Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2013/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 04 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Thương mại năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Quyết định số 1953/2004/QĐ-BTM ngày 30/12/2004 của Bộ Thương mại; Quyết định số 3708/QĐ-BCT ngày 22/7/2009 và Quyết định số 0794/QĐ-BCT ngày 5/2/2010 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1665/QĐ-BCT ngày 5/4/2012 của Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyến Quốc lộ 1A đến năm 2020, có xét đến năm 2025;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Công văn số 180/SCT-QLTM ngày 22/3/2013 về việc ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu; Văn bản số 235/BC-STP ngày 20/3/2013 của Sở Tư pháp về báo cáo thẩm định Quyết định ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký;
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2013/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giữa các sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là UBND cấp huyện) trong việc thực hiện quy hoạch; bổ sung, điều chỉnh quy hoạch; đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, di dời các cửa hàng kinh doanh xăng dầu; cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu.
2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan quản lý nhà nước, các đối tượng kinh doanh xăng dầu.
Điều 2. Nguyên tắc phối hợp
1. Phân định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật.
2. Việc phối hợp quản lý nhà nước được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, kinh doanh xăng dầu.
Điều 3. Phương thức phối hợp
Tùy theo tính chất, nội dung của công tác quản lý nhà nước, cơ quan chủ trì quyết định việc áp dụng các phương thức phối hợp sau đây:
1. Lấy ý kiến bằng văn bản.
2. Tổ chức hội nghị, hội thảo.
3. Tổ chức đoàn khảo sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch và các hoạt động liên quan đến đầu tư, phương án di dời, cải tạo, nâng cấp; cấp phép các giấy tờ liên quan theo quy định trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.
4. Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan chủ trì hoặc cơ quan phối hợp về những vấn đề có liên quan thuộc thẩm quyền của cơ quan, đơn vị.
Điều 4. Các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu
1. Xây dựng, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xăng dầu và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.
2. Thực hiện quản lý, giám sát đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo, di dời các cơ sở kinh doanh xăng dầu.
3. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, các loại giấy phép liên quan khác đến hoạt động kinh doanh xăng dầu; thẩm định thiết kế cửa hàng theo tiêu chuẩn quy định hiện hành; đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công chức cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh của các doanh nghiệp về các quy định của nhà nước, nghiệp vụ liên quan trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.
4. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư, giải quyết và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật.
Chương 2.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Về quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu
1. Thẩm quyền lập, phê duyệt, bổ sung, điều chỉnh và công bố quy hoạch
Bộ Công Thương là cơ quan lập, phê duyệt, bổ sung, điều chỉnh và công bố quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu trên tuyến Quốc lộ 1A và tuyến đường Hồ Chí Minh; UBND tỉnh là cơ quan lập, phê duyệt, bổ sung, điều chỉnh và công bố quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu còn lại trên địa bàn tỉnh.
Bộ Giao thông vận tải là cơ quan thỏa thuận các điểm quy hoạch đấu nối vào Quốc lộ trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh là cơ quan phê duyệt, bổ sung, điều chỉnh điểm quy hoạch đấu nối giao thông vào cửa hàng xăng dầu trên các tuyến Quốc lộ.
Sở Giao thông vận tải là cơ quan thỏa thuận các điểm quy hoạch đấu nối vào tỉnh lộ; UBND cấp huyện là cơ quan phê duyệt, bổ sung, điều chỉnh điểm quy hoạch đấu nối giao thông vào cửa hàng xăng dầu trên các tuyến tỉnh lộ.
Phòng chuyên môn cấp huyện là cơ quan tham mưu thỏa thuận Quy hoạch đấu nối vào huyện lộ và các tuyến còn lại; UBND huyện là cơ quan phê duyệt, bổ sung điểm quy hoạch đấu nối giao thông vào cửa hàng xăng dầu trên các tuyến huyện lộ và các tuyến còn lại theo quy hoạch đã được duyệt.
2. Sở Công Thương là cơ quan chủ trì lựa chọn phương thức phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện để trình UBND tỉnh xem xét lập, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xăng dầu hoặc tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định những vấn đề liên quan đến thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương và Bộ Giao thông vận tải liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
Các sở, ngành, UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về thực hiện công tác lập, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.
Điều 6. Đầu tư xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu
1. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư
UBND tỉnh là cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
2. Đối với các vị trí phù hợp quy hoạch, Sở Công Thương chủ trì lựa chọn phương thức quy định tại Điều 3 của Quy chế này để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
3. Đối với các điểm không phù hợp quy hoạch của Bộ Công Thương, của UBND tỉnh, Sở Công Thương trả lời bằng văn bản theo các quy định hiện hành để Chủ đầu tư tìm vị trí khác theo đúng quy hoạch, đồng thời báo cáo UBND tỉnh và thông báo cho các sở, ngành, địa phương biết để phối hợp. Thời hạn trả lời là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Chủ đầu tư. Trường hợp vượt thẩm quyền, Sở Công Thương báo cáo UBND tỉnh.
Các sở, ngành, UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về các ý kiến và các văn bản mà sở, ngành, UBND cấp huyện tham gia.
Điều 7. Triển khai đầu tư xây dựng
1. Quy định về đầu tư: Sau khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh, Chủ đầu tư làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành, địa phương liên quan để thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu theo đúng quy định của pháp luật và quy định của UBND tỉnh (giới thiệu địa điểm đầu tư, quyết định cho phép khảo sát và phê duyệt quy hoạch dự án đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường, cấp giấy chứng nhận đầu tư, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, cấp phép đấu nối giao thông vào cửa hàng xăng dầu, phòng cháy chữa cháy, cấp phép xây dựng, giấy chứng nhận về môi trường...
2. Xử lý việc xây dựng trái phép: Nghiêm cấm mọi trường hợp xây dựng trái phép, xây dựng không đúng quy hoạch. Các chủ đầu tư phải tự tháo dỡ các cửa hàng xây dựng trái phép. Nếu không tự tháo dỡ, Chủ đầu tư phải chịu kinh phí tháo dỡ, cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Các sở, ngành, địa phương không thực hiện cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện cho các cửa hàng xây dựng trái phép.
3. Nếu địa phương hoặc sở ngành liên quan cấp giấy phép xây dựng các cửa hàng kinh doanh xăng dầu khi chưa có chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh thì tùy theo mức độ vi phạm, bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành và chịu trách nhiệm tháo dỡ, loại bỏ các cửa hàng vi phạm đó. Nếu sở, ngành, địa phương cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cho các cửa hàng xây dựng trái phép thì phải chịu trách nhiệm thu hồi và tùy theo mức độ vi phạm, bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 8. Nâng cấp, cải tạo, di dời các cửa hàng kinh doanh xăng dầu
1. Đối với cửa hàng thuộc diện nâng cấp, cải tạo:
Tất cả các cửa hàng nằm trong quy hoạch nhưng chưa bảo đảm các điều kiện theo quy định hiện hành thì phải tiến hành làm các thủ tục để cải tạo, nâng cấp để đảm bảo đạt chuẩn theo quy định hoặc phải tạm ngừng hoạt động. Thủ tục, trình tự thực hiện việc cải tạo, nâng cấp, tạm dừng hoạt động của cửa hàng thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế này.
Các sở, ngành, UBND cấp huyện theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện việc nâng cấp, cải tạo, tạm dừng... theo đúng quy định.
2. Đối với các cửa hàng thuộc diện di dời, chuyển đổi mục đích kinh doanh, ngừng kinh doanh:
Các sở, ngành, UBND cấp huyện tạo điều kiện giới thiệu địa điểm mới đúng quy hoạch để doanh nghiệp làm thủ tục di dời (nếu doanh nghiệp còn muốn tiếp tục kinh doanh xăng dầu).
Các sở, ngành, UBND cấp huyện không cấp lại các loại giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các cửa hàng thuộc diện di dời, chuyển đổi mục đích kinh doanh, ngừng kinh doanh hoặc các cửa hàng đến hạn nhưng không đảm bảo các điều kiện theo quy định.
Điều 9. Thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu
Các loại giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện bị thu hồi trong các trường hợp: Hết thời hạn hiệu lực thi hành; thương nhân không tiếp tục hoạt động kinh doanh xăng dầu; thương nhân bị phá sản theo luật định và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Cơ quan cấp phép là cơ quan chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương để thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện theo đúng quy định.
Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
1. Sở Công Thương
Là cơ quan đầu mối tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu theo các quy định hiện hành, cụ thể:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện tham mưu xây dựng, bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch phát triển mạng lưới bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
b) Chủ trì tham mưu UBND tỉnh đề nghị Bộ Công Thương trong trường hợp điều chỉnh, bổ sung hoặc loại bỏ các điểm quy hoạch xăng dầu trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương (cửa hàng trên tuyến Quốc lộ 1A và tuyến đường Hồ Chí Minh; quy hoạch kho, cảng xăng dầu...).
c) Theo dõi, quản lý thực hiện quy hoạch, tham mưu các cơ chế, chính sách phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Quản lý Khu kinh tế (nơi có nhu cầu xây dựng mới cửa hàng kinh doanh xăng dầu) và các cơ quan liên quan khác tổ chức khảo sát thực địa, xem xét và có ý kiến thỏa thuận địa điểm xây dựng mới cửa hàng kinh doanh xăng dầu, cơ sở kinh doanh xăng dầu đảm bảo phù hợp với các Quy hoạch phát triển xăng dầu của Bộ Công Thương, của UBND tỉnh, các quy hoạch và quy định khác có liên quan để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư cơ sở kinh doanh xăng dầu.
e) Phối hợp, hướng dẫn chủ đầu tư căn cứ các quy định của pháp luật và tiêu chuẩn cửa hàng xăng dầu để triển khai đầu tư đúng quy định; tham gia ý kiến về quy hoạch mặt bằng sử dụng đất kinh doanh xăng dầu.
g) Hướng dẫn các chủ cửa hàng kinh doanh xăng dầu thuộc diện cải tạo, nâng cấp liên hệ với các cơ quan chức năng tiến hành nâng cấp, cải tạo các cửa hàng theo đúng quy định. Sau khi cải tạo, nâng cấp đúng quy định, tiến hành cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cho cửa hàng. Không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cửa hàng không đạt tiêu chuẩn hoặc các cửa hàng sau nâng cấp, sửa chữa không đạt tiêu chuẩn.
h) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện có liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, hoạt động về kinh doanh xăng dầu.
i) Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về kinh doanh xăng dầu theo quy định.
k) Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo quy định của Nghị định 84/2009/NĐ-CP và quy định tại Quy chế này.
l) Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh công tác quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu thuộc thẩm quyền của ngành.
2. Sở Giao thông vận tải
a) Chủ trì tham mưu UBND tỉnh ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy định về đấu nối đường nhánh từ các cửa hàng xăng dầu vào hệ thống đường bộ (trừ quốc lộ), đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và phát triển hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh theo từng thời kỳ.
b) Căn cứ Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện xem xét bổ sung, điều chỉnh, loại bỏ các điểm quy hoạch đấu nối của các cửa hàng xăng dầu trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt.
c) Tham mưu UBND tỉnh đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận bổ sung, điều chỉnh quy hoạch các điểm đấu nối từ các cửa hàng xăng dầu vào hệ thống quốc lộ trên địa bàn tỉnh.
d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện xác định điểm đấu nối phù hợp khi lập dự án đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông để bổ sung quy hoạch mạng lưới cửa hàng xăng dầu.
e) Xem xét, có ý kiến cụ thể về mức độ ảnh hưởng đến hoạt động giao thông, an toàn giao thông... và các yếu tố liên quan khác trong phạm vi quản lý.
g) Thẩm định hồ sơ đấu nối và tham mưu cho UBND tỉnh đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho phép đấu nối đường nhánh từ cửa hàng xăng dầu vào hệ thống quốc lộ.
h) Căn cứ Quy hoạch xăng dầu của tỉnh và các văn bản pháp luật liên quan, hướng dẫn thủ tục cấp phép đấu nối giao thông từ cửa hàng xăng dầu vào đường tỉnh và quốc lộ được ủy thác và cấp giấy phép đấu nối giao thông theo thẩm quyền.
i) Theo thẩm quyền thanh tra, kiểm tra hoạt động thuộc lĩnh vực ngành quản lý, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng đảm bảo an toàn giao thông...
3. Sở Tài nguyên Môi trường
a) Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xăng dầu theo chức năng quản lý chuyên ngành.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan tổ chức đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư xăng dầu theo thẩm quyền (đối với các dự án yêu cầu phải đánh giá tác động môi trường).
c) Chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh trong việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với các dự án kinh doanh xăng dầu thuộc thẩm quyền; giúp Chủ đầu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc về các thủ tục giao đất và công tác bảo vệ môi trường... theo quy định.
d) Thẩm định và cấp giấy chứng nhận về môi trường theo thẩm quyền; phối hợp với các trường chuyên ngành tổ chức huấn luyện nghiệp vụ và cấp giấy Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ môi trường cho cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh theo quy định hiện hành.
e) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai và bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
4. Sở Xây dựng
a) Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xăng dầu theo chức năng quản lý chuyên ngành, ý kiến về mức độ ảnh hưởng đến quy hoạch xây dựng và các yếu tố liên quan khác trong phạm vi quản lý của ngành.
b) Sau khi có chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh, giấy phép đấu nối của cơ quan có thẩm quyền (Sở Giao thông vận tải hoặc Cục Quản lý đường bộ 4), chủ trì phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện, tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt quyết định khảo sát điểm kinh doanh xăng dầu; thẩm định quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất kinh doanh xăng dầu, trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt.
c) Sau khi UBND tỉnh có quyết định khảo sát địa điểm, quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và quyết định giao đất hoặc thuê đất, văn bản thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy, tham gia góp ý thiết kế cơ sở, chủ trì thẩm tra thiết kế kỹ thuật thi công hoặc thiết kế bản vẽ thi công và cấp giấy phép xây dựng cửa hàng xăng dầu theo thẩm quyền.
d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ việc thực hiện giấy phép xây dựng, xử lý xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
e) Căn cứ Quy hoạch xăng dầu đã được phê duyệt và các văn bản pháp luật liên quan hướng dẫn, giải quyết các thủ tục cho phép doanh nghiệp tiến hành nâng cấp, cải tạo theo đúng quy định của pháp luật.
g) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thuộc lĩnh vực ngành quản lý, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư/Ban Quản lý khu kinh tế
Sau khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu: Chịu trách nhiệm hướng dẫn Chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định tại Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 27/7/2011 của UBND tỉnh và các quy định hiện hành khác về đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Trên cơ sở Quy hoạch xăng dầu của tỉnh, các văn bản pháp lý liên quan, Tiêu chuẩn xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu, chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu của UBND tỉnh, phối hợp với sở, ban, ngành, đơn vị liên quan phê chuẩn hồ sơ trang thiết bị của cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Khoản 2, Điều 15 của Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
b) Quản lý kiểm định các thiết bị đo lường theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường và quản lý chất lượng trên cơ sở Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với cửa hàng xăng dầu còn hiệu lực thi hành của giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.
c) Tổ chức, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra theo quy định và xử lý hành vi vi phạm về đo lường, chất lượng, sở hữu công nghiệp và các hành vi vi phạm khác trong kinh doanh xăng dầu theo thẩm quyền.
7. Công an tỉnh
a) Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xăng dầu theo chức năng quản lý chuyên ngành.
b) Xem xét, có ý kiến cụ thể về mức độ an toàn phòng cháy chữa cháy đối với địa điểm xây dựng mới cửa hàng kinh doanh xăng dầu, cơ sở kinh doanh xăng dầu đến các công trình lân cận và các yếu tố liên quan khác trong phạm vi quản lý của đơn vị.
c) Sau khi có chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh, quyết định giao đất hoặc cho thuê đất của UBND tỉnh: Chủ trì thẩm duyệt, thẩm định, phê duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, thiết kế quy hoạch mới, hay cải tạo nâng cấp công trình xăng dầu và báo cáo kết quả thẩm duyệt, thẩm định thiết kế về phòng cháy chữa cháy để cho cơ quan có thẩm quyền làm căn cứ, xem xét phê duyệt dự án, thiết kế và cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh...; chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra thi công, nghiệm thu các công trình về phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định chất lượng các phương tiện phòng cháy trước khi lắp đặt vào công trình.
d) Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở kinh doanh xăng dầu việc chấp hành các quy định về phòng chống cháy, nổ, cứu nạn, cứu hộ trong quá trình hoạt động; phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn cơ sở lập và tham gia thực tập các phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo yêu cầu; thu hồi giấy phép đã được cấp thuộc lĩnh vực quản lý của mình khi được thông báo cửa hàng không đạt chuẩn về quy hoạch, đấu nối và tiêu chuẩn xây dựng cửa hàng xăng dầu, các cửa hàng thuộc diện chuyển đổi mục đích kinh doanh, di dời, xóa bỏ, không đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy, ngừng kinh doanh; xử phạt các cơ sở kinh doanh vi phạm về phòng chống cháy nổ.
e) Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động cơ sở kinh doanh xăng dầu không đảm bảo điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy.
g) Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh xăng dầu.
8. UBND cấp huyện/Ban Quản lý Khu kinh tế
a) Tham gia ý kiến cụ thể về mức độ ảnh hưởng đến quy hoạch tổng thể của địa phương và các yếu tố liên quan khác trong phạm vi quản lý để đề xuất bổ sung, điều chỉnh hoặc loại bỏ các điểm kinh doanh xăng trên địa bàn quản lý. Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn và chủ đầu tư trong quá trình giới thiệu địa điểm đúng quy hoạch, đảm bảo các điều kiện về kinh doanh xăng dầu. Hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện hồ sơ giao đất, xin cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng theo thẩm quyền. Thực hiện và đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư... đối với dự án kinh doanh xăng dầu.
b) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn đối với việc đầu tư xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu theo đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh đối với việc để xảy ra xây dựng các cơ sở kinh doanh xăng dầu khi chưa được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, xây dựng trái phép trên địa bàn quản lý. Cấp giấy phép xây dựng; cấp giấy phép đấu nối giao thông; hướng dẫn thủ tục cam kết môi trường và giám sát quản lý môi trường theo thẩm quyền cấp huyện; hướng dẫn chủ đầu tư xây dựng đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn cửa hàng, đảm bảo các khoảng cách hợp lý giữa các hạng mục trong cửa hàng, các hạng mục trong cửa hàng với các công trình ngoài cửa hàng, giữa các cửa hàng xăng dầu với nhau, đảm bảo các khoảng cách an toàn giao thông...; tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong đầu tư xây dựng theo phân cấp.
Trường hợp để xây dựng trái phép, xây dựng không đúng quy hoạch, xây dựng cửa hàng xăng dầu khi chưa có chủ trương đầu tư của UBND tỉnh, UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm chỉ đạo chủ đầu tư tự tháo dỡ hoặc thực hiện cưỡng chế tháo dỡ cửa hàng xăng dầu (nếu chủ đầu tư không tự tháo dỡ) theo quy định của pháp luật.
c) Phối hợp với Sở Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước, chịu trách nhiệm quản lý và giải quyết các vướng mắc thuộc thẩm quyền đối với cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn. Phối hợp với các sở, ngành liên quan, báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định những vấn đề vượt quá thẩm quyền.
d) Chỉ đạo các phòng chuyên môn trong việc thực hiện chức năng cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về quản lý sử dụng đất, môi trường, xử lý chất thải, xây dựng và các công việc khác theo thẩm quyền trong suốt quá trình triển khai xây dựng và hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
e) Phối hợp các cơ quan chức năng tuyên truyền về pháp luật kinh doanh xăng dầu, gian lận thương mại nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người dân, thiết lập đường dây nóng nắm bắt thông tin phản ánh từ người tiêu dùng để kịp thời xử lý những sai phạm, gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu; tham gia, phối hợp với đoàn liên ngành kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
g) Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh đối với công tác quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh xăng dầu về Sở Công Thương và các cơ quan theo thẩm quyền.
9. Các sở, ngành liên quan khác
Tham gia các nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu khi có yêu cầu liên quan.
Điều 10. Tổ chức thực hiện
1. Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; các đơn vị liên quan và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế này theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được quy định.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Quy chế, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện kịp thời phản ánh với Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- 1Quyết định 53/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 2Quyết định 2064/QĐ-UBND năm 2012 bãi bỏ Quyết định 40/2007/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu và khí đốt hóa lỏng do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 3Quyết định 2044/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu thành phố Hải Phòng đến năm 2020
- 4Quyết định 195/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng, dầu tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 5Quyết định 991/QĐ-UBND điều chỉnh 04 điểm quy hoạch và bổ sung 19 điểm đầu tư kinh doanh xăng dầu vào Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng năm 2020.
- 6Công văn 3625/UBND-KTN năm 2011 triển khai thực hiện quản lý kinh doanh xăng, dầu tại khu vực biên giới do tỉnh Bến Tre ban hành
- 7Quyết định 1075/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm với cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 8Quyết định 2822/2009/QĐ-UBND về quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng
- 9Công văn 7579/UBND-CT năm 2013 tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Hà Nội
- 10Chỉ thị 13/2013/CT-UBND tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 11Chỉ thị 22/2001/CT-UB về tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 12Chỉ thị 06/2001/CT-UB về tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh của tỉnh Bình Phước
- 13Quyết định 04/2014/QĐ-UBND Bãi bỏ Quyết định 16/2013/QĐ-UBND về Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành cấp tỉnh trong việc cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 14Chỉ thị 05/2005/CT-UB triển khai biện pháp tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 15Quyết định 3492/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu bằng biện pháp dán tem niêm phong đồng hồ đếm tổng các cột đo xăng dầu nhằm chống thất thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 16Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 17Quyết định 2935/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế Phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 18Quyết định 27/2023/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 19Quyết định 359/QĐ-UBND năm 2024 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2023
- 1Quyết định 17/2015/QĐ-UBND về việc ban hành quy định tạm thời trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 2Quyết định 27/2023/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 3Quyết định 359/QĐ-UBND năm 2024 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2023
- 1Luật Thương mại 2005
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Quyết định 1953/2004/QĐ-BTM điều chỉnh Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 ban hành kèm theo Quyết định 0278/2002/QĐ-BTM do Bộ trường Bộ Thương mại ban hành
- 5Quyết định 3708/QĐ-BCT năm 2009 phê duyệt quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn II đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
- 7Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 8Quyết định 0794/QĐ-BCT năm 2010 phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn I đến năm 2015, định hướng đến năm 2025” do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 9Quyết định 22/2011/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục đầu tư dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 10Quyết định 53/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 11Quyết định 1665/QĐ-BCT năm 2012 phê duyệt Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyến Quốc lộ 1 đến năm 2020, có xét đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 12Quyết định 2064/QĐ-UBND năm 2012 bãi bỏ Quyết định 40/2007/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu và khí đốt hóa lỏng do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 13Quyết định 2044/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu thành phố Hải Phòng đến năm 2020
- 14Quyết định 195/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng, dầu tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 15Quyết định 991/QĐ-UBND điều chỉnh 04 điểm quy hoạch và bổ sung 19 điểm đầu tư kinh doanh xăng dầu vào Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng năm 2020.
- 16Công văn 3625/UBND-KTN năm 2011 triển khai thực hiện quản lý kinh doanh xăng, dầu tại khu vực biên giới do tỉnh Bến Tre ban hành
- 17Quyết định 1075/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm với cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 18Quyết định 2822/2009/QĐ-UBND về quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng
- 19Công văn 7579/UBND-CT năm 2013 tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Hà Nội
- 20Chỉ thị 13/2013/CT-UBND tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 21Chỉ thị 22/2001/CT-UB về tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 22Chỉ thị 06/2001/CT-UB về tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh của tỉnh Bình Phước
- 23Quyết định 04/2014/QĐ-UBND Bãi bỏ Quyết định 16/2013/QĐ-UBND về Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành cấp tỉnh trong việc cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 24Chỉ thị 05/2005/CT-UB triển khai biện pháp tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 25Quyết định 3492/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu bằng biện pháp dán tem niêm phong đồng hồ đếm tổng các cột đo xăng dầu nhằm chống thất thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 26Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 27Quyết định 2935/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế Phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sơn La
Quyết định 14/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- Số hiệu: 14/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/04/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Trần Minh Kỳ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra