Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1136/LĐTBXH-ATLĐ
V/v xây dựng Chương trình an toàn,vệ sinh lao đng giai đoạn 2021-2025

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2020

 

Kính gửi: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Điều 133 Bộ luật Lao động năm 2019; Điều 84 Luật An toàn, vệ sinh lao động; điểm b khoản 2 Điều 42 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động tham mưu xây dựng, trình Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh Chương trình an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 (tham khảo nội dung hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo công văn này).

Đề nghị các đồng chí Giám đốc khẩn trương xây dựng Chương trình, kịp thời đề xuất dự toán kinh phí năm 2021 nhằm bảo đảm hiệu quả triển khai Chương trình tại địa phương trong các năm tiếp theo./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu
: VT, ATLĐ.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo công văn s
ố 1136/LĐTBXH-ATLĐ ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

Phần thứ 1 - Đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động tham gia Chương trình tại địa phương giai đoạn 2016 - 2020

1. Công tác quản lý điều hành

- Bộ máy và văn bản chỉ đạo điều hành (nếu có): nêu mô hình tổ chức triển khai hoạt động tham gia của cơ quan, đánh giá mô hình này (bao gồm cả cơ quan chủ trì hoạt động, các cơ quan tham gia); các cơ chế, chính sách được ban hành (nếu có), đánh giá các văn bản này.

- Công tác truyền thông, thông tin về hoạt động (nếu có): Các hoạt động truyền thông để các tổ chức, doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động biết và tham gia hưởng ứng các hoạt động của Chương trình; việc nâng cao nhận thức, ý thức của người sử dụng lao động, người, lao động khi tham gia Chương trình; đào tạo mạng lưới truyền thông các hoạt động Chương trình...

- Kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động triển khai: Giải pháp theo dõi, triển khai đang áp dụng; kết quả thực hiện kiến nghị của kim toán, việc thực hiện công văn hướng dẫn của cơ quan chủ trì Chương trình.

- Công tác huy động nguồn lực:

+ Các nguồn lực huy động sử dụng trong hoạt động: Nguồn ngân sách từ Dự án 3 - Tăng cường an toàn, vệ sinh lao động thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp-Việc làm và an toàn lao động (sau đây gọi tắt là Dự án 3); từ ngân sách thường xuyên trong hoạt động của địa phương; Kinh phí huy động từ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; nguồn tài trợ và các nguồn khác;

+ Đánh giá việc quản lý và sử dụng nguồn lực (bao gồm thủ tục thanh quyết toán, tỷ lệ giải ngân, nguyên nhân không sử dụng vốn,...)

2. Kết quả triển khai

a) Kết quả triển khai các hoạt động hoặc nhóm hoạt động tham gia: Đánh giá theo các nhóm nội dung; cung cấp thông tin vào các bảng có liên quan.

b) Đánh giá mức độ tham gia và hoàn thành các mục tiêu: Đánh giá các mục tiêu theo nhiệm vụ quản lý; cung cấp thông tin vào các bảng có liên quan

3. Đánh giá chung kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

a) Kết quả đạt được:

+ Hiệu quả đối với sự phát triển kinh tế- xã hội (Hiệu quả kinh tế - xã hội; đóng góp thực hiện mục tiêu của ngành, lĩnh vực; tác động tới đối tượng thụ hưởng, tính bền vững của hoạt động triển khai);

+ Hiệu quả quản lý, chỉ đạo của địa phương (việc hưởng ứng ca các tổ chức, doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động qua kết quả việc bố trí kinh phí, thời gian tham gia; ý thức, nhận thức về công tác ATVSLĐ thông qua kết quả báo cáo ATVSLĐ, đo kiểm môi trường lao động, thực hiện chính sách bảo hộ lao động, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế; kết quả cải thiện sức khỏe người lao đng…);

+ Tự nhận xét về kết quả nổi bật nhất của hoạt động (huy động nguồn lực; thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ;...)

b) Những hạn chế, nguyên nhân

c) Bài học kinh nghiệm

d) Giải pháp khắc phục hạn chế, phát huy những kết quả đạt được (bao gồm cả đề xuất các hoạt động tham gia tiếp 2021 - 2025).

Phần th2 - Đề xuất Chương trình giai đoạn 2021- 2025

1. Lý do/căn cứ đề xuất

- Căn cứ pháp lý, quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của địa phương tại Điều 133 của Bộ luật lao động, Điều 42 của Nghị định 39/2016/NĐ-CP...

- Tình hình thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động và kết quả triển khai Chương trình tại địa phương giai đoạn 2016 - 2020;

- Thực tế quản lý; mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có liên quan trc tiếp đến việc đang tham gia trong lĩnh vực ATVSLĐ... hoặc chỉ là duy trì sự bền vững kết quả giai đoạn trước.

2. Số lưng và tên các hoạt động thành phần

- Yêu cầu: Các hoạt động trong Chương trình cần phân công rõ trách nhiệm của đơn vị thực hiện; các hoạt động phải có sự liên thông, kết quả của hoạt động trước phải là cơ sở để triển khai các hoạt động tiếp theo (tham khảo các nội dung đã triển khai giai đoạn 2016 2020).

- Đối với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia vào Chương trình thì phải có các nội dung về cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tiến ti cam kết thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động phù hợp với đặc điểm hoạt động, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cơ sở.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ:

- Yêu cầu: chọn mục tiêu phù hp với địa phương (mục tiêu phải định lượng và kiểm soát được; phù hợp và gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế hi của địa phương).

4. Nguồn lực và phạm vi

- Đề xuất hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương, kế hoạch btrí từ ngân sách thường xuyên của địa phương, huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, quốc tế…). Dự toán kinh phí các hoạt động, tính toán nguồn lực từ ngân sách phải căn cứ vào nội dung chi và mức chi được hướng dẫn theo quy định hiện hành.

- Phạm vi, đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động: Là một hoặc một nhóm các đi tượng, trong đó chỉ rõ các đối tượng ưu tiên.

5. Dự kiến cơ chế quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện hoạt động tại địa phương (cơ quan đu mi; các đơn vị tham gia ...)

6. Giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực gồm cả tài chính, nhân sự

7. Đề xuất khác (nếu có).