Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮ
K NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 807/CTr-UBND

Đắk Nông, ngày 22 tháng 02 năm 2021

 

CHƯƠNG TRÌNH

AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH ĐẮK NÔNG, GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Bộ luật Lao động năm 2019; Điều 84 Luật An Toàn, vệ sinh lao động; Điểm b, Khoản 2, Điều 42, Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật An Toàn, vệ sinh lao động; Công văn số 1136/LĐTBXH-ATLĐ ngày 31/3/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng Chương trình An toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

Phần 1

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm cơ quan thường trực tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương.

Hằng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh.

Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý điều hành, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện như sau:

- Quyết định số 1149/QĐ-UBND ngày 26/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Đắk Nông;

- Kế hoạch số 152/KH-UBND ngày 06/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, thực hiện Chương trình Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;

- Kế hoạch số 437/KH-UBND ngày 24/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;

- Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 22/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ 1 năm 2017 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;

- Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 20/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần 2 năm 2018 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;

- Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 13/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần 3 năm 2019 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;

- Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày 10/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần 4 năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Hằng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; các biện pháp ngăn ngừa hạn chế rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho các nhóm đối tượng người lao động (trừ nhóm 4) làm việc tại doanh nghiệp; tổ chức tư vấn hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động. Đồng thời, triển khai kế hoạch kiểm tra, thanh tra liên ngành tình hình thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Đắk Nông.

Công tác huy động nguồn lực thực hiện Chương trình và Dự án tăng cường an toàn, vệ sinh lao động thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động (viết tắt là Dự án 3) giai đoạn 2016-2020: Tổng kinh phí được giao thực hiện là 2.625.000.000 đồng; trong đó: Ngân sách Trung ương là 1.500.000.000 đồng, Ngân sách địa phương là 1.125.000.000 đồng.

Kết quả triển khai thực hiện giai đoạn 2016-2020, bao gồm ngân sách Trung ương và địa phương là 790.797.000 đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương là 165.646.000 đồng, Ngân sách địa phương là 567.429.000 đồng và Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 57.728.000 đồng.

(Phụ lục thực hiện kinh phí kèm theo)

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI

1. Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu tại Kế hoạch số 152/KH-UBND ngày 06/5/2016 về thực hiện chương trình Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

1.1. Mục tiêu 1: Trung bình hằng năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người

Tần suất tai nạn lao động chết người chung trong các ngành nghề:

Tai nạn lao động (TNLĐ) chết người trong giai đoạn 2016-2020 là 19 người, tần suất TNLĐ chết người qua các năm được tính là tần suất tai nạn lao động/100.000 dân số chung của tỉnh, cụ thể như sau:

Năm 2016: 1*100.000/594431=0,17%.

Năm 2017: 5*100.000/604892=0,83%.

Năm 2018: 6*100.000/615420=0,98%.

Năm 2019: không.

Năm 2020: 9*100.000/655.896=1,37*.

Qua kết quả số liệu tai nạn lao động chết người trên cho thấy tần suất tai nạn lao động chết người trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016-2020 năm sau tăng hơn năm trước, chưa đạt chỉ tiêu này. Tuy có tăng hơn so với giai đoạn 2011-2015 nhưng thấp hơn so với tỷ lệ mục tiêu đưa ra là 5% và vẫn thấp hơn so với tần suất tử vong tai nạn lao động chung của toàn quốc là 6,01/100.000. Số vụ tai nạn lao động chết người tập trung vào các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao thuộc mục tiêu chương trình (như khai khoáng, xây dựng, hóa chất...) thì việc giảm chung tần suất tai nạn lao động chết người đã có sự tham gia đóng góp đáng kể từ việc giảm tần suất tai nạn lao động chết người của các ngành, lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh.

1.2. Mục tiêu 2: Trên 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; trên 70% doanh nghiệp lớn và 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động

Tính đến 31/12/2019, trên địa bàn tỉnh có 1.330 doanh nghiệp, tăng 7,87% so với năm 2018. Với 17.218 người lao động trong các doanh nghiệp này tăng 10,58% so với năm 2018. Như vậy, số người lao động được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các doanh nghiệp trong giai đoạn 2016-2020 ghi nhận tại cơ sở y tế trên địa bàn chưa cao, cụ thể:

- Số cơ sở lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động: Năm 2016 là 13 cơ sở với 1.182 lao động; năm 2017 là 12 cơ sở với 855 người; năm 2018 là 12 cơ sở với 458 người; năm 2019 là 33 cơ sở với 3.479 người; năm 2020 là 27 cơ sở với 4.015 người.

- Số cơ sở lao động tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động: Năm 2016 là 0 cơ sở; năm 2017 là 01 cơ sở với 11 người; năm 2018 là 0 cơ sở; năm 2019 là 01 cơ sở với 118 người; năm 2020 là 01 cơ sở với 62 người).

Số cơ sở lao động được quan trắc môi trường lao động trong giai đoạn 2016-2020: Năm 2016 là 34/199 cơ sở có nguy cơ BNN, đạt tỷ lệ là 17,09%; Năm 2017 là 55/129 cơ sở có nguy cơ BNN, đạt tỷ lệ là 42,64%; Năm 2018 là 34/129 cơ sở có nguy cơ BNN, đạt tỷ lệ là 26,36%; Năm 2019 là 37/153 cơ sở có nguy cơ BNN, đạt tỷ lệ là 24,19%; Năm 2020 là 14/151 cơ sở có nguy cơ BNN, đạt tỷ lệ là 9,28%.

Riêng năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đã kéo dài thời gian giãn cách xã hội, do đó hoạt động khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp và quan trắc môi trường lao động không được thực hiện thường xuyên.

Theo kết quả tổng hợp theo dõi tình hình báo cáo định kỳ công tác an toàn vệ sinh lao động hằng năm, nhìn chung các doanh nghiệp báo cáo đều thực hiện tốt công tác khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và quan trắc môi trường lao động, có trên 5.000 người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong điều kiện làm việc tiếp xúc với các yếu tố có hại được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Qua số liệu theo dõi và tổng hợp kết quả từ cơ quan bảo hiểm xã hội thì giai đoạn 2016-2020 số người mắc bệnh nghề nghiệp hầu như rất ít trên 5 người được phát hiện và đang thực hiện chi trả chế độ bảo hiểm xã hội.

Qua những số liệu trên cho thấy mục tiêu này chưa đạt theo mục tiêu đề ra. Cần có những giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc chăm sóc sức khỏe người lao động đang sử dụng và xây dựng đảm bảo các chế độ phúc lợi, bữa ăn phụ, giải lao, chế độ phụ cấp đặc thù, độc hại đúng theo quy định hiện hành.

1.3. Mục tiêu 3: Trung bình hàng năm tăng thêm 10% doanh nghiệp vừa và nhỏ quản lý, thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động; xây dựng văn hóa an toàn trong lao động

Để thực hiện triển khai mục tiêu này, Chương trình tiến hành trên các nhóm hoạt động cơ bản: (1) Xây dựng và hoàn thiện tài liệu, phương án triển khai; (2) tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng tư vấn; (3) Hỗ trợ hướng dẫn và tư vấn triển khai xây dựng kế hoạch cho các tổ chức doanh nghiệp. Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện.

Trong giai đoạn 2016-2020, với mục tiêu tăng thêm 10% doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn trong lao động. Theo kết quả tổng hợp hằng năm về xây dựng kế hoạch triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động và văn hóa an toàn trong lao động tại các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh về mục tiêu này, cơ bản đạt chỉ tiêu trên 100 doanh nghiệp trong khoảng 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi kết quả xây dựng đăng ký kế hoạch thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động và văn hóa an toàn trong lao động.

1.4. Mục tiêu 4

- Trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp huyện và trong các ban quản lý khu công nghiệp được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động.

- Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động người làm công tác y tế; 90% số an toàn, vệ sinh viên trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

- Trên 80% số người thuộc lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện cập nhật về sơ cứu, cấp cứu.

Chương trình tập trung vào các nhóm hoạt động cơ bản: Hỗ trợ tài liệu, truyền thông; tổ chức các lớp huấn luyện, tập huấn; Hỗ trợ để người sử dụng lao động chủ động huấn luyện.

Trên cơ sở mục tiêu của chương trình tính đến hết năm 2020, đã hỗ trợ trên 16 loại tài liệu, phát miễn phí trên 2.000 cuốn tài liệu và các đĩa CD về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Tổ chức huấn luyện, tuyên truyền phổ biến đến các đối tượng nằm trong nhóm mục tiêu trên. Nhìn chung, kết quả thực hiện mục tiêu cơ bản đạt, tuy chưa cao nhưng đã tổ chức thực hiện đến các nhóm hoạt động. Cụ thể: Có trên 200 người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp huyện và trong các ban quản lý các khu công nghiệp được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động; trên 300 người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; trên 250 số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động người làm công tác y tế; 250 số người an toàn, vệ sinh viên trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; trên 80% số người thuộc lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện cập nhật về sơ cứu, cấp cứu.

1.5. Mục tiêu 5

- Trên 70% số hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động.

- 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật.

- 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Để thực hiện mục tiêu chương trình có rất nhiều hoạt động, trong đó, tập trung vào các hoạt động: Tuyên truyền trực tiếp tại nơi làm việc (như tư vấn cải thiện điều kiện làm việc, thông tin truyền thông, pano, áp phích...); tuyên truyền trên báo, đài.

Với sự hỗ trợ từ chương trình, trong giai đoạn vừa qua đã có trên 70% số hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động, đạt mục tiêu đề ra.

Theo kết quả thống kê về công tác an toàn, vệ sinh lao động và tình hình tai nạn lao động và nguồn báo cáo từ cơ quan Bảo hiểm xã hội đến hết năm 2020, 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật; 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

2. Đánh giá hiệu quả đạt được

2.1. Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về An toàn, vệ sinh lao động

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng những quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; các giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chăm lo sức khỏe người lao động, tổ chức huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động... tại các doanh nghiệp.

Đài Phát thành và Truyền hình tỉnh Đắk Nông, Báo Đắk Nông xây dựng phóng sự, tin bài tại doanh nghiệp về công tác an toàn, vệ sinh lao động nói chung và hoạt động trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Đắk Nông hằng năm.

2.2. Các hoạt động nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc

Phần lớn những doanh nghiệp có quy mô sử dụng nhiều lao động, nhất là doanh nghiệp sử dụng trên 50 lao động (khoảng 110 doanh nghiệp, chiếm 4,78% (110/2300) tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh) hoạt động trong các lĩnh vực chế biến nông, lâm nghiệp, chế biến thực phẩm, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ môi trường, cung cấp nước sạch..., có tổ chức quan trắc môi trường lao động, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và có biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo điều kiện làm việc an toàn tại nơi làm việc; tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; trang cấp phương tiện bảo hộ lao động; kiểm định máy móc, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động.

2.3. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn về an toàn, vệ sinh lao động

Công tác thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Hằng năm, các Sở, Ban, ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động; cơ quan báo chí, đài truyền thanh, truyền hình tuyên truyền về các giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn bằng văn bản triển khai Luật an toàn, vệ sinh lao động cho trên 150 doanh nghiệp; Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh thường xuyên tư vấn pháp luật (trong đó có lồng ghép nội dung về an toàn, vệ sinh lao động) cho trên 10.000 lượt người; Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh tổ chức tuyên truyền pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các hợp tác xã và huấn luyện phòng ngừa rủi ro tai nạn lao động đối với người lao động không theo hợp đồng lao động trong sản xuất nông nghiệp (09 lớp tại các huyện trên địa bàn tỉnh, hơn 751 người, cán bộ, hội viên tham dự). Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng về an toàn, vệ sinh lao động.

Ngoài ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội còn hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký nhu cầu hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đồng thời, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (2018 - 2020) là 320.000.000 đồng. Theo đó, tỉnh đã triển khai hỗ trợ cho các doanh nghiệp có đăng ký nhu cầu hỗ trợ kinh phí huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho lao động thuộc các nhóm đối tượng.

Tổ chức 01 lớp huấn luyện mẫu về an toàn, vệ sinh lao động cho trên 85 người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại một doanh nghiệp và tổ chức 04 lớp huấn luyện hỗ trợ, tư vấn xây dựng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho 100 doanh nghiệp với 280 người quản lý và người lao động làm việc tại các doanh nghiệp thuộc các nhóm 1, nhóm 2, nhóm 5 và nhóm 6.

Triển khai tư vấn, hướng dẫn xây dựng mô hình áp dụng hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp.

2.4. Hoạt động của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tỉnh

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1149/QĐ-UBND ngày 26/7/2018 về việc thành lập Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Đắk Nông; ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020, với các hoạt động chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh.

2.5. Tổ chức Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động hằng năm

Nhằm thực hiện tốt Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động, hằng năm Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Theo đó, giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan Thường trực thực hiện Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động tỉnh) phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động tỉnh, triển khai Kế hoạch kiểm tra liên ngành về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp. Giai đoạn 2016 - 2020, đã tổ chức kiểm tra liên ngành tại 56 doanh nghiệp (Năm 2016: 12 doanh nghiệp; năm 2017: 20 doanh nghiệp; năm 2018: 07 doanh nghiệp; năm 2019: 10 doanh nghiệp và năm 2020: 07 doanh nghiệp). Kết quả kiểm tra, đa số các doanh nghiệp thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, doanh nghiệp khi sử dụng máy móc, thiết bị vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đều được kiểm định định kỳ, có sổ theo dõi và có quy trình vận hành theo quy định, chủ động xây dựng nội quy, quy trình an toàn, vệ sinh lao động. Từ đó, hạn chế thấp nhất tình trạng tai nạn lao động làm chết người xảy ra trên địa bàn.

2.6. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2016 - 2020

Giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh xảy ra 48 vụ tai nạn lao động làm chết 19 người (số vụ chết người 16 vụ). Trong đó, khu vực có quan hệ lao động là 20 vụ, làm chết 07 người; khu vực không có quan hệ lao động 28 vụ (lao động trong sản xuất nông nghiệp), làm chết 11 người. Số tiền bồi thường do người sử dụng lao động chi trả là 598 triệu đồng/20 vụ tai nạn lao động/07 người chết (thuộc khu vực có quan hệ lao động). Chia theo từng năm cụ thể như sau:

- Năm 2016: 03 vụ/01 người chết, 01 người bị thương thuộc khu vực có quan hệ lao động. Số tiền bồi thường do người sử dụng lao động chi trả là 12,7 triệu đồng/02 người. Khu vực không có quan hệ lao động là không có tai nạn lao động xảy ra.

- Năm 2017: 11 vụ/05 người chết. Trong đó khu vực có quan hệ lao động là 02 vụ làm 01 người chết; khu vực không có quan hệ lao động là 09 vụ/04 người chết. Số tiền bồi thường do người sử dụng lao động chi trả là 250 triệu đồng.

- Năm 2018: 15 vụ/06 người chết. Trong đó khu vực có quan hệ lao động là 10 vụ làm 06 người chết; khu vực không có quan hệ lao động là 05 vụ không có người chết. Số tiền bồi thường do người sử dụng lao động chi trả là 316 triệu đồng.

- Năm 2019: 04 vụ không có người chết. Trong đó khu vực có quan hệ lao động là 02 vụ không có người chết; khu vực không có quan hệ lao động là 02 vụ không có người chết. Số tiền bồi thường do người sử dụng lao động chi trả là 17,9 triệu đồng.

- Năm 2020: Xảy ra 42 vụ tai nạn lao động làm 32 người bị thương, 09 người chết. Trong đó khu vực có quan hệ lao động là 13 vụ không có người chết; khu vực không có quan hệ lao động là 29 vụ làm 09 người chết. Số tiền bồi thường do người sử dụng lao động chi trả là 34.214.827 đồng.

Các trường hợp tai nạn lao động chết người đều được người sử dụng báo cáo kịp thời; tỉnh đã thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động, kết luận nguyên nhân, trách nhiệm của các bên có liên quan.

Nhìn chung, các vụ tai nạn lao động chết người xảy ra, nguyên nhân chính là do lỗi của người lao động, do chủ quan trong quá trình làm việc, thiếu hiểu biết về an toàn lao động. Bên cạnh đó, lỗi của người sử dụng lao động là không tổ chức huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động trước khi phân công, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những mặt đạt được

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kịp thời Kế hoạch thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh giai đoạn 2016-2020 và triển khai thực hiện tốt; hằng năm, xây dựng và triển khai Kế hoạch Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động cùng với các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động; tổ chức tuyên truyền các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động và người sử dụng lao động; triển khai các hoạt động hỗ trợ tư vấn áp dụng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho doanh nghiệp từ Chương trình; hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuộc các nhóm đối tượng (trừ nhóm 4) từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Hằng năm, các Sở, Ban, ngành có liên, UBND các huyện, thành phố quan tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp. Qua đó, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động.

2. Hạn chế, nguyên nhân

Tổ chức huấn luyện đối với người lao động làm công việc không theo hợp đồng lao động làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại các hợp tác xã, tổ hợp tác, các xã, phường, thị trấn từ ngân sách địa phương còn ít, chưa thường xuyên, do chưa đảm bảo điều kiện cho người lao động tham gia khóa huấn luyện.

Nguồn kinh phí hỗ trợ huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động từ kinh phí chi quản lý quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng năm phân bổ cho tỉnh thực hiện không hết, do doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến chính sách này; ngoài ra, do mức hỗ trợ bị khống chế không quá 30% tổng chi phí huấn luyện nên phần nào làm cho doanh nghiệp chưa quan tâm và thủ tục hỗ trợ còn khó khăn.

Một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm quy định về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, nhất là lao động làm công việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Những chỉ số về quan trắc môi trường lao động tại các cơ sở lao động, cũng như khám phát hiện bệnh nghề nghiệp chưa đạt mục tiêu giai đoạn đề ra. Nguyên nhân: Trong giai đoạn 2016-2020, ngành Y tế đang gặp khó khăn rất lớn, thiếu trang thiết bị làm việc. Hiện tại các thiết bị đo đạc quan trắc môi trường lao động được đầu tư từ năm 2010 đã xuống cấp, hư hỏng, không đảm bảo độ chính xác cao. Chưa được trang bị hệ thống trang thiết bị chuyên dụng để khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và quan trắc môi trường lao động trên địa bàn tỉnh.

Thời gian tới, theo Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 với mục tiêu đề ra là các địa phương hoàn thành việc xây dựng được cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và kết nối với hệ thống dữ liệu quốc gia vào năm 2030. Đây là 1 khó khăn yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường công tác phối hợp, thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra theo Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Bài học kinh nghiệm

Công tác tuyên truyền những quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cần được triển khai sâu rộng cho người lao động, kể cả lao động trong khu vực không có quan hệ lao động.

Các ngành, các cấp có sự quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện những quy định của pháp Luật về an toàn, vệ sinh lao động, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động.

Công tác thanh tra, kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên; các doanh nghiệp cần thực hiện công tác tự kiểm tra và báo cáo định kỳ về công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp.

4. Một số giải pháp khắc phục hạn chế

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người lao động về an toàn, vệ sinh lao động, nhất là trong công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động; hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp.

Theo dõi, thống kê biến động số liệu người lao động làm việc tại doanh nghiệp bị bệnh nghề nghiệp. Đôn đốc doanh nghiệp báo cáo định kỳ, kịp thời về tai nạn lao động và công tác an toàn, vệ sinh lao động hằng năm.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.

Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn lực trang bị trang thiết bị chuyên dụng để ngành y tế từng bước nâng cao năng lực quan trắc môi trường lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

Phần 2

CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. CĂN CỨ BAN HÀNH

1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

- Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban bí thư về đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới; trong đó có nêu “Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống thảm họa, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, an toàn lao động; phòng, chống tai nạn, thương tích, cháy, nổ, bệnh nghề nghiệp”.

2. Căn cứ pháp lý

- Khoản 2, Điều 35 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn”.

- Bộ luật lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019.

- Luật An toàn vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015.

- Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

- Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

- Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030, trong đó có các chỉ tiêu đến năm 2025: Giảm tần suất tai nạn lao động hàng năm là 5%; giảm tần suất tai nạn lao động chết người hàng năm là 4,5%; giảm tần suất tai nạn lao động thương tật hàng năm là 4,5%.

- Các công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập. Đặc biệt là Công ước số 155 về an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường làm việc (1981) và Công ước số 187 về cơ chế tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động (năm 2006) và nhiều công ước liên quan về công tác ATVSLĐ.

- Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

- Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

- Quyết định 659/QĐ-TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030.

- Kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2020 của UBND tỉnh Đắk Nông về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030.

- Kết quả triển khai thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới cần gắn với Chương trình an toàn, vệ sinh lao động nhằm chăm lo cải thiện điều kiện làm việc; giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động; hạn chế, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chăm sóc sức khỏe cho người lao động... góp phần vào sự phát triển bền vững của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát

Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc; giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về An toàn, vệ sinh lao động; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tổ chức tư vấn hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001 cho khoảng 30 doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trung bình hằng năm tăng thêm khoảng 05 doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động.

- Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (kinh phí tổ chức từ ngân sách Nhà nước và Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) cho khoảng 10.000 người thuộc các nhóm đối tượng sau: người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện an toàn, vệ sinh lao động; người làm các công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (kể cả người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động); người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; người làm công tác y tế; an toàn, vệ sinh viên tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Bảo đảm đến cuối năm 2025 việc tập huấn các đối tượng nêu trên đạt tỷ lệ trên 80%.

- Phấn đấu hạn chế thấp nhất việc xảy ra các vụ tai nạn lao động làm chết người; Trung bình hằng năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động, tần suất tai nạn chết người (Căn cứ Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030).

- 100% vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra theo quy định.

- Phấn đấu đến cuối Chương trình có từ 80% trở lên số người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; có trên 70% số doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động.

- Có 100% người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp huyện, cấp xã và trong Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh được tập huấn nâng cao năng lực về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

- Có trên 80% số người thuộc lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện cập nhật về sơ cứu, cấp cứu.

- Có trên 90% số hợp tác xã, tổ hợp tác có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin về an toàn, vệ sinh lao động.

III. THỜI GIAN, PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện: Chương trình được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.

2. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Cơ quan phối hợp: Liên đoàn Lao động tỉnh; các Sở, Ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố.

c) Các hoạt động chủ yếu

Tham dự hội nghị, hội thảo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức về công tác an toàn, vệ sinh lao động; góp ý sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động.

Thống kê, tổng hợp tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh; thống kê rà soát số người bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại địa phương.

Hỗ trợ tư vấn xây dựng hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động phù hợp trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động thông qua các hoạt động tập huấn nghiệp vụ, hội thảo, học tập, trao đổi kinh nghiệm.

Tập huấn nghiệp vụ nâng cao năng lực cho đội ngũ thanh tra, cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, Ban, ngành của tỉnh, các phòng ban cấp huyện, cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp huyện, cán bộ xã, phường, thị trấn.

Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát an toàn, vệ sinh lao động; đầu tư trang thiết bị, phương tiện để phục vụ công tác quản lý Nhà nước về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động.

Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mô hình văn hóa an toàn kết hợp với các giải pháp kỹ thuật để cải thiện điều kiện làm việc trong khu vực sản xuất nhỏ.

Tư vấn, hỗ trợ thí điểm phòng, chống tai nạn lao động khi sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

d) Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí thực hiện 1.000 triệu đồng. Trong đó: Kinh phí Trung ương 1.000 triệu đồng. Kinh phí địa phương: không.

2. Hoạt động nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc

a) Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.

b) Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; các Sở, Ban, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

c) Các hoạt động chủ yếu

Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; huấn luyện lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.

Triển khai các biện pháp phòng, chống các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp.

Nâng cao năng lực chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; nghiệp vụ quan trắc môi trường lao động, đánh giá các yếu tố có hại.

Các hoạt động nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục hậu quả bệnh nghề nghiệp, đặc biệt là nhiễm độc TNT(Trinitrotoluen) trong lĩnh vực quốc phòng.

Hỗ trợ về nghiệp vụ y tế lao động nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ sở tổ chức chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc.

d) Kinh phí thực hiện: Thực hiện theo Kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 27/04/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

3. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tư vấn nâng cao nhận thức, kỹ năng và sự tuân thủ pháp luật an toàn, vệ sinh lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Cơ quan phối hợp: Các sở, Ban, ngành liên quan; Liên đoàn Lao động tỉnh; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các cơ sở sản xuất kinh doanh.

c) Các hoạt động chủ yếu

Tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua nhiều hình thức, nhất là trên mạng xã hội và công cụ số.

Đổi mới về hình thức, nội dung thông tin tuyên truyền cho phù hợp với đặc điểm, sản xuất kinh doanh tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của nhóm đối tượng lao động.

Tổ chức huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuộc các nhóm đối tượng người lao động (trừ nhóm 4) làm việc tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh (thuộc Dự án 3 về tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động); huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, làm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm từ kinh phí quản lý Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm công việc không theo hợp đồng lao động làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại hợp tác xã, tổ hợp tác, xã, phường, thị trấn từ nguồn ngân sách địa phương.

Triển khai hỗ trợ kinh phí huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp.

Nâng cao năng lực hoạt động huấn luyện, truyền thông, tư vấn về ATVSLĐ. Nâng cao hiệu quả các phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Kiện toàn chương trình, tài liệu huấn luyện, truyền thông; bồi dưỡng nghiệp vụ, hỗ trợ mở rộng mạng lưới huấn luyện viên, truyền thông viên về an toàn, vệ sinh lao động.

Tăng cường công tác giáo dục an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, trong các trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Triển khai ứng dụng mô hình các giải pháp kỹ thuật an toàn (xây dựng cơ cấu an toàn, hệ thống thông gió, chiếu sáng...) để xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường trong doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Triển khai áp dụng hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Triển khai áp dụng các biện pháp phòng chống, tai nạn lao động khi sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong các doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể.

d) Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí thực hiện là 2.500 triệu đồng, trong đó: Kinh phí Trung ương 1.000 triệu đồng. Kinh phí địa phương 500 triệu đồng và Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1.000 triệu đồng.

3. Hoạt động của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tỉnh

a) Cơ quan chủ trì: Hội đồng An toàn vệ sinh lao động tỉnh.

b) Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành liên quan; Liên đoàn Lao động tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Nông; Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các cơ sở sản xuất kinh doanh.

c) Các hoạt động chủ yếu: Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025.

d) Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí thực hiện là 100 triệu đồng, trong đó: Kinh phí Trung ương: không. Kinh phí địa phương: 100 triệu đồng.

4. Tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động hằng năm

a) Cơ quan chủ trì: Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động tỉnh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

b) Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành liên quan; Liên đoàn Lao động tỉnh; Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Nông; Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

c) Các hoạt động chủ yếu: Tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động tỉnh hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan căn cứ hướng dẫn của Trung ương hằng năm để xây dựng và triển khai thực hiện các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Các hoạt động truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động: Xây dựng, gửi, phát hành các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền; cung cấp các tài liệu, thông tin truyền thông; phát động các cuộc thi, chiến dịch truyền thông về thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức mít tinh, lễ phát động hưởng ứng; thanh, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động tổ chức một số hoạt động chuyên đề, hoạt động cộng đồng về an toàn, vệ sinh lao động.

d) Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí thực hiện là 800 triệu đồng, trong đó: Kinh phí Trung ương: không. Kinh phí địa phương: 800 triệu đồng.

V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giải pháp về cơ chế chính sách

Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động chủ động thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, áp dụng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động tiên tiến, xây dựng văn hóa an toàn trong lao động.

Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động; hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp.

Thực hiện chính sách hỗ trợ thông tin, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Hỗ trợ tư vấn các doanh nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia và đóng góp nguồn lực, kinh nghiệm để triển khai hiệu quả các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động.

Đẩy mạnh lồng ghép các hoạt động của chương trình an toàn, vệ sinh lao động với các chương trình việc làm, Giáo dục nghề nghiệp, giảm nghèo, phòng chống HIV/AIDS, tệ nạn xã hội tại nơi làm việc; chống biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường và các chương trình khác có liên quan.

Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt là các hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động.

Tăng cường phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành, đơn vị có liên quan được giao nhiệm vụ và các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình.

Phát huy đồng bộ các hệ thống giám sát, đánh giá hiệu quả việc thực hiện Chương trình.

2. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền

Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền để người sử dụng lao động, người lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan tham gia triển khai, hướng dẫn các hoạt động của Chương trình; nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người lao động về an toàn, vệ sinh lao động, nhất là trong công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

3. Giải pháp về quản lý điều hành

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các ngành chức năng và địa phương thực hiện các nội dung như sau:

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện các nội dung, hoạt động của Chương trình và theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động. Xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động (bảo hộ lao động) trong kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm phù hợp với đặc điểm, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

- Phát huy đồng bộ hệ thống giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động tiên tiến, hiện đại.

- Theo dõi, thống kê số liệu người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp bị bệnh nghề nghiệp.

- Hằng năm, triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; Đồng thời, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.

4. Về khoa học và công nghệ

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động để phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khai thác và chế biến khoáng sản, xây dựng, ngành điện và một số ngành nghề khác).

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 4.400 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 2.000 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương (tỉnh): 1.400 triệu đồng.

- Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Trung ương): 1.000 triệu đồng.

- Nguồn kinh phí đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức tham gia (nếu có).

(Phụ lục kinh phí kèm theo).

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Hằng năm, trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ được giao xây dựng dự toán kinh phí trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định.

Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai các hoạt động của Chương trình; Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của phập luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; phối hợp tổ chức đánh giá hiệu quả Chương trình.

Kịp thời đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện Chương trình, đặc biệt là trong triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động hằng năm.

Hướng dẫn các địa phương, đơn vị báo cáo định kỳ, đột xuất bảo đảm nội dung, thời gian yêu cầu. Định kỳ tổng hợp báo cáo 06 tháng, hàng năm và đột xuất theo quy định cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Sở Y tế

Có trách nhiệm lập kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức triển khai hoạt động phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc.

Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; huấn luyện lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.

Thống kê, báo cáo các trường hợp người bị tai nạn lao động khám và điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh; thống kê báo cáo đánh giá về bệnh nghề nghiệp, tình hình thực hiện công tác phòng, chống bệnh nghề nghiệp.

3. Sở Tài chính

Hằng năm, căn cứ khả năng ngân sách của tỉnh, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện các hoạt động của Chương trình theo quy định.

4. Công an tỉnh

Căn cứ chức năng nhiệm vụ và Chương trình chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong ngành, Công an các huyện và thành phố triển khai thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh giai đoạn 2021-2025; làm tốt công tác kiểm tra An toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại các đơn vị, đặc biệt quan tâm các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ mất an toàn và cháy nổ.

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra việc thực hiện các quy định về An toàn, vệ sinh lao động.

5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Tổ chức triển khai hoạt động cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong lĩnh vực quân sự.

6. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh

Hằng năm, căn cứ nội dung hoạt động của Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh xây dựng kế hoạch và phát động phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, người lao động, trong đó tập trung phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động”. Thông qua thực hiện phong trào, kịp thời phát hiện các tập thể, cá nhân có mô hình tốt, cách làm hay, sáng kiến, sáng tạo hiệu quả trong cải thiện điều kiện, môi trường, lao động, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động là điển hình tiên tiến giới thiệu về Hội đồng thi đua Khen thưởng tỉnh để biểu dương, khen thưởng và nhân rộng.

Tham gia và phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan, người sử dụng lao động tổ chức các hình thức tuyên truyền, các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động; khuyến khích các tổ chức, cá nhân ứng dụng khoa học, công nghệ, các sáng kiến, sáng chế hiệu quả trong công tác an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện môi trường lao động, nhất là các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

7. Sở Công Thương, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội doanh nghiệp tỉnh

Tham gia phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan thực hiện hoạt động tuyên truyền, huấn luyện, tư vấn nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh về an toàn, vệ sinh lao động.

8. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tham gia, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai tuyên truyền, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho hội viên, nông dân; các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; nâng cao kiến thức an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ, hội viên, nông dân các cấp trong tỉnh.

9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chỉ đạo các Phòng Văn hóa - Thông tin huyện, thành phố đưa tin, tuyên truyền về công tác an toàn, vệ sinh lao động và các hoạt động tháng An toàn vệ sinh lao động. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác tuyên truyền cổ động trực quan về hoạt động của tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động.

10. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan Báo, Đài, tạp chí, bản tin, trang thông tin điện tử của tỉnh và các Sở, Ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố tuyên truyền các hoạt động của Chương hình, hoạt động hưởng ứng tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh hằng năm; đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.

11. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh

Phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan triển khai các hoạt động của Chương trình và các quy định của pháp Luật về an toàn, vệ sinh lao động; Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp địa bàn quản lý; tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho các nhóm đối tượng làm việc tại các doanh nghiệp thuộc địa bàn các khu công nghiệp.

12. Các Sở, Ban, ngành, đơn vị liên quan

Theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Chủ động lập kế hoạch, xây dựng dự toán kinh phí và tổ chức triển khai các hoạt động của Chương trình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; Tích cực phối hợp với các cơ quan, ban, ngành và các địa phương trong công tác triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình; Kiểm tra, đánh giá, định kỳ hàng năm và đột xuất báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện Chương trình để tổng hợp, tham mưu báo cáo các Bộ, ngành Trung ương theo quy định.

13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai tốt các nội dung của Chương trình thuộc địa bàn quản lý.

Chỉ đạo các phòng ban, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động và các hoạt động của Chương trình trên địa bàn phụ trách.

Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Xây dựng Kế hoạch cụ thể triển khai Chương trình an toàn, vệ sinh lao động của địa phương giai đoạn 2021 - 2025, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và các nội dung, mục tiêu tại Chương trình này.

Chủ động phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình; định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) về tình hình, kết quả thực hiện Chương trình.

14. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

Kiện toàn bộ máy quản lý An toàn, vệ sinh lao động (bảo hộ lao động); bố trí đủ nhân lực phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động; đảm bảo mạng lưới an toàn vệ sinh viên, lực lượng sơ cấp cứu tại chỗ theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền phổ biến Bộ luật lao động năm 2019, Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản khác quy định về an toàn, vệ sinh lao động.

Tổ chức đăng kiểm, khai báo các vật tư, máy, thiết bị, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; Xây dựng nội quy, quy trình về an toàn lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động và cấp giấy chứng nhận, thẻ an toàn cho công nhân vận hành các máy, thiết bị, làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo đúng quy định.

Thực hiện đầy đủ các quy định chế độ chính sách về bảo hộ lao động cho người lao động, như: trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; quan trắc, đo kiểm môi trường lao động và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm các công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Thường xuyên tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong doanh nghiệp, bổ sung các biển báo, rào chắn những khu vực nguy hiểm có nguy cơ tai nạn lao động; bảo dưỡng sửa chữa thiết bị, đầu tư trang bị bổ sung phương tiện phòng cháy, chữa cháy, phương tiện cứu nạn; rà soát và bổ sung nội quy, quy trình an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ cho những công việc, địa điểm sản xuất có nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ.

15. Chế độ báo cáo

a) Các Sở, Ban, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình thực hiện Chương trình về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), cụ thể:

- Báo cáo 6 tháng vào ngày 15 tháng 6.

- Báo cáo năm vào ngày 15 tháng 12.

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm tổng hợp chung kết quả thực hiện Chương trình báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

Trên đây là Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông.

 


Nơi nhận:
- Bộ LĐ-TB&XH (b/c);
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành;
- Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Các Hội đặc thù tỉnh;
- Các đơn vị sự nghiệp tỉnh;
- Các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Báo Đắk Nông, Đài PT&TH tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (Sở LĐ-TB&XH sao gửi);
- Lưu: VT, CTTĐT, KGVX(Hp).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tôn Thị Ngọc Hạnh

 

PHỤ LỤC 1

BIỂU THỐNG KÊ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Chương trình số 807/CTr-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)

STT

Nội dung

ĐVT

Tổng số

Thực hiện

Chương trình ATVSLĐ

Ghi chú

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Hoạt động nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

tr.đồng

122,4

 

 

 

122,4

 

 

a

Tập huấn, hỗ trợ, tư vấn Xây dựng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

tr.đồng

122,4

 

 

 

122,4

 

 

-

Số doanh nghiệp được tư vấn, hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động

doanh nghiệp

0

 

 

 

 

 

 

b

Điều tra thống kê người dân tại địa phương bị chết do tai nạn lao động giai đoạn 2011 - 2019

tr.đồng

0

 

 

 

 

 

 

-

Số người dân bị chết thống kê giai đoạn 2011 - 2019

người

 

 

 

 

 

 

 

2

Tuyên truyền pháp luật, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

tr.đồng

180,105

18,105

95,640

66,360

 

 

 

a

Tuyên truyền pháp luật

tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

-

Tuyên truyền Sóng Đài Phát thành và Truyền hình

tr.đồng

0

 

 

 

 

 

 

+

Số bản tin

lượt

01

 

 

01

 

 

 

-

Tuyên truyền trên báo, tạp chí

tr.đồng

10

 

 

10

 

 

 

-

Tranh áp phích do đơn vị tự in và phát hành

tr.đồng

0

 

 

 

 

 

 

-

Hội thi

tr.đồng

0

 

 

 

 

 

 

+

Số hội thi

cuộc

 

 

 

 

 

 

 

+

Số người tham gia

người

 

 

 

 

 

 

 

-

Tọa đàm, diễn đàn, đối thoại trực tiếp với người sử dụng lao động, người lao động

tr.đồng

0

 

 

 

 

 

 

+

Số cuộc

cuộc

0

 

 

 

 

 

 

+

Số người tham gia

người

0

 

 

 

 

 

 

b

Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

+

Số người; trong đó:

người

 

 

 

 

 

 

 

-

Huấn luyện người làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

+

Số người

người

 

 

 

 

 

 

 

-

Huấn luyện người làm nghề có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

tr.đồng

43,240

 

43,240

 

 

 

 

+

Số người

người

85

 

85

 

 

 

 

-

Huấn luyện người làm công tác an toàn lao động từ Chương trình cho người lao động làm công việc không theo hợp đồng lao động tại các xã, phường, thị trấn, hợp tác xã, tổ hợp tác, Hội nông dân (tập huấn An toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất trong Nông nghiệp).

tr.đồng

126,865

18,105

52,400

56,360

 

 

 

+

Số người

người

751

95

356

300

 

 

 

-

Hỗ trợ huấn luyện người làm nghề có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

+

Số người

người

 

 

 

 

 

 

 

-

Hỗ trợ huấn luyện người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động

tr.đồng

0

 

 

 

 

 

 

+

Số người

người

0

 

 

 

 

 

 

-

Huấn luyện người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện an toàn, vệ sinh lao động cấp huyện và trong Ban Quản lý Khu công nghiệp

tr.đồng

0

 

 

 

 

 

 

+

Số người

người

 

 

 

 

 

 

 

 

Huấn luyện người làm công tác y tế

tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

+

Số người

người

 

 

 

 

 

 

 

-

Huấn luyện an toàn, vệ sinh viên

tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

+

Số người

người

 

 

 

 

 

 

 

3

Hoạt động phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

tr.đồng

57,728

 

 

 

 

57,728

 

-

Tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về công tác quản lý, các chính sách về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chính sách phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN.

tr.đồng

57,728

 

 

 

 

57,728

 

+

Số người

người

281

 

 

 

 

281

 

4

Tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động

tr.đồng

430,564

77

111,564

86

56

100

 

5

Hỗ trợ quan trắc môi trường lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng lao động

doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

-

Số người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp

người

 

 

 

 

 

 

 

-

Số người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định

người

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

tr.đồng

790,797

95,105

207,204

152,360

178,4

157,728

 

 

PHỤ LỤC 2

DỰ KIẾN NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Chương trình số 807/CTr-UBND ngày 22 tháng 2 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)

STT

Nội dung hoạt động

ĐVT

Tổng kinh phí

Kinh phí chia theo từng năm

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

Hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

 

 

 

 

 

 

 

1

Kinh phí thực hiện, trong đó:

tr.đồng

1.000

200

200

200

200

200

1.1

Ngân sách Trung ương

tr.đồng

1.000

200

200

200

200

200

1.2

Ngân sách địa phương

tr.đồng

0

0

0

0

0

0

II

Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tư vấn nâng cao nhận thức, kỹ năng và sự tuân thủ pháp luật an toàn, vệ sinh lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

 

 

 

 

 

 

 

1

Kinh phí thực hiện, trong đó:

tr.đồng

2.500

500

500

500

500

500

1.1

Ngân sách Trung ương

tr.đồng

1.000

200

200

200

200

200

1.2

Ngân sách địa phương

tr.đồng

500

100

100

100

100

100

1.3

Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

tr.đồng

1.000

200

200

200

200

200

III

Hoạt động của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tỉnh

tr.đồng

100

20

20

20

20

20

1

Kinh phí thực hiện (Ngân sách địa phương)

tr.đồng

100

20

20

20

20

20

IV

Tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động hằng năm

tr.đồng

800

160

160

160

160

160

1

Kinh phí thực hiện (ngân sách địa phương)

tr.đồng

800

160

160

160

160

160

 

Tổng cộng: I+II+III+IV

tr.đồng

4.400

880

880

880

880

880

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

-

Ngân sách Trung ương

tr.đồng

2.000

400

400

400

400

400

-

Ngân sách địa phương

tr.đồng

1.400

280

280

280

280

280

-

Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

tr.đồng

1.000

200

200

200

200

200

 

UBND TỈNH ĐẮK NÔNG
SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 230/TTr-SLĐTBXH

Đắk Nông, ngày 28 tháng 01 năm 2021

 

TỜ TRÌNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH ĐẮK NÔNG, GIAI ĐOẠN 2021-2025

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông.

Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019; Điều 84 Luật An Toàn, vệ sinh lao động; Điểm b Khoản 2 Điều 42 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật An Toàn, vệ sinh lao động; Công văn số 1136/LĐTBXH-ATLĐ ngày 31/3/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về việc xây dựng Chương trình An toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kính trình Ủy ban nhân dân tỉnh Dự thảo Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình) nội dung như sau:

1. Sự cần thiết và căn cứ xây dựng ban hành Chương trình

1.1. Lý do xây dựng Chương trình

1.1.1. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường lao động

Trong nhiều năm qua, Công tác An toàn, vệ sinh lao động đã được các sở, ban, ngành, địa phương, các cơ sở sản xuất kinh doanh coi trọng và trở thành một trong những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm. Nhiều biện pháp, sáng kiến trong việc cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động được thực hiện, góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động. Tuy nhiên, số người bị tai nạn lao động (TNLĐ) và mắc bệnh nghề nghiệp (BNN) vẫn có xu hướng gia tăng. Trong đó, nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng, cướp đi mạng sống của nhiều người.

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường lao động không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người lao động, mà còn để lại nỗi đau cho thân nhân những người chết và làm ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý của người bị thương, khó được chữa lành. Bên cạnh đó, TNLĐ, BNN còn gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.

Đây là một thách thức với nhiệm vụ trong công tác ATVSLĐ khi thực hiện mục tiêu phát triển bền vững theo Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04/6/2019 của thủ tướng Chính phủ (về Lộ trình thực hiện các mục tiêu quy định tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì phát triển bền vững).

Bảng - Mục tiêu đến năm 2030

Mục tiêu

2020

2025

2030

- Giảm tần suất tai nạn lao động hàng năm

5%

5%

5%

- Giảm tần suất tai nạn lao động chết người hàng năm

5%

5%

4,5%

(Nguồn: Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017)

1.1.2. Yêu cầu quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động hiện nay

Xét trên góc độ phát triển, giai đoạn 2021-2025, công tác quản lý ATVSLĐ phải đối mặt với những nguy cơ và thách thức chính sau;

Theo Luật ATVSLĐ, đối tượng quản lý công tác ATVSLĐ đã mở rộng sang cả khu vực người làm việc không có quan hệ lao động, với tất cả lực lượng lao động. Trong khi lực lượng làm công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ nhìn chung rất khó tăng số lượng, cần phải thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, công chức đang làm việc trong lĩnh vực ATVSLĐ vẫn đang triển khai theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017;

Các hoạt động cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực ATVSLĐ khá đa dạng, trong khi đó cơ chế quản lý đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp hiện nay đang chuyển đổi rất đa dạng, chưa ổn định, đặc biệt quá trình cổ phần hóa, tư nhân hóa.

Yêu cầu thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động ngày càng cao, bắt nguồn thực tế khách quan khi chuyển sang nền kinh tế thị trường.

Việc đưa vào sử dụng các máy, công nghệ, vật liệu mới ngoài những mặt tích cực là chủ yếu, nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ về ATVSLĐ không thể lường trước do kết cấu, hình thức máy không phù hợp với vóc dáng, sức khỏe của người Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng, khả năng làm chủ công nghệ của người lao động. Bên cạnh đó, sự phát triển của thời đại công nghệ sinh học, công nghệ hóa học, công nghệ thông tin sẽ phát sinh những bệnh nghề nghiệp lạ, mới mang tính chất nguy hiểm hơn nhiều so với thời kỳ lao động thủ công đơn giản.

Cùng với hội nhập kinh tế, các chuẩn mực về an toàn, vệ sinh lao động sẽ được nâng lên. Vấn đề an toàn, vệ sinh lao động, điều kiện lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đang trở thành một trong những hàng rào kỹ thuật trong xuất nhập khẩu hàng hóa.

1.1.3. Duy trì tính bền vững và hiệu quả các Chương trình, kế hoạch về ATVSLĐ giai đoạn trước

Nhận thức của các cấp, các ngành, của người sử dụng lao động về tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ là một trong những yếu tố đã và đang góp phần bảo đảm cho sự phát triển bền vững của công tác ATVSLĐ nói chung và các hoạt động trong Chương trình nói riêng.

Bảo đảm các mục tiêu của Chương trình sẽ được duy trì ổn định. Nhằm tác động đến nhận thức, làm thay đổi ý thức, hành vi, tạo thói quen làm việc bảo đảm ATVSLĐ đến các đối tượng người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng người lao động nói chung; tuân thủ các nguyên tắc vê bảo đảm ATVSLĐ, chăm lo sức khỏe người lao động, cải thiện điều kiện lao động trở thành thói quen, văn hóa an toàn trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thì khi đó sự hiệu quả mới được đảm bảo.

Với những lý do trên và dựa vào kết quả, bài học kinh nghiệm khi triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020, thì việc xây dựng và triển khai Chương trình giai đoạn 2021-2025 là cần thiết, để tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa hiệu quả của Chương trình đã đem lại, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường lao động, ATVSLĐ, sức khỏe của người lao động và sự phát triển của tỉnh.

1.2. Căn cứ xây dựng Chương trình

1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước

- Chỉ thị 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban bí thư về đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Trong đó có nêu “Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống thảm họa, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, an toàn lao động; phòng, chống tai nạn, thương tích, cháy, nổ, bệnh nghề nghiệp”.

1.2.2. Căn cứ pháp lý

- Khoản 2 Điều 35 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn”.

- Điều 133 Bộ luật lao động 2019 quy định. “Chính phủ quyết định Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ; UBND cấp tỉnh xây dựng trình HĐND cùng cấp quyết định Chương trình ATVSLĐ của địa phương và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”.

- Điều 84 của Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 và Điều 44 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.

- Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

- Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 trong đó các chỉ tiêu đến năm 2025: Giảm tần suất tai nạn lao động hàng năm là 5%; Giảm tần suất tai nạn lao động chết người hàng năm là 4,5%; giảm tần suất tai nạn lao động thương tật hàng năm là 4,5%.

- Các công ước của ILO với 12 Công ước liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động mà Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 21 Công ước của ILO. Đặc biệt, là Công ước số 155 về an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường làm việc (1981) và Công ước số 187 về cơ chế tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động (năm 2006) và nhiều Công ước liên quan về công tác ATVSLĐ.

2. Mục đích, quan điểm xây dựng Chương trình

2.1. Mục đích

Tác động đến an sinh xã hội, cải thiện tốt điều kiện và môi trường lao động góp phần vào việc giảm ô nhiễm môi trường sinh thái nói chung, đặc biệt hạn chế trong việc phát tán hơi khí độc, bụi, gây bệnh tật trong cộng đồng. Môi trường làm việc an toàn và vệ sinh lao động giảm tâm lý căng thẳng, lo sợ bị mắc bệnh, bị tai nạn, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, thu nhập và phúc lợi của người lao động nâng cao. Giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp góp phần tiết kiệm hao phí sức lao động xã hội, giảm tỷ lệ đói nghèo, giảm gánh nặng cho xã hội.

Tạo lợi ích về kinh tế khi đảm bảo các mục tiêu về giảm tần suất tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (đồng nghĩa với việc giảm số người bị mắc BNN và TNLĐ) dẫn đến tiết kiệm chi phí trả cho các vụ TNLĐ, BNN và thiệt hại về kinh tế của người sử dụng lao động và người lao động.

Tạo lợi thế cho nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, gia công hàng xuất khẩu quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Qua đó nâng cao uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và Quốc tế.

Đối tượng thụ hưởng của Chương trình là người lao động; người sử dụng lao động; người làm công tác ATVSLĐ, người làm công tác y tế, an toàn - vệ sinh viên trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động; các đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực ATVSLĐ; cá nhân, tổ chức khác có liên quan.

2.2. Quan điểm xây dựng Chương trình

Chương trình ATVSLĐ là văn bản thể hiện mục tiêu ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, quy định các yêu cầu thực hiện tốt các mục tiêu Chương trình, nhằm mục đích ngày càng có nhiều người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh đồng thời thể hiện một xã hội văn minh luôn coi trọng và bảo vệ con người. Giảm bớt những tổn thất về sinh mạng, sức khỏe người lao động, cũng như tổn thất kinh tế trong việc khắc phục hậu quả TNLĐ và BNN, từ đó góp phần tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, tập trung nguồn vốn đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội.

Nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác Bảo hộ lao động, ATVSLĐ về kiến thức, nghiệp vụ công tác. Các cán bộ làm công tác Bảo hộ lao động, ATVSLĐ đáp ứng các yêu cầu quản lý.

3. Quá trình xây dựng Chương trình

- Căn cứ các văn bản tại phần căn cứ xây dựng Chương trình;

- Thực hiện Chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 1136/LĐTBXH-ATLĐ ngày 31/3/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về việc xây dựng Chương trình An toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025;

- Ngày 07/01/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Công văn số 62/SLĐTBXH-LĐVL&GDNN về việc góp ý cho dự thảo Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025 (có bảng tng hợp góp ý đính kèm);

Trên cơ sở tiếp thu các nội dung góp ý của các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan; Sở Lao động - TB&XH đã chỉnh sửa và hoàn thiện Dự thảo "Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025" (có Dự thảo Chương trình kèm theo).

Kính trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định ban hành để triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- GĐ, PGĐ Sở (Đ/c Đoàn);
- Lưu: VT, LĐVL&GDNN (S).

GIÁM ĐỐC




Nguyễn Công Tự

 

BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN GÓP Ý

(Kèm theo Tờ trình số 230/TTr-SLĐTBXH ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Sở Lao động - TB&XH)

Stt

Đơn vị góp ý

Số văn bản

Ngày ban hành

Nội dung góp ý

Giải trình

1

Sở Tài chính

164/STC-QLNS

18/01/2021

- Ý kiến 1: Về kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020: đề nghị cơ quan soạn thảo, cập nhật số liệu đảm bảo chính xác.

- Ý kiến 1: Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020 cơ quan soạn thảo căn cứ trên kết quả thực hiện đã đảm bảo về số liệu.

- Ý kiến 2: Theo dự thảo xây dựng thì nguồn kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm: Ngân sách Trung ương là 3.395 triệu đồng, Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 2.570 triệu đồng, ngân sách tỉnh là 1.500 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho địa phương để thực hiện Chương trình An toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 chưa có quy định cụ thể. Do đó, đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần xác định cụ thể căn cứ hỗ trợ nguồn vốn từ Trung ương, thuyết minh cơ sở lập dự toán kinh phí cho các nội dung của Chương trình, làm cơ sở để báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt thực hiện.

- Ý kiến 2: Hiện nay cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho địa phương để thực hiện Chương trình An toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 chưa có quy định cụ thể (Bộ LĐTBXH đang hoàn thiện Dự thảo Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021 - 2025 trình Chính phủ). Do đó, trên cơ sở Kế hoạch phân bổ và thực hiện nguồn kinh phí trung ương giai đoạn 2016-2020 Sở đã căn cứ cụ thể các nội dung thực hiện để dự toán kinh phí Trung ương hỗ trợ, thường thì hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 Trung ương phân bổ kinh phí cho tỉnh khoảng 1 tỷ để thực hiện nhưng không thực hiện hết. Vì vậy Sở chỉ tham mưu dự kiến kinh phí trung ương phân bổ hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 là 600 triệu/năm

- Ý kiến 3: Về kinh phí thực hiện: Đề nghị bổ sung nguồn kinh phí đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức tham gia (nếu có).

- Tiếp thu

- Ý kiến 4: Tại khoản 3 Mục IV của dự thảo về trách nhiệm của Sở Tài chính đề nghị sửa lại như sau: “Hằng năm, căn cứ khả năng ngân sách, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện các hoạt động của Chương trình theo quy định”. Tiếp thu ý kiến.

- Tiếp thu

2

Sở Giáo dục và Đào tạo

07/SGDĐT-TCCBTC

13/01/2021

Thống nhất với nội dung của bản Dự thảo

 

3

Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm

05/ATTP

12/01/2021

Thống nhất với nội dung của bản Dự thảo

 

4

Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch

73/SVHTTDL-VP

19/01/2021

Thống nhất với nội dung của bản Dự thảo

 

5

Ban dân tộc

39/BDT-VP

15/01/2021

Thống nhất với nội dung của bản Dự thảo

 

6

UBND huyện KRông Nô

81/UBND-LĐTBXH

14/01/2021

Thống nhất với nội dung của bản Dự thảo

 

7

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

101/SNN-TCCB

14/01/2021

- Ý kiến 1

- Ý kiến 2

Tiếp thu và chỉnh sửa

8

Sở Tài Nguyên và Môi trường

107/STNMT-VP

15/01/2021

Thống nhất với nội dung của bản Dự thảo

 

9

Sở Kế hoạch và Đầu tư

112/SKH-QLN

19/01/2021

Thống nhất với nội dung của bản Dự thảo

 

10

UBND huyện Đắk Song

198/UBND-LĐTBXH

14/01/2021

Thống nhất với nội dung của bản Dự thảo

 

11

BCH Hội Nông dân Tỉnh Đắk Nông

840-CV/HNDT

14/01/2021

Thống nhất với nội dung của bản Dự thảo

 

12

Sở Thông tin và Truyền thông

40/STTTT-VP

13/01/2021

Thống nhất với nội dung của bản Dự thảo

 

13

Sở Xây dựng

78/SXD-CCGĐ

15/01/2021

Thống nhất với nội dung của bản Dự thảo

 

14

Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế

26/KSBT-SKMT,TH &BNN

13/01/2021

- Các ý kiến

- Tiếp thu và chỉnh sửa

15

Đài phát thanh và Truyền hình

10/PTTH-TCHC

12/01/2021

Thống nhất với nội dung của bản Dự thảo

 

16

Sở Công thương

57/SCT-QLCN

13/01/2021

- Ý thứ 1: Tại phần II, Mục I.

- Ý thứ 2: Sửa Phần VII. Mục 7.

- Ý thứ 3: Tại phụ lục 1: Biểu thống kê tình hình thực hiện các hoạt động CT ATVSLĐ, giai đoạn 2016-2020, rà soát các số liệu về nhiệm vụ cho phù hợp

- Tiếp thu chỉnh sửa

- Tiếp thu chỉnh sửa

- Giải trình Ý thứ 3 như sau: Trong giai đoạn 2016-2020 từ nguồn kinh phí Trung ương mới chỉ tổ chức tập huấn định hướng cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với số tiền thực hiện là 122,4 triệu đồng. Về phần hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện áp dụng hệ thống ATVSLĐ không có doanh nghiệp nào được hỗ trợ, do không đảm bảo điều kiện.

17

Bệnh viện đa khoa tỉnh, Sở Y tế

18/BVT-KHTH& VTTBYT

13/01/2021

Thống nhất với nội dung của bản Dự thảo

 

18

Sở Khoa học và Công nghệ

31/SKHCN-TĐC

13/01/2021

Thống nhất với nội dung của bản Dự thảo

 

19

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh

24/BQLKCN-NVTH

11/1/2021

Thống nhất với nội dung của bản Dự thảo

 

20

Liên Minh Hợp tác xã

21/LMHTX

14/01/2021

- Ý kiến 1: Mục thứ tự nội dung ở trang 6 và 7 (từ 2.3 đến 2.6).

- Ý kiến 2: Phần một số giải pháp khắc phục hạn chế ở trang 9, đề nghị bỏ và nên đưa vào phần giải pháp ở giai đoạn 2021-2025 cho phù hợp.

- Tiếp thu chỉnh sửa

- Ý kiến 2: Đơn vị chủ trì soạn thảo không tiếp thu vì: Theo đề cương hướng dẫn của Bộ LĐTBXH có phần một số giải pháp khắc phục hạn chế ở Phần thứ nhất.

21

UBND huyện Tuy Đức

73/UBND-LĐ

13/01/2021

Thống nhất với nội dung Dự thảo

 

22

Liên Đoàn Lao động tỉnh Đắk Nông

793/CV-LĐLĐ

18/01/2021

Thống nhất với nội dung của bản Dự thảo

 

23

UBND huyện Đắk Glong

149/UBND-LĐTBXH

18/01/2021

Thống nhất với nội dung Dự thảo

 

24

UBND  huyện Đắk R'lấp

47/UBND-VX

18/01/2021

Thống nhất với nội dung Dự thảo

 

25

Sở Tư pháp

45/STP-VP

13/01/2020

- Chỉnh sửa, bổ sung các nội dung theo nội dung góp ý về rà soát, trình bày văn bản theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/2/2020 của Chính phủ về công tác văn thư (căn lề, thể thức, văn bản...). Đồng thời rà soát, sửa lỗi chính tả, các cụm từ không rõ nghĩa trong toàn văn bản.

- Cơ quan soạn thảo cần theo dõi xem Bộ chủ quản đã ban hành chương trình chính thức chưa? Thuyết minh, giải trình cụ thể về cơ sở pháp lý và nguồn kinh phí thực hiện Chương trình của địa phương để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Tiếp thu

- Hiện nay Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021 -2025 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, xây dựng dự thảo đang lấy ý kiến, tổng hợp hoàn thiện trình Chính phủ ban hành.

- Nguồn kinh phí địa phương: Đã có ý kiến của Sở Tài chính và Sở đã giải trình.

26

UBND Thành phố Gia Nghĩa

168/UBND-LĐTBXH

21/01/2021

Thống nhất với nội dung Dự thảo

 

27

Công An tỉnh Đắk Nông

84/CAT-PV01

16/01/2021

Thống nhất với nội dung Dự thảo

 

28

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Nông

155/BC-BCH

19/01/2021

Thống nhất với nội dung Dự thảo