Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 214/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 21 tháng 01 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÙNG DÂN CƯ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT THÍCH ỨNG VỚI THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017;

Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 07/05/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Quyết định số 2569/QĐ-UBND ngày 09/7/2019 của UBND tỉnh phê duyệt Đề cương Quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 23/TTr.SNN-KHTC ngày 06 tháng 01 năm 2020 về việc phê duyệt Quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2030, với những nội dung chính như sau:

1. Đối tượng nghiên cứu, tiêu chí xác định

Đối tượng bị ảnh hưởng thiên tai và khả năng ảnh hưởng thiên tai căn cứ theo Khoản 1, Điều 3 Luật Phòng chống thiên tai, đồng thời tham khảo áp dụng các đối tượng quy định tại mục a, b, Khoản 2, Điều 1, Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ; xác định 04 nhóm đối tượng như sau:

a) Đối tượng 01: Hộ gia đình, cá nhân bị mất đất ở, đất sản xuất do sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất, ngập lụt, lốc xoáy. Tiêu chí xác định:

- Đối tượng đã bị mất đất ở, đất sản xuất do các hiện tượng thiên tai gây nên;

- Một trong các hiện tượng thiên tai đã xảy ra gây thiệt hại đến tài sản, đời sống dân sinh trong vùng;

- Chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư xác nhận và đề nghị đưa vào quy hoạch.

b) Đối tượng 02: Hộ gia đình, cá nhân sinh sống ở vùng có nguy cơ bị sạt lở, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất, ngập lụt, lốc xoáy. Tiêu chí xác định:

- Đối tượng ở trong vùng dễ bị tổn thương: Sườn đồi núi, ven sông, suối, những vùng địa chất yếu, địa hình thấp trũng; Ở gần: các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, công trình giao thông,... có nguy cơ sạt lở hoặc trong phạm vi cảnh báo không an toàn;

- Thực tế đã xảy ra một trong các hiện tượng thiên tai gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống và có quá trình lặp lại qua các năm;

- Những vùng chưa có hệ thống đê kè hoặc có nhưng chưa đảm bảo chức năng phòng hộ (nếu đầu tư xây dựng vượt quá khả năng, không khả thi);

- Chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư xác nhận và đề nghị đưa vào quy hoạch.

c) Đối tượng 03: Hộ gia đình, cá nhân sinh sống ở vùng bị ảnh hưởng nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá và các hiện tượng thiên tai khác dẫn đến khó khăn về đời sống và sản xuất. Tiêu chí xác định:

- Các hộ dân vạn chài chưa có đất ở, đang sống trên thuyền bè tạm bợ;

- Đối tượng ở những địa điểm bị ô nhiễm nguồn nước do biến đổi khí hậu hoặc bị hạn hán, xâm nhập mặn không thể khắc phục, không đảm bảo đời sống sinh hoạt;

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chưa đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt; điều kiện kinh tế - xã hội còn đặc biệt khó khăn;

- Đối tượng có nguyện vọng được hỗ trợ đất ở, di dời, được chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư xác nhận đề nghị đưa vào quy hoạch.

d) Đối tượng 04: Hộ gia đình, cá nhân sinh sống ở vùng có nguy cơ bị sóng thần, xâm nhập mặn, nước biển dâng. Tiêu chí xác định:

- Đối tượng ở những địa phương có bờ biển, cửa sông đổ ra biển, đã xảy ra hiện tượng sóng thần, xâm nhập mặn, nước biển dâng ảnh hưởng đến đất ở, đất sản xuất, nguồn nước sản xuất và sinh hoạt, trong lịch sử đã xảy ra;

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chưa phát triển, yêu cầu nguồn lực đầu tư cho hạ tầng vượt quá khả năng trong giai đoạn hiện nay;

- Hệ thống đê biển, đê sông chưa có, hoặc có nhưng đã xuống cấp; trong lịch sử (100 năm qua) đã xuất hiện sóng thần hoặc nguy cơ xuất hiện sóng thần;

Xét theo điều kiện thực tế và cân đối nguồn lực, trong giai đoạn đến 2030, đối tượng 04 chưa có nhu cầu đưa vào quy hoạch.

2. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch

2.1. Quan điểm:

- Quy hoạch phải phù hợp với chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai; quy hoạch tỉnh. Đảm bảo an toàn dân sinh, ổn định sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng miền, địa phương.

- Ưu tiên các vùng có nguy cơ cao về thiên tai; vùng đặc biệt khó khăn. Ưu tiên bố trí theo hình thức xen ghép, ổn định tại chỗ, trong trường hợp không thể bố trí được mới bố trí, sắp xếp đến thôn, bản, xã khác.

- Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế mỗi địa phương; thực hiện đồng bộ từ quy hoạch khu dân cư, kết cấu hạ tầng; huy động, lồng ghép nhiều nguồn lực, đảm bảo tính khả thi; đảm bảo đời sống người dân tái định cư ổn định, phát triển bền vững, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

2.2. Mục tiêu quy hoạch:

a) Mục tiêu tổng quát:

Đến năm 2030 cơ bản hoàn thành việc bố trí dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh, ổn định cho nhân dân vùng tái định cư, nâng cao đời sống, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai. Tổ chức sản xuất theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển toàn diện, đồng thời có lựa chọn phát triển các sản phẩm đặc thù thích nghi với tiểu vùng sinh thái, thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Bố trí sắp xếp ổn định dân cư: Đến năm 2030 bố trí sắp xếp ổn định cho 8.938 hộ, 38.405 nhân khẩu, trong đó: Đối tượng 01: 99 hộ, 394 nhân khẩu; đối tượng 02: 8.415 hộ, 36.585 nhân khẩu; đối tượng 03: 424 hộ, 1.426 nhân khẩu, các giai đoạn cụ thể:

+ Giai đoạn 2019 - 2025: Bố trí 5.164 hộ, chiếm 57,78%, trong đó: Đối tượng 01: 99 hộ; đối tượng 02: 4.876 hộ; đối tượng 03: 189 hộ;

+ Giai đoạn 2026 - 2030: Bố trí 3.774 hộ, chiếm 42,22%, trong đó: Đối tượng 02: 3.359 hộ; đối tượng 03: 235 hộ.

- Tổ chức sản xuất đảm bảo một số chỉ tiêu cơ bản:

+ Bình quân lương thực đầu người năm 2025 đạt khoảng 325 kg/người/năm; đến năm 2030 khoảng 315 kg/người/năm;

+ Thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt khoảng 55 - 60 triệu đồng/năm; đến năm 2030 khoảng 75 - 80 triệu đồng/năm;

+ Giá trị sản xuất bình quân /01 ha đất sản xuất nông nghiệp năm 2025 đạt 90 - 100 triệu đồng; năm 2030 đạt 110 - 120 triệu đồng;

+ Bình quân đất sản xuất nông nghiệp năm 2025 đạt 0,39 ha/hộ; năm 2030 đạt 0,37 ha/hộ; Đất lâm nghiệp năm 2025 đạt 1,54 ha/hộ, năm 2030 đạt 1,47 ha/hộ, khoanh nuôi bảo vệ rừng đạt tương ứng đạt 1,48 - 1,45 ha/hộ.

3. Phương án bố trí sắp xếp ổn định dân cư

3.1. Bố trí sắp xếp theo ngành nghề

- Nông, lâm nghiệp: 7.215 hộ, chiếm 80,72%;

- Ngư nghiệp, diêm nghiệp: 646 hộ, chiếm 7,23%;

- Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: 388 hộ, chiếm 4,34%;

- Dịch vụ thương mại: 689 hộ, chiếm 7,71%.

3.2. Bố trí sắp xếp theo đối tượng ảnh hưởng

a) Đối tượng 01 (Hộ gia đình, cá nhân bị mất đất ở, đất sản xuất do sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất, ngập lụt, lốc xoáy): 99 hộ, 394 nhân khẩu, bố trí ở 08 xã, thị trấn trên địa bàn 06 huyện: Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Thanh Chương, Tương Dương, Kỳ Sơn.

b) Đối tượng 02 (Hộ gia đình, cá nhân sinh sống ở vùng có nguy cơ bị sạt lở, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất, ngập lụt, lốc xoáy): 8.415 hộ, 36.585 nhân khẩu, bố trí ở 146 xã, thị trấn trên địa bàn 19 huyện, thành, thị xã (huyện Nghĩa Đàn và thị xã Cửa Lò không có đối tượng).

c) Đối tượng 03 (Hộ gia đình sống ở vùng bị ảnh hưởng nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá và các hiện tượng thiên tai khác dẫn đến khó khăn về sản xuất, đời sống): 424 hộ, 1.426 nhân khẩu, bố trí ở 06 xã trên địa bàn 04 huyện: Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Anh Sơn.

3.3. Hình thức bố trí, sắp xếp dân cư

a) Bố trí tập trung: 3.491 hộ, 14.899 nhân khẩu, trong đó bố trí 01 điểm ngoại xã (nội huyện) 120 hộ; Bố trí nội xã 3.371 hộ ở 56 điểm.

b) Bố trí xen ghép: 1.699 hộ, 7.868 nhân khẩu, bố trí ở 237 điểm.

c) Bố trí ổn định tại chỗ: 3.748 hộ, 15.638 nhân khẩu, bố trí ở 236 điểm.

(Chi tiết tại Phụ lục 01 và 02 kèm theo).

4. Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng quy hoạch dân cư

4.1. Khai hoang, cải tạo mặt bằng các khu tái định cư

Diện tích khai hoang, cải tạo mặt bằng để bố trí các khu tái định cư là 676 ha. Trong đó lấy trên đất trồng cây lâu năm và cây hàng năm 178 ha, đất rừng sản xuất 221 ha, đất chưa sử dụng 277 ha. Đưa vào sử dụng cho các mục đích: Đất trồng lúa 52 ha, đất trồng cây hàng năm khác 46 ha, đất trồng cây lâu năm 98 ha, đất trồng rừng sản xuất 113 ha, đất ở 253 ha, đất hạ tầng 114 ha.

4.2. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

a) Giao thông: Đầu tư xây dựng 260 km (làm mới 134 km, nâng cấp 116 km), quy mô đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn cấp A trở lên. Xây dựng 82 công trình trên đường (cầu, cống, tràn), trong đó làm mới 74 công trình, nâng cấp 8 công trình.

b) Thủy lợi, nước sinh hoạt: Đầu tư xây dựng 48 km kênh mương, 18 công trình thủy lợi; 148 km đường ống cấp nước sinh hoạt các loại, 380 bể chứa và giếng khoan.

c) Điện: Đầu tư xây dựng 56 km đường dây, 05 trạm biến thế, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng ảnh hưởng thiên tai.

d) Hạ tầng văn hóa xã hội thiết yếu: Đầu tư xây dựng 05 điểm trường mầm non, 02 điểm trường tiểu học; 22 nhà sinh hoạt cộng đồng và sân thể thao.

5. Tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai

5.1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và khai thác đất chưa sử dụng

a) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Diện tích chuyển đổi ở các xã có hộ gia đình bố trí sắp xếp dân cư là 2.709 ha, trong đó:

- Đất trồng lúa 245 ha, chuyển sang: trồng rau củ quả 50 ha; ngô 102 ha; mía nguyên liệu 33 ha; nuôi trồng thủy sản 47 ha; trang trại 13 ha.

- Đất trồng cây hàng năm khác 921 ha, chuyển sang: trồng rau củ quả 51 ha; ngô 15 ha; mía nguyên liệu 53 ha; dứa 200 ha; sắn nguyên liệu 130 ha; dâu tằm 4 ha; cây ăn quả 30 ha; chè 283 ha; dược liệu 24 ha; cây nhang bài 60 ha; trang trại 71 ha.

- Đất trồng cây lâu năm: 660 ha, chuyển sang: trồng rau củ quả 12 ha; mía nguyên liệu 115 ha; dứa 86 ha; cây ăn quả 161 ha; chè 35 ha; cây nhang bài 230 ha; trang trại 21 ha.

- Đất trồng rừng sản xuất: 884 ha, chuyển sang: trồng lúa 2 ha; rau quả 6 ha; cây ăn quả 609 ha; chè 70 ha; dược liệu 144 ha; trang trại 54 ha.

b) Khai thác đất chưa sử dụng vào sản xuất 521 ha, đưa vào các mục đích sử dụng: trồng lúa 45 ha; rau củ quả 12 ha; ngô 30 ha; mía 5 ha; cây ăn quả 62 ha; chè 10 ha; dược liệu 8 ha; rừng sản xuất 315 ha.

5.2. Tổ chức sản xuất theo đối tượng bố trí sắp xếp dân cư

a) Đối tượng 01: Tổng 99 hộ; Tổ chức sản xuất:

- Dịch vụ thương mại: 06 hộ ở thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn.

- Nông nghiệp: 93 hộ, ở các huyện: Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Thanh Chương, Tương Dương. Trên cơ sở đặc điểm sinh thái, điều kiện đất đai của địa phương, tổ chức sản xuất phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả và bền vững. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, cơ cấu giống phù hợp thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu.

b) Đối tượng 02: Tổng 8.415 hộ, ở 146 xã, phường, thị trấn trên địa bàn 19 huyện, thành, thị xã. Tổ chức sản xuất:

- Dịch vụ thương mại: 664 hộ, ở các huyện: Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Nghi Lộc và thị xã Hoàng Mai. Bố trí kinh doanh dịch vụ thương mại ở các chợ nông thôn, trung tâm thương mại huyện, thị xã.

- Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: 268 hộ, trong đó: thị xã Hoàng Mai 229 hộ, bố trí sản xuất ở các làng nghề chế biến hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá; 39 hộ ở huyện Con Cuông và Kỳ Sơn, bố trí sản xuất trong các làng nghề Dệt thổ cẩm.

- Ngư nghiệp, diêm nghiệp: 521 hộ, trong đó: huyện Diễn Châu 170 hộ (42 hộ bố trí sản xuất khai thác hải sản, tham gia dịch vụ hậu cần nghề cá, 128 hộ tổ chức sản xuất muối); thị xã Hoàng Mai 273 hộ, bố trí sản xuất trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy hải sản; huyện Nam Đàn 06 hộ, bố trí sản xuất nuôi cá lồng trên sông Lam; thành phố Vinh 72 hộ, tổ chức sản xuất nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú; đa dạng hóa đối tượng nuôi để thích nghi với điều kiện sinh thái, thích ứng thiên tai, biến đổi khí hậu.

- Nông, lâm nghiệp: 6.962 hộ, trên địa bàn thị xã Hoàng Mai và 15 huyện: Yên Thành, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn. Trên cơ sở đặc điểm sinh thái, điều kiện đất đai của từng tiểu vùng, địa phương, tổ chức sản xuất phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả và bền vững. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, cơ cấu giống phù hợp thích ứng với thiên tai biến đổi khí hậu; Phát triển sản xuất các sản phẩm có giá trị đặc sản, lợi thế của địa phương.

c) Đối tượng 03: Tổng 424 hộ, bố trí ở 06 xã, thị trấn trên địa bàn 04 huyện. Tổ chức sản xuất:

- Dịch vụ thương mại: 19 hộ, ở huyện Quỳnh Lưu và huyện Hưng Nguyên, bố trí kinh doanh dịch vụ thương mại ở các chợ nông thôn.

- Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: 120 hộ, ở huyện Quỳnh Lưu, bố trí sản xuất trong các làng nghề chế biến hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Ngư nghiệp: 125 hộ, trong đó 105 hộ ở huyện Quỳnh Lưu, tổ chức sản xuất nuôi tôm tập trung, sản xuất tôm giống; mở rộng nuôi ngao vùng bãi triều; khai thác hải sản; phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá. Còn 20 hộ ở huyện Hưng Nguyên và huyện Anh Sơn ổn định nghề khai thác thủy sản, kết hợp nuôi cá lồng trên sông Lam.

- Nông, lâm nghiệp: 160 hộ, trong đó: huyện Hưng Nguyên 37 hộ bố trí sản xuất lúa chất lượng, rau hữu cơ, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm; huyện Thanh Chương 123 hộ, trong đó xã Thanh Hà 03 hộ bố trí sản xuất trồng trọt kết hợp chăn nuôi, xã Thanh Thủy 120 hộ bố trí tập trung tại khu tái định cư vùng Khe Mừ, quy mô 291 ha trong đó bố trí: đất trồng lúa 30 ha, đất

…………………

- Tạo ra hàng chục ngàn việc làm cho khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho người dân an cư lạc nghiệp, có cuộc sống ổn định, có tư liệu sản xuất, ngành nghề phát triển, đời sống được nâng cao, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

- Cơ sở hạ tầng được đầu tư tạo thuận lợi cho việc cung cấp thông tin, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội; trình độ dân trí được nâng cao; góp phần tích cực hiệu quả trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

c) Hiệu quả môi trường

- Thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là các công trình thủy lợi nhằm giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng thiên tai, bảo vệ môi trường.

- Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái; Trồng rừng, cây nguyên liệu góp phần tăng độ che phủ, giữ độ phì cho đất, giảm nguy cơ xói mòn rửa trôi,..; Trồng rừng phòng hộ ven biển, rừng đầu nguồn góp phần hạn chế nguy cơ lũ ống lũ quét, sạt lở đất,...

8. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch

8.1. Giải pháp quản lý quy hoạch: Quy hoạch được duyệt, tiến hành lập quy hoạch chi tiết, tổ chức thực hiện theo tiến độ. Triển khai dứt điểm các dự án bố trí dân cư đang thực hiện và đã có quyết định nhưng chưa bố trí vốn. Tăng cường kiểm tra giám sát thực hiện quy hoạch, kịp thời điều chỉnh bổ sung phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

8.2. Giải pháp cơ chế, chính sách

a) Chính sách đất đai

- Đối với đất ở các điểm tái định cư tập trung: Căn cứ Luật Đất đai 2013, UBND huyện, thành phố, thị xã có biện pháp thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với đất ở các hộ xen ghép: Chính quyền địa phương xem xét bố trí ở các khu vực thuộc đất 5% xã quản lý đồng thời vận động nhân dân sang nhượng đất ở cho hộ xen ghép theo giá quy định của nhà nước hoặc xen ghép trong vườn hộ để giảm bớt khó khăn cho các hộ xen ghép.

- Đối với đất sản xuất: các hộ tái định cư cơ bản sử dụng trên phần diện tích cũ của mình, riêng điểm dân cư tập trung tại vùng Khe Mừ (huyện Thanh Chương) địa phương phối hợp cùng các ngành liên quan căn cứ Luật Đất đai 2013 thực hiện dự án đã được phê duyệt để giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân tái định cư kịp thời ổn định cuộc sống.

- Miễn giảm tiền sử dụng đất ở đối với hộ tái định cư ở vùng thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, Quyết định số 33/2011/QĐ-TTg ngày 10/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: Thực hiện hỗ trợ theo Điểm b, Khoản 2, Điều 3, Quyết định 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu (chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và san lấp mặt bằng các cụm dân cư; đầu tư đường giao thông, hệ thống điện, nước sinh hoạt công cộng, công trình thủy lợi; phòng học và các công trình thiết yếu khác).

c) Chính sách hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình: Thực hiện hỗ trợ theo Điểm c, Khoản 2, Điều 3, Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó ngân sách nhà nước (nguồn vốn sự nghiệp kinh tế) hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 1 gồm: Di chuyển người và tài sản, khai hoang, nhà ở, lương thực (trong thời gian đầu tại nơi tái định cư, tối đa không quá 12 tháng), nước sinh hoạt (nơi không có điều kiện xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung). Đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể mức kinh phí cho từng nội dung hỗ trợ theo điều kiện thực tế tại địa phương.

d) Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng: Thực hiện theo Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Quyết định số 58/2015/QĐ-UBND ngày 13/10/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 39/2018/QĐ-UBND ngày 10/9/2018 của UBND tỉnh về việc sửa đổi bổ sung một số điều quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 58/2015/QĐ-UBND ngày 13/10/2015 của UBND tỉnh.

e) Chính sách hỗ trợ cộng đồng bố trí dân cư xen ghép: Đối với các xã, phường, thôn, bản nhận hộ dân đến ở xen ghép: Thực hiện hỗ trợ theo Điểm d, Khoản 2, Điều 3, Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ, để thực hiện các nội dung: Điều chỉnh đất ở, đất sản xuất giao cho các hộ mới đến (khai hoang, bồi thường theo quy định khi thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất), xây mới hoặc nâng cấp một số công trình hạ tầng thiết yếu như trường học, trạm xá, thủy lợi nội đồng, đường dân sinh, công trình cấp nước cộng đồng. Các hạng mục công trình được lựa chọn để nâng cấp hoặc đầu tư mới do UBND cấp xã quyết định theo thứ tự ưu tiên và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng dân cư sở tại.

f) Chính Hỗ trợ tập huấn, đào tạo nghề: Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động vùng dự án áp dụng theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 và Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng nội dung, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về quản lý, tổ chức thực hiện chương trình cho cán bộ làm công tác bố trí dân cư và bảo đảm kinh phí chỉ đạo thực hiện chương trình ở các cấp. Mức chi phí cụ thể theo dự toán dược cấp có thẩm quyền phê duyệt.

g) Hỗ trợ phát triển sản xuất

Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: các hộ chuyển đổi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy hoạch sản xuất sẽ được hỗ trợ tiền mua giống và phân bón; tiền mua giống gia cầm, gia súc, thủy sản; hỗ trợ một lần để làm chuồng trại chăn nuôi; hỗ trợ lãi suất vốn vay ưu đãi bằng 100% lãi suất cho vay hộ nghèo để mua giống gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc phát triển ngành nghề. Hỗ trợ các hộ nhận khoán bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ. Thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo Thông tư số 04/2018/TT-BTC ngày 17/01/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.

8.3. Giải pháp phát triển sản xuất

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi mùa vụ phù hợp, thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu; phát triển sản xuất theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị; phát triển cây, con đặc sản của địa phương; trồng, chăm sóc bảo vệ, phát triển rừng đa mục tiêu: kinh tế, xã hội, môi trường.

- Tổ chức cung ứng giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, áp dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh, tăng vụ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Phát triển ngành nghề đặc biệt là những nghề truyền thống của địa phương; gắn phát triển làng nghề với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ở các địa phương có tiềm năng lợi thế.

- Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn của trung ương, của tỉnh như: Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Quyết định số 48/2017/QĐ-UBND ngày 05/6/2017 của UBND tỉnh về việc quy định chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 15/2018/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của UBND tỉnh Ban hành quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Nghiên cứu xây dựng các chính sách hỗ trợ xây dựng, quảng bá sản phẩm; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; tăng cường công tác thông tin, tìm kiếm thị trường; gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; liên kết theo chuỗi giá trị.

8.4. Giải pháp huy động vốn đầu tư

- Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, bao gồm việc lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới,....

- Căn cứ ngân sách trung ương phân bổ, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình bố trí ổn định dân cư hàng năm và 05 năm, bao gồm vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp kinh tế, đồng thời bổ sung ngân sách địa phương, huy động nguồn vốn để thực hiện.

- Chủ động bố trí nguồn vốn do tỉnh quản lý kết hợp lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án và nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn, để triển khai thực hiện bố trí ổn định dân cư; ưu tiên thực hiện các dự án bố trí ổn định dân cư các vùng có nguy cơ sạt lở cao, vùng đặc biệt khó khăn.

- Khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Tuyên truyền vận động, huy động nguồn lực cộng đồng để đầu tư phát triển sản xuất, ổn định dân cư. Ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho các dự án đang triển khai dở dang và các dự án đã phê duyệt nhưng chưa có nguồn vốn.

8.5. Giải pháp giảm thiểu tác động môi trường, thích ứng thiên tai, biến đổi khí hậu

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi, hồ chứa, đê sông, đê biển; tăng cường củng cố các công trình thủy lợi để chống hạn, chống úng; nghiên cứu đề xuất các giải pháp chống bồi lấp cửa sông, nạo vét dòng chảy...

- Tăng cường công tác trồng rừng, nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển; trồng cây phân tán; nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm, đầu tư trang thiết bị hiện đại trong công tác phòng chống cháy rừng, cảnh báo thiên tai.

- Hạn chế việc khai thác cát sỏi dưới lòng sông; kiểm tra, xử lý nghiêm khai thác cát, sỏi trái phép; thực hiện cấp phép khai thác cát sỏi đúng quy định.

- Có kế hoạch sử dụng nguồn nước hợp lý hiệu quả, đảm bảo yêu cầu cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất, đảm bảo các mục tiêu dân sinh kinh tế - xã hội.

- Nghiên cứu thiết kế quy hoạch các khu dân cư, kết cấu công trình đảm bảo thích ứng, né tránh thiên tai; công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi bảo đảm chống ngập và tiêu thoát lũ, sạt lở đất.

- Chủ động, nắm bắt, cập nhật thông tin về biến đổi khí hậu và dự báo các ảnh hưởng do thiên tai, để xây dựng các giải pháp (công trình/phi công trình) nhằm giảm thiểu ảnh hưởng thiên tai, biến đổi khí hậu trên các lĩnh vực: đầu tư xây dựng, mùa vụ cây trồng, vật nuôi; đồng thời, xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai trong các chương trình, dự án có liên quan.

8.6. Giải pháp tuyên truyền vận động

- Tuyên truyền thuyết phục nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sản xuất thân thiện với môi trường; chủ động có phương án phòng tránh thiên tai để giảm thiểu thiệt hại bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản dân sinh.

- Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân, các tổ chức xã hội và cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia cùng chính quyền các cấp thực hiện bố trí dân cư theo quy hoạch, kế hoạch.

- Tăng cường huy động các nguồn lực từ nhân dân, đặc biệt là ở vùng bố trí dân cư xen ghép và ổn định tại chỗ, để duy tu, sửa chữa các công trình hạ tầng dã xuống cấp, ổn định sản xuất và sinh hoạt; góp phần thực hiện hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch.

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện quy hoạch, đảm bảo đúng đối tượng, tiến độ; tổ chức đánh giá định kỳ việc thực hiện quy hoạch; phối hợp với các sở ngành, đơn vị liên quan trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh quy hoạch trong trường hợp cần thiết. Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch bố trí dân cư 5 năm và hàng năm, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, các bộ ngành liên quan theo quy định.

- Chỉ đạo Chi cục Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan căn cứ nội dung Quy hoạch xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; lập các Dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; hướng dẫn các địa phương lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án trên địa bàn để thực hiện quy hoạch hiệu quả.

3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên cân đối nguồn vốn, trình UBND tỉnh bố trí nguồn vốn cho các dự án bố trí dân cư trong Quy hoạch theo kế hoạch hàng năm; thực hiện cấp phát, theo dõi, hướng dẫn và giám sát chi tiêu tài chính của các dự án bố trí dân cư theo quy định.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các địa phương; hướng dẫn thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân thuê đất, tích tụ đất phát triển sản xuất. Ưu tiên thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phòng chống sạt lở nhằm tạo diều kiện để các chủ đầu tư triển khai thực hiện nhanh chóng các công trình, hoàn thành đưa vào sử dụng kịp thời, phát huy hiệu quả phòng, chống sạt lở, bảo vệ công trình.

5. Các Sở: Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Công Thương, Lao động Thương binh và Xã hội; Ban Dân tộc, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, có kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thành phố, thị xã thực hiện các nội dung của quy hoạch.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

Căn cứ nội dung của quy hoạch được phê duyệt và tình hình thực tế của địa phương để xây dựng kế hoạch thực hiện. Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc rà soát kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, khảo sát cụ thể hàng năm để lập kế hoạch bố trí sắp xếp dân cư bảo đảm an toàn; kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, tham mưu).

Rà soát, tổng hợp nhu cầu sử dụng đất các khu tái định cư vào phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất làm căn cứ thu hồi đất, giao đất, cho thê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Phó Chủ tịch NN UBND tỉnh;
- Phó VP NN, UBND tỉnh;
- Sở Nông nghiệp và PTNT;
- Chi cục Phát triển nông thôn;
- Đoàn Quy hoạch NN và Thủy lợi;
- Lưu: VT, NN (C).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Nghĩa Hiếu

 

PHỤ LỤC 01:

PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ SẮP XẾP DÂN CƯ GIAI ĐOẠN 2020 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 21/01/2020 của UBND tỉnh Nghệ An)

TT

Vùng quy hoạch dân cư (nơi đến)

Tổng số đối tượng quy hoạch

Phương án bố trí dân cư

Ổn định tại chỗ

Vùng tập trung

Xen ghép

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

Nội xã

Ngoại xã

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

 

Tổng toàn tỉnh

8.938

38.405

3.748

15.638

3.371

14.431

120

468

1.699

7.868

I

Đối tượng 01

99

394

12

58

31

122

-

-

56

214

a

Vùng Tây Bắc

38

148

 

 

 

 

 

 

38

148

1

Tân Kỳ

25

100

 

 

 

 

 

 

25

100

2

Nghĩa Đàn

11

40

 

 

 

 

 

 

11

40

3

Quế Phong

2

8

 

 

 

 

 

 

2

8

b

Vùng Tây Nam

61

246

12

58

31

122

 

 

18

66

1

Thanh Chương

24

96

6

30

 

 

 

 

18

66

2

Tương Dương

31

122

 

 

31

122

 

 

 

 

3

Kỳ Sơn

6

28

6

28

 

 

 

 

 

 

II

Đối tượng 02

8.415

36.585

3.501

14.908

3.285

14.085

 

 

1.629

7.592

a

Vùng Đông Bắc

1.709

7.233

1.239

5.074

374

1.706

 

 

96

453

1

Diễn Châu

170

852

142

710

28

142

 

 

 

 

2

Yên Thành

99

476

 

 

68

329

 

 

31

147

3

Quỳnh Lưu

199

803

74

249

91

408

 

 

34

146

4

Hoàng Mai

1.220

5.027

1.005

4.055

187

827

 

 

28

145

5

Đô Lương

21

75

18

60

 

 

 

 

3

15

b

Vùng Đông Nam

1.518

6.052

40

190

1.196

4.665

 

 

282

1.197

1

Nam Đàn

167

727

40

190

 

 

 

 

127

537

2

Hưng Nguyên

946

3.572

 

 

914

3.410

 

 

32

162

3

Nghi Lộc

198

837

 

 

75

339

 

 

123

498

4

Cửa Lò

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Thành phố Vinh

207

916

 

 

207

916

 

 

 

 

c

Vùng Tây Bắc

1.180

5.257

407

1.706

233

1.007

 

 

541

2.544

1

Tân Kỳ

31

140

9

44

 

 

 

 

22

96

2

Thị xã Thái Hòa

3

19

 

 

 

 

 

 

3

19

3

Quỳ Hợp

536

2.224

322

1.325

95

409

 

 

120

490

4

Quỳ Châu

183

824

27

123

103

458

 

 

53

243

5

Quế Phong

427

2.050

49

214

35

140

 

 

343

1.696

d

Vùng Tây Nam

4.008

18.043

1.815

7.938

1.482

6.707

 

 

711

3.398

1

Thanh Chương

235

1047

118

551

77

305

 

 

40

191

2

Anh Sơn

40

313

39

309

 

 

 

 

1

4

3

Con Cuông

838

3710

533

2292

60

297

 

 

245

1121

4

Tương Dương

1.369

5.763

504

2.083

603

2.476

 

 

262

1.204

5

Kỳ Sơn

1.526

7.210

621

2.703

742

3.629

 

 

163

878

III

Đối tượng 03

424

1.426

235

672

55

224

120

468

14

62

a

Vùng Đông Bắc

235

672

235

672

 

 

 

 

 

 

1

Quỳnh Lưu

235

672

235

672

 

 

 

 

 

 

b

Vùng Đông Nam

59

240

 

 

55

224

 

 

4

16

1

Hưng Nguyên

59

240

 

 

55

224

 

 

4

16

c

Vùng Tây Nam

130

514

 

 

 

 

120

468

10

46

1

Thanh Chương

123

482

 

 

 

 

120

468

3

14

2

Anh Sơn

7

32

 

 

 

 

 

 

7

32

 

PHỤ LỤC 02:

DANH MỤC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN
(Kèm theo Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 21/01/2020 của UBND tỉnh Nghệ An)

TT

Danh mục công trình

Địa điểm

Quy mô
(hộ)

I

Các dự án đang thực hiện dở dang

 

 

1

Dự án Xây dựng CSHT khu TĐC để di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai xã Hưng Hòa, TP Vinh

Xã Hưng Hòa

72

2

Dự án mở rộng khu TĐC các hộ dân vùng thiên tai sạt lở đất xã Hưng Lam (cũ), huyện Hưng Nguyên

Xã Xuân Lam

100

3

Dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng lũ quét và sạt lở đất xã Quang Phong, huyện Quế Phong

Xã Quang Phong

131

4

Dự án bố trí dân sắp xếp cư vùng thiên tai sạt lở và vùng ĐBKK xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông

Xã Bình Chuẩn

81

5

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng ĐBKK, vùng sạt lở đất, sạt lở bờ sông, sạt lở núi TX. Hoàng Mai

Xã Quỳnh Trang

94

6

Dự án bố trí dân sắp xếp cư vùng thiên tai sạt lở và vùng ĐBKK xã Lạng Khê, huyện Con Cuông

Xã Lạng Khê

60

7

Dự án Bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai, sạt lở đất và ngập lũ huyện Yên Thành

Xã Lăng Thành

45

8

Dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai đặc biệt khó khăn biên giới xã Tri Lễ, huyện Quế Phong

Xã Tri Lễ

65

9

Dự án xây dựng mẫu các khu định cư làng chài trên sông Lam huyện Thanh Chương

Xã Thanh Thủy

120

10

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng ĐBKK xã Châu Hội Quỳ Châu

Xã Châu Hội

25

11

Dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai sạt lở đất xã Châu Tiến huyện Quỳ Hợp-Giai đoạn 2;

Xã Châu Tiến

65

12

Dự án di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở đất tại xã Lượng Minh huyện Tương Dương

Xã Lượng Minh

34

13

Dự án bố trí dân cư vùng thiên tai và vùng ĐBKK, vùng sạt lở đất, sạt lở bờ sông, sạt lở núi các xã Tân Thắng, Quỳnh Tân, Quỳnh Thắng

Huyện Quỳnh Lưu

199

II

Các dự án đã có quyết định đầu tư nhưng chưa được bố trí vốn

 

 

1

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư để bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai và vùng ĐBKK xã Yên Hòa huyện Tương Dương

Xã Yên Hòa

137

2

Dự án Bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng ĐBKK xã Châu Thành huyện Quỳ Hợp

Xã Châu Thành

95

3

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai, lũ quét, sạt lở đất và biên giới Việt Lào bản Huồi Nhàn xã Keng Đu - Kỳ Sơn

Xã Keng Đu

32

4

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai, lũ quét, sạt lở và biên giới Việt Lào xã Mỹ Lý huyện Kỳ Sơn

Xã Mỹ Lý

60

III

Dự án đề xuất mới

 

 

a

Giai đoạn 2020-2025

 

 

1

Dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai, vùng ĐBKK xã Diễn Vạn, Diễn Ngọc huyện Diễn Châu

Xã Diễn Vạn, Diễn Ngọc

170

2

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai sạt lở bờ sông, sạt lở núi, ngập lụt tại các xã: Tân Hợp, Tiên Kỳ, Giai Xuân, Nghĩa Thái- huyện Tân Kỳ

Huyện Tân Kỳ

56

3

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai sạt lở bờ sông, sạt lở núi, ngập lụt tại xã Nghĩa Thịnh- huyện Nghĩa Đàn

Nghĩa Thịnh

11

4

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai sạt lở bờ sông, ngập lụt tại các xã: Phong Thịnh, Võ Liệt, Thanh Tiên - huyện Thanh Chương

Huyện Thanh Chương

24

5

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt trên địa bàn huyện Tương Dương

Huyện Tương Dương

631

6

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai bị sạt lở đất, núi, thị trấn Kỳ Sơn - huyện Kỳ Sơn

Thị trấn Mường Xén

6

7

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai sạt lở đất, ngập lụt tại các xã: Nghi Thiết, Nghi Quang, Nghi Mỹ - Nghi Lộc

Huyện Nghi Lộc

198

8

Dự án di dời bố trí dân cư vùng có nguy cơ sạt lở núi cao tại khu vực Núi Quyết, phường Trung Đô, thành phố Vinh

Phường Trung Đô

135

9

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai có nguy cơ bị ngập lụt tại xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên

Xã Hưng Lợi

536

10

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai sạt lở đất, lũ quét tại các xã trên địa bàn huyện Quỳ Châu

Huyện Quỳ Châu

98

11

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt tại các xã: Tà Cạ, Mường Típ, Mường Ải, Nậm Cắn, Chiêu Lưu, Bảo Nam, Keng Đu - huyện Kỳ Sơn

Huyện Kỳ Sơn

633

12

Dự án di dân ra khỏi vùng có nguy cơ cao sạt lở đất xã Lưu Sơn và Bắc Sơn huyện Đô Lương

Lưu Sơn, Bắc Sơn

21

13

Dự án di dân ra khỏi vùng có nguy cơ cao sạt lở núi, sạt lở bờ sông tại: Thị trấn Nam Đàn, xã Thượng Tân Lộc, Trung Phúc Cường, Khánh Sơn

Huyện Nam Đàn

167

14

Dự án di dân ra khỏi vùng có nguy cơ cao sạt lở núi, sạt lở bờ sông, ngập lụt tại các xã: Tam Sơn, Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Hội Sơn - huyện Anh Sơn

Huyện Anh Sơn

47

15

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt trên đại bàn huyện Con Cuông

Huyện Con Cuông

478

16

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai sạt lở đất, ngập lụt thị xã Hoàng Mai

TX. Hoàng Mai

912

b

Giai đoạn 2026 - 2030

 

 

1

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai sạt lở đất, ngập lụt tại các xã: Long Xá, Hưng Lĩnh, Xuân Lam, Hưng Thành, Châu Nhân, Hưng Yên Nam, Hưng Yên Bắc

Huyện Hưng Nguyên

369

2

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai sạt lở đất, ngập lụt trên địa bàn TX Hoàng Mai

TX Hoàng Mai

214

3

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai sạt lở đất, ngập lụt trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu

Quỳnh Lưu

235

4

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai sạt lở đất, ngập lụt trên địa bàn huyện Yên Thành

Xã Liên Thành, Mã Thành

54

5

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét tại các xã trên địa bàn huyện Quỳ Hợp

Huyện Quỳ Hợp

376

6

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai sạt lở đất, lũ quét tại xã Châu Thuận, Châu Hội

Huyện Quỳ Châu

60

7

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các xã trên địa bàn huyện Quế Phong

Huyện Quế Phong

233

8

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai sạt lở bờ sông, ngập lụt, sạt lở đất tại các xã: Thanh Tường, Thanh Chi, Thanh Tiên, Đồng Văn, Thanh Yên, Thanh Long, Thanh Hà, Thanh Thủy - huyện Thanh Chương

Huyện Thanh Chương

238

9

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt tại các xã trên địa bàn huyện Con Cuông

Huyện Con Cuông

219

10

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt tại các xã trên địa bàn huyện Tương Dương

Tương Dương

598

11

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt tại các xã trên địa bàn huyện Kỳ Sơn

Huyện Kỳ Sơn

801

 

PHỤ LỤC 03:

MÔ HÌNH, DỰ ÁN TỔ CHỨC SẢN XUẤT THÍCH ỨNG VỚI THIÊN TAI
(Kèm theo Quyết định s214/QĐ-UBND ngày 21/01/2020 của UBND tỉnh Nghệ An)

TT

Hạng mục

Địa điểm

Đơn vị tính

Quy mô

A

Trồng trọt

 

ha

 

1

Quỳnh Lưu

 

ha

 

-

Dự án trồng rau hữu cơ, rau đạt tiêu chuẩn VietGAP

Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh, Tân Thắng

ha

20

-

Mô hình trồng cây ăn quả có múi (Cam, Quýt, Bưởi)

Quỳnh Thắng, Quỳnh Tân

ha

10

-

Mô hình trồng cây nhang bài (nguyên liệu làm hương trầm)

Quỳnh Thắng

ha

30

2

TX. Hoàng Mai

 

 

 

-

Dự án trồng rau sạch

Quỳnh Lộc, Quỳnh Trang

ha

15

-

Mô hình trồng cây ăn quả có múi - Cam, Quýt, Bưởi

Quỳnh Vinh

ha

50

-

Mô hình trồng Nhang bài - nguyên liệu làm hương trầm

Quỳnh Vinh

ha

20

4

Đô Lương

 

ha

 

-

Mô hình trồng cỏ nuôi bò sinh sản

Lưu Sơn

ha

10

5

Nam Đàn

 

ha

 

-

Mô hình trồng cây Dưa đỏ

Thượng Tân Lộc

ha

15

-

Mô hình trồng Dâu nuôi tằm

Khánh Sơn

ha

4

-

Mô hình trồng rau sạch

Thị trấn

ha

2

6

Hưng Nguyên

 

ha

 

-

Mô hình trồng ngô nếp siêu dẻo; khoai tây

Long Xá, Xuân Lam

ha

15

-

Dự án trồng chanh

Hưng Yên Nam

ha

100

7

Nghi Lộc

 

ha

 

-

Mô hình trồng rau sạch

Nghi Mỹ

ha

5

8

TP. Vinh

 

ha

 

-

Dự án phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái ven đô

Hưng Hòa

ha

170

9

Tân Kỳ

 

 

 

-

Mô hình trồng tỏi hàng hóa

Giai Xuân, Tân Hợp

ha

5

10

Quỳ Châu

 

 

 

-

Mô hình trồng ngô trên đất bãi, đất đồi và ngô vụ đông trên đất lúa

Các xã

ha

450

-

Mô hình trồng lạc vụ xuân trên đất màu, trồng xen, gối trên đất trồng mía

Các xã

ha

250

-

Dự án trồng cây rễ hương (nguyên liệu làm hương trầm)

Các xã

ha

200

11

Quế Phong

 

 

 

-

Dự án bảo tồn và phát triển cây dược liệu

Các xã

ha

200

-

Dự án bảo tồn và phát triển cây lùng

Các xã

ha

500

-

Dự án trồng cây chanh leo

Xã Tri Lễ

ha

300

-

Dự án phát triển sản xuất lúa Japonica chất lượng cao

Mường Nooc, Châu Kim

ha

100

12

Huyện Anh Sơn

 

ha

 

-

Dự án trồng cam

Đỉnh Sơn

ha

45

-

Dự án trồng chè

Thung Bừng

ha

60

-

Mô hình trồng rau an toàn

Hoa Sơn, Tam Sơn

ha

30

13

Thanh Chương

 

ha

 

-

Dự án trồng chè

Thanh Thủy, Thanh Hà

ha

100

-

Dự án trồng cam, bưởi Diễn

Thanh Thủy, Thanh Tiên

ha

30

-

Dự án trồng dược liệu

Thanh Thủy

ha

63

-

Mô hình trồng rau an toàn

Thanh Tiên, Xuân Tường, Thanh Chi, Thanh Yên

ha

100

14

Con Cuông

 

ha

 

-

Dự án trồng chè

Mậu Đức, Đôn Phục, Chi Khê, Thạch Ngàn, Lạng Khê, Môn Sơn

ha

217

-

Dự án trồng cam

Yên Khê, Chi Khê, Bồng Khê

ha

60

-

Dự án trồng mía nguyên liệu CLC

Các xã

ha

200

-

Dự án trồng sắn nguyên liệu CLC

Các xã

ha

200

-

Mô hình trồng rau hữu cơ

Các xã

ha

50

15

Tương Dương

 

ha

 

-

Dự án trồng Chanh Leo

Hữu Khuông, Nhôn Mai

ha

50

-

Dự án trồng cây dược liệu

Các xã

ha

50

-

Mô hình trồng rau hữu cơ

Các xã

ha

50

B

Chăn nuôi

 

ha

 

1

Quỳnh Lưu

 

ha

 

-

Mô hình chăn nuôi gà đồi; chăn nuôi gà Thảo Mộc; gà đen

Quỳnh Thắng, Quỳnh Bảng, Tân Thắng

Trang trại

3

-

Mô Hình chăn nuôi hươu, nai

Quỳnh Tân, Quỳnh Thọ

Mô hình

2

-

Mô hình chăn nuôi Vịt biển (thử nghiệm)

Quỳnh Thọ

Mô hình

1

2

TX Hoàng Mai

 

 

 

-

Mô hình nuôi bò thịt thương phẩm

Quỳnh Lộc, Quỳnh Xuân

Mô hình

2,0

-

Mô hình chăn nuôi gà đồi; lợn rừng; hươu, dê

Quỳnh Lộc, Quỳnh Vinh, Quỳnh Trang, Quỳnh Xuân

Trang trại

4

-

Mô hình chăn nuôi Vịt biển (thử nghiệm)

Quỳnh Lộc

Mô hình

1

3

Nam Đàn

 

 

 

-

Mô hình nuôi bò vỗ béo; dê sinh sản; chăn nuôi gà

xã Thượng Tân Lộc

Trang trại

2

4

Hưng Nguyên

 

ha

 

-

Mô hình nuôi dê và mô hình nuôi gà Hơ Mông

xã Châu Nhân

Mô hình

2

-

Mô hình nuôi lợn Mán rừng

Hưng Yên Nam

Mô hình

1

5

Tân Kỳ

 

 

 

-

Mô hình nuôi bò Úc, dê thương phẩm

Giai Xuân, Tân Hợp, Nghĩa Thái

Mô hình

3

6

Con Cuông

 

 

 

-

Mô hình nuôi gà thả đồi

Các xã

 

 

-

Mô hình nuôi bò Mông, dê thương phẩm

Các xã

 

 

7

Tương Dương

 

 

 

-

Mô hình nuôi lợn đen

Các xã

 

 

-

Mô hình nuôi gà đen

Các xã

 

 

8

Kỳ Sơn

 

 

 

-

Dự án chăn nuôi bò mông, bò vàng địa phương

Các xã

 

 

-

Dự án chăn nuôi dê địa phương

Các xã

 

 

-

Mô hình nuôi gà đen, gà ri, lợn rừng địa phương

Các xã

 

 

C

Thủy sản

 

 

 

1

Quỳnh Lưu

 

 

 

-

Mô hình nuôi tôm thẻ tiêu chuẩn VietGAP

Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh, Quỳnh Thọ

ha

100

-

Mô hình nuôi ngao bãi triều

Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh, Quỳnh Thọ

ha

15

2

TX Hoàng Mai

 

 

 

-

Mô hình nuôi tôm thẻ tiêu chuẩn VietGAP

Quỳnh Dị, Quỳnh Xuân

Ha

50

-

Mô hình nuôi cá nước ngọt (rô phi, trắm, mè, chép,...)

Quỳnh Trang, Mai Hùng

Ha

20

3

Nam Đàn

 

 

 

 

Mô hình nuôi cá kết hợp trồng sen

Thượng Tân Lộc

ha

5

4

Quỳ Châu

 

 

 

-

Nuôi cá lồng trên sông

Các xã ven sông

Lồng

50

5

Quế Phong

 

 

 

-

Dự án nuôi cá lồng trên hồ thủy điện

Đồng Văn, Thông Thụ

Lồng

50

6

Con Cuông

 

 

 

-

Nuôi cá lồng trên sông, trên hồ thủy điện

Môn Sơn, Châu Khê, Bồng Khê

Lồng

30

7

Tương Dương

 

 

 

-

Nuôi cá lồng trên hồ thủy điện

Tam Quang, Tam Đình, Tam Thái, Thạch Giám, Xá Lượng, Hữu Khuông

Lồng

100

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 214/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2030

  • Số hiệu: 214/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 21/01/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Hoàng Nghĩa Hiếu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/01/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản