Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2815/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 31 tháng 10 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2024

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật Thủy sản ngày 21 tháng 01 năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 03 năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045; số 434/QĐ-TTg ngày 24 tháng 03 năm 2021 về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 - 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2344/TTr-SNN ngày 12 tháng 10 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2024.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bình Dương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (báo cáo);
- Chủ tịch, PCT.UBND tỉnh;
- Cục Thú Y, Cục Thủy sản;
- Như điều 2;
- Chi cục Thú y vùng VI;
- Chi cục CNTYTS;
- LĐVP, Thi, TH;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Mai Hùng Dũng

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2024
(Kèm theo Quyết định số 2815/QĐ-UBND ngày 31/10/2023 của UBND tỉnh)

Phần I

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH, SẢN XUẤT VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2023

Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, đến cuối năm 2022, tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh là 255,7 ha với sản lượng 3.795 tấn (tăng 112 tấn so với cùng kỳ). Quy mô nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đa số là quy mô nhỏ với thủy sản nuôi chủ yếu là thủy sản thương phẩm truyền thống (Như cá lóc, cá trê, cá diêu hồng, cá rô,...) và thủy sản với mục đích làm cảnh.

Trong năm 2023 trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch bệnh trên động vật thủy sản, tuy vậy thực tế nhu cầu tiêu thụ thủy sản không cao, khó tìm đầu ra sau khi thu hoạch, lợi nhuận thấp, trong khi chi phí đầu vào tăng cao, rủi ro trong sản xuất do các yếu tố thời tiết, khí hậu và môi trường ngày càng lớn,... Mặt khác, người dân chưa thật sự an tâm đầu tư vào các mô hình nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, nên diện tích và sản lượng nuôi trồng có giảm và không ổn định.

Hiện nay, trong bối cảnh ngành Thủy sản thực hiện tái cấu trúc theo hướng phát triển bền vững và gia tăng giá trị, công tác phòng chống dịch bệnh trên động vật thủy sản đã và đang được các ngành, các cấp hết sức quan tâm chỉ đạo nhằm quản lý tốt môi trường, hạn chế dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, công tác phòng, chống dịch trên động vật thủy sản, đặc biệt là công tác giám sát chủ động dịch bệnh và quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng mang ý nghĩa quyết định đến sự phát triển, mở rộng ngành nuôi trồng thủy sản.

PHẦN B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH, PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2024

I. CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ DỊCH BỆNH NGUY HIỂM TRÊN THỦY SẢN NUÔI

1. Mục đích và yêu cầu

a) Mục đích

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản nhằm phục vụ công tác quản lý, giám sát, theo dõi, dự báo, thông tin chính xác dịch bệnh để chủ động phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh động vật thủy sản. Phát hiện, khống chế, dập tắt dịch bệnh ngay khi còn ở diện hẹp; Chuẩn bị đầy đủ các phương án, nguồn nhân lực, vật lực để sẵn sàng ứng phó nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các loại dịch bệnh mới; Hướng tới phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, bảo vệ sức khỏe người dân và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về phòng, chống dịch bệnh cũng như tác hại của dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; trách nhiệm của người nuôi, các cấp chính quyền trong công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ nguồn nước.

b) Yêu cầu

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản của các cấp, các ngành và người nuôi trồng thủy sản, hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ quản lý và người nuôi trồng thủy sản về công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản; tăng cường và củng cố hệ thống giám sát dịch bệnh thủy sản từ cấp tỉnh đến cấp xã và từng bước đến hộ nuôi trồng thủy sản tại một số vùng nuôi tập trung.

2. Nội dung

a) Thông tin, tuyên truyền

Tăng cường thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thú y, quán triệt việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong công tác thú y thủy sản và nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn người nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản, đẩy mạnh việc giám sát chủ động, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh khi có đủ điều kiện (đặc biệt các cơ sở sản xuất giống thủy sản) theo quy định tại Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.

Hình thức tuyên truyền: Tuyên truyền thông qua các lớp tập huấn với đối tượng chủ yếu là tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động nuôi trồng thủy sản; trên Đài Phát thanh và Truyền hình qua hình thức phóng sự...

b) Giám sát dịch bệnh thủy sản

Thực hiện theo Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030 và Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT).

Giám sát bị động (lấy mẫu xét nghiệm, điều tra dịch tễ học khi phát hiện thủy sản bệnh, chết chưa xác định được tác nhân gây bệnh):

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh con giống và nuôi thương phẩm động vật thủy sản cần tuân thủ các quy định về điều kiện cơ sở nuôi, xử lý nước thải, chất thải theo quy định, áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi, quản lý chăm sóc ao nuôi (VietGAP, GlobalGAP,...); áp dụng các biện pháp khai báo dịch bệnh, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh; áp dụng các các biện pháp phòng bệnh, chống dịch, xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản); định kỳ kiểm tra ao, hồ nuôi thủy sản, xử lý động vật trung gian truyền bệnh; thu mẫu gửi xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có dịch bệnh phát sinh; xử lý động vật thủy sản nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và áp dụng các biện pháp xử lý ao hồ, lồng, bè nuôi thủy sản, môi trường nước, thức ăn, phương tiện, dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi,...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản) và các đơn vị, cá nhân liên quan theo dõi, giám sát, xác minh thông tin dịch bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm; mẫu môi trường để xét nghiệm phát hiện mầm bệnh khi nhận được thông tin thủy sản nghi mắc bệnh nguy hiểm xảy ra hoặc chết bất thường; đồng thời thực hiện báo cáo theo quy định và hướng dẫn tổ chức thực hiện các biện pháp bao vây khống chế kịp thời; huy động hóa chất, vật tư khử trùng triệt để các khu vực xảy ra dịch bệnh.

Giám sát chủ động:

Công tác giám sát thực hiện chủ yếu với cá giống và cá thương phẩm đang là các đối tượng nuôi chính trên địa bàn tỉnh (cá lóc, cá chép, cá trắm cỏ, rô phi, trê, cá sặc rằn...). Tổ chức giám sát chủ động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, cơ sở, vùng nuôi thương phẩm; xây dựng và thực hiện kế hoạch lấy mẫu, tổ chức xét nghiệm tác nhân gây bệnh nguy hiểm và bệnh thường gặp trên thủy sản; kịp thời cảnh báo nguy cơ dịch bệnh, hướng dẫn các biện pháp xử lý, khoanh vùng, cụ thể như sau:

- Bệnh do Tilapia lake virus (TiLV); bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (SVC); bệnh do Koi Herpes virus (KHV), bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Streptococcus, bệnh do vi khuẩn Aeromonas, bệnh do vi khuẩn Pseudomonas, nấm...: Tiến hành phân lập và định danh vi sinh vật đối với các trường hợp dương tính, làm kháng sinh đồ cho mẫu phân lập được đối với các loại kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản (trong trường hợp cần thiết).

- Một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm khác, bệnh mới nổi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tổ chức giám sát chủ động, triển khai các biện pháp ứng phó, xử lý nhằm ngăn chặn tác nhân gây bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi.

Kiểm tra các chỉ tiêu lý, hóa, vi sinh trong môi trường ao nuôi phục vụ công tác cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản và cảnh báo dịch bệnh thủy sản.

Tổ chức xác định tác nhân gây bệnh trên động vật thủy sản tại một số hồ, ao, cơ sở nuôi trồng thủy sản khi có hiện tượng động vật thủy sản chết bất thường.

Xử lý kết quả giám sát:

Tổ chức điều tra dịch tễ và hướng dẫn các biện pháp xử lý nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh trong trường hợp mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh nguy hiểm.

Thực hiện xử lý, khống chế dịch bệnh theo đúng quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT. Công tác tiếp nhận thông tin dịch bệnh, tiến hành điều tra và xử lý, khống chế dịch bệnh đảm bảo nhanh chóng, xử lý ổ dịch triệt để, tránh lây lan đối với các loại dịch bệnh nguy hiểm thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch.

c) Điều tra ổ dịch và xử lý dịch bệnh

Điều tra ổ dịch:

Cơ quan thú y cấp tỉnh thực hiện điều tra ổ dịch theo nguyên tắc và nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13; tổ chức lấy mẫu xét nghiệm theo quy định tại Điều 14 và báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định tại Điều 5 của Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT.

Xử lý dịch bệnh:

Chủ cơ sở nuôi, người phát hiện thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh, chết nhiều không rõ nguyên nhân, chết nhiều do môi trường, thời tiết có trách nhiệm báo cho cơ quan chuyên ngành thú y và chính quyền địa phương gần nhất để được tư vấn, lấy mẫu chẩn đoán xác minh dịch bệnh. Đồng thời phải thực hiện theo các quy định tại Luật Thú y, Luật Thủy sản; áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng, chống đối với một số bệnh động vật thủy sản nguy hiểm theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT.

d) Kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển giống thủy sản và kiểm tra vệ sinh thú y thủy sản

Thực hiện nghiêm chế độ kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển theo các quy định Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT, Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

Tăng cường công tác kiểm dịch thủy sản giống, không để thủy sản giống chưa kiểm dịch lưu thông, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh.

Hướng dẫn cơ sở sản xuất giống thực hiện khai báo kiểm dịch với cơ quan quản lý nhà nước và thực hiện kiểm dịch con giống trước khi xuất bán, xét nghiệm bệnh của giống thủy sản theo quy định.

Tăng cường công tác rà soát, hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trong công tác phòng, chống dịch bệnh và kiểm soát nguồn gốc xuất xứ; kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường, thuốc thú y thủy sản, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có).

đ) Công tác kiểm tra

Tăng cường công tác kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản; các cơ sở kinh doanh thức ăn thủy sản, thuốc, hóa chất thường dùng trong nuôi trồng thủy sản theo phân công, phân cấp để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với các tỉnh, thành phố lân cận trong công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm.

Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức các đợt kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm trong các hoạt động thủy sản tại khu vực giáp ranh.

II. CÔNG TÁC QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1. Thông tin tuyên truyền

Tuyên truyền về tầm quan trọng của công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản trong công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản, qua đó giúp người nuôi chủ động trong công tác quản lý chất lượng nước trong ao nuôi và phòng ngừa dịch bệnh, đồng thời phục vụ hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản.

Hình thức tuyên truyền: tuyên truyền bằng các hình thức trực quan như pano hoặc băng rôn.

2. Đối tượng quan trắc

Quan trắc môi trường khu vực nguồn nước cấp và ao nuôi đại diện trong vùng nuôi tập trung của các đối tượng nuôi chính trên địa bàn tỉnh.

Điểm được quan trắc tại khu vực nguồn nước cấp là ổn định, đại diện được cho các thủy vực nơi cần quan trắc, điểm quan trắc tại ao nuôi đại diện mang tính đặc trưng, đại diện cho khu vực có nguy cơ phát sinh, tác động xấu cho các yếu tố môi trường.

3. Điểm, thông số và tần suất quan trắc

a) Điểm quan trắc

Thực hiện quan trắc, giám sát các thông số môi trường tại các nguồn nước cấp và ao nuôi tại các vùng nuôi thủy sản trên địa bàn thành phố Tân Uyên, các huyện: Phú Giáo, Dầu Tiếng và Bắc Tân Uyên.

Tổng số điểm quan trắc là 28 điểm; gồm: Thành phố Tân Uyên (08 điểm) và các huyện Bắc Tân Uyên (08 điểm), Dầu Tiếng (08 điểm) và Phú Giáo (04 điểm).

(Có bảng vị trí điểm quan trắc nước mặt kèm theo - Phụ lục 1)

b) Thông số và tần suất quan trắc

Thông số quan trắc: pH, độ trong, COD, DO, BOD, chất rắn lơ lửng (TSS), hàm lượng nitrit (N-NO2), hàm lượng Nitơ trong amoni (N-NH4+), NO2-, hàm lượng PO43-, NO3-, Coliform, kim loại nặng (chì, thủy ngân, sắt),...

Tần suất quan trắc: 02 lần/năm.

Tùy theo tình hình diễn biến của thời tiết, môi trường và dịch bệnh xảy ra, Cơ quan Thú y có thể thay đổi tần suất lấy mẫu ở từng khu vực để xác định nguyên nhân gây hại cho động vật thủy sản nuôi. Tiến hành quan trắc đột xuất khi có diễn biến bất thường hoặc xảy ra dịch bệnh tại vùng nuôi thủy sản.

Thời điểm quan trắc tập trung vào thời điểm giao mùa, thời điểm nắng nóng, thời điểm mưa bão, thời điểm hay xuất hiện dịch bệnh, mùa vụ sản xuất để tổ chức lấy mẫu nhằm đưa ra các biện pháp cảnh báo kịp thời phù hợp và hiệu quả cho người nuôi.

4. Phương pháp quan trắc

Quan trắc nhanh: Đối với các chỉ tiêu dễ biến động trong quá trình bảo quản, mẫu quan trắc bằng các thiết bị đo nhanh môi trường (test nhanh), các chỉ tiêu đo nhanh bao gồm: pH, nhiệt độ, độ dẫn điện, tổng chất rắn hòa tan, độ trong của nước.

Quan trắc bằng phương pháp lấy mẫu phân tích tại phòng thí nghiệm: Đối với các chỉ tiêu: COD, DO, BOD, chất rắn lơ lửng (SS), hàm lượng nitrit (N-NO2), hàm lượng Nitơ trong amoni (N-NH4+, NO2-, hàm lượng PO43-, NO3-, Coliform, kim loại nặng (chì, thủy ngân, sắt),...

5. Công tác xử lý và thông tin kết quả quan trắc

Kết quả quan trắc được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản) cập nhật, xử lý và thông báo, hướng dẫn đến Ủy ban nhân dân cấp huyện (thông qua Phòng Kinh tế) có điểm quan trắc môi trường. Song song đó, báo cáo kết quả quan trắc cho Cục Thủy sản và Cục Thú y theo quy định.

Kết quả quan trắc chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản được cập nhật vào hệ thống cảnh báo quốc gia; cảnh báo kịp thời đến người nuôi bằng nhiều hình thức khác nhau: Trên trang thông tin điện tử của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản, trên phương tiện thông tin truyền thanh, Báo Bình Dương, mạng lưới thú y viên của địa phương,...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản) rà soát, tổng hợp cơ sở dữ liệu về thủy sản, trên cơ sở đó thiết lập cơ sở dữ liệu về quan trắc, cảnh báo môi trường cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung được giám sát theo quy định.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản năm 2024 tổng hợp từ nguồn kinh phí đã được phê duyệt tại Quyết định số 1847/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2021-2030” và Quyết định số 319/QĐ-UBND ngày 28/01/2022 phê duyệt “Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2025”.

Tổng kinh phí khái toán thực hiện: 889.320.000 đồng (Tám trăm tám mươi chín triệu, ba trăm hai chục ngàn đồng), trong đó kinh phí dự phòng để phòng chống dịch bệnh thủy sản (nếu có xảy ra) là 600.000.000 đồng.

(Có bảng dự toán kinh phí phòng, chống dịch kèm theo - Phụ lục 2)

2. Nguồn kinh phí thực hiện

Từ nguồn ngân sách địa phương do Sở Tài chính cân đối ngân sách, bố trí kinh phí trên cơ sở dự toán kinh phí của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Riêng Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kinh phí dựa trên nguồn kinh phí ngân sách phân cấp hàng năm dành cho công tác phòng chống dịch.

Định mức hỗ trợ cho người nuôi trồng thủy sản thiệt hại trực tiếp do dịch bệnh xảy ra thực hiện theo Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 17/05/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các Sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản căn cứ Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản năm 2024 để tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn khi cần thiết để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh đúng quy định.

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác kiểm dịch giống, kinh doanh thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản; sẵn sàng ứng phó với các tình huống khi dịch bệnh xảy ra.

Hướng dẫn chủ cơ sở nuôi trồng, vận chuyển và tiêu thụ thủy sản thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản theo đúng quy định của pháp luật.

Kịp thời báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Tài chính

Trên cơ sở đề xuất của đơn vị, khả năng cân đối ngân sách, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán các khoản kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch của tỉnh và các địa phương theo quy định hiện hành.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi thông tin về các chỉ tiêu chất lượng nước mặt, nước dưới đất, tình hình khí tượng thủy văn. Định kỳ cung cấp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để làm căn cứ xây dựng và triển khai các biện pháp quản lý nuôi trồng thủy sản. Đồng thời thông tin diễn biến bất thường của môi trường để phối hợp khuyến cáo người nuôi trồng thủy sản.

4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bình Dương

Thường xuyên phối hợp thông tin, tuyên truyền về các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên động vật thủy sản; nguy cơ và diễn biến tình hình khi có dịch bệnh động vật thủy sản xảy ra.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Căn cứ Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2024, xây dựng kế hoạch của địa phương.

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã giám sát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, ương dưỡng, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn. Kiểm tra, kiểm soát số lượng, chất lượng con giống đưa về địa phương, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp con giống từ tỉnh khác đưa về địa phương chưa được kiểm dịch theo quy định; tổng hợp số lượng con giống, diện tích thả nuôi tại địa bàn quản lý. Phối hợp với cơ quan thú y các cấp thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản và điều tra, xử lý ổ dịch, chống dịch.

Tuyên truyền, phổ biến, khuyến cáo người nuôi trồng thủy sản thực hiện tốt các quy định về nuôi trồng thủy sản nhằm giảm tác động xấu tới môi trường; thông báo kịp thời kết quả quan trắc môi trường và các biện pháp hướng dẫn xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản của cơ quan chuyên môn.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình nuôi trồng thủy sản tại địa phương, nhằm phát hiện và phối hợp xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trong nuôi trồng thủy sản.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, lãnh đạo các Sở, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời tổng hợp báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp chung) để xem xét, chỉ đạo theo quy định./.

 

PHỤ LỤC 1

VỊ TRÍ ĐIỂM QUAN TRẮC NƯỚC MẶT
(Kèm theo Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2024 được phê duyệt tại Quyết định số 2815/QĐ-UBND ngày 31/10/2023 của UBND tỉnh)

STT

Ký hiệu

Vị trí

Tọa độ

Cơ sở lựa chọn

Vĩ độ

Kinh độ

01

DT1

Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng

11°09'40.5"

106°27'08.4"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

02

DT2

Minh Hòa, Dầu Tiếng

11°27'22.7"

106°25'25.7"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

03

DT3

Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng

11°25'16.4"

106°26'35.4"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

04

DT4

TT. Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng

11°15'47.6"

106°21'35.1"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

05

DT5

Xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng

11°13'46.9"

106°24'23.1"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

06

DT6

Xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng

11°13'40.7"

106°24'17.7"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

07

DT7

Xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng

11°13'46.9"

106°24'23.4"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

08

DT8

Xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng

11°13'46.8"

106°24'23.4"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

09

PG1

Xã Tam Lập, huyện Phú Giáo

11°17'06.6"

106°49'42.1"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

10

PG2

Xã Tam Lập, huyện Phú Giáo

11°15'23.9"

106°51'07.0"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

11

PG3

Xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo

11°12'40.2"

106°45'46.9"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

12

PG4

Xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo

11°25'18.0"

106°43'13.4"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

13

BTU1

Xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên

11°05'07.3"

106°53'52.0"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

14

BTU2

Xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên

11°05'19.1"

106°53'38.7"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

15

BTU3

Xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên

11°02'53.1"

106°54'14.2"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

16

BTU4

Xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên

11°02'52.0"

106°54'39.6"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

17

BTU5

Xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên

11°02'41.7"

106°54'31.4"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

18

BTU6

Xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên

11°05'23.6"

106°53'43.9"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

19

BTU7

Xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên

11°05'25.5"

106°53'54.5"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

20

BTU8

Xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên

11°05'52.4"

106°54'06.3"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

21

TU1

Phường Thái Hòa, TP. Tân Uyên

11°05'52.4"

106°54'06.3"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

22

TU2

Phường Thái Hòa, TP. Tân Uyên

10°05'41.5"

106°46'17.7"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

23

TU3

Phường Thái Hòa, TP. Tân Uyên

10°58'31.7"

106°46'18.2"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

24

TU4

Phường Thái Hòa, TP. Tân Uyên

10°58'31.3"

106°46'16.9"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

25

TU5

Phường Thái Hòa, TP. Tân Uyên

10°58'30.7"

106°46'18.6"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

26

TU6

Phường Thái Hòa, TP. Tân Uyên

10°58'57.0"

106°45'52.0"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

27

TU7

Phường Thái Hòa, TP. Tân Uyên

10°58'56.0"

106°45'37.6"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

28

TU8

Phường Thái Hòa, TP. Tân Uyên

10°58'50.0"

106°45'33.8"

Nuôi trồng thủy sản tập trung

 

PHỤ LỤC 2

DỰ TOÁN KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2024 được phê duyệt tại Quyết định số 2815/QĐ-UBND ngày 31/10/2023 của UBND tỉnh)

Đơn vị: Đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

I

Công tác phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi

760.000.000

 

1

Tập huấn phòng chống dịch bệnh trên động vật thủy sản

Lớp

4

5.000.000

20.000.000

 

2

Tuyên truyền

 

 

 

20.000.000

 

 

Phóng sự

tin

1

20.000.000

20.000.000

 

3

Kinh phí giám sát chủ động trên thủy sản (thủy sản giống và thủy sản thương phẩm)

Đợt

1

 

120.000.000

 

4

Dự trù kinh phí PCD

ổ dịch

1

 

100.000.000

Trong trường hợp có dịch bệnh trên động vật thủy sản xảy ra

5

Dự trù kinh phí hỗ trợ khôi phục sản xuất bị thiệt hại do dịch bệnh và hóa chất phòng, chống dịch

 

 

 

500.000.000

Trong trường hợp có dịch bệnh trên động vật thủy sản xảy ra

II

Công tác quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản

129.320.000

 

1

Tuyên truyền

 

 

 

20.000.000

 

 

Băng rôn tuyên truyền về tầm quan trọng của công tác quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trong công tác phòng chống dịch bệnh trên động vật thủy sản

Tấm

40

500.000

20.000.000

 

2

Chi phí phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

 

 

 

89.320.000

Căn cứ Quyết định số 319/QĐ-UBND ngày 28/01/2022 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022- 2025.

 

BOD5, 20°C

Mẫu

56

135.000

7.560.000

 

 

COD

Mẫu

56

135.000

7.560.000

 

 

Nitrate (NO3-)

Mẫu

56

135.000

7.560.000

 

 

N-NH4+

Mẫu

56

135.000

7.560.000

 

 

Nitrite (NO2-)

Mẫu

56

135.000

7.560.000

 

 

Photphat (PO43-)

Mẫu

56

135.000

7.560.000

 

 

Chất rắn lơ lửng (SS)

Mẫu

56

135.000

7.560.000

 

 

Coliform

Mẫu

56

110.000

6.160.000

 

 

Oxy hòa tan (DO)

Mẫu

56

140.000

7.840.000

 

 

Pb

Mẫu

56

120.000

6.720.000

 

 

Hg

Mẫu

56

140.000

7.840.000

 

 

Fe

Mẫu

56

140.000

7.840.000

 

2

Chi khác

(Dự toán thuê xe thu mẫu, dụng cụ thu mẫu, đấu thầu, văn phòng phẩm...)

 

 

 

20.000.000

 

TỔNG CỘNG

889.320.000

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2815/QĐ-UBND năm 2023 về phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2024

  • Số hiệu: 2815/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/10/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Người ký: Mai Hùng Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản