Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 210/2021/NQ-HĐND | Thanh Hóa, ngày 10 tháng 12 năm 2021 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Xét Tờ trình số 294/TTr-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo số 1157/BC-VHXH ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc ban hành Chương trình an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025 với các nội dung chính sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật của người sử dụng lao động và người lao động về công tác an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2. Mục tiêu cụ thể
- Trung bình hằng năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người.
- 100% người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động ở các huyện, thị xã, thành phố, Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động; 100% người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động ở xã, phường, thị trấn được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động.
- 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
- 100% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc, khám bệnh, điều trị và phục hồi chức năng.
- 90% trở lên số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
- 100% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh có nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại được hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
- 100% an toàn, vệ sinh viên được huấn luyện, bảo đảm được tiếp cận thông tin về phương pháp kỹ năng hoạt động.
- 60% trở lên người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được cập nhật, phổ biến kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động.
- 100% số làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động.
- Trung bình hằng năm hỗ trợ tăng thêm 20 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả hệ thống an toàn, vệ sinh lao động.
- 100% người lao động làm việc tại các cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
- 100% doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động.
- 100% cơ sở lao động có sử dụng amiăng được giám sát, quan trắc môi trường lao động, người lao động tiếp xúc với amiăng được quản lý sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
1. Hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
- Xây dựng đề án, mô hình, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.
- Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động; triển khai các văn bản về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động để chỉ đạo, điều hành nhằm bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn cho người lao động.
- Triển khai có hiệu quả việc thực hiện các chính sách hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn, vệ sinh lao động các cấp.
- Điều tra, thống kê, tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động.
- Hướng dẫn triển khai áp dụng các hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động phù hợp trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, làng nghề, hợp tác xã đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tiến tới xây dựng văn hóa an toàn trong lao động.
- Mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
- Triển khai các biện pháp phòng, chống các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp.
- Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế làm nhiệm vụ chẩn đoán, giám định, điều trị, phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; tập huấn nghiệp vụ quan trắc môi trường lao động, đánh giá các yếu tố có hại.
- Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; huấn luyện lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.
- Các hoạt động nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục hậu quả bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh (rà soát, quản lý hồ sơ phòng, chống bệnh nghề nghiệp, tổ chức, kiện toàn bộ phận y tế cơ sở…).
- Khảo sát, xây dựng phương án thực hiện mô hình phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
- Hỗ trợ về nghiệp vụ y tế lao động nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc.
- Theo dõi, thống kê số liệu người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề, hợp tác xã bị bệnh nghề nghiệp.
- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các báo, đài Trung ương, địa phương và hệ thống truyền thanh cơ sở nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các đoàn thể, người sử dụng lao động và người lao động.
- In ấn và phát hành các ấn phẩm như: Sổ tay an toàn lao động, tờ rơi, áp phích, băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền phổ biến các kiến thức, kỹ năng về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Hỗ trợ tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Hỗ trợ huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động; cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người lao động làm công việc không theo hợp đồng lao động, làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại hợp tác xã, tổ hợp tác, xã, phường, thị trấn từ nguồn ngân sách địa phương.
- Tổ chức Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động hằng năm.
- Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; áp dụng mô hình quản lý an toàn, vệ sinh lao động tiến tới thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong việc tổ chức các phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước tăng cường hoạt động hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình
- Định kỳ hoặc đột xuất các sở, ban, ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của các đơn vị, doanh nghiệp.
- Hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong việc thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, nhằm ngăn ngừa các nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Định kỳ 6 tháng, một năm phải thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình để tiến hành điều chỉnh, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong công tác phối hợp triển khai thực hiện chương trình giữa các sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ lập dự toán kinh phí thực hiện Chương trình gửi Sở Tài chính thẩm định, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt giao dự toán đầu năm để thực hiện.
- Nguồn kinh phí:
Ngân sách nhà nước bao gồm: Ngân sách Trung ương (vốn Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm, An toàn lao động); ngân sách địa phương và các nguồn huy động khác.
Đối với các doanh nghiệp: Chủ động bố trí kinh phí thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp, đơn vị mình.
Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2021./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1173/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025
- 2Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025
- 3Quyết định 3308/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025
- 4Quyết định 1073/QĐ-UBND năm 2022 về Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025
- 5Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 1Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 5Bộ luật Lao động 2019
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 9Quyết định 1173/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025
- 10Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025
- 11Quyết định 3308/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025
- 12Quyết định 1073/QĐ-UBND năm 2022 về Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025
- 13Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Nghị quyết 210/2021/NQ-HĐND về Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 210/2021/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 10/12/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Đỗ Trọng Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra