Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2018/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 30 tháng 3 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 14/2017/NQ-HĐND NGÀY 20/12/2017 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, kỳ họp thứ 5 về một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 707/TTr-SNNPTNT ngày 29/03/2018.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2018.

Bãi bỏ các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: số 87/2014/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 về một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, số 09/2016/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 87/2014/QĐ-UBND.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành cấp tỉnh có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/c);
- Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp (để k/t);
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Các PCT UBND tỉnh;
- PCVPTC UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VTUB, CVNN.
50 bản

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Viết Hồng

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 14/2017/NQ-HĐND NGÀY 20/12/2017 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 15/2018/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

2. Đối tượng áp dụng

a) Hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; các đơn vị có chức năng bảo vệ quỹ gen, giống gốc, phát triển nguồn lợi thủy sản; các xã, các Hợp tác xã nông nghiệp; doanh nghiệp; các huyện, thành phố, thị xã, xã miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo quy định tại khoản 2, Điều 1, Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh;

b) Các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Giống mới là giống đã thực hiện khảo nghiệm đúng quy trình, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép đưa vào sản xuất đại trà lần đầu.

2. Mô hình kinh tế có hiệu quả là mô hình sản xuất các loại cây, con, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản... đem lại thu nhập cao (đạt mức tăng tối thiểu là 15% so với sản xuất đại trà), có khả năng nhân rộng để tạo vùng nông sản hàng hóa tập trung, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân (ở các huyện miền núi).

3. Bản quyền tác giả tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ là những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến đã được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận bản quyền tác giả cho tổ chức hoặc cá nhân đăng ký (được áp dụng vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao tại Nghệ An).

4. Trợ giá giống gốc chăn nuôi là hoạt động hỗ trợ kinh phí cho nhiệm vụ giữ, nhân quỹ gen thuần chủng động vật (bò, lợn, gia cầm) giống gốc. Sản xuất sản phẩm giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao của đàn cụ kỵ, ông bà đối với lợn; của dòng thuần ông bà đối với gia cầm; của đàn hạt nhân đối với gia súc lớn; của đàn giống thuần đối với ong, tằm đạt tiêu chuẩn giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

5. Chi phí tinh, vật tư phối giống thụ tinh nhân tạo trâu, bò: Chi phí mua tinh trâu, tinh bò, vật tư, chi phí bảo quản và vận chuyển về đến địa phương.

6. Tiêm phòng gia súc miền núi: Tiêm mỗi năm 2 đợt bằng các loại vacxin bắt buộc tiêm cho trâu, bò, lợn theo quy định của Cục Thú y, bao gồm: Các loại vacxin, thuốc trợ tim, thuốc phòng sốc.

7. Trồng rừng gỗ lớn là trồng rừng bằng giống keo lá tràm, keo tai tượng, sao đen (ươm bằng hạt hoặc nuôi cấy mô) đạt tiêu chuẩn với mục đích kinh doanh gỗ lớn trong quy hoạch vùng sản xuất kinh doanh rừng gỗ lớn.

8. Trồng rừng bằng cây bản địa là trồng rừng bằng các giống cây bản địa (lim, lát hoa, trám...) đạt tiêu chuẩn trong quy hoạch vùng sản xuất kinh doanh rừng gỗ lớn.

9. Bộ chạt lọc cải tiến: Bao gồm 2 - 3 cái nhỏ được bố trí vào giữa ruộng muối để thay thế chạt lọc hiện tại ở góc ruộng muối. Một bộ chạt lọc phục vụ cho một đơn vị sản xuất muối (500 m2).

10. Bạt nhựa ni lon trải ô kết tinh là loại bạt nhựa nilon HDPE màu đen, dày 0,6 mm dùng để trải trên bề mặt ô kết tinh sản xuất muối.

11. Chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức, doanh nghiệp được UBND tỉnh quyết định giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện, nghiệm thu kết quả và quản lý nguồn vốn hỗ trợ, đảm bảo tiến độ, đúng nội dung được phê duyệt, có hiệu quả.

Điều 3. Phương thức hỗ trợ

Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư các nội dung chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ một lần kinh phí sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng, được các cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của Quy định này.

Chương II

TRÌNH TỰ LẬP, THẨM ĐỊNH PHÊ DUYỆT, CẤP PHÁT, NGHIỆM THU VÀ QUYẾT TOÁN NGUỒN KINH PHÍ

Điều 4. Lập kế hoạch thực hiện chính sách

Hàng năm, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện), các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn năm sau gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính trước ngày 15 tháng 8, để các Sở phối hợp kiểm tra, tổng hợp, lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Điều 5. Thông báo giá

1. Đầu kỳ kế hoạch, vụ sản xuất các chủ đầu tư thực hiện chính sách, các doanh nghiệp tham gia cung ứng gửi văn bản đề nghị thẩm định, thông báo giá các loại giống cây, con, vật tư, phân bón... thực hiện chính sách về Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Hồ sơ đề nghị thẩm định, thông báo giá gồm: Phương án giá, thông báo giá của đơn vị cung ứng, hợp đồng mua bán... Trên cơ sở đó, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra về quy cách, định mức kinh tế kỹ thuật, chủng loại cây, con giống... thuộc nội dung chính sách, để thông báo giá làm căn cứ xác định mức hỗ trợ và thực hiện thanh quyết toán các nguồn kinh phí của Nhà nước theo quy định.

3. Đối với các loại giống được sản xuất, mua bán và luân chuyển nội bộ giữa các hộ dân với nhau trên địa bàn, không có hóa đơn của đơn vị cung ứng, Phòng Tài chính Kế hoạch các huyện, thành phố, thị xã lập văn bản xác định giá trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt giá tại thời điểm thực hiện, đồng thời gửi về Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi.

Điều 6. Nghiệm thu cơ sở

1. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức nghiệm thu cơ sở với các xóm (bản, đội sản xuất). Riêng đối với các hộ gia đình, cá nhân sản xuất thuộc các đơn vị, nông, lâm trường... thì Đội sản xuất tổ chức nghiệm thu cơ sở với các hộ gia đình, cá nhân hoặc các nhóm hộ sản xuất;

2. Phương pháp nghiệm thu: Đánh giá kết quả thực hiện chính sách đối với từng hộ gia đình, cá nhân ở từng xóm (bản, đội sản xuất) để tổng hợp thành kết quả chung toàn xã (phường, thị trấn, đơn vị).

3. Hồ sơ nghiệm thu cơ sở gồm:

a) Biên bản nghiệm thu cơ sở theo mẫu số 1, ban hành kèm theo Quy định này;

b) Bảng kê danh sách các đối tượng được thụ hưởng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) theo theo mẫu số 1a, 1c, 1đ, ban hành kèm theo Quy định này;

c) Bảng tổng hợp nghiệm thu cơ sở toàn xã, đơn vị theo mẫu số 1b, 1d, 1e, ban hành kèm theo Quy định này.

4. Thời gian hoàn thành nghiệm thu cơ sở:

a) Đối với cây hàng năm: 30 ngày sau khi gieo trồng;

b) Cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả: 60 ngày sau trồng mới;

c) Cây lâm nghiệp: Lần đầu sau trồng mới 30 ngày, lần cuối sau trồng dặm 30 ngày;

d) Hỗ trợ cá giống: 20 ngày sau khi thả.

Điều 7. Nghiệm thu phúc tra

1. Nghiệm thu phúc tra do chủ đầu tư tổ chức thực hiện sau khi có kết quả nghiệm thu cơ sở.

2. Phương pháp nghiệm thu: Chọn mẫu ngẫu nhiên từ 7 - 10% tổng kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ trên địa bàn.

3. Hồ sơ nghiệm thu phúc tra:

a) Biên bản nghiệm thu phúc tra theo mẫu số 2, ban hành kèm theo Quy định này;

b) Bảng tổng hợp kết quả thực hiện chính sách theo mẫu số 2a, 2b, 2c, ban hành kèm theo Quy định này.

4. Thời gian hoàn thành: Sau khi có kết quả nghiệm thu cơ sở đối với từng chính sách cụ thể, nhưng không quá 30 ngày.

Điều 8. Thực hiện kinh phí hỗ trợ

1. Thông báo kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách

Sau khi có Quyết định phê duyệt dự toán thu, chi ngân sách năm kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ kế hoạch sản xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giao, đề án sản xuất, các định mức kinh tế kỹ thuật... có liên quan, thông báo kế hoạch thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn cho các địa phương, đơn vị trong phạm vi kinh phí được giao.

2. Cấp phát kinh phí

a) Đối với chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đơn vị hành chính sự nghiệp: Căn cứ Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính thực hiện thông báo và cấp kinh phí trong phạm vi được phê duyệt theo đúng Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành;

b) Đối với các chủ đầu tư là Doanh nghiệp, tổ chức khác: Căn cứ Quyết định giao dự toán thu chi ngân sách hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh, sau khi có hồ sơ thực hiện theo tiến độ, Sở Tài chính tiến hành cấp phát bằng lệnh chi tiền theo tiến độ thực hiện trong phạm vi kinh phí đã được phê duyệt;

c) Riêng đối với những chính sách có tính đột xuất, chưa phân bổ kế hoạch kinh phí như: Hỗ trợ tôm nuôi bị dịch bệnh, gia súc, gia cầm bị rủi ro sau tiêm phòng...: Sau khi có thiên tai, dịch bệnh và thực hiện tiêm phòng, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, tổng hợp số liệu, lập báo cáo, đề nghị gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính để phối hợp kiểm tra hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp bổ sung kinh phí hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị liên quan thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng được thụ hưởng theo quy định;

d) Hàng quý hoặc sau mỗi vụ sản xuất, chủ đầu tư tập hợp hồ sơ, báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện các chính sách của quý, vụ sản xuất gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính.

Căn cứ báo cáo tiến độ của các địa phương, đơn vị, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra việc cấp phát, chi trả các khoản kinh phí hỗ trợ theo chính sách của các chủ đầu tư, đảm bảo các chính sách đến với các hộ nông dân và các đối tượng được thụ hưởng kịp thời;

đ) Các chủ đầu tư nếu có thay đổi về tên, tài khoản... phải có văn bản gửi về Sở Tài chính để theo dõi và thực hiện cấp phát đúng quy định.

3. Quyết toán kinh phí:

a) Hàng năm, Sở Tài chính chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan tổ chức thẩm tra quyết toán, kiểm tra nguồn kinh phí đã được cấp của năm trước của các địa phương, đơn vị;

b) Hồ sơ đề nghị thẩm tra quyết toán gồm:

- Tờ trình đề nghị thẩm tra quyết toán, tổng hợp các nguồn kinh phí được hỗ trợ, trong đó thể hiện các nguồn kinh phí được cấp; kinh phí thực hiện, số kinh phí đề nghị quyết toán; Bảng tổng hợp chi tiết từng nguồn kinh phí (được lập thành 06 bản để gửi các thành viên hội đồng quyết toán);

- Báo cáo quyết toán thực hiện chính sách.

- Hồ sơ cụ thể đối với từng chính sách theo quy định tại Điều 9 đến Điều 35 của Quy định này.

Chương III

ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ, TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỖ TRỢ CÁC CHÍNH SÁCH

Điều 9. Cây chè, cây ăn quả (cam, quýt giống mới, bưởi, chanh leo)

1. Hồ sơ

a) Quyết định phân bổ chỉ tiêu kế hoạch trồng mới chè, cây ăn quả của chủ đầu tư cho các đối tượng thụ hưởng chính sách;

b) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật trồng mới chè, cây ăn quả do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt (đối với chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân cấp huyện); do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt (đối với chủ đầu tư là tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp);

c) Kết quả nghiệm thu cơ sở;

d) Kết quả nghiệm thu phúc tra;

đ) Thông báo giá của cấp có thẩm quyền. Trường hợp các hộ dân tự sản xuất, mua bán và luân chuyển nội bộ trong dân, phải có văn bản phê duyệt giá của UBND cấp huyện trên địa bàn theo thời điểm;

e) Hồ sơ thể hiện đầu vào: Hợp đồng và thanh lý hợp đồng, hóa đơn mua, bán hàng giữa chủ ngành hàng với địa phương nhận hàng. Trường hợp các hộ dân tự sản xuất, mua bán và luân chuyển nội bộ trên địa bàn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc mua bán giữa các hộ dân trên địa bàn;

g) Văn bản kiểm tra chất lượng giống chè, cây ăn quả tự sản xuất tại cơ sở: Nếu là hộ dân sản xuất do phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phòng Kinh tế) xác nhận; nếu là doanh nghiệp, đơn vị, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận;

h) Các chứng từ khác có liên quan (phiếu thu, chi, phiếu xuất, nhập kho...).

2. Trình tự thực hiện

a) Các hộ gia đình, cá nhân đăng ký kế hoạch trồng mới chè, cây ăn quả năm sau gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, đội sản xuất (đối với đơn vị, doanh nghiệp); hoàn thành khối lượng trồng mới trong năm kế hoạch;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã, đội sản xuất hoàn thành hồ sơ theo điểm c, khoản 1 của điều này gửi Chủ đầu tư;

c) Chủ đầu tư hoàn thành các hồ sơ theo điểm a, b, d, đ, e, g, h, khoản 1 của Điều này; thực hiện thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ, để chi trả cho các hộ gia đình, cá nhân được thụ hưởng.

Điều 10. Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

1. Hồ sơ

a) Đăng ký vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm khác có giá trị cao hơn của Ủy ban nhân dân cấp xã được Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận, kèm theo danh sách các hộ gia đình, cá nhân trong vùng chuyển đổi;

b) Quyết định phê duyệt hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp huyện cho các vùng đã đăng ký chuyển đổi;

c) Bản đồ giải thửa vùng chuyển đổi tập trung;

d) Báo cáo kết quả thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong năm kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp xã;

đ) Kết quả nghiệm thu cơ sở;

e) Kết quả nghiệm thu phúc tra;

g) Các hóa đơn, chứng từ liên quan (phiếu thu, chi, phiếu xuất, nhập kho...).

2. Trình tự thực hiện

a) Hộ gia đình, cá nhân đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa qua Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành hồ sơ theo điểm a, b, c, d, đ, g khoản 1 của Điều này gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện: Hoàn thành hồ sơ theo điểm e, khoản 1 của Điều này; Thực hiện thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ, để chi trả cho các hộ dân theo quy định.

Điều 11. Chăn nuôi lợn ngoại có quy mô 50 con trở lên

1. Điều kiện hỗ trợ

Hộ gia đình, trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại có quy mô từ 50 con trở lên, có địa điểm xây dựng trang trại trong vùng quy hoạch chăn nuôi của huyện, không gây tác hại cho môi trường, đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, được hưởng chính sách hỗ trợ nhập đàn lần đầu.

2. Hồ sơ đối với chăn nuôi lợn cái hậu bị cấp ông bà, bố mẹ

a) Biên bản xác nhận chủ hộ gia đình, chủ trang trại có đủ điều kiện chăn nuôi lợn ngoại do phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phòng Kinh tế) lập, Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

b) Hợp đồng, thanh lý hợp đồng giữa đơn vị (có đủ điều kiện) cung cấp giống lợn ngoại và chủ hộ gia đình, chủ trang trại;

c) Biên bản nghiệm thu nhập đàn (bao gồm: Lợn cái hậu bị, lợn đực giống) giữa phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phòng Kinh tế) với chủ hộ gia đình, chủ trang trại;

d) Giấy đề nghị thanh toán kinh phí hỗ trợ nhập đàn của chủ hộ gia đình, chủ trang trại;

đ) Kết quả nghiệm thu cơ sở;

e) Kết quả nghiệm thu phúc tra;

g) Các hóa đơn, chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

3. Hồ sơ đối với lợn đực giống ngoại để thay thế, bổ sung đàn lợn đực giống

a) Hợp đồng, nghiệm thu thanh lý hợp đồng giữa các đơn vị làm công tác thụ tinh nhân tạo (TTNT) với đơn vị cung cấp lợn đực giống ngoại;

b) Lý lịch lợn đực giống;

c) Biên bản nghiệm thu nhập đàn giữa phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phòng Kinh tế) và đơn vị làm công tác thụ tinh nhân tạo;

d) Các hóa đơn, chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

3. Trình tự thực hiện

a) Các chủ hộ, chủ trang trại, các đơn vị làm công tác thụ tinh nhân tạo làm đơn đăng ký kế hoạch nhập đàn năm kế hoạch; các hồ sơ theo điểm b, d, g, khoản 2; điểm a, b, d, khoản 3 của Điều này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, gửi Trung tâm Giống chăn nuôi (đối với các đơn vị làm công tác thụ tinh nhân tạo);

b) Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành hồ sơ theo điểm đ, khoản 2 của Điều này gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Các chủ đầu tư hoàn thành các hồ sơ theo điểm a, c, e, khoản 2; điểm c, khoản 3 của Điều này; Thực hiện thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ, để chi trả cho các đối tượng được thụ hưởng theo quy định.

Điều 12. Tạo giống bò, cải tiến giống trâu

1. Điều kiện về định mức tinh, vật tư, thiết bị phối giống tạo giống bò, cải tiến giống trâu bằng thụ tinh nhân tạo

a) Trâu có chửa: 02 liều tinh cọng rạ, 02 bộ găng tay, 02 dẫn tinh quản (ống gen) và 03 lít ni tơ;

b) Bò sữa có chửa: 2 liều tinh cọng rạ, 2 bộ găng tay, 2 dẫn tinh quản (ống gen) và 3 lít ni tơ;

c) Bò hướng thịt (Zê bu, Brahman...) có chửa: 1,5 liều tinh cọng rạ, 1,5 bộ găng tay, 1,5 dẫn tinh quản (ống gen) và 1,6 lít ni tơ.

2. Hồ sơ đối với hỗ trợ tinh trâu, tinh bò sữa, tinh bò giống hướng thịt, vật tư phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo

a) Quyết định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí về số trâu, bò được phối giống của từng huyện trong năm cho Trung tâm Giống chăn nuôi;

b) Hợp đồng, thanh lý hợp đồng phối giống cho trâu cái, bò cái có chửa giữa Trung tâm Giống chăn nuôi với các điểm giống (có xác nhận của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế), với dẫn tinh viên (có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã);

c) Giấy xin thanh toán tiền công phối giống, kiểm tra trâu, bò có chửa (trước và sau khi phối giống) của cán bộ dẫn tinh viên;

d) Hợp đồng mua bán, phiếu xuất, nhập kho vật tư, liều tinh. Tại các điểm giống: vật tư phối giống nhập về kho phải có phiếu nhập kho và phiếu xuất kho của Trung tâm Giống chăn nuôi;

đ) Bảng kê danh sách các hộ có trâu, bò phối giống có chửa do dẫn tinh viên và điểm giống xác lập, ký nhận của chủ hộ và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

e) Bản nghiệm thu thanh toán từng đợt số trâu, bò cái phối giống có chửa của từng xã có xác nhận của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phòng Kinh tế);

g) Thông báo giá hoặc chứng thư thẩm định giá của các cơ quan chức năng;

h) Các chứng từ liên quan (phiếu thu, chi, phiếu xuất, nhập kho...).

3. Hồ sơ đối với trợ giá trâu, bò đực giống

a) Quyết định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí trong năm cho Trung tâm Giống chăn nuôi;

b) Đơn xin đăng ký nuôi trâu, bò đực giống để tạo giống của chủ hộ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Quyết định của Ủy ban nhân dân huyện về việc chọn điểm, chọn hộ có đủ điều kiện nuôi trâu, bò đực giống;

d) Hợp đồng và thanh lý hợp đồng giữa Trung tâm Giống chăn nuôi với đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao nhiệm vụ thực hiện;

đ) Giấy bán của bên có trâu, bò đực giống cho hộ chăn nuôi có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu là cá nhân), hoặc hóa đơn bán hàng (nếu là tổ chức);

e) Biên bản bàn giao trâu, bò đực giống giữa đơn vị thực hiện với chủ hộ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

g) Thông báo giá của cấp có thẩm quyền hoặc chứng thư thẩm định giá của các cơ quan, đơn vị có chức năng;

h) Biên bản nghiệm thu chất lượng giống giữa Trung tâm Giống chăn nuôi, đơn vị thực hiện và chủ hộ;

i) Tổng hợp kinh phí hỗ trợ trâu, bò đực giống cho các hộ nhận nuôi có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

k) Kết quả nghiệm thu cơ sở;

m) Kết quả nghiệm thu phúc tra;

n) Các hóa đơn, chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi...).

4. Trình tự thực hiện

a) Các hộ gia đình, cá nhân đăng ký kế hoạch phối giống trâu, bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo qua Ủy ban nhân dân cấp xã; đơn đề nghị nuôi trâu, bò đực giống theo điểm b, đ khoản 3 của Điều này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Các điểm giống hoàn thành hồ sơ theo điểm c, đ khoản 2; điểm e, i khoản 3 của Điều này gửi Trung tâm Giống chăn nuôi;

c) Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành hồ sơ theo điểm k, khoản 3 của Điều này gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trung tâm Giống chăn nuôi;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành hồ sơ theo điểm c, khoản 3 của Điều này, gửi Trung tâm Giống chăn nuôi;

đ) Trung tâm Giống chăn nuôi hoàn thiện hồ sơ theo điểm a, b, d, e, g, h khoản 2; điểm a, d, g, h, m, n khoản 3 Điều này; Thực hiện thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ, để chi trả cho các đối tượng được thụ hưởng.

Điều 13. Trợ giá giống gốc

1. Hồ sơ đối với lợn giống Móng Cái

a) Quyết định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí trong năm cho Trung tâm Giống chăn nuôi;

b) Đơn đăng ký tham gia của chủ hộ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Hợp đồng và thanh lý hợp đồng giữa Trung tâm Giống chăn nuôi với các điểm giống hoặc Trạm giống chăn nuôi trên địa bàn. Bảng kê các chủ hộ tham gia có sản phẩm lợn hậu bị xuất bán và nhận tiền hỗ trợ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

d) Biên bản nghiệm thu chất lượng lợn hậu bị được sản xuất của Trung tâm Giống chăn nuôi và phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện (phòng Kinh tế) cho từng hộ sản xuất lợn hậu bị;

đ) Thông báo giá của cấp có thẩm quyền hoặc chứng thư thẩm định giá của các cơ quan, đơn vị có chức năng;

e) Bảng tổng hợp người mua lợn hậu bị có xác nhận của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phòng Kinh tế);

g) Giấy đề nghị thanh toán tiền hỗ trợ của chủ hộ;

h) Hóa đơn, chứng từ chi tiền cho chủ hộ.

2. Hồ sơ đối với lợn đực giống Móng Cái

a) Quyết định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí trong năm cho Trung tâm Giống chăn nuôi;

b) Đơn đăng ký tham gia của chủ hộ, chủ trang trại có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, trạm giống chăn nuôi, doanh nghiệp;

c) Hợp đồng và thanh lý hợp đồng giữa Trung tâm Giống chăn nuôi với đơn vị thực hiện (Trạm giống chăn nuôi) và chủ hộ nuôi lợn đực giống có xác nhận của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phòng Kinh tế);

d) Biên bản nghiệm thu chất lượng con giống của Trung tâm Giống chăn nuôi và phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện (phòng Kinh tế);

đ) Giấy đề nghị thanh toán của chủ hộ nuôi lợn đực giống;

e) Hóa đơn, chứng từ chi tiền cho chủ hộ.

3. Hồ sơ hỗ trợ lợn nái ngoại giống ông bà

a) Quyết định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí trong năm cho Trung tâm Giống chăn nuôi;

b) Đơn đăng ký tham gia của chủ hộ, trang trại có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, trạm giống chăn nuôi, doanh nghiệp;

c) Hợp đồng và thanh lý hợp đồng sản xuất con giống giữa Trung tâm Giống chăn nuôi với chủ hộ, chủ trang trại, Trạm giống chăn nuôi, doanh nghiệp;

d) Biên bản nghiệm thu chất lượng con giống của Trung tâm Giống chăn nuôi và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện (phòng Kinh tế) với cơ sở sản xuất giống;

đ) Thông báo giá của cấp có thẩm quyền hoặc chứng thư thẩm định giá của các cơ quan/đơn vị có chức năng;

e) Bảng tổng hợp xuất bán sản phẩm lợn cái hậu bị trong năm kèm theo các chứng từ xuất bán giống hậu bị;

g) Giấy đề nghị thanh toán tiền chính sách của chủ hộ;

h) Hóa đơn, chứng từ chi tiền cho chủ hộ.

4. Hồ sơ đối với giống bò vàng, bò Hmông

a) Quyết định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí trong năm cho Trung tâm giống chăn nuôi;

b) Đơn đăng ký tham gia của chủ hộ có xác nhận của của Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Hợp đồng và thanh lý hợp đồng giữa Trung tâm Giống chăn nuôi với đơn vị thực hiện; bảng kê các hộ gia đình tham gia có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

d) Biên bản nghiệm thu chất lượng con giống của Trung tâm Giống chăn nuôi và phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện (phòng Kinh tế);

đ) Thông báo giá của cấp có thẩm quyền hoặc chứng thư thẩm định giá của các cơ quan, đơn vị có chức năng;

e) Giấy đề nghị thanh toán tiền chính sách của chủ hộ;

g) Các chứng từ liên quan (Phiếu thu, phiếu chi...).

5. Hồ sơ đối với giống Vịt bầu Quỳ, gà đen

a) Quyết định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí trong năm cho Trung tâm giống chăn nuôi;

b) Đơn đăng ký tham gia của chủ hộ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, doanh nghiệp;

c) Hợp đồng và thanh lý hợp đồng sản xuất trứng giống, con giống giữa Trung tâm Giống chăn nuôi với địa phương làm điểm giống, doanh nghiệp hoặc chủ hộ;

d) Biên bản nghiệm thu chất lượng con giống của Trung tâm Giống chăn nuôi và phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện (phòng Kinh tế);

đ) Thông báo giá của cấp có thẩm quyền hoặc chứng thư thẩm định giá của các cơ quan, đơn vị có chức năng;

e) Giấy đề nghị thanh toán tiền hỗ trợ của chủ hộ;

g) Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi...).

6. Hồ sơ đối với hỗ trợ giống lợn đen

a) Quyết định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí trong năm cho Trung tâm giống chăn nuôi;

b) Đơn đăng ký tham gia của chủ hộ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Hợp đồng và thanh lý hợp đồng giữa Trung tâm Giống chăn nuôi với đơn vị thực hiện, kèm theo bảng kê các hộ tham gia có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

d) Biên bản nghiệm thu chất lượng con giống của Trung tâm Giống chăn nuôi và phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện (phòng Kinh tế);

đ) Thông báo giá của cấp có thẩm quyền hoặc chứng thư thẩm định giá của các cơ quan, đơn vị có chức năng;

e) Giấy đề nghị thanh toán tiền chính sách của chủ hộ;

g) Các chứng từ liên quan (Phiếu thu, phiếu chi...).

7. Trình tự thực hiện

a) Các hộ gia đình, cá nhân làm đơn đăng ký tham gia, giấy đề nghị thanh toán theo điểm b, điểm g, khoản 1; điểm b, đ, khoản 2; điểm b, g, khoản 3; điểm b, e, khoản 4; điểm b, e, khoản 5; điểm b, e, khoản 6 của Điều này gửi đơn vị thực hiện (Trạm giống chăn nuôi (huyện), các điểm giống, doanh nghiệp, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổng hợp, gửi Trung tâm Giống chăn nuôi;

b) Các đơn vị thực hiện hoàn thành các hồ sơ theo điểm c, d, e, h, khoản 1; điểm c, d, e, khoản 2; điểm c, d, e, h, khoản 3; điểm c, d, g, khoản 4; điểm c, d, g, khoản 5; điểm c, d, g, khoản 6 của Điều này, gửi Trung tâm Giống chăn nuôi;

c) Trung tâm Giống chăn nuôi hoàn thành các hồ sơ theo điểm a, đ, khoản 1; điểm a, khoản 2; điểm a, đ, khoản 3; điểm a, đ, khoản 4; điểm a, đ, khoản 5; điểm a, đ, khoản 6 của Điều này; Thực hiện thanh quyết toán nguồn kinh phí, để chi trả cho các hộ gia đình, cá nhân được thụ hưởng.

Điều 14. Tiêm phòng gia súc miền núi

1. Hồ sơ

a) Quyết định giao dự toán chi tiết kế hoạch tiêm phòng gia súc ở các huyện miền núi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện;

b) Bảng kê danh sách các hộ có gia súc, gia cầm được tiêm phòng từng loại vacxin có ký nhận của hộ, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và bảng tổng hợp của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Chứng từ việc cấp vacxin của Chi cục Chăn nuôi và Thú y; có chi tiết chế độ thụ hưởng chính sách của tỉnh;

d) Thông báo giá của cấp có thẩm quyền hoặc chứng thư thẩm định giá của các cơ quan, đơn vị có chức năng;

đ) Biên bản nghiệm thu kết quả tiêm phòng gia súc trên địa bàn của Trạm Chăn nuôi và Thú y có sự giám sát của Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Bảng tổng hợp kết quả được Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận;

e) Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

2. Trình tự thực hiện

a) Các hộ gia đình, cá nhân đăng ký kế hoạch tiêm phòng gia súc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp gửi Chi cục Chăn nuôi và Thú y để lập kế hoạch, triển khai thực hiện;

b) Các trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố, thị xã hoàn thành các hồ sơ theo điểm b, c, đ và điểm e, khoản 1 của Điều này gửi Chi cục Chăn nuôi và Thú y;

c) Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoàn thành hồ sơ theo điểm a, d, khoản 1 của Điều này; Thực hiện thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ, để chi trả cho các hộ gia đình, cá nhân.

Điều 15. Hỗ trợ gia súc, gia cầm bị phản ứng do tiêm phòng vacxin gây chết

1. Hồ sơ

a) Biên bản về hiện trạng (số lượng, triệu chứng...) những gia súc, gia cầm chết do phản ứng sau tiêm phòng: Lý do chết, loại vacxin tiêm, loại gia súc (số lượng, trọng lượng, hình thức xác định);

b) Đơn xin hỗ trợ việc tiêu hủy gia súc, gia cầm chết do phản ứng sau tiêm phòng vacxin của các hộ;

c) Bảng tổng hợp của Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị hỗ trợ gia súc, gia cầm chết do phản ứng sau tiêm phòng;

d) Bảng tổng hợp của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đề nghị hỗ trợ gia súc, gia cầm chết do phản ứng sau tiêm phòng.

2. Trình tự thực hiện

a) Các hộ gia đình, cá nhân làm đơn theo điểm b, khoản 1 của điều này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành hồ sơ theo điểm a, c, khoản 1 của Điều này gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành hồ sơ điểm d, khoản 1 của Điều này gửi Chi cục chăn nuôi và thú y, để thực hiện thanh quyết toán cho đối tượng thụ hưởng.

Điều 16. Hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

1. Hồ sơ

a) Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật và dự toán xây dựng, mua sắm thiết bị cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung của các hộ, chủ trang trại, doanh nghiệp theo quy hoạch;

b) Hợp đồng, nghiệm thu thanh lý hợp đồng xây dựng, mua sắm thiết bị cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung;

c) Báo cáo quyết toán giá trị hoàn thành của chủ cơ sở; Biên bản nghiệm thu cơ sở, biên bản nghiệm thu phúc tra tại cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung hoàn thành đưa vào sử dụng, có xác nhận của chính quyền địa phương;

d) Giấy đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở giết mổ tập trung của chủ cơ sở, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

đ) Các chứng từ có liên quan (hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

2. Trình tự thực hiện

a) Các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp làm đơn và hoàn thành các hồ sơ theo khoản 1 của điều này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ, chi trả cho các đối tượng được thụ hưởng.

Điều 17. Trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng bằng cây bản địa

1. Điều kiện về mật độ trồng và thời gian nuôi dưỡng rừng gỗ lớn

a) Keo lá tràm: Mật độ trồng: 1.100 - 1.300 cây/ha; Thời gian nuôi dưỡng rừng tối thiểu: 10 năm, để khai thác được sản phẩm chính là gỗ có đường kính tối thiểu Փ ≥ 20 cm;

b) Keo Tai tượng: Mật độ trồng: 1.100 - 1.300 cây/ha. Thời gian nuôi dưỡng rừng tối thiểu là 10 năm, để khai thác sản phẩm chính là gỗ có đường kính tối thiểu Փ ≥ 20 cm;

c) Cây sao đen: Trồng hỗn giao với cây phù trợ; mật độ trồng: 1.100 - 1.400 cây/ha (tỷ lệ cây sao đen với cây phù trợ là 1:1 hoặc 1:2).

2. Điều kiện về mật độ trồng và thời gian nuôi dưỡng rừng cây bản địa

a) Cây lim: Thời gian nuôi dưỡng rừng tối thiểu: 20 năm, để khai thác được sản phẩm chính là gỗ có đường kính tối thiểu Փ ≥ 50 cm. Mật độ trồng:

- Trên các vùng đất còn thảm cây bụi, không có các loài cây gỗ tái sinh phù hợp với mục đích kinh doanh thì trồng thuần loài, với mật độ: 550 - 830 cây/ha.

- Trên các vùng đất xấu cằn cỗi thì trồng hỗn loài với cây phù trợ, với mật độ 1.100 - 1.400 cây/ha (tỷ lệ cây lim với cây phù trợ là 1:1 hoặc 1:2);

b) Cây lát hoa: Thời gian nuôi dưỡng rừng tối thiểu: 20 năm, để khai thác được sản phẩm chính là gỗ có đường kính tối thiểu Փ ≥ 50 cm. Mật độ trồng:

- Trên các vùng đất còn thảm cây bụi, không có các loài cây gỗ tái sinh phù hợp với mục đích kinh doanh thì trồng thuần loài, với mật độ: 800 - 1.100 cây/ha.

- Trên các vùng đất xấu cằn cỗi thì trồng hỗn loài với cây phù trợ, với mật độ 1.100 - 1.400 cây/ha (tỷ lệ cây lát hoa với cây phù trợ là 1:1 hoặc 1:2).

c) Cây trám: Thời gian nuôi dưỡng rừng tối thiểu: 10 năm, để khai thác được sản phẩm chính là gỗ có đường kính tối thiểu Փ ≥ 30 cm.

- Trồng thuần loài, với mật độ: 800 - 1.100 cây/ha.

- Trồng hỗn loài với cây phù trợ, với mật độ trồng 1.100 - 1.400 cây/ha (tỷ lệ cây trám với cây phù trợ là 1:1 hoặc 1:2).

3. Hồ sơ

a) Đơn đăng ký, cam kết trồng rừng gỗ lớn, trồng rừng bằng cây bản địa của các hộ gia đình có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc của chủ đầu tư (nếu là hộ nhận khoán đất của chủ đầu tư), trên địa bàn huyện;

b) Bảng kê danh sách các hộ đăng ký, cam kết trồng rừng gỗ lớn, trồng rừng bằng cây bản địa, trong đó xác định vị trí, diện tích, loại cây trồng, số lượng cây giống có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và của chủ đầu tư;

c) Hóa đơn hoặc phiếu xác nhận mua giống cây trồng rừng gỗ lớn, trồng cây bản địa tại các đơn vị, cơ sở sản xuất giống, kèm theo (bản photo) giấy chứng nhận chất lượng giống khi xuất vườn;

d) Kết quả nghiệm thu cơ sở;

đ) Kết quả nghiệm thu phúc tra;

e) Các chứng từ liên quan (phiếu thu, chi, phiếu xuất, nhập kho...);

f) Thông báo giá của cấp có thẩm quyền hoặc chứng thư thẩm định giá của các cơ quan, đơn vị có chức năng.

3. Trình tự thực hiện

a) Các hộ gia đình, cá nhân làm đơn theo điểm a, khoản 3 của Điều này gửi chủ đầu tư (Ban quản lý Rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, Khu bảo tồn thiên nhiên, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp);

b) Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành hồ sơ theo điểm d, khoản 3 của Điều này gửi chủ đầu tư;

c) Chủ đầu tư hoàn thành hồ sơ theo điểm b, c, đ, e, khoản 3 của Điều này; thực hiện thanh quyết toán, để chi trả cho các hộ gia đình, cá nhân.

Điều 18. Nuôi trồng Thủy sản mặn lợ

1. Điều kiện hỗ trợ

a) Các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản tuân thủ các quy trình dập dịch của các cơ quan có thẩm quyền về phòng chống dịch bệnh thủy sản;

b) Khi tiêu hủy có sự chứng giám của đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và chủ trại có tôm giống bố, mẹ bị bệnh.

2. Hồ sơ

a) Phiếu xét nghiệm (photo) Tôm nuôi bị bệnh (+);

b) Tài liệu mua hóa chất, hợp đồng mua bán, biên bản thanh lý hợp đồng, hóa đơn, phiếu xuất kho hóa chất của Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho các Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thành, thị và văn bản ký nhận đã hỗ trợ hóa chất cho các chủ hộ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Các chứng từ liên quan (hóa đơn, phiếu thu, chi, phiếu xuất, nhập kho...).

3. Trình tự thực hiện

a) Các hộ gia đình, cá nhân làm đơn đề nghị hỗ trợ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, gửi Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thành phố, thị xã tổng hợp, gửi Chi cục Chăn nuôi và Thú y;

b) Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoàn thành hồ sơ theo điểm a, b, c, khoản 2 của điều này; thực hiện thanh quyết toán nguồn kinh phí, thực hiện hỗ trợ.

Điều 19. Nuôi cá lồng trên sông, hồ nước lớn

1. Điều kiện hỗ trợ

Chính sách này hỗ trợ các loại lồng theo quy định và thực hiện 01 lần/lồng. Trường hợp đã được hỗ trợ rồi chuyển nhượng cho hộ khác sử dụng thì không được hỗ trợ tiếp. Trường hợp có bão lụt thiên tai bất khả kháng làm trôi, tan lồng, chủ hộ nuôi báo cáo và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, các phòng liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận thì có thể được xem xét hỗ trợ để xây dựng lại lồng mới từ các nguồn hỗ trợ.

2. Hồ sơ

a) Đơn đăng ký tham gia của chủ hộ, chủ trang trại có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Kết quả nghiệm thu cơ sở;

c) Kết quả nghiệm thu phúc tra;

d) Giấy đề nghị thanh toán tiền chính sách của chủ hộ;

đ) Chứng từ chi trả kinh phí hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng.

3. Trình tự thực hiện

a) Các hộ gia đình, cá nhân làm đơn theo điểm a, d, khoản 2 của Điều này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành hồ sơ theo điểm b, khoản 2 của Điều này gửi UBND cấp huyện;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành hồ sơ theo điểm c, đ, khoản 2 của Điều này; Thực hiện thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ, chi trả cho các hộ gia đình, cá nhân theo quy định.

Điều 20. Trợ giá cá giống cho các huyện miền núi

1. Hồ sơ

a) Quyết định phân chỉ tiêu của Ủy ban nhân dân cấp huyện cho các xã đảm bảo không vượt quá số kinh phí được Ủy ban nhân dân tỉnh giao;

b) Hợp đồng và thanh lý hợp đồng giữa chủ đầu tư với các doanh nghiệp, đơn vị cung ứng giống cho người thụ hưởng chính sách;

c) Kết quả nghiệm thu cơ sở;

d) Kết quả nghiệm thu phúc tra;

đ) Thông báo giá của các cơ quan có thẩm quyền;

e) Các chứng từ liên quan (phiếu nhập kho, xuất kho...).

2. Trình tự thực hiện

a) Các hộ gia đình, cá nhân đăng ký kế hoạch gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành hồ sơ theo điểm c, khoản 2 của Điều này gửi UBND cấp huyện;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành hồ sơ theo điểm a, b, d, đ khoản 2 của Điều này; Thực hiện thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ, chi trả cho các hộ gia đình, cá nhân theo quy định.

Điều 21. Hỗ trợ khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản

1. Hồ sơ hỗ trợ máy thông tin tầm xa

a) Quyết định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt nội dung và dự toán kinh phí;

b) Đơn xin được cấp máy của tổ trưởng Tổ hợp tác khai thác hải sản trên biển và cam kết tuân thủ quy chế quản lý thông tin trên biển, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, gửi Chi cục Thủy sản;

c) Quyết định công nhận thành lập Tổ hợp tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

d) Biên bản họp thành lập tổ hợp tác và bầu các chức danh trong tổ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

đ) Quy ước hoạt động của tổ hợp tác được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận;

e) Danh sách thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên của từng tổ hợp tác có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

g) Bản sao có chứng thực hoặc bản phô tô kèm theo bản chính đối chiếu Giấy phép khai thác thủy sản, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;

h) Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn, chứng từ mua máy thông tin các loại của Chi cục Thủy sản với đơn vị cung ứng;

i) Thông báo giá của cấp có thẩm quyền hoặc chứng thư thẩm định giá của các cơ quan, đơn vị có chức năng;

k) Kết quả nghiệm thu cơ sở;

m) Kết quả nghiệm thu phúc tra.

2. Hồ sơ hỗ trợ đóng mới tàu cá có công suất từ 700 CV trở lên

a) Quyết định phân chỉ tiêu của Ủy ban nhân dân cấp huyện cho các xã đảm bảo không vượt quá số kinh phí được Ủy ban nhân dân tỉnh giao;

b) Kế hoạch đóng mới tàu cá trong năm do Ủy ban nhân dân cấp xã lập, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chi cục Thủy sản;

c) Đơn đề nghị hỗ trợ đóng mới tàu cá của chủ hộ, nêu rõ thời gian bắt đầu đóng mới, thời gian hoàn thành, công suất tàu, giá trị đóng mới tàu, được xóm trưởng và Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

d) Bản sao có chứng thực hoặc bản phô tô kèm theo bản chính đối chiếu các giấy tờ: Văn bản chấp thuận đóng mới tàu cá của cấp có thẩm quyền; Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (đăng ký mới); Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá; Giấy phép khai thác thủy sản;

đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản phô tô kèm theo bản chính đối chiếu: Hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng; hóa đơn đóng mới tàu cá, các chứng từ khác có liên quan đến việc đóng mới tàu cá (có lắp máy mới);

e) Kết quả nghiệm thu cơ sở;

g) Kết quả nghiệm thu phúc tra.

3. Hồ sơ hỗ trợ mua máy dò ngang

a) Quyết định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt nội dung và dự toán kinh phí;

b) Thông báo giá của cấp có thẩm quyền hoặc chứng thư thẩm định giá của các cơ quan, đơn vị có chức năng;

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản phô tô kèm theo bản chính đối chiếu Giấy phép khai thác thủy sản, giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;

d) Đơn xin mua máy dò ngang khai thác thủy sản khơi xa của chủ tàu cá có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

đ) Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn chứng từ mua máy dò ngang khai thác thủy sản các loại giữa Chi cục Thủy sản và đơn vị cung ứng;

e) Kết quả nghiệm thu cơ sở;

g) Kết quả nghiệm thu phúc tra.

4. Hồ sơ đối với hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ven bờ sang nghề khác thân thiện với môi trường

a) Quyết định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản phô tô kèm theo bản chính đối chiếu: Hồ sơ đăng ký, đăng kiểm và giấy phép khai thác thủy sản do Chi cục Thủy sản cấp;

c) Đơn xin thực hiện mô hình của chủ mô hình chuyển đổi nghề và cam kết không được chuyển nhượng trong vòng 02 năm sau khi được hỗ trợ;

d) Biên bản nghiệm thu cơ sở;

đ) Kết quả nghiệm thu phúc tra;

e) Hóa đơn, chứng từ liên quan đến mô hình chuyển đổi nghề.

5. Trình tự thực hiện

a) Các hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác hoàn thành các hồ sơ theo điểm b, c, d, đ, e, g, khoản 1; điểm c, d, đ, khoản 2; điểm c, d, khoản 3; điểm b, c, e khoản 4, của Điều này; gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành hồ sơ theo điểm k, khoản 1; điểm b, e, khoản 2 Điều này gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện; điểm e, khoản 3; điểm d, khoản 4 của Điều này gửi Chi cục Thủy sản;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành hồ sơ theo điểm a, g, khoản 2 của Điều này; thực hiện thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ đóng mới tàu cá có công suất từ 700CV trở lên, chi trả cho các hộ gia đình, cá nhân theo quy định;

d) Chi cục Thủy sản hoàn thành hồ sơ theo điểm a, h, m, i khoản 1; điểm a, b, đ, g, khoản 3; điểm a, đ, khoản 4 của Điều này; thực hiện thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ, chi trả cho các đối tượng được thụ hưởng theo quy định;

Điều 22. Bảo vệ quỹ gen, giống gốc, phát triển nguồn lợi thủy sản

1. Hồ sơ bảo vệ quỹ gen, giống gốc

a) Quyết định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí;

b) Biên bản kiểm kê đàn cá bố mẹ trước khi đưa vào ao nuôi vỗ do Trung tâm Giống Thủy sản Nghệ An lập. Biên bản kiểm kê phải ghi rõ số lượng, trọng lượng, chủng loại cá thải loại;

c) Biên bản xử lý đối với lượng cá giống thải loại phải thay thế;

d) Hợp đồng, nghiệm thu thanh lý hợp đồng, hóa đơn chứng từ mua cá với đơn vị cung ứng;

e) Kết quả nghiệm thu.

2. Hồ sơ hỗ trợ phát triển nguồn lợi thủy sản

a) Quyết định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí;

b) Biên bản kiểm tra nhập đàn cá mới có sự giám sát, xác nhận của chính quyền địa phương cấp huyện nơi thả giống thủy sản do Chi cục Thủy sản lập (ghi rõ số lượng, trọng lượng từng loài cá);

c) Phiếu kiểm dịch thủy sản;

d) Hợp đồng, nghiệm thu thanh lý hợp đồng, hóa đơn chứng từ mua cá với đơn vị cung ứng;

e) Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn vận chuyển cá giống.

2. Trình tự thực hiện

a) Trung tâm Giống thủy sản hoàn thành hồ sơ theo khoản 1 của Điều này; thực hiện thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ;

b) Chi cục Thủy sản hoàn thành hồ sơ theo khoản 2 của Điều này; thực hiện thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ.

Điều 23. Sản xuất Muối

1. Hồ sơ

a) Quyết định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí;

b) Quyết định phân bổ chỉ tiêu kế hoạch của chủ đầu tư cho các đối tượng thụ hưởng chính sách;

c) Đơn đề nghị hỗ trợ của hộ gia đình, nhóm hộ gia đình;

d) Danh sách bình xét các hộ, nhóm hộ được hỗ trợ có xác nhận của xóm trưởng, Ủy ban nhân dân cấp xã;

đ) Kết quả nghiệm thu cơ sở;

e) Kết quả nghiệm thu phúc tra;

g) Hồ sơ đầu vào thể hiện việc mua bán bạt nhựa nilông trải ô kết tinh như: hợp đồng mua bán, thanh lý hợp đồng, hóa đơn...

h) Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

2. Trình tự thực hiện

a) Các hộ gia đình, nhóm hộ gia đình làm đơn đề nghị theo điểm c, khoản 1 của Điều này, gửi Hợp tác xã diêm nghiệp;

b) Hợp tác xã diêm nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo điểm g, h khoản 1 của Điều này gửi Chi cục Phát triển nông thôn;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành hồ sơ theo điểm đ, khoản 1 của Điều này gửi Chi cục Phát triển nông thôn;

c) Chi cục Phát triển nông thôn hoàn thành hồ sơ theo điểm a, b, d, e, g, khoản 1 của Điều này; thực hiện và thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ, để chi trả cho các hộ gia đình, nhóm hộ gia đình theo quy định.

Điều 24. Kiên cố hóa kênh mương loại III

1. Hồ sơ

a) Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Quyết định phân khai của Ủy ban nhân dân cấp huyện cho các xã thực hiện kế hoạch;

c) Tờ trình về việc cấp vốn hỗ trợ kiên cố kênh loại III;

d) Báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự toán các hạng mục công trình được phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc phòng Kinh tế và Hạ tầng thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; Hợp đồng xây dựng, nghiệm thu thanh lý hợp đồng và các văn bản khác kèm theo trong quá trình thực hiện xây dựng công trình;

đ) Hồ sơ quyết toán: Quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành; báo cáo tổng hợp quyết toán chi tiết theo từng công trình, nguồn vốn cụ thể và kinh phí đề nghị hỗ trợ.

2. Trình tự thực hiện

a) Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị hỗ trợ theo điểm c, lập hồ sơ theo điểm d, đ, khoản 1 của điều này gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành hồ sơ theo điểm a, b, khoản 1 của Điều này; thực hiện thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ.

Điều 25. Tưới cho cây công nghiệp, cây ăn quả và cỏ trồng tập trung

1. Điều kiện hỗ trợ

Các hộ gia đình được hỗ trợ phải cam kết sử dụng công trình đúng mục đích tưới; quản lý tốt công trình, để đảm bảo sử dụng được bền lâu. Thời gian sử dụng máy bơm ít nhất là 6 năm theo Quy định hiện hành về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

2. Hồ sơ

a) Quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ cho địa phương, đơn vị của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí đầu tư và cam kết quản lý công trình của Chủ đầu tư;

c) Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán kinh phí xây dựng công trình tưới, được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt đối với các hộ gia đình, cá nhân tại địa phương hoặc được giám đốc doanh nghiệp, Tổng đội trưởng Tổng đội Thanh niên xung phong, Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ phê duyệt đối với các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đất của các Công ty Nông, Lâm nghiệp, Xí nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, Tổng đội Thanh niên xung phong;

d) Biên bản nghiệm thu đưa công trình tưới vào sử dụng của Chủ đầu tư;

đ) Báo cáo quyết toán giá trị hoàn thành của Chủ đầu tư;

e) Các chứng từ có liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

3. Trình tự thực hiện

a) Các hộ gia đình, cá nhân đăng ký hỗ trợ qua Ủy ban nhân dân cấp xã; trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đất của các Công ty Nông, Lâm nghiệp, Xí nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, Tổng đội Thanh niên xung phong đăng ký hỗ trợ qua các đội sản xuất, gửi chủ đầu tư;

b) Chủ đầu tư hoàn thành hồ sơ theo điểm a, b, c, d, đ, e, khoản 2 của Điều này; thực hiện thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ.

Điều 26. Máy nông nghiệp

1. Hồ sơ

a) Đơn đề nghị hỗ trợ mua máy cấy, máy thu hoạch mía của các hộ gia đình, cá nhân, Hợp tác xã có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, của Công ty mía đường gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Quyết định phân bổ chỉ tiêu mua máy nông nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với hộ gia đình, cá nhân, Hợp tác xã, công ty mía đường);

c) Hợp đồng và thanh lý hợp đồng mua bán máy giữa hộ gia đình, cá nhân, Hợp tác xã, Công ty mía đường với doanh nghiệp cung ứng, các hóa đơn, chứng từ liên quan, trong đó nêu rõ loại máy, chủng loại, công suất, các phụ kiện kèm theo máy...

Đối với những hộ gia đình, cá nhân, Hợp tác xã, công ty mía đường có vay tiền ngân hàng để mua máy và thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay theo quy định tại Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch, nếu bản gốc hóa đơn giá trị gia tăng mua máy được lưu giữ theo hồ sơ hỗ trợ lãi suất tiền vay tại ngân hàng thì hồ sơ lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện sử dụng bản phô tô hóa đơn giá trị gia tăng kèm theo văn bản xác nhận về việc lưu giữ bản gốc hóa đơn của ngân hàng nơi vay vốn.

d) Thông báo giá của cấp có thẩm quyền hoặc chứng thư thẩm định giá của các cơ quan, đơn vị có chức năng;

đ) Biên bản bàn giao, nghiệm thu máy của đơn vị cung ứng với các hộ gia đình, cá nhân, Hợp tác xã, Công ty mía đường;

e) Kết quả nghiệm thu cơ sở;

g) Kết quả nghiệm thu phúc tra;

h) Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...)

2. Trình tự thực hiện

a) Các hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã, công ty mía đường làm đơn và hồ sơ theo điểm a, c, đ, h, khoản 1 của Điều này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành hồ sơ theo điểm e, khoản 1 của Điều này gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành hồ sơ theo các điểm b, d, g, khoản 1 của Điều này; thực hiện thanh quyết toán nguồn kinh phí, chi trả cho các hộ gia đình, cá nhân, Hợp tác xã, công ty mía đường theo quy định

Điều 27. Chính sách hỗ trợ xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế có hiệu quả tại các huyện miền núi để tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo

1. Hồ sơ xây dựng mô hình kinh tế có hiệu quả

a) Đăng ký xây dựng mô hình của Ủy ban nhân dân cấp huyện, của đơn vị, doanh nghiệp gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu kỳ kế hoạch;

b) Quyết định phê duyệt hỗ trợ đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị, doanh nghiệp cho các mô hình kinh tế có hiệu quả nhất đã được lựa chọn;

c) Kết quả nghiệm thu cơ sở;

d) Kết quả nghiệm thu phúc tra;

đ) Hồ sơ tập huấn, tuyên truyền, hội thảo đầu bờ: Danh sách các hộ gia đình, cá nhân, nội dung (tài liệu hội thảo, tập huấn), kết quả...

e) Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...);

f) Thông báo giá của cấp có thẩm quyền hoặc chứng thư thẩm định giá của các cơ quan/đơn vị có chức năng.

2. Hồ sơ nhân rộng mô hình kinh tế có hiệu quả

a) Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng mô hình kinh tế có hiệu quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị, doanh nghiệp;

b) Đăng ký tiếp tục nhân rộng mô hình kinh tế của Ủy ban nhân dân cấp huyện xác, của đơn vị, doanh nghiệp gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Quyết định phê duyệt hỗ trợ đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị, doanh nghiệp cho nhân rộng mô hình đã xây dựng có hiệu quả;

d) Kết quả nghiệm thu cơ sở;

đ) Kết quả nghiệm thu phúc tra;

e) Hồ sơ tập huấn, tuyên truyền, hội thảo đầu bờ: Danh sách các hộ, nội dung (tài liệu hội thảo, tập huấn), kết quả tập huấn;

f) Thông báo giá của cấp có thẩm quyền hoặc chứng thư thẩm định giá của các cơ quan/đơn vị có chức năng;

g) Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

3. Trình tự thực hiện

a) Các hộ gia đình, cá nhân đăng ký qua Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành hồ sơ theo điểm c, đ, e, khoản 1; điểm d, e, g, khoản 2 của Điều này, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành hồ sơ theo điểm a, b, d, khoản 1; điểm a, b, c, đ khoản 2 của Điều này; thực hiện thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ, chi trả cho các đối tượng được thụ hưởng.

Điều 28. Chính sách hỗ trợ mua bản quyền tác giả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ

1. Hồ sơ

a) Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về danh mục bản quyền tác giả tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến được mua trong năm kế hoạch;

b) Giấy chứng nhận bản quyền tác giả tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ;

c) Biên bản kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất có hiệu quả tại Nghệ An;

d) Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

2. Trình tự thực hiện

Các doanh nghiệp, đơn vị lập đề nghị, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, thực hiện và thanh quyết toán nguồn kinh phí theo khoản 1 của Điều này.

Điều 29. Chính sách phát triển Hợp tác xã nông nghiệp

1. Hồ sơ

a) Thông báo chỉ tiêu thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho các huyện, thành, thị;

b) Quyết định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí;

c) Quyết định phân bổ chỉ tiêu thành lập Hợp tác xã của Ủy ban nhân dân cấp huyện cho các xã;

d) Đơn đề nghị thành lập Hợp tác xã của ban sáng lập viên gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;

đ) Điều lệ Hợp tác xã đã được Đại hội thành lập Hợp tác xã thông qua;

e) Phương án sản xuất kinh doanh được Đại hội thành lập Hợp tác xã thông qua;

g) Biên bản Đại hội thành lập Hợp tác xã;

h) Danh sách xã viên, Ban quản trị, Ban kiểm soát;

i) Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh của Hợp tác xã;

k) Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi...);

2. Trình tự thực hiện

a) Các Hợp tác xã nông nghiệp hoàn thành hồ sơ theo điểm d, đ, e, g, h, i, k, khoản 1 của điều này, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành hồ sơ theo điểm c, khoản 1 của điều này, gửi Chi cục Phát triển nông thôn;

c) Chi cục Phát triển nông thôn hoàn thành hồ sơ theo điểm a, b, khoản 1 Điều này; thực hiện thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ cho các Hợp tác xã;

Điều 30. Chính sách mua chế phẩm sinh học, làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, gà

1. Hồ sơ

a) Quyết định phân bổ chỉ tiêu kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị cho các đối tượng thụ hưởng chính sách;

b) Thông báo giá của cấp có thẩm quyền hoặc chứng thư thẩm định giá của các cơ quan chức năng;

c) Hồ sơ thể hiện đầu vào: Hợp đồng và thanh lý hợp đồng, hóa đơn mua, bán hàng giữa chủ ngành hàng với địa phương nhận hàng;

d) Kết quả nghiệm thu cơ sở;

đ) Kết quả nghiệm thu phúc tra;

e) Các chứng từ khác có liên quan (phiếu thu, chi, phiếu xuất, nhập kho...).

2. Trình tự thực hiện

a) Các hộ gia đình, cá nhân đăng ký qua Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành hồ sơ theo điểm d, khoản 1 của điều này, gửi Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ);

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành hồ sơ theo điểm a, khoản 1 của Điều này, gửi Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ;

d) Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thành hồ sơ theo điểm b, c, đ, e, khoản 1 của Điều này; thực hiện thanh quyết toán nguồn kinh phí, để chi trả cho các đối tượng thụ hưởng.

Điều 31. Hỗ trợ một số giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao

1. Hồ sơ trợ giá giống lúa thuần

a) Quyết định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí;

b) Quyết định phân bổ chỉ tiêu kế hoạch của chủ đầu tư cho các đối tượng thụ hưởng chính sách;

c) Kết quả nghiệm thu cơ sở;

d) Kết quả nghiệm thu phúc tra;

đ) Hồ sơ thể hiện đầu vào: Hợp đồng và thanh lý hợp đồng, hóa đơn mua, bán giống giữa chủ ngành hàng với địa phương nhận hàng;

e) Các chứng từ khác có liên quan (phiếu thu, chi, phiếu xuất, nhập kho...);

g) Thông báo giá của cấp có thẩm quyền hoặc chứng thư thẩm định giá của các cơ quan, đơn vị có chức năng.

2. Hồ sơ hỗ trợ du nhập cây giống mía mới

a) Quyết định phân bổ chỉ tiêu kế hoạch của chủ đầu tư cho các đối tượng thụ hưởng chính sách;

b) Kết quả nghiệm thu cơ sở;

c) Kết quả nghiệm thu phúc tra;

d) Hồ sơ thể hiện đầu vào: Hợp đồng và thanh lý hợp đồng, hóa đơn mua, bán cây giống mía mới có năng suất, chất lượng cao được tạo bằng phương pháp nuôi cấy mô giữa Công ty mía đường (trên địa bàn tỉnh) với đơn vị sản xuất cây giống mía mới bằng phương pháp nuôi cấy mô;

e) Các chứng từ khác có liên quan (phiếu thu, chi, phiếu xuất, nhập kho...).

3. Hồ sơ hỗ trợ trồng mía bằng giống mía mới đảm bảo tiêu chuẩn từ các vùng sản xuất mía giống của các Công ty mía đường;

a) Quyết định phân bổ chỉ tiêu kế hoạch của chủ đầu tư cho các đối tượng thụ hưởng chính sách;

b) Kết quả nghiệm thu cơ sở;

c) Kết quả nghiệm thu phúc tra;

e) Hồ sơ thể hiện đầu vào: Hợp đồng và thanh lý hợp đồng, hóa đơn mua, bán giống mía mới được sản xuất từ các vùng sản xuất mía giống của các Công ty mía đường với các địa phương nhận giống mía mới;

g) Các chứng từ khác có liên quan (phiếu thu, chi, phiếu xuất, nhập kho...);

4. Trình tự thực hiện

a) Các hộ gia đình, cá nhân đăng ký qua Ủy ban nhân dân cấp xã; các công ty mía đường gửi đề nghị qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành hồ sơ theo điểm c, khoản 1 gửi Trung tâm Giống cây trồng; điểm b, khoản 2 gửi Công ty mía đường; điểm b, khoản 3 của Điều này, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành hồ sơ theo điểm a, c, e, g, khoản 3 của Điều này; thực hiện thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ trồng mía bằng giống mía mới, để chi trả cho các hộ gia đình, cá nhân;

d) Trung tâm giống cây trồng hoàn thành các hồ sơ theo điểm a, b, d, đ, e, g, khoản 1 của Điều này; thực hiện thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ giống lúa thuần, để chi trả cho các hộ gia đình, cá nhân;

đ) Các Công ty Mía đường hoàn thành các hồ sơ theo điểm a, c, d, e, khoản 2 của Điều này; thực hiện thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ du nhập giống mía mới;

Điều 32. Sản xuất, tiêu thụ nông sản chất lượng cao, an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ cao

1. Điều kiện hỗ trợ

a) Nhà lưới (màng) đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật: Tối thiểu phải sử dụng: cột bê tông cốt thép kích thước 0,15m x 0,15m x 3,2m làm móng cột; che mưa, che nắng và vây xung quanh bằng lưới mùng 16 lỗ/cm2; giằng dọc mái bằng thép 4 ly; giằng ngang mái bằng thép 2 ly); Có trang bị hệ thống tưới (gồm: máy bơm, dây dẫn, vòi phun...) và hệ thống điện phục vụ sản xuất trong nhà lưới (màng);

b) Có dự án đầu tư phát triển rau, củ quả an toàn được Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chấp thuận;

c) Được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau, củ quả an toàn;

d) Có hợp đồng hoặc phương án tiêu thụ sản phẩm cho vùng sản xuất;

đ) Gian hàng bán nông, lâm, thủy sản an toàn sản xuất tại Nghệ An phải có diện tích tối thiểu 20 m2/gian hàng, được Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Nghệ An) xác nhận sản phẩm an toàn và được cấp chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Hồ sơ hỗ trợ xây dựng nhà lưới

a) Đơn đề nghị hỗ trợ xây dựng nhà lưới (màng) của hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Quyết định phê duyệt dự án xây dựng nhà lưới (màng) để sản xuất rau, củ quả chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Biên bản nghiệm thu hoàn thành nhà lưới đảm bảo đủ điều kiện đưa vào sản xuất;

d) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau, củ quả an toàn;

đ) Hợp đồng tiêu thụ hoặc phương án tiêu thụ sản phẩm được sản xuất trong nhà lưới.

3. Hồ sơ hỗ trợ tiền thuê gian hàng bán nông, lâm, thủy sản an toàn sản xuất tại Nghệ An

a) Đơn đề nghị hỗ trợ gian hàng của chủ cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản an toàn;

b) Hợp đồng thuê gian hàng ổn định từ 02 năm trở lên;

c) Hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản an toàn tại Nghệ An;

d) Giấy chứng đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm của gian hàng;

đ) Biên bản nghiệm thu gian hàng đảm bảo các điều kiện hoạt động tiêu thụ nông sản an toàn được sản xuất tại Nghệ An.

4. Trình tự thực hiện

a) Các tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), trang trại, hộ gia đình, cá nhân làm đơn và hoàn thành các hồ sơ theo điểm a, d, đ, khoản 2; điểm a, b, c, d, khoản 3 của Điều này, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Chủ đầu tư hoàn thành các hồ sơ theo điểm b, khoản 2; điểm đ, khoản 3 của Điều này; thực hiện thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ, chi trả cho các đối tượng thụ hưởng.

Điều 33. Chính sách áp dụng công nghệ mới về nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng

1. Điều kiện hỗ trợ

a) Vùng nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng nằm trong quy hoạch;

b) Áp dụng các quy trình công nghệ mới về nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng được các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền công nhận;

c) Có hợp đồng chuyển giao công nghệ kỹ thuật giữa chủ mô hình với đơn vị chuyển giao;

d) Về cơ sở hạ tầng: Có đầy đủ ao xử lý cấp nước, ao nuôi, ao xử lý sau nuôi và các trang thiết bị cần thiết phục vụ sản xuất theo công nghệ mới;

đ) Sử dụng các loại chế phẩm sinh học trong danh mục được phép sử dụng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

2. Hồ sơ

a) Quyết định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt nội dung, địa điểm, thời gian triển khai mô hình và dự toán kinh phí;

b) Đơn đăng ký thực hiện của chủ mô hình được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận, trong đó nêu rõ quy mô diện tích, địa điểm, thời gian triển khai mô hình;

c) Biên bản kiểm tra hiện trạng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của mô hình trước khi đưa vào sản xuất có xác nhận của Chi cục Thủy sản, Phòng chuyên môn Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã;

d) Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn mua bán vật tư, thiết bị; chế phẩm sinh học giữa chủ mô hình với đơn vị cung ứng;

đ) Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn chuyển giao công nghệ kỹ thuật giữa chủ mô hình với đơn vị chuyển giao;

e) Kết quả nghiệm thu cơ sở;

g) Kết quả nghiệm thu phúc tra;

h) Các chứng từ khác có liên quan.

3. Trình tự thực hiện

a) Các hộ gia đình, cá nhân làm đơn, hoàn thành các hồ sơ theo điểm c, d, đ, h, khoản 2 của Điều này, gửi Chi cục Thủy sản.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành hồ sơ theo điểm e, khoản 2 của Điều này, gửi Chi cục Thủy sản;

c) Chi cục Thủy sản hoàn thành hồ sơ điểm a, g, khoản 2 của Điều này; thực hiện thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ, chi trả cho đối tượng thụ hưởng.

Điều 34. Chính sách phát triển kinh tế trang trại

1. Điều kiện hỗ trợ

Những trang trại thành lập mới, đạt tiêu chí theo Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, công trình xử lý nước thải, ao lắng phục vụ sản xuất, kinh doanh, đảm bảo môi trường.

2. Hồ sơ

a) Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật và dự toán xây dựng cơ sở chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, công trình xử lý nước thải, ao lắng của chủ trang trại;

b) Hợp đồng, nghiệm thu thanh lý hợp đồng xây dựng cơ sở chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, công trình xử lý nước thải, ao lắng;

c) Báo cáo quyết toán giá trị hoàn thành của chủ trang trại;

d) Biên bản nghiệm thu cơ sở chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, công trình xử lý nước thải, ao lắng hoàn thành đưa vào sử dụng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

đ) Giấy đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, công trình xử lý nước thải, ao lắng của chủ trang trại, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

e) Các chứng từ có liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

3. Trình tự thực hiện

a) Các trang trại hoàn thành các hồ sơ theo điểm a, b, c, đ, e, khoản 1 của Điều này, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Chi cục Phát triển nông thôn hoàn thành hồ sơ theo điểm d, khoản 1 của Điều này; thực hiện thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ cho các trang trại.

Điều 35. Chính sách hỗ trợ trồng cây dược liệu dưới tán rừng

1. Hồ sơ

a) Đơn xin tham gia thực hiện chính sách hỗ trợ trồng dược liệu dưới tán rừng của các hộ gia đình, cá nhân;

b) Bản sao có chứng thực giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ trích đo hoặc sơ đồ tự vẽ lô đất được giao, được thuê). Đối với những trường hợp chỉ thực hiện một phần diện tích được giao, được thuê; trên bản sao công chứng giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, bản đồ trích đo hoặc sơ đồ tự vẽ lô đất được giao, được thuê phải khoanh vẽ vị trí, diện tích thực hiện trồng cây dược liệu dưới tán rừng;

c) Bản thuyết minh biện pháp, kỹ thuật trồng cây dược liệu dưới tán rừng đối với từng loài cây, trong đó nêu rõ: Điều kiện tự nhiên, khí hậu thủy văn nơi gây trồng đảm bảo phù hợp với điều kiện sinh thái của loài cây gây trồng; biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản, sơ chế sản phẩm dược liệu;

Những lô, khoảnh rừng các hộ gia đình, cá nhân trồng cùng một loại cây dược liệu dưới tán rừng thì sử dụng chung một bản thuyết minh kèm theo danh sách các hộ gia đình, cá nhân tham gia;

d) Kết quả nghiệm thu cơ sở;

đ) Kết quả nghiệm thu phúc tra.

2. Trình tự thực hiện

a) Các hộ gia đình, cá nhân hoàn thành các hồ sơ theo điểm a, b, c, khoản 1 của Điều này gửi chủ đầu tư;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành hồ sơ theo điểm d, khoản 1 của Điều này gửi chủ đầu tư;

c) Chủ đầu tư hoàn thành hồ sơ theo điểm đ, khoản 1 của Điều này; thực hiện thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ, chi trả cho các đối tượng thụ hưởng.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 36. Phân công thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã thực hiện các chính sách: Hỗ trợ phát triển cây chè; cây ăn quả (cam, quýt giống mới, bưởi, chanh leo...); chuyển đổi cơ cấu cây trồng; chăn nuôi lợn ngoại; xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; nuôi cá lồng trên sông, hồ nước lớn; trợ giá cá giống cho các huyện miền núi; hỗ trợ đóng mới (phải lắp máy mới) tàu cá khai thác xa bờ có công suất 700CV trở lên; kiên cố hóa kênh mương loại III; tưới cho cây công nghiệp (chè, cà phê, mía), cây ăn quả (cam, quýt giống mới, bưởi, chanh leo, dứa) và trồng cỏ tập trung; máy nông nghiệp; xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả; hỗ trợ trồng mía bằng giống mía mới; sản xuất tiêu thụ nông sản chất lượng cao, an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ cao.

2. Thủ trưởng một số đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các chính sách: Tạo giống bò, cải tiến giống trâu; trợ giá giống gốc chăn nuôi; chăn nuôi lợn ngoại; Tiêm phòng gia súc miền núi; hỗ trợ hóa chất để xử lý dịch bệnh tôm; Hỗ trợ gia súc, gia cầm bị phản ứng do tiêm phòng vacxin; bảo tồn quỹ gen, giống gốc thủy sản; Hỗ trợ máy thông tin tầm xa; chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ven bờ sang nghề khác thân thiện với môi trường; mua máy dò ngang khai thác thủy sản khơi xa trên tàu có công suất từ 700CV trở lên; phát triển nguồn lợi thủy sản; áp dụng công nghệ mới về nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng; Hợp tác xã nông nghiệp; phát triển kinh tế trang trại; sản xuất muối; thẩm định kế hoạch sửa chữa công trình, kiên cố hóa kênh mương, tưới cho cây công nghiệp, cây ăn quả, cỏ trồng tập trung; hỗ trợ giống lúa thuần mới, năng suất, chất lượng tốt.

3. Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện chính sách Mua chế phẩm sinh học, làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, gà.

4. Giám đốc các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Nông, Lâm nghiệp, Trưởng các Ban quản lý: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; Tổng đội trưởng các Tổng đội thanh niên xung phong thực hiện các chính sách: Cây chè; cây ăn quả (cam, quýt giống mới, bưởi); chính sách tưới cho cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả; xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả; chính sách mua bản quyền tác giả tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến... thuộc phạm vi quản lý, có sự kiểm tra, chỉ đạo, giám sát của chính quyền địa phương (huyện, xã) trên địa bàn.

5. Giám đốc các dự án trồng rừng sản xuất, các chủ rừng thuộc vùng quy hoạch trồng rừng gỗ lớn thực hiện chính sách hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng bằng cây bản địa; trồng cây dược liệu dưới tán rừng có sự kiểm tra, chỉ đạo, giám sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Giám đốc các doanh nghiệp có liên quan thực hiện các chính sách: Hỗ trợ mua bản quyền tác giả; xây dựng lò giết mổ gia súc gia cầm tập trung; máy thu hoạch mía; du nhập và sản xuất giống mía mới; sản xuất, tiêu thụ nông sản chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý, có sự kiểm tra, chỉ đạo, giám sát của chính quyền địa phương (huyện, xã) trên địa bàn.

Điều 37. Trách nhiệm của chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Xây dựng kế hoạch hàng năm, tổ chức thực hiện các chính sách đúng đối tượng, đúng mục đích.

2. Thu thập giá, gửi đề nghị duyệt, thông báo giá về Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những loại giống, vật tư... thuộc chính sách hỗ trợ.

3. Tổng hợp nghiệm thu cơ sở do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện; nghiệm thu phúc tra đối với nghiệm thu cơ sở kịp thời theo quy định, làm căn cứ để thanh quyết toán với nhà nước khoản kinh phí hỗ trợ đúng thời gian cho các đối tượng được thụ hưởng.

4. Sau khi kết thúc kỳ sản xuất, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện các nội dung chính sách trên địa bàn đối với từng xã (phường, thị trấn, đơn vị...) gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính để làm căn cứ cấp phát và thanh quyết toán các nguồn kinh phí theo quy định.

5. Phối hợp với các chủ đầu tư là đơn vị, doanh nghiệp triển khai chính sách hỗ trợ trên địa bàn: Lựa chọn địa điểm, triển khai, phối hợp tổ chức nghiệm thu, giám sát chất lượng, kết quả thực hiện chính sách.

6. Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính trung thực, chính xác của số liệu kết quả thực hiện chính sách tại bảng tổng hợp cơ sở (cấp xã), cấp huyện. Đồng thời chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng chính sách theo đúng chế độ hiện hành và quyết toán nguồn kinh phí theo quy định. Chịu trách nhiệm lưu giữ chứng từ gốc, hồ sơ gốc theo đúng quy định của pháp luật về kế toán thống kê.

Điều 38. Trách nhiệm của chủ đầu tư thực hiện chính sách là đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức, doanh nghiệp

1. Lập kế hoạch về các chính sách thực hiện gửi Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ hàng năm theo quy định.

2. Xây dựng phương án giá, thu thập giá, gửi đề nghị thẩm định, thông báo giá về Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những loại giống, vật tư... thuộc chính sách hỗ trợ.

3. Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, với số kinh phí đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo đúng đối tượng, địa bàn, định mức hỗ trợ theo quy định.

4. Tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện chính sách, lập hồ sơ thanh quyết toán các khoản kinh phí được giao theo thời gian quy định: Hồ sơ, chứng từ, tài liệu có liên quan; Báo cáo tổng hợp quyết toán có chữ ký của kế toán trưởng, chữ ký, đóng dấu của chủ tài khoản; Tờ trình đề nghị duyệt quyết toán do chủ tài khoản ký đóng dấu (trong đó, ghi rõ các thông tin về: Địa chỉ, điện thoại, số tài khoản, các nội dung quyết toán...).

5. Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về việc thực hiện các chính sách về số lượng, chất lượng, đối tượng thụ hưởng, địa bàn, độ chính xác số liệu... của kế hoạch và kết quả nghiệm thu thực hiện. Chịu trách nhiệm lưu giữ chứng từ gốc, hồ sơ gốc theo đúng quy định của pháp luật về kế toán thống kê.

Điều 39. Trách nhiệm các Sở, Ngành liên quan

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Phối hợp với Sở Tài chính để lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ theo Quyết định này hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

b) Tham gia với Sở Tài chính thẩm định giá các loại giống cây, con, vật tư, thiết bị... để thực hiện chính sách;

c) Tham gia với Sở Tài chính trong việc thẩm tra quyết toán kinh phí thực hiện chính sách theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước;

d) Thẩm định, phê duyệt các hồ sơ theo quy định (thiết kế kỹ thuật - dự toán các loại vật tư, thiết bị, giống cây, con các loại);

e) Tổ chức chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật và kiểm tra hồ sơ kết quả việc thực hiện chính sách trước khi thu hoạch đối với cây công nghiệp ngắn ngày, sau trồng mới đối với cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả của các địa phương báo cáo, để thực hiện chính sách;

g) Hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện chính sách của các địa phương, đơn vị. Đánh giá những ưu điểm, tồn tại hạn chế và đề xuất các biện pháp chỉ đạo của năm tiếp theo, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.

2. Sở Tài chính

a) Chủ trì trong việc lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn theo kế hoạch hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

b) Căn cứ dự toán ngân sách đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp ứng kịp thời kinh phí cho các địa phương, đơn vị theo đúng quy định;

c) Thẩm định, phê duyệt, thông báo giá các loại giống cây, giống con, vật tư, thiết bị... làm căn cứ cho việc thanh quyết toán các chính sách hỗ trợ;

d) Thẩm tra quyết toán kinh phí thực hiện chính sách theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, chuyển giao, đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

4. Ngân hàng

Ngân hàng có trách nhiệm lưu giữ bản gốc hóa đơn giá trị gia tăng mua máy nông nghiệp và phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phòng Kinh tế) của các đơn vị cấp huyện, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán có liên quan để xác nhận, trình bản gốc hóa đơn giá trị gia tăng mua máy nông nghiệp khi có yêu cầu.

Điều 40. Kinh phí quản lý, chỉ đạo thực hiện chính sách

Hàng năm, ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí quản lý, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra cho các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong công tác chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, phúc tra việc thực hiện các chính sách này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì khó khăn, vướng mắc các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

Mẫu số: 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

BIÊN BẢN NGHIỆM THU CƠ SỞ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

Nguồn kinh phí hỗ trợ: ……………………………………

Vụ…………………, năm 201…………

Căn cứ Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

Thực hiện quy định tại Quyết định số:         /2018/QĐ-UBND ngày       /4/2018 của UBND tỉnh ban hành Quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND.

Hôm nay, ngày………. tháng ……. năm 201....

Tại: Xóm (bản)……………, xã…………………, huyện…………………, tỉnh Nghệ An.

Thành phần Hội đồng nghiệm thu cơ sở gồm:

A. Đại diện UBND xã, (phường, thị trấn): …………………………………………

- Ông (bà): ……………………………………- Chức vụ: Chủ tịch (hoặc PCT) UBND xã.

- Ông (bà): …………………………………....- Chức vụ: ……………

- Ông (bà): …………………………………….- Chức vụ:……………

B. Đại diện Hợp tác xã Nông nghiệp (nếu có): ………………………………………

- Ông (bà): ……………………………………- Chức vụ: Chủ nhiệm HTX xã.

- Ông (bà): ……………………………………- Chức vụ:……………………..

- Ông (bà): ……………………………………- Chức vụ:……………………..

C. Đại diện Ban chỉ huy xóm (bản): ………………………………………

- Ông (bà):……………………………………. - Chức vụ: Trưởng xóm (bản).

- Ông (bà): …………………………………….- Chức vụ:……………..

- Ông (bà): …………………………………….- Chức vụ:……………..

Đã tiến hành nghiệm thu cơ sở kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ: ……………………….. vụ …….., năm 201…… theo Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của HĐND tỉnh, tại ……………………….như sau:

I. KẾT QUẢ NGHIỆM THU CƠ SỞ CỤ THỂ NHƯ SAU:

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

- Hội đồng nghiệm thu cơ sở chấp nhận kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng được thụ hưởng (hộ gia đình, tổ chức....) trên địa bàn xóm (bản) như sau:

+ Số lượng giống (hoặc vật tư) thực hiện chính sách: ……………………………..kg (cây....).

+ Số tiền được hỗ trợ: …………………..đồng. Bằng chữ ………………………….đồng.

………………………..

(Có bảng kê chi tiết các hộ gia đình kèm theo).

Biên bản này đã được thông qua các thành viên tham gia và lập thành 04 bản: 01 bản lưu tại UBND xã; 01 bản lưu tại HTX (nếu có); 01 bản lưu tại Ban chỉ huy xóm (bản); 01 bản gửi chủ đầu tư./.

 

ĐẠI DIỆN BẢN CHỈ HUY XÓM (BẢN)




ĐẠI DIỆN UBND XÃ………….
CHỦ TỊCH (HOẶC PCT)
(Ký, đóng dấu)

NGƯỜI LẬP




ĐẠI DIỆN HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ
NÔNG NGHIỆP (NẾU CÓ)
(Ký, đóng dấu)

 

Mẫu số: 1a

UBND xã: ………………………..

Xóm (bản): ………………………

 

BẢNG KÊ DANH SÁCH CÁC HỘ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TRỒNG MỚI CHÈ, CÂY ĂN QUẢ

NĂM 201……..

Đơn vị tính: Đồng

TT

Họ tên chủ hộ

Diện tích trồng mới (ha)

Số tiền hỗ trợ làm đất

Mức hỗ trợ:

Số tiền trợ giá giống

Mức hỗ trợ:

Chữ ký của chủ hộ

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

...

 

 

 

..

 

Ngày      tháng      năm 201……

Xác nhận chữ ký
của UBND xã…………
(Ký tên, đóng dấu)

Đại diện UBND xã (HTX)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Trưởng xóm (bản)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số: 1b

UBND huyện: ……………….

UBND xã: .............................

BẢNG TỔNG HỢP CÁC XÓM (BẢN) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TRỒNG MỚI CHÈ, CÂY ĂN QUẢ

Năm 201………….

Đơn vị tính: Đồng

TT

Xóm (bản)

Diện tích trồng mới (ha)

Số tiền hỗ trợ làm đất trồng mới

Số tiền trợ giá giống

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

...

 

 

 

 

 

Ngày       tháng       năm 201……

UBND xã…………
(Ký tên, đóng dấu)

Trưởng ban Nông nghiệp xã (Chủ nhiệm HTX)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số: 1c

UBND xã:………………

Xóm (bản):……………..

BẢNG KÊ DANH SÁCH CÁC HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÁ:………………………*

Vụ……………… Năm 201…………

…201....)

Đơn vị tính: Đồng

TT

Họ và tên chủ hộ

Diện tích (ha)

Số lượng (giống, vật tư...) (kg, cây...)

Đơn giá:

Thành tiền (đồng)

Trong đó:

Chữ ký của chủ hộ

Số tiền được hỗ trợ

Mức hỗ trợ:

Số tiền dân phải nộp

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

 

Ngày       tháng        năm 201……

Xác nhận chữ ký của UBND xã
(Ký tên, đóng dấu)

Đại diện UBND xã (HTX)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Trưởng xóm (bản)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(*) Mẫu dùng cho các loại giống: Chè, cam, quýt giống mới, bưởi chanh leo, giống thủy sản….

 

Mẫu số: 1d

UBND huyện: …………………………….

UBND xã: ...............................................

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIỆM THU CƠ SỞ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÁ GIỐNG ……………………………*

Vụ…………………………… Năm 201……..

(Kèm theo biên bản nghiệm thu cơ sở thực hiện chính sách ngày……. tháng.....năm 201....)

Đơn vị tính: Đồng

TT

Xóm (bản)

Diện tích (ha)

Lọai giống, vật tư:……..

Loại giống, vật tư:……….

Cộng số tiền được hỗ trợ

Ghi chú

Số lượng (kg, cây...)

Đơn giá:

Số tiền được hỗ trợ

Mức hỗ trợ:

Số lượng (kg, cây...)

Đơn giá:

Số tiền được hỗ trợ

Mức hỗ trợ:

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

UBND xã…………………
(Ký tên, đóng dấu)

Ngày       tháng       năm 201....
Trưởng ban nông nghiệp xã (Chủ nhiệm HTX)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú: (*) Mẫu áp dụng cho các loại giống: Chè, cao su, cam, quýt giống mới, bưởi, chanh leo, giống thủy sản...

 

Mẫu số: 1đ

UBND xã: ………………………….

Xóm: …………………………….

BẢNG KÊ DANH SÁCH CÁC HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

HỖ TRỢ……………………………….

Năm 201……..

(Kèm theo biên bản nghiệm thu cơ sở ngày         tháng         năm 201....)

TT

Họ và Tên chủ hộ

Diện tích (hoặc số lượng) được hỗ trợ* (ha, cái...)

Mức hỗ trợ

Số tiền được hỗ trợ (đồng)

Chữ ký của chủ hộ

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

Xác nhận chữ ký của UBND xã
(Ký tên, đóng dấu)

Đại diện UBND xã (HTX)
(Ký ghi rõ họ tên)

Trưởng xóm
(bản)

Ghi chú:

(*) Mẫu áp dụng cho chính sách hỗ trợ sản xuất muối, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nuôi cá lồng, hỗ trợ máy thông tin;

 

Mẫu số: 1e

UBND huyện: ………………………

UBND xã:……………………………

TỔNG HỢP CÁC XÓM (BẢN) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ …………………

Năm 201………..

(Kèm theo biên bản nghiệm thu cơ sở ngày       tháng      năm 201....)

TT

Xóm (bản)

Diện tích (hoặc số lượng) được hỗ trợ* (ha, cái...)

Số tiền được hỗ trợ (đồng)

Ghi chú

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

5

 

 

 

 

6

 

 

 

 

7

 

 

 

 

8

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

...

 

 

 


UBND xã
…………………
.
(Ký tên, đóng dấu)

Ngày      tháng      năm 201…
Trưởng ban Nông nghiệp xã
(Chủ nhiệm HTX)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(*) Mẫu áp dụng cho chính sách hỗ trợ sản xuất muối, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nuôi cá lồng, hỗ trợ máy thông tin;

 

Mẫu số: 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BIÊN BẢN NGHIỆM THU PHÚC TRA KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
Nguồn kinh phí:
…………………………………

Vụ………………………, năm 201…………

Căn cứ Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

Thực hiện Quyết định số:           /2018/QĐ-UBND ..../4/2018 của UBND tỉnh ban hành Quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND.

Hôm nay, ngày…… tháng…… năm 201....

Tại ……………………………………………………………………..

Thành phần Hội đồng nghiệm thu phúc tra gồm:

A. Đại diện Chủ đầu tư (Doanh nghiệp, đơn vị):  ………………………

- Ông (bà): ……………………………………………- Chức vụ: ……………

- Ông (bà): ……………………………………………- Chức vụ:……………

B. Đại diện Phòng Nông nghiệp và PTNT (phòng Kinh tế): ……………..

- Ông (bà): ……………………………………………………..- Chức vụ:…………………

C. Đại diện UBND xã, phường, thị trấn: …………………………………….

- Ông (bà): ………………………………………….- Chức vụ: Chủ tịch (PCT) UBND xã.

- Ông (bà): ………………………………………….- Chức vụ: ……………………………..

- Ông (bà): ………………………………………….- Chức vụ: ……………………………..

Đã tiến hành phúc tra kết quả nghiệm thu cơ sở thực hiện chính sách hỗ trợ:……………. vụ…………., năm 201………… theo Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của UBND tỉnh, tại……………….. như sau:

I. KẾT QUẢ NGHIỆM THU CƠ SỞ

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

II. KẾT QUẢ NGHIỆM THU PHÚC TRA CỦA CHỦ ĐẦU TƯ:

- Hội đồng nghiệm thu phúc tra của chủ đầu tư (Doanh nghiệp, đơn vị) đã tiến hành kiểm tra thực tế ở một số hộ thụ hưởng chính sách được chọn mẫu ngẫu nhiên tại xã (HTX). Kết quả cụ thể như sau:

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

- Hội đồng nghiệm thu phúc tra của Chủ đầu tư (Doanh nghiệp, đơn vị) chấp nhận kết quả nghiệm thu cơ sở của xã và thống nhất cho thanh toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư như sau:

+ Số lượng giống (hoặc vật tư) thực hiện chính sách: ………………………kg (cây....).

+ Số tiền được hỗ trợ: ……………………đồng. Bằng chữ:………………………. đồng.

……………………………

(Có bảng tổng hợp kết quả nghiệm thu phúc tra chi tiết kèm theo - Mẫu biểu số 03)

Biên bản đã được thông qua các thành viên tham gia và lập thành 06 bản: 01 gửi UBND huyện; 01 bản gửi phòng Nông nghiệp và PTNT (phòng Kinh tế); 01 bản lưu tại HTX (nếu có); 01 bản lưu tại UBND xã; 01 bản gửi Sở Nông nghiệp & PTNT, 01 bản gửi sở Tài chính./.

 

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
GIÁM ĐỐC (DOANH NGHIỆP, ĐƠN VỊ)
(Ký, đóng dấu)

 

ĐẠI DIỆN UBND XÃ…………………..
CHỦ TỊCH (HOẶC PCT)
(Ký, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
(PHÒNG KINH TẾ)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số: 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BIÊN BẢN NGHIỆM THU PHÚC TRA KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
Nguồn kinh phí hỗ trợ
:……………………………

Vụ …………………………, năm 201………….

Căn cứ Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

Thực hiện Quyết định số:            /2018/QĐ-UBND ..../4/2018 của UBND tỉnh ban hành Quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND.

Hôm nay, ngày…… tháng…… năm 201....

Tại.......................................................................................................................................

Thành phần Hội đồng nghiệm thu phúc tra thực hiện chính sách gồm:

A. Đại diện UBND huyện, thành, thị: ………………………………

1. Phòng Nông nghiệp và PTNT (phòng Kinh tế):

- Ông (bà): ………………………………………………….. - Chức vụ:…………..

- Ông (bà): ………………………………………………….. - Chức vụ:…………..

2. Phòng Tài chính - Kế hoạch:

- Ông (bà): ………………………………………………….. - Chức vụ:…………..

- Ông (bà): ………………………………………………….. - Chức vụ:…………..

B. Đại diện UBND xã, phường, thị trấn:………………………………

- Ông (bà): ………………………………………………….. - Chức vụ:…………..

- Ông (bà): ………………………………………………….. - Chức vụ:…………..

- Ông (bà): ………………………………………………….. - Chức vụ:…………..

Đã tiến hành phúc tra kết quả nghiệm thu cơ sở thực hiện chính sách hỗ trợ:…………………… vụ……………, năm 201……………. theo Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của UBND tỉnh, tại xã …………………như sau:

I. KẾT QUẢ NGHIỆM THU CƠ SỞ CỦA UBND CẤP XÃ

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

II. KẾT QUẢ NGHIỆM THU PHÚC TRA CỦA UBND HUYỆN, THÀNH, THỊ:…………..

- Hội đồng nghiệm thu phúc tra của huyện, (thành, thị) đã tiến hành kiểm tra thực tế ở một số hộ thụ hưởng chính sách được chọn mẫu ngẫu nhiên tại xã. Kết quả cụ thể như sau:

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

- Hội đồng nghiệm thu phúc tra chấp nhận kết quả nghiệm thu cơ sở của xã và thống nhất cho thanh toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư như sau:

+ Số lượng giống (hoặc vật tư) thực hiện chính sách: …………………..kg (cây...).

+ Số tiền được hỗ trợ: …………………….đồng. Bằng chữ:……………. đồng.

………………

(Có bảng tổng hợp kết quả nghiệm thu phúc tra kèm theo - Mẫu biểu số: 03).

Biên bản này đã được thông qua các thành viên tham gia và lập thành 06 bản: 01 lưu UBND huyện; 01 bản lưu phòng Nông nghiệp và PTNT (phòng Kinh tế); 01 bản lưu tại HTX (nếu có); 01 bản lưu tại UBND xã; 01 bản gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, 01 bản gửi sở Tài chính./.

ĐẠI DIỆN UBND CẤP HUYỆN

Phòng Nông nghiệp và PTNT (phòng Kinh tế)
(Ký, đóng dấu)

 

Phòng Tài chính - Kế hoạch
(Ký, đóng dấu)

XÁC NHẬN CỦA UBND HUYỆN, THÀNH, THỊ:………………………………
CHỦ TỊCH (HOẶC PCT) UBND
(Ký, đóng dấu)

 

ĐẠI DIỆN UBND CẤP XÃ
CHỦ TỊCH (HOẶC PCT)

(Ký, đóng dấu)

 

Mẫu số: 2a

UBND huyện: ………………………………….

BẢNG TỔNG HỢP NGHIỆM THU PHÚC TRA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TRỒNG MỚI CHÈ, CÂY ĂN QUẢ
Năm 201
……..

Đơn vị tính: đồng

TT

Xã, thị trấn

Diện tích trồng mới (ha)

Số tiền hỗ trợ làm đất trồng mới

Số tiền trợ giá giống

Ghi chú

Mức hỗ trợ:

Mức hỗ trợ:

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

...

 

 

 

 

UBND huyện………….
(Ký tên, đóng dấu)

Ngày      tháng      năm 201……
Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT (Kinh tế)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số: 2b

UBND huyện, thành, thị: …………………………………

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIỆM THU PHÚC TRA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÁ GIỐNG ………………………*

Vụ………………………………… Năm 201…………

(Kèm theo biên bản nghiệm thu phúc tra thực hiện chính sách ngày…… tháng…… năm 201...)

Đơn vị tính: Đồng

TT

Xã (HTX)

Diện tích (ha)

Loại giống, vật tư:………

Loại giống, vật tư:............

Cộng số tiền được hỗ trợ

Ghi chú

Số lượng (kg, cây...)

Đơn giá:

Số tiền được hỗ trợ

Mức hỗ trợ:

Số lượng (kg, cây...)

Đơn giá:

Số tiền được hỗ trợ

Mức hỗ trợ:

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

UBND huyện, thành, thị…………………
(Ký tên, đóng dấu)

Ngày        tháng       năm 201……
Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT (Kinh tế)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú: (*) Mẫu áp dụng cho các loại giống: Chè, cam, quýt giống mới, bưởi, chanh leo, giống thủy sản, ni lon tủ lạc...

 

Mẫu số: 2c

UBND huyện: …………………

TỔNG HỢP NGHIỆM THU PHÚC TRA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ………………..

Năm 201……………

(Kèm theo biên bản nghiệm thu phúc tra ngày        tháng      năm 201....)

Đơn vị tính: Đồng

TT

Xã, phường, thị trấn

Diện tích (hoặc số lượng vật tư...) được hỗ trợ* (ha, cái...)

Số tiền được hỗ trợ
Mức hỗ trợ:

Ghi chú

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

5

 

 

 

 

6

 

 

 

 

7

 

 

 

 

8

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 


UBND huyện:

…………………..
(Ký tên, đóng dấu)

Ngày       tháng      năm 201….
Phòng Nông nghiệp và PTNT
(phòng Kinh tế)
(Ký ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(*) Mẫu áp dụng cho chính sách hỗ trợ sản xuất muối, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nuôi cá lồng, hỗ trợ máy thông tin;

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 15/2018/QĐ-UBND quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Nghị quyết 14/2017/NQ-HĐND

  • Số hiệu: 15/2018/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/03/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Đinh Viết Hồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/04/2018
  • Ngày hết hiệu lực: 20/06/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản