- 1Luật Thương mại 2005
- 2Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị định 08/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2935/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 25 tháng 12 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Thương mại năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
Căn cứ Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 166/TTr-SCT ngày 24/11/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành “Quy chế Phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sơn La”.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân, tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, KINH DOANH XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2935/QĐ-UBND ngày 25/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về công tác phối hợp và trách nhiệm quản lý nhà nước của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
2. Đối tượng áp dụng
Các sở, ngành, UBND cấp huyện, các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý hoạt động đầu tư, kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
1. Phân định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, UBND cấp huyện để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
2. Việc phối hợp quản lý dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị liên quan và các quy định hiện hành nhằm đảm bảo sự thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh xăng dầu.
3. Phối hợp quản lý, giám sát và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư, giải quyết, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật.
Tùy theo tính chất, nội dung công việc cụ thể mà cơ quan chủ trì lựa chọn một hoặc sử dụng kết hợp các phương thức sau đây:
1. Cơ quan chủ trì lấy ý kiến bằng văn bản
- Cơ quan chủ trì gửi văn bản, hồ sơ (nếu có) cho cơ quan phối hợp và phải xác định rõ thời gian và những nội dung cụ thể cần xin ý kiến đối với từng cơ quan. Thời gian để trả lời ý kiến phải đảm bảo để cơ quan phối hợp nghiên cứu và trả lời.
- Đối với những nội dung, thủ tục hành chính đã quy định thời hạn giải quyết và thời gian trả lời ý kiến tham gia thì thực hiện theo quy định hiện hành.
- Cơ quan phối hợp phải chấp hành tiến độ thời gian trong việc tham gia ý kiến theo đề nghị của cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình trước UBND tỉnh và pháp luật.
- Trường hợp cơ quan chủ trì không tiếp thu ý kiến của cơ quan phối hợp thì phải giải thích rõ lý do và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình.
2. Tổ chức họp lấy ý kiến;
- Chậm nhất là 02 ngày làm việc trước ngày họp, cơ quan chủ trì phải gửi cơ quan phối hợp hồ sơ, tài liệu có liên quan và các vấn đề cần xin ý kiến tại cuộc họp; công văn mời họp, trong đó xác định thời gian, địa điểm, nội dung chính của cuộc họp và thành phần tham dự...
- Thủ trưởng cơ quan phối hợp phải cử cán bộ, công chức tham gia theo đúng thành phần và theo yêu cầu của cơ quan chủ trì; chịu trách nhiệm về các ý kiến phát biểu tại cuộc họp về vấn đề theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan chủ trì; có quyền yêu cầu cơ quan chủ trì cung cấp tài liệu bổ sung, hoặc giải trình các nội dung chưa rõ để tham gia ý kiến về nội dung yêu cầu.
- Nội dung họp phải được cơ quan chủ trì ghi thành biên bản, lưu hồ sơ và do Chủ tọa ký xác nhận (trong đó ghi rõ cơ quan không tham gia họp hoặc không chuẩn bị nội dung đã được yêu cầu) và gửi cho các cơ quan phối hợp.
3. Tổ chức đoàn khảo sát thực địa, kiểm tra liên ngành.
- Chậm nhất 02 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra, khảo sát thực địa, cơ quan chủ trì phải gửi giấy mời cho các cơ quan tham gia kiểm tra, phối hợp. Trong giấy mời ghi rõ. Thời gian, địa điểm, nội dung chính của cuộc họp và thành phần tham dự.
- Thủ trưởng cơ quan phối hợp phải cử cán bộ công chức tham gia theo đúng thành phần và theo yêu cầu của cơ quan chủ trì; chịu trách nhiệm về các ý kiến phát biểu tại cuộc làm việc. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan tham gia phối hợp căn cứ vào nội dung kiểm tra, khảo sát có ý kiến bằng văn bản sau cuộc làm việc liên ngành (thời gian không quá 03 ngày làm việc sau khi kết cuộc cuộc kiểm tra, khảo sát).
- Nội dung cuộc khảo sát thực địa, kiểm tra liên ngành được cơ quan chủ trì ghi thành biên bản, lưu hồ sơ và do đồng chí chủ trì xác nhận (trong đó ghi rõ cơ quan không tham gia họp hoặc không chuẩn bị nội dung đã được yêu cầu) và gửi cho các cơ quan phối hợp.
Các sở, ngành UBND cấp huyện, các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp quản lý hoạt động đầu tư, kinh doanh xăng dầu như sau:
1. Phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu
Phối hợp tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách, định hướng phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu phù hợp với quy hoạch và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
2. Quản lý hoạt động đầu tư dự án cửa hàng xăng dầu
Phối hợp tham mưu cho UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cửa hàng kinh doanh xăng dầu theo quy định hiện hành.
3. Quản lý đất đai, môi trường
Phối hợp triển khai thực hiện các quy định của pháp luật liên quan tới các nội dung:
- Thực hiện giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn thuê đất đối với dự án cửa hàng xăng dầu;
- Thực hiện quy định về bảo vệ môi trường đối với dự án cửa hàng xăng dầu.
4. Quản lý hoạt động xây dựng
Phối hợp hợp thực hiện việc thẩm định thiết kế, quản lý hoạt động xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các dự án xây dựng cửa hàng xăng dầu (bao gồm cả việc xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo, sửa chữa).
5. Quản lý về an toàn phòng cháy chữa cháy
Quản lý việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong quá trình thiết kế, triển khai xây dựng, nghiệm thu và thực hiện hoạt động kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
6. Quản lý về an toàn giao thông
Phối hợp thực hiện quy định về bảo vệ kết cấu giao thông đường bộ, đảm bảo các dự án cửa hàng xăng dầu trước khi đi vào hoạt động phải thực hiện đầy đủ các thủ tục liên quan tới việc dấu nối đường dẫn ra vào cửa hàng xăng dầu theo quy định hiện hành; Đảm bảo hoạt động đầu tư, kinh doanh cửa hàng xăng dầu không gây cản trở cũng như gây mất an toàn giao thông.
7. Quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các sở, ngành, UBND cấp huyện phối hợp quản lý nhà nước đối với việc:
- Quản lý việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu;
- Quản lý, theo dõi mạng lưới kinh doanh xăng dầu;
- Quản lý nguồn cung cấp xăng dầu trên địa bàn;
- Quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu;
- Giám sát thực hiện nghĩa vụ tài chính trong kinh doanh xăng dầu;
- Kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, phòng chống gian lận thương mại.
Điều 5. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
1. Hàng năm các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, giao thông, bảo vệ môi trường, an toàn phòng cháy & chữa cháy, đo lường & chất lượng, kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
2. Hoạt động thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch hàng năm hoặc theo sự chỉ đạo trực tiếp của các Bộ, ngành trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan
1. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc tham mưu đối với công tác quản lý về phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu, quản lý hoạt động xây dựng, kinh doanh xăng dầu. Bao gồm một số nội dung sau:
Chủ trì thực hiện:
- Tham mưu các cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu phù hợp quy hoạch và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khuyến khích mở rộng hệ thống cửa hàng xăng dầu tại các khu vực vùng sâu, vùng xa.
- Thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng cửa hàng xăng dầu; hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc công tác quản lý chất lượng của chủ đầu tư và chất lượng công trình cửa hàng xăng dầu; kiểm tra công tác nghiệm thu công trình cửa hàng xăng dầu trước khi đưa vào sử dụng.
- Thẩm định và cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu, giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định của Nghị định 83/2014/NĐ- CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan.
- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh xăng dầu sau khi cấp phép.
- Thường xuyên rà soát, cập nhật để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung “Quy chế Phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sơn La” cho phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Phối hợp thực hiện:
- Phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư tham mưu trình UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án kinh doanh xăng dầu.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng trong việc phát hiện, kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh xăng dầu tự phát, các điểm kinh doanh xăng dầu trái phép dưới hình thức cấp phát nội bộ.
- Phối hợp với Cục Thuế, cơ quan liên quan trong việc theo dõi, quản lý, xác định sản lượng tiêu thụ, sản lượng tồn kho của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc tham mưu đối với công tác quản lý về đầu tư dự án cửa hàng xăng dầu, bao gồm một số nội dung sau:
- Chủ trì tham mưu trình UBND tỉnh Quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư cửa hàng xăng dầu.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện chủ trương đầu tư dự án và việc chấp hành các cam kết của nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư vi phạm các quy định của pháp luật có liên quan trong hoạt động đầu tư, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý vi phạm hoặc đề xuất UBND tỉnh thu hồi Quyết định chủ trương đầu tư theo quy định.
3. Sở Giao thông vận tải
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc tham mưu đối với công tác quản lý về an toàn giao thông, bao gồm một số nội dung sau:
- Xem xét việc đáp ứng các yêu cầu, điều kiện theo quy định pháp luật về cự ly, khoảng cách đấu nối đường dẫn ra vào cửa hàng xăng dầu, các điều kiện về an toàn giao thông đối với vị trí dự kiến đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu.
- Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thỏa thuận bổ sung, điều chỉnh quy hoạch các điểm đấu nối từ các cửa hàng xăng dầu vào hệ thống đường quốc lộ, đường cao tốc trên địa bàn tỉnh.
- Giải quyết, hướng dẫn các thủ tục liên quan đến đấu nối đường ra vào cửa hàng xăng dầu vào hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ đối với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu vi phạm hành lang an toàn giao thông; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thuộc lĩnh vực ngành quản lý.
4. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc tham mưu đối với công tác quản lý về xây dựng cửa hàng xăng dầu, bao gồm một số nội dung sau:
Chủ trì thực hiện:
- Thẩm định và cấp giấy phép xây dựng dự án kinh doanh xăng dầu theo thẩm quyền (đối với các dự án thuộc đối tượng phải cấp phép xây dựng).
- Kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với các công trình cửa hàng xăng dầu vi phạm quy định pháp luật trong lĩnh vực xây dựng.
Phối hợp thực hiện:
- Phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư thẩm định dự án đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu đối với các điều kiện liên quan tới quy hoạch xây dựng, quy chuẩn xây dựng.
- Phối hợp với Sở Công Thương, tham gia thẩm định cấu phần xây dựng đối với thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công dự án đầu tư cửa hàng xăng dầu.
- Phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng, kiểm tra công tác nghiệm thu đối với các công trình cửa hàng xăng dầu.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc tham mưu đối với công tác quản lý về đất đai và môi trường đối với các dự án cửa hàng xăng dầu, gồm một số nội dung sau:
Chủ trì thực hiện:
- Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư xây dựng kho xăng dầu có tổng sức chứa từ 5.000 m3 trở lên và dự án đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu có sức chứa từ 1.000m3 trở lên.
- Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với các dự án kinh doanh xăng dầu thuộc thẩm quyền; hướng dẫn, hỗ trợ chủ đầu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực đất đai, môi trường.
- Tổ chức đào tạo và cấp giấy chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường cho cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên môi trường đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp thực hiện:
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét các điều kiện về đất đai, bảo vệ môi trường để tham mưu trình UBND tỉnh xem xét quyết định chủ trương đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc tham mưu đối với công tác quản lý về kinh doanh xăng dầu (đo lường, chất lượng xăng dầu), bao gồm một số nội dung sau:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường, chất lượng xăng dầu trên địa bàn và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất kẹp chì, tem niêm phong theo quy định của pháp luật và của UBND tỉnh; Xử lý nghiêm đối với những trường hợp có hành vi vi phạm về bảo quản tem niêm phong, kẹp chì theo quy định.
7. Công an tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tham mưu công tác quản lý về an toàn phòng cháy chữa cháy, quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu (kiểm tra, xử lý vi phạm) bao gồm một số nội dung sau:
- Xem xét và ban hành văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án xây dựng mới hoặc di chuyển vị trí cơ sở kinh doanh xăng dầu trước khi chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế dự án.
- Chủ trì thẩm duyệt thiết kế, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, thiết kế xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, thay đổi tính chất hoạt động của các cơ sở kinh doanh xăng dầu.
- Chủ trì hướng dẫn và phối hợp với Sở Công Thương, UBND cấp huyện kiểm tra việc chấp hành các quy định và điều kiện về phòng cháy, chữa cháy trong kinh doanh xăng dầu.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp rà soát, kiểm tra xử lý các cơ sở kinh doanh xăng dầu tự phát, trái phép.
8. Cục Thuế tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác quản lý về kinh doanh xăng dầu (giám sát thực hiện nghĩa vụ tài chính), bao gồm một số nội dung sau:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện thực hiện kiểm soát niêm phong (tem, dấu, chì niêm phong) đồng hồ đếm tổng trên các phương tiện đo xăng dầu của các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương theo dõi sản lượng xăng dầu tiêu thụ theo kê khai của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, nộp thuế và đôn đốc việc thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; xử lý và kiến nghị xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức xác minh các nội dung có liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu (đối tác cung cấp, đối tác mua hàng, phương thức giao nhận, địa điểm giao nhận, phương tiện vận chuyển, hình thức thanh toán...) để làm cơ sở xác định nghĩa vụ với ngân sách của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
- Công khai danh sách các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh có hành vi vi phạm khai sai dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế và nợ thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
9. Cục Quản lý thị trường
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác quản lý về kinh doanh xăng dầu (kiểm tra, xử lý vi phạm), bao gồm một số nội dung sau:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh xăng dầu; kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm hành chính (hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm) đối với các hành vi buôn lậu, kinh doanh xăng dầu không rõ nguồn gốc, vi phạm về điều kiện kinh doanh, đo lường chất lượng, giá, đầu cơ, găm hàng và các hành vi gian lận thương mại khác trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.
- Chỉ đạo các đội quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, tập trung kiểm tra xử lý nghiêm các điểm bán lẻ xăng dầu tự phát, trái phép.
10. Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện quản lý hoạt động đầu tư, kinh doanh xăng dầu trên địa bàn huyện, gồm một số nội dung sau:
Chủ trì thực hiện:
- Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án xây dựng kho xăng dầu có tổng sức chứa dưới 5.000 m3 và dự án đầu tư xây dựng cửa hàng kinh doanh, xăng dầu có sức chứa dưới 1.000 m3.
- Trình bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu trên địa bàn.
- Xem xét chấp thuận phương án thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông, cấp phép thi công các điểm đấu nối từ địa điểm hoạt động kinh doanh xăng dầu vào hệ thống đường huyện, đường đô thị được giao quản lý.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh xăng dầu về UBND tỉnh qua Sở Công Thương.
Phối hợp thực hiện:
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về quản lý sử dụng đất, môi trường, xử lý chất thải, xây dựng và các công việc khác theo thẩm quyền trong suốt quá trình triển khai xây dựng và hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư thẩm định vị trí dự án đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu đối với sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương làm căn cứ trình UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án cửa hàng xăng dầu.
11. Các sở, ngành có liên quan khác
Các sở, ngành có liên quan khác căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
1. Giám đốc các sở; ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan liên quan có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế này theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được quy định.
2. Sở Công Thương là cơ quan đầu mối giúp cho UBND tỉnh hướng dẫn, đôn đốc và theo dõi tình hình triển khai thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố kịp thời phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
- 1Quyết định 14/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 2Quyết định 34/2017/QĐ-UBND Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 3Quyết định 54/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Nam kèm theo Quyết định 34/2017/QĐ-UBND
- 4Quyết định 25/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 5Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2022 về công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 6Quyết định 41/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 1Luật Thương mại 2005
- 2Quyết định 14/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 3Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 34/2017/QĐ-UBND Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 6Nghị định 08/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương
- 7Quyết định 54/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Nam kèm theo Quyết định 34/2017/QĐ-UBND
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Quyết định 25/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 10Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2022 về công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 11Quyết định 41/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Quyết định 2935/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế Phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sơn La
- Số hiệu: 2935/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/12/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Lê Hồng Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/12/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực