- 1Nghị định 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ
- 2Luật hợp tác xã 2012
- 3Quyết định 2075/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1049/QĐ-TTg năm 2014 về Danh mục đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật Doanh nghiệp 2014
- 6Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp
- 7Thông tư 02/2015/TT-BKHCN Quy định việc đánh giá và thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8Nghị quyết 19/2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 10Nghị định 54/2016/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập
- 1Quyết định 418/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 592/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 4Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 1381/QĐ-TTg năm 2016 sửa đổi Quyết định 592/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2378/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 10 tháng 10 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Quyết định số 418/2012/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 592/2012/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm;
Căn cứ Quyết định số 1381/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15 tháng 10 năm 2014 của liên bộ: Khoa học và Công nghệ - Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện;
Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 697/TTr-KHCN ngày 28 tháng 9 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020”.
(Có Đề án kèm theo)
Điều 2. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện; đồng thời kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện; Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
“HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020”
(Kèm theo Quyết định số 2378/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2016 của UBND tỉnh Sơn La)
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) là đối tượng nghiên cứu, đón nhận và ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN, có hoạt động chính là thực hiện sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đóng góp cho việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần hình thành và phát triển thị trường KH&CN. Việc phát triển doanh nghiệp KH&CN được khẳng định là một trong những mục tiêu quan trọng tại Quyết định số 418/2012/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020, với mục tiêu đến năm 2020 hình thành 5.000 doanh nghiệp KH&CN.
Bên cạnh đó, nhà nước đã có những chủ trương quan trọng trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy doanh nghiệp KH&CN phát triển. Tại Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020, nêu rõ nhiệm vụ của các Bộ, ngành và địa phương trong đó Bộ Khoa học và Công nghệ: “Có cơ chế, chính sách và tạo môi trường, điều kiện thuận lợi các doanh nghiệp khoa học công nghệ phát triển”. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020: “Việt Nam phải đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển theo chiều sâu dựa trên tri thức đổi mới, sáng tạo, khoa học và công nghệ cao, trong đó doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân là động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế”.
Bước sang giai đoạn 2016 - 2020, khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc gia nhập các hiệp định tự do thương mại đa phương (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, Hiệp định thương mại tự do với EU-EVFTA, Cộng đồng kinh tế ASEAN-AEC), tác động đa chiều của tự do hóa thương mại và sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN thế giới sẽ mang lại cơ hội và thách thức cho các quốc gia đi sau như Việt Nam. Mô hình tăng trưởng dựa vào gia tăng vốn đầu tư, lao động giá rẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo đã không còn thích hợp và nếu không có các giải pháp phát triển đột phá, đặc biệt là dựa vào nhân tố KH&CN và đổi mới sáng tạo thì rất khó để có thể đưa nền kinh tế phát triển. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, đồng thời cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa là giải pháp giúp doanh nghiệp KH&CN phát triển bền vững hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.
Để giải quyết những khó khăn và tận dụng những lợi thế sẵn có của địa phương thì việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và phát triển hệ thống doanh nghiệp KH&CN là hướng đi đúng đắn và phù hợp với điều kiện của địa phương và xu hướng hội nhập ngày càng cao. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 về doanh nghiệp khoa học và công nghệ với các chính sách ưu đãi đặc biệt. Hiện nay, các doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh dần được hình thành và từng bước phát triển. Sơn La đã có những chủ trương hỗ trợ trong công tác phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, xây dựng chuỗi liên kết từ khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm đến đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, việc nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ KH&CN tại các doanh nghiệp còn mang tính tự phát và số lượng sản phẩm mới còn hạn chế, chậm cập nhật, ứng dụng tiến bộ KH&CN tiên tiến để tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Để thực hiện có hiệu quả chính sách của Trung ương về phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại địa phương và từ yêu cầu thực tiễn đặt ra, việc thực hiện đề án “Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020” là cần thiết và phù hợp để hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh, nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm hàng hóa. Đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong và xuất khẩu, góp phần đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đưa Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc” như Nghị quyết số 10-NQ/ĐH ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIV đã đề ra.
THỰC TRẠNG THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI SƠN LA
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1. Tình hình phát triển doanh nghiệp KH&CN toàn quốc
Theo báo cáo của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN - Bộ Khoa học và Công nghệ, tính đến hết năm 2015, cả nước có 204 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN và còn nhiều hồ sơ đang trong quá trình thẩm định và hoàn thiện hồ sơ. Các doanh nghiệp KH&CN được hình thành chủ yếu tập trung từ hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung tiềm lực KH&CN mạnh của cả nước với hệ thống nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các khu công nghệ cao... Các doanh nghiệp KH&CN hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế tạo máy - tự động hóa và công nghệ môi trường. Đây là các lĩnh vực quan trọng, chủ lực, trọng điểm có tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực khác.
Bảng 1: Tổng hợp số lượng doanh nghiệp KH&CN theo từng loại hình
Nguồn: Thống kê của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN
STT | Loại hình doanh nghiệp KH&CN | Số lượng |
1 | Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN | 204 |
2 | Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nằm ngoài các khu CNC. | 23 |
3 | Doanh nghiệp tại các Khu CNC | 400 |
4 | Doanh nghiệp phần mềm | 1.400 |
Tổng số: | 2.027 |
Theo báo cáo của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN - Bộ Khoa học và Công nghệ, tổng doanh thu năm 2014 của 61/204 doanh nghiệp KH&CN là 11.369 tỷ đồng, chiếm khoảng 0,29% GDP của cả nước năm 2014. Số lao động trung bình của mỗi doanh nghiệp KH&CN khoảng 87 người với thu nhập bình quân 6,2 triệu đồng/tháng. Trong số 204 doanh nghiệp KH&CN được cấp chứng nhận, chưa có doanh nghiệp nào giải thể hay tạm ngừng hoạt động.
Theo báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh năm 2015 của các doanh nghiệp KH&CN, có 34 doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), có 11 doanh nghiệp được miễn giảm tiền thuê đất với tổng số tiền được miễn giảm là 4.026,4 triệu đồng, trong đó có 01 doanh nghiệp hưởng theo giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Một số doanh nghiệp KH&CN đã tiến hành thủ tục đề nghị được hưởng miễn tiền thuê đất theo quy định nhưng gặp phải nhiều khó khăn, do thủ tục xác nhận diện tích đất sử dụng cho hoạt động KH&CN còn gặp khó khăn. Trong năm 2015, chỉ có 02 doanh nghiệp KH&CN được vay vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Khi được công nhận là doanh nghiệp KH&CN, các doanh nghiệp ngoài việc được hưởng các chính sách ưu đãi, còn có những thuận lợi là: Doanh nghiệp KH&CN sở hữu các sản phẩm hàng hóa có hàm lượng tri thức cao, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật; sở hữu nhiều công trình khoa học và giải pháp hữu ích, sáng tạo trong các lĩnh vực công nghệ ưu tiên, có ưu thế cạnh tranh và phát triển bền vững hơn so với các doanh nghiệp không ứng dụng KH&CN; tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng; được quảng bá và xây dựng thương hiệu trên thị trường trong nước, dần mở rộng ra các thị trường khu vực và quốc tế.
2. Tình hình phát triển doanh nghiệp của tỉnh
a) Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Trong những năm qua, hệ thống doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển khá, hoạt động ngày một hiệu quả. Đến hết tháng 6/2016, toàn tỉnh có 1.801 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất - kinh doanh. Trong đó, phân theo loại hình: Doanh nghiệp tư nhân có 588 doanh nghiệp, chiếm 32,65%; công ty TNHH có 709 doanh nghiệp, chiếm 39,37%; Công ty Cổ phần 504 doanh nghiệp, chiếm 27,98%.
Phân theo ngành, lĩnh vực: nông, lâm nghiệp và thủy sản: 104 doanh nghiệp, chiếm 5,78%; công nghiệp và xây dựng: 714 doanh nghiệp, chiếm 39,64%; thương mại và dịch vụ: 694 doanh nghiệp, chiếm 38,53%; lĩnh vực khác: 289 doanh nghiệp, chiếm 16,05%.
Trong 6 tháng đầu năm 2016 thành lập mới 124 doanh nghiệp, tăng 39,32% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động là 80 doanh nghiệp, tăng 344,44% trong đó 20 doanh nghiệp tạm ngừng, tăng 150% so với cùng kỳ và có 60 doanh nghiệp giải thể, tăng 500% so với cùng kỳ.
Đến tháng 6 năm 2016, toàn tỉnh có 225 hợp tác xã trong đó có 43 hợp tác xã thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2016. Phân theo lĩnh vực hoạt động: nông, lâm, ngư nghiệp: 148 hợp tác xã, chiếm 65,78%; phi nông nghiệp: 71 hợp tác xã, chiếm 31,55%; quỹ tín dụng nhân dân: 06 hợp tác xã, chiếm 2,66%.
Toàn tỉnh có 11 doanh nghiệp nhà nước. Công tác đổi mới, sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đến năm 2020 theo phương án sắp xếp như sau: Duy trì 04 Công ty là: Công ty TNHH Xổ số kiến thiết Sơn La, Công ty TNHH Quản lý khai thác công trình thủy lợi Sơn La, Công ty CP cấp nước Sơn La, Công ty TNHH Môi trường đô thị Sơn La (đang hoàn tất công việc bán cổ phần). Phá sản 01 Công ty cà phê và cây ăn quả Sơn La. Sắp xếp các Công ty nông lâm trường theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP gồm 06 đơn vị: Duy trì Công ty TNHH Lâm nghiệp Phù Yên; chuyển Công ty TNHH một thành viên nông nghiệp Tô Hiệu thành Công ty TNHH hai thành viên; Công ty TNHH lâm nghiệp Sốp Cộp chuyển Ban quản lý rừng; giải thể 03 Công ty: Công ty TNHH lâm nghiệp Mường La, Sông Mã, Mộc Châu.
b) Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp KH&CN tỉnh
Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2016, Sơn La có 05 doanh nghiệp được Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN. Các doanh nghiệp đều hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và được hình thành từ doanh nghiệp đã có sẵn chuyển đổi thành doanh nghiệp KH&CN. Các doanh nghiệp được chứng nhận có sản phẩm KH&CN hình thành từ các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, giống cây trồng đã được cấp bằng bảo hộ.
Theo Báo cáo của các doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh Sơn La, trong năm 2015, tình hình sản xuất kinh doanh khá tốt, đều cho doanh thu tương đối ổn định. Tuy nhiên, các sản phẩm của doanh nghiệp trên bước đầu vẫn chỉ dừng lại ở thị trường tiêu thụ một số tỉnh, thành phố và dưới hình thức phân phối nhỏ lẻ, chưa có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp KH&CN hiện tại đều là các doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, dưới 100 lao động, đa số người lao động là người tại địa phương, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm khoảng 25% tổng số lao động. Tổng nguồn vốn dưới 50 tỷ đồng, do vậy gặp nhiều khó khăn trong vấn đề đầu tư kinh phí cho nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ.
Bảng 2: Danh sách các doanh nghiệp KH&CN tỉnh Sơn La đến năm 2015
STT | Tên doanh nghiệp | Ngày cấp | Doanh thu 2015 (tỷ đồng) | Sản phẩm KH&CN |
1 | Công ty CP nông nghiệp Chiềng Sung | 04/10/2013 | 28 | Giống ngô lai LVN10, LVN61, VN8960, LVN99 |
2 | Hợp tác xã dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5 Mộc Châu | 18/11/2014 | 7,4 | Rượu mận, rượu ngô, mứt mận sấy không hạt |
3 | Hợp tác xã Hoa Mộc Châu | 18/11/2014 | 3,2 | Giống hoa hồng VR2, VR4, VR6 |
4 | Công ty CP cao nguyên Mộc Châu | 18/11/2014 | 6,665 | Củ giống hoa lily, hoa lily thương phẩm |
5 | Công ty CP Green Farm Mộc Châu | 18/11/2014 | 4,8 | Giống cà chua ghép trên gốc cà tím; cà chua an toàn theo VietGAP, dưa chuột thương phẩm an toàn theo VietGAP |
Các doanh nghiệp KH&CN luôn có ý thức đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, như: Hợp tác xã Hoa Mộc Châu được sự giúp đỡ của Viện Nghiên cứu rau quả trong việc lựa chọn giống và chuyển giao công nghệ mới nhất trong tạo giống và chăm sóc hoa, luôn tạo ra những sản phẩm hoa, cây giống tốt nhất cung cấp ra thị trường. Năm 2015 đang đưa vào sản xuất thử nghiệm trồng 10.000 hoa Cát tường, 10.000 cây Hồng Môn và đang trong quá trình nghiên cứu làm chủ công nghệ.
Hiện nay chưa có doanh nghiệp nào trong số 05 doanh nghiệp KH&CN được hưởng các ưu đãi theo quy định như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm thuê đất, vay vốn ưu đãi... theo quy định. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chưa đảm bảo điều kiện để nhận ưu đãi, bên cạnh việc thiếu sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý.
3. Tiềm năng phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh
a) Hệ thống các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh
- Có 04 tổ chức KH&CN là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh: (1) Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Sơn La, (2) Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng, (3) Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN Sơn La, (4) Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản Sơn La.
- Có 02 tổ chức KH&CN trực thuộc Trung ương: (1) Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm, nông nghiệp Tây Bắc, (2) Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông, lâm nghiệp Tây Bắc.
- Hệ thống tổ chức KH&CN thuộc các trường đại học, cao đẳng: Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông - Lâm nghiệp (Trường Đại học Tây Bắc).
- Tổ chức KH&CN thuộc doanh nghiệp: Trung tâm Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Sông Mã); Trung tâm Tư vấn cầu đường Sơn La (Công ty TNHH tư vấn và đầu tư NaNo).
- Các tổ chức KH&CN thuộc doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động trên địa bàn tỉnh như: Viện KH&CN Mỏ, Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ, Vinacontrol chi nhánh Sơn La thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và các viện, trung tâm thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam.
Hệ thống các tổ chức KH&CN nói trên là hệ thống các tổ chức nghiên cứu, triển khai, dịch vụ, thông tin, tư vấn chuyển giao KH&CN, sản xuất - cung ứng giống, sản phẩm nông lâm nghiệp… cho thị trường trong và ngoài tỉnh; tập trung đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, có hạ tầng kỹ thuật khá tiên tiến, tương đối đồng bộ, trực tiếp là cầu nối giữa khoa học với sản xuất và đời sống. Đặc biệt là các Viện, các Trung tâm nghiên cứu của các đơn vị Trung ương, các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn kinh tế đóng trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư, nâng cấp hiện đại hóa cả về quy mô và trình độ trang thiết bị đóng góp phát triển khoa học công nghệ và thúc đẩy phát triển tiềm lực KH&CN của tỉnh.
Trong số các tổ chức KH&CN công lập trên địa bàn tỉnh, có một số tổ chức KH&CN có khả năng chuyển đổi thành doanh nghiệp KH&CN.
b) Cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ hoạt động nghiên cứu KH&CN
- Hệ thống các trường Đại học và Cao đẳng: Có 01 trường đại học và 04 trường Cao đẳng: Trường Đại học Tây Bắc; Trường Cao đẳng Sơn La; Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La; Trường Cao đẳng nghề tỉnh Sơn La; Trường Cao đẳng Y tế Sơn La.
- Cơ sở phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học: Có 12 phòng thí nghiệm (trong đó 01 phòng đạt chuẩn quốc gia VILAS) về các lĩnh vực hóa, lý, sinh học, vật liệu xây dựng, thực phẩm, đồ uống, hóa dược, môi trường... thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập, các doanh nghiệp và thành phần kinh tế khác. Hệ thống các trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, trung tâm thông tin và thống kê KH&CN, các phòng thí nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm của tỉnh những năm gần đây được kiện toàn về tổ chức và đầu tư nâng cấp. Điển hình là trên lĩnh vực phục vụ sản xuất nông nghiệp về cơ bản đã hình thành hệ thống các tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, dịch vụ KH&CN cho các đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ yếu trên địa bàn tỉnh.
c) Hệ thống các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh
Trong số 225 hợp tác xã đang hoạt động sản xuất - kinh doanh tính đến hết năm 2015, có nhiều hợp tác xã đã chủ động tiếp nhận và đưa các kết quả KH&CN từ các viện, trường vào sản xuất kinh doanh và dần làm chủ công nghệ, đây là những hợp tác xã tiềm năng có thể chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp và đáp ứng các điều kiện để được chứng nhận doanh nghiệp KH&CN. Tuy nhiên, cần có chính sách hỗ trợ đối với các hợp tác xã tiềm năng để chuyển mình thành doanh nghiệp KH&CN.
d) Hệ thống các doanh nghiệp tiềm năng trở thành doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh
Tính đến tháng 6 năm 2016, Sơn La có số lượng doanh nghiệp đang hoạt động là 1.801 doanh nghiệp, trong thực tế có nhiều doanh nghiệp tiềm năng có thể đáp ứng các tiêu chí của doanh nghiệp KH&CN và đang kinh doanh có hiệu quả. Các doanh nghiệp này hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư nghiên cứu KH&CN để phát triển các sản phẩm mới. Một số doanh nghiệp sử dụng các kết quả nghiên cứu từ các Viện, Trung tâm nghiên cứu chuyển giao để ươm tạo và làm chủ công nghệ và tạo ra giá trị sản phẩm đóng góp cho địa phương. Các công nghệ được chuyển giao tập trung chủ yếu trong một số lĩnh vực cụ thể như công nghệ sinh học phục vụ trong nông nghiệp và giống cây trồng (cây ăn quả), vật nuôi, công nghệ vật liệu mới, công nghệ môi trường,…
Tuy nhiên, để có thể đáp ứng các yêu cầu về chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, các doanh nghiệp tiềm năng cần phải có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp kết quả KH&CN là kết quả của các chương trình, đề tài, đề án, dự án KH&CN, kết quả của các dự án nghiên cứu giải mã, làm chủ công nghệ được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật; các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giống cây trồng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đã được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật; chương trình máy tính. Do vậy cần có những biện pháp hỗ trợ đối với các doanh nghiệp này để đáp ứng điều kiện trở thành doanh nghiệp KH&CN.
(Danh sách các đơn vị tiềm năng trở thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 - 2020 có Phụ lục kèm theo).
II. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KH&CN
1. Tồn tại và hạn chế
- Hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây đã có sự quan tâm đầu tư, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế. Trình độ tổng thể về phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh còn khoảng cách so với các tỉnh, thành phố trên cả nước và khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Vì vậy đã ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong quá trình chuyển mình để trở thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
- Các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh nhìn chung có trình độ quản lý về khoa học và công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, gặp khó khăn trong việc vay vốn ưu đãi để mở rộng sản xuất. Việc phát triển các sản phẩm mới gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm cũng như chuyên môn kỹ thuật, năng lực cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
- Công tác quản lý về khoa học và công nghệ chậm đổi mới; cơ chế chính sách đầu tư, thuế, tín dụng chưa được quan tâm đúng mức và đồng bộ. Việc đào tạo nhân lực, trọng dụng, đãi ngộ, chính sách thu hút cán bộ khoa học và công nghệ chưa được quan tâm đúng mức. Việc bố trí cán bộ có trình độ chuyên sâu làm tại các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ còn thiếu và chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp chưa được quan tâm, tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ còn thấp so với các chi phí khác. Doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, hoạt động đổi mới, chuyển giao còn thiếu quy hoạch và chiến lược, thiếu sự gắn bó giữa đầu tư đổi mới công nghệ với chiến lược phát triển sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn thiếu thông tin về công nghệ, thiết bị, việc tìm kiếm và tiếp cận các nguồn công nghệ, thiết bị còn hạn chế. Chưa hình thành mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với các nhà khoa học, viện, trường... để chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.
2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan
- Hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN là vấn đề tương đối mới mặc dù nhà nước đã ban hành các chính sách liên quan nhằm hướng dẫn triển khai đồng bộ trên phạm vi cả nước, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn nhiều vấn đề nảy sinh, thủ tục phức tạp và chưa tạo được sức hấp dẫn với các đối tượng thụ hưởng chính sách. Việc đi sâu tìm hiểu vận dụng chính sách vào thực tiễn đối với từng địa phương là khác nhau, do vậy cần nhiều thời gian để nghiên cứu và nắm bắt triển khai có hiệu quả các chính sách.
- Sơn La là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và yếu, thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 chỉ đạt 22% trên tổng chi ngân sách. Do chi ngân sách của tỉnh phải phụ thuộc vào nguồn cân đối từ Trung ương, trong giai đoạn 2010 - 2015 chi ngân sách cho KH&CN chỉ đạt 0,33% so với tổng chi ngân sách, vì vậy việc đầu tư cho các hoạt động KH&CN nói chung và phát triển hệ thống doanh nghiệp KH&CN nói riêng còn rất hạn chế.
- Môi trường kinh doanh trong thời gian qua chưa thực sự tạo áp lực cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, vai trò của nghiên cứu KH&CN chưa thật sự được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư.
- Tình trạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp tồn tại trong nền kinh tế thị trường sẽ dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, rất khó kiểm soát. Đây cũng là nguyên nhân cản trở việc đổi mới, chuyển giao công nghệ, khiến việc thương mại hóa các kết quả KH&CN còn hạn chế.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Một số sở, ngành, địa phương còn thiếu sự chỉ đạo, lãnh đạo đối với các hoạt động KH&CN, chưa gắn việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN vào nhiệm vụ chính trị trong các kế hoạch hàng năm cũng như dài hạn của ngành, địa phương. Hoạt động của mạng lưới KH&CN ở các ngành, các huyện, thành phố chưa thực sự phát huy hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách về phát triển doanh nghiệp KH&CN chưa thực hiện đồng bộ và đem lại hiệu quả chưa cao. Doanh nghiệp chưa quan tâm đến các chính sách về phát triển doanh nghiệp KH&CN, do một phần thiếu thông tin và chưa được hướng dẫn cụ thể, cũng như chưa chủ động tìm hiểu, nghiên cứu về chính sách.
- Doanh nghiệp thiếu nguồn vốn để đầu tư cho hoạt động KH&CN. Công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức KH&CN vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống, nhiều kết quả nghiên cứu chưa gắn với thực tiễn.
1. Hỗ trợ các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN trong việc hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định, tăng tiềm lực khoa học công nghệ trong doanh nghiệp, giúp đẩy nhanh quá trình thương mại hóa sản phẩm là kết quả của nhiệm vụ KH&CN, cải tiến công nghệ, tăng năng suất chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài khu vực, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
2. Phát triển doanh nghiệp KH&CN giai đoạn 2016 - 2020 tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực, trong đó ưu tiên: doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp trồng và tiêu thụ cây ăn quả, rau an toàn, chất lượng cao, doanh nghiệp tham gia phát triển sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.
3. Cơ cấu lại các nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN của tỉnh theo hướng tập trung đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng các kết quả KH&CN vào sản xuất - kinh doanh, nâng cao tiềm lực về KH&CN của tỉnh.
4. Hỗ trợ việc tiếp nhận các kết quả nghiên cứu khoa học và quyền sử dụng tài sản trí tuệ (các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, giống cây trồng...) để hình thành doanh nghiệp KH&CN; hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm là kết quả KH&CN; đổi mới các hoạt động quản lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai ứng dụng các kết quả KH&CN.
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển hệ thống doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển doanh nghiệp KH&CN nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm hàng hóa là kết quả của hoạt động KH&CN, phát triển thị trường KH&CN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp KH&CN để được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả của các doanh nghiệp KH&CN. Phát triển nhanh và bền vững các doanh nghiệp KH&CN mới. Đến năm 2020, cấp mới Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN cho 25 doanh nghiệp, trong đó chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2016 - 2018 cấp mới Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ cho ít nhất 08 doanh nghiệp KH&CN.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2019 - 2020 cấp mới Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN cho ít nhất 15 doanh nghiệp, trong đó hỗ trợ chuyển đổi từ ít nhất 02 tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
b) Đến năm 2020, cơ bản xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ bao gồm việc thành lập, số lượng, tình hình hoạt động, phát triển của doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh và các doanh nghiệp tiềm năng trong giai đoạn tiếp theo.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ
1. Đối tượng hỗ trợ
a) Doanh nghiệp đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp tiềm năng trở thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
b) Các tổ chức KH&CN công lập quy định tại Điều 2, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ có nhu cầu chuyển đổi hoạt động theo mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
c) Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đang hoạt động theo Luật Hợp tác xã chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
2. Điều kiện hỗ trợ
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Có trụ sở chính hoặc chi nhánh hạch toán độc lập trên địa bàn tỉnh và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật.
b) Đối với các doanh nghiệp chưa được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, tham gia các nội dung hỗ trợ thuộc đề án phải cam kết sử dụng
kết quả để thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
c) Những dự án tham gia vào nội dung hỗ trợ ứng dụng, đổi mới nâng cao trình độ công nghệ, chuyển giao công nghệ, hoàn thiện công nghệ, sản xuất thử nghiệm phải có tính mới, tính hiệu quả, tính khả thi và tính bền vững so với công nghệ cũ.
d) Có hồ sơ đăng ký tham gia đề án trong đó phải trình bày rõ về cơ cấu tổ chức, tài chính, nhân lực, phương án sản xuất kinh doanh, các nội dung dự án phù hợp với các nội dung hỗ trợ.
IV. LĨNH VỰC ĐƯỢC ƯU TIÊN HỖ TRỢ
Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: Công nghệ thông tin - truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, công nghệ bảo vệ môi trường, công nghệ năng lượng mới.
Trong đó ưu tiên các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản là thế mạnh của tỉnh:
- Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, an toàn cho hiệu quả kinh tế cao, áp dụng quy trình sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến của quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế, như: VietGAP, GlobalGAP, ICM HACCP, GMP…
- Doanh nghiệp sản xuất các giống mới có năng suất chất lượng cao, tham gia phát triển sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh, ứng dụng công nghệ sinh học, an toàn và ít gây ô nhiễm môi trường.
- Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp tham gia trồng và tiêu thụ cây ăn quả trên đất dốc, ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel.
- Sản xuất theo quy mô công nghiệp, kinh tế trang trại, gắn công nghệ chế biến, ứng dụng các chế phẩm sinh học.
1. Nội dung hỗ trợ đối với doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
a) Hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện các dự án phát triển, hoàn thiện công nghệ, quy trình kỹ thuật, phát triển sản phẩm mới có sức cạnh tranh trên thị trường.
b) Giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp đủ điều kiện để ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
c) Hỗ trợ tư vấn, lập hồ sơ tham gia các nhiệm vụ KH&CN được Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tài trợ để thực hiện ươm tạo công nghệ, sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới và cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay hoặc bảo lãnh vốn vay để thực hiện hoạt động đổi mới công nghệ.
d) Hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp KH&CN hưởng chính sách ưu đãi, miễn, giảm thuế TNDN, ưu đãi tín dụng, ưu đãi về đất đai theo quy định.
2. Nội dung hỗ trợ đối với các doanh nghiệp, tổ chức KH&CN công lập và hợp tác xã tiềm năng trở thành doanh nghiệp KH&CN
a) Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động nghiên cứu để phát triển ý tưởng, giải mã công nghệ, hoàn thiện công nghệ để tạo ra sản phẩm mới.
b) Hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm từ việc ứng dụng các sáng chế, giải pháp hữu ích để thành lập doanh nghiệp KH&CN; hỗ trợ kinh phí đầu tư để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, trồng cây ăn quả trên đất dốc triển khai trên địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.
c) Giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp đủ điều kiện để ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
d) Hỗ trợ kinh phí tư vấn hoàn thiện hồ sơ đăng ký tham gia dự án phát triển ý tưởng sáng tạo, nghiên cứu hoàn thiện, phát triển công nghệ, sản phẩm mới; dự án sản xuất thử nghiệm, khảo nghiệm.
đ) Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động xây dựng, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, bao gồm:
- Hỗ trợ tư vấn, đánh giá và thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước theo Thông tư số 02/2015/TT-BKHCN ngày 06 tháng 3 năm 2015 làm cơ sở để đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN;
- Hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, hồ sơ đối với các tổ chức KH&CN công lập chuyển đổi thành doanh nghiệp KH&CN.
e) Hỗ trợ kinh phí về hoạt động sở hữu trí tuệ
- Hỗ trợ nộp đơn đăng ký sở hữu trí tuệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đơn hợp lệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Hỗ trợ thủ tục về hợp đồng chuyển nhượng, chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
f) Hỗ trợ kinh phí sử dụng trang thiết bị, dịch vụ tại các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN bao gồm: Chi phí vận hành máy móc, thiết bị, kinh phí mua vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng trong quá trình thực hiện thí nghiệm; kinh phí thuê các dịch vụ được cung cấp từ cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN.
3. Nội dung hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng, tập huấn
Hỗ trợ kinh phí cho đào tạo bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn trong nước cho các cán bộ quản lý về doanh nghiệp KH&CN và người làm việc tại các doanh nghiệp KH&CN, tổ chức KH&CN và các doanh nghiệp tiềm năng về: quy trình, thủ tục, điều kiện và các vấn đề liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp KH&CN; chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với loại hình doanh nghiệp KH&CN; sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, xây dựng và phát triển thương hiệu; thương mại hóa kết quả KH&CN, gọi vốn đầu tư.
VI. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ và giải pháp
a) Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về đào tạo, phổ biến chính sách
- Tăng cường, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến về chính sách phát triển doanh nghiệp KH&CN. Hàng năm tổ chức các lớp đào tạo, phổ biến chích sách và hướng dẫn quy trình, thủ tục liên quan đến thành lập doanh nghiệp KH&CN cho các cán bộ quản lý nhà nước về KH&CN, các doanh nghiệp, tổ chức KH&CN và các hợp tác xã.
- Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về quản lý tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với loại hình doanh nghiệp KH&CN; sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, xây dựng và phát triển thương hiệu.
- Tổ chức đánh giá, khảo sát các doanh nghiệp, tổ chức KH&CN, hợp tác xã tiềm năng, tư vấn hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ tham gia dự án hỗ trợ thuộc đề án. Giới thiệu và hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia các dự án thuộc Chương trình quốc gia và Chương trình của tỉnh về phát triển doanh nghiệp KH&CN.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo giới thiệu tới đông đảo cộng đồng doanh nghiệp, nhà khoa học về chính sách phát triển doanh nghiệp KH&CN.
- Đa dạng hóa công tác truyền thông: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như Website, báo và các tạp chí chuyên ngành, đài phát thanh và truyền hình.
- Bố trí kinh phí thường xuyên cho hoạt động truyền thông về chính sách phát triển doanh nghiệp KH&CN.
- Tổ chức Triển lãm các sản phẩm KH&CN của Viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp nhằm nhằm gắn kết khoa học với thực tiễn, kết hợp tuyên truyền phổ biến chính sách để tăng cường sự hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp từ viện, trường.
- Tổ chức hoạt động tôn vinh những doanh nghiệp KH&CN có đóng góp cho sự phát triển KH&CN cũng như kinh tế xã hội của tỉnh.
b) Nhóm nhiệm vụ, giải pháp đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách
- Nắm vững các quy định của pháp luật, hướng dẫn thủ tục, tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển
công nghệ của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc hướng dẫn các doanh nghiệp KH&CN hưởng chính sách ưu đãi theo quy định về miễn, giảm thuế TNDN, ưu đãi tín dụng, ưu đãi về đất đai theo quy định.
- Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi đầu tư của Ngân hàng phát triển Việt Nam, được bảo lãnh vay vốn của các Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Phát triển thị trường công nghệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, hàng nhái, ăn cắp bản quyền.
- Hỗ trợ doanh nghiệp đưa các sản phẩm mới ra thị trường: Hướng dẫn các thủ tục cấp phép sản xuất lưu hành đối với các sản phẩm mới hình thành từ kết quả KH&CN; hỗ trợ đầu tư, thương mại hóa các sản phẩm KH&CN có đối tượng hướng tới là những người có thu nhập thấp, công nghệ ứng dụng tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; ưu tiên sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp KH&CN trong các dự án mua sắm công của tỉnh.
- Định kỳ tổ chức đối thoại, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp, tiếp tục đề xuất các chính sách cải thiện môi trường pháp lý.
c) Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ
- Khuyến khích thành lập các Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm trực thuộc doanh nghiệp. Ưu tiên hỗ trợ vốn đầu tư, giao thực hiện các đề tài, dự án sử dụng ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp dưới hình thức đặt hàng nhiệm vụ KH&CN. Ưu tiên các sản phẩm đã đạt giải thưởng trong nước và quốc tế về KH&CN do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng như giải thưởng tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật và các giải thưởng khác.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ cho các cơ sở ươm tạo công nghệ, phòng thí nghiệm trọng điểm của tỉnh. Đầu tư phát triển các khu công nghệ cao của tỉnh.
- Thành lập Quỹ phát triển KH&CN của tỉnh, khuyến khích doanh nghiệp trích lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh, hình thành các nhóm doanh nghiệp phân theo các lĩnh vực ưu tiên phát triển của tỉnh và có các cơ chế, chính sách đãi ngộ cụ thể trong đó thành lập Hiệp hội doanh nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh.
- Tăng cường mối liên kết viện, trường, doanh nghiệp nhằm khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ.
- Nghiên cứu ban hành cơ chế đặc thù nhằm thu hút cán bộ khoa học có trình độ, đặc biệt quan tâm tạo điều kiện phát huy sức sáng tạo của các chuyên gia tham gia các hoạt động phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh.
2. Kinh phí thực hiện đề án
a) Nhu cầu kinh phí giai đoạn 2016 - 2020
Tùy theo từng nội dung công việc triển khai cụ thể trong mỗi giai đoạn, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt mức kinh phí cụ thể.
b) Nguồn kinh phí
- Kinh phí Trung ương: Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia; Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các Quỹ hợp pháp khác; Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (theo Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 và Quyết định số 1381/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2016); Chương trình về phát triển thị trường KH&CN (theo Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013).
- Kinh phí địa phương: Nguồn vốn từ ngân sách dành cho sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm của tỉnh; Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh (nếu có).
- Kinh phí đối ứng: Kinh phí đóng góp của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện dự án; Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác (nếu có).
c) Định mức hỗ trợ
Nội dung và định mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo các quy định hiện hành của Trung ương và địa phương.
3. Thời gian thực hiện đề án
a) Thời gian thực hiện Đề án: từ năm 2016 đến năm 2020.
b) Kế hoạch thực hiện Đề án
- Năm 2016 - 2018: Tổ chức đánh giá, khảo sát, phân loại, lựa chọn các doanh nghiệp, tổ chức KH&CN công lập, hợp tác xã tiềm năng, tư vấn hoàn thiện hồ sơ tham gia dự án hỗ trợ thuộc Đề án. Hướng dẫn thủ tục lập hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN đã đủ điều kiện và thủ tục hưởng các chính sách ưu đãi.
- Năm 2019 - 2020: Tiếp tục triển khai các nội dung của Đề án.
- Đầu năm 2021: Tổng kết việc thực hiện Đề án và đề xuất triển khai trong giai đoạn tiếp theo.
1. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án. Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và 01 năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện.
- Hàng năm tổng hợp nhu cầu kinh phí triển khai các dự án thực hiện đề án gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lập dự án theo quy định hiện hành đối với nhiệm vụ khoa học để tham gia nội dung hỗ trợ thuộc Đề án, các Chương trình quốc gia, Chương trình của tỉnh về phát triển doanh nghiệp KH&CN, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan đề xuất, trình UBND tỉnh cân đối từ các nguồn kinh phí Trung ương, kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, Quỹ phát triển KH&CN, kinh phí các doanh nghiệp; phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của đề án.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá việc triển khai đề án cho từng giai đoạn.
- Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cơ chế chính sách, nội dung của đề án tới các doanh nghiệp trong tỉnh để các doanh nghiệp tích cực tham gia đề án.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tổ chức thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, công tác đấu thầu; nghiên cứu, đề xuất các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư, đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư trong, ngoài tỉnh và nước ngoài vào phát triển doanh nghiệp và thị trường KH&CN.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng cân đối huy động các nguồn lực để hỗ trợ đầu tư cho các dự án trong đề án; Xây dựng Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng của tỉnh, trong đó có doanh nghiệp KH&CN; Xây dựng dự toán kinh phí đào tạo trình Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
3. Sở Tài chính
- Nghiên cứu, cân đối, bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ KH&CN và các nội dung khác trong đề án thuộc nguồn vốn ngân sách tỉnh.
- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định các nguồn vốn đã được phân bổ hàng năm (trừ kinh phí của các doanh nghiệp), tham mưu UBND tỉnh thực hiện đề án.
- Hướng dẫn, chỉ đạo UBND các huyện, thành phố chủ động bố trí nguồn kinh phí thực hiện Đề án trong dự toán ngân sách hàng năm của ngân sách cấp huyện.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan hướng dẫn UBND huyện, thành phố rà soát, cập nhật nhu cầu sử dụng đất để phát triển các doanh nghiệp KH&CN vào danh mục công trình dự án trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Chủ trì hướng dẫn các doanh nghiệp KH&CN lập các thủ tục về môi trường như: Báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.
5. Các Sở, ban, ngành khác thuộc tỉnh
Theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ trong việc thực hiện đề án.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện đề án này. Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và 01 năm báo cáo tình hình thực hiện trên địa bàn gửi Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Chủ động bố trí ngân sách địa phương kết hợp với vốn hỗ trợ của ngân sách trung ương triển khai thực hiện các dự án thuộc đề án.
- Rà soát, cập nhật nhu cầu sử dụng đất để phát triển các doanh nghiệp KH&CN vào danh mục công trình dự án trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, trình thẩm định, phê duyệt theo quy định.
- Phối hợp triển khai thực hiện các đề tài, dự án thực hiện trên địa bàn huyện, thành phố.
7. Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, các huyện, thành phố, báo Sơn La
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan xây dựng bản tin, chuyên đề, thông tin tuyên truyền quảng bá về chính sách phát triển doanh nghiệp KH&CN. Phát trên sóng Đài PTTH tỉnh, huyện, thành phố và đăng tải trên Báo Sơn La.
8. Các tổ chức khác
Liên minh hợp tác xã và doanh nghiệp ngoài công lập, Hiệp hội các doanh nghiệp tỉnh chủ động, phối hợp vận động, hướng dẫn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã chuyển đổi, thành lập và phát triển sản xuất theo mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì đề xuất gửi về Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để điều chỉnh Đề án cho phù hợp với thực tế./.
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ TIỀM NĂNG TRỞ THÀNH DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Đề án Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020)
STT | Tên đơn vị | Địa chỉ | Lĩnh vực hoạt động |
A | Các doanh nghiệp tiềm năng | ||
1 | Nhà máy tinh bột sắn Sơn La | Xã Mường Bon, huyện Mai Sơn | Chế biến nông sản |
2 | Chi nhánh Sơn La - DNTN Cà phê Minh Tiến | Đường Nguyễn Thị Minh Khai, tổ 5, Phường Quyết Tâm, TP. Sơn La | Kinh doanh cà phê |
3 | Công ty CP Rượu Việt Pháp | Tiểu Khu 1 Thị Trấn Yên Châu, huyện Yên Châu | Sản xuất, kinh doanh rượu |
4 | Công ty Chè Mộc Châu | TK chè đen 1, TTNT Mộc Châu, huyện Mộc Châu | Nông nghiệp |
5 | Công ty Cổ phần Hoa cảnh Cao Nguyên | Bản áng, Xã Đông Sang, huyện Mộc Châu | Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa, cây cảnh |
6 | DNTN Mộc Sương | TK 34 xã Tân Lập, huyện Mộc Châu | Chế Biến Chè |
7 | Công ty CP Cấp nước Sơn La | Số 55 đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, Tp. Sơn La | Môi trường (xử lý và cung cấp nước sạch) |
8 | Công ty CP Chế biến nông sản Hồng Hà Sơn La | Bản Cung Tà Làng, xã Tú Nang, huyện Yên Châu | Chế biến nông nghiệp |
9 | Công ty CP Chè Chiềng Ve Mộc Châu | Tiểu khu 5 xã Chiềng Sơn huyện Mộc Châu | Trồng trọt và chế biến (chè) |
10 | Công ty CP Chè Cờ Đỏ Mộc Châu | Tiểu khu Cờ Đỏ, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu | Trồng trọt và chế biến (chè) |
11 | Công ty CP Cơ khí Sơn La | Khu công nghiệp Chiềng Sinh, Phường Chiềng Sinh, Tp. Sơn La | Cơ khí |
12 | DNTN Châu Tứ | Tiểu Khu 68 - thị trấn Nông trường, huyện Mộc Châu | Chế Biến Chè |
13 | Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Châu Ngọc | Số 16, Nguyễn Lương Bằng, tổ 04, phường Quyết Thắng, TP. Sơn La | In ấn |
14 | Công ty TNHH Phân bón và Hóa chất Sơn La | Số nhà 160, Tiểu khu 2, Xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn | Kinh Doanh Phân Bón |
15 | Công ty TNHH Nhà nước MTV Môi trường đô thị Sơn La | Số 07, đường Bản Cọ, phường Chiềng An, thành phố Sơn La | Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại |
16 | Công ty CP Đầu tư Vạn An | Tiểu khu 3, Thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên | Kinh doanh đa ngành nghề |
17 | Công ty CP Đầu tư xây dựng Hồng Long | Khối 01, Thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên | Xây dựng |
18 | Công ty TNHH Hưng Hán | Tiểu khu 30/4, Xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu | Chế Biến Chè |
19 | Công ty CP thực phẩm sạch RASA Việt Nam | Tiểu khu 1 xã Mường Sang Mộc Châu | Thực phẩm sạch |
20 | Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu | Thị trấn Nông trường, huyện Mộc Châu | Chăn nuôi và chế biến |
21 | Công ty CP Hoa thảo nguyên Mộc Châu | Tiểu khu 1, Xã Mường Sang, huyện Mộc Châu | Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa, cây cảnh |
22 | Công ty CP Thực phẩm Sơn La | 274 đường Trần Đăng Ninh, tổ 8, phường Quyết Tâm, Tp. Sơn La | Chế biến thực phẩm |
23 | Công ty CP Mía đường Sơn La | Tiểu khu 1, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn | Sản xuất, chế biến nông sản |
24 | Công ty TNHH kinh doanh nông sản Thân Nga | Bản Kiến Xương, xã Phỏng lái, huyện Thuận Châu | Sản xuất chè xanh |
25 | Công ty CP Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Tabaco | Số nhà 126, Tiểu khu 17, Thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn | Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa, cây cảnh |
26 | Công ty CP Nông sản thực phẩm H2PT | TK Tiền Phong 1, TT Hát Lót, huyện Mai Sơn | Công nghiệp thực phẩm |
27 | Công ty CP Sản xuất Kinh doanh Lâm nông sản và Xây dựng Mộc Châu | Tiểu Khu 13 Thị Trấn Mộc Châu | Nông nghiệp, xây dựng |
28 | Công ty CP Sản xuất tre công nghiệp Mộc Châu | Cụm Công nghiệp Bó Ban, Thị trấn Mộc Châu huyên Mộc Châu | Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện |
29 | Công ty CP Sơn Hà | Số 100, tiểu khu Chiềng Đi, thị trấn Nông trường Mộc Châu | Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác |
30 | Công ty Cổ phần hoa Nhiệt đới | Bản Búa, xã Đông Sang, TT Mộc Châu | Nông nghiệp |
31 | Doanh nghiệp Xuân Hồng | Tiểu khu Cờ Đỏ, TT Nông trường, huyện Mộc Châu | Nông nghiệp |
32 | Công ty TNHH Bắc Sơn | Số 597, Tổ 1, Phiêng Ban 3, thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên | Sản xuất đồ uống, nước khoáng |
33 | Công ty TNHH Cà phê Sơn La | Số 48, Đường Tôn Thất Tùng, Tiểu khu 15, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn | Sản xuất chế biến thực phẩm |
34 | Công ty TNHH Chế biến chè Tân Lập Mộc Châu | Bản Hoa, Xã Tân Lập, huyện Mộc Châu | Chế biến nông nghiệp |
35 | Công ty TNHH một thành viên cá tầm Việt Nam Sơn La | Tiểu khu 4, thị trấn ít Ong, huyện Mường La | Nuôi trồng thủy sản |
36 | Chi nhánh Tây bắc, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Ngô Việt Nam | Xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn | Công nghệ sinh học |
37 | Công ty TNHH Năng lượng Mộc Châu Xanh | Tiểu khu Bó Bun, TT Nông trường Mộc Châu | Than sinh khối |
38 | Công ty TNHH MTV Thương mại Thủy Tráng | Tiểu khu II TT Thuận Châu | Bếp hòa khí từ nguyên liệu sinh khối |
39 | Công ty TNHH và Đầu tư NANO | Số 445, đường Trần Đăng Ninh, tổ 4, P. Quyết Tâm, TP. Sơn La | Nghiên cứu khoa học; Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và chuyển giao công nghệ xử lý môi trường; thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ |
40 | Công ty TNHH nhà nước một thành viên Lâm nghiệp Sông Mã | Xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La | Nông nghiệp, lâm nghiệp |
B | Các Hợp tác xã tiềm năng | ||
1 | HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Bảo Lâm | Bản Lào Lay - xã Phiêng Ban - Bắc Yên | Nông nghiệp |
2 | HTX Hương Sơn | Bản Hưng Mai, Nà Nghịu | Nông nghiệp |
3 | HTX Dược liệu MC xanh | TK cơ quan, TT Nông trường | Nông nghiệp |
4 | HTX rau An toàn Ta Niết | Bản Ta Niết, Chiềng Hắc | Nông nghiệp |
5 | HTX nông sản Vietgap Mộc Châu | Bản Áng 1, xã Đông Sang | Nông nghiệp |
6 | HTX Gia Thịnh | Km178, QL6, xã Vân Hồ | Nông nghiệp |
7 | HTX Hoàng Tuấn | Bó Nhàng 2, xã Vân Hồ | Nông nghiệp |
8 | HTX nhãn chín muộn | TK Nà Sản, Chiềng Mung | Nông nghiệp |
9 | HTX Tiên Sơn | Bản Mai Tiên, Mường Bon | Nông nghiệp |
10 | HTX DVNN 1-5 | Bản Bó Cá, Chiềng An | Nông nghiệp |
11 | HTX Nông nghiệp xanh | Số nhà 59 - Tổ 8- P. Chiềng Sinh | Nông nghiệp |
12 | HTX cơ khí Thanh niên | Bản Ten, TT Ít Ong | Tiểu thủ công nghiệp |
13 | HTX KD&DVTH Bình Thuận | Bản Kiến Xương, xã Phổng Lái | Nông nghiệp |
14 | HTX Đoàn kết 3 | Phiêng Bay, Chiềng Khay | Nông nghiệp |
15 | HTX chế biến Chè Phiêng Khoài | Kim Chung, Phiêng Khoài | Nông nghiệp |
16 | HTX NN Chiềng Hặc | Viêng Lán, Chiềng Hặc | Nông nghiệp |
17 | HTX Nấm Mường Tấc | Ngã 3 Gia Phù | Nông nghiệp |
18 | HTX Đức Hạnh | Ngã 3 Mường Cơi | Nông nghiệp |
C | Các Tổ chức KH&CN | ||
1 | Trung tâm Ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN | Đường Hoàng Quốc Việt, P Chiềng Cơi, TP. Sơn La | Ứng dụng và chuyển giao công nghệ |
2 | Trung tâm Đào tạo và dịch vụ kinh tế | Tổ 2, P. Quyết Tâm, Tp. Sơn La | Đào tạo trong các lĩnh vực kinh tế; nghiên cứu khoa học |
3 | Trung tâm Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ | Tổ 2, P. Quyết Tâm, Tp. Sơn La | Nghiên cứu khoa học; Đào tạo bồi dưỡng; Chuyển giao công nghệ |
4 | Trung tâm Tư vấn cầu đường Sơn La | Số 188, đường Nguyễn Lương Bằng, tổ 2, P. Quyết Thắng, TP Sơn La | Giao thông |
5 | Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản Sơn La | TK1, phường Chiềng Cơi, Tp. Sơn La | Nông nghiệp |
- 1Quyết định 43/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp giữa Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh với các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 2Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2016 kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tỉnh An Giang
- 3Quyết định 2724/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh Thái Bình
- 4Quyết định 2429/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 5Nghị quyết 57/2016/NQ-HĐND về biện pháp đặc thù thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 6Quyết định 1636/QĐ-UBND năm 2017 về Đề án Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Phú Yên đến năm 2020
- 7Quyết định 262/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ và tổ chức khoa học công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm giai đoạn 2018-2020 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 8Quyết định 1475/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án phát triển doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020
- 1Nghị định 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ
- 2Quyết định 418/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 592/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật hợp tác xã 2012
- 5Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 6Quyết định 2075/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 1049/QĐ-TTg năm 2014 về Danh mục đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Luật Doanh nghiệp 2014
- 9Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp
- 10Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ ban hành
- 11Thông tư 02/2015/TT-BKHCN Quy định việc đánh giá và thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 12Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 13Nghị quyết 19/2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 14Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 15Nghị định 54/2016/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập
- 16Quyết định 1381/QĐ-TTg năm 2016 sửa đổi Quyết định 592/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 43/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp giữa Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh với các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 18Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2016 kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tỉnh An Giang
- 19Quyết định 2724/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh Thái Bình
- 20Quyết định 2429/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 21Nghị quyết 57/2016/NQ-HĐND về biện pháp đặc thù thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 22Quyết định 1636/QĐ-UBND năm 2017 về Đề án Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Phú Yên đến năm 2020
- 23Quyết định 262/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ và tổ chức khoa học công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm giai đoạn 2018-2020 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 24Quyết định 1475/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án phát triển doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020
Quyết định 2378/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020”
- Số hiệu: 2378/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/10/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Cầm Ngọc Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/10/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực