Điều 8 Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 về Quy chế bầu cử trong Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Điều 8. Ban kiểm phiếu
1. Ban kiểm phiếu là cơ quan giúp việc bầu cử của đại hội do đoàn chủ tịch, chủ tịch đại hội giới thiệu, đại hội biểu quyết thông qua. Ban kiểm phiếu gồm một số đại biểu chính thức trong đại hội đại biểu, hoặc một số đảng viên chính thức trong đại hội đảng viên không có tên trong danh sách bầu cử.
Số lượng, danh sách thành viên và trưởng ban kiểm phiếu ở đại hội các cấp do đoàn chủ tịch, chủ tịch đại hội lựa chọn, giới thiệu; đại hội biểu quyết thông qua.
Trưởng ban kiểm phiếu điều hành hoạt động của ban kiểm phiếu, phân công nhiệm vụ cho các thành viên; chịu trách nhiệm trước đoàn chủ tịch, chủ tịch đại hội về hoạt động của ban kiểm phiếu.
2. Ban kiểm phiếu có nhiệm vụ:
- Hướng dẫn cách thức bỏ phiếu, kiểm tra, niêm phong thùng phiếu, phát phiếu trực tiếp cho đại biểu (hoặc theo đoàn đại biểu), kiểm số phiếu phát ra và số phiếu thu về báo cáo đại hội, kiểm phiếu bầu.
- Xem xét và kết luận về các phiếu không hợp lệ và những ý kiến khiếu nại về việc bầu cử trong đại hội.
- Lập biên bản kiểm phiếu báo cáo với đoàn chủ tịch, chủ tịch đại hội và công bố kết quả bầu cử; ký vào biên bản bầu cử, niêm phong phiếu bầu và chuyển cho đoán chủ tịch chủ tịch đại hội để bàn giao cho cấp ủy khoá mới lưu trữ theo quy định.
Nếu kiểm phiếu bằng máy vi tính, ban kiểm phiếu được sử dụng một số nhân viên kỹ thuật không phải là đại biểu đại hội. Nhân viên kỹ thuật phục vụ việc kiểm phiếu do ban kiểm phiếu trực tiếp điều hành và giám sát.
- Ngoài ban kiểm phiếu và nhân viên kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ kiểm phiếu, không ai được đến nơi ban kiểm phiếu đang làm việc.
Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 về Quy chế bầu cử trong Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Số hiệu: 190-QĐ/TW
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/10/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Tô Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/10/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nhiệm vụ của cấp ủy triệu tập đại hội
- Điều 5. Nhiệm vụ của đoàn chủ tịch, chủ tịch đại hội
- Điều 6. Nhiệm vụ của đoàn thư ký, thư ký đại hội
- Điều 7. Nhiệm vụ của ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội
- Điều 8. Ban kiểm phiếu
- Điều 9. Ứng cử và thủ tục ứng cử
- Điều 10. Đề cử và thủ tục đề cử
- Điều 11. Việc ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư
- Điều 12. Ứng cử, đề cử làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp
- Điều 13. Quyền bầu cử
- Điều 14. Quy định về số dư và danh sách bầu cử
- Điều 15. Phiếu bầu cử
- Điều 16. Danh sách trích ngang của các ứng cử viên
- Điều 17. Bầu cấp ủy
- Điều 18. Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên
- Điều 19. Bầu đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị ở phiên họp đầu tiên của cấp ủy khóa mới
- Điều 20. Bầu ban thường vụ
- Điều 21. Bầu bí thư, phó bí thư cấp ủy
- Điều 22. Bầu ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra
- Điều 23. Bầu Bộ Chính trị
- Điều 24. Bầu Tổng Bí thư
- Điều 25. Bầu Ban Bí thư
- Điều 26. Bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Điều 27. Bầu Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương
- Điều 28. Bầu bổ sung ủy viên ban thường vụ; bí thư, phó bí thư, ủy viên ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra
- Điều 29. Bầu Tổng Bí thư (khi có yêu cầu); bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương
- Điều 30. Tính kết quả bầu cử
- Điều 31. Biên bản bầu cử
- Điều 32. Chuẩn y kết quả bầu cử cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, bí thư, phó bí thư, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và ủy viên ủy ban kiểm tra các cấp