Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1461/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 21 tháng 5 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ HỆ THỐNG THỦY LỢI HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20/5/1998;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006; Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04/4/2001; Pháp lệnh Phòng chống lụt, bão sửa đổi, bổ sung 24/8/2000;
Căn cứ Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về quản lý lưu vực sông; Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi;
Căn cứ Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020; Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Định hướng phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 3947/QĐ-BNN-KH ngày 08/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch lưu vực sông Cả;
Căn cứ Quyết định số 1753/QĐ-UBND ngày 28/6/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy lợi Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 2006 đến 2020;
Căn cứ Quyết định số 1855/QĐ-UBND ngày 03/7/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nước lưu vực sông Trí - Nam Kỳ Anh và vùng phụ cận, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh;
Căn cứ Quyết định số 1171/QĐ-UBND ngày 24/4/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Rà soát Quy hoạch thủy lợi sông Nghèn, tỉnh Hà Tĩnh;
Xét đề nghị của Chi cục Thủy lợi tại Tờ trình số 57/TL-QH ngày 27/4/2012; của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1633/SNN-TL ngày 02/5/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống thủy lợi Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với các nội dung chính như sau:
I. PHẠM VI QUY HOẠCH
Trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh, với 12 huyện, thành phố, thị xã; có vị trí địa lý từ 17°54’ - 18°38’ vĩ độ Bắc, 105°11’ - 106°36’ kinh độ Đông, tổng diện tích tự nhiên 5.997 km2, dân số (tính đến năm 2010) là 1.227.673 người, chiếm 1,8% diện tích và 1,4% dân số cả nước.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU QUY HOẠCH
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Phát triển thủy Lợi theo định hướng hiện đại hóa, tăng dần mức đảm bảo phục vụ cấp nước cho nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, dịch vụ và các ngành kinh tế khác.
2.1.2. Bảo vệ, phát triển bền vững nguồn nước, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế nguồn nước hiện có ở các lưu vực sông, suối, từ các công trình thủy lợi. Tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu trên toàn tỉnh.
2.1.3. Đảm bảo tiêu, thoát nước, chống ngập úng, bảo vệ môi trường sinh thái, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do nước gây ra, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
2.2, Nhiệm vụ quy hoạch
2.2.1. Nghiên cứu, phát triển ổn định nguồn nước, đề xuất xây dựng mới các công trình, đề xuất giải, pháp tu bổ, nâng cấp các công trình thủy lợi đã được xây dựng, đồng thời có giải pháp cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp, tưới cho cây công nghiệp, cây ăn quả, tạo điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tập trung, thâm canh.
Đáp ứng đủ nguồn nước cho sinh hoạt, cho công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch - dịch vụ và các ngành kinh tế khác đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cải thiện cuộc sống, tăng cao thu nhập cho người dân;
2.2.2. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng mới, tu bổ, nạo vét mà rộng các công trình tiêu, thoát lũ nhằm đảm bảo tiêu thoát lũ nhanh, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất do mưa, lũ gây ra. Đối với khu vực thành phố Hà Tĩnh, các khu công nghiệp, các vùng dân cư thường bị ngập sâu, dài ngày, nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu thoát lũ bằng động lực. Nghiên cứu, đề xuất kiên cố hóa một số trục tiêu chính tại các khu đô thị và khu công nghiệp tập trung theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
2.2.3. Phân kỳ đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp các công trình thủy lợi theo từng giai đoạn với mục tiêu và bước đi thích hợp, hiệu quả. Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào việc xây dựng, quản lý, khai thác các công trình thủy lợi theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa. Phù hợp với quy hoạch phát triển lâu dài và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
2.3. Yêu cầu của quy hoạch
2.3.1. Cấp nước
a. Cấp nước đến năm 2020
- Cấp đủ nguồn nước để khai thác 121.167 ha đất sản xuất nông nghiệp hàng năm, trong đó đảm bảo tưới chủ động cho 97.000 ha đất trồng lúa (hai vụ), nâng tần suất đảm bảo tưới của các công trình thủy lợi lên 85%;
- Đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 8.800 ha đất nuôi trồng thủy sản, 427 ha đất sản xuất muối tập trung;
- Hoàn chỉnh hệ thống kênh mương thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang, hệ thống kênh trục sông Nghèn theo dự án đã được phê duyệt;
- Đáp ứng nguồn nước cho các ngành kinh tế, đảm bảo đủ nguồn nước cho phát triển công nghiệp, ưu tiên cấp nước cho các khu kinh tế, khu công nghiệp Vũng Áng, khu công nghiệp sắt Thạch Khê, khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và các khu công nghiệp tập trung;
- Cấp nước cho các nhà máy thủy điện theo quy hoạch;
- Cấp nước sạch cho sinh hoạt:
+ Khu vực nông thôn: Đảm bảo đến năm 2020 tất cả người dân nông thôn trong tỉnh sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 90% người dân được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quy định (QCVN 02/BYT) với tiêu chuẩn 100 lít/người/ngày, đêm. Phát triển, xây dựng công trình cấp nước tập trung, từng bước thay thế dần các công trình cấp nước nhỏ lẻ để đảm bảo đến năm 2020 tỉnh Hà Tĩnh có 80% người dân nông thôn sử dụng nước từ các công trình tập trung;
+ Khu vực đô thị: Đảm bảo đến năm 2020 tất cả người dân đô thị ở Hà Tĩnh được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quy định (QCVN 02/BYT) với tiêu chuẩn cấp nước là 1201ít/người/ngày đêm.
b. Cấp nước đến năm 2030
- Đảm bảo cấp đủ nước cho toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối tập trung có tính đến diễn biến khí hậu, nước biển dâng;
- Đáp ứng nguồn nước phục vụ phát triển công nghiệp, ưu tiên cấp nước cho khu công nghiệp Vũng Áng, khu công nghiệp sắt Thạch Khê, các khu công nghiệp tập trung;
- Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, đảm bảo phát huy trên 90% năng lực thiết kế;
- Phấn đấu tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước sạch cho 100% dân số tại các khu đô thị và vùng nông thôn bằng công trình cấp nước tập trung với chất lượng nước đạt quy chuẩn quy định;
- Đảm bảo đủ nước cho các nhà máy thủy điện theo quy hoạch.
TỔNG HỢP NHU CẦU DÙNG NƯỚC THEO TỪNG GIAI ĐOẠN
Theo các ngành, các lĩnh vực | Nhu cầu dùng nước (m3/năm) | |
Năm 2020 | Năm 2030 | |
I. Nước cho sản xuất + công nghiệp | 2.265.180.000 | 2.718.211.000 |
1. Cấp cho sản xuất nông nghiệp | 1.167.900.000 | 1.401.480.000 |
2. Cấp nước cho công nghiệp tập trung | 690.310.000 | 828.372.000 |
3. Cấp nước cho sinh hoạt | 184.070.000 | 220.884.000 |
4. Cấp nước cho thủy sản | 185.560.000 | 222.672.000 |
5. Nước cho chăn nuôi gia cầm chính | 31.480.000 | 37.771.000 |
6. Cấp nước cho thương mại - du lịch | 5.860.000 | 7.032.000 |
II. Nước cho thủy điện | 1.363.300.000 | 1.635.960.000 |
Cho các nhà máy thủy điện | 1.363.300.000 | 1.635.960.000 |
Tổng cộng | 3.628.480.000 | 4.353.910.000 |
2.3.2. Tiêu thoát nước
- Chủ động và nâng cao tần suất đảm bảo tiêu nước cho thành phố Hà Tĩnh, khu công nghiệp Vũng Áng, khu công nghiệp sắt Thạch Khê với tần suất p = 5%;
- Tăng cường khả năng tiêu thoát ra các sông chính: sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, sông La, sông Nghèn, sông Già, sông Cày, sông Rào Cải, sông Gia Hội, sông Nhượng, sông Rác, sông Trí, sông Quyền, sông Vịnh..;
- Nghiên cứu, xây dựng hệ thống tiêu thoát bằng động lực đảm bảo tiêu thoát nước cho thành phố Hà Tĩnh, các xã thường xuyên bị ngập sâu và kéo dài nhiều ngày như: Ích Hậu, Bình Lộc, Phù Lưu, huyện Lộc Hà; Tiến Lộc, huyện Can Lộc; các xã phía trong đê La Giang huyện Đức Thọ (Đức Thủy, Đức Thanh, Đức Lâm);
- Đảm bảo tiêu thoát lũ cho vùng đồng bằng, phục vụ phát triển dân sinh, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác với tần suất đảm bảo 10%, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
2.3.3. Phòng, chống lũ lụt
- Bảo đảm an toàn cho các hồ chứa nước, đặc biệt đối với các hồ chứa phía hạ du là các khu dân cư, khu công nghiệp, cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa, công trình quan trọng quốc gia,
- Hoàn thành xây dựng hồ chứa nước đa mục tiêu Ngàn Trươi - Cẩm Trang (Vũ Quang), hồ chứa nước Rào Trổ (Kỳ Anh), hồ chứa nước Đá Hàn xã Hòa Hải (Hương Khê);
- Nâng cao mức bảo đảm an toàn phòng, chống bão, lũ lụt, chủ động phòng, né tránh nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại khi lũ, lụt xảy ra;
- Từng bước nâng cao khả năng chống lũ các tuyến đê biển, đê sông, đê cửa sông với tần suất:
+ Đê La Giang đảm bảo với tần suất <1%;
+ Hệ thống đê biển, đê sông, đê cửa sông đảm bảo mức tối thiểu chống được gió, bão cấp 10 và thủy triều ứng với tần suất 5%.
III. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
3.1 Quy hoạch cấp nước cho nông nghiệp
3.1.1 Vùng I (Lưu vực sông Cả): Bao gồm 8 huyện, thị xã: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà, thị xã Hồng Lĩnh và 10 xã phía Bắc huyện Thạch Hà với tổng diện tích đất tự nhiên có đến năm 2010 là 398.791,73 ha, trong đó đất sử dụng sản xuất nông nghiệp là 273.109,55 ha.
Vùng này, được chia làm 05 tiểu vùng:
* Tiểu vùng I.1: Bao gồm toàn bộ huyện Nghi Xuân
a. Định hướng sản xuất
- Diện tích sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 vùng này là 7.679 ha; trong đó: Lúa nước 4.491 ha; cây có củ 1.000 ha; cây công nghiệp 2.188 ha;
- Diện tích nuôi trồng thủy sản 1.004 ha.
b. Phương án quy hoạch đến năm 2020
- Nâng cấp 17 hồ chứa, 05 đập dâng để tưới cho 1.332 ha lúa;
- Nâng cấp hệ thống kênh và sửa chữa trạm bơm Nghi Xuân 1 để tưới cho 900 ha lúa;
- Nâng cấp 07 trạm bơm còn lại để tưới cho 285 ha lúa;
- Trước mắt cải tạo, nạo vét, mở rộng Rào Mỹ Dương để tăng khả năng giữ nước cấp cho các trạm bơm phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, vừa đảm bảo tiêu thoát lũ.
c. Phương án quy hoạch định hướng đến năm 2030
- Sử dụng tối đa nguồn nước từ các công trình thủy lợi hiện có;
- Xây dựng hệ thống thủy lợi lấy nước tạo nguồn từ hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang cấp nước cho nông nghiệp và các ngành kinh tế khác;
- Nghiên cứu xây dựng cống ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Lam tại xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân để cấp nước cho toàn bộ huyện Nghi Xuân.
* Tiểu vùng I.2: Khu tưới thuộc lưu vực sông Nghèn:
Đây là vùng quy hoạch thủy lợi sông Nghèn đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1171/QĐ-UBND ngày 24/4/2009, bao gồm 68 xã (23 xã thuộc huyện Can Lộc; 13 xã thuộc huyện Lộc Hà; 06 xã, phường thuộc thị xã Hồng Lĩnh, 16 xã vùng giữa huyện Đức Thọ và 10 xã vùng phía Bắc huyện Thạch Hà) có tổng diện tích đất tự nhiên là 66.372,73 ha,
a. Định hướng sản xuất
- Định hướng diện tích sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 vùng này là 43,511 ha; trong đó: Lúa nước 35.244 ha; cây có củ 1.879 ha; cây công nghiệp 5.088 ha, cây ăn quả 1.300 ha;
- Diện tích nuôi trồng thủy sản 2.542 ha.
b. Phương án quy hoạch đến năm 2020
Tiểu vùng 2.I, thuộc lưu vực sông Nghèn được phân ra các vùng nhỏ sau:
- Vùng trạm bơm Linh Cảm:
Bao gồm 19 xã thượng Can Lộc, 16 xã Đức Thọ và toàn bộ diện tích 06 phường, xã của thị xã Hồng Lĩnh.
Phương án quy hoạch công trình cấp nước như sau:
+ Trạm bơm Linh Cảm tưới cho 9.162 ha và tạo nguồn cho một số trạm bơm hoạt động;
+ Nâng cấp các hồ chứa, kênh mương phía Tây kênh Linh Cảm để tưới cho diện tích 2.048 ha;
+ Hoàn chỉnh các trạm bơm và kênh mương để tưới cho 4.238 ha và 2.428 ha cây lâu năm;
Một số trạm bơm điện lấy nước từ nguồn của kênh Linh Cảm sẽ được dở bỏ khi có nguồn nước từ công trình Ngàn Trươi - Cẩm Trang.
- Vùng Cầu Cao:
Gồm 10 xã phía tả sông Nghèn của huyện Can Lộc và các xã phía hữu kênh Hồng Tân của huyện Lộc Hà.
Phương án quy hoạch công trình cấp nước như sau:
- Hồ Khe Trúc tưới cho 100 ha vùng cao và vùng trồng màu của xã Thiên Lộc, làm nhiệm vụ cung cấp cho nhà máy nước sinh hoạt xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc;
- Xây dựng mới trạm bơm Khe Hao để tưới cho 459 ha thay thế diện tích của hồ Khe Hao, chuyển hồ Khe Hao cấp nước sinh hoạt cho các xã thuộc huyện Lộc Hà;
- Tiếp tục hoàn chỉnh kênh mương của trạm bơm Cầu Cao để tưới cho 1934 ha;
- Nâng cấp công trình đầu mối, hệ thống kênh mương hồ Cu Lây - Trường Lão, hồ Nhà Đường, hồ Đồng Hố, đập Cửa Quán và các trạm bơm đã có. Nghiên cứu xây dựng tuyến kênh thông dòng từ hồ Nhà Đường sang hồ Cù Lây - Trường Lão để bổ sung nước cho lưu vực hồ Cù Lây - Trường Lão đảm bảo tưới cho diện tích còn lại 2.032,3 ha.
- Vùng Bắc Thạch Hà:
Bao gồm 10 xã nằm phía hữu sông Già, sông Nghèn và phía tả sông Cày.
Phương án công trình cấp nước như sau:
Đây là một trong số các vùng mà công trình thủy lợi chưa đáp ứng được đủ nguồn nước theo yêu cầu. Trước mắt, từ nay đến năm 2020, sử dụng nguồn nước hồ Kẻ Gỗ qua kênh N1 để tưới cho một số diện tích thuộc xã Phù Việt. Nâng cấp hệ thống trạm bơm điện và hệ thống kênh mương đã có bơm nước từ sông Nghèn, sông Già, sông Vách Nam để tưới cho diện tích còn lại.
- Vùng cửa Sót:
Gồm 06 xã thuộc huyện Lộc Hà (Hộ Độ, Mai Phụ, Thạch Châu, Thạch Mỹ, Thạch Bằng và Thạch Kim);
Phương án quy hoạch công trình cấp nước: Hoàn chỉnh hệ thống kênh trục sông Nghèn theo dự án đã được duyệt, bao gồm: Nạo vét, mở rộng 12 kênh trục; xây dựng mới 23 trạm bơm, lấy nước từ sông Nghèn đảm bảo đủ theo yêu cầu cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
c. Phương án quy hoạch định hướng đến năm 2030
Sau khi hoàn thành hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang đưa vào khai thác sẽ đảm nhận:
+ Thay thế trạm bơm Linh Cảm tưới cho 9.162 ha thuộc khu tưới của trạm bơm Linh Cảm;
+ Cấp nước tưới tự chảy cho 3.606 ha các xã ven sông Nghèn;
+ Tưới cho toàn bộ diện tích 10 xã phía Bắc huyện Thạch Hà, thay thế cho diện tích khu tưới hệ thống Kẻ Gỗ hiện đang tưới một phần;
+ Cấp đủ nước cho toàn bộ diện tích nuôi trồng thủy sản trong vùng;
+ Bổ sung nguồn nước cho sông Nghèn cùng với hệ thống cống Đức Xá và cống Trung Lương cung cấp đủ nước cho hệ thống các trạm bơm thuộc lưu vực sông Nghèn và cấp nước cho khu công nghiệp sắt Thạch Khê với lưu lượng q = 6m3/s.
* Tiểu vùng I.3: Bao gồm toàn bộ huyện Hương Sơn, tổng diện tích đất tự nhiên 110.400 ha.
a. Định hướng sản xuất
- Định hướng diện tích sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 vùng này là 20.689 ha; trong đó: Lúa nước 7.276 ha; cây bột có củ 5.805 ha; cây công nghiệp 6.108 ha; cây ăn quả 1.500 ha;
- Diện tích nuôi trồng thủy sản 623 ha.
b. Phương án quy hoạch đến năm 2020
- Nâng cấp hệ thống hồ đập để đảm bảo tưới cho 4,039 ha theo thiết kế;
- Đầu tư nâng cấp hệ thống trạm bơm đã có đảm bảo phục vụ nước tưới ổn định cho 1,652 ha theo thiết kế;
- Xây dựng mới hồ Đá Nhảy - Sơn Hồng tưới cho 70 ha;
- Cấp nước cho thủy sản: Lấy nước từ các hồ chứa và sử dụng máy bơm lấy nước từ các sông, suối.
c. Phương án quy hoạch định hướng đến năm 2030
- Sử dụng nguồn nước từ các công trình thủy lợi đã có, đảm bảo cấp đủ nước theo thiết kế;
- Sử dụng nước từ hồ Ngàn Trươi - Cẩm Trang bổ sung để tưới cho các xã vùng hạ Hương Sơn từ kênh cầu Động và tưới cho các xã vùng thượng Hương Sơn lấy nước từ công trình số 2 (TN2);
- Đối với các vùng núi xây dựng thêm một số hồ chứa nhỏ: Hồ Khe Mọi xã Sơn Kim tưới cho khoảng 100 ha; hồ Cây Thị xã Sơn Tiến tưới cho khoảng 30 ha; hồ Trại xã Sơn Tiến tưới cho khoảng 20 ha;
- Nghiên cứu xây dựng một số trạm bơm nhỏ lấy nước từ sông Ngàn Phố tưới cho một số diện tích màu các xã ven sông Ngàn Phố: xã Sơn Diệm, Sơn Quang, Sơn Giang, Sơn Trung, Sơn Bằng, Sơn Châu và Sơn Mỹ;
- Cấp nước cho thủy sản: Lấy nước từ các hồ chứa và sử dụng máy bơm lấy nước từ các sông Ngàn Phố và các khe, suối nhỏ.
* Tiểu vùng I.4: Bao gồm: huyện Hương Khê, Vũ Quang và 05 xã thượng Đức Thọ; tổng diện tích đất tự nhiên vùng này 196,448 ha.
a. Định hướng sản xuất
Định hướng diện tích sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 vùng này là 330.690 ha; trong đó: Lúa nước 7.430 ha; cây bột có củ 6,484 ha; cây công nghiệp 12,826 ha; cây ăn quả 3.950 ha.
b. Phương án quy hoạch đến năm 2020
- Nâng cấp, tu sửa các công trình hiện có để đảm bảo tưới đủ diện tích thiết kế;
- Làm mới các công trình:
+ Hồ chứa nước Khe Táy tại xã Lộc Yên dung tích khoảng 50 triệu m3 bổ sung nước cho đập dâng Khe Táy;
+ Xây dựng hồ chứa nước Trại Dơi (Vũ Môn) xã Phú Gia phía thượng nguồn sông Tiêm (dung tích 210 triệu m3) để bổ sung nước cho đập dâng Sông Tiêm về mùa khô.
- Cấp nước cho thủy sản: Vùng này diện tích nuôi trồng thủy sản không nhiều, nên phương án cấp nước chủ yếu lấy từ nguồn nước các công trình đã có.
c. Phương án quy hoạch định hướng đến năm 2030
- Sử dụng, khai thác tối đa các công trình thủy lợi đã có trong vùng;
- Sử dụng nguồn nước từ hồ Ngàn Trươi - đập Cẩm Trang tưới cho một số diện tích các xã thuộc huyện Vũ Quang và các xã vùng thượng huyện Đức Thọ;
- Xây dựng hồ chứa nước Chúc A xã Hương Liên, huyện Hương Khê (dung tích 200 triệu m3);
- Đối với các địa phương vùng núi có thể xây dựng một số hồ chứa nhỏ gồm:
+ Ở huyện Hương Khê: Hồ Đô Khê xã Phúc Trạch tưới cho 200 ha; hồ Khe Dìa xã Phúc Trạch tưới cho 200 ha; hồ Rào Rồng xã Hương Trạch tưới cho 400 ha lúa và cây ăn quả; hệ thống thủy lợi Hương Trạch tưới cho 450 ha đất canh tác; hồ Đập Làng, hồ Khe Rạ xã Hương Đô tưới cho 200 ha diện tích lúa và màu;
+ Ở huyện Vũ Quang: Hồ Đập Bạng xã Đức Đồng tưới cho 100 ha; hồ Đức Đôn, hồ Trại Rú Nha tưới cho 400 ha;
+ Ở 05 xã vùng thượng huyện Đức Thọ: Hồ chứa nước Đập Tràm xã Đức Đồng tưới cho 80 ha, hồ Đập Bạng xã Đức Đồng tưới 100 ha; hồ Đập Trại xã Đức Lạng tưới 200 ha.
* Tiểu vùng I.5: Bao gồm 07 xã ngoài đê La Giang, huyện Đức Thọ (Đức Quang, Đức La, Đức Vịnh, Đức Tùng, Đức Châu, Trường Sơn, Liên Minh); tổng diện tích đất tự nhiên vùng này 3,571 ha, diện tích đất nông nghiệp đã sử dụng đến năm 2010 là 2.740,67 ha.
a. Định hướng sản xuất
Định hướng diện tích sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 vùng này là 2.593 ha; trong đó: Lúa nước 1.908 ha; cây bột có củ 214 ha; cây công nghiệp 471 ha.
b. Phương án quy hoạch đến năm 2020
Quy hoạch phát triển nguồn nước cho vùng này là tu sửa và nâng cấp các trạm bơm hệ thống kênh mương chủ động lấy nước từ sông La và sông Lam đảm bảo cấp đủ tưới cho nông nghiệp.
3.1.2. Vùng II
Thuộc lưu vực sông Cày, sông Rào Cái, sông Gia Hội bao gồm: 21 xã huyện Thạch Hà (ngoài 10 xã phía Bắc); 24 xã của huyện Cẩm Xuyên và 16 xã, phường của thành phố Hà Tĩnh. Tổng diện tích đất tự nhiên vùng này là 88.323 ha.
a. Định hướng sản xuất
- Định hướng diện tích sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 vùng này là 34.232 ha; trong đó: Lúa nước 27.857 ha; cây bột có củ 1.239 ha; cây công nghiệp 4.553 ha; cây ăn quả 583 ha;
- Diện tích nuôi trồng thủy sản 2.200 ha,
b. Phương án quy hoạch đến năm 2020
- Hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ đảm bảo tưới cho 19.500 ha;
- Kiên cố hóa kênh mương hồ chứa nước Thượng Tuy tưới cho 2,200 ha;
- Nâng cấp hồ Bộc Nguyên bổ sung cho kênh N1-Kẻ Gỗ tưới cho 1.300 ha;
- Nâng cấp các trạm bơm tươi cho 4.698 ha;
- Nâng cấp các hồ đập nhỏ tưới cho 6.144 ha;
- Hoàn thành Hồ Khe Xai tưới cho 975 ha;
- Hoàn thành Hồ Khe Giao tưới cho 540 ha;
- Xây dựng hệ thống kênh dẫn lấy nước trực tiếp từ các hồ chứa nước Kẻ Gỗ, Thượng Tuy, Khe Xai, đồng thời xây dựng hệ thống trạm bơm và kênh dẫn để bơm nước từ sông Quèn, sông Cầu Nậy (19/5), Hói Sóc cung cấp cho các vùng nuôi trồng thủy sản phía Đông Nam huyện Cẩm Xuyên;
- Khảo sát, đánh giá, xây dựng hệ thống giếng khoan khai thác nước ngầm cung cấp cho nuôi trồng thủy sản vùng ven biển (Cẩm Hòa, Cẩm Dương và thị trấn Thiên Cầm).
c. Phương án quy hoạch định hướng đến năm 2030
- Sử dụng nguồn nước từ hồ chứa nước Bộc Nguyên và hồ chứa nước Khe Xai để bổ sung nguồn cho kênh N1-Kẻ Gỗ ưu tiên nguồn nước Kẻ Gỗ bổ sung cho tuyến kênh N2-Kẻ Gỗ tưới thay thế cho khu tưới của hồ Thượng Tuy;
- Sử dụng nguồn nước hồ Thượng Tuy để tưới cho các xã nam Cẩm Xuyên (Cẩm Lạc, Cẩm Minh) thuộc khu tưới của kênh bắc Sông Rác cũ và tạo nguồn cho sông Quèn phục vụ cho các trạm bơm của các xã: Cẩm Hà, Cẩm Lộc, Cẩm Trung huyện Cẩm Xuyên;
- Nạo vét, mở rộng sông Quèn tăng khả năng trữ nước về mùa mưa để cung cấp nước cho các trạm bơm xã Cẩm Hà, Cẩm Lộc, đồng thời đảm bảo tiêu thoát lũ nhanh;
- Sử dụng một phần nguồn nước sông Rác đã được nâng cấp lên 200 triệu m3 để bổ sung cho Khu kinh tế Vũng Áng;
- Nghiên cứu xây dựng các cống ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Rào Cái, sông Gia Hội;
- Đối với các vùng cao đề xuất làm mới một số công trình: hồ Đập Tây xã Nam Hương tưới cho 350 ha; hồ Tích Cam xã Thạch Xuân (thượng nguồn hồ Khe Xai) tưới cho màu và cây ăn quả.
3.1.3 Vùng III
Bao gồm toàn bộ huyện Kỳ Anh và 03 xã phía Nam của huyện Cẩm Xuyên (Cẩm Minh, Cẩm Lạc, Cẩm Lĩnh). Toàn vùng có tổng diện tích đất tự nhiên đến 2010 là 112.592,7 ha, trong đó đất nông nghiệp 85.072,48 ha.
Vùng này được chia ra làm 02 tiểu vùng:
* Tiểu vùng III.1: Bao gồm 03 xã phía Nam huyện Cẩm Xuyên (Cẩm Minh, Cẩm Lạc, Cẩm Lĩnh) và 08 xã phía Bắc huyện Kỳ Anh (Kỳ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Phong, Kỳ Tiến, Kỳ Giang, Kỳ Đồng, Kỳ Khang và Kỳ Phú), toàn vùng có diện tích tự nhiên 22.033,96 ha, đất nông nghiệp 18.284,78 ha.
a. Định hướng sản xuất
- Định hướng diện tích sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 vùng này là 10.070ha; trong đó: Lúa nước 6.190 ha; cây bột có củ 1.667 ha; cây lâu năm 1.913 ha; cây ăn quả 300 ha;
- Diện tích nuôi trồng thủy sản 320 ha.
b. Phương án quy hoạch đến năm 2020
- Tu bổ, nâng cấp các hồ chứa nước đảm bảo tưới đủ cho diện tích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cấp nước cho sinh hoạt trong vùng;
- Nâng cấp hồ chứa nước Sông Rác, tăng dung tích chứa từ 124,5 triệu m3 lên 200 triệu m3;
- Nâng cấp hồ chứa nước Khe Lau xã Cẩm Lĩnh để đảm bảo đủ nước tưới cho toàn bộ diện tích sản xuất nông nghiệp của xã Cẩm Lĩnh;
- Cấp nước cho thủy sản: Sử dụng nguồn nước từ hệ thống thủy lợi Sông Rác, Thượng Tuy.
c. Phương án quy hoạch định hướng đến năm 2030
Nâng cấp hệ thống kênh N1A Thượng Tuy tưới cho xã Cẩm Lạc, Cẩm Minh huyện Cẩm Xuyên thuộc khu tưới kênh Bắc sông Rác, đồng thời cấp nước tạo nguồn về sông Quèn cho các trạm bơm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nước cho sinh hoạt của các xã: Cẩm Hà, Cẩm Lộc huyện Cẩm Xuyên.
* Tiểu vùng III.2: Bao gồm 26 xã thuộc Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Trí - Nam Kỳ Anh và vùng phụ cận đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1855/QĐ-UBND ngày 03/7/2008.
a. Định hướng sản xuất
- Định hướng diện tích sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 vùng này là 17.400 ha; trong đó: Lúa nước 6.605 ha; cây bột có củ 5.162 ha; cây công nghiệp 5.433 ha; cây ăn quả 200 ha;
- Diện tích nuôi trồng thủy sản 1.115 ha.
b. Phương án quy hoạch đến năm 2020
Vùng này được phân chia theo các lưu vực sông như sau:
- Lưu vực sông Rào Trổ: Bao gồm xã Kỳ Tây, Kỳ Thượng, Kỳ Lâm, Kỳ Lạc, Kỳ Sơn, 3/5 xã Kỳ Hợp và 1/5 xã Kỳ Hoa.
Phương án cấp nước:
+ Nâng cấp, tu sửa 29 công trình thủy lợi đã có (16 hồ chứa và 13 đập dâng) đảm bảo tưới cho toàn bộ diện tích theo thiết kế;
+ Xây dựng hoàn chỉnh Hệ thống thủy lợi Rào Trổ bao gồm: Hồ Rào Trổ dung tích 162 triệu m3, đập dâng Lạc Tiến, kênh dẫn về hồ Thượng sông Trí để tưới cho 1.335 ha đất canh tác, 300 ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Cấp nước cho khu công nghiệp Vũng Áng với công suất 762.000 m3/ngày,đêm. Cấp nước sinh hoạt cho thị trấn Kỳ Anh với công suất 12.000 m3/ngày,đêm. Trả lại dòng chảy môi trường hạ du sông Rào Trổ vào các tháng mùa kiệt sau đập dâng Lạc Tiến với lưu lượng 2,1 m3/s.
- Lưu vực sông Quyền: Bao gồm các xã: Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Lợi, Kỳ Nam, 1/4 thị trấn Kỳ Anh, Kỳ Hà, Kỳ Ninh, 1/3 xã Kỳ Hưng.
+ Sử dụng nguồn nước từ hồ chứa nước Mộc Hương, Tàu Voi, Mũi Đòi đảm bảo tưới hết diện tích;
+ Xây dựng cống ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Quyền tại xã Kỳ Hà;
+ Xây dựng Hồ Thầu Dầu - Khe Lũy, Kỳ Phương, dung tích 13 triệu m3.
- Lưu vực sông Trí: Bao gồm các xã; Kỳ Thọ, Kỳ Thư, Kỳ Văn, Kỳ Tân, Kỳ Hoa, Kỳ Hải, Kỳ Châu, Kỳ Hà, 3/4 thị trấn Kỳ Anh, 2/3 xã Kỳ Hưng, 2/5 xã Kỳ Hợp và một phần xã Kỳ Trung;
+ Nâng cấp các hồ chứa đảm bảo tưới hết diện tích thiết kế;
+ Hoàn chỉnh Hệ thống tuy nen kênh dẫn nước từ hồ Thượng sông Trí về hồ Đá Cát cung cấp nước tưới cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã Kỳ Tân, một phần xã Kỳ Văn và một phần xã Kỳ Hoa.
Cấp nước cho thủy sản toàn vùng III: Xây dựng hệ thống trạm bơm và kênh dẫn lấy nước từ hệ thống sông Nhà Lê, sông Quyền, hệ thống kênh dẫn từ hồ chứa nước Sông Rác để cung cấp cho vùng nuôi tập trung.
c. Phương án quy hoạch định hướng đến năm 2030
- Nghiên cứu xây dựng cống ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Vịnh, sông Rác để tạo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
- Đối với các địa phương vùng núi cao có thể xây dựng các hồ chứa nhỏ; hồ Bàu Xóm xã Kỳ Sơn tưới cho khoảng 45 ha; hồ Cây Si xã Kỳ Lâm tưới cho khoảng 35 ha; hồ Rế Thượng xã Kỳ Thượng tưới cho khoảng 20 ha; hồ Cây Ngũ xã Kỳ Lạc tưới cho khoảng 25 ha; hồ 12/9 xã Kỳ Trung tưới cho màu và cây công nghiệp;
- Xây dựng mới hồ Rào Trổ 1 xã Kỳ Sơn với dung tích khoảng 50 triệu m3;
- Xây dựng hệ thống trạm bơm và kênh dẫn lấy nước từ hệ thống sông Trí, sông Quyền cấp nước cho nuôi trồng thủy sản.
3.2. Quy hoạch tiêu
3.2.1. Chọn tần suất tiêu
- Tiêu cho thành phố Hà Tĩnh, cho khu công nghiệp Vũng Áng, khu công nghiệp Sắt Thạch Khê với tần suất tiêu 5%;
- Tiêu cho lúa, hoa màu, cây công nghiệp, các khu vực dân cư và khu công nghiệp khác với tần suất tiêu 10%.
3.2.2. Phân vàng tiêu (gồm 3 vùng):
* Vùng I: Được phân chia ra 05 tiểu vùng:
Tiểu vùng I.1: Toàn bộ huyện Nghi Xuân.
a. Quy hoạch tiêu
- Trục tiêu TVI - 01 (Xuân Mỹ - Xuân Hải): Có nhiệm vụ tập trung nước từ các kênh tiêu nhỏ thuộc 05 xã: Xuân Mỹ, Xuân Thành, Xuân Yên, Tiên Diền, Xuân Hải sau đó đổ ra sông Lam qua cầu Lò Vôi xã Xuân Hải;
- Trục tiêu TVI - 02 ( Xuân Lĩnh - Cương Gián): Là trục tiêu chính tiêu cho các xã Xuân Lĩnh, Xuân Viên, Xuân Mỹ, Xuân Thành, Cổ Đạm, Xuân Liên và Cương Gián đổ ra Rào Mỹ Dương xuống lạch Đồng Kèn tiêu qua cống Đá Bạc xã Cương Gián;
- Trục tiêu TVI - 03 (Xuân Đan - Xuân Hội): Tiêu cho 04 xã Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Phổ, Xuân Hội qua cống số 9; cống số 10 đê Hội Thống và đổ ra sông Lam;
- Trục tiêu TVI - 04 (Tiên Điền - Xuân Yên): Có nhiệm vụ tiêu nước cho 03 xã Xuân Thành, Xuân Yên, Tiên Điền đổ ra cống dưới đê Bàu Dài xã Xuân Yên;
- Trục tiêu TVI - 05 (Xuân Viên - Xuân An - Xuân Giang) tập trung nước từ các kênh tiêu nhánh đổ về cống qua Tỉnh lộ 22 tại nhà máy sứ huyện Nghi Xuân sau đó đổ ra sông Lam qua các cống dưới đê Hữu Lam;
- Trục tiêu TVI - 06 (Xuân Hồng - Cầu Giằng): Tiêu nước từ cốc kênh tiêu nhánh của xã Xuân Hồng về Cầu Giằng đổ ra sông Lam;
- Trục tiêu TVI - 07 (Xuân Lam - Cầu Rong): Từ các kênh tiêu nhánh đổ về Cầu Rong sau đổ ra sông Lam.
b. Phương án tiêu
- Vùng này chủ yếu tiêu qua các trục tiêu đổ về sông Lam và tiêu trực tiếp ra biển qua các cống dưới đê Hội Thống, đê Đá Đạc, đê Bàu Dài;
- Từ nay đến năm 2020, tập trung nạo vét, mở rộng Rào Mỹ Dương vừa đảm bảo tiêu thoát nước vừa tăng thêm khả năng trữ nước phục vụ sản xuất cho huyện Nghi Xuân;
- Sau năm 2020, tiến hành nạo vét các trục tiêu chính để tăng khả năng tiêu thoát nước cho toàn huyện.
Tiểu vùng II.2 (lưu vực sông Nghèn);
Tiểu vùng này bao gồm các huyện: Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh, Can Lộc, Lộc Hà và 10 xã Bắc Thạch Hà (vùng này được phê duyệt tại Quyết định số 1171/QĐ-UBND ngày 24/4/2009 của UBND tỉnh về việc Rà soát quy hoạch thủy lợi sông Nghèn).
a. Quy hoạch tiêu
Vùng này gồm hai hướng tiêu chính:
- Hướng thứ nhất: Tiêu ra sông La qua cống Trung Lương, Đức Xá, Cầu Khống khi mực nước sông La cho phép, chủ yếu tiêu lũ tiểu mãn và vụ Hè Thu. Về lũ chính vụ tiêu chính qua sông Nghèn xuống cống Đò Điệm sau đó đổ ra biển và tiêu một phần qua cống Trung Lương, cống Đức Xá, cống Cầu Khống khi mực sông La hạ thấp cho phép tiêu;
- Hướng thứ hai: Từ các trục tiêu sông Cầu Phường, sông Già, sông Nhe, sông Chợ Vi, sông Én, sông Cầu Trù đổ vào dòng chính sông Nghèn ra Cửa Sót;
Dựa theo địa hình và mạng lưới trong vùng sông Nghèn phân ra các khu tiêu nhỏ như sau:
- Khu tiêu Lộc Hà, bao gồm 02 tiểu khu:
+ Tiểu khu tiêu 1: Bao gồm một phần xã Thạch Châu (25%), các xã Hộ Độ, Mai Phụ, Thạch Bằng và Thạch Kim. Khu này tiêu trực tiếp ra sông Cửa Sót qua cổng Thạch Kim, cống Vĩnh Tuy và một số cống dưới đê Tả Nghèn;
+ Tiểu khu tiêu 2: Bao gồm một phần xã Tung Lộc (50%), xã Ích Hậu, một phần xã Thạch Châu (25%), các xã Thạch Mỹ, Phù Lưu, Hồng Lộc, Tân Lộc, Thịnh Lộc, An Lộc và Bình Lộc. Khu này tiêu chính qua cống Cầu Trù và các cống dưới đê Tả Nghèn.
- Khu tiêu phía Tả hạ lưu cống Đồng Huề: Bao gồm một phần của xã Tùng Lộc (50%), xã Thuần Thiện và xã Thiên Lộc. Khu này có trục tiêu là hói Hợp Tác tiêu về sông Nghèn;
- Khu tiêu phía Tả thượng cống Đồng Huề: Bao gồm một phần của phường Bắc Hồng (30%), các phường Nam Hồng, Đậu Liêu và một phần xã Thuận Lộc (15%), Khu này tiêu qua trục tiêu chính là suối Hai Huyện tiêu về sông Nghèn;
- Khu tiêu cống Trung Lương, bao gồm một phần của phường Trung Lương (85%), phường Đức Thuận (80%) và phường Bắc Hồng (70%), xã Yên Hồ (80%), một phần của xã Đức Thịnh (20%). Khu này có 2 hướng tiêu: Hướng thứ nhất là tiêu qua cống Trung Lương khi mực nước sông Lam thấp cho phép tiêu. Hương thứ hai là tiêu về sông Nghèn, đây là hướng tiêu chính cho lũ chính vụ;
- Khu tiêu ngã ba Giao Tác, bao gồm một phần của xã Đức Thịnh (50%), xã Đức Thùy (35%), xã Kim Lộc (40%), xã Thuận Lộc (50%) và xã Thái Yên. Khu này có hướng tiêu chính là về sông Nghèn;
- Khu tiêu cống Đức Xá, bao gồm một phần xã Trung Lễ (50%), xã Bùi Xá (70%), xã Đức Thủy (50%), xã Đức Thịnh (30%), xã Đức Thuận (20%), xã Trung Lương (15%) và xã Đức Nhân. Khu này tiêu qua trục tiêu chính là kênh 19/5 tiêu về cống Đức Xá (tiêu vợi lũ Hè Thu) đồ ra sông La khi nước sông La thấp cho phép tiêu. Lũ chính vụ có thể tiêu theo hai hướng là sông Nghèn và sông La;
- Khu tiêu Cầu Khống, bao gồm xã Tùng Ánh, xã Đức Yên, một phần xã Đức Long (50%) và một phần xã Bùi Xá (30%). Khu này tiêu qua trục hói cầu Đôi dưới về cống tiêu Cầu Khống (tiêu vụ Hè Thu) đổ ra sông La khi nước sông La thấp, cho phép tiêu. Trong lũ chính vụ diện tích này tiêu theo hai hướng là sông Nghèn và sông La;
- Khu tiêu Đức Lập, bao gồm một phần xã Đức Long (50%), xã Đức Lập, xã Đức An (20%) và xã Trung Lễ (50%). Khu này tiêu về suối Đồng Hào đổ về kênh 19/5 chảy về sông Nghèn. Về lũ Hè Thu có thể tiêu một phần qua cống Trung Lương, Đức Xá khi mực nước sông La thấp;
- Khu tiêu cầu Chợ Giấy, bao gồm một phần xã Đức Thủy (15%), xã Đức Lâm, xã Đức An (80%), xã Đức Dũng, xã Đức Thanh (80%), xã Thường Nga (50%), xã Phú Lộc (35%). Khu này tiêu về suối Khe Lang đổ về Kênh 19/5, chảy về sông Nghèn, về lũ Hè Thu có thể tiêu một phần qua cống Trung Lương, Đức Xá khi mực nước sông La thấp;
- Khu tiêu phía hữu thượng cống Đồng Huề, bao gồm một phần xã Thuận Lộc (35%), xã Đại Lộc (55%), xã Khánh Lộc (75%), xã Yên Lộc, xã Trường Lộc, xã Phú Lộc (70%), xã Thường Nga (50%), xã Đức Thanh (20%), xã Kim Lộc (60%), các xã Song Lộc, Thanh Lộc, Vượng Lộc, Gia Hạnh, Vĩnh Lộc, Thượng Lộc, Đồng Lộc. Khu này có trục tiêu chính là hói Chợ Vi và các suối nhỏ để về sông Nhe và ra sông Nghèn;
- Khu tiêu Chùa Nghị: Khu này có trục tiêu chính là sông Chùa Nghị tiêu ra sông Già bao gồm một phần xã Đại Lộc (45%), một phần xã Khánh Lộc (25%), thị trấn Can Lộc, các xã Trung Lộc, Xuân Lộc, Quang Lộc, một phần xã Sơn Lộc và một phần xã Mỹ Lộc;
- Khu tiêu cống Voọc Sim: Được giới hạn từ sông Cày đến kênh tách nước Trà Sơn và một phần Bắc Thạch Hà tiêu về cống Voọc Sim theo trục kênh Trà Sơn bao gồm các xã: Thạch Thanh, Ngọc Sơn, Thạch Ngọc, một phần Thạch Tiến (75%), Sơn Lộc (75%), Mỹ Lộc (90%);
- Khu tiêu Bắc Thạch Hà, gồm 02 tiểu khu:
+ Tiểu khu tiêu 1, bao gồm các xã Thạch Kênh, Thạch Sơn, Thạch Long; tiểu khu này tiêu về sông Nghèn qua cống Rào Trẻn, bắt nguồn từ xã Thạch Kênh chảy theo trục tiêu suối Rao xuống sông Hói Trẻn đổ về sông Nghèn;
+ Tiểu khu tiêu 2, bao gồm các xã Thạch Liên, Việt Xuyên, Phù Việt và một phần xã Thạch Tiến (25%); tiểu khu này có trục tiêu chính bắt nguồn từ xóm Phú xã Thạch Liên chảy theo trục tiêu suối Trố sang sông Cầu Phường, về sông Già đổ vào sông Nghèn.
b. Phương án tiêu
- Cống Trung Lương, cống Đức Xá, cống Cầu Khống làm nhiệm vụ chủ đạo trong việc tiêu cho vụ Hè Thu; trong lũ chính vụ có thể tiêu theo hai hướng:
+ Hướng 1; Tiêu vợi qua cống Trung Lương và cống Đức Xá, cống Cầu Khống khi mực nước sông La thấp hơn mực nước trong đồng;
+ Hướng 2: Tiêu về sông Nghèn qua cống Đò Điệm.
- Từ nay đến năm 2020, tập trung hoàn thành 12 trục tiêu đã được phê duyệt thuộc Dự án kênh trục sông Nghèn vừa đảm bảo dẫn nước cho các trạm bơm, vừa có nhiệm vụ tiêu thoát lũ, đồng thời nạo vét, mở rộng các trục tiêu: Hói Chợ Vi - Chợ Nhe - kênh 19/5 - sông Nghèn; trục tiêu Đức Lạng - Đức Đồng - Đức Lạc; trục tiêu suối Khe Lang - kênh Chợ Giấy - kênh 19/5;
- Sau năm 2020, tiếp tục nạo vét, mở rộng các trục tiêu chính, nghiên cứu xây dựng trạm bơm tiêu chủ động cho các xã ven sông Nghèn thường xuyên bị ngập sâu và kéo dài nhiều ngày.
Tiểu vùng I.3. Bao gồm: các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang và 05 xã vùng thượng huyện Đức Thọ;
Đây là vùng núi có độ dốc lớn, hình thức tiêu chủ yếu dựa vào các sông, suối tự nhiên ra sông Ngàn Sâu và sông Ngàn Phố.
a. Quy hoạch tiêu
Vùng này chia làm các khu tiêu như sau:
- Khu tiêu Sơn Kim 1: Từ các khe, suối tự nhiên như suối Nàn Nằng, suối Đá Liếp, khe Mác đổ vào sông Rào Mắc sau đó đổ về sông Ngàn Phố; ngoài ra còn có các nhánh khe, suối tự nhiên đổ trực tiếp vào sông Ngàn Phố. Trục tiêu chính của khu này là sông Rào Mắc (TVI-29) tiêu nước cho xã Sơn Kim 1;
- Khu tiêu Sơn Kim 2 gồm 02 trục tiêu chính: Trục tiêu sông Giao Bún (TVI-30) và trục tiêu sông Rào Tre (TVI-31) tiêu nước cho toàn bộ xã Sơn Kim 2;
- Khu tiêu Sơn Tây gồm 02 trục tiêu chính: Trục tiêu suối Rào Qua (TVI-32) và suối Chi Lời (TVI-33); nước từ các khe suối tự nhiên bao gồm: suối Rào Qua, suối Chi Lời sau đó đổ ra sông Ngàn Phố; các khe suối này làm nhiệm vụ tiêu nước cho toàn bộ xã Sơn Tây;
- Khu tiêu sông Con: Trục tiêu chính của khu này là sông Con (TVI-34);
Nước từ các khe, suối nhỏ tự nhiên: suối Bịn, khe Bố, suối Lét, suối Dơi, suối Vấn, suối Văn, suối Sinh, suối Tứ Mùa, suối Săn tập trung nước về sông Con sau đó đổ vào sông Ngàn Phố; khu tiêu này tiêu nước cho các xã Sơn Hồng và Sơn Lĩnh;
- Khu tiêu Phố Châu gồm các trục chính: suối Phố (TVI-35), khe Mơ (TVI- 36), khe Giành (TVI-37) đổ trực tiếp xuống xuống sông Ngàn Phố;
- Khu tiêu Sơn Mai - Sơn Thủy - Sơn Bằng - Sơn Trung: Tiêu ra sông Ngàn Phố qua cầu Nầm;
- Khu tiêu suối Tràm, có trục tiêu chính là suối Tràm - suối Hàn Lâm (TVI- 39) tiêu nước cho xã Sơn Giang và một phần xã Sơn Lâm đổ vào sông Ngàn Phố;
- Khu tiêu Hói Động, có trục tiêu chính là hói Động (TVI-39, tiêu nước cho các xã: Sơn Tiến, Sơn Lễ, Sơn An, Sơn Thịnh, Sơn Hòa đổ ra sông Ngàn Phố;
- Khu tiêu Tân Long: Khu này các kênh trục tiêu hiện có đều đổ ra các cống qua đê Tân Long 1 và đê Tân Long 2 làm nhiệm vụ tiêu nước cho các xã: Sơn Hà, Sơn Bình, Sơn Trà, Sơn Long, Sơn Tân, Sơn Châu;
- Khu tiêu Sơn Thọ, có trục tiêu chính là Hói Trươi (TVT-40) tiêu nước cho toàn bộ xã Sơn Thọ về sông Ngàn Trươi;
- Khu tiêu Hương Minh - Hương Thọ, tiêu nước cho xã Hương Minh, xã Hương Thọ qua các khe suối tự nhiên như khe Trí, khe Vang, hói Trùng, hói Bượm, hói Mân đổ vào sông Ngàn Trươi;
- Khu tiêu Đức Liên - Đức Hương - Đức Bồng - Đức Lĩnh - Đức Giang: Lợi dụng các khe suối tự nhiên tiêu trực tiếp ra sông Ngàn Sâu;
- Khu tiêu Khu Nà: Có trục tiêu chính là sông Rào Nổ (TVI-41) làm nhiệm vụ tiêu nước cho toàn bộ xã Hòa Hải;
- Khu tiêu Hương Lâm - Hương Liên (thượng sông Ngàn Sâu): Khu này chủ yếu sử dụng các khe suối tự nhiên đổ vào sông Ngàn Sâu;
- Khu tiêu Sông Tiêm: Từ các khe, suối tự nhiên đổ ra sông Ngàn Sâu tại xã Lộc Yên; có trục tiêu chính là sông Tiêm (TVI-42);
- Khu tiêu Lộc Yên, Hương Đô (Khe Táy): Nước từ các xã này qua các khe suối tự nhiên đổ vào sông Ngàn Sâu; có trục tiêu chính là Khe Táy (TVT-43);
- Khu tiêu 5 xã thượng Đức Thọ có các trục tiêu chính:
+ Hói Đức Hòa (TVI-08) tiêu nước cho 80% xã Đức Hòa đổ ra sông Ngàn Sâu;
+ Trục tiêu Đức Lạng - Đức Đồng - Đức Lạc (TVI-09) bắt nguồn từ các khe của xã Đức Lạng đi qua cầu Cố Bá về xã Đức Lạc, trục này tiêu cho các xã: Đức Lạng, Đức Đồng, một phần (30%) xã Đức Lạc đổ về sông Ngàn Sâu;
+ Trục tiêu Đức Lạc - Đức Hòa (TVI-10) tiêu nước cho 70% xã Đức Lạc và khoảng 20% xã Đức Hòa đổ ra sông Ngàn Sâu.
b. Phương án tiêu
- Lợi dụng các khe, suối và các trục tiêu tự nhiên đã có, tiến hành nạo vét, mở rộng đảm bảo tiêu thoát lũ nhanh;
- Nạo vét sông Tiêm đảm bảo yêu cầu cấp nước và tiêu thoát nước nhanh;
- Sửa chữa, nâng cấp và tính toán phương án mở rộng các cống trên đê Tân Long đảm bảo tiêu thoát nước nhanh.
* Vùng II: Bao gồm 21 xã phía nam của huyện Thạch Hà, 24 xã thuộc huyện Cẩm Xuyên (trừ 3 xã: Cẩm Lạc, Cẩm Minh, Cẩm Lĩnh) và 16 xã, phường, thành phố Hà Tĩnh.
Vùng II được phân làm 02 tiểu vùng sau:
Tiểu vùng II.1: Bao gồm toàn bộ thành phố Hà Tĩnh và 21 xã phía Nam huyện Thạch Hà.
a. Quy hoạch tiêu
Tiểu vùng này được chia thành các khu tiêu sau:
- Khu tiêu T64, bao gồm tiêu nước cho các xã Bắc Sơn, Thạch Vĩnh, Thạch Ngọc, Thạch Thanh và 1 phần diện tích xã Thạch Tiến; khu này có trục tiêu chính là lạch T64 (TVII-01) bắt nguồn từ xã Bắc Sơn đi qua các xã Thạch Ngọc, Thạch Thanh, Thạch Tiến sau đó đổ vào sông Vách Nam về cống Vọoc Sim - Thạch Hà;
- Khu tiêu tả sông Cày, bao gồm xã Thạch Xuân, xã Thạch Đài, một phần xã Thạch Thanh và thị trấn Thạch Hà, qua các kênh nhánh đổ ra sông Cày qua cống Cầu Sú. Trục tiêu chính của khu này là sông Cày (TVII-02);
- Khu tiêu Cầu Nủi: gồm các xã Thạch Điền, Nam Hương, Thạch Lâm, Thạch Tân tiêu nước qua Cầu Nủi xuống sông Rào Cái. Trục tiêu chính của khu tiêu này là Thạch Điền - Nam Hương - Thạch Lâm - Thạch Tân - Cầu Nủi - sông Rào Cái (TVII-03);
- Khu tiêu hạ sông Vách Nam, bao gồm các xã Thạch Long, Thạch Sơn, một phần xã Phù Việt và một phần thị trấn Thạch Hà đổ vào sông Vách Nam về cống Vọoc Sim. Trục tiêu chính là sông Vách Nam (TVII-04);
- Khu tiêu phía Bắc thành phố Hà Tĩnh: phía Tây là Quốc lộ IA, phía Bắc là đê Đồng Môn, phía Nam là đường Nguyễn Du, phía Đông là Tỉnh lộ 9, bao gồm phường Nguyễn Du, xã Thạch Trung và một phần phường Thạch Linh; khu này chảy về cống Vạn Hạnh và cống Sác Chai dưới đê Đồng Môn ra sông Cày; trục tiêu chính là Thạch Trung - Vạn Hạnh (TVII-05);
- Khu tiêu Cầu Đông 1, bao gồm một phần phường Thạch Linh, 1 phần phường Trần Phú đổ vào sông Cầu Đông qua cống Cầu Sú rồi ra sông Cày;
- Khu tiêu Cầu Đông 2: Gồm các xã Thạch Đài, Thạch Xuân, Thạch Lưu đổ vào sông Cầu Đông qua cống Cầu Sú rồi ra sông Cày;
Trục tiêu chính của 2 khu tiêu này là sông Cầu Đông (TVII-06).
- Khu tiêu Thạch Hạ, Thạch Môn: Nước từ các kênh tiêu nội đồng tiêu qua cống Hói Tuần, cống Hạ Nhật và các cống dưới đê Đồng Môn đổ ra sông Cửa Sót;
- Khu tiêu Văn Yên - Đại Nài, gồm phường Văn Yên, phường Đại Nài, phường Hà Huy Tập. Khu này tiêu nước qua các kênh nhỏ trong nội thành ra các cống Hói Cót, cống Thanh Danh, cống Đập Tùng dưới đê Đồng Môn rồi đổ ra sông Rào Cái. Trục tiêu chính khu nảy là sông Rào Cái (TVII-08);
- Khu tiêu Thạch Quý - Thạch Hưng - Thạch Đồng: Tiêu nước qua các kênh nhánh nhỏ rồi đổ về sông Rào Cái qua các cống Đập Bợt, cống Hói Lồ, cống tại K-12 đê Đồng Môn, cống Thạch Đồng 2, Trục tiêu chính là Thạch Quý - Thạch Hưng -Thạch Đồng (TVII-09);
- Khu tiêu xã Thạch Môn: Qua kênh tiêu nhỏ đổ về sông Rào Cái qua các cống Thạch Đồng 1 tiêu nước cho 1 phần xã Thạch Môn và một phần diện tích xã Thạch Quý. Trục tiêu chính là Thạch Quý - Thạch Môn (TVII-10);
- Khu tiêu Cầu Voọc - sông Cụt, bao gồm phường Văn Yên, phường Tân Giang, phường Nam Hà, phường Bắc Hà, một phần phường Đại Nải, một phần phường Hà Huy Tập và phường Tân Giang. Khu tiêu này đổ nước về cầu Voọc vào Sông Cụt rồi đổ xuống sông Rào Cái. Trục tiêu chính của khu này là sông Cụt (TVII-11);
- Khu tiêu cống Đò Bang: Bao gồm các Cẩm Hòa, Cẩm Dương, 2/3 xã Cẩm Yên, các xã Thạch Hội, Thạch Thắng, Thạch Lạc, Tượng Sơn, Thạch Văn, một phần diện tích xã Thạch Trị tiêu nước từ các kênh nhánh nhỏ rồi tập trung về trục tiêu chính chạy dọc ven biển từ Cẩm Hòa đến cống Đò Bang sau đó đổ ra sông Rào Cái. Trục tiêu chính của khu này là Cẩm Hòa - cổng Đò Bang - sông Rào Cái (TVII-12).
b. Phương án tiêu
* Đến năm 2020:
- Tập trung nạo vét, mở rộng và kiên cố hóa các trục tiêu chính sau: Trục tiêu Thạch Điền - Cầu Nủi - sông Rào Cái; trục tiêu Thạch Trung - Cống Vạn Hạnh; trục tiêu sông Cầu Đông; trục tiêu Thạch Quý - Thạch Hưng - Thạch Đồng; trục tiêu Thạch Quý - Thạch Môn; trục tiêu Cẩm Hòa - cống Đò Bang - sông Rào Cái; các trục tiêu nội thành phố Hà Tĩnh;
- Đầu tư sửa chữa, mở rộng, nâng cấp các cống tiêu thoát lũ dưới đê Đồng Môn: cống Vạn Hạnh, cống Sác Chai, cống Hạ Nhật, cống Thạch Đồng, cống Thạch Yên, cống K12... để đáp ứng được yêu cầu tiêu úng cho toàn thành phố;
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống kênh tách tiêu dọc theo đường tránh 1A đổ nước về sông Cày và sông Phủ, giảm nước lũ đổ về trung tâm thành phố Hà Tĩnh;
- Xây dựng hệ thống tiêu thoát lũ bằng động lực để tiêu nước cho thành phố Hà Tĩnh.
* Sau năm 2020:
Tiếp tục nạo vét, tu bổ và kiên cố hóa các trục tiêu, đảm bảo yêu cầu tiêu thoát lũ cho toàn vùng. Xây dựng 3 trạm bơm tiêu bằng động lực cho thành phố Hà Tĩnh, công suất mỗi trạm 10.000m3/h.
Tiểu vùng II.2: Bao gồm 24 xã thuộc huyện Cẩm Xuyên (trừ 3 xã Cẩm Lạc, Cẩm Minh và Cẩm Lĩnh):
a. Quy hoạch tiêu
Vùng này gồm các khu tiêu sau:
- Khu tiêu phía hữu thượng sông Rào Cái, phía Nam là kênh chính Kẻ Gỗ, phía Bắc là sông Rào Cái, phía Đông là Quốc lộ IA, phía Tây là hồ Kẻ Gỗ, khu tiêu này bao gồm các xã Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Thạch, Cẩm Vịnh, 2/3 xã Cẩm Thành. Trục tiêu chính khu này là sông Rào Cái (TVII-18);
- Khu tiêu cống Hoàng Hà, phía Bắc là sông Rào Cái, phía Nam là kênh chính Kẻ Gỗ, phía đông là kênh N7 - Kẻ Gỗ, phía Tây là Quốc lộ IA; khu tiêu này gồm xã Cẩm Bình, 2/3 xã Tượng Sơn, 1/3 xã Thạch Thắng. Trục tiêu chính khu này là Cẩm Bình - Thạch Thắng - cống Hoàng Hà (TVII-20, đổ về sông Rào Cái;
- Khu tiêu cống Đò Bang, phía Nam là kênh chính Kẻ Gỗ, phía Tây là kênh N7 - Kẻ Gỗ, phía Đông là biển Đông, phải Bắc là sông Rào Cái; khu tiêu này gồm các xã Cẩm Hòa, Cẩm Dương, Thạch Văn, Thạch Trị, Thạch Lạc, 2/3 xã Thạch Thắng, 1/3 xã Tượng Sơn, 2/3 xã Cẩm Yên. Trục tiêu chính của khu tiêu này là Cẩm Yên - Thạch Thắng - cống Đò Bang;
- Khu tiêu thượng sông Gia Hội, bao gồm các xã Cẩm Quan, Cẩm Quang, 2/3 xã Cẩm Huy, xã Cẩm Hưng, thị trấn Cẩm Xuyên và một phần xã Cẩm Thành. Khu tiêu này có 2 trục tiêu chính là suối Vang Vang (TVII-17) và sông Gia Hội (TVII-18);
- Khu tiêu sông Cầu Nậy (19/5), bao gồm 1/3 xã Cẩm Yên, các xã Cẩm Nam, Cẩm Phúc, Cẩm Thăng, 1/3 xã Cẩm Huy và 2/3 thị trấn Thiên Cầm. Khu tiêu này có 02 trục tiêu chính là: Trục tiêu sông cầu Nậy hay gọi là trục 19/5 (TVII-15) và trục tiêu Hói Sóc (TVII-16), tiêu nước về hệ thống cống tiêu và tràn 19/5 trên đê Phúc - Long - Nhượng ra sông Nhượng;
- Khu tiêu sông Quèn, bao gồm các xã Cẩm Hưng, Cẩm Thạch, Cẩm Sơn, Cẩm Hà, 2/3 xã Cẩm Lộc và 2/3 xã Cẩm Trung; Khu tiêu này có 02 trục tiêu chính là: Trục tiêu sông Quèn (TVII-13) và trục tiêu kênh tiêu Xô Viết (TVII-14) đổ ra sông Nhượng.
b. Phương án tiêu
- Nạo vét, mở rộng các tuyến tiêu chính: sông Nhượng, sông Quèn, sông Cầu Nậy, Hói Sóc, kênh tiêu Xô Viết;
- Nghiên cứu xây dựng cống tiêu hoặc cầu máng tại K5+600 kênh chính Kẻ Gỗ, phía hạ lưu máng Rào Cái thuộc xã Cẩm Duệ để giảm bớt một phần lưu lượng của sông Rào Cái về sông Gia Hội, giảm áp lực lên khu vực thành phố Hà Tĩnh, rút ngắn thời gian ngập lũ và giảm mức độ ngập lũ cho các xã Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Thạch, Cẩm Vịnh và 2/3 xã Cẩm Thành khi hồ chứa nước Kẻ Gỗ và hồ chứa nước Bộc Nguyên xả lũ.
* Vùng III: Gồm 03 xã Cẩm Lạc, Cẩm Minh, Cẩm Lĩnh huyện Cẩm Xuyên và toàn bộ huyện Kỳ Anh.
a. Quy hoạch tiêu
Vùng III. Bao gồm các khu tiêu như sau:
- Khu tiêu sông Rác, bao gồm các xã Cẩm Lạc, Cẩm Lĩnh và một phần xã Cẩm Minh.
Phương án tiêu:
+ Đối với xã Cẩm Lĩnh, tiêu trực tiếp ra sông Nhượng qua các cống trên đê Cẩm Lĩnh;
+ Xã Cẩm Lạc và một phần xã Cẩm Minh tiêu trực tiếp về sông Rác.
Trục tiêu chính khu này là sông Rác (TVIII-01);
- Khu tiêu sông Nhà Lê, bao gồm các xã Kỳ Bắc, Kỳ Tiến, Kỳ Xuân, Kỳ Giang, Kỳ Phú, Kỳ Phong và Kỳ Đồng tiêu nước xuống trục tiêu chính là sông Nhà Lê, sau đó đổ ra sông Vịnh về sông Cửa Khẩu; một phần của xã Kỳ Phú, Kỳ Xuân tiêu trực tiếp ra biển qua các lạch tiêu nhỏ. Trục tiêu chính của khu này là sông Nhà Lê (TVIII-02);
- Khu tiêu thượng nguồn sông Rào Trổ, bao gồm các xã Kỳ Tây, Kỳ Thượng, Kỳ Sơn, Kỳ Lạc, Kỳ Hợp đổ vào sông Rào Trổ về sông Gianh - Quảng Bình. Trục tiêu chính khu này là sông Rào Trổ (TVIII-04);
- Khu tiêu sông Nhà Lê (sông Kinh), bao gồm địa phận các xã Kỳ Khang, Kỳ Ninh, Kỳ Thọ (kể từ phía tả đường Quốc lộ 1A). Từ các nhánh sông suối nhỏ đổ vào sông Nhà Lê như khe Đồng Trâm, khe Cà. Vùng này được tiêu qua các cống dưới đê Khang - Ninh - Thọ. Trục tiêu chính khu này là sông Nhà Lê (sông Kinh) (TVIII-05);
- Khu tiêu Hải - Hà - Thư, bao gồm các xã Kỳ Hải, Kỳ Hà, Kỳ Thư; khu này tiêu úng qua hệ thống cống qua đê Hải - Hà - Thư với trục tiêu chính là sông Đại Lang và các nhánh sông suối tiêu ra Cửa Khẩu. Trục tiêu chính khu này là sông Đại Lang (TVIII-06);
- Khu tiêu Kỳ Hưng - Kỳ Trinh, bao gồm xã Kỳ Hưng và xã Kỳ Trinh thuộc phía hạ du thuộc tả ngạn sông Quyền với trục tiêu chính là sông Đình; khu này tiêu úng qua các cống dưới của tuyến đê Hoàng Đình. Trục tiêu chính khu này là sông Đình (TVIII-07);
- Khu tiêu vùng hạ du sông Quyền: bao gồm các xã thuộc Khu kinh tế Vũng Áng tiêu về sông Quyền ra sông Cửa Khẩu. Trục tiêu chính khu này là kênh tiêu tách nước Vũng Áng về sông Quyền (TVIII-08).
b. Phương án tiêu
- Hoàn thiện hệ thống kênh tách tiêu cho khu kinh tế Vũng Áng đổ về 2 hướng chính, đổ vào sông Quyền ra cửa Khẩu và đổ vào khe Lũy ra biển;
- Đối với vùng thượng nguồn của sông Rào Trổ vẫn áp dụng phương án tiêu bằng tự chảy;
- Nghiên cứu mở rộng các cống dưới đê Hải -Hà - Thư, đê Hoàng Đình để đảm bảo tiêu thoát lũ nhanh;
- Nạo vét, mở rộng các trục tiêu chính như sông Rác, kênh Nhà Lê.
3.3. Quy hoạch cấp nước sinh hoạt
3.3.1. Cấp nước sinh hoạt nông thôn
- Xây dựng mới 27 công trình cấp nước tập trung, có tổng công suất thiết kế 60.850 m3/ngày đêm với số người hưởng lợi tăng thêm là 137.200 người;
- Cấp nước nhỏ lẻ; Xây dựng hơn 30 nghìn công trình để cấp nước cho hơn 30 nghìn hộ, số người hưởng lợi tăng thêm 112.000 người;
- Đảm bảo đến năm 2020 tất cả người dân nông thôn Hà Tĩnh sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 90% người dân được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quy định (QCVN 02/BYT). Phát triển, xây dựng công trình cấp nước tập trung, từng bước thay thế dần các công trình cấp nước nhỏ lẻ đảm bảo đến năm 2020 Hà Tĩnh có 80% người dân nông thôn sử dụng nước từ các công trình tập trung.
3.3.2. Quy hoạch cấp nước sinh hoạt cho khu đô thị
Nâng cấp, mở rộng công suất các nhà máy nước hiện có, đồng thời xây dựng mới một số nhà máy đảm bảo đến năm 2020 tất cả người dân đô thị Hà Tĩnh được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quy định (QCVN 02/BYT) với tiêu chuẩn cấp nước là 120lít/người/ngày,đêm.
3.4. Quy hoạch cấp nước công nghiệp và các ngành kinh tế khác
a. Vùng I: Quy hoạch cấp nước cho công nghiệp và các ngành kinh tế khác được quy hoạch từ các hồ chứa nước trong vùng và hệ thống thủy lợi sông Nghèn. Sau năm 2020, sử dụng nguồn nước từ công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang hỗ trợ sông Nghèn cấp nước cho khu công nghiệp sắt Thạch Khê với lưu lượng 6m3/s. Xây dựng cống ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Lam.
b. Vùng II: Quy hoạch cấp nước cho công nghiệp và các ngành kinh tế khác được quy hoạch từ các hồ chứa trong vùng, từ hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ. Xây dựng các công trình ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Rào Cái, sông Gia Hội.
c. Vùng III:
- Xây hệ thống thủy lợi Rào Trổ dung tích 160 triệu m3 nước và hệ thống đập dâng Lạc Tiến, cống ngăn mặn Kỳ Hà;
- Xây dựng hồ chứa nước Rào Trổ 1 có dung tích 50 triệu m3;
- Xây dựng hồ Thầu Dầu - Khe Luỹ dung tích toàn bộ 13 triệu m3;
- Nâng cấp hồ chứa Sông Rác từ 124,5 triệu m3 lên 200 triệu m3;
- Xây dựng cống ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Vịnh, sông Rác.
IV. TỔNG HỢP KINH PHÍ
4.1.1. Hồ chứa, đập dâng, trạm bơm: 12.876,18 tỷ đồng;
- Nâng cấp, sửa chữa một số hồ chứa, đập dâng, kinh phí 1.542 tỷ đồng;
- Nâng cấp, sửa chữa hệ thống kênh mương, kinh phí 592,50 tỷ đồng;
- Nâng cấp 281 trạm bơm nhỏ, kinh phí 562 tỷ đồng;
- Xây dựng mới một số hồ chứa, kinh phí 10.029,68 tỷ đồng;
- Xây dựng hệ thống bơm bằng động lực cho thành phố Hà Tĩnh (Thạch Trung, Văn Yên, Thạch Đồng) với tổng công suất 3 trạm, mỗi trạm 10.000m3/giờ, tổng kinh phí 150 tỷ đồng.
4.1.2. Công trình tiêu úng: 3.145,21 tỷ đồng;
Gồm nạo vét, mở rộng một số trục tiêu thoát lũ chính.
4.1.3. Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn: 867,70 tỷ đồng;
Nâng cấp các nhà máy cấp nước hiện có, đồng thời xây dựng mới một số nhà máy cấp nước.
4.1.4. Tổng kinh phí:
Công trình | Đơn vị | Kinh phí |
Sửa chữa, nâng cấp: hồ chứa, trạm bơm, | Tỷ đồng | 2.696,50 |
Xây dựng mới hồ chứa, trạm bơm. | Tỷ đồng | 10.179,68 |
Nạo vét công trình tiêu úng | Tỷ đồng | 3.145,21 |
Xây dựng các công trình nước sinh hoạt | Tỷ đồng | 867,70 |
Cộng | Tỷ đồng | 16.889,09 |
(Chi tiết như các Phụ lục kèm theo)
4.2. Giai đoạn 2020 - 2030
- Xây dựng cống ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Lam, sông Rào Cái, sông Gia Hội, sông Rác, sông Vịnh;
- Xây dựng hồ chứa nước Chúc A, Hương Khê dung tích 200 triệu m3;
- Nghiên cứu xây dựng hồ chứa nước Bộc Nguyên 2, dung tích 05 triệu m3;
- Nâng cấp, mở rộng quy mô các nhà máy cấp nước sinh hoạt;
- Nâng cấp toàn bộ hệ thống hồ chứa nước, đập dâng đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn thiết kế mới, phù hợp với biến đổi khí hậu, đảm bảo cung cấp nước cho nông nghiệp tần suất 85%, cung cấp nước cho công nghiệp với tần suất 95%;
- Nghiên cứu, lắp đặt các trang thiết bị công nghệ khoa học kỹ thuật vào quản lý, vận hành, khai thác các công trình thủy lợi một cách đồng bộ theo hướng tự động hóa và hiện đại hóa. Xây dựng các công trình tưới tiết kiệm, tưới ẩm, tưới phun để tiết kiệm nguồn nước;
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu bằng động lực cho thành phố Hà Tĩnh, các xã vùng sông Nghèn gồm: Ích Hậu, Phù Lưu, An Lộc huyện Lộc Hà, xã Tiến Lộc huyện Can Lộc, các xã thuộc huyện Đức Thọ phía trong đê La Giang.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện tốt công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện Quy hoạch trên phạm vi toàn tỉnh; định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, các bộ, ngành Trung ương. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có bất cập, phát sinh điều kiện mới, nghiên cứu cụ thể và tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung để tổ chức thực hiện cho phù hợp.
2. Giám đốc các sở, ban, ngành liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan huy động các nguồn lực thực hiện tốt Quy hoạch được duyệt.
3. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã: Căn cứ Quy hoạch tổng thể đã được duyệt, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan xây dựng Quy hoạch chi tiết thủy lợi cho địa phương mình. Phân kỳ ưu tiên đầu tư xây dựng, tập trung huy động các nguồn lực tổ chức thực hiện tốt Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Giao thông Vận tải; Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |
- 1Quyết định 174/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch xây dựng và phát triển thủy lợi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035
- 2Quyết định 627/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt dự án Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015-2025 và định hướng đến 2035
- 3Quyết định 691/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015-2025, định hướng đến năm 2035
- 4Quyết định 1392/QĐ-UBND năm 2023 bãi bỏ Quy hoạch đã được tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 1Quyết định 81/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Đê điều 2006
- 3Luật Tài nguyên nước 1998
- 4Quyết định 104/2000/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão năm 2000
- 6Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001
- 7Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8Nghị định 112/2008/NĐ-CP về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi
- 9Nghị định 120/2008/NĐ-CP về quản lý lưu vực sông
- 10Quyết định 1590/QĐ-TTg năm 2009 về việc phê duyệt định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 1929/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 174/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch xây dựng và phát triển thủy lợi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035
- 13Quyết định 627/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt dự án Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015-2025 và định hướng đến 2035
- 14Quyết định 691/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015-2025, định hướng đến năm 2035
Quyết định 1461/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 1461/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/05/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Lê Đình Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra