- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Quyết định 1590/QĐ-TTg năm 2009 về việc phê duyệt định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Nghị quyết 71/NQ-HĐND năm 2017 về thông qua dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015-2025, định hướng đến năm 2035
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 691/QĐ-UBND | Điện Biên, ngày 15 tháng 8 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt định hướng Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức, lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên thông qua dự án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015-2025, định hướng đến năm 2035;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015-2025, định hướng đến năm 2035, với những nội dung chủ yếu sau:
- Quy hoạch thủy lợi đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực của tỉnh;
- Đảm bảo khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước, lợi dụng tổng hợp, phục vụ đa mục tiêu (cho nông nghiệp; công nghiệp; dịch vụ; phục vụ nước sinh hoạt cho người dân...), cải thiện khả năng thích nghi và hạn chế ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu; phục vụ thiết thực cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
- Khắc phục các tồn tại hạn chế, bất cập trong đầu tư, quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi giai đoạn trước; ưu tiên công tác cải tạo, nâng cấp, kiên cố kênh mương hoàn chỉnh các công trình, hệ thống công trình cũ là chính, nhằm tận dụng khai thác triệt để nguồn nước và năng lực hệ thống công trình hiện có. Bổ sung mới các giải pháp công trình, phi công trình phục vụ tưới, chống lũ đối với những khu vực còn thiếu hoặc quy mô công trình chưa đáp ứng yêu cầu, trong đó đặc biệt chú trọng đến các vùng phát triển sản xuất cây hàng hóa, ưu tiên các khu vực vùng sâu, vùng xa và biên giới.
- Quản lý, khai thác sử dụng và phát triển nguồn nước đảm bảo các yêu cầu trước mắt và không mâu thuẫn với nhu cầu phát triển trong tương lai.
2.1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
- Đảm bảo sự phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả và bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác để phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015- 2025 và định hướng đến năm 2035.
- Phục vụ tái cơ cấu lĩnh vực thủy lợi để phát triển bền vững, mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường, đảm bảo khai thác tối đa nhiệm vụ đa mục tiêu của hệ thống thủy lợi đã có.
- Phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
- Góp phần hoàn thành tiêu chí thủy lợi theo Chương trình xây dựng nông thôn mới, củng cố an ninh, chính trị xã hội và an ninh quốc phòng ở vùng cao biên giới của tỉnh.
b) Mục tiêu cụ thể
* Mục tiêu đến năm 2025
Cấp nước sinh hoạt: Khu vực đô thị (trung tâm các huyện, thị xã, thành phố) đạt 99,8%, vùng nông thôn đạt 90%. Đáp ứng nguồn nước phục vụ phát triển công nghiệp 50m3/ngày/ha xây dựng. Cấp đủ nguồn nước để tưới 10.595 ha lúa vụ chiêm, 20.405 ha lúa vụ mùa, 29.097 ha màu đông xuân, 30.225 ha màu hè thu, 5.520 ha màu vụ đông và 10.639 ha cây dài ngày với tần suất bảo đảm tưới P = 75%. Đảm bảo chủ động cung cấp nước 2.183 ha nuôi trồng thủy sản và cung cấp nước cho đàn gia súc với tốc độ tăng đàn ở mức 4 - 5%/năm. Phát huy hiệu quả các dự án thủy điện đã và đang đầu tư. Nâng cao mức bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai, lũ lụt, chủ động phòng chống, né tránh hoặc thích nghi để giảm thiểu tổn thất về người và tài sản. Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, đảm bảo phát huy 80% năng lực thiết kế.
* Mục tiêu đến năm 2035
Cấp nước sinh hoạt khu vực đô thị (trung tâm các huyện, thị xã, thành phố) đạt 100%, vùng nông thôn đạt 98%. Tiếp tục đáp ứng nguồn nước phục vụ phát triển công nghiệp với mức cấp 50m3/ngày/ha xây dựng. Đảm bảo nguồn nước để tưới 11.473 ha lúa vụ chiêm, 20.527 ha lúa vụ mùa, 39.097 ha màu đông xuân, 40.225 ha màu hè thu, 10.325 ha màu vụ đông và 17.544 ha cây dài ngày với tần suất bảo đảm tưới P = 75%. Duy trì cung cấp nước phục vụ nuôi trồng thủy sản và đàn gia súc, gia cầm. Tiếp tục cập nhật các dự án đã có trong quy hoạch thủy điện của tỉnh. Bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai, lũ lụt. Duy trì, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, đảm bảo phát huy 90% năng lực thiết kế.
2.2. Nhiệm vụ
- Đánh giá những tồn tại, bất cập về cấp nước, tiêu nước và phòng chống lũ lụt, giảm nhẹ thiên tai, làm rõ hạn chế, thiếu sót trong quy hoạch trước, tình hình kinh tế, ngân sách khó khăn, ảnh hưởng đến quy hoạch.
- Đánh giá tác động về các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng nước.
- Xây dựng trình tự thực hiện đầu tư; ưu tiên các công trình cấp bách, phục vụ đa mục tiêu.
- Xây dựng hệ thống biểu phân cấp quản lý các công trình thủy lợi.
- Gắn quy hoạch thủy lợi với Chương trình xây dựng nông thôn mới, công tác bảo vệ rừng trong lưu vực các công trình thủy lợi của tỉnh.
- Nghiên cứu các giải pháp cấp thoát nước cho chăn nuôi, thủy sản, cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao; chú trọng giải pháp áp dụng công nghiệp tưới tiết kiệm nước và khai thác nước ngầm một cách hiệu quả và hợp lý.
- Đề xuất các giải pháp xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước, tiêu thoát nước, phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai... phục vụ cho sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo các giai đoạn phát triển đến năm 2035.
- Đề xuất giải pháp tưới tiêu chủ động tiên tiến để đảm bảo an ninh lương thực; xác định diện tích lúa kém hiệu quả để chuyển đổi đạt hiệu quả cao hơn,
- Đề xuất các giải pháp phi công trình, trình tự thực hiện quy hoạch và thứ tự ưu tiên các công trình đầu tư và cơ chế, chính sách, tổ chức thực hiện quy hoạch.
3.1. Quy hoạch cấp nước cho nông nghiệp
- Cải tạo, nâng cấp sửa chữa 351 công trình, đảm bảo nước tưới chủ động cho: 9.810 ha vụ chiêm; 13.674 ha vụ mùa.
- Xây dựng mới 467 công trình, đảm bảo nước tưới ổn định cho: 4.186 ha vụ chiêm; 6.329 ha vụ mùa; cây công nghiệp và cây ăn quả: 7.009 ha.
- Đảm bảo cấp nước cho phát triển chăn nuôi.
3.2. Quy hoạch thủy lợi phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp
- Đảm bảo cung cấp đủ nước tưới đối với vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung chất lượng cao tại huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ với diện tích 4.060 ha và các vùng lúa thâm canh tốt tại các huyện Tuần Giáo, Mường Ảng và Mường Nhé.
- Vùng cây công nghiệp tập trung: Xây dựng vùng ứng dụng công nghệ cao sản xuất cà phê huyện Mường Ảng, Tuần Giáo với diện tích 2.943 ha. Đối với vùng trồng Cà phê còn lại của Mường Ảng, Tuần Giáo, Mường Nhé do nguồn nước và địa hình xây dựng công trình tương đối khó khăn nên giải pháp công trình tưới chủ yếu là cải tạo, nâng cấp các công trình hiện trạng như: Đập Tin Tốc, đập Lé Luông... ngoài ra cần lợi dụng điều kiện địa hình và phương pháp tưới nhỏ giọt cho cây trồng.
- Vùng cây dược liệu tập trung: đề xuất dự án tưới tiết kiệm nước (tưới nhỏ giọt) cho 650 ha cây dược liệu thuộc xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông.
3.3. Định hướng quy hoạch cấp nước sinh hoạt, công nghiệp
- Quy hoạch cấp nước sinh hoạt: Nhu cầu cấp nước đến năm 2025 là 120 lít/người/ngày.đêm (thành thị) và 80 lít người/ngày.đêm (đối với vùng nông thôn), nhu cầu cấp bổ sung 6,2 triệu m3; đến năm 2035 nhu cầu là 130 lít/người/ngày.đêm (khu vực thành thị) và 100 lít/người/ngày.đêm (đối với vùng nông thôn), nhu cầu cấp bổ sung so với năm 2025 là 2,7 triệu m3. Để đảm bảo đủ nước cho sinh hoạt cần cải tạo, nâng cấp các công trình hiện có, ưu tiên phát triển mô hình cấp nước tập trung, lợi dụng điều kiện địa hình để xây dựng các bể, hộc đá, hồ, ao.. .để tạo nguồn nước sinh hoạt.
- Định hướng quy hoạch cấp nước cho công nghiệp: Dự kiến đến năm 2025, toàn tỉnh đầu tư xây dựng mới 17 khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Tổng nhu cầu dùng nước đến năm 2025 cho các khu, cụm công nghiệp là 6,0 triệu m3. Định hướng mỗi khu công nghiệp xây dựng 1 hệ thống cấp nước tập trung, nguồn cấp là nước mặt và nước ngầm.
3.4. Quy hoạch tiêu thoát nước, phòng chống lũ
- Quy hoạch tiêu thoát nước: Khu vực lòng chảo Điện Biên gồm 4 vùng tiêu chính: Thanh Yên, Noong Luống, Noong Hẹt, Thanh An với diện tích cần tiêu 850 ha lúa và hoa màu. Giải pháp tiêu chính: Xây dựng mới trục tiêu Bản On cho khu Noong Luống; cải tạo, mở rộng trục tiêu Bản Phủ cho khu Noong Hẹt; cải tạo, mở rộng ngòi tiêu Huổi Cánh cho khu Thanh An; cải tạo, mở rộng trục tiêu Thanh Trường để tiêu nước khu Thanh Yên.
- Quy hoạch phòng chống lũ: Vùng bảo vệ là vùng có dân sinh và cơ sở hạ tầng phát triển gồm lưu vực sông Đà, vùng lưu vực sông Mã và vùng thung lũng lòng chảo Điện Biên (lưu vực sông Mê Kông). Giải pháp chính: Xây dựng các tuyến tường, kè bảo vệ, nạo vét khơi thông các đường tập trung lũ; trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn; di chuyển dân cư ở các khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn, lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét, theo dõi thông tin về mưa, lũ lụt để chủ động phòng ngừa và giảm nhẹ thiệt hại.
3.5. Kinh phí đầu tư và phân kỳ đầu tư
Tổng kinh phí thực hiện quy hoạch là 6.742 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2016-2020 là 364 tỷ đồng (không bao gồm 316 tỷ đồng tiếp chi cho các dự án đang đầu tư), gồm:
+ Cấp nước tưới cho nông nghiệp: 276 tỷ đồng.
+ Thủy lợi phục vụ tái cơ cấu: 52 tỷ đồng.
+ Tiêu úng, phòng chống lũ: 36 tỷ đồng.
Cơ cấu về phân nguồn vốn đầu tư (theo danh mục DA đầu tư công trung hạn): Vốn do bộ ngành TW quản lý: 52,3 tỷ đồng; vốn CĐNS địa phương: 40 tỷ; vốn TW thuộc CTMT quốc gia: 195,2 tỷ; vốn TW hỗ trợ có mục tiêu: 4,9 tỷ; vốn khác: 71,8 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2021-2025: 2.056 tỷ đồng.
Dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách nhà nước 1.891 tỷ đồng; vốn xã hội hóa 165 tỷ đồng.
- Giai đoạn sau năm 2025: 4.322 tỷ đồng;
Dự kiến cơ cấu nguồn vốn: Vốn ngân sách nhà nước 4.062 tỷ đồng; vốn xã hội hóa: 260 tỷ đồng.
3.6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
- Giải pháp về chính sách: Thực hiện một số chính sách đặc thù thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào tỉnh Điện Biên: Về chính sách hỗ trợ đầu tư (Hỗ trợ về tín dụng; hỗ trợ giải phóng mặt bằng; trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực); về chính sách ưu đãi đầu tư (ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn tiền sử dụng đất; miễn giảm thuế sử dụng đất, thuê đất,....). Song song với việc đầu tư xây dựng phải kiện toàn, củng cố các tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, nhất là các công trình thủy lợi vừa và nhỏ.
- Giải pháp về vốn: Tận dụng tối đa nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước; nguồn vốn ngân sách do Trung ương quản lý sẽ tập trung thực hiện các công trình lớn, quan trọng, ngân sách địa phương sẽ tập trung đầu tư vào công trình kiên cố hóa kênh mương. Huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp và người dân vào xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng, xây dựng đường ống và vòi tưới phun mưa nhỏ giọt cho vùng cây công nghiệp dài ngày tập trung có giá trị cao như cây cà phê, chè,....Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình thu hút vốn đầu tư của các nước, các tổ chức Quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ vào phát triển kết cấu hạ tầng và hỗ trợ sản xuất cho các xã nghèo, các xã đặc biệt khó khăn.
- Giải pháp về kỹ thuật: Sử dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến như: kỹ thuật canh tác SRI áp dụng cho vùng lúa chất lượng cao sản xuất hàng hóa tập trung thuộc vùng lòng chảo Điện Biên.
- Giải pháp về khoa học, công nghệ: Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý vận hành hệ thống thủy nông Nậm Rốm, nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai, đảm bảo an toàn và phòng chống lũ cho hạ du của hồ chứa. Xây dựng, nhân rộng mô hình mẫu tưới tiết kiệm cho cây trồng. Nghiên cứu, tích hợp thiết bị, tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo mưa, lũ, hạn hán; nghiên cứu chế độ thủy văn, dòng chảy để nâng cao chất lượng quy trình vận hành hồ chứa, bao gồm cả tình huống khẩn cấp. Lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét, bản đồ sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.
- Giải pháp về phát triển nguồn lực: Tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy lợi, trọng tâm là cán bộ cấp huyện, cấp xã; tăng cường năng lực quản lý vận hành công trình sau đầu tư, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố, hàng năm theo dõi, đề xuất danh mục các công trình cần tu bổ, sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới. Giám sát việc đầu tư xây dựng và quản lý khai thác, vận hành các công trình thủy lợi theo quy hoạch được duyệt.
2. Các Sở, ngành liên quan
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Quản lý bảo vệ nguồn nước, kiểm tra giám sát việc xả thải của các nhà máy, dự án, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành chức năng tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, bố trí kế hoạch vốn đầu tư xây dựng trung hạn và hàng năm để thực hiện dự án quy hoạch.
- Sở Tài chính: Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt. Hướng dẫn cơ chế quản lý, cấp phát, thanh quyết toán vốn thực hiện các dự án.
- UBND cấp huyện chủ động, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của dự án quy hoạch trên địa bàn huyện. Để đảm bảo nhu cầu nước cho nông nghiệp, hàng năm UBND các huyện chủ động rà soát, báo cáo hiện trạng các công trình thủy lợi về Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 439/2008/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 2Nghị quyết 03/2014/NQ-HĐND điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
- 3Quyết định 09/2014/QĐ-UBND điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
- 4Quyết định 1461/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 5Nghị quyết 222/2018/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2050 (thích ứng diễn biến lũ lụt và biến đổi khí hậu - nước biển dâng)
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Quyết định 1590/QĐ-TTg năm 2009 về việc phê duyệt định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Quyết định 439/2008/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 6Nghị quyết 03/2014/NQ-HĐND điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
- 7Quyết định 09/2014/QĐ-UBND điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Quyết định 1461/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 10Nghị quyết 71/NQ-HĐND năm 2017 về thông qua dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015-2025, định hướng đến năm 2035
- 11Nghị quyết 222/2018/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2050 (thích ứng diễn biến lũ lụt và biến đổi khí hậu - nước biển dâng)
Quyết định 691/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015-2025, định hướng đến năm 2035
- Số hiệu: 691/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/08/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Lò Văn Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/08/2017
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết