Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1913/QĐ-UBND | Trà Vinh, ngày 23 tháng 9 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2020 - 2022
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Chương trình khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020 - 2025;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Chương trình khuyến nông tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2020 - 2024 tại Tờ trình số 03/TTr-HĐTĐ ngày 05 tháng 9 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2020 - 2022, với những nội dung chủ yếu sau:
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, giảm nghèo, làm giàu, thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường thông qua các nội dung, hình thức, phương thức hoạt động khuyến nông.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường khả năng chống chịu thiên tai; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.
Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể
Chuyển giao khoa học kỹ thuật, gắn với đào tạo cho 33.000 lượt nông dân tham dự; xây dựng 14 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản phù hợp với định hướng cơ cấu ngành nông nghiệp; hiệu quả kinh tế của các mô hình tăng ít nhất 20% so với sản xuất đại trà để nông dân học tập, làm theo.
II. Nội dung Chương trình
1. Chương trình tập huấn, đào tạo, thông tin tuyên truyền
Tổ chức 1.104 lớp cho 33.000 lượt người tham dự; in ấn cấp phát 6.000 tờ tin nông nghiệp, nông thôn; tham gia 03 cuộc hội thi; thực hiện chuyên mục, tọa đàm, tin thời sự, phóng sự về lĩnh vực khuyến nông.
2. Chương trình khuyến nông trồng trọt có 05 dự án, gồm:
- Dự án hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất lúa theo hướng an toàn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
- Dự án hỗ trợ đầu tư phát triển trồng rau (ăn lá, ăn quả) trong nhà lưới ứng dụng hệ thống tưới, bón phân tự động và liên kết thị trường tiêu thụ.
- Dự án hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất cây đậu phộng theo hướng an toàn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
- Dự án hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất cây ăn trái theo hướng an toàn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
- Dự án hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất cây dừa theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
3. Chương trình khuyến nông chăn nuôi có 03 dự án, gồm:
- Dự án hỗ trợ đầu tư chăn nuôi gà thịt có bổ sung thảo dược nhằm hạn chế sử dụng kháng sinh.
- Dự án đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng bò thịt sử dụng tinh phân li giới tính (đực) bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm.
- Dự án đầu tư hỗ trợ phát triển chăn nuôi heo sinh sản theo hướng an toàn sinh học.
4. Chương trình khuyến nông thủy sản có 06 dự án, gồm:
- Dự án hỗ trợ đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong nuôi tôm thẻ thâm canh mật độ cao.
- Dự án hỗ trợ đầu tư nuôi tôm thẻ thâm canh mật độ cao ứng dụng semi biofloc 3 giai đoạn sử dụng hầm Biogas xử lý môi trường gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Dự án hỗ trợ đầu tư nuôi tôm càng xanh toàn đực 2 giai đoạn sử dụng chế phẩm sinh học quản lý môi trường, hạn chế dịch bệnh.
- Dự án hỗ trợ đầu tư nuôi cá lóc thâm canh 2 giai đoạn kết hợp siphong đáy nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Dự án hỗ trợ đầu tư nuôi tôm sú thâm canh 2 giai đoạn theo hướng VietGAP sử dụng chế phẩm sinh học quản lý môi trường.
- Dự án hỗ trợ đầu tư nuôi tôm sinh thái kết hợp nuôi nhuyễn thể (vọp, sò).
III. Giải pháp thực hiện
- Đẩy mạnh tổ chức các hình thức liên kết sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm, đây là một trong các giải pháp then chốt để phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong thời gian tới.
- Mở rộng và cải tiến các kênh thông tin tuyên truyền để chuyển tải đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết đến với các ngành, các cấp và người dân.
- Tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ; áp dụng cơ giới hóa đồng bộ một số lĩnh vực sản xuất có đủ điều kiện để giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người sản xuất phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh.
- Đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông.
- Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác khuyến nông các cấp.
- Huy động tối đa các nguồn lực của tổ chức, cá nhân tham gia chương trình và tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến nông.
IV. Nhu cầu kinh phí thực hiện
1. Tổng nhu cầu vốn thực hiện Chương trình: 10.234.994.000 đồng (Mười tỷ, hai trăm ba mươi bốn triệu, chín trăm chín mươi bốn nghìn đồng), trong đó: Ngân sách nhà nước 5.015.597.000 đồng, nông dân đóng góp 5.219.397.000 đồng, cụ thể:
- Chương trình tập huấn, đào tạo và thông tin tuyên truyền: 1.860.600.000 đồng.
- Chương trình khuyến nông trồng trọt: 1.802.844.000 đồng, trong đó: Ngân sách nhà nước 949.997.000 đồng, nông dân đóng góp 852.847.000 đồng.
- Chương trình khuyến nông chăn nuôi: 4.143.350.000 đồng, trong đó: Ngân sách nhà nước 945.000.000 đồng, nông dân đóng góp 3.198.350.000 đồng.
- Chương trình khuyến nông thủy sản: 2.428.200.000 đồng, trong đó: Ngân sách nhà nước 1.260.000.000 đồng, nông dân đóng góp 1.168.200.000 đồng.
2. Phân kỳ đầu tư:
- Năm 2020: Tổng kinh phí 2.631.210.000 đồng, trong đó: Nhà nước hỗ trợ 1.579.000.000 đồng, nông dân đóng góp 1.052.210.000 đồng.
- Năm 2021: Tổng kinh phí 4.398.234.000 đồng, trong đó: Nhà nước hỗ trợ 1.660.997.000 đồng, nông dân đóng góp 2.737.237.000 đồng.
- Năm 2022: Tổng kinh phí 3.205.550.000 đồng, trong đó: Nhà nước hỗ trợ 1.775.600.000 đồng, nông dân đóng góp 1.429.950.000 đồng.
V. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh;
- Trên cơ sở Chương trình này, xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch khuyến nông trên địa bàn tỉnh trước ngày 30 tháng 11 hàng năm và công bố theo quy định.
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khuyến nông và quản lý, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, quyết toán chương trình, kế hoạch khuyến nông của tỉnh, chương trình, kế hoạch chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp thực hiện tại tỉnh theo quy định.
- Hàng năm, tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Các Sở, Ban, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể:
- Sở Tài chính: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách địa phương hàng năm để thực hiện Chương trình.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh huy động, lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ công tác khuyến nông, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm xã hội hóa và phát huy, nhân rộng hiệu quả các mô hình (dự án) khuyến nông.
- Sở Khoa học và Công nghệ: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp; đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ tiên tiến thực hiện Chương trình này có hiệu quả. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.
- Sở Công Thương: Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, quảng bá các sản phẩm nông sản, thủy sản chất lượng, an toàn thực phẩm; kêu gọi các doanh nghiệp tham gia thực hiện chuỗi giá trị tạo đầu ra cho sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.
- Các tổ chức đoàn thể tăng cường tuyên truyền đến các thành viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật; tổ chức các phong trào thi đua, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ trong các mô hình nâng cao giá trị sản phẩm nông sản.
- Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác phối hợp, thông tin tuyên truyền các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Trên cơ sở Chương trình này và nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường, xây dựng, phê duyệt Kế hoạch khuyến nông trên địa bàn và chỉ đạo, tổ chức thực hiện trước ngày 30 tháng 11 hàng năm và công bố theo quy định;
- Huy động tối đa nguồn kinh phí sự nghiệp; sự nghiệp khoa học, vốn phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu được phân bổ để phối hợp thực hiện Chương trình này.
- Định kỳ 6 tháng và hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện các hoạt động khuyến nông trên địa bàn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, căn cứ chủ trương, định hướng phát triển của tỉnh; nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường và khó khăn, vướng mắc, đề nghị các Sở, Ban, ngành, địa phương có liên quan phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo, đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Trà Vinh; Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2019 thực hiện chương trình khuyến nông giai đoạn 2019-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Quyết định 921/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Chương trình Khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019-2021
- 3Quyết định 33/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý, hoạt động và chế độ thông tin báo cáo giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về công tác trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi và thú y, khuyến nông trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 4Quyết định 1877/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Chương trình Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020-2025
- 5Quyết định 1688/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Lai Châu giai đoạn 2019-2025
- 6Quyết định 186/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch khuyến nông, khuyến ngư năm 2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Nghị định 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông
- 3Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2019 thực hiện chương trình khuyến nông giai đoạn 2019-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Quyết định 921/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Chương trình Khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019-2021
- 5Quyết định 33/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý, hoạt động và chế độ thông tin báo cáo giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về công tác trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi và thú y, khuyến nông trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 6Quyết định 1360/QĐ-BNN-KHCN năm 2019 về phê duyệt Chương trình khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020-2025 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 1877/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Chương trình Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020-2025
- 8Quyết định 1688/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Lai Châu giai đoạn 2019-2025
- 9Quyết định 186/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch khuyến nông, khuyến ngư năm 2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
Quyết định 1913/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2020-2022
- Số hiệu: 1913/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/09/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh
- Người ký: Nguyễn Trung Hoàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra