Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 83/KH-UBND

Sơn La, ngày 29 tháng 03 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 08-NQ/TU NGÀY 21/01/2021 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN TẬP TRUNG, BỀN VỮNG, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU

1. Mục tiêu

Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao theo Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các văn bản có liên quan.

2. Yêu cầu

Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để các Sở, Ban, Ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố; các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch hành động, cụ thể hóa thành các chương trình, đề án, văn bản và tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tăng cường các giải pháp về cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt

- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung và kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các văn bản có liên quan tới toàn thể nhân dân thông qua các cuộc họp, hội nghị, các phương tiện thông tin đại chúng....

- Xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền nhân rộng những mô hình tốt nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đến năm 2025 và năm 2030 của Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

3. Tạo quỹ đất phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

4. Tổ chức sản xuất nông sản, thủy sản nguyên liệu phục vụ chế biến; hình thành, phát triển khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; vùng nguyên liệu phục vụ các cơ sở chế biến nông sản, thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao.

5. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

6. Nghiên cứu, trình ban hành các cơ chế, chính sách phục vụ nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao.

7. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.

8. Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

9. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

10. Phát triển thị trường, dịch vụ hỗ trợ hoạt động nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

(Chi tiết có Phụ lục l II, III, IV, V, VI, VII, VIII gửi kèm theo).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan Thường trực, chịu trách nhiệm tham mưu, theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau: Đề án, kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh; Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tập trung, hiệu quả, an toàn, bền vững, ứng dụng công nghệ cao; tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách quy định, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong bố trí nguồn lực và thu hút đầu tư vào nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản ứng dụng công nghệ cao.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan đến thuế, phí theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành nông nghiệp, thu hút đầu các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hướng dẫn thanh, quyết toán các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao; nghiên cứu xây dựng Cơ chế, chính sách bảo hiểm theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Sơn La

Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Tăng cường chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ phát triển nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao; đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng tăng khả năng tiếp cận vốn cho người dân và doanh nghiệp. Phối hợp với các UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan trong việc tăng cường kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, hợp tác xã nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng để triển khai các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

5. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ tăng cường công tác hướng dẫn, cung cấp thông tin về hội nhập, các hàng rào kỹ thuật và thương mại đối với nông sản xuất, nhập khẩu; tăng cường tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ logistic trên địa bàn tỉnh; thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các ngành nghề, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sử dụng nhiều lao động gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

6. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc Chương trình sản phẩm quốc gia, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.

- Định hướng nghiên cứu hàng năm tập trung vào nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế biến, chọn tạo nhân giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; sản xuất giống mới có năng suất, chất lượng tốt, chống chịu tốt với sâu bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.

- Hỗ trợ cập nhật các thông tin liên quan đến các quy định về các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế; các quy định về hàng rào phi thuế; các cam kết về quy tắc xuất xứ hàng hóa; hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn của nước nhập khẩu; hỗ trợ hoàn thiện, khai thác và áp dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp vào sản xuất phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương.

- Khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm được bảo hộ theo chuỗi giá trị; hỗ trợ xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

- Quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và giới thiệu, quảng bá cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đề xuất với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 và các quy định pháp luật khác có liên quan theo hướng đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao và thúc đẩy phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp.

8. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ thẩm định trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn; Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý các doanh nghiệp, hợp tác xã.

10. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao; Chỉ đạo các cơ quan truyền thông phối hợp với các cơ quan liên quan mở các chuyên trang, chuyên mục, dành thời lượng phù hợp truyền truyền sâu rộng về những mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả, các gương điển hình tiên tiến trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao.

11. UBND các huyện, thành phố

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch này với các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể, báo cáo cấp có thẩm quyền bổ sung vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương.

- Tổ chức thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, các Chương trình mục tiêu, đề án, kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp và các chương trình, đề án về phát triển nông nghiệp, nông thôn khác trên địa bàn.

- Bố trí ngân sách địa phương, huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao. Tổ chức triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La phát huy vai trò, nâng cao chất lượng các báo, tạp chí, các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết, Kết luận. Xây dựng kế hoạch, tăng cường vận động nhân dân thực hiện Nghị quyết, giám sát việc thực hiện.

- Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai nhiệm vụ được giao trong việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao.

- Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các đoàn thể theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý của đơn vị triển khai những nhiệm vụ được giao liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao.

13. Chế độ báo cáo

Định kỳ hàng năm (từ ngày 18/11 đến ngày 20/11) các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này về Ủy ban nhân dân tỉnh (Qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch này, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 01/12 hàng năm.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh cần sửa đổi, bổ sung. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chủ động gửi ý kiến về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./. ty

 


Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, Phú 20b.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Công

 

PHỤ LỤC I:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 08-NQ/TU NGÀY 21/01/2021 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN TẬP TRUNG, BỀN VỮNG, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh)

TT

Nhiệm vụ thực hiện theo lộ trình

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian hoàn thành

1

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tăng cường các giải pháp về cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

Các Sở, Ban, Ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

2

Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt

 

 

 

-

Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung và kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các văn bản có liên quan tới toàn thể nhân dân thông qua các cuộc họp, hội nghị, các phương tiện thông tin đại chúng....

Các Sở, Ban, Ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

-

Xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền nhân rộng những mô hình tốt nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đến năm 2025 và năm 2030 của Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Các Sở, Ban, Ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan

Các cơ quan liên quan

Năm 2021 - 2030

3

Tạo quỹ đất phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

 

 

 

-

Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp phục vụ chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan

Năm 2021 - 2030

-

Đẩy mạnh chủ trương tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thành phố

Các cơ quan liên quan

Năm 2021 - 2030

-

Nghiên cứu, đánh giá, tổ chức triển khai thí điểm các mô hình thu hồi, đấu giá quyền sử dụng đất phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh có sự tham gia của Nhà nước và các thành phần kinh tế.

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan

Năm 2021

4

Tổ chức sản xuất nông sản, thủy sản nguyên liệu phục vụ chế biến; Hình thành, phát triển khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; vùng nguyên liệu phục vụ các cơ sở chế biến nông sản, thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao.

 

 

 

-

Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với người nông dân và hợp tác xã.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố

Các cơ quan liên quan

Năm 2021 - 2030

-

Mỗi huyện, thành phố lựa chọn ưu tiên phát triển một số loại nông sản chủ lực và nhóm nông sản mà địa phương có lợi thế sản xuất, mang tính đặc sản vùng miền và có khả năng liên kết với các địa phương xung quanh để tạo ra vùng nông sản tập trung, quy mô hàng hóa lớn.

UBND các huyện, thành phố

Các cơ quan liên quan

Năm 2021 - 2030

-

Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ hình thành, phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Sơn La.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND huyện Mộc Châu

Các cơ quan liên quan

Năm 2021 - 2030

-

Phát triển 20 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố

Các cơ quan liên quan

Năm 2021 - 2030

-

Tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình, đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố

Các cơ quan liên quan

Năm 2021 - 2030

5

Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

 

 

 

 

Lồng ghép các nguồn vốn từ chương trình khuyến nông, khuyến lâm; các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình, dự án đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn... phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, nhất là các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tăng cường huy động nguồn vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã, vốn vay của các tổ chức tín dụng, hộ gia đình, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác...

Các Sở, Ban, Ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan

Các cơ quan liên quan

Năm 2021 - 2030

6

Nghiên cứu, trình ban hành các cơ chế, chính sách phục vụ nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Công thương; Sở Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

Năm 2021 - 2030

7

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ

 

 

 

 

Tổ chức triển khai có hiệu quả phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, nước, viễn thông... đồng bộ phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao.

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Giao thông vận tải; Sở Xây dựng; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố

Các cơ quan liên quan

Năm 2021 - 2030

8

Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất

 

 

 

-

Quản lý, khai thác có hiệu quả khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các cơ quan liên quan

Năm 2021 - 2030

-

Tăng cường ứng dụng các các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Đẩy mạnh đầu tư cơ giới hóa, hiện đại hóa trang thiết bị và cơ sở vật chất; ứng dụng toàn diện và đồng bộ các kỹ thuật phục vụ sản xuất các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh theo hướng bền vững.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công thương; UBND các huyện, thành phố

Các cơ quan liên quan

Năm 2021 - 2030

-

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, sản xuất các thiết bị phục vụ cơ giới hóa trong nông nghiệp. Tăng cường hợp tác khoa học công nghệ trong sản xuất, phòng chống dịch bệnh, bảo quản, chế biến nông sản; khuyến khích ứng dụng kỹ thuật số trong sản xuất; thực hiện chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công thương; Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố

Các cơ quan liên quan

Năm 2021 - 2030

9

Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

 

 

 

 

Tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ ngành nông nghiệp của tỉnh. Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tăng cường công tác tập huấn cho người dân. Tổ chức tham quan học tập các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Nội vụ; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; UBND các huyện, thành phố

Các cơ quan liên quan

Năm 2021 - 2030

10

Phát triển thị trường, dịch vụ hỗ trợ hoạt động nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

 

 

 

-

Hoàn thiện hệ thống các kênh tiêu thụ sản phẩm nông sản kết nối chặt chẽ theo chuỗi giá trị gia tăng đảm bảo lợi ích của các đối tượng tham gia. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông sản nhất là phát triển các thị trường tiềm năng, trong đó quan tâm đặc biệt đến thị trường trọng điểm gần nước ta; tìm kiếm, khai thác các thị trường mới mà nông sản của tỉnh có lợi thế về chủng loại, chất lượng, mùa vụ.

Sở Công thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố

Các cơ quan liên quan

Năm 2021 - 2030

-

Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm nông sản. Mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản nhất là các sản phẩm chế biến nông sản đóng gói tại tỉnh thông qua hội chợ, hội nghị, diễn đàn thương mại xúc tiến đầu tư. Tăng cường mở rộng thị trường trong nước, đẩy mạnh các hoạt động kết nối, triển lãm, quảng bá giới thiệu sản phẩm, đưa nông sản của tỉnh đến với người tiêu dùng trên cả nước.

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Công thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố

Các cơ quan liên quan

Năm 2021 - 2030

-

Gắn phát triển du lịch với giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các huyện, thành phố

Các cơ quan liên quan

Năm 2021 - 2030

-

Hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu cho các mặt hàng nông sản của tỉnh. Xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý các sản phẩm nông sản của tỉnh.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các cơ quan liên quan

Năm 2021 - 2030

-

Tạo mối liên hệ giữa nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong phát triển nông sản hàng hóa thông qua liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố

Các cơ quan liên quan

Năm 2021 - 2030

-

Tăng diện tích cấp mã số vùng trồng cho một số loại cây trồng trên địa bàn tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan liên quan

Năm 2021 - 2030

 

PHỤ LỤC II:

CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Đến năm 2025

Định hướng đến năm 2030

1

Cơ cấu tổng sản phẩm ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh

%

21

18

2

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

 

 

 

-

Ngành Nông nghiệp

%

85

70

 

Trong đó:

 

 

 

+

Trồng trọt

%

63

48

+

Chăn nuôi

%

36

50

+

Dịch vụ

%

1

2

-

Ngành Lâm nghiệp

%

5

10

-

Ngành Thủy sản

%

10

20

3

Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng sản phẩm ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản

%/năm

4-5

5-6

4

Tỷ lệ che phủ rừng ổn định

%

50

50

5

Giá trị sản lượng trên 1 ha đất sản xuất cây trồng hàng năm bình quân

Triệu đồng/năm/ha

120-150

140-180

6

Giá trị sản lượng trên 1 ha đất sản xuất cây trồng lâu năm bình quân

Triệu đồng/năm/ha

200 - 220

210-250

7

Được cấp có thẩm quyền công nhận áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP, an toàn, ứng dụng công nghệ cao...)

 

 

 

-

Cây trồng

Ha

13.179

39.700

-

Cà phê áp dụng 4C, UTZ

Ha

15.000

16.000

-

Vật nuôi

Tấn

14.900

32.700

8

Cơ giới hóa

 

 

 

-

Cơ giới hóa các khâu từ làm đất, gieo trồng, chăm sóc, tưới, tiêu, thu hoạch, chế biến, bảo quản đối với các cây trồng chủ lực

%

60

80

-

Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm được cơ giới hóa trong sản xuất thức ăn, chăm sóc, vận chuyển, giết mổ, chế biến, bảo quản, xử lý môi trường và chất thải.

%

50

70

-

Cơ giới hóa trồng rừng tập trung đạt trong các khâu làm đất, trồng cây, chăm sóc, phòng chống cháy rừng, khai thác và vận chuyển

%

10

30

-

Nuôi trồng thủy sản được cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất thức ăn, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản và xử lý môi trường.

%

30

50

 

PHỤ LỤC III:

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh)

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2030

I

TRỒNG TRỌT

 

 

 

 

 

 

 

1

Lúa

 

 

 

 

 

 

 

11

Diện tích gieo trồng

Ha

49.020

48.630

48.360

48.140

47.860

40.000

-

Lúa nước

Ha

31.990

31.920

31.960

31.990

32.020

29.500

-

Lúa nương

Ha

17.030

16.710

16.400

16.150

15.840

10.500

1.2

Sản lượng

Tấn

188.270

187.570

187.270

186.620

186.160

200.000

-

Lúa nước

Tấn

165.320

164.750

164.830

164.560

164.470

186.000

-

Lúa nương

Tấn

23.842

23.394

22.960

22.610

22.176

14.000

2

Ngô

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Diện tích

Ha

82.000

80.000

78.000

75.000

70.000

65.000

-

Ngô ngọt

Ha

2.000

2.600

2.650

2.700

2.750

5.000

-

Ngô khác

Ha

80.000

77.400

77.350

77.300

77.250

60.000

2.2

Sản lượng

Tấn

369.000

360.000

351.000

337.500

315.000

500.000

3

Mía

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

7.680

7.690

7.720

7.740

8.000

5.000

-

Sản lượng

Tấn

506.880

507.540

509.520

510.840

528.000

350.000

4

Sắn

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

36.110

35.790

34.960

32.130

25.500

23.000

-

Sản lượng

Tấn

493.320

501.480

503.520

505.560

400.000

350.000

5

Rau các loại

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

13.250

14.950

16.600

18.200

20.000

25.000

-

Sản lượng

Tấn

155.350

166.575

175.530

184.490

194.160

300.000

6

Hoa các loại

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

309

329

359

409

500

1.000

7

Cây làm thức ăn chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

9.000

9.200

9.500

9.700

10.000

20.000

8

Cây dược liệu

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

1.970

2.600

3.330

3.380

5.020

30.000

-

Sản lượng

Tấn

4.910

5.590

6.290

7.160

7.820

120.000

9

Cao su

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

5.879

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

-

Sản lượng mủ

Tấn

4.920

5.200

5.470

5.600

6.000

6.000

10

Chè

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

5.890

6.090

6.300

6.500

7.010

8.000

-

Sản lượng chè búp tươi

Tấn

53.064

55.120

58.575

61.944

67.410

90.000

11

Cà phê

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

17.420

17.380

17.360

17.000

17.000

16.000

-

Sản lượng cà phê nhân

Tấn

29.881

32.000

32.000

33.000

33.600

35.000

12

Mắc ca

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

640

700

770

850

930

2.000

-

Sản lượng

Tấn

120

160

220

280

380

8.000

13

Cây ăn quả và cây sơn tra

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

87.090

92.820

96.950

100.780

104.820

130.000

-

Sản lượng

Tấn

448.630

509.870

544.190

570.590

596.530

1.100.000

13.1

Xoài

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

18.570

19.220

19.900

20.590

21.170

25.000

-

Sản lượng

Tấn

56.370

62.010

67.870

73.400

78.310

200.000

13.2

Nhãn

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

19.210

19.810

20.410

20.960

21.410

25.000

-

Sản lượng

Tấn

98.950

100.880

103.450

106.120

108.720

225.000

13.3

Mận, mơ

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

12.230

12.560

12.870

13.100

13.350

15.000

-

Sản lượng

Tấn

66.100

67.940

69.740

70.480

70.850

90.000

13.4

Chuối

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

5.500

5.880

6.210

6.530

6.920

8.000

-

Sản lượng

Tấn

54.750

58.040

62.180

65.050

68.310

120.000

13.5

Na

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

420

430

440

450

470

600

-

Sản lượng

Tấn

3.460

3.510

3.540

3.580

3.600

6.000

13.6

Cam

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

2.110

2.230

2.290

2.350

2.450

5.000

-

Sản lượng

Tấn

7.660

8.310

9.070

9.340

9.630

30.000

13.7

Quýt

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

350

390

400

420

420

1.000

-

Sản lượng

Tấn

920

1.060

1.130

1.200

1.300

8.000

13.8

Chanh

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

210

220

230

240

260

1.000

-

Sản lượng

Tấn

680

680

700

700

710

4.000

13.9

Bưởi

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

2.600

2.680

2.760

2.830

2.910

5.000

-

Sản lượng

Tấn

10.622

10.860

12.070

12.550

12.930

12.000

13.10

Chanh leo

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

3.150

3.820

3.990

4.070

4.260

5.000

-

Sản lượng

Tấn

28.190

34.590

36.390

38.110

38.740

50.000

13.11

Hồng

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

180

190

200

200

200

500

-

Sản lượng

Tấn

2.550

2.780

2.830

2.890

2.940

6.000

13.12

Đào

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

1.160

1.170

1.190

1.230

1.230

1.500

-

Sản lượng

Tấn

2.810

2.840

2 860

2.920

2.940

5.000

13.13

Táo

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

250

250

250

260

260

500

-

Sản lượng

Tấn

760

890

900

940

940

1.500

13.14

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

1.250

1.280

1.320

1.330

1.360

3.000

-

Sản lượng

Tấn

6.500

6.670

6.720

6.800

6.850

20.000

13.15

Sơn tra (Táo mèo)

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

12.840

13.040

13.240

13.470

13.710

15.000

-

Sản lượng

Tấn

33.310

34.460

35.170

35.900

36.600

70.000

13.16

Dứa

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

4.060

6.380

7.740

8.830

10.110

15.000

-

Sản lượng

Tấn

56.490

93.540

108.460

118.970

131.070

225.000

13.17

Thanh long

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

290

350

410

490

600

1.000

-

Sản lượng

Tấn

2.410

2.430

2.530

2.840

3.210

8.000

13.18

Cây ăn quả khác (Ổi, đu đủ, mít...)

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích

Ha

2.710

2.920

3.100

3.430

3.730

2.900

-

Sản lượng

Tấn

16.098

18.380

18.580

18.800

18.880

19.500

II

CHĂN NUÔI

 

 

 

 

 

 

 

1

Đàn trâu

Con

140.320

141.010

141.860

142.770

143.680

100.000

2

Đàn bò

Con

365.330

375.590

385.540

396.350

407.310

550.000

-

Đàn bò thịt

Con

335.030

342.440

349.280

356.680

363.920

500.000

-

Đàn bò sữa

Con

30.300

31.150

32.260

33.670

35.000

50.000

3

Đàn lợn

Con

674.910

711.840

753.980

791.360

826.110

1.500.000

4

Đàn ngựa

Con

8.200

8.470

8.870

9.220

9.560

8.000

5

Đàn dê

Con

226.930

230.340

233.250

236.680

239.740

250.000

6

Đàn gia cầm

Nghìn Con

8.540

8.960

9.470

9.990

10.640

20.000

-

Đàn gà

Nghìn Con

7.260

7.670

8.180

8.700

9.330

18.000

-

Đàn thủy cầm và gia cầm khác

Nghìn Con

1.280

1.290

1.290

1.290

1.310

2.000

7

Đàn ong

Đàn

54.760

54.870

54.980

55.200

55.420

80.000

8

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

81.130

84.940

88.650

91.630

94.710

300.000

-

Thịt trâu hơi

Tấn

5.420

5.700

5.870

6.050

6.310

5.000

-

Thịt bò hơi

Tấn

7.140

7.440

7.650

7.860

8.060

15.000

-

Thịt dê hơi

Tấn

1.550

1.620

1.690

1.770

1.860

2.500

-

Thịt lợn hơi

Tấn

50.120

52.490

54.760

56.450

58.150

226.950

-

Thịt ngựa hơi

Tấn

200

200

220

220

230

150

-

Thịt gia cầm hơi

Tấn

16.290

17.080

18.030

18.830

19.640

50.000

-

Thịt gia súc hơi khác

Tấn

410

410

430

450

460

400

9

Sản lượng trứng gia cầm

1.000 quả

87.950

90.150

91.950

93.750

96.050

200.000

10

Sản lượng sữa tươi

Tấn

87.600

90.500

93.000

95.500

98.000

120.000

11

Sản lượng mật ong

Nghìn lít

1.470

1.470

1.470

1.490

1.490

3.000

III

LÂM NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

 

1

Diện tích rừng (bao gồm cây ăn quả thân gỗ trên đất dốc)

Ha

655.330

668.042

680.753

693.464

706.175

706.175

2

Diện tích rừng trồng mới tập trung

Ha

3.730

3.780

1.430

1.430

1.430

2.000

3

Diện tích rừng trồng được chăm sóc

Ha

4.496

5.866

5.200

4.450

5.950

5.000

4

Diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh

Ha

20.000

20.000

20.000

20.000

20.000

30.000

5

Khai thác chế biến lâm sản (sản lượng gỗ)

M3

42.500

42.000

42.500

42.000

43.000

50.000

6

Trồng cây phân tán

Nghìn cây

500

100

100

100

100

500

7

Tỷ lệ che phủ rừng (Bao gồm cả diện tích cây ăn quả thân gỗ trồng trên đất dốc)

%

46,4

47,3

48,2

49,1

50,0

50,0

IV

THỦY SẢN

 

 

 

 

 

 

 

1

Diện tích

Ha

2.840

2.870

2.920

3.030

3.220

5.000

-

Nuôi trồng

Ha

2.840

2.870

2.920

3.030

3.220

5.000

2

Sản lượng

Tấn

8.810

9.470

10.480

11.670

13.060

20.000

-

Nuôi trồng

Tấn

7.310

7.820

8.700

9.760

11.020

19.500

-

Khai thác

Tấn

1.500

1.650

1.780

1.910

2.040

500

3

Số lồng nuôi

Lồng

9.920

10.000

10.100

10.300

10.500

11.000

4

Cơ sở sản xuất giống thủy sản quy mô lớn

Cơ sở

10

10

10

10

10

10

 

PHỤ LỤC IV:

DANH MỤC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh)

TT

Tên sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh

Tên sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp quốc gia

1

Thóc, gạo và các sản phẩm từ gạo

Lúa, gạo

2

Ngô

 

3

Sắn

 

4

Cà phê

Cà phê

-

Quả cà phê tươi

 

-

Cà phê nhân

 

5

Mủ cao su

Cao su

6

Chè

Chè

-

Chè búp tươi

 

-

Chè xanh

 

-

Chè đen

 

7

Mía, đường

 

 

Nguyên liệu mía cây

 

 

Đường và các sản phẩm từ đường

 

8

Rau các loại

Rau

 

Rau tươi các loại

 

 

Các sản phẩm chế biến từ rau các loại

 

9

Quả tươi các loại

Quả

-

Mận

 

-

Xoài

 

-

Nhãn

 

-

Chuối

 

-

Na

 

-

Quả có múi (Cam, chanh, bưởi, quýt)

 

-

 

-

Đào

 

-

Chanh leo

 

-

Hồng

 

10

Các sản phẩm chế biến từ quả

 

11

Sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm và thủy cầm

 

-

Trâu

 

-

 

-

 

-

Lợn

Thịt lợn

-

Gia cầm

Thịt và trứng gia cầm

 

Thủy cầm

 

12

Sữa bò

 

13

Mật ong

 

14

Gỗ và lâm sản ngoài gỗ

Gỗ và sản phẩm từ gỗ

-

Gỗ

 

-

Mây và các sản phẩm từ mây

 

 

Tre và các sản phẩm từ tre

 

15

Sơn Tra

 

-

Quả sơn tra tươi

 

-

Các sản phẩm chế biến từ sơn tra

 

16

Dược liệu

 

-

Nguyên liệu tươi

 

-

Các sản phẩm chế biến từ dược liệu

 

17

Thủy sản

 

-

Cá nước lạnh: Tầm, hồi

 

-

Ba ba

 

-

Cá: Lăng, trắm, chép, nheo, diêu hồng, rô phi

 

18

Các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

 

 

PHỤ LỤC V:

MỘT SỐ CHỈ TIÊU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2021

Năm 2025

Năm 2030

1

Diện tích cây trồng áp dụng VietGAP và các tiêu chuẩn tương đương

Ha

3.000

13.179

39.700

2

Sản lượng vật nuôi áp dụng VietGAP và các tiêu chuẩn tương đương

Tấn

3.000

14.900

32.700

3

Diện tích cây trồng áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước

Ha

1.296

5.378

19.200

4

Diện tích cây trồng áp dụng nhà lưới, nhà kính, nhà màng

Ha

56

186

373

5

Hợp tác xã nông nghiệp có sử dụng công nghệ cao trong một hoặc một số khâu của sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản

Ha

200

325

605

 

PHỤ LỤC VI:

HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN KHU, VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO, NÔNG NGHIỆP SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh)

TT

Tên khu, vùng

Địa điểm

Quy mô tối thiểu

Dự kiến sản phẩm

Dự kiến được cấp có thẩm quyền công nhận

1

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Sơn La

Huyện Mộc Châu: Xã Tân Lập, Mường Sang

200 ha

- Trồng trọt (rau, hoa, chè, cây ăn quả ôn đới).

- Chăn nuôi (bò sữa, bò thịt).

- Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

2026 - 2030

2

Vùng sản xuất rau an toàn Mộc Châu - Vân Hồ

- Huyện Mộc Châu: Xã Tân Lập, Mường Sang, Đông Sang, Phiêng Luông, Chiềng Hắc và thị trấn Nông trường Mộc Châu.

- Huyện Vân Hồ: Xã Vân Hồ, Chiềng Khoa, Lóng Luông.

300 ha

- Rau an toàn (VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự).

- Rau ứng dụng công nghệ cao.

- Rau hữu cơ.

2021 - 2025

3

Vùng xoài Yên Châu - Mai Sơn

- Huyện Yên Châu: Xã Tú Nang, Chiềng Hặc, Sặp Vạt, Viêng Lán, Chiềng Pằn và Chiềng Khoi.

- Huyện Mai Sơn: Xã Cò Nòi, Hát Lót, Chiềng Mung, Mường Bon.

500 ha

- Xoài an toàn (VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự).

- Xoài ứng dụng công nghệ cao.

- Xoài hữu cơ.

2021 -2025

4

Vùng nhãn Sông Mã

Huyện Sông Mã: Chiềng Khương, Chiềng Cang, Chiềng Khoong, Mường Hung, Nà Nghịu, Chiềng Sơ.

1.000 ha

- Nhãn an toàn (VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự).

- Nhãn ứng dụng công nghệ cao.

- Nhãn hữu cơ.

2021 - 2025

5

Vùng nhãn Mai Sơn - Yên Châu

- Huyện Yên Châu: Xã Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Viêng Lán, Tú Nang, Lóng Phiêng.

- Huyện Mai Sơn: Xã Cò Nòi, xã Hát Lót, xã Chiềng Mung và thị trấn Hát Lót.

500 ha

- Nhãn an toàn (VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự).

- Nhãn ứng dụng công nghệ cao.

- Nhãn hữu cơ.

2021 -2025

6

Vùng mận Mộc Châu

Huyện Mộc Châu: Thị trấn Nông trường, Tân Lập, Mường Sang, Chiềng Sơn và Chiềng Hắc.

300 ha

- Mận an toàn (VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự).

- Mận ứng dụng công nghệ cao.

- Mận hữu cơ.

2021 - 2025

7

Vùng chè Mộc Châu - Vân Hồ

- Huyện Mộc Châu: Xã Tân Lập, Phiêng Luông, Chiềng Sơn và thị trấn Nông trường Mộc Châu.

- Huyện Vân Hồ: Xã Vân Hồ, Chiềng Khoa, Tô Múa.

500 ha

- Chè an toàn (VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự).

- Chè ứng dụng công nghệ cao.

- Chè hữu cơ.

2021 -2025

8

Vùng cà phê Mai Sơn

Huyện Mai Sơn: Xã Chiềng Ban, Chiềng Mung và Chiềng Chung.

500 ha

- Cà phê an toàn (VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự).

- Cà phê ứng dụng công nghệ cao.

- Cà phê hữu cơ.

2021 -2025

9

Vùng Na Mai Sơn

Huyện Mai Sơn: Xã Cò Nòi, Hát Lót và thị trấn.

300 ha

- Na an toàn (VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự).

- Na ứng dụng công nghệ cao.

- Na hữu cơ.

2021 - 2025

10

Vùng cây ăn quả có múi Sốp Cộp

Huyện Sốp Cộp: Xã Mường Và, Nậm Lạnh và Dồm Cang, Mường Lạn.

300 ha

- Cam, chanh, bưởi, bòng, quýt... an toàn (VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự).

- Cam, chanh, bưởi, bòng, quýt... ứng dụng công nghệ cao.

- Cam, chanh, bưởi, bòng, quýt... hữu cơ.

2026 - 2030

11

Vùng sản xuất rau an toàn Mai Sơn - Yên Châu

- Huyện Mai Sơn: Xã Hát Lót, Cò Nòi và Mường Bon.

- Huyện Yên Châu: Xã Chiềng Sàng, Chiềng Đông và Chiềng Pằn.

300 ha

- Rau an toàn (VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự).

- Rau ứng dụng công nghệ cao.

- Rau hữu cơ.

2026 - 2030

12

Vùng sản xuất hoa Mộc Châu

Huyện Mộc Châu: Xã Mường Sang, Đông Sang và thị trấn Nông trường Mộc Châu.

50 ha

Sản phẩm sản xuất trong vùng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao gồm các loại hoa: Lay ơn, hoa đào, lili, cúc, lan....

2026 - 2030

13

Vùng xoài Mường La

Huyện Mường La: Xã Mường Bú, Tạ Bú, Mường Chùm.

300 ha

- Xoài an toàn (VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự).

- Xoài ứng dụng công nghệ cao.

- Xoài hữu cơ.

2026 - 2030

14

Vùng cây ăn quả có múi Phù Yên

Huyện Phù Yên: Xã Mường Cơi, Mường Thải, Tân Lang, Mường Bang, Mường Lang và Mường Do.

350 ha

- Cam, chanh, bưởi, bòng, quýt... an toàn (VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự).

- Cam, chanh, bưởi, bòng, quýt... ứng dụng công nghệ cao.

- Cam, chanh, bưởi, bòng, quýt... hữu cơ.

2026 - 2030

15

Vùng cây ăn quả có múi Mai Son

Huyện Mai Sơn: Xã Chiềng Ban, Chiềng Mung, Hát Lót, Chiềng Mai

300 ha

- Cam, chanh, bưởi, bòng, quýt... an toàn (VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự).

- Cam, chanh, bưởi, bòng, quýt... ứng dụng công nghệ cao.

- Cam, chanh, bưởi, bòng, quýt... hữu cơ.

2026 - 2030

16

Vùng mận Yên Châu

Huyện Yên Châu: Xã Phiêng Khoài, Yên Sơn, Lóng Phiêng và Chiềng On.

300 ha

- Mận an toàn (VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự).

- Mận ứng dụng công nghệ cao.

- Mận hữu cơ.

2026 - 2030

17

Vùng chè Phổng Lái

Huyện Thuận Châu: Xã Chiềng Pha, Phổng Lái.

300 ha

- Chè an toàn (VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự).

- Chè ứng dụng công nghệ cao.

- Chè hữu cơ.

2026 - 2030

18

Vùng cà phê Thuận Châu

Huyện Thuận Châu: Xã Bản Lầm, Bon Phăng, Muổi Nọi.

300 ha

- Cà phê an toàn (VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự).

- Cà phê ứng dụng công nghệ cao.

- Cà phê hữu cơ.

2026 - 2030

19

Vùng cà phê thành phố Sơn La

Thành phố Sơn La: Xã Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Hua La và Chiềng Ngần.

300 ha

- Cà phê an toàn (VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự).

- Cà phê ứng dụng công nghệ cao.

- Cà phê hữu cơ.

2026 - 2030

20

Vùng chăn nuôi bò sữa Mộc Châu-Vân Hồ

Huyện Mộc Châu: Xã Tân Lập. Huyện Vân Hồ: Xã Vân Hồ.

35.000 con

Sữa an toàn

2026 - 2030

21

Vùng chăn nuôi lợn Vân Hồ

Huyện Vân Hồ: Xã Xuân Nha

200.000 con

Lợn thịt an toàn

2026 - 2030

 

PHỤ LỤC VII:

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh)

I. DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, TỈNH QUẢN LÝ

STT

Danh mục chương trình, đề án trọng điểm

I

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

1

Dự án sửa chữa nâng cấp hồ chứa tỉnh Sơn La.

2

Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả đầu ra.

3

Phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030.

II

TỈNH QUẢN LÝ

1

Chương trình, dự án án phát triển khoa học công nghệ nông nghiệp nông thôn tỉnh Sơn La.

2

Chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

3

Chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp bền vững.

4

Các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật như: Hạ tầng nuôi trồng thủy sản tập trung tại các lòng hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh; Hạ tầng lâm sinh thuộc lưu vực Sông Đà, Sông Mã; Chương trình, dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi.

5

Chương trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

6

Chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng vùng an toàn dịch bệnh vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

7

Chương trình, dự án xây dựng nông thôn mới.

8

Chương trình, dự án phát triển giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản.

9

Chương trình, dự án phát triển cơ sở hoặc nhà máy sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, lâm sản, thủy sản.

10

Chương trình, dự án hình thành, phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Mộc Châu; Các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

11

Chương trình, dự án xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu.

II. DANH MỤC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ

STT

Tên dự án

Mục tiêu

Quy mô

Địa điểm triển khai

1

Dự án phát triển cây trồng

Phát triển các vùng nông sản quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

Phát triển các nông sản chủ lực của tỉnh, gồm: Lúa; lúa giống; Ngô; sắn; Rau các loại; Dược liệu; Hoa; Cà phê; Chè; Mía; Mận; Xoài; Nhãn; Na; Chuối; Cam; Quýt; Chanh leo; Mắc ca; Sơn tra; Tre....

Trên địa bàn 12 huyện, thành phố.

2

Dự án phát triển chăn nuôi

Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, trọng tâm là phát triển các trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung gắn với vệ tinh là các hộ gia đình. Từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại; chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng vật nuôi có giá trị kinh tế cao trong đàn vật nuôi.

Phát triển các loại gia súc, gia cầm mang lại giá trị kinh tế cao như: Bò thịt, lợn thịt, gà, vịt....

Trên địa bàn 12 huyện, thành phố.

3

Dự án nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ thủy điện, hồ chứa thủy lợi

Khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có, tận dụng tối đa nguồn lực, phát huy điều kiện thuận lợi để góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội trong điều kiện mới.

Phát triển nuôi trồng các loại thủy sản có giá trị kinh tế như: Các loài cá: Tầm, Hồi, Lăng, Chiến, Trắm cỏ, chép, rô phi đơn tính...; Trạch; Tôm; Ba ba gai....

12 huyện, thành phố. Trong đó khuyến khích phát triển tại 9 huyện gồm: Mường La, Quỳnh Nhai, Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu, Thuận Châu, Mộc Châu, Vân Hồ và sốp Cộp.

4

Dự án phát triển bảo quản, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản

Xây dựng mới hoặc nâng cấp, hỗ trợ đổi mới công nghệ các cơ sở hoặc nhà máy bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản gắn với phát triển vùng nguyên liệu trên cơ sở liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Các cơ sở, nhà máy bảo quản, sơ chế, chế biến các nông lâm thủy sản như: Thóc, gạo; Ngô; sắn; Rau các loại; Dược liệu; Hoa; Cà phê; Chè; Mía; Mận; Xoài; Nhãn; Na; Chuối; Cam; Quýt; Chanh leo; Mắc ca; Sơn tra; Tre; Cá tầm; Cá hồi; Lăng; Chiến... được cấp có thẩm quyền công nhận đạt các tiêu chuẩn trong nước hoặc quốc tế.

Trên địa bàn 12 huyện, thành phố.

5

Dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp

Phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản theo các dự án đầu tư của nhà đầu tư.

Hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, hạ tầng thủy sản, hạ tầng lâm nghiệp, hạ tầng thương mại tại các vùng nguyên liệu nông lâm thủy sản tập trung; các cơ sở hoặc nhà máy sơ chế, chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản.

Trên địa bàn 12 huyện, thành phố.

6

Dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản gắn với du lịch

Phát triển sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản gắn với việc phát triển các khu du lịch.

Xây dựng các khu du lịch gắn với điều kiện tự nhiên và sản xuất các mặt hàng nông sản, lâm sản, thủy sản tập trung, quy mô lớn của tỉnh.

Trên địa bàn 12 huyện, thành phố.

7

Dự án phát triển làng nghề

Hình thành và phát triển các làng nghề gắn với vùng nguyên liệu nông sản, lâm sản, thủy sản tập trung của tỉnh.

Hình thành và phát triển các làng nghề sản xuất các sản phẩm từ thổ cầm; mây, tre; đồ gỗ....

Trên địa bàn 12 huyện, thành phố.

8

Dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

Hình thành và phát triển các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh nhằm rút ngắn được khoảng cách vận chuyển gia súc, gia cầm sống đến cơ sở giết mổ, cơ sở giết mổ gắn với chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

Hình thành và phát triển 19 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh.

Trên địa bàn 12 huyện, thành phố.

 

PHỤ LỤC VIII:

HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh)

1. Lúa

1.1. Diện tích, sản lượng

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2025

Năm 2030

1

Diện tích

Ha

2.000

5.000

2

Sản lượng

Tấn

12.000

40.000

1.2. Vùng trồng lúa nguyên liệu

TT

Huyện

Địa điểm vùng nguyên liệu phục vụ cơ sở chế biến

1

Huyện Phù Yên

Các xã: Quang Huy, Huy Hạ, Huy Tân, Huy Thượng, Tường Phù, Gia Phù.

2

Huyện Sốp Cộp

Các xã: Púng Bánh, Mường Và, Mường Lạn, Dồm Cang, Nậm Lạnh.

3

Huyện Mường La

Các xã : Ngọc Chiến, Nặm Păm.

2. Sắn

2.1. Diện tích, sản lượng

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2025

Năm 2030

1

Diện tích

Ha

20.000

18.000

2

Sản lượng

Tấn

400.000

450.000

2.2. Vùng trồng sắn nguyên liệu

TT

Huyện

Địa điểm vùng nguyên liệu phục vụ cơ sở chế biến

1

Huyện Thuận Châu

Các xã: Phổng Lái, Mường É, Chiềng La, Chiềng Ngàm, Liệp Tè, Phổng Lập, Mường Khiêng, Chiềng Bôm, Bó Mười.

2

Huyện Quỳnh Nhai

Các xã: Cà Nàng, Pá Ma Pha Khinh, Chiềng Ơn, Mường Giàng, Chiềng Bằng, Mường Sại, Nậm Ét, Chiềng Khoang.

3

Huyện Mai Sơn

Các xã: Chiềng Chăn, Chiềng Mung, Chiềng Chung, Hát Lót, Chiềng Nơi, Phiêng Cằm, Chiềng Ve, Phiêng Pằn, Nà Ớt, Tà Hộc.

4

Huyện Mường La

Các xã Mường Chùm, Chiềng Hoa, Mường Bú, Tạ Bú, Chiềng San, Pi Toong, Mường Trai, Chiềng Lao.

5

Huyện Yên Châu

Các xã Chiềng Hặc, Chiềng Khoi, Lóng Phiêng, Phiêng Khoài.

6

Huyện Bắc Yên

Các xã: Phiêng Ban, Pắc Ngà, Chim Vàn, Mường Khoa, Song Pe, Hồng Ngài, Tại Khoa.

7

Huyện Phù Yên

Các xã: Mường Coi, Huy Thượng, Tân Lang, Gia Phù, Tường Phù, Mường Lang, Suối Bau, Huy Tường, Tường Tiến, Tường Phong, Tường Hạ, Đá Đỏ, Tấn Phong, Bắc Phong. Sập Xa, Suối Tọ, Kim Bon, Quang Huy, Mường Thải, Mường Do.

8

Huyện Sông Mã

Các xã: Nậm Ty, Yên Hưng, Chiềng Khoong, Chiềng Cang, Huổi Một, Mường Sai, Chiềng Khương.

9

Huyện Sốp Cộp

Các xã: Púng Bánh, Sốp Cộp, Dồm Cang, Nậm Lạnh, Mường Và, Mường Lạn.

3. Mía

3.1. Diện tích, sản lượng

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2025

Năm 2030

1

Diện tích

Ha

7.500

4.900

2

Sản lượng

Tấn

500.000

580.000

3.2. Vùng trồng mía nguyên liệu

TT

Huyện

Địa điểm vùng nguyên liệu phục vụ cơ sở chế biến

 

Tổng

 

1

Huyện Yên Châu

Các xã: Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Yên Sơn, Chiềng On, Chiềng Pằn, Phiêng Khoài.

2

Huyện Mai Sơn

Các xã: Mường Bon, Mường Bằng, Chiềng Sung, Cò Nòi, Hát Lót, Chiềng Mai, Nà Bó, Chiềng Lương, Chiềng Chăn.

3

Huyện Bắc Yên

Các xã: Mường Khoa, Hua Nhàn, Tạ Khoa, Phiêng Côn, Chiềng Sại.

4

Huyện Mường La

Các xã: Mường Chùm, Mường Bú.

5

Huyện Thuận Châu

Các xã: Bó Mười, Mường Khiêng, Chiềng Ngàm.

6

Huyện Sông Mã

Các xã: Chiềng Khương, Nà Ớt.

4. Rau các loại

4.1. Diện tích, sản lượng

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2025

Năm 2030

1

Diện tích

Ha

10.000

15.000

2

Sản lượng

Tấn

100.000

200.000

4.2. Vùng trồng rau nguyên liệu

TT

Huyện

Địa điểm vùng nguyên liệu phục vụ cơ sở chế biến

 

Tổng

 

1

Huyện Thuận Châu

Các xã: Mường É, Phổng Lái, Chiềng Pha, Chiềng Ly, Thôm Mòn, Tông Lạnh, Chiềng Pấc, Bon Phăng, Muội Nọi, Chiềng Bôm, Tông Cọ, Nong Lay, Chiềng Ngàm, Chiềng La, Bó Mười, Mường Khiêng, Liệp Tè, Co Mạ, Pá Lông, Co Tòng, Long Hẹ, É Tòng, Mường Bám, Phổng Lăng, Bản Lầm, Nậm Lầu, Phổng Lập.

2

Huyện Phù Yên

Các xã: Suối Tọ, Mường Thải, Mường Cơi, Quang Huy, Huy Bắc, Huy Thượng, Tân Lang, Gia Phù, Tường Phù, Huy Hạ, Huy Tân, Mường Lang, Suối Bau, Huy Tường, Mường Do, Sập Xa, Tường Thượng, Tường Tiến, Tường Phong, Tường Hạ, Kim Bon, Mường Bang, Đá Đỏ, Tấn Phong, Nam Phong, Bắc Phong.

3

Huyện Mộc Châu

Các xã: Tân Lập, Mường Sang, Đông Sang, Phiêng Luông, Hua Păng, Chiềng Hắc, Tân Hợp, Nà Mường, Tà Lại, Chiềng Sơn; Các thị trấn: Nông trường, Mộc Châu.

4

Huyện Yên Châu

Các xã: Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Viêng Lán, Chiềng Khoi, Sặp Vạt, Chiềng Hặc, Tú Nang, Mường Lựm, Lóng Phiêng, Chiềng Tương, Phiêng Khoài, Chiềng On, Yên Sơn và thị trấn Yên Châu.

5

Huyện Mai Sơn

Các xã: Chiềng Mung, Mường Bon, Mường Bằng, Chiềng Sung, Cò Nòi, Chiềng Ban, Hát Lót, Chiềng Mai, Nà Bó, Chiềng Chăn, Tà Hộc, Chiềng Lương, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Chiềng Ve, Chiềng Chung, Mường Chanh, Phiêng Pằn, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi và thị trấn Hát Lót.

6

Huyện Vân Hồ

Các xã: Liên Hòa, Tô Múa, Mường Tè, Chiềng Khoa, Mường Men, Quang Minh, Chiềng Yên, Xuân Nha, Suối Bàng, Tân Xuân.

7

Huyện Mường La

Các xã: Ngọc Chiến, Mường Chùm, Mường Bú.

5. Ngô

5.1. Diện tích, sản lượng

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2025

Năm 2030

1

Diện tích

Ha

15.000

20.000

2

Sản lượng

Tấn

90.000

150.000

5.2. Vùng trồng ngô nguyên liệu: 188 xã trên địa bàn 12 huyện, thành phố.

6. Cây cà phê

6.1. Diện tích, sản lượng

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2025

Năm 2030

1

Diện tích

Ha

15.000

14.000

2

Sản lượng

Tấn

30.000

32.000

6.2. Vùng trồng cà phê nguyên liệu

TT

Huyện

Địa điểm vùng nguyên liệu phục vụ cơ sở chế biến

1

Thành phố Sơn La

Các xã: Chiềng Đen, Chiềng Xôm, Chiềng Ngần, Chiềng Cọ, Hua La; Các phường: Chiềng An, Chiềng Sinh, Chiềng Cơi.

2

Huyện Thuận Châu

Các xã: Mường É, Phổng Lái, Chiềng Pha, Chiềng Ly, Thôm Mòn, Tông Lạnh, Chiềng Pấc, Bon Phặng, Muội Nọi, Chiềng Bôm, Tông Cọ, Nong Lay, Chiềng Ngàm, Chiềng La, Bó Mười, Mường Khiêng, Liệp Tè, Long Hẹ, É Tòng, Mường Bám, Phổng Lăng, Bản Lầm, Nậm Lầu, Phổng Lập, Phổng Lăng.

3

Huyện Yên Châu

Các xã: Lóng Phiêng, Phiêng Khoài, Chiềng On, Yên Sơn.

4

Huyện Mai Sơn

Các xã: Chiềng Mung, Mường Bon, Mường Bằng, Chiềng Sung, Cò Nòi, Chiềng Ban, Hát Lót, Chiềng Mai, Nà Bó, Chiềng Chăn, Chiềng Lương, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Chiềng Ve, Chiềng Chung, Mường Chanh, Phiêng Pằn, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi và thị trấn Hát Lót.

5

Huyện sốp Cộp

Các xã: Púng Bánh, Sốp Cộp, Dồm Cang, Nậm Lanh, Mường Và.

7. Chè

7.1. Diện tích, sản lượng

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2025

Năm 2030

1

Diện tích

Ha

6.000

7.000

2

Sản lượng

Tấn

60.000

78.000

7.2. Vùng trồng chè nguyên liệu

TT

Huyện

Địa điểm vùng nguyên liệu phục vụ cơ sở chế biến

1

Huyện Thuận Châu

Các xã: Phổng Lái, Chiềng Pha, Phổng Lăng, Phổng Lập, Mường É.

2

Huyện Bắc Yên

Các xã: Mường Khoa, Hua Nhàn, Tà Xùa, Háng Đồng.

3

Huyện Phù Yên

Các xã: Mường Thải, Mường Cơi, Tân Lang, Mường Do.

4

Huyện Mộc Châu

Các xã: Tân Lập, Mường Sang, Phiêng Luông, Chiềng Sơn, Lóng Sập và thị trấn Nông Trường.

5

Huyện Yên Châu

Các xã: Lóng Phiêng, Phiêng Khoài, Chiềng On, Yên Sơn.

6

Huyện Mai Sơn

Các xã: Chiềng Mung, Cò Nòi, Hát Lót, Phiêng Cằm.

7

Huyện Vân Hồ

Các xã: Vân Hồ, Chiềng Khoa, Tô Múa, Chiềng Yên, Lóng Luông, Mường Tè, Xuân Nha.

8

Huyện Mường La

Các xã: Ngọc Chiến, Chiềng Công, Chiềng Ân.

8. Dược liệu

8.1. Diện tích, sản lượng

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2025

Năm 2030

1

Diện tích

Ha

4.000

28.000

2

Sản lượng

Tấn

7.000

110.000

8.2. Vùng trồng dược liệu nguyên liệu

TT

Huyện

Địa điểm vùng nguyên liệu phục vụ cơ sở chế biến

1

Thành phố Sơn La

Các xã: Chiềng Đen, Chiềng Ngần, Chiềng Xôm, Chiềng Cọ, Hua La.

2

Huyện Quỳnh Nhai

Các xã: Nậm Ét, Chiềng Ơn, Chiềng Khay, Mường Giôn, Mường Giàng, Mường Chiến, Cà Nàng, Pá Ma Pha Khinh, Mường Sại.

3

Huyện Thuận Châu

Các xã: É Tòng, Mường Bám, Co Mạ, Pá Lông, Long Hẹ, Co Tòng, Chiềng Bôm.

4

Huyện Mường La

Các xã: Chiềng Công, Chiềng Ân, Chiềng Muôn, Ngọc Chiến, Nặm Păm, Mường Bú.

5

Huyện Bắc Yên

Các xã: Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú, Háng Đồng, Mường Khoa, Song Pe, Tạ Khoa, Chiềng Sại.

6

Huyện Phù Yên

Các xã: Mường Do, Mường Bang, Tân Lang, Mường Lang, Mường Cơi, Mường Thải, Bắc Phong, Đá Đỏ, Huy Hạ, Huy Tân, Huy Thượng, Huy Bắc, Huy Tường.

7

Huyện Mộc Châu

Các xã: Mường Sang, Đông Sang, Chiềng Hắc, Chiềng Sơn, Lóng Sập, Tân Lập, Phiêng Luông, Chiềng Khừa, Tấn Họp, Tà Lại, Quy Hướng, Nà Mường, Hua Păng.

8

Huyện Yên Châu

Các xã: Mường Lụm, Loóng Phiêng, Phiêng Khoài, Chiềng Tương, Chiềng On, Tú Nang.

9

Huyện Mai Sơn

Các xã: Phiêng Cằm, Nà Ớt, Chiềng Kheo, Chiềng Dong, Chiềng Nơi, Phiêng Pằn.

10

Huyện Sông Mã

Các xã: Nặm Mằn, Huổi Một, Mường Cai, Mường Lầm, Yên Hưng, Đứa Mòn và thị trấn Sông Mã.

11

Huyện Sốp Cộp

Các xã: Mường Lạn, Mường Và, Nậm Lạnh, Mường Lèo, Sam Kha, Dồm Cang, Púng Bánh.

12

Huyện Vân Hồ

Các xã: Vân Hồ, Lóng Luông, Xuân Nha, Chiềng Yên, Chiềng Khoa, Tô Múa, Song Khủa.

9. Xoài

9.1. Diện tích, sản lượng

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2025

Năm 2030

1

Diện tích gieo trồng

Ha

12.000

15.000

2

Sản lượng

Tấn

100.000

130.000

9.2. Vùng nguyên liệu xoài

TT

Huyện

Địa điểm vùng nguyên liệu phục vụ cơ sở chế biến

1

Huyện Mường La

Các xã: Chiềng Hoa, Tạ Bú, Mường Chùm, Chiềng San, Chiềng Lao, Pi Toong, Mường Bú, Nậm Dôn, Mường Trai, Chiềng Muôn, Chiềng Ân, Nậm Păm, Chiềng Công, Ngọc Chiến, Hua Trai và thị trấn Ít Ong.

2

Huyện Phù Yên

Các xã: Bắc Phong, Tấn Phong, Nam Phong, Tường Phong, Kim Bon, Đá Đỏ, Tường Tiến, Tường Hạ, Tường Thượng, Gia Phù, Tường Phù, Huy Tường, Huy Hạ, Quang Huy, Huy Bắc, Huy Tân, Huy Thượng, Suối Bau.

3

Huyện Yên Châu

Các xã: Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Viêng Lán, Chiềng Khoi, Sặp Vạt, Chiềng Hặc, Tú Nang, Mường Lựm, Lóng Phiêng, Phiêng Khoài, Yên Sơn và thị trấn Yên Châu.

4

Huyện Mai Sơn

Các xã: Chiềng Mung, Mường Bon, Mường Bằng, Chiềng Sung, Cò Nòi, Chiềng Ban, Hát Lót, Nà Bó, Chiềng Chăn, Tà Hộc, Chiềng Kheo, Chiềng Ve, Chiềng Chung, Mường Chanh, Phiêng Pằn, Chiềng Nơi và thị trấn Hát Lót.

5

Huyện Mộc Châu

Các xã: Chiềng Hắc, Chiềng Sơn, Tấn Họp, Hua Păng, Nà Mường.

6

Huyện Vân Hồ

Các xã: Chiềng Xuân, Tân Xuân, Xuân Nha, Liên Hòa, Song Khủa, Suối Bàng, Mường Men.

7

Huyện Sốp Cộp

Các xã: Púng Bánh, Dồm Cang, Mường Và, Mường Lạn.

8

Thành phố Sơn La

Các xã: Chiềng Ngần, Chiềng Xôm.

10. Nhãn

10.1. Diện tích, sản lượng

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2025

Năm 2030

1

Diện tích

Ha

16.500

20.000

2

Sản lượng

Tấn

100.000

220.000

10.2. Vùng trồng nhãn nguyên liệu

TT

Huyện

Địa điểm vùng nguyên liệu phục vụ cơ sở chế biến

1

Huyện Mường La

Các xã: Chiềng Hoa, Tạ Bú, Mường Chùm, Chiềng San, Chiềng Lao, Pi Toong, Mường Bú, Nậm Dôn, Mường Trai, Chiềng Muôn, Chiềng Ân, Nậm Păm, Ngọc Chiến, Hua Trai.

2

Huyện Phù Yên

Các xã: Bắc Phong, Tấn Phong, Nam Phong, Tường Phong, Kim Bon, Đá Đỏ, Tường Tiến, Tường Hạ, Tường Thượng, Gia Phù, Tường Phù, Huy Tường, Huy Hạ, Quang Huy, Huy Bắc, Huy Tân, Huy Thượng, Suối Bau.

3

Huyện Yên Châu

Các xã: Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Viêng Lán, Chiềng Khoi, Sặp Vạt, Chiềng Hặc, Tú Nang, Mường Lựm, Lóng Phiêng, Phiêng Khoài, Yên Sơn, Chiềng Tương, Chiềng On và thị trấn Yên Châu.

4

Huyện Mai Sơn

Các xã: Chiềng Mung, Mường Bon, Mường Bằng, Chiềng Sung, Cò Nòi, Chiềng Ban, Hát Lót, Chiềng Mai, Nà Bó, Chiềng Chăn, Tà Hộc, Chiềng Lương, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Chiềng Ve, Chiềng Chung, Mường Chanh, Phiêng Pằn, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi và thị trấn Hát Lót

5

Huyện Sông Mã

Các xã: Chiềng Phung, Chiềng En, Mường Lầm, Nậm Ty, Đứa Mòn, Yên Hưng, Chiềng Sơ, Nà Nghịu, Chiềng Khoong, Chiềng Cang, Huổi Một, Mường Cai, Mường Hung, Chiềng Khương, Bó Sinh, Pú Bẩu, Nậm Mằn và thị trấn Sông Mã.

6

Huyện Mộc Châu

Các xã: Chiềng Hắc, Nà Mường, Chiềng Sơn, Hua Păng.

7

Huyện Vân Hồ

Các xã: Chiềng Xuân, Tân Xuân, Suối Bàng, Xuân Nha.

8

Thành phố Sơn La

Các xã: Chiềng Ngần, phường Chiềng An.

11. Cây ăn quả có múi

11.1. Diện tích, sản lượng

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2025

Năm 2030

1

Diện tích

Ha

2.500

5.000

2

Sản lượng

Tấn

9.000

30.000

11.2. Vùng nguyên liệu

TT

Huyện

Địa điểm vùng nguyên liệu phục vụ cơ sở chế biến

1

Thành phố Sơn La

Các xã: Chiềng Đen, Chiềng Xôm, Chiềng Ngần, Chiềng Cọ, Hua La và Chiềng An.

2

Huyện Thuận Châu

Các xã: Phổng Lái, Tông Lạnh, Muội Nọi.

3

Huyện Mường La

Các xã: Mường Bú, Mường Chùm, Nặm Păm và thị trấn Ít Ong.

4

Huyện Phù Yên

Các xã: Mường Thải, Mường Cơi, Mương Lang, Tân Lang, Mường Do, Mường Bang, Huy Tân, Huy Thượng, Quang Huy, Suối Bau, Suối Tọ.

5

Huyện Mộc Châu

Các xã: Tân Lập, Phiêng Luông và thị trấn Nông Trường.

6

Huyện sốp Cộp

Các xã: Dồm Cang, Nậm Lạnh, Mường Và, Mường Lạn.

7

Huyện Vân Hồ

Các xã: Chiềng Yên, Chiềng Xuân, Tân Xuân, Xuân Nha, Suối Bàng, Chiềng Khoa, Tô Múa.

12. Mận, mơ

12.1. Diện tích, sản lượng

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2025

Năm 2030

1

Diện tích

Ha

7.000

9.000

2

Sản lượng

Tấn

39.000

70.000

12.2. Vùng trồng mận, mơ nguyên liệu

TT

Huyện

Địa điểm vùng nguyên liệu phục vụ cơ sở chế biến

1

Thành phố Sơn La

Các xã: Chiềng Đen, Chiềng Xôm, Chiềng Ngần, Chiềng Cọ, Hua La; Các phường: Chiềng An, Chiềng Sinh, Chiềng Cơi.

2

Huyện Mộc Châu

Các xã: Tân Lập, Mường Sang, Đông Sang, Phiêng Luông, Hua Păng, Chiềng Hắc, Tấn Hợp, Nà Mường, Tà Lại, Lóng Sập, Chiềng Khừa, Chiềng Sơn; Các thị trấn: Nông trường, Mộc Châu.

3

Huyện Vân Hồ

Các xã: Vân Hồ, Chiềng Khoa, Lóng Luông, Suối Bàng, Song Khủa, Liên Hòa, Mường Tè, Xuân Nha.

4

Huyện Mường La

Các xã: Ngọc Chiến, Chiềng Công, Chiềng Ân, Nậm Giôn, Chiềng Muôn.

13. Chanh leo

13.1. Diện tích, sản lượng

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2025

Năm 2030

1

Diện tích

Ha

1.500

2.000

2

Sản lượng

Tấn

15.000

20.000

13.2. Vùng trồng chanh leo nguyên liệu

TT

Huyện

Địa điểm vùng nguyên liệu phục vụ cơ sở chế biến

1

Huyện Mộc Châu

Thị trấn Nông trường Mộc Châu; Các xã: Chiềng Sơn, Chiềng Hắc.

2

Huyện Thuận Châu

Các xã: Phổng Lái, Chiềng Bôm, Phổng Lập.

3

Huyện Phù Yên

Các xã: Mường Do, Tân Lang, Mường Cơi, Kim Bon.

4

Huyện Mai Sơn

Các xã: Chiềng Sung, Hát Lót.

5

Huyện Vân Hồ

Các xã: Chiềng Khoa, Lóng Luông, Vân Hồ, Chiềng Yên, Liên Hòa, Song Khủa, Suối Bàng, Tô Múa.

14. Sơn tra

14.1. Diện tích, sản lượng

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2025

Năm 2030

1

Diện tích

Ha

5.000

10.000

2

Sản lượng

Tấn

25.000

40.000

14.2 Vùng trồng sơn tra nguyên liệu

TT

Huyện

Địa điểm vùng nguyên liệu phục vụ cơ sở chế biến

1

Huyện Thuận Châu

Các xã: Mường É, Chiềng Bôm, Co Mạ, Long Hẹ, Nậm Lầu, Bản Lầm, Phổng Lái.

2

Huyện Mường La

Các xã: Ngọc Chiến, Chiềng Công, Chiềng Muôn.

3

Huyện Bắc Yên

Các xã: Làng Chếu, Hang Chú Xím Vàng, Tà Xùa, Háng Đồng.

15. Dừa

15.1. Diện tích, sản lượng

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2025

Năm 2030

1

Diện tích

Ha

9.000

14.000

2

Sản lượng

Tấn

120.000

200.000

15.2. Vùng trồng dứa nguyên liệu: 188 xã trên địa bàn 12 huyện, thành phố.

16. Mắc ca

16.1. Diện tích, sản lượng

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2025

Năm 2030

1

Diện tích

Ha

2.000

5.000

2

Sản lượng

Tấn

12.000

300.000

16.2. Vùng trồng mắc ca nguyên liệu: Huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Vân Hồ.

17. Bò sữa

17.1. Số lượng, sản lượng

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2025

Năm 2030

1

Số lượng

Con

35.000

50.000

2

Sản lượng sữa tươi

Tấn

98.000

120.000

17.2. Vùng nuôi bò sữa tập trung

TT

Huyện

Địa điểm vùng nguyên liệu phục vụ cơ sở chế biến

1

Huyện Mộc Châu

Xã Tân Lập

2

Huyện Vân Hồ

Các xã: Vân Hồ, Lóng Luông.

18. Đàn gia súc (Trâu, Bò thịt, Lợn thịt)

18.1. Số lượng, sản lượng

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2025

Năm 2030

1

Số lượng

Con

 

 

-

Trâu

Con

130.095

133.190

-

Bò thịt

Con

318.323

324.490

-

Lợn thịt

Con

588.802

693.242

2

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

 

 

-

Thịt trâu

Tấn

5.145

5.490

-

Thit bò

Tấn

5.577

6.210

-

Thịt lợn

Tấn

46.565

49.440

18.2. Vùng chăn nuôi gia súc (Trâu, Bò thịt, lợn thịt)

STT

Huyện, thành

Địa điểm vùng nguyên liệu phục vụ cơ sở chế biến

1

TP. Sơn La

 

2

Huyện Thuận Châu

Chiềng Pha, Phỏng Lái, Phỏng Lăng, Chiềng Ly, Chiềng Bôm, Mường É, Liệp Tè, Mường Bám.

3

Huyện Quỳnh Nhai

Mường Giôn, Chiềng Bằng, Chiềng Khoang, Nậm Ét, Chiềng Khay, Mường Giàng, Cà Nàng.

4

Huyện Mường La

Pi Toong, Chiềng Lao, Ngọc Chiến, Mường Chùm, Mường Bú, Mường Trai và thị trấn ít Ong.

5

Huyện Sông Mã

Chiềng Khương, Chiềng Cang, Mường Hung, Nà Nghịu, Yên Hưng, Nậm Ty, Chiềng Sơ, Mường Cai, Mường Sại.

6

Huyện Sốp Cộp

Mường Và, Mường Lạn, Púng Bánh, Mường Lèo, Sam Kha, Nậm Lạnh, Dồm Cang.

7

Huyện Mai Sơn

Mương Bằng, Mường Bon, Hát Lót, Cò Nòi, Chiềng Nơi, Phiêng Cằm, Phiêng Pằn, Tà Hộc.

8

Huyện Yên Châu

Chiềng Đông, Chiềng Pằn, Chiềng Khoi, Chiềng Hặc, Tú Nang, Phiêng Khoài.

9

Huyện Mộc Châu

Chiềng Sơn, Quy Hướng, Tà Lại, Tân Hợp, Tân Lập, Hua Păng, Lóng Sập.

10

Huyện Vân Hồ

Chiềng Khoa, Lóng Luông, Mường Tè, Song Khủa, Tân Xuân, Vân Hồ, Xuân Nha, Chiềng Xuân.

11

Huyện Bắc Yên

Pắc Ngà, Song Pe, Phiêng Côn, Chiềng Sại, Mường Khoa, Hồng Ngài, Chim Vàn.

12

Huyện Phù Yên

Tường Hạ, Đá Đỏ, Sập Xa, Kim Bon, Suối Bau, Suối Tọ, Mường Bang, Mường Do, Mường Lang, Tân Lang, Mường Cơi, Mường Thải, Huy Tân, Quang Huy, Huy Thượng, Huy Bắc, Huy Tường, Tường Phù, Gia Phù.

19. Đàn gia cầm (Gà, thủy cầm)

19.1. Số lượng, sản lượng

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2025

Năm 2030

1

Số lượng

 

 

 

-

Con

5.750.000

6.800.000

-

Thủy cầm

Con

1.180.000

996.400

2

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

12.733

20.690

3

Sản lượng trứng

Triệu quả

80

150

19.2. Vùng chăn nuôi gia cầm (Gà, thủy cầm)

STT

Địa điểm

Địa điểm vùng nguyên liệu phục vụ cơ sở chế biến

1

TP. Sơn La

 

2

Huyện Thuận Châu

Chiềng Pha, Tông Lạnh, Chiềng Pấc, Bon Phặng, Mường É, Mường Khiêng, Bó Mười.

3

Huyện Quỳnh Nhai

PM Pha Khinh, Mường Giôn, Chiềng Khay, Mường Giàng, Mường Sại, Chiềng Khoang, Nậm Ét.

4

Huyện Mường La

Mường Chùm, Mường Bú, Nặm Păm, Pi Toong, Hua Trai, Chiềng Lao, Ngọc Chiến.

5

Huyện Sông Mã

Chiềng Khương, Chiềng Cang, Chiềng Khoong, Mường Cai, Huổi Một, Nà Nghịu, Chiềng Phung, Mường Lầm, Chiêng En.

6

Huyện Sốp Cộp

Mường Và, Mường Lạn, Nậm Lạnh, Dồm Cang, Púng Bánh, Sốp Cộp.

7

Huyện Mai Sơn

Mường Bằng, Chiềng Ban, Chiềng Mung, Mường Bon, Hát Lót, Cò Nòi, Chiềng Lương, Nà Ớt.

8

Huyện Yên Châu

Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Tú Nang, Lóng Phiêng, Phiêng Khoài, Yên Sơn.

9

Huyện Mộc Châu

Chiềng Hắc, Chiềng Sơn, Đông Sang, Mường Sang, Tà Lại, Tân Hợp, Tân Lập.

10

Huyện Vân Hồ

Quang Minh, Mường Tè, Song Khủa, Suối Bàng, Liên Hòa, Chiềng Yên, Lóng Luông.

11

Huyện Bắc Yên

Pắc Ngà, Chim Vàn, Song Pe, Mường Khoa, Chiềng Sại, Tạ Khoa, Phiêng Ban.

12

Huyện Phù Yên

Huy Tân, Quang Huy, Huy Hạ, Huy Tường, Tường Phù, Gia Phù, Mường Cơi, Tân Lang, Mường Bang, Mường Do, Mường Thải, Mường Lang, Huy Thượng, Huy Bắc, Tường Hạ, Tường Thượng, Tường Phong, Suối Bau, Kim Bon, Suối Tọ.

20. Vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên địa bàn các huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu, Bắc Yên, Phù Yên.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2021 tổ chức thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Sơn La ban hành

  • Số hiệu: 83/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 29/03/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Nguyễn Thành Công
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản