp giữa các tổ chức, cá nhân thực hiện cứu hộ với tổ chức, cá nhân đề nghị cứu hộ.
2. Trường hợp các tổ chức, cá nhân hoặc chủ phương tiện, tài sản bị nạn hoặc gặp sự cố phát tín hiệu cứu nạn và yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền được cứu nạn, khi các phương tiện đến cứu nạn theo lệnh điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp cận với các tổ chức, cá nhân hoặc chủ phương tiện, tài sản nhưng mức độ bị nạn hoặc sự cố chỉ ở mức cứu hộ thì các tổ chức, cá nhân hoặc chủ phương tiện, tài sản đã yêu cầu cứu nạn phải chi trả toàn bộ chi phí trực tiếp phát sinh, hợp lý, hợp lệ cho chủ phương tiện tham gia cứu hộ.
3. Căn cứ và phạm vi ngân sách nhà nước chi trả cho các tổ chức, cá nhân, chủ phương tiện tham gia hoạt động cứu hộ nhưng bị rủi ro do thiên tai trong các trường hợp sau:
- Các chi phí về tiền công, nhiên liệu, chi phí sửa chữa (nếu tàu bị hư hỏng) đối với con người và các tàu, thuyền được huy động hoặc tự nguyện tham gia cứu hộ, cứu nạn người và tàu, thuyền bị rủi ro do thiên tai trên biển theo quy định tại Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển.
- Các khoản chi phí phát sinh trực tiếp, hợp lý, hợp lệ (bao gồm chi phí tiền công, chi phí nhiên liệu, chi phí sửa chữa phương tiện nếu bị hư hỏng) cho chủ các phương tiện tham gia cứu hộ được thực hiện theo lệnh điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng bị sự cố, hư hỏng phương tiện do các nguyên nhân khách quan mà không cứu hộ được hoặc đã tham gia cứu hộ nhưng trên đường trở về gặp sự cố, hư hỏng phương tiện.
Các tài sản, hàng hóa, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa được hình thành từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước được quản lý, sử dụng, bảo quản, xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về quản lý tài sản Nhà nước. Riêng việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng, bảo quản, xử lý hàng cứu hộ, cứu nạn sau khi xuất kho dự trữ quốc gia thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.
PHÂN CẤP NHIỆM VỤ CHI NGÂN SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM CỨU NẠN
Điều 6. Nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương:
1. Chi đầu tư phát triển:
a. Chi đầu tư xây dựng các công trình phục vụ hoạt động tìm kiếm cứu nạn do các Bộ, cơ quan Trung ương quản lý.
b. Chi mua sắm phương tiện, hàng hóa, trang thiết bị, vật tư cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn do các Bộ, cơ quan Trung ương quản lý.
2. Chi sự nghiệp:
a. Chi cho hoạt động và duy trì hoạt động thường xuyên của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực tìm kiếm cứu nạn của Trung ương:
- Chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công.
- Chi duy trì hoạt động của các phương tiện phục vụ công tác sẵn sàng tìm kiếm cứu nạn và thường trực tìm kiếm cứu nạn.
- Chi tập huấn, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng tìm kiếm cứu nạn và thường trực tìm kiếm cứu nạn.
- Chi đào tạo, nghiên cứu khoa học.
- Chi mua sắm các trang thiết bị thường xuyên phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của hoạt động tìm kiếm cứu nạn.
- Chi sửa chữa thường xuyên, bảo quản trang thiết bị, phương tiện tìm kiếm cứu nạn.
- Chi bảo quản, sửa chữa các công trình tìm kiếm cứu nạn.
- Chi bảo quản, sửa chữa thường xuyên trụ sở, công trình kết cấu hạ tầng, phương tiện làm việc.
- Chi cho công tác đối ngoại; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; tổng kết, khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn.
b. Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất phát sinh trong năm liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm cứu nạn của các lực lượng thuộc Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Phòng, chống lụt, bão Trung ương, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực tìm kiếm cứu nạn thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương; của các lực lượng khác do các cơ quan, đơn vị này trực tiếp huy động theo thẩm quyền:
- Chi phí khắc phục sự cố tràn dầu của các cơ quan, đơn vị trực tiếp tham gia tìm kiếm cứu nạn;
- Chi phí nguyên nhiên vật liệu; phương tiện cứu sinh cung cấp cho nhiệm vụ đột xuất tìm kiếm cứu nạn;
- Chi phí tiền ăn thêm, bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn;
- Chi phí cấp cứu người bị nạn, đảm bảo y tế cho các lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn;
- Chi phí thuê phương tiện, chi phí sửa chữa các phương tiện (nếu bị hư hỏng do nguyên nhân khách quan) được huy động tham gia tìm kiếm cứu nạn theo lệnh điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Chi trả cho các chủ phương tiện tham gia cứu hộ quy định tại
- Chi phí khác có liên quan trực tiếp đến tìm kiếm cứu nạn.
Điều 7. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương:
1. Chi đầu tư phát triển:
a. Chi đầu tư xây dựng các công trình phục vụ hoạt động tìm kiếm cứu nạn do các cơ quan, đơn vị ở địa phương quản lý.
b. Chi mua sắm phương tiện, hàng hóa, trang thiết bị, vật tư cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn do các cơ quan, đơn vị ở địa phương quản lý.
2. Chi sự nghiệp:
a. Chi cho hoạt động và duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực tìm kiếm cứu nạn ở địa phương bao gồm:
- Chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công;
- Chi duy trì hoạt động của các phương tiện phục vụ công tác sẵn sàng tìm kiếm cứu nạn và thường trực tìm kiếm cứu nạn;
- Chi tập huấn, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng tìm kiếm cứu nạn và thường trực tìm kiếm cứu nạn của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực tìm kiếm cứu nạn và các tổ chức đoàn thể, chính quyền và nhân dân ở địa phương;
- Chi đào tạo, nghiên cứu khoa học;
- Chi mua sắm các trang thiết bị thường xuyên phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của hoạt động tìm kiếm cứu nạn;
- Chi vận chuyển, bảo quản, sửa chữa thường xuyên trang thiết bị phương tiện tìm kiếm cứu nạn;
- Chi bảo quản, sửa chữa các công trình tìm kiếm cứu nạn;
- Chi bảo quản, sửa chữa thường xuyên trụ sở, công trình kết cấu hạ tầng, phương tiện làm việc;
- Chi tuyên truyền, giáo dục pháp luật về tìm kiếm cứu nạn, phổ biến kiến thức tìm kiếm cứu nạn cho cán bộ, nhân dân địa phương;
- Chi diễn tập tìm kiếm cứu nạn khu vực tỉnh, thành phố theo kế hoạch hàng năm;
- Chi thông tin, liên lạc; công tác phí;
- Chi tổng kết, khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn của địa phương.
b. Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất phát sinh trong năm liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm cứu nạn của các lực lượng thuộc các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực tìm kiếm cứu nạn ở địa phương; của các lực lượng khác do các cơ quan, đơn vị này trực tiếp huy động theo thẩm quyền:
- Chi phí khắc phục sự cố tràn dầu của các cơ quan, đơn vị trực tiếp tham gia tìm kiếm cứu nạn;
- Chi phí nguyên nhiên vật liệu; phương tiện cứu sinh cung cấp cho nhiệm vụ đột xuất tìm kiếm cứu nạn;
- Chi phí tiền ăn thêm, bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn;
- Chi phí cấp cứu người bị nạn, đảm bảo y tế cho các lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn;
- Chi phí thuê phương tiện, chi phí sửa chữa các phương tiện (nếu bị hư hỏng do nguyên nhân khách quan) được huy động tham gia tìm kiếm cứu nạn theo lệnh điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Chi trả cho các chủ phương tiện tham gia cứu hộ quy định tại
- Chi phí khác có liên quan trực tiếp đến tìm kiếm cứu nạn.
Điều 8. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bảo đảm kinh phí chi hoạt động và duy trì hoạt động thường xuyên, chi cho nhiệm vụ đột xuất tìm kiếm cứu nạn của cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn dầu khí, trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Nam; chi đầu tư mua sắm trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn, xây dựng các công trình phục vụ tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành dầu khí, trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Nam từ nguồn lãi dầu, khí của nước chủ nhà được Nhà nước để lại cho Tập đoàn hàng năm và được phép huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp ngành dầu khí theo chế độ quy định. Hàng năm, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm gửi báo cáo kinh phí hoạt động tìm kiếm cứu nạn của ngành dầu khí cho Bộ Tài chính, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn để tổng hợp, theo dõi.
LẬP DỰ TOÁN, CHẤP HÀNH, QUYẾT TOÁN KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM CỨU NẠN
Điều 9. Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí tìm kiếm cứu nạn thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách nhà nước và các quy định cụ thể nêu tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 Quyết định này.
Điều 10. Lập dự toán chi ngân sách hàng năm cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn:
1. Chi đầu tư phát triển:
a. Lập dự toán chi đầu tư xây dựng các công trình phục vụ hoạt động tìm kiếm cứu nạn:
- Đối với các Bộ, cơ quan Trung ương: căn cứ vào danh mục đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ hoạt động tìm kiếm cứu nạn đã được phê duyệt tại Quyết định số 46/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; các Bộ, cơ quan Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn xây dựng dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổng hợp chung vào phương án xây dựng dự toán hàng năm. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp vào phương án phân bổ ngân sách Trung ương hàng năm báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, quyết định.
- Đối với các cơ quan, đơn vị ở địa phương: căn cứ vào phân cấp nhiệm vụ chi hoạt động tìm kiếm cứu nạn và yêu cầu đầu tư xây dựng các công trình phục vụ hoạt động tìm kiếm cứu nạn của địa phương; các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực tìm kiếm cứu nạn xây dựng dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổng hợp chung vào phương án xây dựng dự toán hàng năm. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, cơ quan kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp xem xét, tổng hợp vào phương án phân bổ ngân sách địa phương hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
b. Lập dự toán kinh phí mua sắm phương tiện, hàng hóa, trang thiết bị, vật tư tìm kiếm cứu nạn:
- Đối với các Bộ, cơ quan Trung ương: căn cứ danh mục đầu tư sản xuất, mua sắm trang thiết bị thiết yếu, thông dụng đưa vào dự trữ phục vụ tìm kiếm cứu nạn và danh mục đầu tư sản xuất, mua sắm trang thiết bị loại chuyên dụng đặc biệt phục vụ tìm kiếm cứu nạn được phê duyệt tại Quyết định số 139/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 46/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 1656/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục quy định chi tiết các chủng loại trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn và danh mục các dự án đầu tư sản xuất, mua sắm trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước; các Bộ, cơ quan Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn xây dựng dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổng hợp chung vào phương án xây dựng dự toán hàng năm. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp vào phương án phân bổ ngân sách Trung ương hàng năm báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.
- Đối với các địa phương: căn cứ vào phân cấp nhiệm vụ chi hoạt động tìm kiếm cứu nạn và nhu cầu mua sắm phương tiện, hàng hóa, trang thiết bị, vật tư tìm kiếm cứu nạn của địa phương; các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực tìm kiếm cứu nạn xây dựng dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng hợp chung vào phương án xây dựng dự toán hàng năm. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, cơ quan kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp xem xét, tổng hợp vào phương án phân bổ ngân sách địa phương hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
2. Chi sự nghiệp:
a. Lập dự toán chi hoạt động và duy trì hoạt động thường xuyên tìm kiếm cứu nạn:
- Đối với các Bộ, cơ quan Trung ương: hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành lập dự toán kinh phí hoạt động và duy trì hoạt động thường xuyên gửi cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp vào dự toán chi ngân sách của từng Bộ, cơ quan Trung ương, trên cơ sở đó các Bộ, cơ quan Trung ương gửi Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp vào phương án phân bổ ngân sách Trung ương hàng năm báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.
- Đối với các địa phương: căn cứ vào phân cấp nhiệm vụ chi hoạt động tìm kiếm cứu nạn của từng địa phương, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực tìm kiếm cứu nạn lập dự toán kinh phí hoạt động và duy trì hoạt động thường xuyên gửi cơ quan chủ quản để tổng hợp, gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp xem xét, tổng hợp vào phương án phân bổ ngân sách địa phương hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
b. Lập dự toán chi dành nguồn thực hiện các nhiệm vụ đột xuất phát sinh trong năm liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm cứu nạn:
- Đối với các Bộ, cơ quan Trung ương: hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được giao, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, cơ quan Trung ương được giao nhiệm vụ thường trực tìm kiếm cứu nạn chủ động đề xuất bố trí một khoản kinh phí riêng để dự kiến chi cho các nhiệm vụ đột xuất phát sinh trong năm liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm cứu nạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của Quy chế này, gửi Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.
- Đối với các cơ quan, đơn vị ở địa phương: căn cứ vào phân cấp nhiệm vụ chi hoạt động tìm kiếm cứu nạn của từng địa phương, căn cứ nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực tìm kiếm cứu nạn chủ động đề xuất bố trí một khoản kinh phí riêng để dự kiến chi cho các nhiệm vụ đột xuất phát sinh trong năm liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm cứu nạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 của Quy chế này, gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp xem xét, tổng hợp vào phương án phân bổ ngân sách địa phương hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân trình hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
3. Dự toán chi cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn được ghi thành một mục riêng trong dự toán chi ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương và các cơ quan, đơn vị ở địa phương.
4. Ngay sau khi việc phân bổ dự toán chi tiết được cấp có thẩm quyền chấp thuận, các Bộ, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ở địa phương có trách nhiệm tổng hợp phương án phân bổ chi cho hoạt động tìm kiếm, cứu nạn gửi Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn để tổng hợp chung và phối hợp chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Điều 11. Sử dụng kinh phí ngân sách cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn:
1. Vốn đầu tư xây dựng các công trình, kinh phí mua sắm phương tiện, hàng hóa, trang thiết bị, vật tư tìm kiếm cứu nạn:
- Đơn vị thực hiện thanh toán theo quy định hiện hành.
- Đối với kinh phí thanh toán tiền mua hàng dự trữ quốc gia thực hiện theo hình thức lệnh chi tiền.
- Việc đầu tư xây dựng các công trình đột xuất theo lệnh khẩn cấp phục vụ khắc phục sự cố, thảm họa được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng các công trình đặc thù.
2. Kinh phí hoạt động và duy trì hoạt động thường xuyên: căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, các cơ quan, đơn vị thực hiện phân bổ chi tiết dự toán gửi cơ quan chủ quản cấp trên tổng hợp, gửi cơ quan tài chính thẩm định làm cơ sở rút dự toán.
3. Kinh phí dành nguồn thực hiện các nhiệm vụ đột xuất phát sinh trong năm liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm cứu nạn:
- Căn cứ dự toán ngân sách và nhiệm vụ đột xuất tìm kiếm cứu nạn được giao, chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước và quyết định duyệt chi của cấp có thẩm quyền, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực tìm kiếm cứu nạn thực hiện rút dự toán để thanh toán các chi phí thực tế, hợp lý, hợp lệ phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Trường hợp khoản kinh phí này trong năm không sử dụng hết sẽ được chuyển nguồn sang năm sau để tiếp tục sử dụng, không được sử dụng vào mục đích, nhiệm vụ khác.
- Trường hợp trong năm khoản kinh phí này đã được sử dụng hết, để đảm bảo nguồn chủ động tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đột xuất tìm kiếm cứu nạn dự kiến sẽ phát sinh trong năm, các Bộ, cơ quan Trung ương và các cơ quan, đơn vị ở địa phương chủ động báo cáo cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư để trình cấp có thẩm quyền quyết định bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách của cấp mình để thực hiện.
4. Báo cáo, thanh toán chi hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ: các tổ chức, cá nhân, chủ phương tiện được huy động theo lệnh điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ động trực tiếp tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn hoặc cứu hộ (đối với các nhiệm vụ nêu tại khoản 3 Điều 4) lập báo cáo các chi phí thực tế, trực tiếp phát sinh liên quan đến hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ gửi các cơ quan, đơn vị trực tiếp điều động hoặc cơ quan nhà nước quản lý lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đó để được thanh toán.
Điều 12. Quyết toán kinh phí tìm kiếm cứu nạn:
Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ gửi cơ quan chủ quản cấp trên phê duyệt để gửi cơ quan tài chính đồng cấp thẩm định, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 13. Thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí tìm kiếm cứu nạn:
Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chủ quản cấp trên để phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đảm bảo việc quản lý, sử dụng kinh phí tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đúng mục đích, hiệu quả.
Điều 14. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy chế sẽ được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước. Cá nhân vi phạm các quy định của Quy chế, tuỳ tính chất mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 15. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
| THỦ TƯỚNG |
- 1Nghị định 71/2005/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù
- 2Quyết định 46/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 4Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 5Quyết định 118/2007/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 139/2007/QĐ-TTg Phê duyệt "Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020'''' do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 1656/QĐ-TTg năm 2007 phê duyệt danh mục quy định chi tiết các chủng loại trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn và danh mục các dự án đầu tư sản xuất, mua sắm trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 92/2009/TT-BTC hướng dẫn thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm hoạ do Bộ Tài chính ban hành
- 9Quyết định 1240/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế hoạt động Đội ứng phó thiên tai, thảm họa do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
Quyết định 118/2008/QĐ-TTg về Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 118/2008/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/08/2008
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 511 đến số 512
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra