- 1Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4Công văn 1136/LĐTBXH-ATLĐ năm 2020 về xây dựng Chương trình an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1173/QĐ-UBND | Quảng Bình, ngày 26 tháng 4 năm 2021 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015;
Căn cứ Công văn số 1136/LĐTBXH-ATLĐ ngày 31/3/2020 của Bộ Lao động - Thương binh về việc xây dựng Chương trình an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 109/TTr-SLĐTBXH ngày 18/3/2021,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, các cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2021- 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1173/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp cải thiện điều kiện lao động, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN); UBND tỉnh Quảng Bình đã có kế hoạch chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) giai đoạn 2016 - 2020 đạt được một số kết quả tích cực. Các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh, Hội đồng ATVSLĐ tỉnh trong công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ, do đó đã nâng cao nhận thức trách nhiệm của người sử dụng lao động và ý thức của người lao động trong việc thực hiện công tác ATVSLĐ, giảm thiểu TNLĐ, BNN, góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như việc đảm bảo an sinh xã hội, công tác giảm nghèo của tỉnh.
Mặc dù công tác quản lý nhà nước, tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác ATVSLĐ tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm, đẩy mạnh, nhưng vẫn còn một một số hạn chế, tồn tại như sau:
- Bộ máy làm công tác quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện vẫn đang bất cập giữa chức năng, nhiệm vụ được giao với biên chế bộ máy. Trong khi đối tượng điều chỉnh của pháp luật về ATVSLĐ đã mở rộng sang cả khu vực phi chính thức gồm những người làm việc không theo hợp đồng lao động, không có quan hệ lao động, số doanh nghiệp ngày càng nhiều, lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngày càng đa dạng. Năm 2015, tỉnh Quảng Bình có 4.274 doanh nghiệp với 51.285 lao động, cấp tỉnh có 04 công chức thanh tra kiêm nhiệm tham mưu công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ, cấp huyện không có. Năm 2020 có 5.900 doanh nghiệp với 76.512 lao động nhưng cũng không tăng được biên chế, do đó lực lượng làm công tác quản lý về ATVSLĐ chưa đáp ứng được với yêu cầu chức năng, nhiệm vụ đặt ra.
- Người sử dụng lao động, đặc biệt trong doanh nghiệp nhỏ, cơ sở kinh doanh còn chạy theo lợi nhuận kinh tế trước mắt mà chưa quan tâm đến công tác ATVSLĐ.
- Người lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp với trình độ văn hóa chưa cao, chưa quen với tác phong công nghiệp và bị hạn chế về kỷ luật lao động, thiếu được huấn luyện về ATVSLĐ nên không hiểu biết đầy đủ về các mối nguy hiểm cần đề phòng. Bên cạnh đó, hầu hết người làm việc tự do, không có quan hệ lao động với nhận thức còn hạn chế về công tác ATVSLĐ nên ý thức phòng tránh những nguy cơ, rủi ro về tai nạn cho bản thân và cộng đồng chưa cao.
Trên cơ sở những kết quả đạt được từ Chương trình ATVSLĐ giai đoạn 2016 - 2020 và xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa phương, UBND tỉnh Quảng Bình xây dựng Chương trình ATVSLĐ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2025 như sau:
I. MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1.1. Mục tiêu tổng quát
Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn TNLĐ, BNN, chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ, bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, cá nhân.
1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
a) Trung bình hàng năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động, tần suất tai nạn lao động chết người, đặc biệt trong một số ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động (khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng, sản xuất kim loại và sản xuất hóa chất).
b) Trên 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; trên 70% doanh nghiệp lớn và 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động.
c) Trung bình hàng năm tăng thêm 20 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả một số nội dung cơ bản của hệ thống quản lý ATVSLĐ, bước đầu xây dựng văn hóa an toàn trong lao động.
d) Trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ cấp huyện và trong các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp được tập huấn nâng cao năng lực về ATVSLĐ.
đ) Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; 70% số người làm công tác ATVSLĐ, người làm công tác y tế; 90% số an toàn, vệ sinh viên trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh được huấn luyện về ATVSLĐ.
e) Trên 80% số người thuộc lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện cập nhật về sơ cứu, cấp cứu.
g) Trên 80% số làng nghề, 70% số hợp tác xã có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN được tiếp cận thông tin phù hợp về ATVSLĐ.
h) 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
1.3. Thời gian, phạm vi thực hiện Chương trình
- Thời gian thực hiện 05 năm, từ năm 2021 - 2025.
- Chương trình thực hiện tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
- Lĩnh vực ưu tiên: Một số các ngành, nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN như khai khoáng; sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim; thi công công trình xây dựng; đóng và sửa chữa tàu biển; sản xuất, truyền tải và phân phối điện; chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản; sản xuất sản phẩm dệt, may; khai thác gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ; sản xuất da, giày; tái chế phế liệu; vệ sinh môi trường.
- Loại hình cơ sở, khu vực ưu tiên: doanh nghiệp vừa và nhỏ (Công ty TNHH, cổ phần), hợp tác xã.
- Làng nghề nguy cơ cao: Tái chế phế liệu; chế biến lương thực, thực phẩm; thủ công mỹ nghệ; sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá.
2. Nội dung các hoạt động trong Chương trình
2.1. Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSLĐ
a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Đối tượng thụ hưởng: Người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ cấp huyện, phường, xã và trong Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp được tập huấn nâng cao năng lực về ATVSLĐ; người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
c) Các hoạt động chủ yếu:
- Tham dự các hội nghị, hội thảo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức về triển khai công tác ATVSLĐ, về rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản QPPL, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ.
- Triển khai áp dụng hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ trong các doanh nghiệp có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN.
- Triển khai áp dụng hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ trong các làng nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN.
- Thí điểm hệ thống báo cáo, thống kê tai nạn lao động, tư vấn hỗ trợ pháp luật ATVSLĐ đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
- Kiện toàn cơ sở dữ liệu về ATVSLĐ tại địa phương.
d) Kinh phí thực hiện:
- Kinh phí Trung ương và địa phương.
- Các nguồn huy động hợp pháp khác.
2.2. Tuyên truyền, huấn luyện, giáo dục, tư vấn nâng cao nhận thức, kỹ năng và sự tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ
a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Đối tượng thụ hưởng: Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; người làm công tác ATVSLĐ; người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ (bao gồm cả khu vực có và không có quan hệ lao động).
c) Các hoạt động chủ yếu:
- Nâng cao năng lực hoạt động huấn luyện, truyền thông, tư vấn về ATVSLĐ.
- Triển khai huấn luyện, tuyên truyền, tư vấn cải thiện điều kiện làm việc cho người sử dụng lao động và người lao động tại nơi làm việc.
- Triển khai hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tăng cường công tác giáo dục ATVSLĐ, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp trong các trường học và cơ sở giáo dục.
- Triển khai ứng dụng mô hình các giải pháp kỹ thuật an toàn để xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường làm việc trong doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN.
- Triển khai áp dụng hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ trong các doanh nghiệp cơ nguy cơ cao về TNLĐ, BNN.
- Triển khai áp dụng các biện pháp phòng, chống tai nạn lao động khi sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong các doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể.
d) Kinh phí thực hiện:
- Kinh phí Trung ương và địa phương.
- Các nguồn huy động hợp pháp khác.
2.3. Hoạt động của Hội đồng ATVSLĐ tỉnh
a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (là cơ quan thường trực của Hội đồng ATVSLĐ tỉnh).
b) Các hoạt động chủ yếu: Tham mưu cho UBND tỉnh về triển khai công tác ATVSLĐ hàng năm.
c) Kinh phí thực hiện: Kinh phí do địa phương cấp
2.4. Tổ chức Tháng hành động ATVSLĐ hàng năm
a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Đối tượng thụ hưởng: Các cấp chính quyền, toàn thể Nhân dân, người sử dụng lao động và người lao động.
c) Các hoạt động chủ yếu:
- Tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ vào tháng 5 hàng năm.
- Tổ chức tuyên truyền, trước, trong và sau Tháng hành động về ATVSLĐ dưới nhiều hình thức như tuyên truyền thông qua báo, đài, trang thông tin điện tử, treo băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, áp phích....
- Tổ chức thăm hỏi người lao động bị TNLĐ, BNN và thân nhân người lao động bị TNLĐ, BNN.
- Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác ATVSLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức tổng kết, thi đua khen thưởng về công tác ATVSLĐ.
d) Kinh phí thực hiện: Kinh phí do địa phương cấp.
II. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Ngân sách Trung ương hỗ trợ bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của địa phương và Chương trình mục tiêu trong đó có lĩnh vực an toàn lao động giai đoạn 2021 - 2025 theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Ngân sách địa phương bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp.
3. Kinh phí đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.
b) Hàng năm lập kế hoạch, xây dựng dự toán kinh phí trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.
c) Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai tốt các hoạt động của Chương trình; Tháng hành động về ATVSLĐ và các quy định của pháp luật về ATVSLĐ.
d) Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; tổ chức đánh giá hiệu quả Chương trình.
đ) Định kỳ tổng hợp báo cáo 06 tháng, hàng năm và đột xuất theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh.
2. Sở Y tế
a) Lập kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức triển khai hoạt động phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc.
b) Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Bệnh viện đa khoa các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
c) Theo dõi, tổng hợp, cung cấp thông tin về lĩnh vực vệ sinh lao động; thống kê xây dựng cơ sở dữ liệu bệnh nghề nghiệp; tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ.
3. Sở Tài chính
a) Bố trí kinh phí thực hiện Chương trình trong dự toán ngân sách hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình.
b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Tổng hợp, bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
b) Phối hợp với các sở, ban, ngành khác có liên quan vận động các nguồn hỗ trợ để thực hiện Chương trình.
5. Sở Xây dựng
Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện công tác ATVSLĐ trong thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và các loại máy, thiết bị phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
6. Các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
a) Chủ động lập kế hoạch, xây dựng dự toán kinh phí và tổ chức triển khai các hoạt động của Chương trình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
b) Phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình.
c) Kiểm tra, đánh giá và định kỳ hằng năm và đột xuất báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện Chương trình.
7. Liên đoàn Lao động tỉnh
Tham gia và phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động; ứng dụng khoa học, công nghệ về ATVSLĐ để cải thiện điều kiện lao động trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN.
8. Hội Nông dân tỉnh
Tham gia và phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ cho người nông dân theo phương pháp giáo dục hành động; các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh bảo đảm ATVSLĐ; nâng cao kiến thức ATVSLĐ cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp.
9. Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh
Tham gia và phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; thực hiện các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ATVSLĐ cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Có trách nhiệm xây dựng và triển khai Chương trình ATVSLĐ của địa phương mình cho giai đoạn 2021 - 2025, phù hợp với mục tiêu, nội dung hoạt động của Chương trình và điều kiện thực tế của địa phương.
b) Chủ động phối hợp với các Sở, cơ quan liên quan triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình.
c) Định kỳ hằng năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện Chương trình.
11. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh
a) Đảm bảo quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ; tuân thủ đầy đủ các biện pháp ATVSLĐ; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động, nhất là các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
b) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động.
c) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động đảm bảo an toàn; thực hiện chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động theo quy định của pháp luật hiện hành; thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN cho người lao động.
d) Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về ATVSLĐ và tình hình TNLĐ, BNN với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình ATVSLĐ giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh. Định kỳ 06 tháng, hàng năm và đột xuất khi có yêu cầu của các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo tình hình và kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh.
Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn; trường hợp vượt thẩm quyền Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Kế hoạch 39/KH-UBND về thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020
- 2Chương trình 807/CTr-UBND năm 2021 về an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2021-2025
- 3Kế hoạch 112/KH-UBND triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần 3, năm 2019 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 4Kế hoạch 97/KH-UBND triển khai Chương trình An toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2021
- 5Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025
- 6Quyết định 3308/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025
- 7Kế hoạch 01/KH-UBND về An toàn lao động, vệ sinh lao động thành phố Hà Nội năm 2022
- 8Nghị quyết 210/2021/NQ-HĐND về Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025
- 1Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4Kế hoạch 39/KH-UBND về thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020
- 5Chương trình 807/CTr-UBND năm 2021 về an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2021-2025
- 6Công văn 1136/LĐTBXH-ATLĐ năm 2020 về xây dựng Chương trình an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Kế hoạch 112/KH-UBND triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần 3, năm 2019 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 8Kế hoạch 97/KH-UBND triển khai Chương trình An toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2021
- 9Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025
- 10Quyết định 3308/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025
- 11Kế hoạch 01/KH-UBND về An toàn lao động, vệ sinh lao động thành phố Hà Nội năm 2022
- 12Nghị quyết 210/2021/NQ-HĐND về Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025
Quyết định 1173/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 1173/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/04/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Hồ An Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/04/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực