Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1763/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 16 tháng 12 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM VÀ ĐỘNG VẬT THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2023

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/06/2015;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19/01/2018;

Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật thú y;

Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ Hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 ban hành về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008; số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025; số 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020 về việc phê duyệt “Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long giai đoạn 2021-2025 ”; số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi giai đoạn 2020 - 2025; số 434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 về việc phê duyệt Kế hoạch Quốc gia phòng, chống một số bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030; số 1814/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022-2030; số 2151/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022-2030; số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 phê duyệt CTMTQGGNBV giai đoạn 2021-2025; số 02/2022/QĐ- TTg ngày 18/01/2022 quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện CTMTQGGNBV giai đoạn 2021-2025 và số 353 /QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025;

n cứ các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 Quy định phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; số 24/2019/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2019 và số 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 Quy định phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; số 04/2022/TT-BNNPTNT ngày 11/7/2022 về việc Hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và các Công văn: số 5177/BNN-TY ngày 08/8/2022 về việc chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng chống bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2023; số 6708/BNN-TY ngày 07/10/2022 về việc triển khai tổ chức thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh: số 767/QĐ-UBND ngày 04/6/2019 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Kế hoạch Quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; số 1548/QĐ-UBND ngày 08/10/2020 về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; số 523/QĐ-UBND ngày 20/4/2022 về việc điều chỉnh nội dung tại Quyết định số 1548/QĐ-UBND ngày 08/10/2020; số 1827/QĐ-UBND ngày 03/12/2020 về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; số 692/QĐ-UBND ngày 17/5/2021 về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống một số bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; số 312/QĐ-UBND ngày 11/3/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò giai đoạn 2022- 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; số 383/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch số 59/KH -UBND ngày 29/3/2022 Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện kế hoạch thực hiện “Chương trình quốc gia phòng chống bệnh dại giai đoạn 2022-2030 ” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 4405/TTr-SNNPTNT ngày 30/11/2022 và ý kiến của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn 4695/STC-HCSN&DN ngày 29/11/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2023, với các nội dung sau:

1. Tên kế hoạch: Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2023.

2. Đơn vị thực hiện: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ngãi; UBND 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

3. Đối tượng, tỷ lệ, địa bàn và thời gian thực hiện tiêm phòng

TT

Loại bệnh

Đối tượng tiêm phòng

Tỷ lệ và địa bàn thực hiện

Thời gian thực hiện

1

Bệnh Lở mồm long móng gia súc

Trâu, bò từ: 04 tuần tuổi trở lên

Tiêm đạt tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện phải tiêm phòng của tỉnh

- Đợt 1: Tháng 5/2023

- Đợt 2: Từ tháng 11/2023

- Tiêm bổ sung thường xuyên theo khai báo của người chăn nuôi

2

Bệnh Cúm gia cầm

Gia cầm và chim cút từ 2 tuần trở lên

Tiêm đạt tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện phải tiêm phòng của tỉnh

- Đợt 1: Từ tháng 4/2023

- Đợt 2: Từ tháng 10/2023

- Tiêm bổ sung thường xuyên theo khai báo của người chăn nuôi

3

Bệnh Dại động vật

Chó, mèo từ 2 tháng tuổi trở lên

Tiêm đạt tỷ lệ tối thiểu 70% tổng đàn thuộc diện phải tiêm phòng của tỉnh

- Tiêm đại trà vào tháng 5/2023.

- Tiêm bổ sung thường xuyên theo khai báo của người chăn nuôi.

4

Bệnh Viêm da nổi cục trâu bò

Trâu, bò, bê, nghé mọi lứa tuổi, kể cả con mẹ mang thai

Tiêm đạt tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện phải tiêm phòng của tỉnh

- Tiêm đại trà 1 đợt/năm vào tháng 3/2023;

- Tiêm bổ sung thường xuyên theo khai báo của người chăn nuôi

5

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Lợn từ 8 tuần đến 10 tuần tuổi

Tiêm đạt tỷ lệ tối thiểu 80% diện phải tiêm

- Tiêm theo lứa tuổi khi có chỉ đạo của cấp có thẩm quyền

6

Bệnh Tụ huyết trùng trâu bò

Trâu, bò từ 6 tháng tuổi trở lên

Tiêm đạt tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện phải tiêm phòng của tỉnh

- Tiêm đại trà 1 đợt/năm vào tháng 6/2023;

- Tiêm bổ sung thường xuyên theo khai báo của người chăn nuôi.

7

Bệnh Dịch tả lợn cổ điển

Lợn từ 5 tuần tuổi trở lên

- Đợt 1: tháng 4/2023.

- Đợt 2: 10/2023.

- Tiêm bổ sung thường xuyên theo khai báo của người chăn nuôi.

8

Bệnh tai xanh

Lợn nái, đực giống

Tiêm đạt tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện phải tiêm phòng của tỉnh.

Khi có dịch xảy ra

4. Vắc xin sử dụng tiêm phòng

TT

Loại bệnh

Loại vắc xin

Liều lượng

1

Bệnh Lở mồm long móng gia súc

Theo chỉ đạo của Cục Thú y và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Theo quy định của nhà sản xuất

2

Bệnh Cúm gia cầm

3

Bệnh Dại động vật

4

Bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò

5

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

6

Bệnh Tụ huyết trùng trâu bò

7

Bệnh Dịch tả lợn cổ điển

5. Nhu cầu và nguồn vắc xin tiêm phòng năm 2023 của các huyện, thị xã, thành phố

a) Vắc xin Cúm gia cầm

TT

Huyện, TX, thành phố

Số xã

Tổng đàn gia cầm (con)

Tổng diện tiêm (con)

Nhu cầu vắc xin 1 đợt (liều)

Nhu cầu vắc xin trong 1 năm (liều)

Nguồn vắc xin

Tỉnh mua (liều)

Cấp huyện mua (liều)

I

Ngoài CTMTQGGNBV

 

5.233.860

4.187.088

1.331.495

2.662.990

2.662.990

0

1

Bình Sơn

22

764.610

611.688

202.000

404.000

404.000

0

2

Sơn Tịnh

11

619.000

495.200

358.025

716.050

716.050

0

3

TP. QNgãi

23

726.000

580.800

262.470

524.940

524.940

0

4

Tư Nghĩa

14

929.670

743.736

161.400

322.800

322.800

0

5

Nghĩa Hành

12

475.470

380.376

32.500

65.000

65.000

0

6

Mộ Đức

13

496.500

397.200

154.800

309.600

309.600

0

7

Đức Phổ

15

852.500

682.000

145.300

290.600

290.600

0

8

Ba Tơ

19

110.000

88.000

0

0

0

0

9

Minh Long

5

62.450

49.960

0

0

0

0

10

Sơn Hà

14

197.660

158.128

15.000

30.000

30.000

0

II

CTMTQGGNBV

 

138.460

110.768

16.000

32.000

32.000

0

11

Sơn Tây

9

25.590

20.472

0

0

0

0

12

Trà Bồng

16

102.170

81.736

11.000

22.000

22.000

0

13

Lý Sơn

0

10.700

8.560

5.000

10.000

10.000

0

 

Tổng

 

5.372.320

4.297.856

1.347.495

2.694.990

2.694.990

0

- Tổng nhu cầu vắc xin Cúm gia cầm cả năm 2023: 2.694.990 liều.

Mua từ ngân sách tỉnh năm 2023: 2.662.990 liều.

Mua từ ngân sách CT MTQGGNBV: 32.000 liều.

(Mua từ ngân sách CTMTQGGNBV khi được Trung ương phân bổ cho tỉnh và được UBND tỉnh giao dự toán mới tổ chức thực hiện)

b) Vắc xin bệnh Lở mồm long móng

TT

Huyện, TX, thành phố

Số

Tổng đàn trâu, bò (con)

Tổng diện tiêm (con)

Nhu cầu vắc xin 1 đợt (liều)

Nhu cầu vắc xin trong 1 năm (liều)

Nguồn vắc xin

Tỉnh mua (liều)

Cấp huyện mua (liều)

I

Ngoài CTMTQGGNBV

148

325.631

260.505

200.226

400.452

185.686

214.766

1

Bình Sơn

22

61.420

49.136

37.000

74.000

34.000

40.000

2

Sơn Tịnh

11

37.695

30.156

22.000

44.000

20.541

23.459

3

TP .QNgãi

23

27.925

22.340

15.540

31.080

13.540

17.540

4

Tư Nghĩa

14

28.372

22.698

14.825

29.650

12.825

16.825

5

Nghĩa Hành

12

27.673

22.138

22.081

44.162

20.000

24.162

6

Mộ Đức

13

31.465

25.172

18.100

36.200

16.100

20.100

7

Đức Phổ

15

38.765

31.012

27.000

54.000

25.000

29.000

8

Ba Tơ

19

33.650

26.920

26.920

53.840

26.920

26.920

9

Minh Long

5

7.977

6.382

5.860

11.720

5.860

5.860

10

Sơn Hà

14

30.689

24.551

10.900

21.800

10.900

10.900

II

CTMTQGCNBV

25

25.988

20.790

17.925

35.850

35.850

0

11

Sơn Tây

9

10.167

8.134

8.500

17.000

17.000

 

12

Trà Bồng

16

15.576

12.461

9.225

18.450

18.450

 

13

Lý Sơn

0

245

196

200

400

400

 

Tổng cộng

173

351.619

281.295

218.151

436.302

221.536

214.766

- Tổng nhu cầu vắc xin Lở mồm long móng cả năm 2023: 436.302 liều.

- Nguồn vắc xin:

 

Mua từ ngân sách CT MTQGGNBV:

35.850 liều.

Mua từ ngân sách tỉnh:

185.686 liều.

Mua từ ngân sách cấp huyện:

214.766 liều.

(Mua từ ngân sách CT MTQGGNBV khi được Trung ương phân bổ cho tỉnh và được UBND tỉnh giao dự toán mới tổ chức thực hiện)

c) Vắc xin bệnh Viêm da nổi cục

TT

Huyện, TX, thành phố

Số

Tổng đàn trâu, bò (con)

Tổng diện tiêm (con)

Nhu cầu vắc xin 1 đợt (liều)

Nhu cầu vắc xin trong 1 năm (liều)

Nguồn vắc xin

Tỉnh mua (liều)

Cấp huyện mua (liều)

Cấp xã/ người dân mua (liều)

I

Ngoài CTMTQGGNBV

 

325.631

260.503

213.212

213.212

44.877

145.535

22.800

1

Bình Sơn

22

61.420

49.136

37.000

37 000

0

18.500

18.500

2

Sơn Tịnh

11

37.695

30.156

22.300

22.300

5.000

17.300

 

3

TP. QNgãi

23

27.925

22.340

22.340

22.340

6.800

15.540

 

4

Tư Nghĩa

14

28.372

22.697

14.825

14.825

0

14.825

 

5

Nghĩa Hành

12

27.673

22.138

22.138

22.138

7.000

15.138

 

6

Mộ Đức

13

31.465

25.172

25.172

25.172

8.690

16.482

 

7

Đức Phổ

15

38.765

31.012

31.012

31.012

3.437

27.575

 

8

Ba Tơ

19

33.650

26.920

20.500

20.500

10.000

10.500

 

9

Minh Long

5

7.977

6.381

5.125

5.125

0

5.125

 

10

Sơn Hà

14

30.689

24.551

12.800

12.800

3.950

4.550

4.300

II

CTMTQGGNBV

 

25.988

20.789

17.925

17.925

17.925

0

0

11

Sơn Tây

9

10.167

8.133

8.500

8.500

8.500

 

 

12

Trà Bồng

16

15.576

12.460

9.225

9.225

9.225

 

 

13

Lý Sơn

0

245

196

200

200

200

 

 

 

Tổng cộng

351.619

281.292

231.137

231.137

62.802

145.535

22.800

- Tổng nhu cầu vắc xin Viêm da nổi cục cả năm 2023: 231.137 liều.

- Nguồn vắc xin:

Mua từ ngân sách CT MTQGGNBV: 17.925 liều.

Mua từ ngân sách tỉnh: 44.877 liều

Mua từ ngân sách cấp huyện: 145.535 liều.

Mua từ ngân sách cấp xã: 22.800 liều.

(Mua từ ngân sách CT MTQGGNBV khi được Trung ương phân bổ cho tỉnh và được UBND tỉnh giao dự toán mới tổ chức thực hiện)

d) Vắc xin bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

TT

Huyện, thành phố

Số xã tiêm phòng

Tổng đàn lợn (con)

Tổng diện tiêm (con)

Nhu cầu vắc xin 1 đợt (liều)

Nhu cầu vắc xin trong 1 năm (liều)

Nguồn vắc xin

Tỉnh mua (liều)

Cấp huyện mua (liều)

Cấp xã/người dân mua (liều)

I

Ngoài CTMTQGGNBV

148

452.870

0

236.559

473.118

0

240.160

232.958

1

Bình Sơn

22

42.677

 

42.350

84.700

 

0

84.700

2

Sơn Tịnh

11

61.299

 

24.175

48.350

 

48.350

0

3

TP .QNgãi

23

20.241

 

22.349

44.698

 

22.350

22.348

4

Tư Nghĩa

14

86.711

 

25.180

50.360

 

50.360

0

5

Nghĩa Hành

12

68.813

 

33.000

66.000

 

33.000

33.000

6

Mộ Đức

13

89.896

 

23.550

47.100

 

23.550

23.550

7

Đức Phổ

15

16.865

 

6.775

13.550

 

13.550

0

8

Ba Tơ

19

29.250

 

35.000

70.000

 

35.000

35.000

9

Minh Long

5

9.387

 

3.780

7.560

 

0

7.560

10

Sơn Hà

14

27.731

 

20.400

40.800

 

14.000

26.800

II

CTMTQGGNBV

25

27.100

0

13.500

27.000

27.000

0

0

11

Sơn Tây

9

8.985

 

6.000

12.000

12.000

 

 

12

Trà Bồng

16

17.925

 

7.250

14.500

14.500

 

 

13

Lý Sơn

0

190

 

250

500

500

 

 

Tổng cộng

173

479.970

0

250.059

500.118

27.000

240.160

232.958

- Tổng nhu cầu vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi cả năm 2023: 500.118 liều.

- Nguồn vắc xin:

Mua từ ngân sách CT MTQGGNBV: 27.000 liều.

Mua từ ngân sách cấp huyện: 240.160 liều.

Mua từ ngân sách cấp xã: 232.958 liều.

(Mua từ ngân sách CT MTQGGNBV khi được Trung ương phân bổ cho tỉnh và được UBND tỉnh giao dự toán mới tổ chức thực hiện)

đ) Vắc xin bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò

TT

Huyện, TX, thành phố

Số xã

Tổng đàn trâu, bò (con)

Tổng diện tiêm (con)

Nhu cầu vắc xin 1 đợt (liều)

Nhu cầu vắc xin trong 1 năm (liều)

Nguồn vắc xin

Tỉnh mua (liều)

Cấp huyện mua (liều)

Cấp xã/người dân mua (liều)

I

Ngoài CTMTQGGNBV

 

325.631

260.503

204.706

204.706

0

145.499

7.250

1

Bình Sơn

22

61.420

49.136

37.000

37.000

 

37.000

 

2

Sơn Tịnh

11

37695

30156

22.000

22000

 

21.975

 

3

TP. QNgãi

23

27.925

22.340

15.540

15.540

 

15.525

 

4

Tư Nghĩa

14

28.372

22.697

14.825

14.825

 

14.825

 

5

Nghĩa Hành

12

27.673

22.138

22.081

22.081

 

11.000

 

6

Mộ Đức

13

31.465

25.172

18.100

18.100

 

9.614

 

7

Đức Phổ

15

38.765

31.012

27.000

27.000

 

22.200

 

8

Ba Tơ

19

33.650

26.920

20.500

20.500

 

 

 

9

Minh Long

5

7.977

6.381

5.860

5.860

 

5.860

 

10

Sơn Hà

14

30.689

24.551

21.800

21.800

 

7.500

7.250

II

CTMTQGGNBV

 

25.988

20.789

17.900

17.900

17.900

0

0

11

Sơn Tây

9

10.167

8.133

8.500

8.500

8.500

 

 

12

Trà Bồng

16

15.576

12.460

9.200

9.200

9.200

 

 

13

Lý Sơn

0

245

196

200

200

200

 

 

 

Tổng cộng

351.619

281.292

222.606

222.606

17.900

145.499

7.250

 

- Tổng nhu cầu vắc xin Tụ huyết trùng trâu, bò cả năm 2023: 222.606 liều.

- Nguồn vắc xin:

Mua từ ngân sách CT MTQGGNBV: 17.900 liều.

Mua từ ngân sách cấp huyện: 145.499 liều.

Mua từ ngân sách cấp xã: 7.250 liều.

(Mua từ ngân sách CT MTQGGNBV khi được Trung ương phân bổ cho tỉnh và được UBND tỉnh giao dự toán mới tổ chức thực hiện)

e) Vắc xin bệnh Dịch tả lợn cổ điển

TT

Huyện, TX, thành phố

Số

Tổng đàn lợn (con)

Tổng diện tiêm (con)

Nhu cầu vắc xin 1 đợt (liều)

Nhu cầu vắc xin trong 1 năm (liều)

Nguồn vắc xin

Tỉnh mua (liều)

Cấp huyện mua (liều)

Cấp xã/ người dân mua (liều)

I

Ngoài CTMTQGGNBV

 

452.870

362.291

224.559

449.118

0

208.200

13.550

1

Bình Sơn

22

42.677

34.141

42.350

84.700

 

0

 

2

Sơn Tịnh

11

61.299

49.039

29.425

58 850

 

58.850

 

3

TP. QNgãi

23

20.241

16 192

22.349

44.698

 

22.350

 

4

Tư Nghĩa

14

86.711

69.368

25.180

50.360

 

50.360

 

5

Nghĩa Hành

12

68.813

55.050

33.000

66.000

 

16.500

 

6

Mộ Đức

13

89.896

71.916

23.550

47.100

 

23.950

 

7

Đức Phổ

15

16.865

13.492

6.775

13.550

 

13.550

 

8

Ba Tơ

19

29.250

23.400

17.750

35.500

 

 

 

9

Minh Long

5

9.387

7.509

3.780

7.560

 

8.640

 

10

Sơn Hà

14

27.731

22.184

20.400

40.800

 

14.000

13.550

II

CTMTQGGNBV

 

27.100

21.680

13.500

27.000

27.000

0

0

11

Sơn Tây

9

8.985

7.188

6.000

12.000

12.000

 

 

12

Trà Bồng

16

17.925

14.340

7.250

14.500

14.500

 

 

13

Lý Sơn

0

190

152

250

500

500

 

 

Tổng cộng

 

479.970

383.971

238.059

476.118

27.000

208.200

13.550

- Tổng nhu cầu vắc xin Dịch tả lợn cổ điển cả năm 2023: 476.118 liều.

- Nguồn vắc xin:

Mua từ ngân sách CT MTQGGNBV: 27.000 liều.

Mua từ ngân sách cấp huyện: 208.200 liều.

Mua từ ngân sách cấp xã: 13.550 liều.

(Mua từ ngân sách CT MTQGGNBV khi được Trung ương phân bổ cho tỉnh và được UBND tỉnh giao dự toán mới tổ chức thực hiện)

g) Vắc xin bệnh Tai xanh

Không tổ chức tiêm định kỳ đại trà chỉ thực hiện tiêm phòng bao vây khi có dịch xảy ra.

6. Nhu cầu hóa chất khử trùng và diệt côn trùng

- Khử trùng các ổ dịch và môi trường chăn nuôi, nuôi.

- Hóa chất khử trùng: Loại có khả năng tiêu diệt mầm bệnh.

- Tổng nhu cầu và nguồn hóa chất năm 2023

Huyện/TX/TP

Nhu cầu hóa chất khử trùng môi trường 1 năm

Nguồn hóa chất

Chăn nuôi (Lít)

Nuôi trồng (Kg)

Diệt côn trùng (Lít)

Tỉnh mua

Huyện mua

Chăn nuôi (Lít)

Nuôi trồng (Kg)

Chăn nuôi (Lít)

Nuôi trồng (Kg)

Diệt côn trùng (Lít)

Ngoài CTMTQGGNBV

25.282

45.420

1.680

21.803

0

3.479

45.420

1.680

Bình Sơn

5.300

18.000

1.000

3.159

0

2.141

18.000

1.000

Sơn Tịnh

2.420

240

0

2.420

0

0

240

0

TP .QNgãi

2.344

9.600

0

2.344

0

0

9.600

0

Tư Nghĩa

2.500

8.000

0

2.500

0

0

8.000

0

Nghĩa Hành

3.000

200

0

3.000

0

0

200

0

Mộ Đức

2.890

4.000

0

1.552

0

1.338

4.000

0

Đức Phổ

1.930

5.200

680

1.930

0

0

5.200

680

Ba Tơ

3.000

0

0

3.000

0

0

0

0

Minh Long

456

0

0

456

0

0

0

0

Sơn Hà

1.442

180

0

1.442

0

0

180

0

CTMTQGGNBV

3.800

180

0

3.800

180

0

0

0

Sơn Tây

1.800

180

0

1.800

180

0

0

0

Trà Bồng

1.600

0

0

1.600

0

0

0

0

Lý Sơn

400

0

0

400

0

0

0

0

Cộng

29.082

45.600

1.680

25.603

180

3.479

45.420

1.680

* Tổng nhu cầu hóa chất năm 2023:

- Khử trùng môi trường chăn nuôi: 29.082 lít

Nguồn hóa chất:

CT MTQGGNBV năm 2023: 3.800 lít

Ngân sách tỉnh phòng, chống dịch năm 2023: 21.803 lít

Mua từ ngân sách huyện: 3.479 lít

- Khử trùng môi trường nuôi trồng: 45.600 kg

Nguồn hóa chất:

Mua từ CT MTQGGNBV năm 2023: 180 kg

Mua từ ngân sách tỉnh: 0 kg

Mua từ ngân sách huyện: 45.420 kg

- Hóa chất Diệt côn trùng:

Nguồn hóa chất:

Mua từ ngân sách huyện 1.680 lít

(Mua từ ngân sách CT MTQGGNBV khi được Trung ương phân bổ cho tỉnh và được UBND tỉnh giao dự toán mới tổ chức thực hiện)

7. Nội dung chi

a) Tiêm phòng các vắc xin cho gia súc, gia cầm

a1) Mua vắc xin tiêm phòng:

TT

Loại vắc xin

Phân cấp Nguồn kinh phí

Đơn vị thực hiện (huyện, thành phố)

1

Cúm gia cầm

CTMTQGGNBV 100%

3 huyện thuộc CTMTQGGNBV

NS tỉnh 100%

10 huyện, thị xã, thành phố ngoài CTMTQGGNBV

2

Lở mồm long móng

CTMTQGGNBV 100%

3 huyện thuộc CTMTQGGNBV

NS tỉnh và NS huyện

10 huyện, thị xã, thành phố ngoài CTMTQGGNBV

3

Vắc xin tai xanh

NS huyện và người chăn nuôi

Các huyện, tx, tp có dịch

4

Vắc xin dại

Người chăn nuôi trả

13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh

5

Tụ huyết trùng trâu, bò

CTMTQGGNBV 100%

3 huyện thuộc CTMTQGGNBV

NS huyện, NS xã hoặc người chăn nuôi

10 huyện, thị xã, thành phố ngoài CTMTQGGNBV

6

Vắc xin Dich tả lợn cổ điển

CTMTQGGNBV 100%

3 huyện thuộc CTMTQGGNBV

NS huyện, NS xã hoặc người chăn nuôi

10 huyện, thị xã, thành phố ngoài CTMTQGGNBV

7

Vắc xin Dich tả lợn Châu phi

CTMTQGGNBV 100%

3 huyện thuộc CTMTQGGNBV

NS huyện, NS xã hoặc người chăn nuôi

10 huyện, thị xã, thành phố ngoài CTMTQGGNBV

8

Vắc xin Viêm da nổi cục

CTMTQGGNBV 100%

3 huyện thuộc CTMTQGGNBV

NS huyện, NS xã hoặc người chăn nuôi

10 huyện, thị xã, thành phố ngoài CTMTQGGNBV

NS tỉnh

Tiêm phòng bao vây các ổ dịch mới phát

a2) Bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia tiêm phòng

TT

Loại vắc xin

Phân cấp nguồn kinh phí

Đơn vị

(huyện, thành phố)

1

Cúm gia cầm

NS huyện hoặc người chăn nuôi

10 huyện, thị xã, thành phố đồng bằng.

NS huyện 100 %

3 huyện thuộc CTMTQGGNBV

2

Lở mồm long móng

NS huyện hoặc người chăn nuôi

10 huyện, thị xã, thành phố có tiêm phòng vắc xin theo kế hoạch

NS huyện 100 %

3 huyện thuộc CTMTQGGNBV

3

Dại

Người chăn nuôi chi trả

13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh

4

Bệnh tai xanh

NS tỉnh 100 %

Các địa phương thực hiện tiêm phòng bao vây chống dịch

5

Tụ huyết trùng trâu, bò

NS huyện 100%

3 huyện thuộc CTMTQGGNBV

NS huyện hoặc người chăn nuôi

10 huyện, thị xã, thành phố ngoài CTMTQGGNBV

6

Vắc xin Dich tả lợn cổ điển

NS huyện 100%

3 huyện thuộc CTMTQGGNBV

NS huyện hoặc người chăn nuôi

10 huyện, thị xã, thành phố ngoài CTMTQGGNBV.

7

Vắc xin Dịch tả lợn Châu phi

NS huyện 100%

3 huyện thuộc CTMTQGGNBV

NS huyện hoặc người chăn nuôi

10 huyện, thị xã, thành phố ngoài CTMTQGGNBV.

8

Vắc xin Viêm da nổi cục

NS huyện 100%

3 huyện thuộc CTMTQGGNBV

NS huyện hoặc người chăn nuôi

10 huyện, thị xã, thành phố ngoài CTMTQGGNBV

a3) Bồi dưỡng cán bộ tỉnh, huyện, xã được cơ quan có thẩm quyền quyết định bằng văn bản phân công chỉ đạo tiêm phòng và những chi phí khác phục vụ cho công tác tiêm phòng vắc xin.

b) Tiêu độc khử trùng

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Mua hóa chất từ ngân sách tỉnh và Chương trình MTQGGNBV tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ cho các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tiêu độc khử trùng.

- UBND cấp huyện: Tổ chức mua thêm hóa chất từ ngân sách huyện sau khi khấu trừ nguồn hóa chất tỉnh hỗ trợ, dụng cụ, trả chi phí thuê nhân công và chi phí khác thực hiện tiêu độc khử trùng.

c) Giám sát

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Khi dịch xảy ra, lấy mẫu gửi xét nghiệm xác định nguyên nhân gây bệnh để hướng dẫn biện pháp xử lý ổ dịch.

- UBND cấp huyện: Tổ chức giám sát công tác tiêm phòng, khử trùng tiêu độc và dịch bệnh tại địa phương.

d) Thông tin tuyên truyền

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Tập huấn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh: Dịch tả lợn Châu Phi, Viêm da nổi cục, Cúm gia cầm cho người chăn nuôi; in ấn tờ rơi và tuyên truyền bằng xe lưu động.

- UBND cấp huyện: Tập huấn về kỹ thuật tiêm phòng vắc xin và phòng chống dịch bệnh cho thú y viên và người chăn nuôi từ nguồn ngân sách cấp huyện.

đ) Kiểm tra công tác phòng, chống dịch

- Các cấp, ngành tùy theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tổ chức thực hiện kiểm tra công tác phòng, chống dịch.

- Tổ chức kiểm tra nguồn vắc xin, hóa chất sử dụng theo Quyết định số 644/QĐ-SNNPTNT ngày 09/01/2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Phương án Quản lý thuốc thú y từ nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

e) Chống dịch khi có dịch xảy ra:

- Nội dung chi:

Khi dịch bệnh xảy ra, căn cứ vào mức độ, quy mô, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, cơ quan chuyên môn các cấp tham mưu chính quyền địa phương thực hiện đầy đủ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định Luật Thú y, Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động sử dụng nguồn kinh phí dự phòng ngân sách cấp mình để chi phục vụ công tác chống dịch trên địa bàn; kết thúc chống dịch, tổng hợp kinh phí thực hiện theo thực tế và chế độ tài chính quy định hiện hành gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, gửi Sở Tài chính thẩm tra, trình UBND tỉnh quyết định bổ sung kinh phí cho UBND các huyện, thị xã, thành phố (phần kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ).

- Định mức chi:

Định mức chi phục vụ công tác phòng, chống dịch thực hiện theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 và các văn bản liên quan theo quy định hiện hành của nhà nước.

Những trường hợp chủ cơ sở chăn nuôi có gia súc, gia cầm thuộc đối tượng tiêm phòng không chấp hành tiêm phòng theo Kế hoạch của ngành Thú y; chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản không thực hiện đúng các hướng dẫn của ngành chức năng như không kiểm dịch con giống, không nuôi đúng lịch thời vụ,...và chủ cơ sở chăn nuôi với quy mô trang trại không khai báo chăn nuôi theo quy định để xảy ra dịch bệnh buộc phải tiêu hủy thì chủ cơ sở sẽ không được hỗ trợ thiệt hại.

8. Phân cấp chi ngân sách

a) Kinh phí ngân sách CT MTQGGNBV năm 2023:

- Mua hóa chất và vắc xin phục vụ công tác phòng, chống các bệnh nguy hiểm như: Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng trâu bò, Dịch tả lợn, Cúm gia cầm, Dịch tả lợn Châu Phi và Viêm da nổi cục cho 3 huyện Sơn Tây, Trà Bồng và Lý Sơn thuộc CT MTQGGNBV giai đoạn 2021-2025 theo quy định.

- Nguồn kinh phí thực hiện: UBND tỉnh giao dự toán theo quy định.

b) Kinh phí ngân sách tỉnh:

- Mua vắc xin, hóa chất, vật tư, thiết bị, bảo quản vắc xin, in ấn; điều tra, giám sát; tập huấn, tuyên truyền; chỉ đạo phòng, chống dịch...

- Nguồn kinh phí thực hiện: UBND tỉnh giao dự toán năm 2023 theo quy định.

c) Ngân sách huyện, thị xã, thành phố:

c1) Nội dung chi

- Bồi dưỡng cán bộ cấp huyện, xã tham gia chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch.

- Bồi dưỡng công tiêm phòng, tiêu độc khử trùng, chống dịch cho lực lượng trực tiếp tham gia.

- Mua vắc xin, hóa chất dụng cụ, vật tư, văn phòng phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch bằng ngân sách cấp huyện sau khi khấu trừ phần ngân sách tỉnh cấp, cụ thể như sau:

Đối với vắc xin Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục, dịch tả lợn châu phi, hóa chất (các huyện không thuộc Chương trình MTQGGNBV trên địa bàn tỉnh), ngoài số lượng vắc xin, hóa chất tỉnh mua, giao UBND các huyện, thị xã, thành phố bắt buộc phải sử dụng ngân sách cấp huyện mua số lượng vắc xin, hóa chất còn thiếu để đủ vắc xin, hóa chất phòng chống dịch bệnh động vật; vắc xin tiêm phòng đạt tỷ lệ tối thiểu 80% thuộc diện phải tiêm phòng theo quy định.

Đối với vắc xin tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng trâu bò, dịch tả lợn cổ điển (các huyện không thuộc Chương trình MTQGGNBV trên địa bàn tỉnh), UBND các huyện, thị xã, thành phố tự cân đối kinh phí của cấp mình để quyết định mua số lượng vắc xin so với nhu cầu.

- Hội nghị, tập huấn, thông tin tuyên truyền

- Thống kê, quản lý đàn vật nuôi, giám sát dịch tễ, xử lý ổ dịch.

- Chi phí vận chuyển, bảo quản vắc xin từ tỉnh đến huyện, xã.

- Tiền hóa chất, vật tư, nhân công, thuê dụng cụ, phương tiện,... chống dịch.

c2) Nguồn kinh phí theo Quyết định phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản năm 2023 của UBND huyện, thị xã, thành phố.

9. Kinh phí thực hiện

a) Tổng kinh phí (Phụ lục 1): 52.725.651.000 đồng

Trong đó:

Bệnh cúm gia cầm (Phụ lục 2): 2.185.923.000 đồng.

Bệnh Lở mồm long móng (Phụ lục 3): 11.245.288.000 đồng.

Bệnh dại chó, mèo (Phụ lục 4): 408.550.000 đồng.

Bệnh thủy sản (Phụ lục 5): 314.350.000 đồng

Bệnh tai xanh (Phụ lục 6): 80.850.000 đồng.

Bệnh Tụ huyết trùng trâu bò Dịch tả lợn cổ điển (Phụ lục 7): 4.868.883.000 đồng.

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (Phụ lục 8): 14.296.828.000 đồng.

Khử trùng tiêu độc (Phụ lục 9): 8.051.168.000 đồng.

Bệnh Viêm da nổi cục ở trâu bò (Phụ lục 10): 11.273.811.000 đồng

b) Nguồn kinh phí

ĐVT: 1000 đồng

Bệnh

Tổng kinh phí

Trong đó

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

CTMTQGGNBV

Cúm gia cầm

2.185.923

1.614.901

555.520

15.502

Lở mồm long móng

11.245.288

3.628.982

6.929.538

686.768

Dại

408.550

19.210

389.340

0

Thủy sản

314.350

38.405

275.945

0

Tai xanh

80.850

0

80.850

0

Bệnh Tụ huyết trùng trâu bò DT heo

4.868.883

0

4.664.522

204.361

Dịch tả lợn châu phi

14.296.828

3.330.000

9.964.831

1.001.997

KTTĐ

8.051.168

548.501

6.860.065

642.602

Viêm da nổi cục

11.273.811

1.800.000

8.844.553

629.257

Cộng

52.725.651

10.980.000

38.565.164

3.180.487

(Kèm theo phụ lục: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11)

Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2023 là 52.725.651.000 đồng, cụ thể từ các nguồn:

- Ngân sách tỉnh: 10.980.000.000 đồng

- Ngân sách CT MTQGGNBV: 3.180.487.000 đồng

- Ngân sách huyện: 38.565.164.000 đồng

UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định sử dụng từ nguồn kinh phí ngân sách của cấp mình để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện, thành phố năm 2023.

(Mua từ ngân sách CT MTQGGNBV khi được Trung ương phân bổ cho tỉnh và được UBND tỉnh giao dự toán mới tổ chức thực hiện)

Điều 2. Phương thức cấp phát và thanh quyết toán kinh phí

1) Về vắc xin, hóa chất:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện mua, tiếp nhận và phân bổ vắc xin, hóa chất phòng, chống dịch theo Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2023 đã được phê duyệt. Trong quá trình triển khai thực hiện, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quyền điều chỉnh vắc xin tiêm phòng, hóa chất khử trùng tiêu độc phân bổ cho các huyện theo thực tế phát sinh trên địa bàn tỉnh để công tác phòng, chống dịch bệnh được hiệu quả.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm về số lượng gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm phòng và cơ sở tiêu độc khử trùng năm 2023 trên địa bàn quản lý, chủ động đăng ký với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và tiếp nhận các loại vắc xin, hóa chất do tỉnh cấp để triển khai kế hoạch tiêm phòng đúng tiến độ theo Kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.

2) Về kinh phí:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn Chi cục Chăn nuôi và Thú y quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đúng chế độ tài chính quy định hiện hành của nhà nước; trong quá trình triển khai thực hiện trường hợp cần điều chỉnh dự toán thì gửi Sở Tài chính để tham mưu UBND tỉnh xem xét theo quy định.

- Sau khi được Trung ương bố trí kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Quảng Ngãi chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi để tham mưu bố trí nguồn kinh phí theo kế hoạch được duyệt đảm bảo nguồn lực thực hiện tốt công tác bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2023;

- UBND các huyện, thị xã và thành phố chủ động sử dụng kinh phí theo phân cấp và theo thẩm quyền.

3) Thanh quyết toán kinh phí:

Thanh quyết toán kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2023 phải đúng theo kế hoạch đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; cơ chế, chính sách hiện hành và hồ sơ chứng từ có biểu mẫu theo quy định. Kết thúc công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt quyết toán kinh phí và gửi Sở Tài chính thẩm định quyết toán và tổng hợp vào báo cáo quyết toán chung của ngân sách tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT. HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Cục Thú y;
- Chi cục Thú y vùng IV;
- VPUB: PCVP, KTTH, CBTH;
- Lưu: VT, KTN.toan425

CHỦ TỊCH




Đặng Văn Minh

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN