Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1230/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 26 tháng 4 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC NGHỀ, ĐỊNH MỨC KINH PHÍ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ ĐÀO TẠO DƯỚI 03 THÁNG CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09/8/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 195/QĐ-UBND ngày 26/01/2011 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020”;

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 24/TTr-SLĐTBXH ngày 14/4/2016 về việc ban hành Danh mục nghề, định mức kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục nghề, định mức kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 (có Phụ lục kèm theo).

Định mức chi phí tại Quyết định này là mức tối đa để lập dự toán các khóa đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ mức chi và nội dung chi thực tế để thanh toán nhưng không vượt quá định mức chi phí tối đa. Định mức chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn không bao gồm hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho các đối tượng ưu tiên.

Nội dung không quy định tại Quyết định này thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 và Thông tư liên tịch số 128/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09/8/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 462/QĐ-UBND ngày 04/3/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Danh mục nghề và định mức kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Tiến Dũng

 

DANH MỤC

NGHỀ VÀ ĐỊNH MỨC KINH PHÍ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ ĐÀO TẠO DƯỚI 3 THÁNG CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1230/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Bình)

TT

Tên nghề

Thời gian
đào tạo
(tháng)

Tổng số giờ dạy tối thiểu/ khóa học

Mức kinh phí hỗ trợ tối đa (đồng/học sinh/khóa)

Dạy cố định

Dạy lưu động (từ 15km trở lên)

I

Nhóm nghề công nghệ, kỹ thuật và xây dựng

 

 

 

 

1

Hàn điện

3

392

1.600.000

 

6

780

3.000.000

 

2

Vận hành máy xúc, ủi

3

480

1.800.000

 

6

900

3.000.000

 

3

Kỹ thuật xây dựng

3

400

1.600.000

1.700.000

4

Điện dân dụng

3

400

1.500.000

1.600.000

6

800

2.700.000

2.900.000

5

Điện công nghiệp

3

400

1.500.000

1.600.000

6

800

2.700.000

2.900.000

6

Nề - hoàn thiện

3

400

1.600.000

1.700.000

7

May công nghiệp

3

400

1.600.000

1.700.000

6

800

2.800.000

3.000.000

8

Lắp điện cho máy sản xuất

3

400

1.500.000

1.600.000

9

Mộc dân dụng

3

480

1.600.000

1.700.000

10

Kỹ thuật gia công bàn ghế

3

400

1.600.000

1.700.000

11

Điện tử dân dụng

3

478

1.400.000

1.500.000

6

900

2.600.000

2.800.000

12

Sửa chữa, lắp đặt mạng cấp thoát nước gia đình

3

400

1.400.000

1.500.000

13

Sửa chữa ô tô

3

400

1.400.000

1.500.000

14

Sản xuất gạch xây dựng

3

400

1.400.000

1.500.000

15

Quản lý điện nông thôn

3

400

1.400.000

1.500.000

16

Sữa chữa cơ điện nông thôn

3

480

1.400.000

1.500.000

17

Sữa chữa máy nông nghiệp

3

480

1.400.000

1.500.000

18

Sửa chữa máy tàu thuyền

3

480

1.400.000

1.500.000

19

Kỹ thuật lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy vi tính

3

400

1.200.000

1.300.000

20

Vi tính văn phòng

3

405

1.100.000

1.300.000

21

Nghề khác thuộc nhóm nghề công nghệ, kỹ thuật và xây dựng

3

400

1.200.000

1.400.000

II

Nhóm nghề tiểu thủ công nghiệp, chế biến sản phẩm

 

 

 

 

1

Thêu ren

3

480

1.400.000

1.500.000

2

Đan lát thủ công

3

400

1.400.000

1.500.000

6

800

2.500.000

2.600.000

4

Làm nón

1.5

240

1.000.000

1.200.000

5

Kỹ thuật làm hương

1.5

240

1.000.000

1.200,000

6

Làm chổi đót

1.5

240

1.000.000

1.200.000

7

Nghề khác thuộc nhóm nghề TTCN và CBSP

1.5

240

1.000.000

1.200.000

III

Nhóm nghề dịch vụ, du lịch

 

 

 

 

1

Thiết kế tạo mẫu tóc

4

640

1.700.000

2.000.000

2

Kỹ thuật chế biến món ăn

3

465

1.400.000

1.600.000

6

900

2.500.000

2.700.000

3

Pha chế đồ uống - bar

3

440

1.200.000

1.400.000

4

Nghiệp vụ lễ tân

2

320

1.000.000

1.200.000

Nghiệp vụ nhà hàng

3

440

1.200.000

1.400.000

5

Hướng dẫn du lịch

3

440

1.200.000

1.400.000

6

Quản trị khách sạn

3

440

1.200.000

1.400.000

7

Bán hàng - maketing

3

440

1.200.000

1.400.000

8

Trang điểm thẩm mỹ

1.5

240

1.200.000

1.400.000

9

Dịch vụ giúp việc gia đình

1

160

800.000

1.000.000

10

Nghề khác thuộc nhóm nghề dịch vụ

3

440

1.100.000

1.300.000

IV

Nhóm nghề nông, lâm, thủy sản

 

 

 

 

1

Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su

2

320

1.050.000

1.150.000

2

Tạo dáng, chăm sóc cây cảnh

2

320

1.050.000

1.150.000

3

Trồng, chăm sóc và khai thác nhựa thông

2

320

1.050.000

1.150.000

4

Sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp

2

320

1.050.000

1.150.000

5

Chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi rừng phòng hộ

2

320

1.050.000

1.150.000

6

Trồng keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy

2

320

1.050.000

1.150.000

7

Trồng rau an toàn

1.5

240

900.000

1.000.000

8

Nhân giống cây ăn quả

1.5

240

900.000

1.000.000

9

Trồng và nhân giống nấm

1.5

240

900.000

1.000.000

10

Trồng và khai thác rừng trồng

1.5

240

900.000

1.000.000

11

Trồng lúa năng suất cao

1.5

240

900.000

1.000.000

12

Kỹ thuật trồng hoa lily, hoa cúc

1.5

240

900.000

1.000.000

13

Làm VAC và nông nghiệp sinh thái

1.5

240

900.000

1.000.000

14

Trồng ngô năng suất cao

1

160

700.000

800.000

15

Trồng lạc năng suất cao

1

160

700.000

800.000

16

Trồng ớt

1

160

700.000

800.000

17

Nuôi, phòng trị bệnh cho trâu bò

1.5

240

1.000.000

1.150.000

18

Nuôi, phòng trị bệnh cho lợn

1.5

240

1.000.000

1.150.000

19

Nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm

1.5

240

950.000

1.150.000

20

Nuôi ba ba

1.5

240

950.000

1.150.000

21

Nuôi ếch

1.5

240

950.000

1.150.000

22

Nuôi lươn

1.5

240

950.000

1.150.000

23

Nuôi cá lồng bè nước ngọt

1.5

240

950.000

1.150.000

24

Nuôi cá nước ngọt trong ao

1.5

240

950.000

1.150.000

25

Nuôi, phòng trị bệnh cho tôm sú, tôm thẻ chân trắng

1.5

240

950.000

1.150.000

26

Nuôi phòng trị bệnh cho cá chẻm, cá dìa

1.5

240

950.000

1.150.000

27

Nuôi hươu

1.5

240

950.000

1.150.000

28

Nuôi giun quế

1

160

700.000

800.000

29

Nuôi ong

1.5

240

950.000

1.150.000

30

Kỹ thuật hấp, sấy cá, mực, tôm

1.5

240

1.000.000

1.100.000

31

Chế biến nước mắm

1.5

240

1.000.000

1.100.000

32

Mua bán, bảo quản phân bón

1

160

700.000

800.000

33

Vận hành và sửa chữa liên hiệp máy gặt đập

1.5

240

900.000

1.000.000

34

Đánh bắt hải sản xa bờ bằng lưới kéo

1.5

240

900.000

1.000.000

35

Vận hành, bảo trì tàu cá

3

400

1.500.000

1.600.000

36

Lắp ráp, sửa chữa ngư cụ

3

400

1.500.000

1.600.000

37

Thuyền trưởng tàu cá hạng tư

3

400

1.500.000

1.600.000

38

Nghề khác thuộc nhóm nghề nông lâm thủy sản

1.5

240

900.000

900.000

Ghi chú

1. Định mức chi

- Chi phí dạy lý thuyết và thực hành bao gồm: Lương giáo viên, phôi liệu, nguyên vật liệu, thiết bị, khấu hao tài sản cố định lớp học (nếu có), thuê vận chuyển thiết bị, đối với những nghề dạy lưu động; chỉnh sửa biên soạn chương trình (nếu có) không dưới 80% tổng chi cho một lớp đào tạo (đối với các khóa đào tạo từ 3 tháng trở lên) và không dưới 70% tổng chi cho một lớp đào tạo (đối với các khóa đào tạo từ 1 - 2 tháng).

- Thù lao giáo viên, người dạy nghề: Không quá 45.000 đồng/giờ

- Chi quản lý không quá 5% so với tổng chi phí cho một lớp đào tạo

- Chi phí tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, tài liệu học viên, thuê địa điểm học (nếu có), cấp chứng chỉ... không vượt quá 15% so với tổng chi phí cho một lớp đào tạo (đối với các khóa đào tạo từ 3 tháng trở lên) và không vượt quá 20% tổng chi cho một lớp đào tạo (đối với các khóa đào tạo từ 1 - 2 tháng).

- Định mức trên không bao gồm hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho các đối tượng ưu tiên.

- Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công đối với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm: Hỗ trợ tiền ăn với mức 30.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên. Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ: Mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5km trở lên.

2. Quy định lớp học

- Số học viên quy định không vượt quá 35 người/lớp;

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1230/QĐ-UBND năm 2016 về Danh mục nghề, định mức kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020

  • Số hiệu: 1230/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/04/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
  • Người ký: Trần Tiến Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản