- 1Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Quyết định 941/QĐ-TTg năm 2015 thành lập tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kết luận 51-KL/TW năm 2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Quyết định 36/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2020-2025”
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1537/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 08 tháng 10 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/9/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1621/SKHĐT-TH ngày 29/9/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung của tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định 1537/QĐ-UBND ngày 08/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh)
1. Việc xây dựng và ban hành Chương trình hành động nhằm quán triệt và chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/9/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm.
2. Chương trình hành động cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung mà tỉnh Quảng Ngãi là thành viên.
- Phát huy sức mạnh đoàn kết, đổi mới tư duy, sáng tạo, khơi dậy khát vọng vươn lên mạnh mẽ của tỉnh; phát huy tinh thần tự lực, tự cường để vươn lên phát triển nhanh, bền vững, đóng góp một cách thiết thực vào việc phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Phối hợp với các địa phương trong Vùng tham mưu Chính phủ hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về điều phối liên kết Vùng để thúc đẩy liên kết vùng kinh tế trọng điểm. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù huy động nguồn lực xã hội và bố trí nguồn lực đầu tư thích đáng từ nguồn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2025 để phát triển kết cấu hạ tầng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nhất là các dự án giao thông kết nối liên vùng.
- Phối hợp, tham gia xây dựng quy hoạch cấp vùng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo có tầm nhìn dài hạn, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, tính liên kết đặc thù của Vùng. Xây dựng Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo phương pháp tích hợp nhiều quy hoạch, với cách làm đổi mới sáng tạo, không tư duy dàn trải và thống nhất, đồng bộ với quy hoạch vùng.
- Xác định các ngành, lĩnh vực phù hợp với đặc thù, lợi thế so sánh của tỉnh, của Vùng để tập trung thu hút đầu tư; hạn chế phát triển dàn trải, trùng lặp, cạnh tranh giữa các vùng và nội vùng.
- Phát huy hết tiềm năng, lợi thế của Khu kinh tế Dung Quất thông qua việc kết nối và định hướng phát triển ngành nghề với các Khu công nghiệp, Khu kinh tế trong Vùng; xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa Khu kinh tế Dung Quất và Khu kinh tế mở Chu Lai thông qua hạ tầng dùng chung để hình thành một khu vực sản xuất rộng lớn, đa chức năng và tương hỗ cho nhau.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Các cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động này, cụ thể:
I. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng hoàn thành Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó chú trọng đến mối liên kết Vùng.
b) Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi:
- Khẩn trương triển khai lập đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KKT Dung Quất đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 20501. Trong đó, tập trung nghiên cứu, xác định vai trò, vị trí của KKT Dung Quất trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; đặt mục tiêu, chiến lược phát triển KKT Dung Quất phù hợp với định hướng quy hoạch tỉnh và của Vùng; phân tích mối quan hệ tương hỗ để cùng nhau phát triển giữa KKT Dung Quất và các KKT ven biển trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đặc biệt là mối quan hệ tương hỗ giữa Khu kinh tế Dung Quất và Khu kinh tế mở Chu Lai.
- Tiến hành rà soát quy hoạch chi tiết cảng Dung Quất; quy hoạch, xây dựng và tổ chức khai thác đồng bộ các cảng biển tổng hợp, cảng chuyên dùng gắn với các dịch vụ hỗ trợ; đầu tư xây dựng hình thành tuyến container trung chuyển quốc tế tại KKT Dung Quất; phát triển cảng nước sâu Dung Quất trở thành một trong những cảng có quy mô lớn ở khu vực miền Trung; đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm lực để thực hiện đầu tư đồng bộ nhằm xây dựng trung tâm Logistics hiện đại tại KKT Dung Quất đáp ứng yêu cầu về thị trường tại khu vực.
c) Các sở, ban, ngành liên quan tích cực, chủ động tham mưu UBND tỉnh trong công tác phối hợp với các bộ, ngành Trung ương về đề xuất các nội dung liên quan của tỉnh trong quá trình xây dựng quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng.
2. Về huy động nguồn lực đầu tư phát triển
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi:
- Đổi mới cách xúc tiến đầu tư, tập trung thu hút, kêu gọi dòng vốn FDI, các nhà đầu tư đủ tiềm lực đầu tư vào Quảng Ngãi trong xu thế dòng vốn FDI đang dịch chuyển mạnh.
- Thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để sản xuất cung ứng công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp lớn.
- Ưu tiên phân bổ vốn cho các công trình ngoài hàng rào các dự án lớn, trọng điểm, có sức lan tỏa.
b) Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí đầy đủ các nguồn lực để thực hiện việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phù hợp với Quy hoạch tỉnh và định hướng phát triển Vùng.
c) Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi:
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn tín dụng với lãi suất hợp lý giúp doanh nghiệp, người dân khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt để đầu tư các dự án giúp phát huy thế mạnh, tiềm năng của tỉnh.
d) Sở Giao thông vận tải:
Tích cực, chủ động, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cấp thẩm quyền tập trung nguồn lực ưu tiên vốn ngân sách nhà nước đẩy nhanh thực hiện một số dự án lớn mang tính kết nối Vùng trong giai đoạn 2021-2025 như: Đường ven biển Dung Quất-Sa Huỳnh, giai đoạn 2; cầu Trà Khúc; Đường nối từ cầu Thạch Bích đến Tịnh Phong; Nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 24 (Km32-Km50), Quốc lộ 24B (Km23-Km57); Nâng cấp, mở rộng tuyến đường tỉnh ĐT.628, đoạn Quốc lộ 1 - Thị trấn Chợ Chùa; Nâng cấp, mở rộng tuyến đường tỉnh ĐT.624, đoạn Nghĩa Hành - Minh Long (Km8 - Km27); Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT.624C (Đạm Thủy - Suối Bùn)... Phối hợp trong quá trình triển khai đầu tư dự án Đường cao tốc đoạn Quảng Ngãi - Bình Định, góp phần phát huy lợi thế về giao thông kết nối, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
e) Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện Quyết định số 36/QĐ-UBND ngày 07/01/2020 của UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt Kế hoạch “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2020-2025” và thực hiện các nhiệm vụ phát triển khoa học khác mang tính thực tiễn và ứng dụng cao, đảm bảo cung ứng nguồn lực về khoa học cho tỉnh và cho Vùng.
3. Về đào tạo và sử dụng lao động
a) Sở Giáo dục và Đào tạo
Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; huy động nguồn lực, sự tham gia của xã hội để phát triển giáo dục và đào tạo, đảm bảo định hướng ban đầu và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội trong giai đoạn hiện nay.
b) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về cung, cầu nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực có tay nghề cao nhằm thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền, cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp và người học; từ đó nâng cao năng lực dự báo nguồn nhân lực có tay nghề cao thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là đối với các ngành, lĩnh vực mũi nhọn. Chú trọng đến công tác đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao cho ngươi lao động để phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, xây dựng nông thôn mới, thích ứng với thay đổi công nghệ và chuyển đổi số trong sản xuất. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng gắn với doanh nghiệp, theo địa chỉ đặt hàng và thị trường lao động.
- Tăng cường kết nối cung - cầu nhân lực với các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và với cả nước, khu vực và quốc tế; hình thành cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó bao gồm người lao động đã từng học tập, lao động ở các nước có nền kinh tế phát triển nhằm chủ động cung cấp nguồn lao động này đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.
- Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp như: liên kết đào tạo; nghiên cứu khoa học; trao đổi học thuật; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; quản trị nhà trường...
4. Về cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin
- Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh trình cấp thẩm quyền xem xét, ban hành Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển Chính quyền số tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Nâng cấp Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ngãi, phiên bản 2.0; Xây dựng, triển khai Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) tỉnh Quảng Ngãi. Phát triển và hoàn thiện Cổng Dịch vụ công - Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh, tăng cường thực hiện kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tăng cường hiệu quả công tác cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác truyền thông về hiện đại hóa hành chính, về xây dựng Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận và tham gia của người dân, doanh nghiệp.
- Xây dựng các Đề án: Xây dựng và phát triển Trung tâm dữ liệu số của tỉnh Quảng Ngãi từ Trung tâm dữ liệu hiện có; Chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi. Chương trình Phát triển Chính quyền số tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025 trình cấp thẩm quyền xem xét, ban hành.
5. Về cơ chế điều phối Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt các hoạt động điều phối liên kết với các Bộ, ngành, các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo Quyết định số 941/QĐ-TTg ngày 25/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ; đề xuất hoàn thiện cơ chế điều phối hoạt động của các vùng kinh tế trọng điểm; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng vùng những cơ chế, chính sách phù hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Làm đầu mối phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư các địa phương trong Vùng thúc đẩy triển khai có hiệu quả các hoạt động kết nối ngành, lĩnh vực trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
6. Về cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực
a) Các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển
- Phối hợp xây dựng chiến lược liên kết kinh tế vùng, phát huy tối đa lợi thế của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trong đó, tập trung phát triển mạnh các lĩnh vực: hạ tầng công nghiệp, dịch vụ, công nghiệp phụ trợ, vật liệu mới, lọc hóa dầu, logistics, phát triển du lịch miền Trung kết hợp với Tây Nguyên thành vùng du lịch trọng điểm. Xây dựng hệ thống giám sát đánh giá việc thực hiện những nội dung liên kết vùng trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp địa phương.
- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm nghiệp và đẩy mạnh hội nhập; giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp; tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ.
- Hình thành và phát triển các cụm ngành hợp lý, có lợi thế: Phát triển các cụm ngành (đang hình thành hoặc có điều kiện để phát triển) có lợi thế của tỉnh: Cụm ngành lọc hóa dầu - Nhà máy lọc dầu Dung Quất là trung tâm; cụm ngành sắt thép - Nhà máy thép Hòa Phát là trung tâm và cụm ngành công nghiệp phụ trợ đang hình thành tại các Khu công nghiệp và cụm công nghệ làng nghề.
b) Các sở, ban, ngành tỉnh:
- Sở Khoa học và Công nghệ: Nghiên cứu triển khai các hoạt động đổi mới sáng tạo, nghiên cứu hỗ trợ xây dựng các trung tâm ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường đại học, doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh; xác lập quyền, bảo hộ và khai thác phát triển tài sản trí tuệ gắn với thương mại hóa, phát triển thị trường khoa học công nghệ. Phối hợp đẩy mạnh liên kết Viện - Trường - Doanh nghiệp giữa các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ.
- Sở Giao thông vận tải: Nghiên cứu đề xuất kết nối kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, lan tỏa, tạo liên kết vùng (các công trình kết nối khu công nghiệp, khu kinh tế, trục hướng tâm, vành đai, các đường kết nối cảng biển và hành lang vận tải quốc tế).
- Sở Công Thương: Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh làm việc với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan sớm triển khai đầu tư Trung lâm phát triển công nghiệp hỗ trợ miền Trung - Tây Nguyên, trụ sở đặt tại tỉnh Quảng Ngãi2.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất về tính tất yếu và tầm quan trọng của việc thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến các cấp, các ngành, địa phương và người dân về xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa cạnh tranh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tiếp tục nghiên cứu rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động mới cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi hơn về đất đai, nguồn vốn, thị trường để đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn. Rà soát, điều chỉnh chiến lược, quy mô, kế hoạch và cơ cấu sản xuất phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng kế hoạch sản xuất theo 03 nhóm sản phẩm: (1) Sản phẩm chủ lực quốc gia; (2) Sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; (3) sản phẩm là đặc sản của địa phương theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiệu quả cao, nông nghiệp hữu cơ, chuyển giao công nghệ sinh học; hình thành chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản, các sản phẩm lợi thế của tỉnh và các địa phương trong vùng.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Có chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể phát triển du lịch bền vững, hiệu quả, đặc biệt là du lịch sinh thái, văn hóa, thể hiện tính đặc thù, độc đáo của tỉnh. Xây dựng chiến lược và tái định vị thương hiệu du lịch của tỉnh Quảng Ngãi3; xây dựng tiêu chí và đề xuất bộ nhận diện thương hiệu du lịch Quảng Ngãi; xây dựng kế hoạch tổng thể truyền thông phát triển thương hiệu du lịch Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá; tăng cường kết nối, liên kết phát triển du lịch với các địa phương Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với các địa phương khu vực Tây Nguyên và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chịu trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao và là đầu mối đôn đốc các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các nhiệm vụ được giao đảm bảo tiến độ, đạt chất lượng. Kịp thời tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh các giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Chương trình hành động này. Trước ngày 10/12 hàng năm, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Chương trình hành động này.
2. Các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Theo chức năng, nhiệm vụ, tập trung quán triệt và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Chương trình hành động này; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý triển khai thực hiện. Kịp thời báo cáo và đề xuất giải pháp xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện; gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. Trước ngày 15/11 hàng năm, gửi báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chương trình hành động này cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp theo quy định.
3. Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm trực tiếp trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai và kết quả thực hiện Chương trình hành động này./.
1 Sau khi nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT Dung Quất đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2 Bộ Công Thương đã có chủ trương tại công văn số 12311/BCT-CNNg ngày 21/12/2016.
3 Tập trung các nội dung về mục tiêu, chiến lược thương hiệu; xác định tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị cốt lõi; xác định và thiết lập định vị thương hiệu; phạm vi cạnh tranh; thị trường mục tiêu; điểm tương đồng và khác biệt; kiến trúc thương hiệu; marketing tích hợp...
- 1Quyết định 3953/QĐ-UBND năm 2016 Đề án Phát triển hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, hình thành mạng lưới giao thông kết nối các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020
- 2Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 3Kế hoạch 271/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 4Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm do tỉnh Cà Mau ban hành
- 5Kế hoạch 1067/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 6Quyết định 1080/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án "Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"
- 1Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Quyết định 941/QĐ-TTg năm 2015 thành lập tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 3953/QĐ-UBND năm 2016 Đề án Phát triển hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, hình thành mạng lưới giao thông kết nối các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Kết luận 51-KL/TW năm 2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 8Kế hoạch 271/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 9Quyết định 36/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2020-2025”
- 10Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2020 về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm do Chính phủ ban hành
- 11Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm do tỉnh Cà Mau ban hành
- 12Kế hoạch 1067/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 13Quyết định 1080/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án "Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"
Quyết định 1537/QĐ-UBND năm 2020 về Chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung của tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 1537/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/10/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Đặng Văn Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/10/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết