- 1Quyết định 941/QĐ-TTg năm 2015 thành lập tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2059/QĐ-TTg năm 2015 về thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2360/QĐ-TTg năm 2015 Quy chế tổ chức hoạt động và phối hợp của Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2020 về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm do Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 248/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1067/KH-UBND | Bình Dương, ngày 18 tháng 3 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 128/NQ-CP NGÀY 11/9/2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/9/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm;
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/9/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ nhằm tăng cường phối hợp giữa các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh, đổi mới, sáng tạo để tạo động lực phát triển chung của Vùng.
2. Yêu cầu
Các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo trong Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/9/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai và tổ chức thực hiện Kế hoạch để chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời.
II. Quan điểm chỉ đạo
Đổi mới tư duy, sáng tạo, phát huy tinh thần tự lực, tự cường và xác định các thế mạnh sẵn có để phấn đấu vươn lên, phát triển nhanh, bền vững, đóng góp một cách thiết thực vào việc hiện thực hóa khát vọng phát triển của vùng.
Tích cực phối hợp với các địa phương trong vùng xây dựng quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo có tầm nhìn dài hạn, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung (KTTĐ). Xây dựng quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo phương pháp tích hợp nhiều quy hoạch, thể hiện được vai trò "đầu tàu" của vùng KTTĐ với cách làm đổi mới sáng tạo, không tư duy dàn trải, cát cứ.
Đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội và bố trí nguồn lực đầu tư thích đáng từ nguồn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2025 để phát triển kết cấu hạ tầng mang tính kết nối vùng, nhất là các dự án giao thông liên vùng, các dự án quan trọng quy mô lớn tác động lan tỏa tích cực, các công trình chống ngập và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Xác định các ngành, lĩnh vực phù hợp với đặc thù, lợi thế so sánh của địa phương để tập trung thu hút đầu tư, hạn chế phát triển dàn trải, trùng lặp; tránh phụ thuộc vào một số ngành, lĩnh vực phát triển không bền vững, đã hết dư địa tăng trưởng. Tăng cường đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và áp dụng các mô hình phát triển kinh tế mới.
III. Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu
1. Về xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện bố trí nguồn lực và phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan trung ương, khẩn trương lập và trình phê duyệt quy hoạch cấp tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định hiện hành của pháp luật về quy hoạch. Rà soát, đề xuất bổ sung vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN) đối với các dự án có khả năng thu hút đầu tư, trình cấp có thẩm quyền xem xét.
2. Về huy động nguồn lực đầu tư phát triển
- Các Sở, Ban, ngành tăng cường huy động đa dạng các nguồn lực từ các thành phần kinh tế, kết hợp nguồn vốn giữa trung ương và địa phương, đẩy mạnh thu hút có chọn lọc các dự án FDI, tranh thủ nguồn vốn ODA, vốn tư nhân, và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai các dự án trọng điểm, có tính chất đột phá, thúc đẩy liên kết vùng.
- Sở Công thương chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tiến hành xây dựng danh mục các dự án xúc tiến đầu tư, nhất là các dự án FDI dựa trên các tiêu chí lựa chọn như: có giá trị gia tăng và sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, có suất đầu tư cao, hệ số sử dụng đất thấp, các dự án có khả năng đóng góp ngân sách nhà nước lớn.
3. Về đào tạo và sử dụng lao động
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan xác định nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh, xây dựng kế hoạch đào tạo, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý, đúng ngành nghề chuyên môn. Đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động của vùng KTTĐ. Rà soát, chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp bố trí đủ cho các dự án quan trọng, quy mô lớn, nhất là các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
4. Về cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin vùng
Các Sở, ban, ngành tích cực phối hợp với các bộ chủ quản, cơ quan trung ương liên quan và các địa phương trong vùng KTTĐ hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu chung về các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội, các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển, các công trình trọng điểm, dự án lớn triển khai trên địa bàn phục vụ công tác điều phối các hoạt động liên kết vùng.
5. Về cơ chế điều phối vùng KTTĐ
Các Sở, ban, ngành phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt các hoạt động điều phối liên kết giữa các địa phương trong vùng KTTĐ theo Quyết định số 941/QĐ-TTg ngày 25/6/2015, Quyết định số 2059/QĐ-TTg ngày 24/11/2015, Quyết định số 2360/QĐ-TTg ngày 22/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2646/QĐ-UBND ngày 13/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh; phát huy vai trò động lực, kết nối vùng KTTĐ, kịp thời tham mưu UBND tỉnh đề xuất với Chủ tịch Hội đồng Vùng những cơ chế, chính sách phù hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
6. Về cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực
- Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện thực hiện quyết liệt, hiệu quả, thực chất hơn nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng được nêu tại Kế hoạch số 247/KH-UBND ngày 19/01/2021 của UBND tỉnh về triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ trong tất cả các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Tập trung phát triển các ngành có lợi thế so sánh, là thế mạnh của tỉnh và trọng tâm phát triển của vùng.
- Tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được nêu tại Kế hoạch số 248/KH-UBND ngày 19/01/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ, trong đó tập trung thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Chuẩn bị các điều kiện về đất đai, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực để sẵn sàng đón nhận các dòng vốn đầu tư dịch chuyển từ nước ngoài. Thu hút đầu tư hiệu quả vào các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch triển khai tại đơn vị mình để tổ chức thực hiện đồng thời gửi kế hoạch về Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi). Đối với các dự án liên tỉnh cần sự phối hợp để giải quyết, các đơn vị chủ động báo cáo khó khăn, vướng mắc về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất làm việc giữa hai địa phương. Định kỳ trước ngày 25 tháng 11 hàng năm, các đơn vị gửi báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Chính phủ theo quy định.
2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền Kế hoạch này trong tất cả các cơ quan chính quyền và Nhân dân trong toàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, tạo sức mạnh tổng hợp tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 1537/QĐ-UBND năm 2020 về Chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung của tỉnh Quảng Ngãi
- 2Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 3Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm do tỉnh Cà Mau ban hành
- 4Kế hoạch 3745/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án "Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"
- 1Quyết định 941/QĐ-TTg năm 2015 thành lập tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2059/QĐ-TTg năm 2015 về thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2360/QĐ-TTg năm 2015 Quy chế tổ chức hoạt động và phối hợp của Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2020 về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1537/QĐ-UBND năm 2020 về Chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung của tỉnh Quảng Ngãi
- 6Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 7Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm do tỉnh Cà Mau ban hành
- 8Kế hoạch 248/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 9Kế hoạch 3745/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án "Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"
Kế hoạch 1067/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Số hiệu: 1067/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 18/03/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Nguyễn Hoàng Thao
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/03/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định