Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1986/QĐ-UBND | Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 26 tháng 07 năm 2018 |
BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 3025/TTr-STNMT ngày 13 tháng 6 năm 2018 về việc đề nghị ban hành Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1986/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2018 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Thực hiện quy định của Luật Khoáng sản, Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khoáng sản, bảo vệ có hiệu quả tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh như sau:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
I. Tiềm năng khoáng sản và quy hoạch khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Theo Báo cáo Biên hội Bản đồ địa chất - khoáng sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tỷ lệ 1:50.000 do Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường và Sở Công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam thực hiện năm 2003, dựa vào đặc điểm cấu trúc địa chất - khoáng sản, các yếu tố khống chế quặng, các dấu hiệu tìm kiếm khoáng sản; mức độ nghiên cứu, điều tra, thăm dò, khai thác khoáng sản; cũng như các yếu tố về điều kiện khai thác, kinh tế, địa lý, giao thông, vận tải,..., trên Bản đồ địa chất - khoáng sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tỷ lệ 1:50.000 (Biên hội) đã thể hiện 4 cấp triển vọng khoáng sản (phân loại theo QCVN 49:2012/BTNMT, Phụ lục 2, trang 27-29):
Cấp A- diện tích rất có triển vọng: có các yếu tố khống chế quặng và dấu hiệu tìm kiếm khoáng sản rõ ràng, thuận lợi; có các mỏ đã được điều tra chi tiết hóa, một vài mỏ đã thăm dò hoặc đã và đang khai thác với quy mô công nghiệp; nhu cầu nguyên liệu đối với thị trường lớn, điều kiện khai thác, giao thông thuận lợi, gần nơi tiêu thụ. Những diện tích này cần tiến hành thăm dò và thăm dò mở rộng để tăng trữ lượng hoặc nâng cấp trữ lượng ở các mỏ đã và đang khai thác.
Cấp B- diện tích có triển vọng: có các yếu tố khống chế quặng, dấu hiệu tìm kiếm khoáng sản rõ ràng, thuận lợi, có một số mỏ đã được điều tra chi tiết hóa, nhiều nơi nhân dân đã và đang khai thác, điều kiện khai thác và giao thông thuận lợi nhưng có thể còn cách khá xa các điểm dân cư tập trung. Những diện tích này cần tiến hành điều tra chi tiết và đánh giá để có thể chọn đối tượng thích hợp và diện tích thăm dò.
Cấp C- diện tích chưa rõ hoặc ít triển vọng: có các yếu tố khống chế quặng thuận lợi nhưng còn ít dấu hiệu tìm kiếm, chưa có các công trình nghiên cứu, điều tra khoáng sản, điều kiện khai thác; tuy thuận lợi nhưng lại xa dân cư, xa nơi tiêu thụ. Những diện tích này cần điều tra bổ sung nhằm dự trữ nguồn nguyên liệu khoáng.
Cấp D- diện tích coi là không có triển vọng (theo mức độ tài liệu tới năm 2003): các yếu tố khống chế quặng chưa nghiên cứu được nhiều, ít dấu hiệu tìm kiếm hoặc những diện tích có địa hình thấp trũng, vùng tập trung đông dân cư hoặc xa dân cư, vùng giao thông khó khăn, những diện tích ven biển, đảo cần bảo vệ cảnh quan, môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, hoặc những diện tích tuy có khoáng sản nhưng trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay nếu khai thác sẽ không có hiệu quả.
Bảng tổng hợp số vùng và diện tích theo cấp triển vọng khoáng sản
STT | Khoáng sản | Cấp A | Cấp B | Cấp C | Cộng | ||||
Số vùng | Diện tích (Km2) | Số vùng | Diện tích (Km2) | Số vùng | Diện tích (Km2) | Số vùng | Diện tích (Km2) | ||
1 | Đá granit + đá ryolit xây dựng | 3 | 35,3 | 4 | 17,4 | 2 | 3,0 | 9 | 55,7 |
2 | Sét gạch ngói |
|
| 3 | 12,0 |
|
| 3 | 12,0 |
3 | Bentonit | 1 | 2,2 |
|
|
|
| 1 | 2,2 |
4 | Cát xây dựng |
|
| 4 | 48,2 |
|
| 4 | 48,2 |
5 | Cát thủy tinh | 2 | 4,2 | 1 | 11,0 |
|
| 3 | 15,2 |
6 | Cát san lấp + Laterit |
|
| 7 | 108,0 | 2 | 31,0 | 9 | 139,0 |
7 | Than bùn |
|
| 1 | 1,2 |
|
| 1 | 1,2 |
8 | Puzolan+Bazan xây dựng | 2 | 13,0 | 6 | 60,9 | 1 | 0,5 | 9 | 74,4 |
9 | Đá gabro ốp lát | 1 | 2,0 |
|
|
|
| 1 | 2,0 |
10 | Nước khoáng | 5 |
| 3 |
|
|
| 8 |
|
| Cộng | 14 | 56,7 | 29 | 258,7 | 5 | 34,5 | 48 | 349,9 |
Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 30/2016/QĐ-UBND ngày 07/9/2016, loại hình khoáng sản, số điểm mỏ và trữ lượng như sau:
Loại hình khoáng sản | Số điểm mỏ | Diện tích (ha) | Tổng TL | TL Quy hoạch khai thác |
Đá xây dựng | 25 | 725,64 | 141.677.000 | 29.573.000 |
Sét gạch ngói | 4 | 135,93 | 6.895.000 | 1.650.000 |
Cát xây dựng | 8 | 259,82 | 5.814.000 | 5.814.000 |
Vật liệu san lấp | 12 | 196,88 | 16.363.000 | 16.363.000 |
Đất cát nạo vét hồ |
|
| 27.250.000 | 27.250.000 |
Than bùn | 1 | 8 | 42.000 | 42.000 |
Toàn Tỉnh | 50 | 1.326,27 |
|
|
II. Công tác quản lý hoạt động khoáng sản
1. Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực khoáng sản như sau:
- Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 01/4/2014;
- Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND ngày 10/02/2015 về việc ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 10/02/2015 về việc ban hành Bảng quy định các hệ số quy đổi khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Quyết định số 30/2016/QĐ-UBND ngày 07/9/2016 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 về việc ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2017 (thay thế cho Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND ngày 10/02/2015).
Ngoài ra, UBND tỉnh còn ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành khác có liên quan, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh
2. Công tác cấp giấy phép và tình hình hoạt động khai thác của các doanh nghiệp
Tính đến thời điểm 30/5/2018 trên địa bàn tỉnh có 40 giấy phép khai thác khoáng sản đang còn hiệu lực (có 34 giấy phép thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh và 06 giấy phép thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Các hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản đều phù hợp quy hoạch khoáng sản, chặt chẽ về trình tự, thủ tục, bảo đảm đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường và đảm bảo thời gian cải cách thủ tục hành chính theo đúng quy định.
Trữ lượng khai thác của các Doanh nghiệp trong các năm gần đây được tổng hợp trong bảng sau (tính từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản):
TT | Sản phẩm | ĐVT | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Tổng |
1 | Đá xây dựng | m3 | 3.640.953 | 3.256.759 | 3.478.988 | 10.376.700 |
2 | Cát xây dựng | m3 | 71.300 | 58.050 | 46.153 | 175.503 |
3 | Vật liệu san lấp | m3 | 41.352 | 623.841 | 798.821 | 1.464.014 |
4 | Sét gạch ngói | m3 | 201.798 | 125.383 | 107.501 | 434.682 |
5 | Than bùn | tấn | 14.000 | 1.000 | 7.000 | 22.000 |
6 | Puzolan | tấn | 2.421.549 | 2.447.084 | 3.031.601 | 7.900.234 |
7 | Nước khoáng | m3 | 5.457 | 18.126 | 16.499 | 40.082 |
(Kèm theo Bảng tổng hợp các giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực)
3. Công tác đóng cửa mỏ khoáng sản
Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 49/50 trường hợp đã được UBND tỉnh ban hành quyết định đóng cửa mỏ với diện tích đóng cửa mỏ là 354,80 héc-ta, 01 trường hợp đang thực hiện công tác đóng cửa mỏ do Giấy phép khai thác vừa hết hạn vào cuối tháng 8/2017.
(Kèm theo Bảng tổng hợp các trường hợp đã có quyết định đóng cửa mỏ và các trường hợp đang thực hiện công tác đóng cửa mỏ).
4. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản
Công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản của các Doanh nghiệp được các Sở, ngành chức năng của tỉnh theo dõi, nắm bắt khá sát sao thông qua các đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất của cơ quan có thẩm quyền và qua các báo cáo của doanh nghiệp. Qua đó đã kịp thời yêu cầu Doanh nghiệp chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại trong hoạt động khai thác khoáng sản. Nhìn chung các Doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh cơ bản chấp hành đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Trong các năm vừa qua không có tai nạn lao động nghiêm trọng nào xảy ra.
Đối với hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, tính từ đầu năm 2015 đến tháng 5/2018, các Đoàn Kiểm tra liên ngành, các ngành chức năng và UBND các huyện, thành phố đã thực hiện trên 1.950 buổi kiểm tra, phát hiện và xử lý 511 trường hợp khai thác khoáng sản trái phép, khởi tố điều tra 01 vụ (với 52 đối tượng và 16 phương tiện vi phạm); thu giữ 234 máy bơm cát, 15 ghe, 07 sà lan, 03 máy xúc, 02 máy đào và 01 ô tô; tịch thu trên 23,3 ngàn mét khối cát; xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 11.644.851.500 đồng; trình UBND Tỉnh thu hồi 01 giấy phép khai thác khoáng sản. Kiểm điểm, xử lý trách nhiệm 13 cán bộ, công chức và phê bình Chủ tịch UBND 05 xã để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý.
Ngoài ra, các ngành chức năng của tỉnh đã tăng cường công tác nắm tình hình về việc sử dụng khoáng sản có nguồn gốc không hợp pháp tại các cơ sở chế biến khoáng sản, các Dự án có sử dụng khoáng sản; việc buôn bán, vận chuyển, xuất khẩu trái phép khoáng sản và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh. Tổng cộng từ tháng 4/2015 đến nay đã tổ chức 09 vụ kiểm tra, qua đó phát hiện 02 vụ chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của khoáng sản (cát) và các giấy phép có liên quan, vụ việc đã được chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng xử lý.
5. Tồn tại, hạn chế:
Mặc dù công tác quản lý hoạt động khoáng sản thời gian qua đã được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh chỉ đạo sát sao và được các Sở, ngành chức năng và UBND các địa phương quan tâm, tập trung thực hiện nhưng vẫn còn những tồn tại như sau:
- Hoạt động khai thác khoáng sản không phép, trái phép vẫn còn diễn ra ở một số nơi, nhất là đất cát xây dựng và làm vật liệu san lấp, đá chẻ, gây thất thoát tài nguyên, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và an ninh trật tự ở một số địa phương;
- Nguồn cung ứng vật liệu san lấp, cát xây dựng phục vụ hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, dịch vụ, hệ thống đường liên cảng, cảng biển... còn thiếu hụt nhiều so với nhu cầu thực tế;
- Một số mỏ khoáng sản nằm trong quy hoạch nhưng khó triển khai thực hiện cấp phép khai thác, một số mỏ đã được cấp giấy phép khai thác nhưng doanh nghiệp vẫn chưa triển khai khai thác;
- Tình trạng các xe vận chuyển vật liệu, khoáng sản chở quá tải, rơi vãi vật liệu trên đường, phóng nhanh gây nguy cơ mất an toàn giao thông, hư hỏng, xuống cấp công trình đường bộ và ảnh hưởng đến dân cư trên tuyến đường vận chuyển.
Nguyên nhân:
- Một số chính quyền cấp cơ sở chưa chú trọng đến công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác;
- Lợi nhuận từ việc khai thác trái phép đem lại rất lớn, trong khi đó chế tài hiện nay chủ yếu tập trung vào việc xử phạt vi phạm hành chính là chưa đủ mạnh để mang tính răn đe (mặc dù Bộ luật hình sự hiện hành có quy định về hành vi khai thác tài nguyên nhưng vẫn chưa xử lý trường hợp nào), dẫn đến tình trạng các đối tượng vi phạm ngày càng manh động, hoạt động có tổ chức, cắt cử người theo dõi hoạt động của lực lượng chức năng để đối phó, có trường hợp sẵn sàng chống trả người thi hành công vụ;
- Một số quy định trong các văn bản pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan còn bất cập, chưa phù hợp với thực tế, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. Công tác ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản chưa được kịp thời, đầy đủ.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC
I. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì tham mưu UBND tỉnh: ban hành các văn bản chỉ đạo công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; Kịp thời huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép tại địa phương.
2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường đối với các dự án khai thác, chế biến khoáng sản theo thẩm quyền; xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường, trình UBND Tỉnh đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép khai thác, giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án khai thác, chế biến khoáng sản không thực hiện theo cam kết và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra của Đoàn kiểm tra theo Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 10/01/2018 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hoạt động khai thác khoáng sản và tài nguyên nước không phép, trái phép trên phần đất liền và huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 47/QĐ-UBND hàng năm, tham mưu UBND tỉnh các biện pháp quản lý cần thiết nhằm tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
4. Phối hợp với Cục Thuế tỉnh kiểm soát chặt chẽ sản lượng khai thác khoáng sản thực tế của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
5. Thông báo bàng văn bản cho các tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác khoáng sản về những vi phạm và thời hạn để khắc phục khi các tổ chức, cá nhân vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 2 Điều 42; các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản năm 2010 theo sự ủy quyền của UBND tỉnh.
6. Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương, Sở Xây dựng, các Sở ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) trong việc quản lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Cung cấp các thông tin về giấy phép khai thác khoáng sản cho các cơ quan quản lý nhà nước khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
II. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Tổ chức thẩm định công nghệ các dự án chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo thẩm quyền.
2. Tăng cường kiểm tra chất lượng khoáng sản vật liệu xây dựng, đặc biệt là chất lượng cát xây dựng, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.
3. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở ngành chức năng và UBND cấp huyện trong việc quản lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy định của Bộ Xây dựng.
III. Trách nhiệm của Sở Công Thương
1. Tổ chức kiểm tra, xử lý theo quy định đối với các cơ sở chế biến khoáng sản sử dụng công nghệ lạc hậu, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; các cơ sở chế biến khoáng sản, các dự án sử dụng khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, đặc biệt là vật liệu san lấp.
2. Tăng cường kiểm tra và ngăn chặn, xử lý việc mua bán khoáng sản không rõ nguồn gốc, xuất xứ, việc xuất khẩu lậu khoáng sản trên địa bàn theo thẩm quyền.
3. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở ngành chức năng và UBND cấp huyện trong việc quản lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của Bộ Công Thương.
IV. Trách nhiệm của Sở Giao thông Vận tải
1. Làm trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với:
a) Các hoạt động khai thác, mua bán, vận chuyển, tập kết cát sỏi lòng sông, ven biển; các hoạt động nạo vét luồng lạch trên sông biển và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản trái phép;
b) Các phương tiện vận chuyển khoáng sản quá tải, gây ô nhiễm môi trường, xuống cấp cơ sở hạ tầng;
c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của UBND thành phố Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức kiểm tra hoạt động khai thác, mua bán, vận chuyển, tập kết khoáng sản tại những khu vực lòng sông giáp ranh theo Quy chế phối hợp số 37/QCPH-TPHCM-BRVT-ĐN-BD-TN-LA-TG-BP-LĐ ngày 06/01/2017.
2. Rà soát, xây dựng trình UBND Tỉnh phê duyệt quy hoạch cảng, bến bãi tập kết cát sỏi lòng sông, ven biển theo quy định; xây dựng phương án, địa điểm hạ tải các phương tiện chở quá tải tại các điểm nút giao thông nhằm ngăn chặn hữu hiệu việc vận chuyển trái phép cát, sỏi lòng sông;
3. Tham mưu UBND Tỉnh xem xét, bố trí khu vực lưu giữ phương tiện thủy khai thác, vận chuyển khoáng sản không phép.
4. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở ngành chức năng và UBND cấp huyện trong việc quản lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
V. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Thực hiện đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở ngành chức năng và UBND cấp huyện trong việc quản lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
VI. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh
1. Chủ động tiến hành thanh tra, kiểm tra hoặc chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản trong phạm vi đất quốc phòng và liên quan đến lĩnh vực quốc phòng.
2. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở ngành chức năng và UBND cấp huyện trong việc quản lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh; quản lý tốt các vị trí cấm hoạt động khoáng sản thuộc lĩnh vực quốc phòng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
VII. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
1. Thực hiện đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực biên giới, hải đảo.
2. Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở ngành, chức năng, UBND cấp huyện trong việc quản lý hoạt động mua bán, vận chuyển, khai thác khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn biên giới biển.
VIII. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình thực hiện các dự án nạo vét hồ thủy lợi, đảm bảo hoạt động nạo vét của chủ đầu tư và đơn vị thi công tuân thủ đúng hồ sơ thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
2. Chủ động phát hiện, kịp thời thông báo và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở ngành, chức năng, UBND cấp huyện xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản xảy ra trong các khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng bảo tồn, các khu vực kênh mương, thủy lợi, đê điều và các khu vực khác thuộc thẩm quyền quản lý của ngành.
IX. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành có liên quan, UBND cấp huyện căn cứ thực tế nguồn thu hàng năm từ hoạt động khai thác khoáng sản, tham mưu UBND Tỉnh trình HĐND Tỉnh thông qua dự toán chi ngân sách hỗ trợ để nâng cấp, cải tạo các hạng mục công trình cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định tại Khoản 1 Điều 15, Nghị định 158/2016/NĐ-CP.
Các hạng mục công trình được hỗ trợ để nâng cấp, cải tạo phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chí quy định tại Khoản 2 Điều 15, Nghị định 158/2016/NĐ-CP.
2. Đảm bảo kinh phí cho các hoạt động Bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác cho các Sở, ngành và địa phương theo quy định.
X. Trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành khác có liên quan
1. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu:
a) Tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân, doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản; bảo vệ tài nguyên khoáng sản;
b) Chủ động phát hiện, cập nhật số liệu, đưa thông tin chính xác, kịp thời về những hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ở các địa phương để cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Các Sở, Ban, Ngành có liên quan: trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ đội biên phòng tỉnh và UBND cấp huyện trong việc quản lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
XI. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
1. Chủ trì phổ biến và triển khai phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.
2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, mua bán, vận chuyển khoáng sản trái phép; huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn nhằm phát hiện, ngăn chặn, giải tỏa kịp thời hoạt động khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc được báo tin xảy ra trên địa bàn; Kịp thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo xử lý trong trường hợp không ngăn chặn được hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản.
Xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là đối với các trường hợp vi phạm có tổ chức với quy mô lớn, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm, các trường hợp bao che cho hoạt động khai thác khoáng sản trái phép như chuyển cơ quan điều tra truy tố trước pháp luật; thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xử phạt vi phạm hành chính; tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả để đảm bảo an toàn, phục hồi cảnh quan môi trường khu vực.
3. Chỉ đạo Công an huyện, Ban Chỉ huy quân sự huyện tăng cường công tác nắm tình hình, kịp thời báo cáo cho UBND huyện về các điểm khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn (vị trí, địa điểm, quy mô, đối tượng thực hiện) để UBND huyện chỉ đạo kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền.
4. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) thực hiện đầy đủ, nghiêm túc công tác quản lý nhà nước về khoáng sản nói chung và công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản nói riêng.
5. Tổ chức làm việc với lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cấp xã để quán triệt, nâng cao nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cơ sở trong việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. Trường hợp phát hiện cán bộ, đảng viên có hành vi “bảo kê”, tiếp tay, bao che, dung túng thì tùy tính chất, mức độ vi phạm phải xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng và quy định của pháp luật.
6. Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu cho UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn, đồng gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp chung. Báo cáo định kỳ hàng năm gửi về UBND Tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 02 của năm kế tiếp và phải thể hiện được các nội dung chính: tình hình chung; kết quả thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn; các đề xuất, kiến nghị (nếu có).
7. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Xây dựng và các cơ quan hữu trách trong việc quản lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.
XII. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện
1. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc xử lý không dứt điểm để diễn ra kéo dài.
2. Kết quả thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản là một tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của Chủ tịch UBND cấp huyện.
XIII. Trách nhiệm của UBND cấp xã
1. Phát hiện và thực hiện các giải pháp ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện; trường hợp vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo UBND cấp huyện để chỉ đạo công tác giải tỏa; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản.
2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản đến khu phố/thôn/xóm; vận động nhân dân địa phương không khai thác, thu mua, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép; thực hiện Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.
3. Bố trí hoặc báo cáo UBND cấp huyện bố trí các địa điểm tạm giữ phương tiện phục vụ hoạt động khai thác khoáng sản không phép trên địa bàn.
4. Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu cho UBND cấp huyện tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn, đồng gửi cho Phòng Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp chung. Báo cáo định kỳ hàng năm gửi về UBND cấp huyện và Phòng Tài nguyên và Môi trường trước ngày 25 tháng 12 của năm báo cáo và phải thể hiện được các nội dung chính: tình hình chung; kết quả thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn; các đề xuất, kiến nghị (nếu có).
XIV. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã
1. Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND cấp huyện khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý, xử lý không dứt điểm để diễn ra kéo dài hoặc không kịp thời báo cáo UBND cấp huyện để chỉ đạo công tác giải tỏa, xử lý.
2. Kết quả thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản là một tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của Chủ tịch UBND cấp xã.
XV. Trách nhiệm của Trưởng thôn, xóm và người giữ các chức vụ tương đương
Trưởng thôn, xóm và người giữ chức vụ tương đương có trách nhiệm thông tin kịp thời cho chính quyền cấp xã, huyện khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.
I. Cơ chế xử lý thông tin liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản trái phép
1. Đối với các thông tin được tiếp nhận qua điện thoại, đường dây nóng: Đảm bảo thông tin sau khi được tiếp nhận được thông báo ngay cho trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường các địa phương để xử lý theo đúng thẩm quyền.
2. Đối với thông tin được tiếp nhận bàng văn bản: Cơ quan tiếp nhận thông tin căn cứ vào nội dung thông tin cung cấp để chủ động tổ chức kiểm tra, xử lý hoặc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo đúng quy định.
II. Đảm bảo kinh phí cho công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác
1. Hàng năm, UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Tài nguyên Môi trường lập dự toán chi cho công tác công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cùng với thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, gửi cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư. Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách và dự toán thu từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản năm kế hoạch được hưởng theo phân cấp; cơ quan Tài chính xem xét, tổng hợp phương án phân bổ chi ngân sách trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Đối với các Đoàn kiểm tra hoạt động khoáng sản theo kế hoạch khác, cơ quan lập kế hoạch kiểm tra phải xác định rõ kinh phí thực hiện, nguồn chi trong quá trình lập kế hoạch và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
III. Công tác phối hợp kiểm tra và trao đổi thông tin về kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm
1. Đối với công tác kiểm tra theo kế hoạch:
Cơ quan chủ trì có trách nhiệm gửi giấy mời đến các cơ quan phối hợp kiểm tra, đồng thời có văn bản thông báo kế hoạch kiểm tra kèm theo những yêu cầu cụ thể để tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo và các hồ sơ có liên quan; Cơ quan được mời phối hợp kiểm tra có trách nhiệm phân công, điều động cán bộ có chuyên môn và vị trí công tác phù hợp tham gia đoàn kiểm tra. Cán bộ được phân công tham gia đoàn kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung, hồ sơ có liên quan; tham gia đoàn kiểm tra đầy đủ theo kế hoạch. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ báo cáo và các hồ sơ có liên quan theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, cử đại diện có thẩm quyền làm việc với đoàn kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ.
2. Đối với công tác kiểm tra ngoài kế hoạch:
Cơ quan chủ trì có trách nhiệm gửi giấy mời đến các cơ quan phối hợp kiểm tra, đồng thời có văn bản thông báo kế hoạch kiểm tra kèm theo những yêu cầu cụ thể để tổ chức, cá nhân cá nhân thuộc đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo và các hồ sơ có liên quan. Trong trường hợp đặc biệt cần tiến hành kiểm tra đột xuất nhằm ngăn chặn ngay hoạt động khoáng sản trái phép hoặc ngăn chặn ngay nguy cơ xảy ra mất an toàn, cảnh quan môi trường, việc tổ chức phối hợp kiểm tra có thể thông qua hình thức liên lạc điện thoại trực tiếp và có thể không thông báo trước cho tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra.
Cơ quan được mời phối hợp kiểm tra, cán bộ được phân công tham gia đoàn kiểm tra và tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng kiểm tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các yêu cầu như công tác kiểm tra theo kế hoạch.
3. Các Sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện có trách nhiệm cung cấp thông tin về kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khoáng sản hàng tháng về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
UBND Tỉnh yêu cầu các Sở ngành, UBND cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các Sở ngành, UBND cấp huyện và các tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND Tỉnh xem xét, điều chỉnh phù hợp.
BẢNG TỔNG HỢP CÁC GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐANG CÒN HIỆU LỰC ĐẾN 30/5/2018
(Kèm theo Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
TT | Tổ chức, cá nhân được cấp phép | Vị trí khu vực hoạt động khoáng sản | Số giấy phép/ ngày cấp | Ngày hết hạn | Diện tích (ha) | Trữ lượng (m3) | Công suất m3/năm | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A. CÁC TRƯỜNG HỢP THUỘC THẨM QUYỀN CẤP PHÉP CỦA UBND TỈNH: 34 |
| 458,60 | 93.748.263 |
|
| |||
I. Đá xây dựng: 17 |
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Cty Cổ phần khoáng sản Vũng Tàu | Mỏ đá xây dựng Châu Pha, thị xã Phú Mỹ | 490 QĐ/QLTN 14/02/1996 | 14/2/2026 | 44,00 | 6.854.750 | 200.000 | Đang khai thác |
2 | Mỏ đá xây dựng Long Hương thành phố Bà Rịa | 489 QĐ/QLTN 14/02/1996 | 14/02/2026 | 23,00 | 5.175.834 | 150.000 | Đang khai thác | |
3 | Công ty TNHH KT và SX đá Hương Phong | Mỏ đá xây dựng lô 8B Núi Dinh, thành phố Bà Rịa | 1716QĐ/QLTN 15/8/1998 | 15/8/2020 | 40,40 | 6.534.000 | 297.000 | Đang khai thác |
4 | Công ty CP Vật liệu xây dựng DIC | Mỏ Đá xây dựng lô 1, thị xã Phú Mỹ | 26/GP-UBND 16/7/2008 | 16/7/2021 | 10,67 | 2.252.100 | 185.000 | Đang tạm dừng khai thác |
5 | Công ty CP Lộc An | Mỏ đá xây dựng Lô 2B, thị xã Phú Mỹ | 39/GP.UBND 24/11/2008 | 24/11/2022 | 7,73 | 1.535.500 | 120.000 | Đang khai thác |
6 | Công ty CP Phước Hòa Fico | Mỏ Đá xây dựng Núi Ông Trịnh, thị xã Phú Mỹ | 13/GP-UBND 30/7/2009 | 31/12/2025 (khai trường I và II) 31/12/2023 (kh | 93,36 | 16.000.000 | 1.000.000 | Đang khai thác |
7 | Công ty TNHH khai thác sản xuất VLXD Thuận Lập | Mỏ đá lô 14, Núi Thị Vải, thị xã Phú Mỹ | 16/GP-UBND 25/8/2009 | 25/8/2039 | 50,00 | 17.000.000 | 600.000 | Đang khai thác |
8 | Công ty CP Thanh Tâm | Mỏ đá xây dựng lô 11A xã Tân Phước, thị xã Phú Mỹ | 15/GP-UBND ngày 09/4/2018 | 09/4/2036 | 34,53 | 12.586.000 | 750.000 | Đang khai thác |
9 | Công ty Cổ phần Thành Chí | Mỏ Đá xây dựng lô 3+4, Núi Ông Câu, thị xã Phú Mỹ | 03/GP-UBND 16/3/2011 | 16/9/2022 | 34,72 | 7.468.300 | 700.000 | Đang khai thác |
10 | Công ty TNHH Bình Phương | Mỏ đá xây dựng lô 13, thị xã Phú Mỹ | 11/GP-UBND 30/3/2011 | 30/3/2023 | 34,15 | 2.972.000 | 250.000 | Đang khai thác |
11 | Công ty TNHH DVTM&DL Vũng Tàu | Mỏ đá xây dựng ấp 4, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ | 13/GP-UBND 07/04/2011 | 7/4/2027 | 8,00 | 1.453.000 | 100.000 | Chưa khai thác, chưa hoàn tất thuê đất |
12 | Công ty Cổ phần Phú Đức Chính | Mỏ đá xây dựng lô 14A, Núi Thị Vải, thị xã Phú Mỹ | 30/GP-UBND ngày 21/8/2017 | 21/8/2036 | 34,88 | 9.075.327 | 500.000 | Đang khai thác |
13 | Công ty TNHH XDTMDV Minh Tuấn | Mỏ đá xây dựng Núi Lá, huyện Xuyên Mộc (Mở rộng) | 21GP-UBND 15/8/2016 | 15/8/2034 | 14,09 | 1.211.035 | 70.000 | Đang khai thác |
14 | Công ty TNHH Việt Châu | Mỏ đá Khe Suối Ngọt 1, thị xã Phú Mỹ | 04/GP-UBND 02/10/2013 | 2/10/2028 | 4,67 | 478.436 | 35.000 | Đang khai thác |
15 | Công ty TNHH Việt Tiến | Mỏ đá XD lô 11B, xã Tân Phước, thị xã Phú Mỹ | 14/GP-UBND 07/6/2016 | 6/7/2027 | 6,71 | 1.035.157 | 100.000 | Đang khai thác |
16 | Công ty TNHH Khai thác đá Phú Sơn | Mỏ Đá xây dựng Núi Trọc 2, thị xã Phú Mỹ | 65/GP-UBND 13/10/2015 | 13/03/2026 | 3,15 | 763.710 | 80.000 | Đang khai thác |
17 | Công ty TNHH đá Hóa An I | Mỏ đá lô 3B, xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ | 16/GP-UBND ngày 20/6/2017 | 20/6/2029 | 14,54 | 1.353.114 | 120.000 | Đang khai thác |
II. Cát xây dựng: 05 |
|
|
| 72,67 | 4.756.225 |
|
| |
1 | Công ty TNHH Hạnh Dũng | Mỏ cát xây dựng 55, xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc | 04/GP.UBND 11/01/2010 | 11/1/2020 | 12,28 | 398.276 | 45.000 | Đang khai thác |
2 | Công ty TNHH Xây dựng khai thác Bảo Châu | Mỏ cát xây dựng 55, xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc | 06/GP-UBND 27/01/2010 | 27/1/2020 | 15,56 | 463.180 | 45.000 | Đang khai thác |
3 | Công ty TNHH MTV TDC Tân Nghĩa | Mỏ VLSL và CXD hạ lưu Rạch Chanh, xã Tân Hòa, thị xã Phú Mỹ | 51/GP-UBND 21/8/2015 | 8/12/2020 | 25,00 | 2.919.775 | CXD: 140.000 VLSL: 121.000 | Chưa khai thác, chưa hoàn tất thuê đất |
4 | Công ty CP Dịch vụ Hậu cần Tân Cảng | Mỏ VLSL số 69 xã Tam Phước, huyện Long Điền | 16/GP-UBND 12/5/2011 | 12/8/2021 | 12,68 | CXD: 579.220 VLSL: 173.013 | CXD: 61.600 VLSL: 18.400 | Đang khai thác |
5 | Công ty TNHH DV XD Đại Lộc | Mỏ cát xây dựng 55, xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc | 37/GP-UBND ngày 02/6/2015 | 12/11/2026 | 7,15 | 222.761 | 20.000 | Chưa khai thác, chưa hoàn tất thuê đất |
III. Sét gạch ngói: 04 |
|
|
| 83,37 | 5.894.470 | 209.840 |
| |
1 | DNTN Gạch ngói Hợp Nhật Thành | Mỏ sét Mỹ Xuân 2, xã Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ | 11/GP-UBND ngày 01/4/2016 | 19/9/2022 | 42,00 | 2.164.126 | 90.000 | Đang khai thác |
2 | Công ty CP Gạch ngói gốm XD Mỹ Xuân | Mỏ sét gạch ngói Mỹ Xuân 1 mở rộng, thị xã Phú Mỹ | 21/GP-UBND 28/3/2007 | 28/3/2027 | 9,71 | 570.844 | 3.340 | Đang khai thác |
3 | Công ty TNHH xây lấp dịch vụ Tân Thịnh | Mỏ sét gạch ngói thôn 3 xã Suối Rao, huyện Châu Đức | 86/GP-UBND 30/12/2015 | 31/12/2045 | 14,16 | 1.445.500 | 49.000 | Chưa khai thác, chưa hoàn tất thuê đất |
4 | Công ty CP Vật liệu xây dựng DIC | Mỏ sét gạch ngói Mỹ Xuân 3, xã Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ | 21/GP-UBND 12/11/2009 | 12/11/2034 | 17,50 | 1.714.000 | 67.500 | Đang khai thác |
IV. Than bùn: 01 |
|
|
|
| 86.440 | 20.000 |
| |
1 | Công ty TNHH Trung Nam | Mỏ than bùn Bình Châu, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc | 05/GP-UBND 12/12/2013 | 12/12/2018 | 8,00 | 86440 (Tấn) | 20000 (Tấn/năm) | Đang khai thác |
V. Vật liệu san lấp: 7 |
|
|
| 59,72 | 2.717.812 | 333.900 |
| |
1 | Công ty TNHH XD Đông Nam | mỏ cát san lấp ấp An Bình, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ | 16/GP-UBND ngày 16/6/2016 | 16/12/2024 | 10,23 | 482.821 | 60.000 | Đang khai thác |
2 | Mỏ VLSL số 46, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ | 54/GP-UBND 21/8/2015 | 2/8/2024 | 6,41 | 273.369 | 35.000 | Đang khai thác | |
3 | Công ty TNHH Kinh doanh và đầu tư Nguyễn | Mỏ VLSL Bắc Bao Quan, xã Tóc Tiên - Châu Pha, thị xã Phú Mỹ | 43/GP-UBND ngày 19/9/2017 gia hạn GP 18/GP-UBND 08/7/2010 | 19/3/2024 | 22,53 | 858.000 | 120.000 | Đang khai thác |
4 | Công ty TNHH Phước Thuận | Mỏ cát xây dựng và vật liệu san lấp ấp 3, Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ | 25/GP-UBND 30/6/2011 | 30/10/2024 | 11,50 | 627.424 | 50.000 | Đang khai thác |
5 | Công ty TNHH XD TMDV Minh Tuấn | Mỏ VLSL Phước Tân huyện Xuyên Mộc | 50/GP-UBND ngày 17/8/2015 | 17/8/2030 | 5,45 | 295.498 | 20.000 | Chưa khai thác, chưa hoàn tất thuê đất |
6 | DNTN Hùng Châu | Mỏ VLSL 03 CĐ, 05 CĐ | 25/GP-UBND ngày 29/8/2016 | 29/8/2020 | 3,60 | 180.700 | 48.900 | Đang khai thác |
40.800 | 11.100 | |||||||
7 | Công ty Cổ phần Phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu | Mỏ CXD và VLSL Tây hồ Châu Pha, thị xã Phú Mỹ | 16/GP-UBND ngày 13/4/2018 | 13/4/2025 | 18,00 | 1.294.859 | 200.000 | Chưa khai thác, chưa hoàn tất thuê đất |
B. CÁC TRƯỜNG HỢP THUỘC THẨM QUYỀN CẤP PHÉP CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG: 6 |
|
|
| |||||
I. PUZOLAN: |
|
|
| 309,23 | 121.036.280 | 4.479.195 |
| |
1 | Công ty phần khoáng sản Vũng Tàu | Mỏ Puzolan Núi Đất, xã Long Phước, TP Bà Rịa | 2171QĐ/QLTN 03/8/1996 | 8/3/2026 | 48,21 | 11.394.405 | 300.000 | Đang khai thác |
2 | Mỏ Puzolan Núi Thơm, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ | 1220/QĐ-ĐCKS ngày 20/6/1998 | 20/6/2018 | 30,80 | 6.000.000 | 300.000 | Đang khai thác | |
3 | Công ty Cổ phần KS Minh Tiến | Mỏ Puzolan núi Giao Ninh, xã Bình Trung, huyện Châu Đức | 972/GP-BTNMT 27/6/2007 | 27/6/2032 | 40,10 | 15.479.875 | 619.195 | Đang khai thác |
4 | Cty CP XNK Đầu tư tổng hợp và hợp tác quốc tế (GELEXIM) | Mỏ puzolan núi Sao, xã Quảng Thành, huyện Châu Đức | 2307/GP-BTNMT 06/11/2008 | 06/11/2038 | 59,82 | 43.500.000 | 1.500.000 | Đang khai thác |
5 | Công ty TNHH Lê Chính | Mỏ Puzolan Gia Quy, xã Long Tân, huyên Đất Đỏ | 1508/GP-BTNMT 18/6/2015 | 18/6/2045 | 61,00 | 22.610.000 | 760.000 | Đang khai thác |
6 | Công ty TNHH Khoáng sản Hiệp Lực | Mỏ puzolan Núi Sò, xã Suối Rao, huyện Châu Đức | 2156/GP-BTNMT 07/11/2013 | 7/11/2037 | 69,30 | 22.052.000 | 1.000.000 | Đang khai thác |
BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH ĐÓNG CỬA MỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Kèm theo Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
TT | Tổ chức, cá nhân được cấp phép | Vị trí khu vực hoạt động khoáng sản | Số giấy phép/ ngày cấp | Diện tích cấp phép (ha) | Ngày hết hạn | Diện tích đóng cửa mỏ (ha) | Quyết định đóng cửa mỏ |
Tổng cộng: 49 trường hợp. |
|
| |||||
A. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐÃ HOÀN THÀNH CÔNG TÁC ĐÓNG CỬA MỎ, ĐƯỢC UBND TỈNH BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH ĐÓNG CỬA MỎ: 49 TRƯỜNG HỢP | |||||||
I. Huyện Tân Thành: 16 trường hợp |
|
| |||||
1 | Công ty TNHH XD & SX VLXD Bình Minh | Mỏ vật liệu san lấp Tóc Tiên | 729/GP.UBND 14/4/1997 | 30,00 |
| 30,00 | 2526/QĐ-UBND 14/9/2016 |
2 | DNTN Hứa Minh Quang | Mỏ VLSL ấp 6, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành | 05/GP.UBND 24/01/2005 | 1,50 | 24/07/2006 | 1,50 | 2530/QĐ-UBND 14/9/2016 |
3 | Công ty TNHH Hòa Bình | Lô 11C, ấp Song Vĩnh, xã Phước Tân, huyện Tân Thành | 27/GP.UBND 10/8/2005 | 3,90 | 10/8/2015 | 3,90 | 2534/QĐ-UBND 14/9/2016 |
4 | Cty TNHH MTV Ba Son | Mỏ VLSL ấp Láng Cát, xã Tân Hải, huyện Tân Thành | 32/GP.UBND 24/8/2005 | 3,00 | 24/08/2008 | 3,00 | 114/QĐ-UBND 18/01/2017 |
5 | Cty TNHH Thanh Tâm | Mỏ VLSL ấp Tân Ninh, xã Châu Pha, huyện Tân Thành | 28/GP.UBND 09/10/2006 | 2,93 | 10/06/2008 | 2,93 | 2528/QĐ-UBND 14/9/2016 |
6 | DNTN Đồng Tiến | Mỏ VLSL Song Vĩnh 2, xã Tân Phước | 30/GP.UBND 28/11/2006 | 2,97 | 10/06/2008 | 2,97 | 2527/QĐ-UBND 14/9/2016 |
7 | Cty CP Dầu khí Vũng Tàu | Khe Suối Ngọt, xã Tân Phước, huyện Tân Thành | 01/GP-UBND 08/01/2007 | 4,10 | 10/6/2008 | 4,10 | 177/QĐ-UBND 24/01/2017 |
8 | DNTN Hồng Quang | Mõ đá chẻ Khe Suối Ngọt 2, xã Tân Phước, huyện Tân Thành | 16/GP-UBND 07/02/2007 | 2,86 | 07/02/2012 | 2,86 | 2529/QĐ-UBND 14/9/2016 |
9 | DNTN Trúc Vân | Mỏ VLSL số 46 ấp 4, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành | 40/GP-UBND 06/9/2007 | 8,85 | 12/05/2011 | 8,85 | 2532/QĐ-UBND 14/9/2016 |
10 | Cty TNHH XD TM Cửu Long | Điểm mỏ VLSL 39 ấp 3, Tóc Tiên, Tân Thành | 13/GP.UBND 17/4/2008 | 5,35 | 17/04/2013 | 5,35 | 853/QĐ-UBND 12/4/2016 |
11 | Công ty TNHH MTV Ba Son | Mỏ vật liệu san lấp số 48, ấp Láng Cát, xã Tân Hải, huyện Tân Thành | 22/GP-UBND 03/6/2008 | 10,00 | 06/03/2013 | 10,00 | 854/QĐ-UBND 24/4/2015 |
12 | DNTN Thanh Hiền | Mỏ VLSL Suối Ngọt, xã Tân Phước, huyện Tân Thành | 25/GP-UBND 16/7/2008 | 1,50 | 16/7/2011 | 1,50 | 179/QĐ-UBND 24/01/2017 |
13 | Công ty Cổ phần sản xuất thương mại | Mỏ đá xây dựng Lô 0, xã Châu Pha, huyện Tân Thành | 23/GP-UBND 19/10/2010 | 24,66 | 19/10/2016 | 6,06 | 485/QĐ-UBND 09/3/2015 |
14 | Cty CP Dic số 4 | Mỏ VLSL Tân Phước, xã Tân Phước, huyện Tân Thành | 20/GP.UBND 24/5/2011 | 6,42 | 24/5/2016 | 6,42 | 178/QĐ-UBND 24/01/2017 |
15 | Công ty TNHH và SX VLXD Bình Minh | Mỏ VLSL Số 39, ấp 3 Tóc Tiên, huyện Tân Thành | 38/GP-UBND 24/8/2007 | 3,25 | 24/08/2012 | 3,25 | 2533/QĐ-UBND 14/9/2016 |
16 | Công ty Cổ phần Thành Chí | Mỏ VLSL Suối Ngọt, xã Tân Phước, huyện Tân Thành | 30/GP-UBND 28/6/2007 | 32,44 |
| 32,44 | 521/QĐ-UBND 01/3/2018 |
II. Huyện Long Điền: 7 trường hợp |
|
| |||||
1 | Cty TNHH XD Triều Phát | Mỏ VLSL số 70 xã Tam Phước, huyện Long Điền | 20/GP-UBND 28/3/2007 | 6,90 | 28/01/2012 | 6,90 | 2120/QĐ-UBND 05/8/2016 |
2 | Công ty CP Xây lắp điện 2 - Long Hải | Mỏ đá XD thị Trấn Long Hải, huyện Long Điền | 30/GP.UBND 15/8/2008 | 2,0718 | 15/08/2010 | 2,0718 | 2440/QĐ-UBND 28/8/2017 |
3 | DNTN Phước Phú | Mỏ VLSL số 69, xã Tam Phước, huyện Long Điền | 38/GP-UBND 09/10/2008 | 9,30 | 09/10/2013 | 9,30 | 3268/QĐ-UBND 17/11/2016 |
4 | Cty TNHH XD Đông Nam | Mỏ VLSL số 68, xã Tam Phước, huyện Long Điền | 29/GP.UBND 30/6/2011 | 7,70 | 31/12/2012 | 7,70 | 2926/QĐ-UBND 26/10/2016 |
5 | Cty TNHH Xây dựng Hà Nam | Mỏ VLSL tại xã An Ngãi, huyện Long Điền | 41/GP-UBND 06/9/2007 | 2,7 | 31/12/2008 | 2,7 | 2614/QĐ-UBND ngày 14/9/2017 |
6 | Cty TNHH Xây dựng Hà Nam | Mỏ VLSL số 68 xã An Ngãi - Tam Phước, huyện Long Điền | 23/GP-UBND 26/11/2009 | 6,39 | 26/11/2014 | 6,39 | 2613/QĐ-UBND ngày 14/9/2017 |
7 | Cty CP Đầu tư Lâm Thuận | Mỏ VLSL số 70, xã Tam Phước, huyện Long Điền | 27/GP-UBND 28/12/2009 | 4,43 | 28/12/2014 | 4,43 | 3180/QĐ-UBND 31/10/2017 |
III. Huyện Đất Đỏ: 15 trường hợp. |
|
| |||||
1 | DNTN Long Mỹ | Mỏ VLSL số 85 ấp An Bình, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ | 38/GP.UBND 05/12/2005 | 7,00 | 05/12/2010 | 7,00 | 1988/QĐ-UBND 25/7/2016 |
2 | Cty TNHH Phước Luân | Mỏ VLSL số 85, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ | 19/GP.UBND 11/8/2006 | 4,50 | 11/02/2011 | 4,50 | 2988/QĐ-UBND 31/10/2016 |
3 | Cty TNHH Ngọc Thảo | Mỏ đá chẻ xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ | 29/GP-UBND 21/5/2007 | 1,28 | 21/05/2012 | 1,28 | 1994/QĐ-UBND 25/7/2016 |
4 | Cty TNHH XD Ngọc Đáng - Út Thuận | Mỏ VLSL số 63, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ | 33/GP-UBND 15/8/2007 | 6,20 | 15/08/2012 | 6,20 | 2531/QĐ-UBND 14/9/2016 |
5 | Cty TNNH Phước Thọ | Mỏ đá chẻ xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ | 37/GP-UBND 24/8/2007 | 0,60 | 24/08/2012 | 0,60 | 1993/QĐ-UBND 25/7/2016 |
6 | Cty TNHH Xây dựng Hiệp Bình | Mỏ 67, xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ | 42/GP-UBND 17/9/2007 | 1,20 | 17/09/2012 | 1,20 | 1987/QĐ-UBND 25/7/2016 |
7 | Cty TNHH Cảnh Duy | Mỏ đá chẻ xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ | 33/GP.UBND 04/9/2008 | 1,71 | 04/09/2013 | 1,71 | 1992/QĐ-UBND 25/7/2016 |
8 | Cty TNHH Xây dựng Hà Nam | Mỏ VLSL số 85 ấp An Bình, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ | 05/GP.UBND 18/02/2009 | 3,00 | 05/12/2010 | 3,00 | 1999/QĐ-UBND 25/7/2016 |
9 | Cty CP Phát Thành | Mỏ VLSL số 85, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ | 10/GP-UBND 23/3/2010 | 4,00 | 28/12/2010 | 4,00 | 180/QĐ-UBND 24/01/2017 |
10 | Cty TNHH XD Triều Phát | Mỏ VLSL số 85, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ | 27/GP.UBND 30/6/2011 | 3,00 | 30/06/2014 | 3,00 | 2289/QĐ-UBND 22/8/2016 |
11 | Cty TNHH XD Đông Nam | Mỏ VLSL số 85, xã Lộc An. huyện Đất Đỏ (5,27 héc-ta) | 30/GP.UBND 30/6/2011 | 5,27 | 30/06/2014 | 5,27 | 49/QĐ-UBND 14/01/2016 |
12 | Cty TNHH XD Chiến Thắng | Mỏ VLSL số 85 ấp An Bình, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ | 32/GP.UBND 30/6/2011 | 5,00 | 30/12/2012 | 5,00 | 1998/QĐ-UBND 25/7/2016 |
13 | DNTN Long Mỹ | Mỏ CXD xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ | 35/GP.UBND 30/6/2011 | 5,20 | 30/06/2013 | 5,20 | 48/QĐ-UBND 14/01/2016 |
14 | Cty CP Đầu tư XD Phú Thịnh | Mỏ VLSL số 85 ấp An Bình, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ | 33/GP-UBND 30/6/2011 | 5,00 | 30/6/2012 | 5,00 | 181/QĐ-UBND 24/01/2017 |
15 | Cty TNHH Phú Mỹ | Điểm mỏ VLSL số 61, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ | 15/GP.UBND 02/5/2008 | 6,04 | 2/5/2013 | 6,04 | 3472/QĐ-UBND 30/11/2017 |
IV. Huyện Xuyên Mộc: 2 trường hợp |
|
| |||||
1 | Cty TNHH XDTMDV Minh Tuấn | Mỏ VLSL ấp Thanh Bình, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc. | 10/GP.UBND 22/4/2005 | 2,00 | 22/04/2010 | 2,00 | 1997/QĐ-UBND 25/7/2016 |
2 | Cty TNHH XD Đồng Tâm | Mỏ VLSL xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc. | 18/GP.UB 04/5/2005 | 1,80 | 04/05/2006 | 1,80 | 1996/QĐ-UBND 25/7/2016 |
V. Huyện Côn Đảo: 4 trường hợp |
|
| |||||
1 | DNTN Gas Thu Tâm | Mỏ VLSL Nhà máy nước đá Thu Tâm, Côn Đảo | 12/GP.UBND 22/4/2005 | 1,08 | 22/04/2008 | 1,08 | 1989/QĐ-UBND 25/7/2016 |
2 | DNTN Hoàng Anh Đào | Mỏ VLSL sau đài Truyền hình huyện Côn Đảo | 45/GP.UBND 09/10/2007 | 0,85 | 30/09/2009 | 0,85 | 2000/QĐ-UBND 25/7/2016 |
3 | DNTN Hoàng Anh Đào | Mỏ VLSL đồi cát An Hải, huyện Côn Đảo | 08/GP.UBND 29/3/2011 | 1,66 | 29/03/2012 | 1,66 | 2001/QĐ-UBND 25/7/2016 |
4 | DNTN Hoàng Anh Đào | Mỏ VLSL trước đài Truyền hình huyện Côn Đào | 09/GP.UBND 29/3/2011 | 1,38 | 29/03/2013 | 1,38 | 1995/QĐ-UBND 25/7/2016 |
VI. Thành phố Vũng Tàu: 3 trường hợp. |
|
| |||||
1 | Cty CP Hoàng Linh | Cát nhiễm mặn vịnh Giành Rái, Vũng Tàu | 06/GP-UBND 18/01/2007 | 40,00 | 18/01/2016 | 40,00 | 1991/QĐ-UBND 25/7/2016 |
2 | Cty TNHH Minh Thảo | Cát nhiễm mặn vịnh Giành Rái, Vũng Tàu | 28/GP-UBND 21/5/2007 | 23,66 | 21/05/2013 | 23,66 | 1990/QĐ-UBND 25/7/2016 |
3 | Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật & Sản xuất - Chi nhánh Vũng Tàu (Tecapro) | Mỏ cát nhiễm mặn vịnh Gành Rái 3, thành phố Vũng Tàu | 01/GP-UBND 12/01/2009 | 21,95 | 07/10/2013 | 21,95 | 920/QĐ-UBND 06/5/2015 |
VII. Thành phố Bà Rịa: 2 trường hợp |
|
| |||||
1 | Xí nghiệp đá Núi Dinh thuộc Sở xây dựng Đồng Nai | Mỏ đá xây dựng tại Núi Long Hương, thành phố Bà Rịa | 766/QĐ/QLTN 02/8/1995 | 6,70 | 02/08/2003 | 27,29 | Biên bản kiểm tra thực hiện phương án đóng cửa mỏ 30/10/2009 |
2 | Cty CP Khoáng sản Vũng Tàu | Mỏ đá xây dựng Long Hương, xã Long Hương, thị xã Bà Rịa | 489 QĐ/QLTN 14/02/1996 | 23,00 | 14/02/2026 | 9,50 | 50/QĐ-UBND 14/01/2016 |
B. TRƯỜNG HỢP ĐANG THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐÓNG CỬA MỎ: 1 TRƯỜNG HỢP | |||||||
1 | Công ty Cổ phần sản xuất thương mại | Mỏ đá xây dựng Lô 0, xã Châu Pha, huyện Tân Thành | 26/GP-UBND 30/8/2016 | 22,50 | 30/08/2017 |
| Sở Tài nguyên và Môi trường đang thẩm định hồ sơ đóng cửa mỏ |
- 1Quyết định 453/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
- 2Quyết định 2549/QĐ-UBND năm 2017 về phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 3Quyết định 1206/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 4Quyết định 1697/QĐ-UBND năm 2018 về ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh An Giang
- 5Quyết định 4615/QĐ-UBND năm 2017 về Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 6Quyết định 989/QĐ-UBND năm 2017 về Phương án quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7Quyết định 2323/QĐ-UBND năm 2018 về Phương án Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 8Quyết định 713/QĐ-UBND năm 2019 về Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 9Kế hoạch 1747/KH-UBND thực hiện nhiệm vụ trọng tâm và bứt phá trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2022
- 1Luật khoáng sản 2010
- 2Nghị định 203/2013/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
- 3Quyết định 14/2014/QĐ-UBND về quản lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 4Quyết định 07/2015/QĐ-UBND về Bảng giá tính thuế tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 5Quyết định 08/2015/QĐ-UBND về Bảng quy định hệ số quy đổi khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 6Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2015 tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Bộ luật hình sự 2015
- 9Quyết định 453/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
- 10Quyết định 30/2016/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 11Nghị định 158/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản
- 12Quyết định 36/2016/QĐ-UBND bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2017
- 13Quyết định 2549/QĐ-UBND năm 2017 về phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 14Quyết định 1206/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 15Quyết định 1697/QĐ-UBND năm 2018 về ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh An Giang
- 16Quyết định 4615/QĐ-UBND năm 2017 về Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 17Quyết định 989/QĐ-UBND năm 2017 về Phương án quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 18Quyết định 2323/QĐ-UBND năm 2018 về Phương án Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 19Quyết định 713/QĐ-UBND năm 2019 về Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 20Kế hoạch 1747/KH-UBND thực hiện nhiệm vụ trọng tâm và bứt phá trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2022
Quyết định 1986/QĐ-UBND năm 2018 về Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Số hiệu: 1986/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/07/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Lê Tuấn Quốc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra