- 1Thông tư 10/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn nội dung đầu tư, hỗ trợ đầu tư thực hiện nhiệm vụ “Phát triển sản xuất
- 2Thông tư 107/2021/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ Phát triển sản xuất giống trong Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 703/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2020 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 25 tháng 6 năm 2019;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030; bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản (sau đây gọi tắt là giống cây trồng, vật nuôi) theo hướng công nghiệp hiện đại nhằm cung cấp cho sản xuất đủ giống có năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần thực hiện thành công định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
a) Mở rộng lưu giữ khoảng 45 - 52 nghìn nguồn gen cây trồng, vật nuôi; đánh giá và khai thác nguồn gen nhằm phục vụ có hiệu quả công tác nghiên cứu chọn tạo, sản xuất giống.
b) Nghiên cứu đưa vào sản xuất những giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu cao với sâu và bệnh hại, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.
c) Đẩy mạnh công nghiệp hóa sản xuất giống, tăng cường công tác quản lý giống nhằm tăng nhanh tỷ lệ sử dụng giống đúng tiêu chuẩn cho sản xuất, tạo ra đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm; xuất khẩu một số giống cây trồng, vật nuôi sang thị trường các nước.
- Ngành trồng trọt: Đảm bảo sử dụng 90% giống lúa xác nhận và hạt lai F1; sử dụng giống ngô lai đạt trên 95%; 100% diện tích (chè, cao su, chuối), 80 - 90% diện tích (cà phê, điều), 70 - 80% diện tích (cam, bưởi), 40 - 50% diện tích (hồ tiêu, sắn) trồng mới được sử dụng giống đúng tiêu chuẩn; trên 95% giống nấm được sử dụng đạt tiêu chuẩn cấp 1; sản xuất giống rau trong nước đáp ứng 25 - 30% nhu cầu.
- Ngành lâm nghiệp: Tỷ lệ cây giống cung cấp cho trồng rừng được kiểm soát nguồn gốc giống đạt 95%.
- Ngành chăn nuôi: Đảm bảo cung cấp giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đối với lợn đạt 95%, gia cầm đạt 85 - 90%.
- Ngành thủy sản: Đảm bảo chủ động cung cấp 100% nhu cầu giống cho đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; tôm thẻ chân trắng bố mẹ được sản xuất trong nước đáp ứng 30% nhu cầu; 100% giống tôm thẻ chân trắng, 100% giống cá tra và 50 - 60% giống tôm sú được kiểm soát chất lượng và sạch một số bệnh.
d) Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sản xuất giống.
II. PHẠM VI, QUY MÔ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi
Chương trình ưu tiên triển khai thực hiện trên những đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực quốc gia theo văn bản quy định của cấp có thẩm quyền.
Đối với các cây trồng, vật nuôi khác; căn cứ yêu cầu thực tiễn, các bộ và địa phương xem xét, quyết định hỗ trợ theo chính sách của Chương trình này trong từng giai đoạn cụ thể.
2. Quy mô
Chương trình được triển khai thực hiện trên cả nước; nguồn ngân sách trung ương ưu tiên đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho các bộ và địa phương chưa tự cân đối ngân sách.
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến hết năm 2030, chia theo 2 kỳ kế hoạch (2021 - 2025 và 2026 - 2030).
1. Phát triển khoa học công nghệ về giống
a) Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen
- Nhiệm vụ: Thu thập, bảo tồn, lưu giữ, đánh giá, tư liệu hóa, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn gen cây trồng, vật nuôi.
- Nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ: 200 tỷ đồng.
b) Nuôi giữ giống gốc
- Nhiệm vụ: Tăng cường năng lực quản lý đàn giống gốc vật nuôi; nuôi giữ đàn giống gốc, ưu tiên các giống vật nuôi bản địa; nâng cao năng suất, chất lượng đàn giống gốc; nhập nội các giống có tiềm năng di truyền cao, tiên tiến; củng cố và hoàn thiện hệ thống giống hình tháp.
- Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế: 590 tỷ đồng.
c) Nghiên cứu chọn tạo giống
- Nhiệm vụ: Chọn tạo và phát triển các giống cây lương thực mới năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận; cải tiến tính trạng các giống cây ăn quả chủ lực; giống cây công nghiệp năng suất, chất lượng cao và thích ứng với biến đổi khí hậu; giống rau mới phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Chọn tạo giống vật nuôi chủ lực có năng suất, chất lượng cao, kháng bệnh, giống thích ứng với biến đổi khí hậu. Chọn tạo giống cây lâm nghiệp nhập nội và bản địa chủ lực làm gỗ lớn; cây lâm sản ngoài gỗ có năng suất, chất lượng, lợi thế cạnh tranh cao. Nghiên cứu làm chủ và phát triển công nghệ chọn tạo giống bố mẹ và kỹ thuật sản xuất giống đối với một số giống thuỷ sản chủ lực sạch bệnh.
- Nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ: 1.200 tỷ đồng.
- Nhiệm vụ: Nhập nội, mua bản quyền giống mới; bình tuyển cây đầu dòng, chọn lọc cây trội; xây dựng và chăm sóc vườn cây đầu dòng, rừng giống, vườn giống; sản xuất giống các cấp; bảo quản, chế biến hạt giống theo hướng công nghiệp; nhập công nghệ sản xuất giống, hoàn thiện công nghệ sản xuất giống; đào tạo, tập huấn; kiểm soát chất lượng giống...
- Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế 1.260 tỷ đồng; nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân 86.600 tỷ đồng.
3. Hoàn thiện hệ thống giống
a) Hệ thống nghiên cứu, sản xuất giống
- Nhiệm vụ: Đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi (Viện/Trường/Trung tâm) ở cả Trung ương và địa phương. Hỗ trợ đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, xử lý chất thải…) các vùng sản xuất giống tập trung ở các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để công nghiệp hóa sản xuất giống. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến giống theo hướng công nghiệp hiện đại.
- Nguồn vốn đầu tư phát triển: 13.200 tỷ đồng; trong đó, các địa phương 11.000 tỷ đồng, các cơ quan Trung ương 2.200 tỷ đồng.
b) Hệ thống thương mại giống
Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi nhằm cung cấp đủ giống có chất lượng cho sản xuất với yêu cầu cơ sở kinh doanh giống phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật.
Tổng mức vốn thực hiện Chương trình: 103.050 tỷ đồng, trong đó:
1. Ngân sách nhà nước: 16.450 tỷ đồng (chiếm 16%); bao gồm, vốn đầu tư phát triển 13.200 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 3.250 tỷ đồng. Chia theo giai đoạn:
- Giai đoạn 2021 - 2025: Vốn đầu tư phát triển 6.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 1.520 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2025 - 2030: Vốn đầu tư phát triển 7.200 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 1.730 tỷ đồng.
2. Các nguồn vốn hợp pháp khác: 86.600 tỷ đồng (chiếm 84%); giai đoạn 2021 - 2025: 40.000 tỷ đồng, giai đoạn 2025 - 2030: 46.600 tỷ đồng.
1. Chủ trương chung
- Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu chọn tạo, sản xuất giống, đặc biệt là nhân giống cấp xác nhận (hoặc tương đương), đáp ứng yêu cầu giống đúng tiêu chuẩn cho sản xuất.
- Đẩy nhanh thực hiện chủ trương chuyển đổi mô hình tổ chức các Trung tâm giống của tỉnh thành doanh nghiệp.
- Ngân sách nhà nước ưu tiên nghiên cứu chọn tạo và sản xuất giống với những đối tượng cây trồng, vật nuôi mà các tổ chức, cá nhân chưa hoặc ít quan tâm đầu tư.
2. Cơ chế chính sách
a) Vốn tín dụng
Các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình được hưởng chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách tín dụng cho doanh nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất giống…
b) Vốn đầu tư
- Ngân sách nhà nước đầu tư:
+ Bảo tồn, lưu giữ, đánh giá, khai thác nguồn gen; nghiên cứu chọn tạo, phục tráng, gia hóa giống; nhập nội, mua bản quyền giống mới; bình tuyển cây đầu dòng, cây trội; chăm sóc vườn cây đầu dòng, rừng giống, vườn giống; nhập, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống; đào tạo tập huấn quy trình công nghệ nhân giống; quản lý chất lượng giống...
+ Cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ quan nghiên cứu, sản xuất, chế biến giống; xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất giống tập trung; trồng mới và chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản; nhập nội giống gốc vật nuôi dài ngày...
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ: Chi phí nuôi giữ đàn giống gốc vật nuôi; chi phí sản xuất giống gốc, giống siêu nguyên chủng, giống bố mẹ, hạt lai F1, nhân giống cây lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô; chăm sóc, nuôi giữ giống gốc; mua lợn đực, nái giống ngoại; chi phí sản xuất sản phẩm kích dục tố cho cá đẻ; hỗ trợ đầu tư phòng thử nghiệm quốc gia và kiểm nghiệm chất lượng giống…
c) Về đất đai
Các doanh nghiệp có dự án sản xuất giống cây trồng, vật nuôi được hưởng chính sách ưu đãi về đất theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ.
d) Về thuế và giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi
Các tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi thực hiện theo các quy định của pháp luật về thuế và giá.
đ) Chính sách bảo hộ bản quyền tác giả và khen thưởng
Thực hiện chính sách bảo hộ bản quyền tác giả đối với giống mới theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ; khen thưởng các tổ chức, cá nhân có đóng góp trong nghiên cứu, sản xuất giống.
3. Công tác quản lý Nhà nước về giống
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về giống. Hoàn thiện, điều chỉnh hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về giống phù hợp với điều kiện trong nước và luật pháp quốc tế. Thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý giống từ trung ương đến địa phương.
4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nghiên cứu, sản xuất giống
Đào tạo ngắn hạn cho các đối tượng làm công tác giống về chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nước hoặc thuê chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam chuyển giao công nghệ về giống. Thông qua nguồn kinh phí từ các Chương trình khác, lựa chọn các đối tượng đào tạo dài hạn và ngắn hạn về nghiên cứu, quản lý và sản xuất giống.
5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giống
Nhập nội giống mới, trao đổi nguồn gen làm vật liệu chọn tạo giống; tiếp thu phương pháp nghiên cứu chọn tạo, chuyển giao khoa học công nghệ, sản xuất, bảo quản, chế biến giống theo hướng công nghiệp hiện đại của các nước và các tổ chức quốc tế. Xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường giống cây trồng, vật nuôi tại các nước theo quy định của pháp luật.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Chương trình; tổng hợp đề xuất nhu cầu vốn trung hạn thực hiện Chương trình báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm đối với các dự án do các đơn vị trực thuộc thực hiện gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện mục tiêu của Chương trình.
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì hướng dẫn chi ngân sách nguồn vốn đầu tư phát triển, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Đầu tư công và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và các quy định khác có liên quan.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm thực hiện Chương trình.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, điều chỉnh các chính sách triển khai thực hiện Chương trình phù hợp với quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.
3. Bộ Tài chính
- Chủ trì hướng dẫn chi ngân sách nguồn vốn sự nghiệp, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí vốn sự nghiệp trung hạn và hàng năm thực hiện Chương trình.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, điều chỉnh các chính sách triển khai thực hiện Chương trình.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện Chương trình trung hạn và hàng năm.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ về giống của Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, điều chỉnh các chính sách triển khai thực hiện Chương trình.
- Chủ trì phê duyệt danh mục và cân đối kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Nhà nước về nghiên cứu chọn tạo giống.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Nhà nước về nghiên cứu chọn tạo giống.
5. Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế, chính sách triển khai thực hiện Chương trình.
- Chỉ đạo triển khai thực hiện và quản lý các dự án thuộc Chương trình do các đơn vị trực thuộc làm chủ đầu tư theo quy định.
- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị.
6. Các bộ, ngành khác
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ liên quan và các địa phương xây dựng cơ chế chính sách, quản lý và hướng dẫn thực hiện Chương trình.
7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế, chính sách triển khai thực hiện Chương trình.
- Chỉ đạo triển khai thực hiện, phân bổ nguồn lực và quản lý các dự án thuộc Chương trình tại địa phương theo quy định.
- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 1819/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 5171/QĐ-BNN-KHCN năm 2017 về Kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2025 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 5391/BNN-KH năm 2019 triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát và đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo Quyết định 678/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 324/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 3110/CT-BNN-KH năm 2020 về xây dựng Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn 5 năm 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 1646/QĐ-BKHCN về Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ khoa học và công nghệ định hướng đến năm 2025 để thực hiện Quyết định 283/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 5Luật Chuyển giao công nghệ 2017
- 6Luật Trồng trọt 2018
- 7Luật Thủy sản 2017
- 8Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 9Luật Chăn nuôi 2018
- 10Luật Đầu tư công 2019
- 11Luật Lâm nghiệp 2017
- 12Quyết định 1819/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 5171/QĐ-BNN-KHCN năm 2017 về Kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2025 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 14Công văn 5391/BNN-KH năm 2019 triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát và đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo Quyết định 678/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 15Quyết định 324/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Chỉ thị 3110/CT-BNN-KH năm 2020 về xây dựng Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn 5 năm 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 17Quyết định 1646/QĐ-BKHCN về Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ khoa học và công nghệ định hướng đến năm 2025 để thực hiện Quyết định 283/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 18Thông tư 10/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn nội dung đầu tư, hỗ trợ đầu tư thực hiện nhiệm vụ “Phát triển sản xuất
- 19Thông tư 107/2021/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ Phát triển sản xuất giống trong Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Quyết định 703/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 703/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/05/2020
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Trịnh Đình Dũng
- Ngày công báo: 04/06/2020
- Số công báo: Từ số 607 đến số 608
- Ngày hiệu lực: 28/05/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực