Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1418/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 10 tháng 8 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN MẮC CA BỀN VỮNG TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2022-2030 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 165/TTr-SNN ngày 29/7/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển Mắc ca bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2030 định hướng đến năm 2050, với các nội dung chính như sau:
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung: Phát triển Mắc ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững có giá trị gia tăng cao; góp phần phục hồi, tăng độ che phủ rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, ổn định dân cư, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2030 nâng diện tích trồng Mắc ca toàn tỉnh đạt 26.000 ha, sản lượng 34.000 tấn; tỷ lệ sơ chế, chế biến đạt 90% trở lên.
- Định hướng đến năm 2050 đạt 39.500 ha, sản lượng 71.000 tấn.
II. Nội dung
1. Kế hoạch phát triển Mắc ca:
a) Trên đất nông nghiệp: Tiếp tục phát triển diện tích Mắc ca tại địa bàn các huyện Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đức Trọng, Đam Rông, Lạc Dương, Đơn Dương, Đạ Tẻh và thành phố Bảo Lộc; ổn định diện tích tại thành phố Đà Lạt và huyện Cát Tiên; phấn đấu đến 2030 diện tích đạt 16.600 ha, trong đó trồng thuần 470 ha, trồng xen 16.130 ha. Định hướng đến 2050 diện tích đạt 24.800 ha, trong đó trồng thuần 700 ha, trồng xen 24.100 ha.
b) Trên đất lâm nghiệp: Tiếp tục phát triển Mắc ca tại các huyện Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đam Rông, Đơn Dương và thành phố Đà Lạt; phấn đấu đến 2030 diện tích đạt 9.400 ha (trồng thuần 1.250 ha, trồng xen 8.150 ha); định hướng đến năm 2050 diện tích đạt 14.700 ha (trồng thuần 2.000 ha, trồng xen 12.700 ha).
(Chi tiết theo Phụ lục 01 và 02 đính kèm)
2. Sản xuất giống phục vụ phát triển Mắc ca:
a) Bộ giống mắc ca chủ lực trên địa bàn tỉnh gồm: QN1, 246, 508, 695, 741, 788, 800, 816, 842, 849, 900, A38, Daddow; tiếp tục phối hợp với cơ quan nghiên cứu các dòng mắc ca mới, triển vọng phù hợp với từng vùng sinh thái cho năng suất cao, chất lượng tốt.
b) Giai đoạn 2022 - 2030, nhu cầu giống phục vụ sản xuất 2.400.000 cây.
c) Quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống Mắc ca, đảm bảo diện tích Mắc ca trồng mới đều được trồng bằng cây giống ghép từ các dòng có năng suất, chất lượng cao, thích hợp với từng tiểu vùng sinh thái.
3. Xây dựng, hoàn thiện quy trình, tập huấn kỹ thuật sản xuất Mắc ca
a) Đánh giá các biện pháp kỹ thuật và phương thức canh tác Mắc ca phù hợp với từng vùng sản xuất và theo từng đối tượng cây trồng chính trên đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp.
b) Xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật về trồng xen Mắc ca trên đất nông nghiệp; trồng thuần và trồng xen trên đất lâm nghiệp; quy trình ghép cải tạo Mắc ca thực sinh.
c) Đào tạo tập huấn 60 lớp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân về kỹ thuật trồng thâm canh, thu hái, sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm Mắc ca đảm bảo hiệu quả và bền vững.
4. Phát triển chế biến Mắc ca
a) Xây dựng hệ thống cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu, quy mô công suất hệ thống chế biến phù hợp với khả năng đáp ứng của vùng sản xuất nguyên liệu, ưu tiên công nghệ chế biến sâu, hiện đại với những sản phẩm cao cấp, có giá trị cao.
- Đến năm 2030, phát triển thêm 14 cơ sở chế biến, nâng tổng số cơ sở sơ chế, chế biến đạt 50 cơ sở (10 cơ sở sơ chế và 40 cơ sở chế biến); nâng cao công suất sơ chế, chế biến nguyên liệu 20.000 tấn quả/năm; khối lượng sản phẩm sau chế biến đạt 10.000 tấn chủ yếu là quả khô sấy nứt, nhân hạt sấy khô, tinh dầu, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Đến năm 2050, phát triển thêm 50 cơ sở chế biến, nâng tổng số cơ sở sơ chế, chế biến đạt 100 cơ sở (20 cơ sở sơ chế và 80 cơ sở chế biến); công suất sơ chế, chế biến nguyên liệu 50.000 tấn quả/năm; khối lượng sản phẩm sau chế biến đạt 25.000 tấn.
- Hỗ trợ xây dựng và phát triển 06 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ Mắc ca bền vững (từ khâu cung cấp giống, vật tư, canh tác đến thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm); sản lượng sản phẩm Mắc ca tiêu thụ trong các chuỗi đạt trên 60% tổng sản lượng Mắc ca của tỉnh.
b) Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy hiện đại chế biến các sản phẩm từ mắc ca có giá trị gia tăng cao (tinh dầu, bánh, kẹo ...) với công suất chế biến đạt 10.000-20.000 tấn Mắc ca/năm.
5. Xây dựng thương hiệu, quảng bá xúc tiến thương mại sản phẩm
a) Lồng ghép các chương trình, kế hoạch tổ chức hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm và xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm Mắc ca Lâm Đồng.
b) Xây dựng các sản phẩm OCOP gắn với chỉ dẫn địa lý của địa phương về sản phẩm Mắc ca.
IV. Kinh phí thực hiện Kế hoạch
1. Kinh phí lồng ghép theo Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp hướng đến phát triển toàn diện, bền vững, hiện đại giai đoạn 2021-2025; các chương trình, dự án khác của ngành nông nghiệp để hỗ trợ triển khai thực hiện kế hoạch.
2. Kinh phí từ nguồn vốn huy động hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định.
V. Giải pháp thực hiện
1. Giải pháp về vốn đầu tư:
- Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phát triển bền vững Mắc ca theo hướng xã hội hóa; chủ yếu là vốn của doanh nghiệp, người dân và các vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mắc ca.
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển mắc ca thông qua lồng ghép tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện quy trình canh tác Mắc ca; đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; hỗ trợ và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất.
2. Giải pháp phát triển vùng trồng Mắc ca:
- Trên đất nông nghiệp: trồng thuần loài thay thế các diện tích cây dài ngày, vườn tạp kém hiệu quả; trồng xen Mắc ca trong vườn cây công nghiệp đảm bảo canh tác bền vững, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích.
- Trên đất lâm nghiệp: Trồng trên diện tích đất đang sản xuất nông nghiệp thuộc quy hoạch lâm nghiệp nhằm phục hồi, tăng độ che phủ rừng góp phần thực hiện đề án Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp; khôi phục và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định 1836/QĐ-UBND ngày 25/8/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng).
3. Giải pháp kỹ thuật:
- Rà soát, hoàn thiện và ban hành các quy trình kỹ thuật trồng xen, trồng thuần mắc ca trên đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp; quy trình ghép cây Mắc ca thực sinh kém hiệu quả để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao năng lực cho các cơ sở sản xuất giống mắc ca đáp ứng quy định về sản xuất, kinh doanh giống: tiếp tục bình tuyển cây đầu dòng; xây dựng, thiết lập vườn cây đầu dòng; hỗ trợ công tác nghiên cứu chọn lọc, nhập khẩu, khảo nghiệm các giống mới có năng suất chất lượng cao có khả năng kháng sinh vật hại và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.
- Đào tạo tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, chế biến sản phẩm mắc ca đảm bảo đồng bộ các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình kỹ thuật góp phần đẩy mạnh phát triển ngành hàng mắc ca.
4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Lồng ghép các giải pháp vào Đề án tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, phát triển thị trường xuất khẩu nông sản và chuỗi giá trị toàn cầu tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022 - 2025; Kế hoạch phát triển thị trường nông sản gắn với phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Lâm Đồng và các chương trình, đề án, kế hoạch ngành nông nghiệp có liên quan.
5. Giải pháp cơ chế chính sách: Áp dụng các chính sách của Trung ương, của tỉnh có liên quan đến Kế hoạch, gồm: tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; khuyến khích phát triển, hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách chuyển giao khoa học, công nghệ vào sản xuất.
VI. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Kế hoạch, chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung chính sau:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch, đảm bảo các mục tiêu đề ra; hàng năm tiến hành rà soát, kịp thời tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh các nội dung Kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn và các quy định liên quan đến quy hoạch sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp (nếu có).
b) Tăng cường công tác quản lý sản xuất giống và phối hợp với các địa phương quản lý đảm bảo chất lượng, nguồn cung giống Mắc ca thực hiện Kế hoạch sản xuất hàng năm.
c) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy trình sản xuất Mắc ca trồng thuần, trồng xen trên đất nông nghiệp và lâm nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất và giá trị sản phẩm.
d) Lồng ghép các nguồn kinh phí và thực hiện xã hội hóa để xây dựng các mô hình: vườn mẫu, vùng sản xuất Mắc ca bền vững, hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời triển khai các nội dung liên quan sản xuất, chế biến, tiêu thụ mắc ca trong Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng hướng đến toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2021-2025 (phê duyệt tại Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 12/5/2022 của UBND tỉnh).
2. Các Sở, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Hội Nông dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Kế hoạch.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung Kế hoạch tại địa phương (tích hợp vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương); hàng năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp để triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương theo quy định.
c) Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tăng cường công tác quản lý chất lượng cây giống, nâng cao năng lực sản xuất cây giống, chuẩn bị nguồn giống đảm bảo chất lượng và số lượng phục vụ Kế hoạch. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, cơ sở sản xuất giống công bố tiêu chuẩn cơ sở chất lượng cây giống mắc ca theo quy định.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC 01:
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN MẮC CA BỀN VỮNG TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT | Hạng mục | ĐVT | Kế hoạch giai đoạn năm 2022 - 2030 | Đến năm 2050 | ||||||||
2022 | 2023 | 2024 | 2025 | 2026 | 2027 | 2028 | 2029 | 2030 | ||||
| Tổng cộng diện tích | Ha | 7.802 | 10.592 | 13.324 | 16.604 | 18.435 | 20.298 | 22.169 | 24.091 | 26.000 | 39.500 |
| Diện tích kinh doanh | Ha | 2.081 | 2.681 | 3.461 | 5.536 | 6.455 | 7.293 | 10.037 | 12.752 | 15.727 | 30.410 |
| Sản lượng | Tấn | 3.007 | 4.189 | 5.302 | 8.687 | 12.576 | 14.929 | 21.050 | 27.323 | 34.000 | 71.000 |
| Diện tích trồng mới | Ha | 406 | 2.720 | 2.735 | 3.284 | 1.833 | 1.865 | 1.872 | 1.923 | 1.908 | 13.516 |
| - Diện tích trồng thuần | Ha | 509 | 643 | 795 | 917 | 1.052 | 1.212 | 1.368 | 1.563 | 1.720 | 2.700 |
| Diện tích kinh doanh | Ha | 142 | 148 | 152 | 185 | 387 | 457 | 599 | 741 | 888 | 1.824 |
| Sản lượng | Tấn | 321 | 346 | 364 | 433 | 902 | 1.160 | 1.510 | 1.874 | 2.248 | 4.804 |
| Diện tích trồng mới | Ha | 44 | 139 | 152 | 125 | 135 | 161 | 157 | 196 | 157 | 980 |
| - Diện tích trồng xen | Ha | 7.293 | 9.949 | 12.529 | 15.687 | 17.383 | 19.087 | 20.801 | 22.528 | 24.280 | 36.800 |
| Diện tích kinh doanh | Ha | 6.371 | 8.946 | 11.522 | 14.675 | 16.366 | 18.064 | 19.773 | 21.495 | 23.241 | 35.479 |
| Sản lượng | Tấn | 3.091 | 4.488 | 5.822 | 9.982 | 11.675 | 13.769 | 19.540 | 25.450 | 31.752 | 66.196 |
| Diện tích trồng mới | Ha | 362 | 2.581 | 2.583 | 3.159 | 1.697 | 1.704 | 1.715 | 1.727 | 1.752 | 12.536 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đất nông nghiệp | Ha | 4.933 | 6.973 | 8.947 | 11.086 | 12.193 | 13.302 | 14.412 | 15.522 | 16.600 | 24.800 |
| Diện tích kinh doanh | Ha | 1.757 | 2.257 | 2.937 | 4.344 | 4.502 | 5.050 | 7.123 | 9.067 | 11.009 | 20.324 |
| Sản lượng | Tấn | 2.907 | 4.086 | 5.198 | 8.300 | 8.983 | 10.678 | 15.504 | 20.117 | 24.907 | 47.956 |
2 | Đất Lâm nghiệp | Ha | 2.869 | 3.619 | 4.377 | 5.518 | 6.242 | 6.996 | 7.757 | 8.569 | 9.400 | 14.700 |
| Diện tích kinh doanh | Ha | 324 | 424 | 524 | 1.193 | 1.953 | 2.243 | 2.914 | 3.686 | 4.718 | 10.086 |
| Sản lượng | Tấn | 100 | 103 | 104 | 387 | 3.593 | 4.251 | 5.546 | 7.206 | 9.093 | 23.044 |
PHỤ LỤC 2.
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN MẮC CA BỀN VỮNG TỈNH TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT | Địa phương | Tổng kế hoạch đến năm 2030 | Trên đất nông nghiệp | Trên đất lâm nghiệp | ||||||
Diện tích (ha) | Diện tích kinh doanh (ha) | Sản lượng (tấn) | Diện tích (ha) | Diện tích kinh doanh (ha) | Sản lượng (tấn) | Diện tích (ha) | Diện tích kinh doanh (ha) | Sản lượng (tấn) | ||
| TỔNG CỘNG | 26.000 | 15.727 | 34.000,0 | 16.600 | 11.009 | 24.907 | 9.400 | 4.718 | 9.093 |
| Tổng trồng thuần | 1.720 | 888 | 2.248 | 470 | 263 | 750 | 1.250 | 625 | 1.498 |
| Tổng trồng xen | 24.280 | 14.839 | 31.752 | 16.130 | 10.746 | 24.157 | 8.150 | 4.093 | 7.595 |
1 | Huyện Lâm Hà | 9.533 | 5.609 | 12.754 | 7.000 | 4.567 | 10.413 | 2.533 | 1.042 | 2.341 |
| - Trồng thuần | - | - | - | - | - | - |
|
|
|
| - Trồng xen | 9.533 | 5.609 | 12.754 | 7.000 | 4.567 | 10.412,8 | 2.533 | 1.042 | 2.341 |
2 | Huyện Di Linh | 5.297,0 | 3.881 | 8.882 | 2.879 | 2.350 | 6.102 | 2.418 | 1.531 | 2.780 |
| - Trồng thuần | 51 | 47 | 143 | 51 | 47 | 143 |
|
|
|
| - Trồng xen | 5.246 | 3.834 | 8.739 | 2.828 | 2.303 | 5.959 | 2.418 | 1.531 | 2.780 |
3 | Huyện Bảo Lâm | 2.956 | 1.753 | 4.186 | 1.361 | 853 | 2.046 | 1.595 | 900 | 2.140 |
| - Trồng thuần | 762 | 420 | 1.092 | 32 | 20 | 52 | 730 | 400 | 1.040 |
| - Trồng xen | 2.194 | 1.333 | 3.094 | 1.329 | 833 | 1.994 | 865 | 500 | 1.100 |
4 | Huyện Đức Trọng | 3.654 | 2.005 | 2.753 | 2.003 | 1.515 | 2.163 | 1.651 | 490 | 591 |
| - Trồng thuần | 532 | 243 | 382 | 185 | 133 | 217 | 347 | 110 | 165 |
| - Trồng xen | 3.122 | 1.762 | 2.371 | 1.818 | 1.382 | 1.945 | 1.304 | 380 | 426 |
5 | Huyện Đam Rông | 2.822 | 1.377 | 3.455 | 2.024 | 842 | 2.601 | 798 | 535 | 854 |
| - Trồng thuần | 248 | 115 | 224 | 130 | 45 | 126 | 118 | 70 | 98 |
| - Trồng xen | 2.574 | 1.262 | 3.231 | 1.894 | 797 | 2.475 | 680 | 465 | 756 |
6 | Huyện Lạc Dương | 924 | 640 | 770 | 924 | 640 | 770 | - | - | - |
| - Trồng thuần | 50 | - | - | 50 | - | - |
|
|
|
| - Trồng xen | 874 | 640 | 770 | 874 | 640 | 770 | - | - | - |
7 | Thành phố Bảo Lộc | 286 | 153 | 427 | 286 | 153 | 427 |
|
|
|
| - Trồng thuần |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Trồng xen | 286 | 153 | 427 | 286 | 153 | 427 |
|
|
|
8 | Thành phố Đà Lạt | 248 | 123 | 254 | 33 | 33 | 66 | 215 | 90 | 188 |
| - Trồng thuần | 17 | 17 | 49 | 2 | 2 | 4 | 15 | 15 | 45 |
| - Trồng xen | 231 | 106 | 205 | 31 | 31 | 62 | 200 | 75 | 143 |
9 | Huyện Đơn Dương | 230 | 165 | 491 | 40 | 35 | 291 | 190 | 130 | 200 |
| - Trồng thuần | 60 | 46 | 358 | 20 | 16 | 208 | 40 | 30 | 150 |
| - Trồng xen | 170 | 119 | 133 | 20 | 19 | 83 | 150 | 100 | 50 |
10 | Huyện Đạ Tẻh | 50 | 21 | 29 | 50 | 21 | 29 |
|
|
|
| - Trồng thuần |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Trồng xen | 50 | 21 | 29 | 50 | 21 | 29 |
|
|
|
- 1Quyết định 2092/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030
- 2Quyết định 2312/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả phục vụ liên kết giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 3Nghị quyết 09/2022/NQ-HĐND quy định về cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển Sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025
- 4Kế hoạch 187/KH-UBND năm 2022 thực hiện hiện Quyết định 344/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt Đề án phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 5Kế hoạch 249/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án Phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Quyết định 1836/QĐ-UBND năm 2020 về Đề án “Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp; khôi phục và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”
- 4Quyết định 2092/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030
- 5Quyết định 2312/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả phục vụ liên kết giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 6Nghị quyết 09/2022/NQ-HĐND quy định về cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển Sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025
- 7Quyết định 837/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng hướng đến toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2021-2025
- 8Kế hoạch 187/KH-UBND năm 2022 thực hiện hiện Quyết định 344/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt Đề án phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 9Kế hoạch 249/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án Phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch phát triển Mắc ca bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2030 định hướng đến năm 2050
- Số hiệu: 1418/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/08/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Phạm S
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/08/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra