Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1688/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 19 tháng 12 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2019-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ các Quyết định của Bộ Nông nghiệp & PTNT: Số 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2007 về ban hành tạm thời các định mức kỹ thuật áp dụng cho các mô hình thuộc dự án khuyến nông, lĩnh vực lâm nghiệp; số 3276/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/10/2008 về ban hành tạm thời các định mức kỹ thuật áp dụng cho các chương trình khuyến ngư; số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 về ban hành các Định mức tạm thời áp dụng cho các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư; số 54/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/01/2014 về ban hành tạm thời các định mức kỹ thuật áp dụng cho các mô hình thuộc dự án khuyến nông trung ương, lĩnh vực chăn nuôi; số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/4/2019 về phê duyệt Chương trình khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020-2025;

Căn cứ vào Quyết định số 1169/QĐ-UBND ngày 27/9/2019 của UBND tỉnh về việc thành lập Hội đồng thẩm định Chương trình khuyến nông giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Lai Châu;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1690/TTr-SNN ngày 28/10/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Lai Châu giai đoạn 2019-2025.

(có Chương trình kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch khuyến nông hàng năm; tổ chức tổng kết, đánh giá về hoạt động khuyến nông.

2. UBND các huyện, thành phố: Căn cứ vào Chương trình khuyến nông phê duyệt tại Điều 1, định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng cho các mô hình khuyến nông do Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành, nhu cầu thực tiễn trên địa bàn và khả năng cân đối bố trí nguồn vốn, chỉ đạo xây dựng, thẩm định và phê duyệt kế hoạch khuyến nông hàng năm của địa phương đảm bảo nội dung và mục tiêu của Chương trình; lựa chọn, quyết định việc thực hiện kế hoạch khuyến nông hàng năm theo phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng theo quy định hiện hành.

Hàng năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện chương trình khuyến nông của địa phương và xây dựng kế hoạch thực hiện cho năm sau gửi Sở Nông nghiệp và PTNT theo dõi, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp & PTNT.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Trọng Hải

 

CHƯƠNG TRÌNH

KHUYẾN NÔNG TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2019-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1688/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Lai Châu)

TT

Tên chương trình

Mục tiêu tổng quát

Phạm vi thực hiện

Các dự án khuyến nông

Kết quả cần đạt

I

Lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật

1

Chương trình phát triển sản xuất lúa bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu

Đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, đưa giống mới, chất lượng vào sản xuất và các biện pháp canh tác: giảm chi phí sản xuất (giảm lượng giống, giảm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ, phân bón...) nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo phục vụ tiêu thụ trong và ngoài tỉnh; đồng thời góp phần giảm lượng khí phát thải nhà kính tại các vùng sản xuất lúa.

Toàn tỉnh

Liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh.

Áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới trong thâm canh sản xuất lúa.

Sản xuất lúa theo chuỗi giá trị

- Xây dựng khoảng 10-15 mô hình sản xuất lúa, đưa các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao và các mô hình giảm lượng giống, giảm phân bón, thuốc trừ cỏ, thuốc BVTV.

- Tăng hiệu quả kinh tế tối thiểu 10% so với ngoài mô hình.

- Mỗi năm mở rộng diện tích áp dụng theo dự án đạt ≥ 30%.

2

Chương trình phát triển rau, hoa bền vững

Đẩy mạnh sản xuất rau, hoa, theo hướng an toàn, chất lượng và hiệu quả gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh trên thị trường nội tiêu trong nước. Hình thành vùng sản xuất rau an toàn theo hướng Việt GAP với quy tập trung.

Nâng cao nhận thức của người dân trong việc tổ chức, hợp tác sản xuất gắn với tiêu thụ, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm

Toàn tỉnh

- Sản xuất rau an toàn theo chuỗi.

- Sản xuất hoa theo chuỗi giá trị.

- Xây dựng 10-15 mô hình sản xuất rau, hoa, theo hướng an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất rau, hoa; Hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 10% tùy đối tượng cây trồng so với ngoài mô hình.

- Mỗi năm mở rộng diện tích áp dụng theo dự án đạt ≥ 20%.

3

Chương trình phát triển sản xuất bền vững cây công nghiệp chủ lực (cây chè)

Đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật (giống, thâm canh...) vào sản xuất tại các vùng chè tập trung, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm chè chế biến, tăng thu nhập cho người sản xuất.

Thúc đẩy phát triển mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, ổn định thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo phát triển bền vững.

Tại các huyện trồng chè trên địa bàn toàn tỉnh.

- Liên kết sản xuất chè an toàn, bền vững.

- Trồng xen một số cây trồng trong phát triển sản xuất chè bền vững

- Trồng mới và thâm canh chè an toàn.

Xây dựng 10-15 mô hình; Năng suất, chất lượng cây trồng được nâng cao, theo hướng bền vững; gắn với tiêu thụ sản phẩm. Hiệu quả kinh tế các sản phẩm cây trồng khi cho thu hoạch tăng ít nhất 15- 20% so với sản xuất ngoài mô hình.

Kết thúc chương trình sẽ mở rộng thêm diện tích > 30% so với trước khi triển khai.

4

Chương trình phát triển sản xuất bền vững một số cây ăn quả chủ lực

Đẩy mạnh việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, nhằm thúc đẩy sản xuất một số cây ăn quả chủ lực (Bơ, xoài, chanh leo, chuối, cây ăn quả ôn đới...) theo hướng bền vững, an toàn dịch bệnh gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Góp phần hình thành vùng sản xuất cây ăn quả chuyên canh, bền vững. Nâng cao nhận thức của người dân trong việc tổ chức sản xuất an toàn, bền vững; Xây dựng thương hiệu sản phẩm, truy xuất nguồn gốc cây trồng và sản phẩm cây trồng.

Toàn tỉnh

- Sản xuất một số loại cây ăn quả chủ lực, theo hướng bền vững, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn nâng cao chuỗi giá trị.

- Xây dựng khoảng 30 mô hình.

- Các mô hình kiểm soát được dịch bệnh.

- Các mô hình xây dựng theo hướng bền vững, gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Năng suất, chất lượng, mẫu mã cao hơn so với ngoài mô hình.

- Hiệu quả kinh tế cao hơn ngoài mô hình tối thiểu 10%. Kết thúc chương trình sẽ mở rộng thêm diện tích trên 30% so với trước khi triển khai.

5

Chương trình phát triển cây dược liệu

Phát triển các loài cây dược liệu có thế mạnh của từng địa phương, sản xuất tập trung, thu hút các doanh nghiệp liên kết với nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Toàn tỉnh

Phát triển các loại cây dược liệu theo hướng liên kết và tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng khoảng 5-10 mô hình phát triển dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Năng suất chất lượng cao hơn so với đại trà. Hiệu quả kinh tế cao hơn đại trà ít nhất 10%.

- Kết thúc chương trình sẽ mở rộng thêm tối thiểu 30% diện tích so với trước khi triển khai.

6

Chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao giá trị sản xuất

Chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa hoặc cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tổ chức sản xuất theo hướng bền vững bảo vệ môi trường, cải tạo đất; nâng cao hiệu suất sản xuất nông nghiệp và nâng cao hiệu quả sử dụng ruộng đất; tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Toàn tỉnh

- Chuyển đổi đất lúa hoặc cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn (cây ăn quả, dược liệu, hoa...).

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững.

- Xây dựng khoảng 50-100 mô hình chuyển đổi từ đất lúa hoặc cây trồng kém hiệu quả sang các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.

- Năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế các cây trồng chuyển đổi cao hơn sản xuất đại trà so với cây trồng trước khi chuyển đổi tăng ít nhất 15%.

- Mô hình canh tác mới có nhiều ưu việt so với chế độ canh tác cũ; Đất, môi trường canh tác được cải tạo theo hướng bền vững.

- Kết thúc chương trình sẽ mở rộng thêm 30% diện tích so với trước khi triển khai.

7

Chương trình áp dụng kỹ thuật về phân bón cho cây trồng và sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Đẩy mạnh việc sử dụng các chủng loại phân bón an toàn, chất lượng cho cây trồng và áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến trong sản xuất an toàn, sản xuất cây trồng theo hướng hữu cơ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.

Nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng phân bón hiệu quả, an toàn và bền vững

Toàn tỉnh

- Thâm canh cây trồng theo hướng sử dụng phân hữu cơ.

- Áp dụng các phương thức bón phân tiên tiến, tiết kiệm cho cây trồng.

- Xây dựng 20 mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sử dụng phân bón cho các cây trồng.

- Năng suất, chất lượng sản phẩm tăng so với ngoài mô hình; hiệu quả sản xuất tăng từ ít nhất từ 10-15%.

- Kết thúc chương trình sẽ mở rộng thêm diện tích > 30% so với trước khi triển khai.

II

Lĩnh vực chăn nuôi và thú y

8

Phát triển vật nuôi bản địa và các vật nuôi khác có tiềm năng thị trường

- Nâng cao giá trị kinh tế của vật nuôi bản địa, khai thác lợi thế cạnh tranh và bảo vệ môi trường.

- Phát triển bền vững với các vật nuôi có tiềm năng thị trường.

- Xây dựng thương hiệu hàng hóa thông qua tổ nhóm hợp tác và liên kết sản xuất.

Toàn tỉnh

- Chăn nuôi lợn bản địa theo hướng phát huy lợi thế cạnh tranh.

- Xây dựng mô hình nuôi ong mật chất lượng cao.

- Chăn nuôi các vật nuôi bản địa đặc thù (gà H’Mông, vịt cổ xanh,...) nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cho người chăn nuôi.

- Xây dựng 20 - 30 mô hình phát triển vật nuôi bản địa.

- Hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 15%.

9

Phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng nâng cao giá trị và thích ứng với biến đổi khí hậu

Cải tạo chất lượng giống vật nuôi nhằm tăng năng suất chất lượng.

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong chăn nuôi và chế biến nhằm tăng năng suất và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tổ chức sản xuất theo mô hình (THT/HTX/Nhóm liên kết...). Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo hướng truy xuất nguồn gốc trong chăn nuôi.

Toàn tỉnh

- Chăn nuôi trâu, bò thịt chất lượng cao tại các vùng chăn nuôi chính.

- Cải tạo đàn trâu, bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.

- Chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh cho gia súc thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng 5-10 mô hình cải tạo đàn trâu, bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Sử dụng tinh trâu, bò đực ngoại có năng suất, chất lượng cao để nâng cao chất lượng đàn bò.

- Xây dựng được 5-10 mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao theo hướng VietGAHP tại các vùng chăn nuôi chính. Gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tạo ra sản phẩm an toàn.

- Xây dựng được 3 - 5 mô hình chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh cho gia súc thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Khả năng nhân rộng dự án trên 10%.

III

Lĩnh vực thủy sản

10

Chương trình khuyến ngư phát triển nuôi thủy đặc sản và một số loài cá bản địa.

Tăng cường nhận thức và hiểu biết khoa học công nghệ, quản lý, tổ chức nuôi thủy đặc sản.

Đa dạng hóa đối tượng nuôi từ đó tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị.

Tận dụng tiềm năng mặt nước và lao động phát triển nuôi thủy đặc sản.

Tạo hàng hóa có giá trị kinh tế, tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động.

Toàn tỉnh

Nuôi các đối tượng thủy đặc sản (cá lăng, cá chiên, cá chạch, ba ba..).

- Xây dựng trên 10 mô hình.

- Sản phẩm tạo ra có giá trị kinh tế và an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Nâng cao hiệu quả sản xuất 10% so với ngoài mô hình (hoặc chưa thực hiện mô hình).

IV

Lĩnh vực lâm nghiệp

11

Chương trình trồng rừng gỗ lớn

- Chuyển giao các giống mới và tiến bộ kỹ thuật về lâm sinh để phát triển trồng rừng thâm canh cung cấp gỗ lớn.

- Nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng sản xuất.

- Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng.

Toàn tỉnh

Trồng rừng gỗ lớn cây bản địa: Tếch, Giổi, Lát...

- Thực hiện 10-15 mô hình.

- Năng suất bình quân đạt 15-18 m3/ha/năm.

- Chu kỳ kinh doanh 15-20 năm.

- Khả năng nhân rộng tối thiểu 10% diện tích dự án.

V

Chương trình trồng cây ven đường thôn, bản của các xã

12

Chương trình trồng cây xanh ven đường thôn, bản.

Tạo cảnh quan xanh, sạch đẹp tại các thôn, bản của các xã gắn với bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới

Toàn tỉnh

Trồng cây xanh ven đường thôn, bản của các xã (Sấu, Xà cừ, Lát, De, Sa mu, cây cảnh, cây bản địa có giá trị kinh tế...)

Mỗi huyện triển khai lựa chọn 1-2 loại cây tạo cảnh quan môi trường, phù hợp với điều kiện sinh thái, gắn với bản sắc văn hóa của địa phương.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1688/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Lai Châu giai đoạn 2019-2025

  • Số hiệu: 1688/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 19/12/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
  • Người ký: Hà Trọng Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/12/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản