- 1Luật Công nghệ cao 2008
- 2Quyết định 232/QĐ-UBND năm 2016 duyệt Chương trình phát triển giống bò thịt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 3Quyết định 257/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp thành phố giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 575/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 3748/QĐ-BNN-KH năm 2015 phê duyệt định hướng phát triển giống cây trồng, vật nuôi đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Luật Trồng trọt 2018
- 5Luật Thủy sản 2017
- 6Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 7Luật Chăn nuôi 2018
- 8Quyết định 79/QĐ-TTg năm 2018 về Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 10Quyết định 1589/QĐ-UBND năm 2019 về Chương trình Phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019-2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 11Quyết định 703/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 885/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 4007/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án Phát triển hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025
- 14Quyết định 545/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi heo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2025”
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2092/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến 2030;
Căn cứ Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030”;
Căn cứ Quyết định số 3748/QĐ-BNN-KH ngày 15 tháng 9 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt “Định hướng phát triển giống cây trồng, vật nuôi đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019 - 2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi heo trên địa bàn Thành phố Hồ Chỉ Minh giai đoạn 2020 - 2025”.
Căn cứ Quyết định số 4007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt “Đề án Phát triển hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025”;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 891/TTr-SNN ngày 12 tháng 5 năm 2021 về phê duyệt “Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030”.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt “Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030” (Kèm theo Quyết định này).
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cơ quan thường trực chủ trì triển khai thực hiện Chương trình; tổng hợp, tham mưu, đề xuất Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các quận - huyện liên quan triển khai thực hiện và kịp thời đề xuất giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
2. Giao các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các quận - huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ và các nội dung được phân công tổ chức triển khai thực hiện “Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030” được ban hành kèm theo Quyết định này, khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hàng năm trên địa bàn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng ban Quản lý An toàn Thực phẩm, Trưởng ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến - Thương mại và Đầu tư, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY, CON VÀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2020 - 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2092/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Sự cần thiết
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, vừa là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ. Thành phố là một trong những đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, có sức thu hút và lan tỏa lớn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; là nơi tập trung nhiều trung tâm, viện nghiên cứu; trường đại học, các nhà khoa học.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XI (nhiệm kỳ 2021 - 2025) Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định phát triển nông nghiệp Thành phố “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị”. Xác định vai trò quan trọng và ưu tiên chỉ đạo của khoa học công nghệ, phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản chất lượng cao, cùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất đúng định hướng, phù hợp và góp phần tăng năng suất sản lượng, chất lượng cây trồng, vật nuôi, thủy sản đồng thời nâng cao giá trị gia tăng sản xuất.
Chủ động cạnh tranh các mặt hàng nông, lâm và thủy sản trong quá trình hội nhập quốc tế, gia nhập các hiệp định thương mại giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Đồng thời, tận dụng và ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nông nghiệp tạo ra sản phẩm chất lượng, giá trị gia tăng của nông sản và tăng trưởng bền vững.
Vì vậy, việc xây dựng và triển khai thực hiện “Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030” trong thời gian tới là rất cần thiết.
2. Cơ sở pháp lý
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến 2030;
Căn cứ Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030”;
Căn cứ Quyết định số 3748/QĐ-BNN-KH ngày 15 tháng 9 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Định hướng phát triển giống cây trồng, vật nuôi đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019 - 2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi heo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 4007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Đề án Phát triển hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tất yếu, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và mang lại lợi nhuận cao hơn cho người nông dân, hướng tới mục tiêu xuất khẩu.
Giai đoạn 2020 - 2030, nước ta tiếp tục hội nhập sâu, rộng vào kinh tế thế giới và tham gia nhiều hiệp định tự do hóa thương mại, hợp tác song phương, đa phương; Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,... sẽ đem lại cho ngành nông nghiệp nhiều cơ hội tiếp cận các thị trường giống cây, giống con rộng lớn; nhiều công nghệ quy trình sản xuất mới (trọng tâm là sản xuất giống chất lượng cao); thông tin thị trường thuận lợi, nhanh chóng.
Ngành nông nghiệp Thành phố đối mặt với một số thách thức trực tiếp đến hoạt động sản xuất do quá trình hội nhập (cạnh tranh về chất lượng, giá cả với các sản phẩm nông nghiệp nhập ngoại); nhiều tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp hơn, mực nước biển dâng và áp lực dịch bệnh; số lượng lao động nông nghiệp ngày càng giảm, dân cư thành thị tăng, đời sống nhân dân Thành phố được nâng cao, đòi hỏi và phát sinh các nhu cầu về thay đổi phương thức sản xuất theo hướng quy mô công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sạch, an toàn thực phẩm; trang trí, thưởng ngoạn sinh vật cảnh; về môi trường xanh, sạch, đẹp, không gây ô nhiễm môi trường và tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Tiếp tục giữ vững vai trò Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, sản xuất, cung cấp giống cây, vật nuôi và thủy sản chất lượng cao cho các tỉnh, thành khu vực phía Nam và cả nước. Ngoài ra, liên kết với các tỉnh để xây dựng vùng sản xuất giống tập trung và ổn định.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học công nghệ được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm của Thành phố. Mặt khác, nông nghiệp công nghệ cao giúp chủ động trong sản xuất, khắc phục tính mùa vụ, thích ứng với thời tiết và biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hội nhập quốc tế, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích, hiệu quả và phát triển bền vững.
1. Mục tiêu chung
Nâng cao năng lực nghiên cứu, lai tạo và chọn lọc, sản xuất, quản lý giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo hướng công nghiệp hiện đại; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu, sản xuất giống, nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ giống chất lượng cao, góp phần thực hiện thành công định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020 - 2030.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng chủ đạo và tất yếu của ngành nông nghiệp Thành phố, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, phục vụ phát triển đô thị theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, giá trị gia tăng, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
2.1. Đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao, trong đó tập trung vào công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa và các công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; phương pháp canh tác, nuôi trồng sản phẩm thương phẩm và công nghệ bảo quản nông sản sau thu hoạch, để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, an toàn và có sức cạnh tranh cao.
a) Giống cây trồng chủ yếu
- Giống rau: tiếp tục nghiên cứu, chọn tạo, nhập khẩu và cung ứng giống rau mới có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh và phù hợp với thị trường. Hàng năm chuyển giao 5 - 6 giống rau mới chất lượng cao, đẩy mạnh sử dụng giống cây con ươm sẵn, đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp hướng đô thị. Phục tráng các giống rau đặc sản có giá trị cao cung cấp cho thị trường khoảng 850 - 950 tấn hạt giống các loại, đáp ứng cho 1.200.000 - 1.500.000 ha gieo trồng/năm.
- Giống hoa, cây kiểng: tiếp tục sưu tập, bảo tồn các giống hoa kiểng bản địa, làm nguyên liệu nghiên cứu, chọn tạo giống hoa mới, trong đó có chọn tạo giống hoa lan mới từ nguồn giống lan rừng. Tiếp tục nhập nội, thuần hóa, đưa vào sản xuất hàng năm trung bình 5 - 7 giống hoa cây kiểng mới phù hợp với nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, phù hợp với phát triển nông nghiệp đô thị. Nghiên cứu hoàn thiện 5 - 7 quy trình nhân giống in vitro một số giống hoa, kiểng có triển vọng. Phấn đấu sản xuất giống lan tại chỗ cung ứng khoảng 50 - 60% nhu cầu phát triển diện tích hoa lan của Thành phố, cung ứng cho thị trường khoảng từ 30 - 40 triệu cây giống/năm (chủ yếu giống lan cấy mô), đáp ứng khoảng 500 - 600 ha canh tác.
- Nấm ăn và nấm dược liệu: mở rộng nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử trong công tác giống và công nghệ mới. Nghiên cứu và hoàn thiện trên 10 quy trình nhân giống nấm ăn và nấm dược liệu có giá trị cao, ứng dụng công nghệ cao trong canh tác và bảo quản chế biến, chiết xuất hợp chất thứ cấp; đồng thời đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ cho vùng sản xuất tại các tỉnh lân cận cho các tổ chức, cá nhân sản xuất nấm.
- Cây dược liệu: tiếp tục mở rộng nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử trong công tác giống và công nghệ mới. Nghiên cứu và hoàn thiện trên 10 quy trình nhân giống cây dược liệu có giá trị cao, ứng dụng công nghệ cao trong canh tác và bảo quản chế biến, chiết xuất hợp chất thứ cấp; đồng thời đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ cho vùng sản xuất tại các tỉnh lân cận cho các tổ chức, cá nhân trồng cây dược liệu.
- Giống cây lâm nghiệp: phấn đấu sản xuất trên 10 triệu cây giống/năm, trong đó trên 5 triệu cây giống lâm nghiệp cao sản, chất lượng cao. Nghiên cứu bổ sung khoảng 20 chủng loại cây xanh đặc thù, phù hợp với điều kiện đô thị để ứng dụng trồng, đánh giá. Hình thành hệ thống vườn, làng nghề gieo ươm cây giống lâm nghiệp, cung cấp hom giống của một số loài cây trồng rừng chủ yếu phục vụ cho yêu cầu phát triển mảng xanh đô thị Thành phố và các tỉnh phía Nam. Thực hiện tốt quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Giống vật nuôi chủ yếu
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất con giống đối với bò sữa, bò thịt, heo; nhập khẩu đưa các dòng tinh cao sản bò sữa, bò thịt, các giống heo có năng suất, chất lượng cao từ các nước có nền chăn nuôi tiên tiến, làm tươi máu đàn giống hiện hữu và tạo tổ hợp lai, dòng mới.
- Giống heo: duy trì tổng đàn heo là 200.000 con, trong đó đàn nái sinh sản chiếm 20% tổng đàn, tổng đàn giống cụ kỵ (GGP) đạt 2.750 con; cải tiến nâng cao chất lượng con giống; phấn đấu 100% các cơ sở giống được quản lý dữ liệu; trên 90% các cơ sở sản xuất giống heo trên địa bàn Thành phố được chứng nhận con giống theo các tiêu chuẩn hiện hành, 100% các trang trại chăn nuôi quy mô lớn được chứng nhận con giống thuần; hình thành hệ thống tháp giống 4 cấp và cung cấp cho thị trường trên 1.000.000 heo con giống các loại/năm.
- Giống bò sữa: tiếp tục duy trì đàn bò sữa là 60.000 con, trong đó cơ cấu đàn cái sinh sản chiếm 65 - 70% và đàn cái vắt sữa chiếm 50% tổng đàn; xây dựng đàn hạt nhân chiếm 2 - 3% tổng đàn bò sữa Thành phố. Tiếp tục cải thiện nâng cao chất lượng, chọn lọc con giống bò sữa phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Thành phố và tiến tới xây dựng giống bò sữa Thành phố.
- Giống bò thịt: phát triển đàn bò thịt 60.000 - 65.000 con, cung cấp cho thị trường 4.500 tấn thịt bò hơi, 10.000 bò cái giống. Hình thành chuỗi liên kết sản xuất và xây dựng thương hiệu giống bò thịt Thành phố.
c) Giống thủy sản chủ yếu
- Giống thủy sản nước ngọt: sản xuất giống thủy sản nước ngọt chất lượng cao (cá rô phi đơn tính dòng Gift, cá điêu hồng, lươn, tôm càng xanh...); giống thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá lăng, cá chạch lấu... Tổng số lượng sản xuất giống đạt khoảng 1 - 1,5 tỷ con/năm, trong đó cá rô phi đơn tính dòng Gift đạt 400 - 500 triệu con, tôm càng xanh toàn đực là 10 triệu Portlarve.
- Giống thủy sản nước mặn lợ: tôm giống Portlarve sản xuất thuần dưỡng khoảng 1.5 - 2 tỷ con/năm; giống nhuyễn thể (nghêu, sò huyết, ốc hương,...) sản xuất 40 - 50 tỷ con/năm; giống thủy sản nước mặn lợ khác 500 - 600 triệu con/năm.
- Cá cảnh: tiếp tục duy trì chọn lọc các giống cá cảnh có giá trị cao, tổng sản lượng sản xuất đạt khoảng 350 - 400 triệu con/năm (cá dĩa, chép koi, cá rồng, hòa lan, hồng kim, bạch kim, bình tích, trân châu, mô ly, xiêm, ông tiên, ngựa vằn, la hán, phượng hoàng, neon,...); xuất khẩu khoảng 50 - 60 triệu con; Kim ngạch xuất khẩu đạt từ 40 - 50 triệu USD.
2.2. Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2030 chiếm từ 75 - 85% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Thành phố; trên 70% hộ nông dân, trên 80% doanh nghiệp ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mang tính công nghệ cao về giống, quy trình canh tác, công nghệ sau thu hoạch; cơ giới hóa, tự động hóa trong quá trình sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, xử lý chất thải; các kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao trong quá trình sản xuất các đối tượng sản phẩm nông nghiệp chủ lực (rau quả, hoa kiểng, heo, bò sữa, tôm và cá cảnh).
2.3. Phấn đấu đến năm 2030 trên 30% hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
2.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực nâng cao kỹ thuật, kỹ năng sử dụng vận hành công nghệ và làm chủ công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; cập nhật thông tin kiến thức về tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ năng thực hành ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.
2.5. Hỗ trợ cho việc hình thành và hoạt động có hiệu quả doanh nghiệp trong ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực cây trồng, chăn nuôi và thủy sản.
V. CÁC NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Nâng cấp, mở rộng đưa vào sử dụng hiệu quả từ 3 - 4 Khu Nông nghiệp công nghệ cao. Cụ thể, Khu Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao lĩnh vực giống thủy sản nước mặn/lợ (quy mô 89,7 ha) tại huyện Cần Giờ; Khu Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao lĩnh vực trồng trọt, công nghệ bảo quản sau thu hoạch (quy mô 23,3 ha) tại xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi; Khu Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao lĩnh vực trồng trọt (giống và sản phẩm rau, hoa, quả), thủy sản (cá cảnh) (quy mô 200 ha) tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi; Khu Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao lĩnh vực giống gia súc (heo, bò, dê), chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi (quy mô 200 ha) tại huyện Củ Chi.
Nâng cấp, mở rộng Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản, Trại thực nghiệm và trình diễn chăn nuôi bò sữa công nghệ cao. Xây dựng mới Trại thực nghiệm và trình diễn chăn nuôi heo, bò thịt công nghệ cao, trở thành nòng cốt trong việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của Thành phố.
Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo quy định, trong đó gắn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các quận - huyện với bố trí giống cây trồng, vật nuôi chủ lực (rau, hoa kiểng, heo, bò sữa, tôm và cá cảnh); xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp an toàn dịch bệnh và kết hợp vành đai sinh thái tập trung tại các huyện ngoại thành (Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ). Đồng thời, xác định vùng đệm giữa các khu đô thị, địa giới hành chính của Thành phố với địa phương lân cận; nghiên cứu địa hình, thổ nhưỡng để có chiến lược, kế hoạch sản xuất nông nghiệp cho phù hợp.
Liên kết các tỉnh xây dựng vùng sản xuất giống phù hợp với yêu cầu sinh thái của từng loại cây trồng, vật nuôi đảm bảo chất lượng, an toàn dịch bệnh, sử dụng có hiệu quả đất đai và nguồn lao động.
Ưu tiên cho thuê đất, giao đất và các chính sách ưu đãi đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học và công nghệ, môi trường,... cho hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao tại vùng sản xuất giống, khu nông nghiệp công nghệ cao theo quy định.
2. Nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ
2.1. Đối với giống cây, con
Nâng cao năng lực khoa học công nghệ trong nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho các viện, trường, trung tâm và doanh nghiệp trong đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực.
Sưu tập, nhập nội một số giống cây, con năng suất cao, chất lượng tốt có giá trị kinh tế cao nhằm đa dạng hóa nguồn gen quý phục vụ công tác lai tạo giống mới.
Ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong nghiên cứu và sản xuất giống: Công nghệ sinh học, công nghệ chuyển gen, nuôi cấy mô tế bào, chỉ thị phân tử, chiếu xạ gây đột biến, lai hữu tính để tạo giống cây trồng mới có chất lượng cao.
Tăng cường công tác quản lý giống bò sữa, bò thịt bằng cơ sở dữ liệu giống như ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phương pháp tiên tiến trong đánh giá tiềm năng di truyền, ước tính giá trị giống (EBV), giúp việc chọn lọc và nhân giống đạt hiệu quả cao.
Quản lý đàn heo giống bằng công nghệ thông tin (phần mềm thu thập và quản lý cơ sở dữ liệu); đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, ứng dụng nhanh công nghệ chọn tạo giống tiên tiến của thế giới bằng phương pháp BLUP và GEN BLUP, xây dựng hệ thống đánh giá di truyền cho các trại giống heo thuần trên toàn địa bàn Thành phố, từ đó xây dựng hệ thống giống theo mô hình một tháp giống 4 cấp chung cho toàn Thành phố, bao gồm cả trang trại vệ tinh, nhằm đánh giá di truyền thông qua chỉ số EBV kết hợp ứng dụng công nghệ sinh học về GEN trong chọn lọc để cải thiện nhanh chất lượng đàn giống heo của Thành phố, tổ chức liên kết trao đổi, khai thác nguồn gen tốt giữa các trại giống.
Triển khai quản lý giống bò sữa, bò thịt theo phương pháp cải thiện chất lượng đàn bò (Dairy/Beef Herd Improvement - DHI/BHI), nhằm thu thập dữ liệu cá thể giống, các yếu tố ảnh hưởng đến cải thiện chất lượng đàn bò sữa (dinh dưỡng, chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng, thú y...), năng suất, chất lượng sữa tại các trại chăn nuôi. Tăng cường loại thải các cá thể năng suất kém, giữ lại đàn cao sản phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm để tiếp tục nhân giống. Đánh giá hiện trạng di truyền A1 - A2 của đàn bò sữa Thành phố để chọn đàn bò hạt nhân A2 chất lượng cao.
Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chất lượng cao, công nghệ cao từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến; tập trung nghiên cứu, ứng dụng, mở rộng quy mô ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong thời gian qua vào chọn tạo, sản xuất giống và ứng dụng công nghệ cao cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực, giống chất lượng cao sạch bệnh, có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái của từng vùng và tình hình biến đổi khí hậu trong thời gian tới.
Đặc biệt chú trọng công tác chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ đã nghiệm thu đưa vào ứng dụng sản xuất, qua đó đánh giá kết quả để làm cơ sở phát triển nghiên cứu, ứng dụng với quy mô lớn hơn.
Gắn kết với các viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâm và các chuyên gia trong việc nghiên cứu, chọn tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản mới có năng suất, chất lượng cao ứng dụng vào sản xuất, từng bước tiến tới làm chủ về công nghệ sản xuất giống.
2.2. Đối với sản xuất và bảo quản sản phẩm nông nghiệp
Tăng cường nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa trong nông nghiệp ở lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản tại các quận, huyện còn diện tích đất sản xuất nông nghiệp tập trung trên đối tượng 05 sản phẩm chủ lực (rau quả, hoa kiểng, heo, bò sữa, tôm) và 01 sản phẩm tiềm năng (cá cảnh) của ngành nông nghiệp Thành phố.
Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và cơ giới hóa, tự động hóa quá trình trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và thu hoạch, bảo quản, sơ chế, chế biến các loại sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn sinh học quy mô công nghiệp, trang trại.
- Về trồng trọt: Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp, tự động hóa quá trình trồng trọt và sau thu hoạch các loại cây trồng trong nhà lưới, nhà kính; giá thể, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ thủy canh, tưới nước tiết kiệm, hệ thống tưới nhỏ giọt tự động, hệ thống tự động tưới phun sương, hệ thống năng lượng mặt trời, cơ giới hóa (sử dụng máy cày, máy xới, máy phun thuốc,...), kỹ thuật sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, xử lý giá thể, xử lý ra hoa, sử dụng vật liệu trong bao gói sản phẩm; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất và giao dịch thương mại, điều tiết tự động dinh dưỡng, ánh sáng, chăm sóc, thu hoạch; nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ thâm canh và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); quy trình công nghệ sản xuất cây trồng an toàn theo VietGAP,...
- Về chăn nuôi: Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự động hóa quá trình chăn nuôi quy mô công nghiệp, trang trại quy mô lớn khép kín đảm bảo an toàn sinh học, thiết bị tự động hóa, hệ thống đệm lót sinh học, hệ thống năng lượng mặt trời, công nghệ thông tin, công nghệ dọn phân bằng robot, có sử dụng hệ thống chuồng kín, hệ thống điều hòa nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, hệ thống phân phối và định lượng thức ăn tại chuồng, hệ thống thu gom xử lý chất thải chăn nuôi tiên tiến, hiện đại đảm bảo điều kiện vệ sinh không gây ô nhiễm môi trường...
- Về nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ nano, công nghệ RAS, tự động hóa,... trong nuôi thâm canh, nuôi siêu thâm canh, công nghệ xử lý môi trường trong nuôi trồng một số loài thủy sản chủ lực.
Hoàn thiện các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã có và hiện đang triển khai trên thực tế tại các địa bàn quận, huyện, thông qua việc gắn kết với các viện, trường, các tổ chức khoa học và công nghệ, từ đó lựa chọn mô hình phù hợp để chuyển giao thông qua mạng lưới liên kết 4 nhà (nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông).
Tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ tự động hóa, công nghệ cảm biến, công nghệ thông tin, công nghệ số và công nghệ hiện đại, tiên tiến khác từ nước ngoài phù hợp với điều kiện nông nghiệp tại Thành phố thông qua Sàn giao dịch công nghệ Thành phố. Hỗ trợ các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân hàng năm theo hình thức hợp tác công tư (Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, xây dựng quy trình, kỹ thuật, đào tạo, quảng bá,...; doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân chủ động thực hiện).
Thiết lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu vùng sản xuất nông nghiệp an toàn; quản lý thông tin đất và sử dụng đất cho nông lâm nghiệp và thủy sản; giống cây nông nghiệp, phân bón; thông tin thị trường, xuất nhập khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản; giống vật nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản), thức ăn chăn nuôi, thông tin chăn nuôi tại địa phương; dịch bệnh và diễn biến dịch bệnh, công tác tiêm phòng dịch trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; quản lý tàu cá và sổ nhật ký đánh cá; hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quản lý thông tin sâu bệnh, dịch bệnh, công tác phòng bệnh cây trồng nông lâm nghiệp; hệ thống quản lý nông nghiệp thông minh; phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý đào tạo nghề. Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý dịch bệnh; công nghệ cảm biến trong cảnh báo và kiểm soát ô nhiễm môi trường chăn nuôi, cơ sở giết mổ; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi; nâng cao năng lực trình độ cán bộ kỹ thuật ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; hướng dẫn nông dân ứng dụng công nghệ cao (TOF).
Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp sạch (VietGAP, GlobalG.A.P, tiêu chuẩn hữu cơ...) trong quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, tính năng vượt trội, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Đề xuất, đặt hàng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tiếp nhận, chuyển giao, hợp tác trong quá trình triển khai áp dụng công nghệ. Ứng dụng khoa học, công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin trong nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
3. Phát triển hệ thống sản xuất, cung ứng và dịch vụ giống cây, con
Phát triển hệ thống sản xuất giống, hệ thống cung ứng và dịch vụ về giống cây, con tập trung hình thành các vùng sản xuất giống; thành lập và phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã, mạng lưới sản xuất, nhân giống; thành lập các hiệp hội sản xuất giống chuyên ngành (hiệp hội sản xuất giống hoa lan, giống rau, giống nấm, giống cá cảnh, giống bò sữa, bò thịt, giống heo,...); đầu tư mới, nâng cấp trang thiết bị, hiện đại hóa cơ sở sản xuất giống; tạo điều kiện kết nối giữa cơ quan nghiên cứu với các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất.
3.1. Đối với cây trồng
Phát triển cung cấp giống cây, con cho các tỉnh trên cơ sở điều tra nắm bắt số liệu về nhu cầu của các tỉnh, năng lực các phòng cấy mô, vườn ươm cây con, hộ nông dân... khả năng đáp ứng nhu cầu của Thành phố và các tỉnh.
Khai thác năng lực sản xuất của các phòng thí nghiệm nuôi cấy mô gắn với hệ thống vườn ươm trong dân. Thực hiện công tác nghiên cứu, đầu tư mới nâng cấp trang thiết bị, hiện đại hóa cơ sở sản xuất giống, phòng cấy mô; ứng dụng các phương pháp chọn tạo giống truyền thống kết hợp với phương pháp hiện đại (lai tế bào, chuyển gen, chỉ thị phân tử, nuôi cấy túi phấn, xử lý chiếu xạ gây đột biến, ...); đồng thời ứng dụng nhân để tạo ra các giống rau, hoa mới thích ứng với biến đổi khí hậu (chịu nhiệt, chịu hạn...).
3.2. Đối với vật nuôi
Triển khai nhập heo giống cụ kỵ (GGP) từ các nước có nền chăn nuôi tiên tiến, bao gồm 3 nhóm giống Yorkshire, Landrace, Duroc cho các trại giống, gắn với xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng nông sản từ sản xuất đến tiêu thụ, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đồng thời cung ứng con giống bố mẹ (PS) có năng suất, chất lượng tốt cho các trang trại, nông hộ chăn nuôi trên địa bàn Thành phố và các tỉnh Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ.
Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử (công nghệ gen) để đánh giá tình trạng di truyền, chọn lọc cá thể có tình trạng tốt làm giống cụ kỵ, ông bà...xây dựng quản lý đàn heo giống bằng công nghệ thông tin (phần mềm thu thập và quản lý cơ sở dữ liệu).
Hỗ trợ người chăn nuôi Thành phố sử dụng heo giống bố mẹ từ các trang trại, xí nghiệp chăn nuôi trên địa bàn Thành phố có tham gia xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng trong nông nghiệp.
Nhập tinh heo giống thuần, tinh bò sữa cao sản nhiệt đới Israel, tinh bò sữa cao sản phân biệt giới tính, tinh bò thịt cao sản phục vụ chăn nuôi giúp cải thiện chất lượng con giống, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong chăn nuôi. Đẩy mạnh công tác giống trong lai tạo thông qua nhập tinh, con giống bò sữa, bò thịt, heo có năng suất, chất lượng từ nước có nền chăn nuôi tiên tiến. Trên cơ sở đánh giá khả năng thích nghi, ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để đánh giá tính trạng di truyền, chọn lọc cá thể có tính trạng tốt làm giống cụ kỵ, ông bà, nhằm cải thiện nhanh tiến bộ di truyền, nâng cao chất lượng đàn giống của Thành phố, khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong chăn nuôi.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về giống vật nuôi và quản lý mức độ trang trại; ứng dụng công nghệ sinh học trong xác định gen chịu nhiệt trên bò sữa, gen tạo mỡ giắt trong thịt trên heo; ứng dụng công nghệ gen trong chọn giống, đánh giá giá trị gây giống.
Nhập các dòng tinh cao sản chịu nhiệt, tinh phân biệt giới tính, có năng suất, chất lượng cao, nhằm nhân nhanh và cải thiện chất lượng đàn bò cái vắt sữa, trong đó chọn lọc các dòng tinh bò sữa có hệ số di truyền cao đối với các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng sữa (béo, đạm, vật chất khô), để nâng cao sản lượng sữa và chất lượng sữa nguyên liệu. Đánh giá hiện trạng di truyền A1 - A2 của đàn bò sữa Thành phố để chọn đàn bò hạt nhân A2 chất lượng cao; Ứng dụng công nghệ sinh học phân tử trong tầm soát bệnh di truyền trên đàn bò.
Trong lĩnh vực giống vật nuôi là heo, bò sữa, bò thịt, trong thời gian tới sẽ tập trung nhập tinh, con giống chất lượng cao, nhằm làm tươi máu và cải thiện năng suất, chất lượng đàn heo, bò sữa, bò thịt, giúp nâng cao năng suất, chất lượng thịt, sữa và giảm giá thành, bảo đảm an toàn thực phẩm.
3.3. Đối với thủy sản
Tiếp tục nghiên cứu, thuần dưỡng và sinh sản nhân tạo các giống thủy sản đặc thù (tôm sú, tôm thẻ, cua biển, ghẹ, cá dứa, cá chìa vôi, sò huyết, nghêu,...) và cá cảnh có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; kết hợp đồng bộ quy trình nhân, nuôi dưỡng và an toàn dịch bệnh phục vụ sản xuất.
Rà soát nhu cầu, năng lực sản xuất giống cá cảnh, giống thủy sản thương phẩm, từ đó chuyển sang sản xuất ứng dụng công nghệ cao; tiếp nhận, nghiên cứu, chuyển giao quy trình, công nghệ sản xuất, nhân giống bằng phương pháp sinh học phân tử, ưu tiên những loại cá cảnh có giá trị, thủy đặc sản (cá dứa, cá chìa vôi, tôm, cua biển, sò huyết, nghêu,...).
Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất con giống thủy sản chủ lực của Thành phố vào Khu nông nghiệp công nghệ cao ngành thủy sản tại huyện Cần Giờ, nhằm đảm bảo chất lượng con giống, giảm giá thành và giảm chi phí vận chuyển.
Tái tạo nguồn lợi, phát triển các con giống đặc thù, quý hiếm tại địa phương có giá trị cao (như cá chìa vôi, cá dứa,...), trong đó nghiên cứu xác định đúng giống cá dứa thông qua việc giải mã, xác định gen và quy trình sinh sản, nhân giống, xây dựng thương hiệu cá dứa huyện Cần Giờ.
4. Khuyến nông, chuyển giao giống mới
Tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về phương pháp bình tuyển, lập phiếu cá thể quản lý đàn giống sinh sản, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, bảo quản tinh, phòng chống dịch bệnh,...; phối hợp với hợp tác xã, tổ hợp tác chuyển giao giống mới cho các xã viên.
Tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng nhanh kết quả nghiên cứu tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất giống, quy trình sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực, đặc thù có giá trị kinh tế cao trên địa bàn Thành phố.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới khuyến nông, khuyến ngư cũng như đổi mới nội dung và phương pháp tập huấn, huấn luyện, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực, đặc thù có giá trị cao và quý hiếm.
Tăng cường công tác khuyến nông tập trung hội thảo, tập huấn,... nhằm cung cấp thông tin, quảng bá giới thiệu giống mới, công nghệ mới đưa vào sản xuất và tập huấn xây dựng chuyển giao mô hình trình diễn hiệu quả, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế đưa giống mới vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tiếp tục đa dạng hóa công tác sản xuất thử nghiệm, chuyển giao giống mới. Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả, để phổ biến nhân rộng trong nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp.
5. Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao
Tập trung đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao trong các lĩnh vực công nghệ giống cây trồng, vật nuôi (sản xuất, quản lý, kiểm định, kiểm nghiệm giống); công nghệ canh tác trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và công nghệ bảo quản nông sản sau thu hoạch. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia chương trình đào tạo, huấn luyện công nhân, kỹ thuật viên trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Đào tạo ngắn và dài hạn: Tuyển chọn sinh viên xuất sắc, cán bộ trẻ có năng lực để đào tạo dài hạn trong và ngoài nước (được đài thọ toàn phần hay một phần học phí), nhằm hình thành đội ngũ chuyên viên, chuyên gia có năng lực về lĩnh vực công nghệ sinh học, kỹ thuật nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế tạo máy móc phục vụ cho sản xuất, sơ chế, chế biến các sản phẩm nông lâm thủy sản đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tổ chức cuộc hội thảo, hội chợ, các lớp tập huấn ngắn hạn giới thiệu công nghệ cao trong nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mở các lớp đào tạo nghề về công nghệ cao trong nông nghiệp, mở rộng và khuyến khích triển khai hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.
Triển khai chương trình đào tạo nghề nông nghiệp và nông thôn, trong đó hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý nông nghiệp cấp Thành phố, quận huyện, xã phường, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp, chủ trang trại; đào tạo công nhân lành nghề về kỹ thuật sản xuất, sơ chế biến và bảo quản sản phẩm cây trồng, vật nuôi theo quy trình và tiêu chuẩn sản xuất tiên tiến, hiện đại.
Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho nông dân, thành viên của tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp về bảo hộ giống cây trồng, bảo hộ sáng chế, bảo hộ nhãn hiệu; xây dựng hệ thống quản lý và bảo hộ các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; đào tạo quản trị viên tài sản trí tuệ cho các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tăng cường công tác tập huấn, tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm với những nước tiên tiến, có kinh nghiệm cao về quản lý giống vật nuôi, thủy sản, có điều kiện tương đồng với Việt Nam.
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước theo phân cấp quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát giống từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông nhằm đảm bảo chất lượng giống, kể cả kiểm soát tốt dịch bệnh trên giống, nhất là giống sau nhập khẩu; khuyến cáo sử dụng giống phù hợp trong sản xuất, tránh hiện tượng đồng huyết trên vật nuôi hoặc thoái hóa giống.
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước thông qua công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chuyên ngành giống; tổ chức chứng nhận chất lượng giá trị giống vật nuôi theo các phương pháp tiên tiến (BLUP và GEN BLUP,...); kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng giống bằng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.
Kiện toàn các phòng khảo kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng giống; tiến hành bảo hộ quyền tác giả về giống cây trồng, vật nuôi. Tuyên truyền cho cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, thủy sản nhận thức đầy đủ về quản lý, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giống.
Tăng cường đưa cán bộ quản lý giống tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất và quản lý giống ở nước ngoài (cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân), kết hợp giới thiệu các giống mới của Thành phố. Tuyên truyền, tập huấn các văn bản pháp quy giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện đúng các quy định Nhà nước; nâng cao nhận thức về giống cây, giống con cho người nông dân.
7. Phòng, trừ dịch hại cây trồng, vật nuôi, thủy sản
Đối với cây trồng: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ enzym và protein, để tạo ra chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng; nghiên cứu phát triển bộ kit để chẩn đoán, giám định bệnh cây trồng; nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ viễn thám trong quản lý và phòng trừ dịch sâu, bệnh hại cây trồng.
Đối với chăn nuôi: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để chẩn đoán bệnh ở mức độ phân tử; nghiên cứu sản xuất vắc - xin thú y, đặc biệt là vắc - xin phòng, chống bệnh cúm gia cầm, bệnh lở mồm, long móng, tai xanh ở gia súc và các bệnh nguy hiểm khác.
Đối với thủy sản: Nghiên cứu sản xuất một số loại kit để chẩn đoán nhanh bệnh ở thủy sản; nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử và miễn dịch học, vi sinh vật học trong phòng, trị một số loại dịch bệnh nguy hiểm đối với thủy sản.
8. Phát huy vai trò trung tâm của hợp tác xã, xây dựng chuỗi liên kết phát triển ổn định và bền vững
8.1. Về phát triển hợp tác xã
Triển khai có hiệu quả Đề án Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn Thành phố được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt. Phát huy vai trò trung tâm hợp tác xã, xây dựng thành công mô hình hợp tác xã nông nghiệp tiên tiến, hiện đại; hỗ trợ hợp tác xã hoạt động hiệu quả, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý, điều hành hợp tác xã (phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu; phần mềm quản lý hoạt động của hợp tác xã); tổ chức liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; hỗ trợ đầu tư trang thiết bị sơ chế, đóng gói sản phẩm; các chính sách hỗ trợ tín dụng cho hợp tác xã nông nghiệp và các chính sách liên quan khác.
Khuyến khích người dân (có đất, nhưng không còn khả năng lao động) ký hợp đồng cho thuê hoặc góp đất hợp tác lâu dài với các hợp tác xã, doanh nghiệp (có vốn, công nghệ,...), để đầu tư sản xuất giống và ứng dụng công nghệ cao.
8.2. Về phát triển chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp an toàn
Liên kết các doanh nghiệp cung ứng con giống và tiêu thụ sản phẩm của Thành phố với các hộ sản xuất nhỏ lẻ (trong và ngoài Thành phố), hình thành tổ hợp tác, hợp tác xã. Tổ chức sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản theo chuỗi giá trị, liên kết từ khâu con giống - vật tư nông nghiệp - sản xuất - giết mổ, sơ chế, chế biến - phân phối, tiêu thụ, nhằm phát triển các dịch vụ sản xuất cung ứng giống cây, con; chủ động kiểm soát nguồn nguyên liệu, giá thành và chất lượng sản phẩm; xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Hỗ trợ chứng nhận nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, quy chuẩn an toàn trên diện rộng; hệ thống dữ liệu nông sản và truy xuất nguồn gốc. Thiết lập hệ thống các điểm phân phối, cửa hàng tiện ích trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp Thành phố, trong đó tập trung đầu tư phát triển hệ thống các chuỗi cửa hàng cung ứng sản phẩm an toàn. Tổ chức đấu giá sản phẩm chăn nuôi tại các cơ sở giết mổ, chợ đầu mối nông sản.
9. Xúc tiến thương mại về giống, sản phẩm nông nghiệp
Duy trì tổ chức các chợ phiên, hội chợ, hội thi, đấu xảo giống định kỳ, trong đó có Hội chợ - triển lãm xúc tiến đầu tư giống nông nghiệp Thành phố, Festival hoa lan, Hội thi - triển lãm bò sữa Thành phố, Hội chợ triển lãm cá cảnh, nhằm quảng bá, giới thiệu giống mới, chuyển giao công nghệ, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
Tổ chức hội thảo, hội nghị giao lưu giữa các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống và nông nghiệp công nghệ cao với các hợp tác xã, trang trại, nông hộ; phổ biến về các hiệp định tự do thương mại, hợp tác song phương, đa phương..., nhằm xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp, nâng cao sức cạnh tranh và hướng tới mục tiêu xuất khẩu.
Khuyến khích các tổ chức khoa học trong và ngoài nước đầu tư các cơ sở nghiên cứu ứng dụng, trình diễn, chuyển giao cũng như tổ chức sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Tạo mối liên kết và quảng bá để thu hút các tổ chức, cá nhân có nhu cầu ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
Tạo điều kiện để công nghệ được thương mại hóa, đồng thời hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp tiếp nhận được công nghệ. Hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân xúc tiến thị trường bằng nhiều hình thức, trong đó tổ chức đoàn công tác đi tham quan, học tập tại các Hội chợ giống quốc tế.
10. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế
Đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước và quốc tế trong nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ về giống; ưu tiên hợp tác trong đầu tư dây chuyền sản xuất giống, kỹ thuật sản xuất giống chất lượng cao.
Hợp tác với các chuyên gia (ngắn hạn hoặc dài hạn), các nhà khoa học có trình độ cao (trong và ngoài nước), am hiểu điều kiện phát triển nông nghiệp của Thành phố, có khả năng đưa ra các giải pháp công nghệ, nhằm ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp.
Rà soát, đề xuất bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, trọng tâm là đơn giản hóa các thủ tục công nhận và tái công nhận vùng sản xuất nông nghiệp an toàn và hỗ trợ kinh phí chứng nhận VietGAP cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt đối với các hộ sản xuất quy mô nhỏ.
Tiếp nhận, xử lý phản ánh của người dân, doanh nghiệp về quy định hành chính của ngành qua phần mềm đường dây nóng của Thành phố, tại bộ phận “một cửa”, trang thông tin điện tử.
Mời gọi các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, tham gia đầu tư, hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ và xuất khẩu. Khuyến khích khởi nghiệp và đổi mới, tích hợp các xu hướng và thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0.
Định kỳ tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành; tăng cường hiệu quả cơ chế một cửa, tập trung vào các vấn đề về nguồn vốn đầu tư sản xuất, lãi xuất tín dụng, chính sách đất đai, cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu, các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) và vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) trong hội nhập.
12. Các chính sách phát triển giống và nông nghiệp công nghệ cao
Ngoài áp dụng các cơ chế chính sách khuyến khích được quy định trong Luật Công nghệ cao, Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi, Luật Thủy sản và Nghị định Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cần quan tâm triển khai đến các chính sách sau:
12.1. Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố, trong đó nghiên cứu bổ sung nội dung thu hút đầu tư hiệu quả cho phát triển giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhất là lĩnh vực đất đai, vốn và khoa học, công nghệ.
12.2. Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi, trọng tâm là mối liên kết giữa nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã với các doanh nghiệp cung ứng, tiêu thụ nông sản; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các cơ sở ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao khác, nhằm phát huy vai trò hạt nhân của mối liên kết khu và vùng trong chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị ngành hàng.
11.3. Chính sách kích cầu đầu tư tạo điều kiện để thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đầu tư dự án theo mô hình liên kết, mô ứng dụng công nghệ thông tin, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và các mô hình tiên tiến hiện đại khác phù hợp vào phát triển giống cây, con và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo doanh nghiệp.
12.4. Các quy định liên quan cơ chế, chính sách ưu đãi tạo điều kiện mời gọi các nhà đầu tư tham gia phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao và đầu tư sản xuất tại các khu nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố.
12.5. Cơ chế chính sách về vốn, bao gồm vốn tín dụng và vốn đầu tư, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư trong một số lĩnh vực trọng tâm như:
- Bảo tồn, lưu giữ, đánh giá, khai thác nguồn gen; nghiên cứu chọn tạo, phục tráng, gia hóa giống; nhập nội, mua bản quyền giống mới, giống gốc (con giống và sản phẩm giống); chi phí sản xuất giống gốc, giống siêu nguyên chủng, giống bố mẹ, hạt lai F1; bình tuyển giống cây trồng, vật nuôi; chăm sóc vườn cây đầu dòng, vườn giống; nhập, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống; đào tạo tập huấn quy trình công nghệ nhân giống; quản lý chất lượng giống.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ quan nghiên cứu, sản xuất, chế biến giống; xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất giống tập trung; trồng mới và chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản; hỗ trợ đầu tư phòng thử nghiệm và kiểm nghiệm chất lượng giống.
13. Các chính sách, chương trình, đề án, kế hoạch
13.1. Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách, chương trình, đề án, kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt đến năm 2025. (Phụ lục III - Bảng 01)
13.2. Rà soát và xây dựng mới chính sách, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch tiếp theo:
- Rà soát Chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019 - 2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
- Rà soát Kế hoạch phát triển sản phẩm chủ lực của Thành phố giai đoạn 2021 - 2025.
- Chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp và sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2030.
- Đề án xây dựng thương hiệu vàng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp của Thành phố giai đoạn 2021 - 2030.
- Dự án nâng cấp, mở rộng các Khu Nông nghiệp công nghệ cao mới.
- Dự án thực phẩm nông nghiệp an toàn Thành phố Hồ Chí Minh (AFSP - HCM).
- Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị, công nghệ cao trên địa bàn Thành phố.
- Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, mô hình liên kết, mô hình mới phù hợp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi trên địa bàn Thành phố.
- Chính sách kích cầu đầu tư của Thành phố.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH
1. Kinh phí thực hiện
Các Sở, ban - ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận - huyện căn cứ Chương trình, nhiệm vụ được phân công, hàng năm lập dự toán kinh phí thực hiện và tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị, địa phương gửi Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí dự toán kinh phí theo phân cấp ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện Chương trình theo đúng quy định.
2. Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.
3. Hiệu quả của chương trình
3.1. Hiệu quả kinh tế
Chất lượng giống cây trồng, vật nuôi và sản phẩm nông sản đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất và tiêu dùng góp phần nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị sản xuất đạt từ 900 - 1.000 triệu đồng/ha/năm vào năm 2030, cao gấp 2 - 2,5 lần so với giai đoạn 2010 - 2019 (dự kiến giá trị giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao và sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao sẽ cao hơn các giống, sản phẩm thông thường 6 - 8%).
3.2. Hiệu quả xã hội
Thúc đẩy nhanh phát triển sản xuất nông nghiệp của Thành phố theo hướng nông nghiệp đô thị, hiện đại, thông minh, hiệu quả, bền vững.
Phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và nông nghiệp công nghệ cao góp phần đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất của người sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chuyển đổi phương thức canh tác truyền thống sang canh tác theo lối công nghiệp, hiện đại phù hợp với nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, làm cho đời sống nông dân được cải thiện do tăng thu nhập, đóng góp tích cực trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đảm bảo an ninh trật tự vào xây dựng nông thôn mới tại 5 huyện ngoại thành.
Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ cơ sở và Thành phố, làm cơ sở phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực quản lý, nâng cao khả năng tập huấn, tuyên truyền về sản xuất giống và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm; hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai gây ra.
1. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở - ban ngành xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp theo Chương trình; một số nhiệm vụ chủ yếu như sau:
Rà soát và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp; vùng sản xuất giống cây trồng, vật nuôi và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tập trung phù hợp theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và chương trình, kế hoạch sản xuất nông nghiệp tại địa bàn quận, huyện quản lý.
Tăng cường công tác quản lý về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn theo quy định. Đẩy mạnh công tác truyền thông đến người dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị; tích cực, tự nguyện tham gia mô hình kinh tế hợp tác, tham gia sản xuất liên kết chuỗi; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, cơ giới hóa, ứng dụng chuyển giao sản xuất theo hướng giống và công nghệ cao.
Chủ động nghiên cứu, đề xuất các nội dung, giải pháp, cơ chế chính sách triển khai thực hiện Chương trình này có hiệu quả trên địa bàn quản lý. Cân đối và đề xuất nguồn ngân sách hàng năm (thông qua Sở Tài chính) để tổ chức triển khai thực hiện các nội dung được phân công theo Chương trình.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp với các Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020 - 2030. Định kỳ tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá và tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố điều chỉnh khi cần thiết. Trong đó tập trung một số nội dung sau:
Phối hợp Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường xác định các khu vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ổn định, lâu dài; xác định vùng đệm giữa các khu đô thị, địa giới hành chính của Thành phố với địa phương lân cận; nghiên cứu địa hình, thổ nhưỡng để có chiến lược, kế hoạch sản xuất nông nghiệp cho phù hợp.
Tiếp tục phối hợp các viện, trường,... nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, khoa học công nghệ và nhập tinh, con giống, cây giống từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến cải thiện chất lượng con giống, cây giống có năng suất cao, chất lượng tốt, cung cấp giống cho thị trường Thành phố và các tỉnh.
Đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, công nghệ sinh học,... vào sản xuất, hình thành hệ thống sản xuất, cung ứng và dịch vụ về giống cây, con chất lượng cao trên địa bàn Thành phố. Nâng cao hoạt động mô hình kinh tế hợp tác, hình thức hợp tác xã, tổ hợp tác trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và nông nghiệp công nghệ cao.
Định kỳ tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giao lưu giữa các doanh nghiệp và người dân, phát triển thị trường tiêu thụ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài nước.
Triển khai nội dung, biện pháp nâng cao năng lực quản lý và bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích thu hút các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao gắn với thị trường tiêu thụ.
Hàng năm, đề xuất kinh phí tổ chức thực hiện các nội dung được phân công theo Chương trình gửi về Sở Tài chính để được bố trí kinh phí thực hiện vào dự toán ngân sách hàng năm.
3. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ, bảo hộ quyền tác giả, giải pháp và chính sách thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phát triển giống và nông nghiệp công nghệ cao.
Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về giống cây trồng, vật nuôi và nông nghiệp công nghệ cao.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với các Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận huyện liên quan, cân đối, bố trí kế hoạch vốn hàng năm để thực hiện Chương trình, đảm bảo mục tiêu phát triển giống cây trồng, vật nuôi và nông nghiệp công nghệ cao trong từng thời kỳ, tiến độ đầu tư Chương trình, trong đó ưu tiên bố trí vốn hỗ trợ cho đầu tư vào phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố.
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; khuyến khích, kêu gọi các cá nhân, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, vật nuôi và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp theo chủ trương của Thành phố, tập trung vào chính sách kích cầu đầu tư của Thành phố để phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao.
5. Sở Tài chính
Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí dự toán kinh phí để triển khai thực hiện Chương trình theo quy định.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và sở ngành, quận, huyện liên quan quản lý, sử dụng đất nông nghiệp theo đúng phân vùng quy hoạch được phê duyệt.
Phối hợp Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định các khu vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thời gian tới; xác định vùng đệm giữa các khu đô thị, địa giới hành chính của Thành phố với địa phương lân cận; nghiên cứu địa hình, thổ nhưỡng để có chiến lược, kế hoạch sản xuất nông nghiệp cho phù hợp.
Hỗ trợ, hướng dẫn về thủ tục đất đai đối với các nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển giống và nông nghiệp công nghệ cao theo quy hoạch.
Chủ trì phối hợp với sở ban ngành, chính quyền địa phương tổ chức hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất nông nghiệp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp vi phạm bảo vệ môi trường theo quy định.
7. Sở Quy hoạch - Kiến trúc
Rà soát lại quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trong công tác điều chỉnh quy hoạch và công bố, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp các quy hoạch phát triển đô thị trong từng giai đoạn cụ thể.
Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định quy hoạch khu vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thời gian tới; xác định vùng đệm giữa các khu đô thị, địa giới hành chính của Thành phố với địa phương lân cận; nghiên cứu địa hình, thổ nhưỡng để có chiến lược, kế hoạch sản xuất nông nghiệp cho phù hợp.
8. Sở Công Thương
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan và các tỉnh thành hỗ trợ xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, thúc đẩy tiêu thụ giống và sản phẩm nông nghiệp; tổ chức các hội thảo, hội nghị kết nối cung cầu đối với mở rộng vùng nguyên liệu và các sản phẩm nông nghiệp.
Theo dõi sát diễn biến thị trường, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng nông sản.
9. Sở Xây dựng
Hướng dẫn, hỗ trợ, cấp phép cho người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp xây dựng các công trình phụ trợ (nhà lưới, nhà màng, chuồng trại, kho chứa...) phục vụ sản xuất giống và nông nghiệp công nghệ cao trên đất nông nghiệp.
10. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố về cơ chế, chính sách hỗ trợ triển khai có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
11. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo, đài Thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về phân vùng theo Chương trình, trong đó chú trọng tuyên truyền về các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển giống, tuyên truyền các ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, các mô hình đạt năng suất và chất lượng gắn với công tác bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm...
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối cung cấp thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo báo chí tuyên truyền kịp thời, chính xác và có hiệu quả về triển khai thực hiện Chương trình, đảm bảo phù hợp với thực tiễn các giai đoạn triển khai Chương trình.
12. Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao
Khai thác hiệu quả Khu Nông nghiệp Công nghệ cao đang hoạt động và tiếp tục triển khai đầu tư mở rộng từ 3 - 4 khu Nông nghiệp Công nghệ cao mới.
Tiếp tục chủ trì, phối hợp thực hiện nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống cây trồng, nấm ăn, nấm dược liệu, vật nuôi, thủy sản chất lượng cao phục vụ phát triển nông nghiệp đô thị, công nghệ cao của Thành phố và các tỉnh thành trong khu vực và cả nước.
Đẩy mạnh hoạt động hợp tác trong và ngoài nước; thu hút các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đầu tư nghiên cứu, sản xuất giống, hình thành vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Chuyển giao các giải pháp kỹ thuật và công nghệ quản lý sản xuất, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất giống, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp thông minh trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động môi trường.
13. Ban Quản lý An toàn thực phẩm
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền thực hiện các chuỗi an toàn thực phẩm, chứng nhận các sản phẩm an toàn theo đúng quy định.
Phối hợp với ngành nông nghiệp tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm nhập khẩu để đảm bảo an toàn thực phẩm và sự cạnh tranh công bằng trên thị trường.
Tuyên truyền, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong việc chứng nhận chuỗi sản phẩm nông sản an toàn cung ứng ra thị trường.
14. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư
Phối hợp cùng các Sở - ban ngành thực hiện các chương trình hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ phát triển thị trường giống và sản phẩm nông, lâm, thủy sản trong và ngoài nước.
15. Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ chính sách tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở/hộ trên địa bàn đối với phát triển giống và nông nghiệp công nghệ cao.
16. Hội Nông dân Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội
Chỉ đạo các cấp hội cơ sở phối hợp với sở ban ngành và chính quyền địa phương:
Tuyên truyền, phổ biến các nội dung, giải pháp của Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020 - 2030.
Vận động người nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn sinh học, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Vận động người dân sản xuất giống, nông nghiệp tích cực tham gia mô hình kinh tế hợp tác trở thành thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã, tích cực tham gia sản xuất theo chuỗi liên kết, đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao.
17. Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, doanh nghiệp, viện, trường trên địa bàn Thành phố
Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên tập trung xây dựng vùng sản xuất giống ứng dụng công nghệ cao, phối hợp thu hút nhà đầu tư sản xuất, lai tạo giống ứng dụng công nghệ cao theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Các viện, trường, cơ sở khoa học trên địa bàn thành phố đề xuất, tham gia các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ, giải pháp và chính sách thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào phát triển giống và nông nghiệp công nghệ cao. Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, khoa học công nghệ giống cây con trong và ngoài nước, nhằm cải thiện chất lượng giống có năng suất cao, chất lượng tốt, cung cấp giống cho thị trường Thành phố và các tỉnh.
Các doanh nghiệp tham gia đầu tư, sản xuất giống, nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố có trách nhiệm thực hiện các quy định của nhà nước và tham gia tập huấn, đào tạo, đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ. Đóng vai trò trung tâm trong ký kết hợp tác với nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, cung cấp vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý ngành hàng.
Phối hợp các sở ban ngành, trung tâm, đơn vị, hợp tác xã triển khai thực hiện nhiệm vụ nêu trên./.
SƠ ĐỒ CHUỖI LIÊN KẾT SẢN XUẤT SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
(Kèm theo Quyết định số 2092/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY, CON VÀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
(Kèm theo Quyết định số 2092/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Bảng 01: Tình hình sản xuất kinh doanh giống cây trồng
Năm/ giai đoạn | Đơn vị tính | Sản xuất | Nhập khẩu | Xuất khẩu |
2010 | Tấn | 10.694,5 | 1.930,7 | 587,1 |
2011 | Tấn | 11.678 | 1.696 | 755 |
2012 | Tấn | 13.460 | 1.330,3 | 467,8 |
2013 | Tấn | 14.460,4 | 4.864,9 | 719,2 |
2014 | Tấn | 15.315,6 | 5.713,1 | 466,7 |
2015 | Tấn | 14.993,8 | 5.547 | 262,2 |
2016 | Tấn | 10.600,40 | 4.678,03 | 225,37 |
2017 | Tấn | 39.126,54 | 4.444,80 | 225,24 |
2018 | Tấn | 41.243,00 | 3.345,70 | 485,20 |
2019 | Tấn | 41.261,00 | 3.009,00 | 620,00 |
Tăng/giảm so với 2010 | % | 285,8 | 55,9 | 5,6 |
Tốc độ tăng bình quân | % | 28,58 | 5,59 | 0,56 |
Tổng | Tấn | 212.833,2 | 36.559,5 | 4.813,8 |
Bảng 02: Nhu cầu hạt giống cây trồng phục vụ sản xuất trên địa bàn Thành phố
(tính trên cơ sở diện tích sản xuất năm 2019)
STT | Chủng loại | Diện tích (ha) | Định mức (kg/ha) | Sản lượng (kg) |
I | Rau | 14.905 |
| 105.702 |
1 | Rau cải | 3.500 | 6 | 21.000 |
2 | Rau dền | 1.200 | 3 | 3.600 |
3 | Rau mồng tơi | 1.200 | 20 | 24.000 |
4 | Rau muống hạt | 1.000 | 50 | 50.000 |
5 | Rau gia vị | 500 | 0,7 | 350 |
6 | Khổ qua | 1.200 | 2,5 | 3.000 |
7 | Dưa leo | 1.000 | 0,7 | 700 |
8 | Bí đao | 1.000 | 0,5 | 500 |
9 | Bầu | 700 | 0,6 | 420 |
10 | Mướp hương | 500 | 0,7 | 350 |
11 | Dưa lưới (CNC) | 120 | 0,4 | 48 |
12 | Rau ăn quả (CNC) | 570 | 0,5 | 285 |
13 | Rau ăn lá (CNC) | 2.415 | 0,6 | 1.449 |
Trừ rau muống, nước, rau thủy sinh | ||||
II | Lúa | 16.762 | 120 | 2.011.940 |
Tổng |
| 31.667 |
| 2.117.642 |
Bảng 03: Nhu cầu về cây giống phục vụ sản xuất trên địa bàn Thành phố năm 2019
STT | Chủng loại | Diện tích (ha) | Định mức (cây/ha) | Sản lượng (cây) |
1 | Lan Mokara | 230 | 40.000 | 9.200.000 |
2 | Lan Dendrobium | 145 | 100.000 | 14.500.000 |
3 | Mai | 664 | 40.000 | 26.560.000 |
4 | Hoa sống đời | 220 | 53.400 | 11.748.000 |
5 | Hoa cúc | 250 | 350.000 | 87.500.000 |
6 | Hoa, kiểng khác trồng chậu | 300 | 40.000 | 12.000.000 |
| TỔNG | 1.809 |
| 161.508.000 |
Bảng 04: Các chỉ tiêu kỹ thuật trên đàn heo giống Thành phố
Chỉ tiêu | Đơn vị tính | 2010 | 2019 | |||
Kết quả | So sánh với năm 2010 | Cả nước | Đan Mạch | |||
- Năng suất sinh sản: |
|
|
|
|
|
|
Số lứa đẻ/nái/năm | lứa | 2,23 | 2,26 | 0,03 | 2,1 | 2,34 |
Số con cai sữa/nái/năm | con | 18,9 | 21,2 | 2,3 | 20,37 | 28,7 |
Tuổi cai sữa | ngày | 21 - 25 | 21 - 25 | 0 | 21 - 28 |
|
- Năng suất sinh trưởng: |
|
|
|
|
|
|
Tăng trọng ngày (gr) | gram | 726 | 750 | 25 | 680 |
|
Tiêu tốn thức ăn /Kg P | kg | 2,7 | 2,4 - 2,5 | - 0,2 - 0,3 | 2,7 |
|
Ngày tuổi đạt 90 Kg | ngày | 155 | 150 | -5 | 160 - 165 |
|
Độ dày mỡ lưng (mm) | mm | 10,98 | 10,25 | -0,73 | 11,35 |
|
Bảng 05: Các chỉ tiêu về đàn giống bò sữa
Nội dung | ĐVT | 2010 | 2019 | |||
Kết quả | So với năm 2010 (%) | So với cả nước năm 2019 (%) | Tại trại trình diễn Israel | |||
Tổng đàn | con | 75.446 | 75.000 | -0,6 | - | 220 |
Cái vắt sữa | con | 27.132 | 27.500 | 0,10 | - | 150 |
Năng suất sữa | Kg/con/ngày | 14,8 | 17,5 | 18,2 | 10,9 | 24,5 |
Sản lượng sữa tươi | tấn | 199.573 | 243.000 | 2,2 | 91,47 |
|
Tuổi phối giống lần đầu | ngày | 486 | 461 | -5,1 | -21,3 | 420 |
Khoảng cách hai lứa đẻ | ngày | 444 | 427 | -3,8 | -8,2 | 419 |
Hệ số phối | liều/con | 3,21 | 2,95 |
|
|
|
Bảng 06: Giá trị xuất khẩu cá cảnh
Năm | Số lượng cá cảnh sản xuất (triệu con) | Số lượng cá xuất khẩu (triệu con) | Giá trị kim ngạch (USD) |
2010 | 60 | 7,56 | 10.276.000 |
2010-2015 | 465 | 21,09 | 52.436.523,0 |
2016 | 135 | 16,00 | 16.534.965 |
2017 | 155 | 18,2 | 20.089.814 |
2018 | 182 | 22,39 | 22.392.202 |
2019 | 205 | 23,22 | 23.224.797 |
Tổng | 1.142 | 100,90 | 134.678.301 |
So với năm 2010 (%) | 242,7 | 207,1 | 126,0 |
Tốc độ tăng (%/năm) | 24,2 | 20,7 | 12,6 |
Bảng 07: Kết quả ứng dụng công nghệ cao (UDCNC) nhóm sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp Thành phố
STT | Hạng mục | Đơn vị tính | Năm 2010 | Năm 2019 | |||||
Tổng | UDCNC | Tỷ lệ (%) | Tổng | UDCNC | Tỷ lệ (%) | So sánh với năm 2010 (%) | |||
1 | Rau |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | Ha | 3.423 | 809 | 23,6 | 3.517 | 1.366 | 38,8 | 68,9 |
| GTSX | Tỷ đồng | 1.137 | 298 | 26,2 | 1.902 | 1.552 | 81,6 | 420,8 |
2 | Hoa, cây cảnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | Ha | 1.390 | 240 | 17,3 | 2.445 | 898 | 36,7 | 274,1 |
| GTSX | Tỷ đồng | 636 | 166 | 26,1 | 1.306 | 1.055 | 80,8 | 535,5 |
3 | Bò sữa |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng đàn | Con | 75.446 | 12.817 | 17 | 75.000 | 26.775 | 35,7 | 108,9 |
| Số hộ | Hộ | 8.026 | 1.363 | 17 |
|
|
|
|
| GTSX | Tỷ đồng | 1.525 | 330 | 29,8 | 3.839 | 1.781 | 46,4 | 439,7 |
| Sản lượng sữa | Tấn | 199.573 |
|
| 243.000 |
|
| 21,8 |
| Năng suất sữa | kg/con/ngày | 14,8 |
|
| 17,5 |
|
| 18,6 |
4 | Heo |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng đàn | Con | 293.367 | 62.027 | 21,1 | 280.000 | 139.730 | 49,9 | 125,3 |
| Số hộ | Hộ | 8.871 | 1.876 | 21,1 |
|
|
|
|
| Quy mô bình quân | Con/Hộ | 33,1 |
|
|
|
|
|
|
| GTSX | Tỷ đồng | 2.201 | 365 | 16,6 | 4.557 | 2.962 | 65 | 711,5 |
Bảng 08: Hiệu quả của hội chợ triển lãm giống, nông nghiệp công nghệ cao
Năm tổ chức | Kết quả | |||
Số đơn vị tham gia | Số gian hàng | Số hợp đồng ký kết | Giá trị | |
2013 | 101 | 250 | 72 | 26 tỷ đồng |
2014 | 110 | 258 | 85 | 28 tỷ đồng |
2015 | 120 | 265 | 90 | 32 tỷ đồng |
2016 | 130 | 310 | 95 | 35 tỷ đồng |
2017 | 143 | 360 | 98 | 40 tỷ đồng |
2018 | 205 | 420 | 115 | 55 tỷ đồng |
2019 | 182 | 402 | 112 | 42 tỷ đồng |
Tổng |
|
| 667 | 258 |
Bảng 09: Danh sách các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia sản xuất, cung ứng giống nông nghiệp
STT | Tên HTX, THT | Địa chỉ | Tình trạng hoạt động | Hoạt động | Sản phẩm | Diện tích sản xuất (ha) | Sản lượng (tấn/năm) | Tổng đàn (con) |
| HUYỆN CỦ CHI | |||||||
1 | Tương Lai | xã Phước Hiệp | Tốt | Cung ứng giống | Cá nước ngọt | 8,5 | 156 |
|
2 | Sinh vật cảnh Sài Gòn | xã Phước Hiệp | Khá | Sản xuất và cung ứng giống | Cá cảnh | 26 | 1.000 |
|
3 | Thỏ Việt | xã Tân Thạnh Tây | Trung Bình | Cung ứng giống | Rau an toàn | 12,5 | 1.095 |
|
4 | Tân Thông Hội | xã Tân Thông Hội | Khá | Cung ứng giống | Bò sữa |
| 9.855 | 7.500 |
5 | HTX SX TM tổng hợp Cường Thanh | xã Trung An | Khá | Cung ứng giống | Rau an toàn | 5 | 360 |
|
6 | HTX Thỏ sạch Củ Chi | xã Trung An | Khá | Sản xuất và cung ứng giống | Thỏ | 1 |
| 650 |
7 | HTX NN Xanh | xã Hòa Phú | Khá | Cung ứng giống | Bò sữa |
|
| 350 |
8 | Nhuận Đức | xã Nhuận Đức | Khá | Cung ứng giống | Rau an toàn | 5 | 360 |
|
9 | Phú Lộc | xã Tân Phú Trung | Tốt | Cung ứng giống | Rau an toàn | 80 | 5.400 |
|
10 | Việt Nhật | xã Tân Phú Trung | Trung Bình | Cung ứng giống | Rau an toàn | 2 | 160 |
|
11 | Nấm Việt | xã Phú Hòa Đông | Khá | Sản xuất và cung ứng giống | Nấm | 7 | 230 |
|
12 | Nông nghiệp SX TM dịch vụ Củ Chi | xã Phú Hòa Đông | Khá | Cung ứng giống | Rau an toàn | 0,5 | 20 |
|
13 | Rau sạch Củ Chi | xã Phú Hòa Đông | Khá | Cung ứng giống | Rau an toàn | 1 | 40 |
|
14 | Tiên Phong | xã An Phú | Khá | Sản xuất và cung ứng giống | Heo |
| 27.500 | 70.000 |
15 | Quang Nhựt | xã An Nhơn Tây | Khá | Cung ứng giống | Rau an toàn | 1 | 35 |
|
16 | Nông nghiệp công nghệ xanh Bình Minh | xã An Nhơn Tây | Khá | Cung ứng giống | Lươn | 0,3 | 400 |
|
17 | Hoa lan Huyền Thoại | Thị trấn Củ Chi | Khá | Cung ứng giống | Hoa kiểng | 20 | 1,8 triệu cành |
|
18 | NNCNC Mặt trời mọc | xã Trung Lập Thượng | Mới thành lập | Cung ứng giống | Rau an toàn | 1 | 50 |
|
19 | Hải Nông | xã Phước Vĩnh An | Tốt | Cung ứng giống | Rau an toàn | 7 | 550 |
|
20 | Nông nghiệp công nghệ cao Củ Chi | xã Phạm Văn Cội | Tốt | Cung ứng giống | Rau an toàn | 7 | 200 |
|
21 | HTX NN CNC Hưng Điền | xã Tân Thạnh Đông | Khá | Sản xuất và cung ứng giống | Côn trùng | 1 |
| 5.000 |
22 | HTX Rau sạch Song Hy | xã Tân An Hội | Mới thành lập | Cung ứng giống | Rau an toàn | 1 | 120 |
|
HUYỆN HÓC MÔN | ||||||||
23 | Mai Hoa | xã Xuân Thới Sơn | Tốt | Sản xuất và cung ứng giống | Rau an toàn | 20 | 540 |
|
24 | Ngã Ba Giòng | xã Xuân Thới Thượng | Khá | Sản xuất và cung ứng giống | Rau an toàn | 20 | 100 |
|
25 | Rau Xuân Thới Thượng | xã Xuân Thới Thượng | Khá | Sản xuất và cung ứng giống | Rau an toàn | 1 | 30 |
|
26 | Nam Bộ | xã Nhị Bình | Trung Bình | Sản xuất và cung ứng giống | Cá sấu | 1 |
| 1.000 |
27 | Ngọc Điểm | xã Bà Điểm | Khá | Cung ứng giống | Hoa kiểng | 1,2 | 10.000 chậu dendro |
|
28 | HTX rau sạch GAP | xã Thới Tam Thôn | Khá | Sản xuất và cung ứng giống | Rau an toàn | 0,5 | 20 |
|
29 | HTX rau sạch nên ăn | xã Tân Hiệp | Khá | Sản xuất và cung ứng giống | Rau an toàn | 0,4 | 17 |
|
30 | TM DV NN Vân Dương | xã Tân Hiệp | Khá | Cung ứng giống | Rau an toàn | 0,2 | 10 |
|
HUYỆN BÌNH CHÁNH | ||||||||
31 | Phước An | xã Tân Quý Tây | Tốt | Cung ứng giống | Rau an toàn | 29 | 1.477 |
|
32 | Phước Bình | xã Tân Quý Tây | Tốt | Cung ứng giống | Rau an toàn | 18 | 672 |
|
33 | An Hạ | xã Phạm Văn Hai | Khá | Cung ứng giống | Cây lâm nghiệp | 30 | 15.000 cây |
|
34 | Hưng Điền | xã Hưng Long | Khá | Sản xuất và cung ứng giống | Rau an toàn | 5 | 55 |
|
35 | Hoa lan Việt | xã Hưng Long | Tốt | Sản xuất và cung ứng giống | Hoa kiểng | 0,5 | 500 cành |
|
36 | HTX Mai Vàng Bình Lợi | xã Bình Lợi | Khá | Cung ứng giống | Hoa kiểng | 1 | 350 cây |
|
37 | An Phú | xã An Phú Tây | Khá | Sản xuất và cung ứng giống | Hoa kiểng | 0,5 | 450 cành |
|
38 | Nông nghiệp Thương mại Tân Kiên | xã Tân Kiên | Khá | Sản xuất và cung ứng giống | Hoa kiểng | 0,5 | 300 cành |
|
39 | Thành Nam | xã Vĩnh Lộc A | Mới thành lập | Sản xuất và cung ứng giống | Rau an toàn | 0,3 | 20 |
|
40 | Hoa lan Đa Phước | xã Đa Phước | Mới thành lập | Sản xuất và cung ứng giống | Hoa kiểng | 0,7 | 700 cành |
|
41 | HTX Đại Thành Công | xã Qui Đức | Mới thành lập | Cung ứng giống | Rau an toàn | 0,2 | 15 |
|
HUYỆN NHÀ BÈ | ||||||||
42 | Hiệp Thành | xã Hiệp Phước | Khá | Cung ứng giống | Tôm | 30 | 350 |
|
43 | NN Nhơn Đức | xã Nhơn Đức | Mới thành lập | Cung ứng giống | Nấm | 0,5 | 20 |
|
HUYỆN CẦN GIỜ | ||||||||
44 | Thuận Yến | xã An Thới Đông | Tốt | Sản xuất và cung ứng giống | Cá, yến | 8 | 60 kg tổ yến 35 tấn cá |
|
45 | Long Hòa | xã Long Hòa | Khá | Sản xuất và cung ứng giống | Hàu, ốc hương | 15 | 150 |
|
46 | Thành Trung | Lý Nhơn | Khá | Sản xuất và cung ứng giống | Hàu | 29,2 | 300 |
|
47 | Từ Tâm | Thị trấn Cần Thạnh | Mới thành lập | Sản xuất và cung ứng giống | Nấm | 2 | 3 |
|
48 | Duyên Hải | xã Lý Nhơn | Khá | Sản xuất và cung ứng giống | Tôm | 5 | 90 |
|
49 | Cần Giờ Tương Lai | xã Bình Khánh | Khá | Sản xuất và cung ứng giống | Tôm | 5 | 50 |
|
QUẬN 9 | ||||||||
50 | Thảo Nguyên Xanh | Phường Phước Long B | Mới thành lập | Sản xuất và cung ứng giống | Nấm | 0,1 | 3 |
|
51 | Tân Đức | Phường Tân Phú | Khá | Cung ứng giống | Rau an toàn | 2 | 100 |
|
52 | Tuấn Ngọc | Phường Long Trường | Khá | Cung ứng giống | Rau an toàn | 1 | 10 |
|
QUẬN 12 | ||||||||
53 | Xuân Lộc | Phường Thạnh Lộc | Khá | Cung ứng giống | Rau an toàn, cá sấu | 5 | 80 | 250 |
54 | An Phú Đông | Phường An Phú Đông | Trung Bình | Cung ứng giống | Hoa kiểng | 19 | 1,4 triệu cành |
|
QUẬN GÒ VẤP | ||||||||
55 | Gò Vấp | Phường 8 | Khá | Sản xuất và cung ứng giống | Hoa kiểng | 0,5 | 300 cành |
|
QUẬN BÌNH TÂN | ||||||||
56 | Trường Thịnh | Phường Bình Hưng Hòa | Khá | Cung ứng giống | Rau an toàn | 0,2 | 20 |
|
57 | Điền Phát | Phường Bình Hưng Hòa B | Khá | Cung ứng giống | Rau an toàn | 0,5 | 50 |
|
58 | Huy Hoàng | Phường Bình Hưng Hòa B | Khá | Cung ứng giống | Rau an toàn | 0,5 | 50 |
|
Bảng 10: Tổng vốn vay và tổng vốn đầu tư cho doanh nghiệp và hợp tác xã, hộ hoạt động nông nghiệp trên địa bàn Thành phố từ ngày 10/6/2011 đến ngày 31/12/2019
STT | Đối tượng nuôi trồng | Số lượt vay | Tổng vốn đầu tư | Tổng vốn vay | Tỷ lệ (%) | |
Vốn đầu tư | Vốn vay | |||||
I | 06 đối tượng | 22.358 | 11.817.455 | 7.279.382 | 87,9 | 89,3 |
1 | Trồng rau, hạt giống | 63 | 139.567 | 72031 | 1,0 | 0,9 |
2 | Trồng lan, cây kiểng | 1.829 | 2.229.367 | 1.306.100 | 16,6 | 16,0 |
3 | Nuôi bò | 5.758 | 1.770.786 | 1.034.063 | 13,2 | 12,7 |
4 | Nuôi heo | 2.423 | 1.348.092 | 777.885 | 10,0 | 9,5 |
5 | Nuôi tôm | 11.784 | 5.618.722 | 3.694.280 | 41,8 | 45,3 |
6 | Nuôi cá | 501 | 710.921 | 395.023 | 5,3 | 4,8 |
II | Các đối tượng còn lại | 2.069 | 1.620.657 | 875.351 | 12,1 | 10,7 |
Tổng cộng | 24.427 | 13.438.112 | 8.154.733 | 100 | 100 |
Bảng 11: Hiệu quả kinh tế của các mô hình sản phẩm nông nghiệp
STT | Các loại hình sử dụng đất | Đơn vị tính | Hiệu quả kinh tế | |||
Tổng thu (triệu) | Tổng chi (triệu) | Tổng lãi (triệu) | Lãi/ chi phí (%) | |||
1 | Chuyên rau ăn lá (cải xanh) | ha | 150 | 42,9 | 107,2 | 250,1 |
2 | Trồng hoa nền (cúc vạn thọ) | ha | 2.160 | 710 | 1.450 | 204,2 |
4 | Trồng hoa lan (dendrobium) | ha | 2.664 | 1.260 | 1.404 | 111,4 |
5 | Chuyên trồng rau nước | ha | 270 | 131,2 | 138,8 | 105,8 |
6 | Trồng cỏ chăn nuôi (cỏ voi) | ha | 175 | 96,6 | 78,4 | 81,2 |
7 | Nuôi cá cảnh (7 màu) | ha | 1.292,3 | 717,2 | 575,1 | 80,2 |
8 | Nuôi cá cảnh (chép nhật) | ha | 900 | 506 | 394 | 77,9 |
9 | Chuyên rau ăn quả (bí xanh) | ha | 175 | 104,1 | 70,9 | 68,1 |
11 | Nuôi cá thịt (cá tra chép phi) | ha | 120 | 75 | 45 | 60 |
12 | Nuôi tôm sú cua | ha | 126,3 | 79,2 | 47,1 | 59,5 |
13 | Nuôi cá thịt (rô đầu vuông) | ha | 332,3 | 209,5 | 122,8 | 58,6 |
16 | Bò sữa | con | 37,3 | 24,7 | 12,6 | 51 |
18 | Nuôi tôm thẻ | ha | 506,6 | 387,3 | 119,3 | 30,8 |
22 | Heo thịt | con | 4,98 | 3,95 | 1,03 | 26,1 |
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT VÀ CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT VỀ GIỐNG CÂY, CON
(Kèm theo Quyết định số 2092/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Bảng 1: Các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch đã phê duyệt tiếp tục triển khai
STT | Tên các chương trình, đề án, dự án đã được phê duyệt tiếp tục triển khai | Số Quyết định |
1 | Đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. | Quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày 07/5/2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. |
2 | Chương trình phát triển giống bò thịt trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030. | Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 20/1/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. |
3 | Chương trình đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp thành phố giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến 2025. | Quyết định số 257/QĐ-UBND ngày 19/1/2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. |
4 | Chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019 - 2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. | Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 27/4/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. |
5 | Kế hoạch phát triển sản phẩm chủ lực Thành phố. | Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 11 tháng 1 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. |
6 | Kế hoạch bố trí nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Quyết định số 300/QĐ-UBND ngày 21/01/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 2515/QĐ-UBND ngày 11/07/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh . |
7 | Đề án cơ cấu ngành chăn nuôi heo trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020-2025. | Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 17/2/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. |
8 | Đề án Phát triển hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025”. | Quyết định số 4007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố |
Bảng 2: Chỉ tiêu kỹ thuật một số giống cây, con đến năm 2030
STT | Các chỉ tiêu | Đơn vị tính | Số lượng |
I | Giống cây trồng |
|
|
| Cây giống invitro |
|
|
1 | Hoa lan |
|
|
| Số lượng rễ | rễ | 2 - 4 |
Chiều dài rễ | cm | 2 - 3 | |
Số lá | lá | 2 - 3 | |
Chiều cao cây | cm | 3 - 5 | |
Tỷ lệ cây đạt chuẩn kỹ thuật | % | 90 - 95 | |
2 | Hoa cúc |
|
|
| Số lượng rễ | rễ | 2 -4 |
Chiều dài rễ | cm | 2 - 3 | |
Số lá | lá | 4 - 6 | |
Chiều cao cây | cm | 1.5 - 2 | |
Tỷ lệ cây đạt chuẩn kỹ thuật | % | 90 - 95 | |
3 | Hoa cúc đồng tiền |
|
|
| Số lượng rễ | rễ | 2 - 4 |
Chiều dài rễ | cm | 2 - 3 | |
Số lá | lá | 2 - 3 | |
Chiều cao cây | cm | 5 - 7 | |
Tỷ lệ cây đạt chuẩn kỹ thuật | % | 90 - 95 | |
Cây con hậu invitro (hậu cấy mô) |
|
| |
4 | Hoa lan |
|
|
| Chiều dài rễ | cm | 7 - 10 |
Số lá | lá | 4 - 6 | |
Chiều cao cây | cm | 15 - 20 | |
Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn kỹ thuật | % | > 90 | |
5 | Hoa cúc |
|
|
| Số lượng rễ | rễ | 4 - 5 |
Chiều dài rễ | cm | 3 - 5 | |
Số lá | lá | 5 - 7 | |
Chiều cao cây | cm | 3.5 - 5 | |
Tỷ lệ cây đạt chuẩn kỹ thuật | % | > 90 | |
6 | Hoa cúc đồng tiền |
|
|
| Số lượng rễ | rễ | >6 |
Chiều dài rễ | cm | 5 - 7 | |
Số lá | lá | 3 - 4 | |
Chiều cao cây | cm | 6- 15 | |
Tỷ lệ cây đạt chuẩn kỹ thuật | % | > 90 | |
Cây con giống (gieo từ hạt, ghép) |
|
| |
7 | Hoa cúc |
|
|
| Ngày tuổi | ngày | 12 - 20 |
Chiều cao cây | cm | 5 - 8 | |
Đường kính thân | mm | 2.5 - 4 | |
Số lá thật | lá | 6 - 8 | |
Tỷ lệ cây đạt chuẩn kỹ thuật | % | > 90 | |
8 | Hoa cúc đồng tiền |
|
|
| Ngày tuổi | ngày | 30 - 35 |
Chiều cao cây | cm | 6 - 15 | |
Đường kính thân | mm | 2 - 3 | |
Số lá thật | lá | 6 - 12 | |
Tỷ lệ cây đạt chuẩn kỹ thuật | % | > 90 | |
9 | Hoa cẩm chướng |
|
|
| Ngày tuổi | ngày | 25 - 35 |
Chiều cao cây | cm | 3.5 - 7 | |
Đường kính thân | mm | 1.5 - 2 | |
Số lá thật | lá | 6 - 10 | |
Tỷ lệ cây đạt chuẩn kỹ thuật | % | > 90 | |
10 | Cây rau ăn lá (họ thập tự) |
|
|
| Tỷ lệ nảy mầm | % | 90 - 95 |
Số lá thật | lá | 4 - 6 | |
Chiều cao cây | cm | 3.5 - 5 | |
Ngày tuổi | Ngày | 18 - 20 | |
Tỷ lệ cây đạt chuẩn kỹ thuật | % | 90 - 95 | |
Năng suất rau | % | >= 5 | |
11 | Cây rau ăn quả (họ bầu bí) |
|
|
| Tỷ lệ nảy mầm | % | 80 - 90 |
Số lá thật | lá | 2 - 3 | |
Chiều cao cây | cm | 8 - 12 | |
Ngày tuổi | Ngày | 8 - 10 | |
Tỷ lệ cây đạt chuẩn kỹ thuật | % | 90 - 95 | |
Năng suất rau | % | >= 10 | |
12 | Cây ăn quả (họ cà) |
|
|
| Tỷ lệ nảy mầm | % | 80 - 90 |
Số lá thật | lá | 5 - 6 | |
Chiều cao cây | cm | 10 - 12 | |
Ngày tuổi | Ngày | 24 - 28 | |
Tỷ lệ cây đạt chuẩn kỹ thuật | % | 90 - 95 | |
Năng suất rau | % | >= 5 | |
II | Giống vật nuôi |
|
|
1 | Giống heo |
|
|
| Cải tiến chất lượng con giống tăng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật (tỷ lệ lứa đẻ/nái/năm, tỷ lệ heo thịt/nái/năm, tỷ lệ tiêu tốn thức ăn...) tăng hơn cũ. | % | 5 - 10 |
2 | Bò sữa |
|
|
| Năng suất sữa | kg/con/năm | 7.700 - 8.000 |
Năng suất sữa đàn hạt nhân | kg/con/năm | trên 8.000 | |
3 | Bò thịt |
|
|
| Kỹ thuật như trọng lượng hơi xuất chuồng | kg/con | 500 - 550 |
Tỷ lệ thịt xẻ | % | 60 - 62 | |
4 | Gia cầm |
|
|
a | Tập trung phát triển gà lông màu hướng thịt cao sản đạt các chỉ tiêu |
|
|
| Tỷ lệ ấp nở | % | 85 - 88 |
Trọng lượng | kg/con | 1.8 - 1.9 | |
Thời gian xuất chuồng | tuần tuổi | 8 - 9 | |
b | Gà lông màu chất lượng cao |
|
|
| Trọng lượng | kg/con | 1.5 - 1.7 |
Thời gian xuất chuồng | tuần tuổi | 12 - 14 | |
c | Gà giống bố mẹ |
|
|
| Năng suất trứng | trứng/mái/ 68 tuần tuổi | 140 - 150 |
Tỷ lệ ấp nở | % | 80 | |
III | Giống thủy sản |
|
|
| Tôm nước lợ |
|
|
1 | Tôm sú (Postlarvae 13 - 15) | con/gram | 260 - 280 |
| Tỷ lệ sống | % | 70 - 80 |
Thời gian nuôi | tháng | 4 - 5 | |
Kích cỡ nuôi thu hoạch | con/ kg | 25 - 30 | |
Tăng tỷ lệ sống | % | 5 - 10 | |
2 | Tôm thẻ chân trắng (Postlarvae 12 - 15) | con/gram | 250 - 300 |
| Tỷ lệ sống | % | 75 - 80 |
Thời gian nuôi | tháng | 2.5 - 3 | |
Kích cỡ nuôi thu hoạch | con/kg | 30 - 40 | |
Tăng tỷ lệ sống | % | 5 - 10 | |
Cá kiểng |
|
| |
3 | Cá chép Nhật |
|
|
| Con giống | con/kg | 80 - 100 |
Tỷ lệ sống | % | 60 - 65 | |
Thời gian nuôi | tháng | 7 - 8 | |
Kích cỡ thu hoạch | con/ kg | 15 - 20 | |
4 | Cá dĩa |
|
|
| Con giống | cm | 1.5 - 2 |
Tỷ lệ sống | % | 60 - 70 | |
Thời gian nuôi | tháng | 8 - 10 | |
Kích cỡ thu hoạch | cm | 9 - 10 |
- 1Kế hoạch 2672/KH-UBND năm 2021 thực hiện “Đề án nghiên cứu khả thi phát triển bền vững nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Israel trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”
- 2Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2021 tổ chức thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Sơn La ban hành
- 3Quyết định 1470/QĐ-UBND năm 2021 về Quy định tạm thời tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4Kế hoạch 270/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình Quốc gia Phát triển công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 5Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch phát triển Mắc ca bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2030 định hướng đến năm 2050
- 6Quyết định 3030/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Thực hiện chương trình nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022- 2030”
- 7Quyết định 04/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án phát triển nguồn giống cây Lâm nghiệp bản địa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 1Luật Công nghệ cao 2008
- 2Quyết định 575/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 3748/QĐ-BNN-KH năm 2015 phê duyệt định hướng phát triển giống cây trồng, vật nuôi đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 5Quyết định 232/QĐ-UBND năm 2016 duyệt Chương trình phát triển giống bò thịt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 6Luật Trồng trọt 2018
- 7Luật Thủy sản 2017
- 8Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 9Luật Chăn nuôi 2018
- 10Quyết định 79/QĐ-TTg năm 2018 về Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 12Quyết định 1589/QĐ-UBND năm 2019 về Chương trình Phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019-2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 13Quyết định 257/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp thành phố giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 14Quyết định 703/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Quyết định 885/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Quyết định 4007/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án Phát triển hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025
- 17Kế hoạch 2672/KH-UBND năm 2021 thực hiện “Đề án nghiên cứu khả thi phát triển bền vững nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Israel trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”
- 18Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2021 tổ chức thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Sơn La ban hành
- 19Quyết định 1470/QĐ-UBND năm 2021 về Quy định tạm thời tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 20Quyết định 545/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi heo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2025”
- 21Kế hoạch 270/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình Quốc gia Phát triển công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 22Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch phát triển Mắc ca bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2030 định hướng đến năm 2050
- 23Quyết định 3030/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Thực hiện chương trình nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022- 2030”
- 24Quyết định 04/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án phát triển nguồn giống cây Lâm nghiệp bản địa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Quyết định 2092/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030
- Số hiệu: 2092/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/06/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Võ Văn Hoan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 57 đến số 58
- Ngày hiệu lực: 10/06/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực